Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái nuôi tại trại Thanh Xuân-Văn Giang- Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LỶ A SÁM
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG VÀ PHỊNG
TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI NI TẠI TRẠI THANH XN VĂN
GIANG – HƯNG YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành :

Chăn ni Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2014 - 2018

Thái Nguyên - 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LỶ A SÁM
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG VÀ PHỊNG
TRỊ BỆNHCHO LỢN NÁI NI TẠI TRẠITHANH XN VĂN
GIANG – HƯNG N

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành :

Chăn ni Thú y

Lớp:

K46 - CNTY-N01

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:


2014- 2018

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Phùng Đức Hoàn

Thái Nguyên – 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Lý thuyết, kiến thức trên sách vở chưa đủ để sinh viên khi tốt nghiệp ra
trường có thể đi làm trong các công ty, nhà máy hay các trang trại, mà những
kiến thức đó cần được vận dụng vào chính thực tiễn trong đời sống,sản xuất của
xã hội.Xuất phát từ lý do đó mà BGH nhà trường, cùng các thầy cô trong khoa
CNTY đã tạo điều kiện cho sinh viên khoa CNTY nói chung và bản thân em nói
riêng được tham gia học tập và rèn luyện kĩ năng tay nghề tại cơ sở thực tập.
Sau 6 tháng được học hỏi và tham gia vào công việc sản xuất tại cơ sở,
em đã hồn thành xong bài khóa luận tốt nghiệp, kết quả em đạt được là nhờ
sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy cơ.Cho em gửi lời cảm ơn chân thành
tới quý thầy cô Ban giám hiệu Nhà trường, thầy cô trong khoa Chăn nuôi thú
y và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS.Phùng Đức Hồn đã tạo điều kiện
và tận tình giúp đỡ em hồn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin kính chúc q thầy cơ có thật nhiều sức khỏe, đạt được nhiều
thành tích cao trong cơng tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Khóa luận tốt nghiệp của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em
kính mong q thầy cơ xem xét, góp ý và bổ sung, để bài khóa luận của em
được hồn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên

LỶ A SÁM

năm 2018


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung ............................. 20
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trang trại trong 3 năm (2015 - 2017) ....... 36
Bảng 4.2. Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn ........................................ 39
Bảng 4.3. Quy trình phòng bệnh cho lợn con ............................................... 41
Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn lợn tại trang trại ......................... 42
Bảng 4.5. Một số bệnh thường gặp ở đàn lợn nái nuôi tại trại (n=70) ........... 43
Bảng 4.6. Một số bệnh thường gặp ở đàn lợn con theo mẹ nuôi tại trại
(n=610) ........................................................................................................ 46


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CP
CS


Tên công ty CP
Cộng sự

Thức ăn


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
Phần 1 MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ......................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề ........................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện của trang trại......................................................................... 3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại ................................................................ 4
2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại ................................................................. 4
2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái..................................................... 5
2.2.1. Đặc điểm sinh lý của lợn nái................................................................. 5
2.2.2. Sự thành thục về tính và thể vóc ........................................................... 5
2.2.3. Chu kỳ tính và thời gian phối giống thích hợp ...................................... 8
2.2.4. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ........................................ 13
2.3. Sinh trưởng và phát triển của bào thai lợn ............................................. 15
2.3.1. Đặc điểm phát triển của bào thai lợn................................................... 15
2.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chết phôi ...................................... 17
2.4. Một số bệnh ở lợn nái. ........................................................................... 18
2.4.1 Bệnh viêm tử cung............................................................................... 18

2.4.2. Bệnh viêm vú ..................................................................................... 23


v

2.4.3. Bệnh sót nhau ..................................................................................... 25
2.4.4. Bệnh bại liệt. ..................................................................................... 26
2.5. Phòng bệnh sinh sản lợn nái. ................................................................. 27
2.6. Thành phần hóa học và cơ chế tác dụng của thuốc sử dụng chữa bệnh .. 29
2.7. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................... 30
2.7.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 30
2.7.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................... 32
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 34
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 34
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 34
3.3. Nội dung và các chỉ tiêu thực hiện ......................................................... 34
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện. ................................... 34
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi. .......................................................................... 34
3.4.2. Phương pháp theo dõi(hoặc thu thập thông tin) .................................. 35
3.4.3. Xử lý số liệu: ...................................................................................... 35
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 36
4.1. Hiện trạng chăn nuôi của trang trại nghiên cứu...................................... 36
4.1.1. Tình hình hoạt động chăn ni ........................................................... 36
4.1.2. Quy trình chăm sóc ni dưỡng .......................................................... 37
4.1.3. Vệ sinh phịng bệnh ............................................................................ 39
4.2. Tình hình dịch bệnh ............................................................................... 43
4.2.1. Một số bệnh thường gặp ở lợn nái ...................................................... 43
4.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn con giai đoạn theo mẹ ......................... 46
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................... 48
5.1. Kết luận ................................................................................................. 48

5.2. Đề nghị ................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển
đột phá. Cùng với sự phát triển đó nền nơng nghiệp nói chung, chăn ni nói
riêng cũng có bước phát triển theo, đặc biệt nghề chăn nuôi lợn.
Chăn nuôi lợn là một ngành chiếm vị trí quan trọng trong nơng nghiệp
nói chung và chăn ni nói riêng ở nước ta hiện nay. Là một ngành có từ lâu
đời đã và đang ngày một dần phát triển rộng rãi với quy mô hơn. Không chỉ
cung cấp nguồn thực phẩm chủ yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người
mà còn góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó phát triển
chăn ni tập trung và chun mơn hóa cao là một trong những nội dung quan
trọng trong q trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp ở nước ta trong thời kì
phát triển mới. Nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng cao đang đặt
ra cho các nhà quản lý nơng nghiệp phải nhanh chóng hiện đại hóa sản xuất
nơng nghiệp. Trong khi diện tích sản xuất dành cho nông nghiệp ngày càng
giảm do phát triển đô thị, cơng nghiệp, giao thơng và các cơng trình dịch vụ
khác, phát triển chăn nuôi theo xu hướng tập trung, nâng cao quy mô là xu thế
tất yếu.
Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất của chăn nuôi lợn nái
sinh sản là dịch bệnh còn xảy ra phổ biến gây nhiều thiệt hại cho đàn lợn nái
nuôi trong các trang trại cũng như nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình. Đối với lợn
nái nhất là lợn ngoại được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp cho nên
tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ngày càng nhiều hơn do khả năng thích nghi của đàn

lợn nái với điều kiện ngoại cảnh nước ta cịn kém. Mặt khác trong q trình
sinh đẻ lợn nái dễ bị nhiễm các vi khuẩn như Streptococcus, E.coli… xâm
nhập và gây nhiễm trùng và dễ mắc các bệnh như viêm tử cung, hội chứng


2

mất sữa, bại liệt đây là các loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh
sản của lợn mẹ. Bệnh tuy không xảy ra ồ ạt nhưng gây thiệt hại lớn cho lợn
nái: gây chết thai, lưu thai, sẩy thai…nghiêm trọng hơn bệnh vẫn âm thầm
làm hạn chế khả năng sinh sản của đàn lợn nái ở các lứa tiếp theo, ảnh hưởng
đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của tồn ngành chăn ni lợn. Với mục
đích góp phần năng cao khả năng sinh sản của đàn lợn, nâng cao hiệu quả của
điều trị bệnh, tiết kiệm chi phí.
Trên thực tế đó em tiến hành chun đề: “Thực hiện quy trình chăm
sóc, ni dưỡng và phịng trị bệnh cho lợn nái nuôi tại Thanh Xuân-Văn
Giang- Hưng Yên”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu của chun đề
- Đánh giá tình hình chăn ni của trang trại
- Nhằm nắm vững kiến thức về quy trình chăm sóc, ni dưỡng
- Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương
pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
- Rèn luyện và nâng cao tay nghề, củng cố kiến thức đã học và tìm hiểu
thêm những kiến thức thực tế
1.2.2. Yêu cầu
- Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn nái tại
trại đạt hiệu quả cao.
- Đánh giá được tình hình chăn ni tại trại Thanh Xn,Văn Giang,
Hưng n



3

Phần2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện của trang trại
2.1.1.1. Vị trí địa lý
-Trại chăn ni Thanh Xn-Văn Giang-Hưng n. Vị trí địa lý của
huyện Văn Giang được xác định như sau:
+Phía Nam giáp huyện Khối Châu
+ Phía Đơng Nam giáp huyện n Mỹ
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Trì,
đều của Hà Nội.
+ Phía Đơng Bắc giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội và huyện Văn Lâm,
Hưng Yên.
-Huyện có 11 đơn vị hành chính. Dân số huyện Văn Giang hơn 12 vạn
người, tổng diện tích tự nhiên là 71,79 km².
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
-Theo phân vùng của nha khí tượng thuỷ văn thành phố, trại lợn nằm
trong vùng có khí hậu đặc trưng của khu vực đó là nóng ẩm vào mùa hè, có
mùa đơng lạnh, mưa nhiều điển hình của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón
nhận trực tiếp khối khơng khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa
đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Khí hậu vùng này thích
hợp cho thực vật nhiệt đới như chè, thuốc lá, hồi. Tuy nhiên, thời tiết khu vực
này hay nhiễu động trong năm gây ra những khó khăn đáng kể, nhất là vào
các thời kỳ chuyển tiếp.



4

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại
-Trại chăn nuôi được xây dựng từ năm 2009, đến nay trại đi vào sản xuất
được 9 năm, song hàng năm sản xuất của trại đều gia tăng, đời sống của cán bộ
công nhân viên được cải thiện, trại chăn ni có ban lãnh đạo là những người
đam mê, giàu nghị lực và tâm huyết đối với nghề chăn nuôi. Đặc biệt trại chăn
nuôi đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chun mơn,
kinh nghiệm, thực tiễn và yêu nghề. Trại có 41 cán bộ nhân viên trong đó:
-Lao động gián tiếp có 8 người:
+ Tổng giám đốc cơng ty: 1
+ Kế tốn: 2
+ Làm vườn, nấu ăn: 2
+ Bảo dưỡng : 2
+ Bảo vệ: 1
- Lao động trực tiếp có 33 người:
+ 5 kỹ sư chăn nuôi
+ 28 công nhân
2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại
- Hệ thống chuồng trại
Khu vực sản xuất của trung tâm được đặt trên một khu vực cao, dễ
thoát nước và được tách biệt với khu điều hành, khu dân cư xung quanh.
Xung quanh trại có hàng rào bảo vệ, cổng vào và nơi sản xuất có hố sát trùng
để ngăn ngừa dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.
Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng Đông Nam đảm bảo thống
mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng và xây dựng theo kiểu mái chuồng xuôi
tránh hiện tượng ứ đọng nước, có 4 chuồng đẻ, trong đó: 3 chuồng đẻ mỗi
chuồng có 66 ơ chuồng và 1 chuồng đẻ có 120 ơ chuồng, 2 chuồng bầu có
1020 ơ chuồng, 6 chuồng lợn thịt với 700 con/chuồng , 1 chuồng



5

Tânđáo(chuồng hậu bị) với100 con/chuồng, 1 chuồng cai sữa với 750
con/chuồng và 1 chuồng đực với 70 ô chuồng, mỗi chuồng đều có lối đi ở
giữa.
Các ơ chuồng thường được thiết kế theo kiểu sàn bằng bê tông. Các
chuồng nuôi đều được lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống dẫn nước tự động,
mùa hè có hệ thống làm mát bằng quạt điện và hệ thống dàn mát. Mùa đơng
có hệ thống bóng đèn hồng ngoại.
Tổng diện tích của trang trại là 4 ha, trong đó 2,5 ha dùng để chăn ni,
1 ha là ao cá, cịn lại là diện tích xây dựng cơng trình xung quanh trang trại
gồm nhà điều hành và các cơng trình phụ trợ khác.
2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
2.2.1. Đặc điểm sinh lý của lợn nái
Sinh sản là một quá trình sinh lý phức tạp nhằm đáp ứng duy trì nịi
giống và đảm bảo cho sự tiến hoá của sinh vật, đây là một đặc tính của sinh
vật. Đặc biệt trong chăn nuôi vấn đề này lại rất được quan tâm, nhằm mục
đích làm sao cho gia súc sinh sản nhiều nhất trong một thời gian ngắn, từ đó
đem lại hiệu quả cao cho người chăn ni.
2.2.2. Sự thành thục về tính và thể vóc
Sự thành thục về tính
Sự thành thục về tính có ý nghĩa lớn, là điều kiện để gia súc thực hiện
khả năng sinh sản, tuy nhiên trong chăn nuôi lợn sinh sản người ta thường bỏ
lần động dục này. Nó chỉ mang tính chất báo hiện khả năng có thể sinh sản
của lợn nái.
Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định thì sẽ có biểu hiện về
tính dục. Con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng sinh ra
tế bào trứng. Theo Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006)[24] cho biết thành

thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh


6

sản. Lúc này tất cả các bộ phận sinh dục như: buồng trứng, tử cung, âm đạo,...
đã phát triển hoàn thiện và có thể bắt đầu bước vào hoạt động sinh sản. Đồng
thời với sự phát triển hoàn thiện bên trong thì ở bên ngồi các bộ phận sinh
dục phụ cũng xuất hiện và gia súc có phản xạ về tính hay xuất hiện hiện tượng
động dục. Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống,
tính biệt và các điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc ni dưỡng.
+ Giống
Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau.
Hầu hết các giống lợn nội thì thành thục sớm hơn các giống lợn ngoại,
những giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn những giống có
tầm vóc lớn.
Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [10], tuổi động dục đầu tiên ở
lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng, khi khối lượng đạt từ 20 - 25 kg.
Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần, ở lợn lai
F1 (có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể
đạt 50-55kg. Lợn ngoại động dục muộn hơn từ 6 - 8 tháng khi đạt 65- 80 kg.
Tùy theo giống, điều kiện chăm sóc ni dưỡng và quản lý mà lợn có
tuổi động dục lần đầu khác nhau. Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu
vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158 ngày tuổi), các giống lợn ngoại Yorkshire,
Landrace muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi.
+ Điều kiện chăm sóc, ni dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của
lợn nái. Lợn được ni dưỡng với khẩu phần thức ăn đầy đủ, phù hợp nhu cầu
dinh dưỡng thành thục sinh dục sớm hơn so với lợn được ni dưỡng với
khẩu phần thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp.

Theo John Nichl (1992) [12], chỉ rõ lợn nái được nuôi trong điều kiện
dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình là 188,5 ngày (6 tháng tuổi)


7

và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày
(trên 7 tháng tuổi).
+ Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính của gia súc.
Những giống lợn ni ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành thục về
tính sớm hơn những giống lợn ni ở vùng có khí hậu ơn đới và hàn đới.
Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng tới sự thành thục của lợn nái
hậu bị. Nếu ta để một con đực đã thành thục về tính gần ơ chuồng của những
con nái hậu bị thì sẽ thúc đẩy nhanh sự thành thục về tính của chúng.
Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Theo Dwane R.(2000) [6],mùa hè lợn
nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu – đơng, điều đó có thể do ảnh
hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong
các tháng nóng bức. Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục
sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày
(mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các
mùa khác trong năm, bóng tối cịn làm chậm tuổi thành thục về tính so với
những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là tuổi thành thục về tính thường sớm
hơn tuổi thành thục về thể vóc. Vì vậy, để đảm bảo sự sinh trưởng và phát
triển bình thường của lợn mẹ và đảm bảo những phẩm chất giống của thế hệ
sau nên cho gia súc phối giống khi đã đạt một khối lượng nhất định tuỳ theo
giống. Ngược lại, cũng không nên cho gia súc phối giống quá muộn vì ảnh
hưởng tới năng suất sinh sản của một đời nái đồng thời ảnh hưởng tới thế hệ
sau của chúng. Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [10], cho rằng: Không

nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳ này cơ thể lợn chưa
phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng ni thai, trứng chưa
chín một cách hồn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái


8

lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần đầu rồi mới cho phối giống.
Sự thành thục về thể vóc
Tuổi thành thục về thể vóc là tuổi mà con vật có sự phát triển về ngoại
hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, xương đã được cốt hóa hồn tồn,
tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi
thành thục về tính, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp
tục thành thục về thể vóc. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi không
nên cho gia súc sinh sản quá sớm vì nếu phối giống sớm quá, cơ thể mẹ chưa
thành thục về thể vóc sẽ có ảnh hưởng xấu như: trong thời gian có chửa có sự
phân tán chất dinh dưỡng, ưu tiên cho sự phát triển bào thai, ảnh hường xấu
đến sự phát triển của cơ thể mẹ, do đó sự phát triển của bào thai cũng bị ảnh
hưởng, kết quả mẹ yếu con nhỏ. Mặt khác, khung xương chậu chưa phát triển
hoàn toàn, nhỏ hẹp làm con vật khó đẻ.
Vì vậy, trong chăn ni lợn cái sinh sản các nhà chăn nuôi khuyến cáo
tuổi phối giống lần đầu nên bỏ qua 1 – 2 chu kì động dục đầu tiên và khối
lượng phối giống lần đầu ở lợn nội nên đạt 50 – 60kg, ở lợn ngoại là 90 –
100kg, Đặng Vũ Bình, 1995[2].
2.2.3. Chu kỳ tính và thời gian phối giống thích hợp
Chu kỳ tính
Chu kỳ sinh dục (chu kỳ tính) là một q trình sinh lý phức tạp của cơ
thể cái sau khi cơ thể phát triển hồn tồn và cơ quan sinh dục khơng có q
trình bệnh lý thì trong buồng trứng có q trình nỗn bao thành thục, trứng
chín và thải trứng. Song song với q trình thải trứng của cơ thể nói chung và

đặc biệt là cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi và sự biến đổi đó
lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính. Chu kỳ tính được bắt
đầu từ khi cơ thể cái đã thành thục về tính nó tiếp tục xuất hiện và chấm dứt
khi cơ thể cái già yếu, thời gian lần thải trứng trước đến lần thải trứng sau gọi


9

là một chu kỳ. Có thể nói chu kỳ tính là một hiện tượng sinh vật có tính quy
luật đặc trưng của cơ thể cái nó tạo ra hàng loạt điều kiện cần thiết để tiến
hành giao phối, thụ tinh và phát triển bào thai.
Chu kỳ động dục của lợn nái là thời gian từ khi bắt đầu động dục lần
này đến lần động dục tiếp theo. Khoảng thời gian đó thường từ 18 – 21 ngày.
Lợn nái hậu bị chu kỳ động dục thường ngắn hơn từ 17 – 18 ngày đơi khi cịn
ngắn hơn, Trần Văn Phùng và cs, 2004[18]
Ở những cơ thể đã có thai do sự tồn tại của thể vàng nên khơng cịn chu
kỳ tính và nó được tiếp tục sau khi sinh sản xong một thời gian. Thời gian phụ
thuộc vào nhiều yếu tố cả về thể chất con vật và ngoại cảnh tác động.
Thời gian một chu kỳ tính của lợn nái trung bình 21 ngày. Thời gian
động dục một chu kỳ kéo dài trung bình là 5 ngày. Một chu kì được chia làm
4 giai đoạn: Tiền động dục (Proestrus), động dục (Oestrus), sau động dục
(Prostoetrus) và giai đoạn yên tĩnh (Pioestrus), Trần Văn Phùng và cs,
2004[18]
Giai đoạn tiền động dục
Giai đoạn này kéo dài 1 – 2 ngày được tính từ khi thể vàng tiêu biến
đến lần động dục tiếp theo. Đây là giai đoạn chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho
trứng và tinh trùng gặp nhau. Trạng thái cơ thể và thần kinh có sự thay đổi:
- Thể vàng tiêu biến nồng độ progesteron trong máu giảm, tuyến yên
tăng tiết FSH, hormone này kích thích nỗn bào phát triển tăng lên về khối
lượng kích thước và nhơ lên bề mặt của buồng trứng.

- Sự tăng tiết FSH của tuyến yên kích thích buồng trứng tiết oestrogen.
Bên ngồi bị ảnh hưởng bởi oestrogen làm cho cơ quan sinh dục có
nhiều biểu hiện như âm hộ bắt đầu sưng lên, hơi mở to, có màu hồng tươi và
có dịch nhờn lỗng, Trần Văn Phùng và cs, 2004[18]


10

Người chăn ni có thể quan sát kỹ để phát hiện giai đoạn này, nhưng
nên chú ý giai đoạn này trứng chưa rụng nên không dẫn tinh và phối ép.
Giai đoạn động dục
Theo Đặng Vũ Bình (1995)[2],động dục là giai đoạn quan trọng nhưng
trong thời gian ngắn. Ở lợn khoảng 2 – 3 ngày. Gồm 3 thời kỳ liên tiếp là:
hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Đặc điểm của giai đoạn này:
- Lượng oestrogen tiết ra đạt mức cao nhất kích thích não gây hưng
phấn tồn bộ cơ thể.
- Các biểu hiện về thần kinh: thần kinh hưng phấn, âm hộ xung huyết,
tấy sưng lên, chuyển từ mầu hồng nhạt sang màu hồng đỏ, càng tới thời điểm
rụng trứng thì âm hộ càng thẫm màu, chuyển sang màu mận chín. Tử cung hé
mở rồi mở rộng. Âm đạo tiết niêm dịch chuyển từ trong suốt và loãng sang
đặc dần keo dính có tác dụng làm trơn đường sinh dục và ngăn chặn sự xâm
nhập của vi khuẩn.
- Các biểu hiện về thần kinh: Thần kinh hưng phấn. Tai vểnh, đi lệch
sang 1 bên, con vật ít ăn hoặc bỏ ăn, bồn chồn không yên, kêu giống và phá
chuồng, nhảy lên lưng con khác. Lúc đầu chưa cho con đực nhảy, sau đó mới
chịu đực: Mắt đờ đẫn, nhìn xa xăm, bắt đầu cho con khác nhảy lên lưng và
chịu đực.
- Trứng rụng: Ở lợn sau khi động dục 25 – 30 giờ thì trứng rụng và thời
gian trứng rụng kéo dài từ 10 – 15 giờ, vì vậy nên phối 2 lần cho lợn sẽ có kết
quả thụ thai cao.

Sau khi rụng trứng mà được thụ tinh thì chuyển sang thời kì chửa, nếu
khơng được thụ tinh thì chuyển sang giai đoạn sau động dục.
Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 ngày, các hiện tượng động dục bên
ngoài giảm dần, âm hộ bắt đầu teo lại, tái nhợt, lợn ăn uống trở nên tốt hơn so


11

với trước đó. Cịn bên trong buồng trứng xuất hiện thể vàng và tiết ra
hormone progesteron làm ức chế trung khu sinh dục vùng dưới đồi, ức chế
tuyến yên làm giảm tiết hormone oestrogen, giảm hưng phấn, ngừng tiết dịch
ở tử cung, con vật trở lại trạng thái bình thường.
Giai đoạn yên tĩnh
Đây là giai đoạn kéo dài nhất từ 12 – 14 ngày, giai đoạn này con cái
hoàn toàn khơng có phản xạ động dục, con vật n tĩnh, âm hộ con cái trở lại
trạng thái bình thường, ăn uống bình thường, hồn tồn khơng có phản xạ với
lợn đực nữa. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng vì con vật nghỉ ngơi và
hồi phục về mặt cấu tạo, chức năng của cơ quan sinh dục chuẩn bị cho chu kỳ
tiếp theo. Quan sát bên trong thấy thể vàng tiêu biến dần, hiện tượng có một
số bao nỗn bắt đầu phát triển.
Thời gian phối giống thích hợp
Căn cứ vào chu kỳ động dục, thời gian rụng trứng, thời gian sống cũng
như thời gian cần thiết để tinh trùng vận động đến điểm thụ thai thích hợp
trong ống dẫntrứng xác định thời điểm phối giống thích hợp. Thời gian rụng
trứng của lợn cái thường bắt đầu vào khoảng 16 giờ sau động dục và kéo dài
đến 70 giờ. Tỷ lệ rụng trứng đạt 93 – 94% trong thời gian động dục từ 31 –
41 giờ. Khi cho phối quá sớm hoặc quá muộn, tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra
trong ổ bị giảm sút nhanh, Trần Văn Phùng và cs, 2004[18].
Trong thực tế việc phối giống thích hợp dựa trên số lần kiểm tra chịu

đực mà người chăn nuôi tiến hành mỗi ngày. Việc dùng lợn đực thí tình có thể
phát hiện 100% số lợn cái động dục. Khi lợn đực xuất tinh, tinh trùng phải
qua 2 – 3 giờ mới di chuyển lên 1/3 ống dẫn trứng, trong đường sinh dục của
con cái, tinh trùng thể thể sống được 45 – 48 giờ, nhưng thời gian còn khả
năng thụ thai chỉ 20 – 24 giờ. Như vậy phải phối giống cho lợn nái trước khi
trứng rụng 1 – 2 giờ vào giữa giai đoạn chịu đực (Theo Đặng Vũ Bình,


12

1995[2]).
Theo một số nghiên cứu, nái lai và nái ngoại: Hậu bị thì phối giống
ngay sau khi chịu đực và phối lặp sau khi phối giống lần đầu 12 giờ. Với nái
đã sinh sản thì cho phối sau khi chịu đực 12 giờ lần 1, và phối 12 giờ tiếp theo
cho lần 2. Đối với nái nội cần phối sớm hơn nái lai và nái ngoại, thích hợp là
vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3. Nên phối vào lúc sáng sớm và chiều
mát thì sẽ đạt hiệu quả cao(Theo Đặng Vũ Bình, 1995[2]).
Hiện nay người chăn ni thường áp dụng phương pháp phối nhiều lần,
nhất là trong thụ tinh nhân tạo, lần trước cách lần sau khoảng 12 giờ và có thể
phối tới 3 lần cho một lợn nái khi động dục nhất, là đối với lợn ngoại. Bằng
cách này không chỉ làm tăng tỷ lệ thụ thai từ 5 – 8% mà có thể tăng được
khoảng 0,4 con/lứa, Trần Văn Phùng và cs, 2004[18]
Cơ chế động dục
Chu kỳ động dục của lợn cái được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh và
thể dịch. Khi các nhân tố ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt độ, mùi con đực...
tác động và kích thích vùng dưới đồi (Hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố
tác động lên tuyến yên, kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folliculo
Stimulin Hormone) và LH (Luteinizing Hormone). FSH kích thích nỗn bao
phát triển đồng thời cùng với LH làm cho noãn bao thành thục, chín và rụng
trứng. Khi nỗn bao phát triển và thành thục, tế bào hạt trong thượng bì bao

nỗn tiết ra estrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Khi hàm lượng hormone
này trong máu đạt 64 - 112% sẽ kích thích con vật có những biểu hiện động
dục. Đồng thời dưới tác động của estrogen cơ quan sinh dục biến đổi: tử cung
hé mở, âm hộ, âm đạo sung huyết, tiết niêm dịch, sừng tử cung và ống dẫn
trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Cuối chu kỳ
động dục thì estrogen lại kích thích tuyến yên tiết ra LH và giảm tiết FSH.
Khi lượng LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì sẽ kích thích cho trứng chín và rụng


13

trứng. Sau khi trứng rụng thể vàng được hình thành ở nơi bao noãn vỡ ra. Thể
vàng tiết Progesterone giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử
cung đồng thời ức chế tiết GSH (Gonado Stimulin Hormone) của tuyến yên
làm cho bao noãn trong buồng trứng của lợn cái không phát triển được và kết
thúc một chu kỳ động dục.
2.2.4. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái
+ Tuổi động dục lần đầu
Là tuổi khi lợn cái có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục
lần đầu khác nhau phụ thuộc vào giống lợn. Lợn nội tuổi động dục lần đầu
sớm hơn lợn ngoại, lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nái
nội. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái bền lâu cần bỏ qua 1
– 2 chu kỳ động dục rồi mới phối giống.
Tuổi động dục lần đầu còn phụ thuộc vào mùa vụ và chịu ảnh hưởng
của ngoại cảnh, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ môi trường cũng như chế độ
dinh dưỡng, mức độ sinh trưởng trước và sau cai sữa (Nguyễn Tấn Anh và
Nguyễn Duy Hoan, 1998) [1].
Theo Lê Xuân Thọ và Lê Xuân Cương (1979) [20], đối với lợn nái hậu
bị và lợn nái sau cai sữa chậm động dục, tiêm huyết thanh ngựa chửa có thể
gây động dục.

+ Tuổi phối giống lần đầu
Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta chưa tiến hành phối
giống cho lợn cái vì thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc, số lượng
trứng rụng cịn ít. Người ta thường tiến hành phối giống cho lợn nái vào chu
kỳ thứ 2 hoặc thứ 3.
Tuổi phối giống lần đầu được tính bằng cách cộng tuổi động dục lần
đầu với thời gian động dục của một hoặc hai chu kỳ nữa hoặc tuổi tại thời
điểm phối giống lần đầu.


14

+ Tuổi đẻ lứa đầu
Sau khi thụ thai, lợn chửa trung bình là 114 ngày(113 ngày-116 ngày).
Tuổi đẻ lứa đầu là tuổi lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên. Lợn cái nội ( Ỉ, Móng Cái )
trong sản xuất tuổi đẻ lứa đầu thường 11 – 12 tháng. Lợn nái lai và lợn nái
ngoại nên cho đẻ lứa đầu lúc 12 – 13 tháng tuổi ( Phạm Hữu Doanh và Lưu
Kỷ, 2003) [10].
∗ Những hiểu biết về sinh lý đẻ
Theo Trần Tiến Dũng và cs, ( 2002)[8] gia súc cái mang thai trong một
thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới
tác động của cơ chế thần kinh – thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn
để đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài.
Đẻ là quá trình đưa thai đã phát triển thành thục theo đường sinh dục
của mẹ ra ngồi. Nếu khơng đủ hai điều kiện trên tức là đẻ khơng bình thường.
Trước khi đẻ, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi quan trọng có liên quan tới
việc đẩy thai ra ngồi như: dây chằng xương chậu giãn, gia tăng chiều dài từ
25 – 30 % so với bình thường ( người ta gọi là hiện tượng sụt lưng ), nút cổ tử
cung loãng. Trước khi đẻ từ 12 – 48 giờ thân nhiệt hơi hạ xuống. Cổ tử cung
mở, sữa bắt đầu tiết.

Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định gia
súc đẻ:
+ Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong.
+ Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu.
+ Trước khi đẻ 1/2 ngày, hàng vú trước vắt được sữa đầu.
+ Trước khi đẻ 2 – 3 giờ, hàng vú sau vắt được sữa đầu.
Đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh
– thể dịch. Khi thai đã thành thục thì quan hệ sinh lý giữa mẹ và nhau thai
khơng còn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở thành như một ngoại vật trong tử


15

cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ. Khi lợn đẻ tồn thân co bóp,
thường gọi là cơn đau, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra ngoài. Khi
thai ra rốn thai tự đứt, lợn là một loài đa thai nên đẻ từng con một, cách khoảng
10 – 15 hoặc 20 phút đẻ 1 con. Thời gian đẻ của lợn trung bình kéo dài từ 1 – 6
giờ, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì cần xem xét để có biện pháp tác động ngay.
2.3. Sinh trưởng và phát triển của bào thai lợn
2.3.1. Đặc điểm phát triển của bào thai lợn
Hiểu được rõ vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác ni
dưỡng và chăm sóc lợn mẹ thời kỳ mang thai. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến tỷ lệ sảy thai, tỷ lệ chết thai, số lượng và khối lượng sơ sinh lợn con.
Lợn nái thường chửa từ 113 – 116 ngày, trung bình là 114 ngày và được chia
làm 3 thời kỳ: Thời kỳ phôi thai, thời kỳ tiền thai, thời kỳ bào thai.
Thời kỳ phôi thai (kéo dài từ 1 – 22 ngày)
Đây là thời kỳ phát dục mạnh của thai. Bắt đầu từ khi trứng và tinh
trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Tinh trùng kết hợp với nhân
của tế bào trứng sẽ tạo thành hợp tử. Sau thụ tinh 1 – 3 ngày, hợp tử sẽ
chuyển vào bám và làm tổ ở hai bên sừng tử cung, lấy chất dinh dưỡng từ tế

bào trứng và tinh trùng. Mầm thai được hình thành sau thụ tinh 3 – 4 ngày,
lúc đầu mầm thai lấy chất dinh dưỡng từ nỗn hồng và tinh trùng, sau đó
hình thành màng mầm thai lấy chất dinh dưỡng qua màng bằng quá trình
thẩm thấu. Sau 5 – 6 ngày hình thành túi phơi. Màng thai gồm 3 màng: màng
ối, màng niệu và màng nhung, Lê Xuân Cương, 1986[4].
- Màng ối là màng trong cùng gần với thai nhi nhất (hình thành sau 7 –
8 ngày), thường trong suốt, có hình bầu dục, ở rốn của thai thì màng ối và da
của thai nhi dính lại. Túi trong màng ối có nước ối màu vàng sau đó biến
thành màu vàng nhạt, nước ối giảm vào thời kỳ mang thai. Thành phần hố
học của nước ối khơng ổn định ở từng giai đoạn có chửa. Nhưng chủ yếu là


16

protein, ure, muối, đường, kích tố nhau, Oxytocin… Tác dụng của nước ối là
giữ cho nhau ở trạng thái cân bằng tránh sự chèn ép của các cơ quan phủ tạng
mẹ và giúp cho thai nhi tránh được tác nhân cơ học từ bên ngồi, ngồi ra cịn
làm cho các tổ chức xung quanh khơng dính vào thai nhi. Khi gia súc đẻ túi
màng ối vỡ có tác dụng bơi trơn đường sinh dục để quá trình đẻ được dễ dàng hơn.
- Màng niệu là màng nằm giữa màng đệm và màng ối, màng niệu từ
hốc bụng của phơi thị ra mà hình thành có thể coi như một bóng đái ngồi cơ
thể. Trong màng niệu có chứa nước niệu, thành phần hoá học của nước niệu là
ure và một số muối.
- Màng nhung là màng ngoài cùng, trên màng nhung có lơng nhung
(núm nhau) để lấy chất dinh dưỡng từ mẹ truyền cho phơi.
Cuối thời kỳ này có hình thành thêm một số cơ quan như: Hình dạng
của đầu, hố mắt, tim, gan nhưng chưa hoàn chỉnh, khối lượng phôi thai đạt 1 –
2g. Ở thời kỳ này, sự kết hợp giữa mẹ và con chưa chắc chắn, dễ bị sảy thai
nếu tác động không tốt, lợn mẹ cần được yên tĩnh, không đánh đuổi đi lại mạnh.
Thời kỳ tiền thai (từ ngày mang thai thứ 23 – 39)

Thời kỳ này nhau thai đã được hình thành nên sự kết hợp giữa mẹ và
con chắc chắn hơn. Do đó, hiện tượng sảy thai ít xảy ra và thai bắt đầu lấy
dinh dưỡng qua nhau thai. Cuối thời kỳ này thai đã tương đối hoàn chỉnh.
Khối lượng thai phát triển khá nhanh, đến ngày thứ 30 khối lượng đạt 3g,
ngày thứ 39 đạt 6 – 7g, Lê Xuân Cương, 1986[4].
Thời kỳ bào thai ( từ ngày mang thai thứ 40 – 114)
Theo Lê Xuân Cương, 1986[4],đến thời kỳ này sự trao đổi chất của bào
thai mãnh liệt để hình thành các bộ phận cịn lại như: Hình thành da, mọc lông,
mọc răng và bắt đầu thể hiện đặc điểm của giống. Bào thai phát triển rất nhanh
nhất là từ ngày thứ 90 trở đi. Đến cuối thời kỳ này mỗi thai nặng 1200 – 1300


17

gram đối với lợn ngoại, 500 – 600 gram đối với lợn móng cái. Vì vậy ni
dưỡng nái ở kỳ cuối rất quan trọng, nó quyết định khối lượng của con sơ sinh.
Trong thực tế sản xuất, để tiện cho việc ni dưỡng, chăm sóc người ta
chia làm 2 thời kỳ.
Chửa kỳ I: Từ khi lợn nái có chửa đến ngày thứ 84. Thời kỳ này cần
được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sinh trưởng và phát
triển của bào thai đặc biệt là nhu cầu protein nhưng về mặt thức ăn thì hạn chế
và tránh hoạt động nhiều.
Chửa kỳ II: Từ ngày có thai thứ 85 đến khi đẻ, lợn nái chửa kỳ này cần
được cung cấp đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng chất dinh dưỡng trong
khẩu phần vì 3/4 khối lượng sơ sinh phát triển trong thời kỳ này
2.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chết phôi
Tỷ lệ chết phôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giai đoạn chửa, các
yếu tố di truyền, dinh dưỡng, khí hậu, tuổi lợn nái, bệnh tật…
Các giai đoạn chửa:Ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ phôi chết, tỷ lệ này
cao nhất ở tháng đầu tiên sau khi có chửa với mức khoảng 40%.

Yếu tố di truyền:Ảnh hưởng của yếu tố di truyền chủ yếu liên quan
đến phương pháp nhân giống, nếu phối giống cận huyết thì tỷ lệ chết phơi sẽ
tăng rất cao.
Khẩu phần ăn: Ảnh hưởng đến tỷ lệ chết phôi nhiều nhất là trong
thời kỳ đầu sau khi phối giống. Nếu sau khi phối giống vẫn sử dụng thức ăn
có năng lượng cao hay sử dụng nhiều thức ăn giống như giai đoạn chờ phối sẽ
làm tăng tỷ lệ chết phôi. Trong khẩu phần ăn nếu protein quá cao hoặc thiếu
vitamin (nhất là vitamin A và E) cũng là ngun nhân gây chết phơi sớm.
Tiểu khí hậu chuồng ni: Nhiệt độ thích hợp cho lợn nái là 18 –
21°C, nếu nhiệt độ quá cao (>30°C) có thể làm tăng tỷ lệ chết phơi thậm chí
có thể gây ra hiện tượng sảy thai.


18

Thời điểm phối giống: Phối giống quá sớm hoặc quá muộn cũng gây
ảnh hưởng tới tỷ lệ chết phôi. Nếu phối giống chậm 14 giờ sau khi trứng rụng
thì tỷ lệ phơi sống chỉ có 32% so với tỷ lệ 82% nếu phối 6 giờ trước khi trứng
rụng (Vũ Đình Tôn và cs, 2008)[26].
Tuổi lợn nái: Thông thường từ lứa thứ 6 – 7 trở đi số con đẻ ra mỗi
lứa giảm và sự giảm sút này chủ yếu là do tỷ lệ phôi chết cao chứ không phải
do số trứng rụng giảm.
2.4. Một số bệnh ở lợn nái.
2.4.1 Bệnh viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung xảy ra trên các giống lợn nội, ngoại khác nhau. Lợn
nái đẻ ít lứa, nhiều lứa hay đang ni con đều có thể mắc bệnh song tỷ lệ mắc
bệnh phụ thuộc vào yếu tố vệ sinh, chăm sóc ni dưỡng. Khi gia súc sinh đẻ
nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm
mạc tử cung bị xây xát, bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây
viêm. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó

thương hàn, bệnh lao… thường gây viêm tử cung (Đỗ Quốc Tuấn, 2005 [23])
* Nguyên nhân bệnh viêm tử cung
Theo Trần Tiến Dũng và cs, 2002 [8],viêm tử cung là một quá trình
bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ
các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia
súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.
Theo các tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [3], Phạm Sỹ Lăng và cs,
2002 [14], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn
tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngồi vào tử cung lợn nái
gây viêm.


×