Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trong quân đội ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.02 KB, 107 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN DŨNG

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRONG QUÂN ĐỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TỘI PHẠM HỌC
VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

Hà Nội, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN DŨNG

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRONG QUÂN ĐỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THANH DƯƠNG

Hà Nội, năm 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong luận văn này là
những kiến thức của bản thân tơi có được trong q trình học tập, tham khảo,
nghiên cứu tài liệu và trong thực tiễn hoạt động công tác dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Thanh Dương. Những nội dung nêu trong luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Lê Văn Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI
PHẠM TỘI XPSH TRONG QUÂN ĐỘI Ở NƯỚC TA……………........7
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội xâm
phạm sở hữu.......................................................................................................7
1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu .............11
1.3. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm
tội xâm phạm sở hữu ......................................................................................22
Chương 2: THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU TRONG QUÂN ĐỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...........30
2.1. Khái quát tình hình tội xâm phạm sở hữu xảy ra trong quân đội ở nước ta
hiện nay ...........................................................................................................30
2.2. Thực trạng các đặc điểm của nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
trong quân đội ở nước ta hiện nay...................................................................36
2.3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội xâm
phạm sở hữu trong quân đội ở nước ta hiện nay….........................................43
Chương 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM XÂM

PHẠM SỞ HỮU TRONG QUÂN ĐỘI Ở NƯỚC TA TỪ KHÍA CẠNH
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI………………………………………...60
3.1. Dự báo tình hình tội xâm phạm sở hữu và đặc điểm nhân thân người
phạm tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội ở nước ta....................................60
3.2. Các giải pháp phòng ngừa tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội ở nước ta
từ khía cạnh nhân thân người phạm tội...........................................................63
KẾT LUẬN ...................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

CQTP

: Cơ quan tư pháp

CQĐTHS

: Cơ quan điều tra hình sự

CQTHTT

: Cơ quan tiến hành tố tụng

ANCT


: An ninh chính trị

TTATXH

: Trật tự an toàn xã hội

XPSH

: Xâm phạm sở hữu

KTQP

: Kinh tế quốc phòng

KTTT

: Kinh tế thị trường


PHỤ LỤC
Bảng số 2.1. Tình hình tội XPSH trong Quân đội giai đoạn 2015 - 2019
Bảng số 2.2. Cơ số tội phạm nói chung và tội XPSH trong Quù hợp để hạn chế, ngăn chặn tội phạm xảy ra.
Các đơn vị Quân đội cần tạo điều kiện, cũng như quán triệt, nhắc nhở tất
cả những người đang phục vụ trong Quân đội cần phối hợp với nhà trường
trong việc quản lý giao tiếp bạn bè của con cái. Qua đó, phát hiện các mối
quan hệ bạn bè tiêu cực để kịp thời uốn nắn, giải thích để trẻ hiểu được các
quy định, chuẩn mực, đạo đức của gia đình, xã hội. Bên cạnh đó, cần động
viên các em tham gia những phong trào, hoạt động chung của cộng đồng để
các em giao lưu, học hỏi, chơi với nhóm bạn bè tích cực, từ đó trẻ ý thức được

mình thuộc về cộng đồng, là người có ích cho xã hội.
3.2.6. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường kinh tế
Điều kiện, hoàn cảnh kinh tế là một trong những yếu tố có ý nghĩa rất
lớn đối với việc hình thành động cơ, mục đích phạm tội và tác động trực tiếp
đến cách thức xử sự của con người, nhất là với nhóm tội phạm XPSH. Kinh tế
ổn định và phát triển là nền tảng vững chắc cho công tác phịng ngừa tội phạm
nói chung và các tội phạm XPSH ở nước ta và trong Quân đội nói riêng. Dưới
tác động của nền KTTT đã làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội,
dễ nảy sinh tham nhũng, tội phạm, kích thích lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá
nhân… Bên cạnh đó, sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với
những biểu hiện khác nhau về thối hóa, biến chất, sa vào chủ nghĩa cá nhân,

74


chạy theo danh lợi, tiền tài. Đây là một vấn đề lớn, cho nên trong nội dung
luận văn tác giả chỉ đi sâu vào một số giải pháp để giảm bớt các tác động tiêu
cực từ môi trường kinh tế dành riêng cho Quân đội.
Riêng đối với Quân đội, môi trường kinh tế có tác động tiêu cực khơng
nhỏ lên tâm tư, nguyện vọng của tất cả những người đang phục vụ trong Quân
đội và quá trình điều hành, quản lý tại các doanh nghiệp Quân đội. Vì vậy, để
giảm bớt các tác động tiêu cực từ môi trường kinh tế cần:
Thứ nhất, sự tác động của mặt trái nền KTTT sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, Đảng viên, với những biểu
hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,
chạy theo danh lợi, tiền tài, đó chính là nguồn gốc làm phát sinh tư tưởng
chiếm đoạt tài sản và là động lực thúc đẩy người phục vụ trong Quân đội thực
hiện tội phạm XPSH. Vì vậy, để hạn chế sự tác động của mặt trái nền KTTT
cần phải không ngừng giáo dục, nâng cao phẩm chất chính trị cách mạng,
nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật, cũng như ý thức chấp hành

nội quy, điều lệnh trong Quân đội. Việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức
cách mạng, nhận thức pháp luật có thể thực hiện thơng qua cơng tác sinh hoạt
chính trị, pháp luật tại đơn vị, địa phương thực hiện, hoặc qua công tác tuyên
truyền pháp luật do các CQTHTT trong Quân đội thực hiện. Đối với công tác
này, cần thực hiện thường xuyên, liên tục, khi thực hiện việc tuyên truyền
phải thật ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp cận để người được tuyên truyền có khả
năng tiếp thu cao nhất để từ đó hiểu rõ thế nào là hành vi phạm tội, hành vi
phạm tội XPSH và trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện các hành vi đó.
Thứ hai, phải hồn thiện quy trình, quy định trong công tác điều hành,
quản lý các doanh nghiệp Quân đội khi tham gia vào nền KTTT. Bởi đây là
những đơn vị trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh tế, nên sẽ chịu
tác động trực tiếp từ yếu tố tiêu cực của môi trường kinh tế. Qua số liệu tại

75


[Bảng số 2.12 phần phụ lục] cho thấy, có đến 50,98% bị cáo người phạm tội
XPSH trong Quân đội là lao động hợp đồng, thành phần này là người do các
doanh nghiệp Quân đội quản lý và thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội là lợi
dụng sơ hở trong công tác quản lý, điều hành tại các đơn vị trên. Vì vậy, việc
hồn chỉnh các quy trình, quy định trong công tác điều hành, quản lý các
doanh nghiệp Quân đội là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa nhóm tội phạm
XPSH. Bên cạnh đó, việc hồn chỉnh các quy trình, quy định trong cơng tác
điều hành, quản lý các doanh nghiệp Quân đội vừa là động lực thúc đẩy để
đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả kinh doanh, vừa là bước đi phù hợp,
vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả của
KTQP. Từ đó, vừa làm tốt cơng tác phịng chống tội phạm nói chung và tội
phạm XPSH trong Quân đội nói riêng, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển KTQP
nhằm mục đích xây dựng, phát triển Quân đội chính quy hiện đại về mọi mặt.
Một trong những yếu tố quan trọng để ngăn ngừa, hạn chế và dần loại bỏ

tội phạm XPSH trong Quân đội là xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội
phạm. Như kết quả nghiên cứu cho thấy, việc quá sơ hở trong công tác quản
lý, trông coi tài sản trong Quân đội là nguyên nhân, điều kiện để tội phạm này
xảy ra, việc phát sinh tội phạm XPSH thường diễn ra ở các khu vực ngoài
doanh trại Quân đội. Trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh thì việc
phải xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị ngồi doanh trại Qn đội là điều
khơng thể tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra là việc quản lý, trông coi cơ sở vật
chất, trang thiết bị đó được thực hiện như thế nào. Để làm tốt vấn đề trên cần:
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị của
Quân đội, đặc biệt là những cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật nằm ngoài doanh
trại Quân đội. Phải thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê tài sản hàng
tháng, quý và năm. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tiến hành kiểm tra định

76


kỳ, đột xuất và phải cử người tiến hành quản lý, trơng coi tài sản, nếu đơn vị
khơng có người thì có thể th các Cơng ty bảo vệ để thực hiện nhiệm vụ này.
Đối với những cơ sở vật chất ở khu vực đồi núi, hẻo lành, khơng có
người quản lý trơng coi thì áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc quản lý, trông
coi tài sản. Như là gắn camera để theo dõi quản lý tại các vị trí để tài sản mà
có nguy cơ bị xâm hại, gắn các thiết bị báo động tự động khi tài sản bị xâm
phạm, hoặc theo dõi quản lý để biết các tài sản bị chiếm đoạt đang ở đâu để
phối hợp với cơ quan chức năng truy tìm lại tài sản.
3.2.7. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường xã hội
Để hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường xã hội cần phải:
Thứ nhất, các đơn vị trong Quân đội đảm bảo thực hiện tốt, có hiệu quả
các chính sách an sinh xã hội, nhất là các đơn vị đóng quân tại các địa bàn có
điều kiện, hồn cảnh khó khăn. Làm tốt cơng tác trên giúp các cán bộ, chiến
sỹ, cơng nhân viên Quốc phịng,…có cuộc sống ổn định hơn, an tâm trong

công tác phục vụ Quân đội, hạn chế các tác động tiêu cực bên ngồi xã hội có
thể tác động vào họ làm nảy sinh ý định hoặc thúc đẩy họ phạm tội.
Thứ hai, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật, nội quy, quy định cho các cán bộ, chiến sỹ, cơng nhân
viên Quốc phịng, thành phần lao động hợp đồng, cũng như phối hợp với các
cơ quan chức năng ngoài Quân đội làm tốt cơng tác tun truyền này trong và
ngồi Qn đội. Nhưng trọng tâm là phải đảm bảo toàn bộ các cán bộ, chiến
sỹ, cơng nhân viên Quốc phịng, thành phần lao động hợp đồng có đủ kiến
thức, hiểu biết về pháp luật nói chung, về pháp luật hình sự và về nhóm tội
XPSH, cũng như về đặc điểm nhân thân người phạm tội XPSH để từ đó có
biện pháp phịng ngừa, đấu tranh với nhóm tội phạm này.

77


Kết luận Chương 3
Phịng ngừa tình hình tội xâm phạm sở hữu từ khía cạnh nghiên cứu đặc
điểm nhân thân và các yếu tố tác động đến việc hình thành các đặc điểm tiêu
cực trong nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu đóng vai trị quan
trọng, góp phần quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm
xâm phạm sở hữu trong Quân đội ở nước ta.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá khái quát tình hình
tội phạm xâm phạm sở hữu, các đặc điểm của nhân thân người phạm tội xâm
phạm sở hữu và những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người
phạm tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội giai đoạn 2015 - 2019, trong
Chương 3, tác giả đã đưa ra một số dự báo tình hình tội phạm xâm phạm sở
hữu và các đặc điểm nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trong thời
gian tới, đồng thời đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả cơng tác
phịng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu trong Quân đội từ khía cạnh nhân
thân người phạm tội xâm phạm sở hữu giai đoạn tiếp theo.


78


KẾT LUẬN
Tình hình tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm sở hữu trong Quân
đội thời gian vừa qua diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng đến tình hình
an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và làm hưởng khơng nhỏ đến hình ảnh,
uy tín của Quân đội. Để đảm bảo thực hiện tốt công tác đấu tranh, phịng
chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng, các cơ
quan tư pháp trong Quân đội đã tham mưu cho Thủ trưởng Bộ Quốc phòng
ban hành nhiều văn bản, tổ chức thực hiện nhiều giải pháp phịng ngừa với
mục đích từng bước loại bỏ những yếu tố tiêu cực là nguyên nhân của tội
xâm phạm nói chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng, nhưng kết quả
đạt được chưa cao. Hiện nay, tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trong
Quân đội vẫn diễn ra phức tạp, với tính chất nghiêm trọng, phương thức thủ
đoạn ngày càng tinh vi hơn. Trong khi việc nghiên cứu hoạt động phòng
ngừa đối với tội phạm này để đề ra các giải pháp cụ thể phục vụ cơng tác
phịng ngừa tội phạm cịn q ít.
Để đấu tranh phịng, chống có hiệu quả với tình hình tội xâm phạm sở
hữu trong Quân đội, một nội dung quan trọng là nhận thức một cách đúng
đắn, sâu sắc nhân thân người phạm tội nói chung và phạm tội xâm phạm sở
hữu nói riêng. Bởi vì, nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm,
những dấu hiệu quan trọng thể hiện rõ nhất bản chất xã hội của con người
thực hiện hành vi phạm tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nghiên
cứu nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm thuộc yếu tố về chủ thể
người thực hiện hành vi phạm tội, làm rõ các yếu tố liên quan tới việc hình
thành và thúc đẩy các phẩm chất tiêu cực của con người, khiến họ có hành vi
đi ngược lại với các chuẩn mực, các lợi ích xã hội; giúp q trình định tội,
định khung, quyết định hình phạt một cách chính xác, cũng như đề ra các biện

pháp hữu hiệu giáo dục, cải tạo người phạm tội xâm phạm sở hữu. Trong luận

79


văn, tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về nhân thân người
phạm tội xâm phạm sở hữu như khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm nhân thân người
phạm tội xâm phạm sở hữu, các yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc
điểm tiêu cực của nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu. Trên cơ sở lý
luận, tác giả đã tập trung khảo sát thực tiễn, làm rõ đặc điểm nhân thân người
phạm tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội và các yếu tố tác động hình thành
các đặc điểm tiêu cực của nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trong
Quân đội từ năm 2015 đến năm 2019. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra dự báo và
các giải pháp phịng ngừa thiết thực với tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu
trong Quân đội từ khía cạnh nhân thân người phạm tội trong thời gian tới.
Luận văn là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu nhân thân người
phạm tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội trong giai đoạn 2015 - 2019, mặc
dù tác giả đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu trong quá trình nghiên cứu thực hiện
luận văn nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình của q thầy, cơ
giáo, các đồng nghiệp,… để tiếp tục hồn thiện kết quả nghiên cứu của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thanh
Dương, cùng các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học luật đợt 2
năm 2018; các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ công tác trong các Cơ quan tiến
hành tố tụng Bộ Quốc phịng… đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kinh
nghiệm, tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tài liệu để tác giả thực hiện
hoàn thành Luận văn này./.

80




×