Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá Trắm Đen và cá Chiên thương phẩm nuôi lồng tại hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.01 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

BÙI NGỌC SƠN
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
CÁ TRẮM ĐEN VÀ CÁ CHIÊN THƯƠNG PHẨM NUÔI LỒNG
TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành : Chăn ni thú y
Khoa

: Chăn ni thú y

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên – năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

BÙI NGỌC SƠN


THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
CÁ TRẮM ĐEN VÀ CÁ CHIÊN THƯƠNG PHẨM NUÔI LỒNG
TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Chăn ni thú y

Khoa

: Chăn ni thú y

Lớp

: 46CNTY- N01

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : Ts. Lê Minh Châu

Thái Nguyên – năm 2018



i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá
trình đào tạo sinh viên của Nhà trường. Đây là khoảng thời gian sinh viên
được tiếp cận thực tế, đồng thời giúp sinh viên củng cố kiến thức đã được học
trong Nhà trường.
Để có bài khóa luận này, bằng tấm lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo Lê Minh Châu, giảng viên trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô giáo trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y
là những người đã dạy bảo và hướng dẫn em tận tình trong suốt 4 năm học tập
và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Hợp tác xã
Thủy sản Núi Cốc đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân có hạn, đặc biệt là kinh
nghiệm thực tế cịn hạn chế nên q trình thực hiện đề tài khơng tránh khỏi
những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô và các
bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 06 năm 2018
Sinh viên thực tập

Bùi Ngọc Sơn


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đạt được trong q trình ni của dự án ........................ 25
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đạt được của dự án
trong q trình ni ở các hồ tại Thái Ngun ....................................................... 27
Bảng 3.1: Các tiêu chuẩn của nước đạt QCVN 02-22:2015/BNNPTNT................. 29
Bảng 4.1: Kết quả môi trường nước trong các lồng ni ........................................ 36
Bảng 4.2: Sinh trưởng tích lũy và tốc độ tăng trưởng của cá theo
ngày của Trắm Đen và cá Chiên ............................................................................ 40
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống của cá Trắm Đen và cá Chiên sau 6 tháng. ........................... 41
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra vi khuẩn gây bệnh trên cá (dựa theo
điều tra của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) .............................................. 44
Bảng 4.5: Kết quả định lượng nhóm vi khuẩn Aeromonas sp
tổng số trong nước ................................................................................................. 44


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ nước của lồng ni theo tháng ................................. 37
Hình 4.2: Biến động giá trị pH nước của lồng ni theo tháng............................... 38
Hình 4.3: Biến động hàm lượng oxy hòa tan của lồng ni theo tháng .................. 39
Hình 4.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của cá Trắm Đen và cá Chiên theo ngày............... 40
Hình 4.5: Tỷ lệ sống của cá Trắm Đen và cá Chiên sau 6 tháng(%) ....................... 42
Hình 4.6: Hệ số thức ăn cá Trắm Đen và cá Chiên đã sử dụng trong 6 tháng ............. 43


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTX


: Hợp tác xã

ĐBSH

: Đồng bằng sơng hồng

ĐVT

: Đơn vị tính

BNNPTNT

: Bộ Nơng Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

TDMNBB

: Trung Du Miền Núi Bắc Bộ

QCVN

: Quy chuẩn việt nam

VAC

: Vườn ao chuồng

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản



v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ................................................................... 3
1.2.1. Mục đích của chuyên đề ................................................................................ 3
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề .................................................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 4
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập ................................................................................... 4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ................................. 4
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở .................................................. 5
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong
ngồi nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề .............................................. 6
2.2.1. Cơ sở khoa học của đối tượng thực hiện chuyên đề ........................................ 6
2.2.2. Cơ sở thực tiễn của chuyên đề ....................................................................................... 13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...................... 28
3.1. Đối tượng ....................................................................................................... 28
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................................... 28
3.2.1. Địa điểm tiến hành ....................................................................................... 28
3.2.2. Thời gian tiến hành ...................................................................................... 28
3.3. Nội dung tiến hành ......................................................................................... 28
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................. 28

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 28
3.4.2. Phương pháp theo dõi .................................................................................. 33
3.4.3. Phương pháp tính các chỉ tiêu ...................................................................... 34


vi

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 35
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 36
4.1. Kết quả theo dõi môi trường trong lồng .......................................................... 36
4.1.1. Biến động nhiệt độ nước .............................................................................. 36
4.1.2. Biến động giá trị pH..................................................................................... 37
4.1.3. Biến động hàm lượng oxy hòa tan................................................................ 38
4.2. Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trắm Đen và cá Chiên................................. 39
4.2.1. Tăng trưởng của cá Trắm Đen và cá Chiên .................................................. 39
4.2.2. Tỷ lệ sống của cá Trắm Đen và cá Chiên ..................................................... 41
4.3. Hệ số chuyển đổi thức ăn ................................................................................ 42
4.4. Bệnh trên cá.................................................................................................... 44
4.5. Giá trị kinh tế của cá Trắm Đen và cá Chiên ................................................... 45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 46
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị ........................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 48


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam,
theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong năm 2017, các doanh
nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 8,3 tỷ USD thủy sản các loại, tăng 18% so
với kết quả thực hiện trong năm 2016. Với kết quả này, thủy sản là nhóm
hàng đứng thứ 6 trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong
năm 2017. Hoạt động xuất khẩu thủy sản hàng năm đã mang về cho ngân sách
nhà nước một khoản ngoại tệ rất lớn, rất quan trọng việc xây dựng và phát
triển đất nước. Các sản phẩm được xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới, góp phần nâng cao vị trí của việt nam nói chung và ngành thủy
sản Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế.
Nghề nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ đã phát triển mạnh. Hình thức ni
chủ yếu hiện nay là lồng bè kết hợp khai thác cá trên sơng, trên hồ. Hình thức
này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo ra việc làm tăng thu nhập, góp
phần ổn định đời sống của những người trên sông và ven hồ. ở các tỉnh phía
Bắc và miền trung, đối tượng ni chủ yếu là cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép,
cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng,… quy mơ lồng ni khoảng 12-24m³, năng
suất 400-600kg/lồng. Ngồi ra cịn ni thêm một số loài cá đặc sản như cá
chiên, cá lăng chấm, lăng đen, cá anh vũ, cá tầm, mang lại hiệu quả kinh tế
khá cao. Ở các tỉnh phía nam, đối tượng ni chủ yếu là cá ba sa, cá lóc, cá
bống tượng, cá he. Quy mô lồng bè nuôi lớn trung bình khoảng 100150m3/bè, năng suất bình qn 15-20 tấn/bè.
Khơng chỉ có hình thức ni cá lồng bè mà cịn có loại hình ni cá
trong ao hồ nhỏ. Đây là một nghề truyền thống gắn với nhà nông, từ phong


2

trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC. Xu hướng diện tích ao đang bị thu
hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở. Đối tượng cá nuôi khá ổn định:
trắm, chép, trôi, mè, trê lai, rô phi… nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ
động. Năng suất cá ni đạt bình qn trên 3 tấn/ha.

Ngành thủy sản của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua phát triển
còn manh mún, nhỏ lẻ chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Các
đối tượng ni chính hiện nay là các lồi cá truyền thống, hình thức ni chủ
yếu bán thâm canh, quảng canh và quảng canh cải tiến nên năng suất còn
thấp, sản lượng và giá trị mang lại chưa cao; điều kiện cơ sở hạ tầng còn
nhiều hạn chế, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân chưa đáp ứng được
yêu cầu; trong quá trình sản xuất dịch bệnh đã xuất hiện… dẫn đến hiệu quả
sản xuất thủy sản mang lại vẫn còn thấp, chưa ổn định, phát triển biểu hiện
thiếu bền vững. Trước năm 2006 nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên phát triển mạnh ở Thành Phố Sông Công, song từ năm 2006 trở lại
đây do đối tượng nuôi là cá Trắm cỏ hay bị bệnh, hiệu quả kinh tế không cao
và do đặc thù của các sông suối miền núi về mùa mưa nước chảy mạnh khó
ni cá lồng, nên nghề nuôi cá lồng trong tỉnh không phát triển hiện nay chỉ
cịn một số hộ ni cá lồng trên các hồ chứa lớn như hồ Bảo Linh. Năm 2014
tồn tỉnh cịn tổng số khoảng 30 lồng nuôi cá, đối tượng nuôi là chính là cá
Trắm cỏ và Rơ phi.
Cá Trắm Đen và cá Chiên là hai loài cá đặc sản trong nước ngọt, cá có
hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng thịt thơm ngon. Khơng những vậy cá
Trắm Đen có nhiều tác dụng trong y học, được người dân ưa chuộng. Hiện tại
cá Trắm đen được thả nuôi với mật độ rất thưa 1-2 con/sào ao và sử dụng thức
ăn chính là ốc, lượng ốc có hạn chế trong ao nên khơng thả tăng lượng cá
trắm đen được do đó lượng cá nuôi bằng phương phát truyền thống không tạo
ra được nhiều sản phẩm. Cịn cá Chiên là lồi cá đặc sản tự nhiên, các khu


3

lồng nuôi cá Chiên chủ yếu do người dân nuôi tự phát chủ yếu nên chưa có
trang bị đầy đủ kỹ thuật trong việc chăm sóc ni dưỡng cá do đó sản lượng
cá Chiên sản xuất ra khơng cao. Do vậy khơng đáp ứng được địi hỏi nhu cầu

thực phẩm ngày càng cao của người dân. Sản lượng cá Trắm Đen và cá Chiên
trong tự nhiên đang bị giảm sút nghiêm trọng và có tên trong sách đỏ Việt
Nam. Do đó ni cá Trắm Đen và cá Chiên thương phẩm theo hình thức thâm
canh và bán thâm canh hiện đang được người ni quan tâm. Vì vậy, để hiểu
biết thêm vế ni trồng thủy sản và khả năng thích nghi sinh trưởng của cá
trắm đen, cá chiên tại Thái Nguyên, tôi xin tiến hành ứng dụng chuyên đề:
Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng cá Trắm Đen và cá Chiên
thương phẩm nuôi lồng tại hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích của chuyên đề
- Đánh giá khả năng thích nghi và sinh trưởng của cá Trăm Đen, cá
Chiên ở Hồ Núi Cốc.
- Xác định tỷ lệ sống và sự phát triển của cá trong giai đoạn nuôi
thương phẩm.
- Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của nuôi thương phẩm cá Trắm
Đen, cá Chiên khi ni theo hình thức lồng bè trên Hồ Núi Cốc
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Nắm vững quy trình kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc cá Trắm Đen,
cá Chiên thương phẩm.
- Nắm vững kỹ thuật về chuẩn đoán và điều trị bệnh cho tính cá Trắm
Đen và cá Chiên.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung Du Miền Núi Bắc
Bộ (TDMNBB), có diện tích tự nhiên 353.318,91ha (chiếm 1,08% diện tích
và 1,33% dân số cả nước năm 2014).Thái Nguyên có 6 huyện, 2 thành phố và
1 thị xã:
- Phía Bắc giáp với Bắc Kạn
- Phía Tây giáp với Vĩnh Phúc và Tun Quang
- Phía Đơng giáp với Lạng Sơn
- Phía Nam giáp với Thủ đơ Hà Nội và tỉnh Bắc Giang.
Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã
hội của vùng TDMNBB và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng
TDMNBB với vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH). Vị trí này đã và đang
tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng TDMNBB
thuận lợi cho việc giao lưu, tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Địa hình tỉnh Thái Ngun chủ yếu là đồi núi dốc, đặc biệt là khu vực
phía Bắc, có nhiều sông, suối nhỏ thuộc hệ thống sông Cầu và sông Cơng.
Khí hậu của tỉnh Thái Ngun chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số
liệu của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 1.500 - 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,9 oC- tháng 6) với
tháng lạnh nhất (15,2oC- tháng 1) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao


5

động từ 1.300-1.750 giờ. Tổng tích ơn vượt 7.500oC, thời kỳ lạnh (nhiệt độ
trung bình tháng dưới 18oC) chỉ trong 3 tháng.
Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lượng nước
mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên,
lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian

lượng mưa tập trung nhiều ở TP. Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại
huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lượng
mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó
riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và vì
vậy thường gây ra những trận lũ lụt lớn làm ảnh hưởng không nhỏ tới nuôi
trồng thủy sản của tỉnh.
Thái Ngun khơng có nhiều hồ, trong đó Hồ Núi Cốc là hồ nổi bật,
đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dịng sơng Cơng. Hồ có độ
sâu 35m và diện tích mặt hồ rộng 25km², dung tích của hồ ước tính từ 160
triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm mục đích cung cấp nước, thốt lũ
cho sơng cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy
hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.
2.1.1.2. Cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
Hợp tác xã bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2016 đến nay hợp tác xã đã
hoạt động được gần 2 năm. Bao gồm 8 thành viên.
Hoạt động HTX trong lĩnh vực thủy sản bao gồm sản xuất giống, nuôi
trồng, khai thác và hoạt động kinh doanh sản phẩm thủy sản.
Hiện tại HTX bao gồm 18 lồng nuôi cá thương phẩm, 2 lồng phục vụ
cho sản xuất giống và 2 lò sấy.
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở
Đối tượng sản xuất chủ yếu của HTX là sản xuất giống và ni thương
phẩm các lồi cá đặc sản.


6

Sản xuất giống các loại cá như cá Chiên, Lăng Chấm, Bỗng, Anh vũ và
nuôi thương phẩm cá Chiên, Lăng Chấm, Bỗng, Rôphi, Chép.
HTX đang nuôi thử nghiệm Trai ngọc nước ngọt với số lượng trên
10.000 con.

HTX mới được thành lập đến nay chưa được 2 năm nên kết quả sản
xuất của cơ sở trong 3 năm chưa thể đánh giá được.
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngồi nước có
liên quan đến nội dung của chuyên đề
2.2.1. Cơ sở khoa học của đối tượng thực hiện chuyên đề
2.2.1.1 Phân loại
Cá Trắm Đen
Tên khoa học: Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) (Nguyễn
Văn Tiến, 2008) [12]
Cá Trắm Đen sống chủ yếu ở vùng hạ lưu và thường đẻ ở vùng trung
lưu các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sơng Mã, sơng Lam; cá có
nhiều ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Giới hạn thấp nhất của lồi
cá này là sơng Lam -Nghệ an (Nguyễn Thái Tự, 1983).[16]
Trên thế giới, cá trắm đen phân bố từ Hắc Long Giang, Trung Quốc
đến miền bắc Việt Nam, cá không phân bố rộng khắp thế giới. Cá trắm đen có
giá trị kinh tế cao, được xem là một trong bốn lồi cá ni quan trọng ở Trung
Quốc và được người Trung Quốc nuôi hàng ngàn năm nay, cá được nuôi để
làm thực phẩm và dược phẩm.
Cá Chiên
Tên khoa học: Bagarius yarrelli (Sykes, 1839) (Phạm Báu và cs., 2000)
[1] Cá Chiên sống ở đáy của những nơi nước chảy xiết, có nhiều ghềnh thác.
Ban ngày cá trú ở những hang hốc của các thác nước, ban đêm mới ra hoạt
động, bắt mồi ở những vùng nước xung quanh. Cá Chiên phân bố rộng trong


7

hệ thống sông Hồng, giới hạn hạ lưu xuống tận Hưng Yên nhưng có nhiều ở
khu vực thượng lưu và trung lưu các con sông, suối. Hiện nay, vùng phân bố
của cá Chiên bị thu hẹp chỉ còn chủ yếu ở vùng thượng lưu, nơi có nhiều

ghềnh thác hiểm trở như Lai Châu trên sông Đà, Lào Cai trên sông Thao, Hà
Giang trên sơng Lơ, ở sơng Hồng vẫn cịn gặp cá Chiên nhưng rất hiếm. Nơi
có nhiều cá Chiên hơn cả là thượng nguồn sông Gâm từ Na Hang tới Bắc Mê.
Trên các hồ chứa thuỷ điện Hồ Bình và Thác Bà chỉ gặp cá Chiên ở khu vực
đầu hồ.
Trên thế giới, cá Chiên phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Indonesia, Trung Quốc. Hiện tại, giống cá này hầu như chỉ còn ở
thượng nguồn các sông như: sông Hồng, sông Lô, sông Mã, sông Gâm.
Cá Chiên thuộc lớp cá vây tia: Actinopterygii.
Bộ cá da trơn: Siluriformes.
Họ cá Chiên: Sisoridea.
Phân họ: Sisorinae.
Chi: Bagarius.
Giống: Bagarius.
2.2.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá Trắm Đen
Cá trắm đen thân dài, gần trịn, đầu vừa phải, phần cuống đuôi dẹp bên.
Phần đầu cá, mắt bé so với đầu và ở hai bên đầu. Khoảng cách 2 ổ mắt
rộng. Mõm hơi nhọn, ngắn. Miệng hướng về phía trước hình móng ngựa. Xương
hàm trên và xương hàm dưới bằng nhau. Rãnh sau môi đứt quãng ở giữa.
Lỗ mũi hơi lớn và gần mắt hơn mõm. Màng mang rộng liền với eo.
Lược mang thưa ngắn. Răng hình cối nghiền.
Thân cá và các vây có màu xám đen, lưng đậm hơn bụng.
Cá Chiên
Thân dẹp bên. Đầu dẹp đứng, đi thon. Trên đầu và thân có các u thịt
nhỏ màu vàng nổi lên làm cá trở nên ráp. Cá có 4 đơi râu. Miệng lớn ở dưới.


8


Mặt trong 2 hàm có vành răng sắc nhỏ. Mõm tương đối dài. Mắt bé. Khoảng
cách 2 ổ mắt không lớn lắm.
Cá da trơn khơng có vẩy. Vây lưng có 1 gai cứng, phía trên mềm,
khơng có răng cưa ở cả 2 mặt. Vây mỡ ngắn. Tia gai cứng, vây ngực có răng
cưa thưa ngắn, phần mềm chạm khởi điểm vây bụng. Đường bên rõ. Cá màu
xám, trên thân có một số vùng đen lớn rất đặc biệt. Các vây xám hồng.
2.2.1.3. Tập tính ăn
Cá Trắm Đen
Cá Trắm Đen khi nhỏ ăn động vật phù du, ấu trùng chuồn chuồn, ấu
trùng muỗi. Cá cỡ lớn chuyển sang ăn động vật đáy nhất là ốc, hến, trai, sị
nhỏ từ 0,5kg có thể ăn ốc lớn 4 tuổi có thể ăn 1-2kg nhuyễn thể/ngày. Cá
dùng răng hầu nghiền nát vỏ nhuyễn thể lọc lấy cơ thịt mềm rồi nhổ ra những
mảnh vụn nhỏ. Để tăng trọng 1kg cá trắm đen cần 30-40kg ốc, hến tính cả vỏ;
ngồi ra cịn ăn tơm cua và các loại cơn trùng trong ao ni; cá có thể ăn khô
dầu, cám gạo và thức ăn công nghiệp.
Các loài ốc là thức ăn chủ yếu của trắm đen ở tất cả các mùa nhiều vào
mùa Hè, giảm dần về mùa Thu và Xuân đến mùa Đông dạ dày trống thức ăn.
Ngược lại thức ăn nhân tạo dùng nhiều vào mùa Thu giảm dần về mùa Hè
không ăn vào mùa Xuân.
Cá Chiên
Cá Chiên lúc còn nhỏ ăn các loại côn trùng sống dưới nước, khi lớn lên
chúng ăn chủ yếu là cá. Theo Mai Đình Yên (1983)[20], cá Chiên từ 7cm đã
bắt đầu ăn cá con. Trong thực tế ngư dân dùng các loại cá cỡ từ 100g – 200g
làm mồi để câu cá Chiên. Trong nuôi dưỡng thử nghiệm trong lồng, cá Chiên
ăn các loại thức ăn như: giun đất, tôm, cá cắt miếng và thức ăn tự chế.
2.2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Cá Trắm Đen
Cá Trắm Đen thuộc loại cá cỡ lớn, nặng nhất tới 61,5kg (năm 2016 tại
hồ Núi Cốc). Cá lớn tương đối nhanh nhất là từ năm thứ 2 đến năm thứ 4.



9

Cá Trắm Đen thành thục sau 3 năm tuổi, cá đẻ trứng trôi nổi. Mùa vụ
sinh sản từ tháng 5 đến tháng 7 nhưng tập trung nhất vào tháng 6 và tháng 7.
Cũng như các lồi cá trơi, mè, cá trắm đen không sinh sản ở vùng hạ lưu mà
thường di cư lên vùng trung lưu của các con sông tìm nơi có nước chảy mạnh
đủ điều kiện đẻ trứng.
Đối với môi trường nuôi cá trắm đen công nghiệp theo các tài liệu Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cho thấy, cá Trắm Đen có thể ni đơn một
mình, tuy nhiên do đặc tính của cá Trắm Đen sống tập trung ở tầng đáy ao
nên để tận dụng tối đa diện tích ao ở tầng mặt và tầng trung, có thể thả ghép
với một số loại cá khác như cá mè hoa và mè trắng. Những loại cá này khơng
những khơng cạnh tranh về mơi trường sống mà cịn giúp cho môi trường
nước sạch hơn, người nuôi giảm được chi phí dùng thuốc trị bệnh cho cá. Vì
vậy, cá trắm đen thường được nuôi ghép để vừa tận dụng thức ăn dư thừa để
làm sạch nước vừa tăng hiệu quả kinh tế.
Cá Chiên.
Cá Chiên có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Cá Chiên đực và cái tăng
trưởng chênh lệch khơng nhiều, có xu hướng 3 năm đầu cá Chiên đực lớn
nhanh hơn sau đó cá cái lớn nhanh hơn. Cá Chiên tăng chiều dài chủ yếu từ
năm thứ nhất đến năm thứ tư từ 14,2-17,6 cm sau đó chậm dần đều, năm thứ 8
đến năm thứ 13 từ 7,5-8,2cm.
Cá Chiên tăng nhanh khối lượng từ sau năm thứ 3, từ 3-7 tuổi trung
bình đạt từ 700-1200g/năm, trong giới hạn 13 tuổi, cá càng lớn tăng trọng
càng nhanh, 13 tuổi cá đạt 30kg. Trong cùng một đàn cá Chiên có tốc độ tăng
trưởng khác nhau, sự sai khác lớn này có thể do cá Chiên bắt mồi thụ động, ít
di chuyển xa nên nơi nào có thức ăn phong phú thì cá lớn nhanh cịn nơi nào
có thức ăn nghèo nàn thì cá lớn chậm.
Cá Chiên thành thục muộn, kích cỡ lớn mặt khác do cá ngày càng khan

hiếm nên việc thu mẫu cá thành thục gặp nhiều khó khăn.


10

Theo các kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Ni trồng thủy sản 1,
cá Chiên có sức sinh sản thấp, hệ số thành thục cao nhất vào tháng 4-5 và sau
đó giảm thấp, cá Chiên sinh sản vào mùa lũ và trùng với mùa vụ sinh sản của
các loài cá khác. Theo tác giả Phạm Báu và cs. (2000) [1] thì tuổi và kích cỡ
thành thục của cá Chiên ngoài tự nhiên thấp nhất ở tuổi thứ 6 -7 cao hơn
nhiều so với tuổi của đàn cá nuôi trong điều kiện nhân tạo.
Cá Chiên thường đẻ ở các hang và bãi đá ngầm. Các bãi đẻ nổi tiếng
như: chân cầu Cốc Lếu, cửa Ngòi Bo (Lào Cai), Quệch (Yên Bái) (Hoàng
Duy Hiệp, 1964)[4]. Hiện nay, tập trung ở núi Đổ trên sông Gâm thuộc Bắc
Mê (Hà Giang).
2.2.1.5. Đặc điểm sinh thái
Cá Trắm Đen chịu đựng nhiệt độ ở khoảng rộng từ 0,5 - 400C. pH từ 6 10 thích hợp nhất từ 7- 8,5 chịu được hàm lượng oxy hịa tan trong nước
>2mg/l.
Cá Chiên Mơi trường nước tại khu vực đặt lồng phải đảm bảo các yếu
tố sau: pH 7,0 – 8,0; oxy hồ tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S <
0,01 mg/lít (Theo QCVN 02-22:2015/BNNPTNT [10]).
Vị trí đặt lồng ni cá nằm trong vùng khơng bị ảnh hưởng bởi lũ,
phương tiện giao thông thủy, mực nước khơng bị thay đổi đột ngột, khơng có
dịng xốy và không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm; chọn nơi có
dịng nước chảy là tốt nhất.
Nên đặt lồng ni cá ở nơi có dịng chảy, có địa điểm an tồn để
chuyển lồng ni đến neo đậu khi cần tránh bão, lũ.
Mực nước tại điểm đặt lồng trên hồ chứa có độ sâu lớn hơn 3m tại thời
điểm nước hồ thấp nhất. Đáy lồng/bè phải cách đáy hồ ít nhất 0,5 m vào lúc
mức nước thấp nhất.



11

2.2.1.6. Một số loại bệnh thường gặp trên cá Trắm Đen và cá Chiên
Cá Trắm Đen
-Viêm ruột xuất huyết
+ Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila, là vi khuẩn
Gram (-).
+ Phân bố và lan truyền bệnh: Do cá ăn phải thức ăn kém phẩm chất
sau đó nhiễm khuẩn gây viêm và xuất huyết ruột.
Để hạn chế thiệt hại dừng ngay thức ăn và tránh thức ăn nhiễm nấm
mốc, thường xuyên kiểm tra thức ăn, không cho ăn thừa thức ăn, thức ăn có
chất lượng kém.
+ Phịng trị bệnh:
Dùng kháng sinh Sulfamid trộn vào thức ăn cho cá ăn 5-7 ngày liên tục
với liều 150-200 mg/kg cá/ngày.
Hoặc dùng thuốc “Fish Health” trộn vào thức ăn cho cá ăn 5 ngày liên
tục với liều 1g/kg ca/ngày, kết hợp bổ sung vitamin C với liều 1g/kg thức ăn
cho cá ăn 5-7 ngày 1 đợt.
-Bệnh đốm đỏ
+ Tác nhân gây bệnh: Bệnh do các loài vi khuẩn Aeromonas di động,
bao gồm A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbria, Gram(-).
Các vi khuẩn Aeromonas di động đều phân lập được từ cá nước ngọt
nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài A.hydrophila.
+ Phân bố và lan truyền bệnh:
Cá bị bệnh giảm ăn, dừng ăn, trên thân có biểu hiện tuột vảy, xuất
huyết gốc vây, xuất huyết lỗ hậu môn, cơ thể cá chuyển màu tối, cá bơi lờ đờ
quanh bờ.
Nguyên nhân do đánh bắt, vận chuyển để cá bị xây sát trong mơi

trường nước bẩn khi đó vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây bệnh.
+ Phòng trị bệnh:


12

Cá giống tắm bằng Oxytetracycline, Streptomycine nồng độ 20–
50g/m3 nước trong 1giờ, tuỳ vào phản ứng của cá có thể giảm thời gian tắm.
Cá thịt dùng kháng sinh trộn vào thức ăn, dùng thuốc KN-04-12 liều
dùng 4g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5–7 ngày. Với kháng sinh từ ngày
thứ 2 liều dùng giảm 1/2 so với ngày đầu.
-Bệnh ngạt do thiếu khí
+ Tác nhân gây bệnh: Do thiếu khí hoặc khí độc nhiều.
+ Phân bố và lan truyền bệnh:
Cá Trắm đen khi nuôi thương phẩm rất nhạy cảm với thay đổi thời tiết,
mỗi khi thay đổi thời tiết cá thường giảm ăn sau bỏ ăn, thiếu khí và khí độc
nhiều gây chết ngạt cho cá ni.
+ Phịng trị bệnh:
Do đó khi ni cần xử lý mơi trường ao ni bằng các chế phẩm sinh
học, thường xuyên và kịp thời cung cấp ôxy và nước sạch khi cần thiết.
Cá Chiên
Cá chiên nuôi ở cả ao và lồng chủ yếu bị nhiễm bệnh ký sinh trùng
như: trùng quả dưa, trùng bánh xe, bệnh do vi khuẩn Pseudomonas,
Aeromonas và Steptococcus.
- Bệnh trùng bánh xe
+ Tác nhân gây bệnh:
Một số loài trong họ trùng bánh xe Trichodinidea như: Trichodina
centrostrigata, T. domerguei domerguei, T. heterodentata, T. nigra, T.
orientalis, Trichodinella epizootica, Tripartiella bulbosa, T. clavodonta.
+ Phân bố và lan truyền bệnh:

Trùng bánh xe gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá giống, là bệnh ký sinh
đơn bào nguy hiểm nhất của giai đoạn này. Trùng bánh xe ít gây bệnh ở giai
đoạn cá thịt. Khi ương cá trong nhà, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tỷ lệ


13

chết cao 70 - 100%. Bệnh thường phát vào mùa Xuân, mùa Thu, khi nhiệt độ
nước 25 - 30oC.
+ Phòng trị bệnh:
Trị bệnh trùng quả dưa bằng formalin (7 - 12 ppm); tắm 10 - 15 phút,
tắm liên tục trong 5 ngày. Cá bị lở loét ở gốc vây và quanh miệng có thể dùng
kháng sinh frifampicin trộn vào thức ăn (450 mg/kg cá mồi), cho ăn 7 ngày
liên tục.
- Bệnh trùng quả dưa
+ Tác nhân gây bệnh: Trùng quả dưa
+ Phân bố và lan truyền bệnh:
Bệnh thường gặp ở nhiều lồi cá ni. Cá Chiên thường bị bệnh trùng
quả dưa làm cá chết hàng loạt bệnh phát vào mùa Xn, mùa Đơng.
+ Phịng trị bệnh:
Trị trùng quả dưa, dùng CuSO4 hoặc Formalin (3 - 5 ppm) tắm cá 10 15 phút/lần/2 ngày hoặc phun xuống ao với liều lượng 0,5 - 0,7 g/m3 nước.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn của chun đề
2.2.2.1. Tình hình ni dưỡng cá Trắm Đen và cá Chiên thương phẩm trong
và ngoài nước
Cá Trắm Đen
Ở Trung Quốc, cỡ cá trắm đen thả tốt nhất là 0,5-0,7kg/con khi nuôi
ghép trong ruộng lúa với mật độ rất thưa là 1con/80-150m2 ruộng, với điều
kiện nhiều ốc thì sau một năm đạt 4-7kg. Kích cỡ cá trắm đen khi thả trung
bình là 0,48kg/con, cỡ nhỏ nhất là 0,3kg/con.
Ở Việt Nam, trước đây cá trắm đen hầu như chỉ được nuôi ghép trong ao

từ 1-2 con/ 100m2 với mục đích tận dụng thức ăn dư thừa của các loài cá khác
và các thức ăn có sẵn trong ao nên sản lượng và năng suất cá trắm đen không
cao. Hiện nay, nuôi cá trắm đen công nghiệp đang là một phương pháp mới
và đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.


14

Năm 2008, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 do Nguyễn Văn
Tiến [12] chủ nhiệm đã tiến hành nuôi thử nghiệm cá Trắm Đen theo hình
thức cơng nghiệp, sử dụng thức ăn cơng nghiệp có hàm lượng protein từ 3540% làm thức ăn cho cá và triển khai mô hình này vào thực tế được nơng dân
ở nhiều địa phương đánh giá cao.
Cá Trắm Đen ni theo hình thức cơng nghiệp thường thả với mật độ 0,50,7 con/m2, kích cỡ từ 0,5-1kg/con. Cá Trắm Đen thường chiếm từ 80-85% số
cá trong ao ni, cịn lại là các đối tượng khác như cá mè, cá chép, trắm cỏ.
Thời gian thả khoảng tháng 2-3, thu hoạch vào cuối năm, cỡ cá thương phẩm từ
3-5 kg/con. Với giá bán khoảng 140.000-180.000 đồng/kg thì lợi nhuận mà cá
Trắm Đen mang lại cao hơn các loại cá truyền thống khác 3-4 lần.
Năm 2009, (Kim Văn Vạn và cs.) [17] Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
và Sở Khoa học Công nghệ Hải Dương đã hợp tác xây dựng một số mơ hình
ni đơn cá Trắm Đen thương phẩm và mơ hình ni ghép cá Trắm Đen
thương phẩm với một số loài cá khác (cá rơ đồng, cá mè trắng và cá chép).
Mơ hình được triển khai tại một số huyện: Nam Sách, Gia Lộc... trên quy mô
17.200m2. Cá Trắm Đen được thả với mật độ 0,5 con/m2, cỡ cá thả >
300g/con, sau hơn 1 năm ni bằng thức ăn cơng nghiệp có hàm lượng
protein 30 – 35% hầu hết cá đạt kích cỡ thương phẩm từ 3 - 3,5kg/con, cá
biệt có những con đạt 4 - 5 kg. Năng suất đạt khoảng 14 tấn/ha, giá trị sản
xuất đạt 400 triệu đồng/ha. Sau hai năm triển khai đã cho thấy, mơ hình mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các đối tượng ni truyền thống khác.
Ni theo hình thức này, cá lớn nhanh, chất lượng cá thương phẩm tốt, môi
trường ao nuôi luôn trong sạch, hạn chế được dịch bệnh và thời gian quay

vịng vốn nhanh.
Từ thành cơng bước đầu của các Đề tài, Dự án đã củng cố niềm tin cho
các hộ tham gia Dự án nói riêng và các hộ ni trồng thủy sản nói chung. Các


15

mơ hình tham gia Dự án đã tiếp tục mạnh dạn đầu tư, đạt hiệu quả cao và là
những mô hình điểm để bà con ni thủy sản các tỉnh khác đến thăm quan
học tập kinh nghiệm.
Đến nay, mơ hình ni cá trắm đen theo hình thức cơng nghiệp đã được
phổ biến ở nhiều địa phương như: Hà Nội, Hải Dương, Nam Định... mang lại
hiệu quả cao.
Cá trắm đen có thể ni đơn trong ao, tuy nhiên do đặc tính của cá trắm
đen sống tập trung ở tầng đáy ao nên để tận dụng tối đa diện tích ao ở tầng
mặt và tầng trung. Trong ao ni, người ni có thể thả ghép cá trắm đen với
cá mè hoa và mè trắng. Những loại cá này không những không cạnh tranh về
mơi trường sống mà cịn giúp cho mơi trường nước ao ni sạch hơn, người
ni giảm được chi phí dùng thuốc trị bệnh cho cá. Vì vậy, cá trắm đen
thường được nuôi ghép để tận dụng thức ăn dư thừa, làm sạch môi trường
nuôi và tăng hiệu quả kinh tế (Nguyễn Thị Diệu Phương, 2003).[8]
Phát triển các giống thủy đặc sản ở Thái Nguyên đang trở thành hướng
đi mới trong phát triển kinh tế gia đình góp phần khai thác tối đa tiềm năng về
diện tích mặt nước, nguồn thức ăn sẵn có và lao động tại địa phương. Nuôi
thủy sản của tỉnh không chỉ mang lại nguồn thu nhập có giá trị, cịn bổ sung
cơ cấu giống thuỷ sản của tỉnh, nhằm đa dạng nguồn hàng hoá thương phẩm
do yêu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân, cũng như phục vụ nhu cầu
kinh doanh của các nhà hàng, trong việc phát triển du lịch.
Nhu cầu về cá trắm đen trên thị trường hiện đang rất lớn, tuy nhiên
lượng sản phẩm mà nuôi trồng thủy sản tạo ra lại chưa đủ đáp ứng. Từ trước

tới nay, người dân thường nuôi cá trắm đen theo kiểu thả ghép với tỷ lệ rất
thấp trong ao hoặc trong ruộng. Do thức ăn chính của cá trắm đen là các loại
ốc tự nhiên trong ao, đầm không cung cấp đủ cho cá khi nuôi với số lượng lớn
dẫn đến năng suất và sản lượng thấp.


16

Cá Chiên
Ở nước ta, cá Chiên thường thấy nhiều trong các sơng suối ở các tỉnh
phía Bắc, nhất là ở vùng trung và thượng lưu nơi có dịng chảy xiết: Sông Lô,
sông Gấm, sông Hồng, sông Đà, sông Chảy và một số tỉnh ở miền Trung như:
Nghệ An, Thanh Hóa. Đây là loài cá bản địa thuộc khu hệ cá nhiệt đới, là một
trong những loài cá đặc sản nước ngọt của Việt Nam
Mùa khai thác cá Chiên gồm hai vụ chính là mùa cá di cư sinh sản từ
tháng 3 – 6 dương lịch, vụ phụ từ tháng 10- 12, mùa nước cạn là mùa cá di cư
trú đông. Trước đây, cá Chiên có phổ biển trên sơng Hồng. Ngày nay phạm vi
phân bố bị thu hẹp, chỉ còn ở những nơi hiểm trở nhiều ghềnh thác và sản
lượng giảm sút nghiêm trọng, năm 1960- 1970 sản lượng cá Chiên của tỉnh
Lào Cai đạt tới 16,25 tấn/năm chiếm 50% sản lượng khai thác (Hồng Duy
Hiệp, 1964[4]; Mai Đình n, 1998[21]; Nguyễn Văn Hảo, 1993[3]) nhưng
hiện nay chỉ còn dưới 1tấn. Một số nơi còn nhiều cá Chiên hiện nay là đoạn
Na Hang, Bắc Mê trên sông Gâm và đoạn Quỳnh Nhai trên sông Đà.
Hiện tại, ở khu vực Hà Tây gần như khơng cịn đánh bắt được cá
Chiên. Trên sông Gâm, chỉ khai thác được cá ở khu vực Núi Đổ (ranh giới
giữa Na Hang- Bắc Mê) có kích thước lớn còn những khu vực khác chỉ khai
thác được cá Chiên có kích thước nhỏ, dưới 1 kg. Sản lượng khai thác được
khoảng 8 - 9 tấn trong năm 1999 (Phạm Báu và cs., 2000) [1]. Thực tế điều
tra cho thấy sản lượng cá Chiên tự nhiên hiện nay ít hơn rất nhiều chỉ dưới 1
tấn/năm. Sản lượng này còn giảm đi rất nhiều trong nhưng năm tới dưới áp

lực khai thác và phương tiện khai thác cá như hiện nay, cá Chiên đang ở rất
gần ngưỡng cửa của sự tuyệt chủng.
Hiện trạng nuôi cá Chiên thương phẩm
Cá Chiên đã được nuôi ở nhiều nơi, đặc biệt là ở khu vực trên sông Lô
(thuộc tỉnh Tuyên Quang, Bắc Quang- Hà Giang). Cá Chiên có tốc độ tăng


17

trưởng không cao khi nuôi trong lồng và tăng trưởng chậm khi nuôi trong ao.
Tốc độ cá nuôi trong lồng chỉ đạt 100- 200 g/con/năm (Phạm Báu và cs.,
2000) [1]. Sức chống chịu rét của lồi cá này khi ni trong lồng không cao,
thể hiện là cá chết nhiều ở các lồng ni trên sơng (tỉnh Tun Quang).
Đã có những thử nghiệm nuôi cá Chiên trong các ao đất của Viện nghiên
cứu nuôi trồng Thuỷ Sản 1. Kết quả là cá có thể sống trong ao nước tĩnh
nhưng gần như khơng tăng trưởng. Điều này cho thấy cá có thể nuôi được
trong ao, cụ thể là các ao ở vùng miền núi (có nguồn nước vào, nguồn nước ra
riêng biệt và thường xuyên) khi đáp ứng được nguồn thức ăn cho cá. Thực tế
đã có nhiều ngư dân làm thức ăn nhân tao tạo cho loài cá này bằng cách nhồi
hỗn hợp cơm thừa, cá nấu chín và bột sắn. Kết quả là cá bắt mồi bình thường,
mặc dù chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng bước đầu đã mở ra một cách
nuôi mới khi nuôi đối tượng này.
Trong năm 2007, tại Hà Giang đã triển khai một dự án giúp nông dân
nghèo ở miền núi thử nghiệm nuôi cá Chiên trong lồng đặt trên sông Lô.
Những kết quả bước đầu cho thấy việc nuôi cá Chiên trong lồng, cho cá ăn
thức ăn cám nấu có trộn với giun đất (đào ở vườn đồi), giun quế (nuôi bằng
phân trâu bị) đã thu được cá Chiên có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, mang lại
thu nhập cho người nghèo ở miền núi Hà Giang. Cá Chiên ni lồng có ưu
điểm hơn cá Lăng Chấm là chúng không tấn công những đối tượng cùng lồi
có kích thước nhỏ hơn và với tập tính đáy và ít vận động, lồi cá này có thể

ni ở mật độ cao. Tuy cá Chiên khơng phải là đối tượng có khả năng chống
chịu tốt, nhưng những thử nghiệm nuôi cá trong lồng không thấy biểu hiện
bệnh. Là đối tượng có phổ thức ăn thiên nhiều về động vật nên cá Chiên là đối
tượng có tiềm năng lớn trong các lồi bản địa có thể ứng dụng vào nuôi cá
lồng, đặc biệt là nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã triển khai mơ hình ni cá
Chiên lồng tại huyện Bá Thước. Qua 8 tháng nuôi, kết quả cho thấy với mật
độ thả 60 con/lồng 4m3, tỷ lệ sống đạt 90%, cỡ cá thương phẩm từ 1,4 - 1,6


×