Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tracnghiem LuatTTHSVietNam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.01 KB, 49 trang )

Trắc nghiệm Luật Tố tụng Hình sự
Câu hỏi 1

Người chứng kiến là:
a. Người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động

tố tụng theo quy định của BLTTHS.
b. Người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người

tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.
c. Người có kiến thức chun mơn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
d. Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm

quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Đáp án đúng là: Người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt
động tố tụng theo quy định của BLTTHS.
Vì: khoản 1 Điều 67 BLTTHS quy định người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS.
Câu hỏi 2

Cá nhân bị thiệt hại trực tiếp về tài sản do tội phạm gây ra là:
a. Nguyên đơn dân sự.

b. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

c. Bị hại.

Đáp án đúng là: Bị hại.
Vì: theo khoản 1 Điều 62 BLTTHS, cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra là bị hại.


Câu hỏi 2b

A phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của cơ quan X. Tư cách tố tụng của cơ quan X trong vụ án là:
a. Bị đơn dân sự.

b. Nguyên đơn dân sự.

1


c. Bị hại.

d. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Đáp án đúng là: Bị hại.
Vì: khoản 1 Điều 62 BLTTHS quy định bị hại có thể là cơ quan bị thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra.
Câu hỏi 3

Viện kiểm sát thực hành quyền:
a. Điều tra.

b. Công tố.

c. Xét xử.

Đáp án đúng là: Cơng tố.
Vì: theo Điều 20 BLTTHS, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố.
Câu hỏi 3b

Trong số những người tiến hành tố tụng, người có quyền đề nghị thay đổi Thư ký Toà án là:

a. Điều tra viên.

b. Hội thẩm.

c. Kiểm sát viên.

d. Thẩm phán.

Đáp án đúng là: Kiểm sát viên.
Vì: khoản 1 Điều 50 BLTTHS quy định người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
là kiểm sát viên.
Câu hỏi 4

A là Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an huyện X tỉnh Y. Nếu A thuộc trường hợp bị thay đổi do pháp
luật quy định thì việc điều tra vụ án:
a. Do Cơ quan điều tra Công an huyện X tiếp tục tiến hành.

2


b. Do Cơ quan điều tra Công an tỉnh Y tiến hành.

c. Do Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành.

d. Do cơ quan điều tra Bộ Công an tiến hành.

Đáp án đúng là: Do Cơ quan điều tra Cơng an tỉnh Y tiến hành.
Vì: khoản 2 Điều 51 BLTTHS quy định Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc trường hợp phải thay đổi thì việc
điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
Câu hỏi 5


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan thuộc về:
a. Nhà nước.

b. Chánh án Toà án đã làm oan.

c. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã làm oan.

d. Viện trưởng Viện kiểm sát đã làm oan.

Đáp án đúng là: Nhà nước.
Vì: theo khoản 1 Điều 31 BLTTHS, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền
lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án oan.
Câu hỏi 6

A lái xe ô tô thuê cho B, hưởng lương theo tháng. Trong khi thực hiện công việc B giao, A đã phạm tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ làm C chết. Tư cách tố tụng của B trong vụ án hình
sự là:
a. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

b. Bị đơn dân sự.

c. Nguyên đơn dân sự.

d. Bị hại.

Đáp án đúng là: Bị đơn dân sự

3



Vì: khoản 1 Điều 64 BLTTHS quy định bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi phạm tội của người làm công gây ra theo quy định của pháp luật. B có thể u cầu A bồi hồn.
Câu hỏi 6b

Bị đơn dân sự là:
a. Người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố.

b. Người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.

c. Người hoặc pháp nhân đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.

d. Cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Đáp án đúng là: Cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Vì: khoản 1 Điều 64 BLTTHS quy định: Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Câu hỏi 7

Kiểm sát viên
a. Phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đã tiến hành tố tụng trong vụ án với tư cách

Điều tra viên
b. Khơng có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng

c. Nếu bị thay đổi tại phiên tồ thì do Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định

Đáp án đúng là: Phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đã tiến hành tố tụng trong vụ án với tư

cách Điều tra viên
Vì: điểm b khoản 1 Điều 52 BLTTHS quy định Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu
đã tiến hành tố tụng trong vụ án với tư cách Điều tra viên
Câu hỏi 8

Cán bộ điều tra của Bộ đội biên phịng là:
a. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

b. Điều tra viên.

4


c. Người tiến hành tố tụng.

Đáp án đúng là: Là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Vì: theo điểm h khoản 2 Điều 35 BLTTHS, cán bộ điều tra của Bộ đội biên phòng là người được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra; và theo điểm b khoản 1 Điều 4 BLTTHS, người được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Câu hỏi 9

Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự:
a. Khơng chi phối hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng.

b. Chi phối một số hoạt động tố tụng hình sự.

c. Chi phối tất cả hoạt động tố tụng hình sự.

Đáp án đúng là: Chi phối tất cả hoạt động tố tụng hình sự
Vì: Điều 7 BLTTHS quy định mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của BLTTHS.

Câu hỏi 10

Hội thẩm tham gia xét xử:
a. Phúc thẩm.

b. Sơ thẩm theo thủ tục chung.

c. Giám đốc thẩm

d. Sơ thẩm theo thủ tục rút gọn.

Đáp án đúng là: Sơ thẩm theo thủ tục chung.
Vì: theo Điều 22 BLTTHS, việc xét xử sơ thẩm của Tồ án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo
thủ tục rút gọn.
Câu hỏi 11

A là Thẩm phán đồng thời là Chánh án Toà án nhân dân huyện X tỉnh Y. Tại phiên toà sơ thẩm, A thuộc
trường hợp phải thay đổi. Thẩm quyền quyết định thay đổi A thuộc về:
a. Hội đồng xét xử sơ thẩm Toà án nhân dân huyện X.

5


b. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

c. Chánh án Toà án nhân dân cấp cao.

d. Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Y.

Đáp án đúng là: Hội đồng xét xử sơ thẩm Toà án nhân dân huyện X.

Vì: khoản 2 Điều 53 BLTTHS quy định tại phiên toà, việc thay đổi Thẩm phán thuộc về Hội đồng xét xử.
Câu hỏi 12

Thẩm phán:
a. Phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi nếu đã tham gia xét xử giám đốc thẩm.

b. Nếu đồng thời là Chánh án và bị thay đổi tại phiên tồ thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.

c. Nếu đồng thời là Chánh án và bị thay đổi tại phiên tồ thì do Hội đồng xét xử quyết định.

Đáp án đúng là: Hội đồng xét xử
Vì: khoản 2 Điều 53 BLTTHS quy định tại phiên toà, thẩm quyền quyết định thuộc về Hội đồng xét xử
Câu hỏi 13

Điều tra viên là:
a. Người tham gia tố tụng.

b. Người kết tội.

c. Người tiến hành tố tụng.

Đáp án đúng là: Người tiến hành tố tụng.
Vì: theo điểm a khoản 2 Điều 34 BLTTHS, Điều tra viên là một trong số những người tiến hành tố tụng.
Câu hỏi 14

Người làm chứng là:
a. Người có kiến thức chun mơn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người

tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.


6


b. Người có kiến thức chun mơn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
c. Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có

thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
d. Người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng

theo quy định của BLTTHS.
Đáp án đúng là: Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Vì: khoản 1 Điều 66 BLTTHS quy định: người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến
nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Câu hỏi 15

Thời điểm người bào chữa được sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án là:
a. Trong giai đoạn điều tra.

b. Khi kết thúc việc hỏi cung.

c. Sau khi kết thúc điều tra.

d. Trong giai đoạn khởi tố.

Đáp án đúng là: Sau khi kết thúc điều tra.
Vì: khoản 1 Điều 82 BLTTHS quy định sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu
trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố

trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Câu hỏi 15b

Thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các
tội xâm phạm an ninh quốc gia là từ khi:
a. Khởi tố bị can.

b. Kết thúc điều tra.

c. Có quyết định tạm giữ.

7


d. Người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt

động điều tra.
Đáp án đúng là: Kết thúc điều tra.
Vì: Điều 74 BLTTHS quy định trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì
Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều
tra.
Câu hỏi 15c

Người bào chữa tham gia tố tụng để bào chữa cho:
a. Bị hại.

b. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

c. Đương sự.


d. Người bị buộc tội.

Đáp án đúng là: Người bị buộc tội.
Vì: khoản 1 Điều 72 BLTTHS quy định người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa.
Câu hỏi 16

Bị cáo:
a. Khơng có quyền tự bào chữa.

b. Là người có tội.

c. Khơng có quyền kháng cáo.

d. Là người hoặc pháp nhân bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.

Đáp án đúng là: người hoặc pháp nhân bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.
Câu hỏi 17

Người bị tạm giữ:
a. Có thể là người đã bị khởi tố về hình sự.

8


b. Khơng có quyền đề nghị thay đổi Điều tra viên

c. Khơng có quyền bào chữa.

Đáp án đúng là: Có thể là người đã bị khởi tố về hình sự
Vì: khoản 1 Điều 59 BLTTHS quy định người bị tạm giữ có thể là người bị bắt theo quyết định truy nã, trong

trường hợp này họ đã bị khởi tố về hình sự
Câu hỏi 18

Bị can:
a. Khơng có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

b. Là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.

c. Khơng có quyền bào chữa.

Đáp án đúng là: người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.
Vì: khoản 1 Điều 60 BLTTHS quy định bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.
Câu hỏi 19

Vật chứng:
a. Trong mọi trường hợp đều phải được đưa vào hồ sơ vụ án.

b. Được bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự trong giai đoạn điều tra.

c. Là một loại nguồn chứng cứ.

Đáp án đúng là: Là một loại nguồn chứng cứ.
Vì: khoản 1 Điều 87 BLTTHS quy định chứng cứ được thu thập, xác định từ nguồn vật chứng.
Câu hỏi 19

Vật chứng là tiền được bảo quản tại:
a. Kho bạc Nhà nước.

b. Cơ quan điều tra.


9


c. Cơ quan thi hành án dân sự.

Đáp án đúng là: Kho bạc Nhà nước.
Vì: điểm b khoản 1 Điều 90 BLTTHS quy định vật chứng là tiền phải được giám định ngay sau khi thu thập và
phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước.
Câu hỏi 20

Người chứng kiến trình bày:
a. Những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.

b. Những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.

c. Những gì mà họ biết về vụ án.

Đáp án đúng là: Những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.
Vì: khoản 1 Điều 67 BLTTHS quy định người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS; Điều 97 BLTTHS quy
định người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.
Câu hỏi 21

Chứng cứ:
a. Chỉ có thuộc tính duy nhất là tính liên quan.

b. Chỉ có thuộc tính duy nhất là tính khách quan.

c. Có thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp.


d. Chỉ có thuộc tính duy nhất là tính liên quan.

Đáp án đúng là: Có thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp.
Vì: Điều 86 BLTTHS quy định: “Chứng cứ là những gì có thật” (tính khách quan), “được thu thập theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định” (tính hợp pháp), “được dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi
phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án” (tính
liên quan).
Câu hỏi 21b

Có thể dùng làm chứng cứ:
a. Những tình tiết do người làm chứng trình bày mặc dù họ khơng thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

10


b. Những tình tiết do bị hại trình bày mặc dù họ khơng thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

c. Nếu lời nhận tội của bị can, bị cáo phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.

Đáp án đúng là: Nếu lời nhận tội của bị can, bị cáo phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Vì: khoản 2 Điều 98 BLTTHS quy định lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù
hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Câu hỏi 22

Chủ thể chịu trách nhiệm về kết luận định giá tài sản là:
a. Viện kiểm sát đã yêu cầu định giá tài sản.

b. Hội đồng định giá tài sản.

c. Tòa án đã yêu cầu định giá tài sản.


d. Cơ quan điều tra đã yêu cầu định giá tài sản.

Đáp án đúng là: Hội đồng định giá tài sản.
Vì: khoản 1 Điều 101 BLTTHS quy định Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và phải chịu trách
nhiệm về kết luận đó.
Câu hỏi 23

Nguồn nào khơng phải là nguồn chứng cứ?
a. Kết luận giám định.

b. Vật chứng.

c. Biên bản trong hoạt động điều tra.

d. Đơn tố giác nặc danh.

Đáp án đúng là: Đơn tố giác nặc danh.
Vì: theo quy định tại Điều 87 BLTTHS vật chứng, kết luận giám định, biên bản trong hoạt động điều tra là
nguồn chứng cứ; đơn tố giác nặc danh chỉ là tài liệu tham khảo.
Câu hỏi 24

Kết luận giám định:

11


a. Là kết luận pháp lý về vụ án.

b. Là kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.


c. Là kết luận có giá trị pháp lý trong mọi trường hợp.

Đáp án đúng là: Là kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
Vì: khoản 1 Điều 100 BLTTHS quy định Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám
định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
Câu hỏi 25

Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì trách nhiệm bảo quản
trong giai đoạn xét xử thuộc về:
a. Cơ quan thi hành án dân sự.

b. Tòa án.

c. Cơ quan điều tra.

Đáp án đúng là: Cơ quan thi hành án dân sự.
Vì: điểm đ khoản 1 Điều 90 BLTTHS quy định vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để
bảo quản thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử.
Câu hỏi 26

Vật chứng là chất phóng xạ phải được bảo quản tại:
a. Cơ quan điều tra.

b. Cơ quan chuyên trách.

c. Kho bạc Nhà nước.

Đáp án đúng là: Cơ quan chuyên trách.
Vì: điểm b khoản 1 Điều 90 BLTTHS quy định vật chứng là chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi

thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại cơ quan chuyên trách.
Câu hỏi 27

A phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Cơ quan điều tra tạm giữ được ma túy làm vật chứng. Cách
xử lý vật chứng này là:

12


a. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

b. Giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

c. Bán và chuyển tiền đến Kho bạc Nhà nước để quản lý.

d. Tiêu hủy.

Đáp án đúng là: Tiêu hủy.
Vì: điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS quy định vật chứng là vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tiêu hủy.
Câu hỏi 28

Việc xử lý vật chứng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:
a. Do Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt điều tra quyết định.

b. Do Hội đồng xét xử quyết định.

c. Do Viện kiểm sát quyết định.

d. Do Chánh án Tòa án quyết định.


Đáp án đúng là: Do Chánh án Tòa án quyết định.
Vì: khoản 1 Điều 106 BLTTHS quy định việc xử lý vật chứng do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được
đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Câu hỏi 28b

Việc xử lý vật chứng tại phiên tòa:
a. Do Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt điều tra quyết định.

b. Do Viện kiểm sát quyết định.

c. Do Hội đồng xét xử quyết định.

d. Do Chánh án Tòa án quyết định.

Đáp án đúng là: Do Hội đồng xét xử quyết định.

13


Vì: khoản 1 Điều 106 BLTTHS quy định việc xử lý vật chứng do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa
ra xét xử.
Câu hỏi 29

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng:
a. Phải chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng.

b. Khơng phải chứng minh những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

c. Khơng phải chứng minh những tình tiết liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự.


Đáp án đúng là: Phải chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng.
Vì: khoản 1 Điều 85 BLTTHS quy định: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng phải chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng.
Câu hỏi 30

Thẩm quyền thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự:
a. Chỉ thuộc về Viện kiểm sát.

b. Thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

c. Chỉ thuộc về Cơ quan điều tra.

Đáp án đúng là: thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Vì: khoản 1 Điều 88 BLTTHS quy định để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có
quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của BLTTHS.
Câu hỏi 31

A tham ô 100 triệu đồng của cơ quan nhà nước X. Cơ quan điều tra tạm giữ số tiền này làm vật chứng.
Cách xử lý vật chứng này là:
a. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước, đồng thời buộc A bồi thường cho cơ quan X.

b. Tiêu hủy.

c. Trả lại cho cơ quan X.

d. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

14



Đáp án đúng là: Trả lại cho cơ quan X.
Vì: điểm b khoản 3 Điều 106 BLTTHS quy định trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu nếu xét thấy không ảnh
hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.
Câu hỏi 32

Chủ thể chịu trách nhiệm về kết luận giám định là:
a. Viện kiểm sát đã trưng cầu giám định.

b. Tòa án đã trưng cầu giám định.

c. Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định.

d. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kết luận giám định.

Đáp án đúng là: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kết luận giám định.
Vì: khoản 2 Điều 100 BLTTHS quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu
giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.
Câu hỏi 33

Việc xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra:
a. Do Chánh án Tòa án quyết định.

b. Do Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt điều tra quyết định.

c. Do Hội đồng xét xử quyết định.

d. Do Viện kiểm sát quyết định.

Đáp án đúng là: Do Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt điều tra quyết
định.

Vì: khoản 1 Điều 106 BLTTHS quy định việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra.
Câu hỏi 34

Việc xử lý vật chứng trong giai đoạn truy tố:
a. Do Viện kiểm sát quyết định.

b. Do Hội đồng xét xử quyết định.

15


c. Do Chánh án Tòa án quyết định.

d. Do Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt điều tra quyết định.

Đáp án đúng là: Do Viện kiểm sát quyết định.
Vì: khoản 1 Điều 106 BLTTHS quy định việc xử lý vật chứng do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình
chỉ ở giai đoạn truy tố.
Câu hỏi 35

A mượn xe máy của B. A sử dụng xe máy đó làm phương tiện phạm tội và bị Cơ quan điều tra tạm giữ.
B khơng có lỗi trong việc A sử dụng xe máy đó làm phương tiện phạm tội. Cách xử lý xe máy này là:
a. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

b. Tiêu hủy.

c. Bán và chuyển tiền đến Kho bạc Nhà nước để quản lý.

d. Trả lại cho B.


Đáp án đúng là: trả lại cho B.
Vì: điểm b khoản 3 Điều 106 BLTTHS quy định trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu nếu xét thấy không ảnh
hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.
Câu hỏi 36

Thẩm quyền đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự:
a. Chỉ thuộc về Thẩm phán.

b. Chỉ thuộc về Kiểm sát viên.

c. Thuộc về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

d. Chỉ thuộc về Điều tra viên.

Đáp án đúng là: Thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Vì: khoản 2 Điều 108 BLTTHS quy định người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình phải đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.
Câu hỏi 37

Biện pháp nào trong các biện pháp sau là biện pháp ngăn chặn?

16


a. Dẫn giải.

b. Áp giải.

c. Bắt người.


Đáp án đúng là: Bắt người.
Vì: Điều 109 BLTTHS quy định bắt người là biện pháp ngăn chặn; Điều 126 BLTTHS quy định áp giải, dẫn giải
là biện pháp cưỡng chế khác.
Câu hỏi 38

Việc gia hạn tạm giữ:
a. Không cần Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn.

b. Chỉ được thực hiện một lần.

c. Phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn.

Đáp án đúng là: Phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn.
Vì: khoản 2 Điều 118 BLTTHS quy định mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp
hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn.
Câu hỏi 39

Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành đối với:
a. Quyết định bảo lĩnh của Hội đồng xét xử.

b. Quyết định bảo lĩnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

c. Quyết định bảo lĩnh của Chánh án, Phó Chánh án Tịa án.

d. Quyết định bảo lĩnh của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Đáp án đúng là: Quyết định bảo lĩnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Vì: khoản 4 Điều 121 dẫn chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS quy định quyết định bảo lĩnh của Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Câu hỏi 40

Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành đối với:

17


a. Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Chánh án, Phó Chánh án Tịa án.

b. Lệnh bắt bị can để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

c. Quyết định bắt bị cáo để tạm giam của Hội đồng xét xử.

Đáp án đúng là: Lệnh bắt bị can để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Vì: điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS quy định lệnh bắt bị can để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Câu hỏi 40b

Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành đối với:
a. Quyết định tạm giam bị cáo của Hội đồng xét xử.

b. Lệnh tạm giam bị can, bị cáo của Chánh án, Phó Chánh án Tịa án.

c. Lệnh tạm giam bị can của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

Đáp án đúng là: Lệnh tạm giam bị can của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Vì: khoản 5 Điều 119 dẫn chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS quy định lệnh tạm giam bị can của Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Câu hỏi 41


Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành đối với:
a. Quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án.

b. Quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

c. Quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm của Hội đồng xét xử.

d. Quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

Đáp án đúng là: Quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Vì: khoản 3 Điều 122 dẫn chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS quy định quyết định về việc đặt tiền để
bảo đảm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn
trước khi thi hành.
Câu hỏi 42

Người dân khi bắt người phạm tội quả tang có quyền:

18


a. Giải ngay người bị bắt đến Tòa án nơi gần nhất.

b. Tước vũ khí của người bị bắt.

c. Khám người bị bắt.

Đáp án đúng là: Tước vũ khí của người bị bắt.
Vì: khoản 2 Điều 111 BLTTHS quy định khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ
khí, hung khí của người bị bắt.
Câu hỏi 42b


Người dân khi bắt người đang bị truy nã có quyền:
a. Giải ngay người bị bắt đến Tịa án nơi gần nhất.

b. Khám người bị bắt.

c. Tước vũ khí của người bị bắt.

Đáp án đúng là: Tước vũ khí của người bị bắt.
Vì: khoản 2 Điều 112 BLTTHS quy định khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí,
hung khí của người bị bắt.
Câu hỏi 43

Lệnh kê biên tài sản của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra:
a. Được áp dụng với bị can trong mọi trường hợp.

b. Phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

c. Phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Đáp án đúng là: Phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Vì: khoản 2 Điều 128 BLTTHS quy định lệnh kê biên tài sản của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
phải được thơng báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành (để kiểm sát, không phải để phê
chuẩn).
Câu hỏi 43b

Quyết định tạm hỗn xuất cảnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra:

19



a. Được áp dụng với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo trong mọi trường hợp.

b. Phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

c. Phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

Đáp án đúng là: Phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Vì: khoản 2 Điều 124 BLTTHS quy định quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ
quan điều tra phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành (để kiểm sát, không
phải để phê chuẩn).
Câu hỏi 43c

Lệnh phong tỏa tài khoản của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra:
a. Được áp dụng với người bị buộc tội trong mọi trường hợp.

b. Phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

c. Phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

Đáp án đúng là: Phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Vì: khoản 2 Điều 129 BLTTHS quy định lệnh phong tỏa tài khoản của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan
điều tra phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành (để kiểm sát, không phải để
phê chuẩn).
Câu hỏi 44

Không được áp dụng biện pháp dẫn giải với chủ thể nào trong các chủ thể sau đây?
a. Bị hại.

b. Người bị buộc tội.


c. Người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.

d. Người làm chứng.

Đáp án đúng là: Người bị buộc tội.
Vì: Điều 127 BLTTHS quy định người bị buộc tội có thể bị áp dụng biện pháp áp giải chứ không phải là dẫn
giải.
Câu hỏi 45

20


Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt theo quyết định truy nã:
a. Trong mọi trường hợp, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định đình nã.

b. Trong mọi trường hợp, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã.

c. Trong mọi trường hợp, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra lệnh tạm giam.

Đáp án đúng là: Trong mọi trường hợp, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã.
Vì: khoản 2 Điều 114 BLTTHS quy định sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra
ngay quyết định đình nã.
Câu hỏi 46

Trường hợp nào trong những trường hợp sau đây không phải là căn cứ bắt quả tang?
a. Người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện

tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay người đó trốn.
b. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.


c. Đang hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.

d. Đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.

Đáp án đúng là: Người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực
hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay người đó trốn.
Vì: theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 110 BLTTHS trường hợp người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính
mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay người đó trốn
là căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp chứ không phải là bắt quả tang.
Câu hỏi 47

Cơ quan điều tra ra quyết định bảo lĩnh đối với bị can A. Việc cho bảo lĩnh đối với A là hợp pháp. Trong
giai đoạn điều tra, A vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan. Thẩm quyền hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh thuộc về:
a. Tòa án.

b. Cơ quan điều tra.

c. Viện kiểm sát.

Đáp án đúng là: Viện kiểm sát.

21


Vì: khoản 2 Điều 125 BLTTHS quy định biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều
tra thì việc hủy bỏ phải do Viện kiểm sát quyết định. Theo quy định tại khoản 4 Điều 121 dẫn chiếu đến điểm a
khoản 1 Điều 113 BLTTHS thì quyết định bảo lĩnh của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê
chuẩn trước khi thi hành.
Câu hỏi 47b


Cơ quan điều tra ra quyết định đặt tiền để bảo đảm đối với bị can A. Việc đặt tiền để bảo đảm đối với A
là hợp pháp. Trong giai đoạn điều tra, A vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan. Thẩm quyền hủy bỏ biện pháp
đặt tiền để bảo đảm thuộc về:
a. Cơ quan điều tra.

b. Viện kiểm sát.

c. Tòa án.

Đáp án đúng là: Viện kiểm sát.
Vì: khoản 2 Điều 125 BLTTHS quy định biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều
tra thì việc hủy bỏ phải do Viện kiểm sát quyết định. Theo quy định tại khoản 3 Điều 122 dẫn chiếu đến điểm a
khoản 1 Điều 113 BLTTHS thì quyết định đặt tiền để bảo đảm của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát
cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Câu hỏi 48a

Thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp thuộc về:
a. Hội đồng xét xử.

b. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

c. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát.

d. Chánh án, Phó Chánh án Tịa án.

Đáp án đúng là: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Vì: điểm a khoản 2 Điều 110 BLTTHS quy định Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có quyền ra lệnh
giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
Câu hỏi 48


Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp:
a. Cần được Viện kiểm sát phê chuẩn.

22


b. Không cần Viện kiểm sát phê chuẩn.

c. Thuộc thẩm quyền của Tòa án.

d. Thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

Đáp án đúng là: Cần được Viện kiểm sát phê chuẩn.
Vì: khoản 4 Điều 110 BLTTHS quy định lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho
Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để
xét phê chuẩn.
Câu hỏi 49

Nếu có đủ căn cứ A đang chuẩn bị thực hiện tội giết người thì Cơ quan điều tra có thể:
a. Bắt A để tạm giam.

b. Cấm A đi khỏi nơi cư trú.

c. Bắt quả tang đối với A.

d. Giữ A trong trường hợp khẩn cấp.

Đáp án đúng là: Ra lệnh giữ A trong trường hợp khẩn cấp.
Vì: điểm a khoản 1 Điều 110 BLTTHS quy định khi có đủ căn cứ để xác định một người đang chuẩn bị thực

hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì được giữ người trong trường hợp khẩn
cấp.
Câu hỏi 49b

Nếu A bị phát hiện ngay sau khi thực hiện tội giết người thì Cơ quan điều tra có thể:
a. Bắt quả tang đối với A.

b. Giữ A trong trường hợp khẩn cấp.

c. Bắt A để tạm giam.

d. Cấm A đi khỏi nơi cư trú.

Đáp án đúng là: Bắt quả tang đối với A.

23


Vì: Điều 111 BLTTHS quy định ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện là căn cứ để bắt quả tang.
Câu hỏi 50

Người nào trong những người sau đây khơng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?
a. Đồn trưởng Đồn biên phòng.

b. Cấp trưởng cơ quan Hải quan.

c. Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

d. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.


Đáp án đúng là: Cấp trưởng cơ quan Hải quan.
Vì: khoản 3 Điều 123 BLTTHS không quy định thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú thuộc về cấp trưởng
cơ quan Hải quan.
Câu hỏi 51

Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ thuộc về:
a. Hội đồng xét xử

b. Chánh án, Phó Chánh án Tịa án.

c. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

d. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát.

Đáp án đúng là: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Vì: khoản 2 Điều 117 dẫn chiếu đến điểm a khoản 2 Điều 110 BLTTHS quy định Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra có quyền ra quyết định tạm giữ.
Câu hỏi 52

Khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm, xét thấy bị can chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì Thẩm phán
chủ tọa phiên tịa quyết định:
a. Trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.

b. Đưa vụ án ra xét xử.

24


c. Đình chỉ vụ án.


d. Tạm đình chỉ vụ án.

Đáp án đúng là: Đình chỉ vụ án.
Vì: điểm a khoản 1 Điều 282 dẫn chiếu đến điểm 3 Điều 157 BLTTHS quy định khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm,
xét thấy bị can chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì Thẩm phán chủ tọa phiên tịa quyết định đình chỉ vụ
án.
Câu hỏi 53

Trong giai đoạn truy tố, xét thấy có căn cứ khởi tố bị can về một tội phạm khác thì Viện kiểm sát có thể
quyết định:
a. Trả hồ sơ vụ án yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung.

b. Tạm đình chỉ vụ án.

c. Chuyển vụ án cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền truy tố.

Đáp án đúng là: Trả hồ sơ vụ án yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung.
Vì: điểm b khoản 1 Điều 245 BLTTHS quy định Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu Cơ quan
điều tra điều tra bổ sung nếu có căn cứ khởi tố bị can về một tội phạm khác.
Câu hỏi 54

Tranh chấp thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa Tòa án nhân dân huyện X và Tòa án nhân dân huyện Y
cùng tỉnh Z thuộc thẩm quyền giải quyết của:
a. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.

b. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

c. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Z.

Đáp án đúng là: Chánh án Tịa án nhân dân tỉnh Z.

Vì: khoản 1 Điều 275 BLTTHS quy định việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân
dân cấp huyện trong cùng 1 tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Câu hỏi 55

Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của mình thì Tịa án:
a. Đình chỉ vụ án.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×