Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 105 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH HOÀNG VƯƠNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM
CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2020



VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH HOÀNG VƯƠNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM
CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Thị Hồng Vân


HÀ NỘI - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Minh Hoàng Vương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA TẠI TỒ ÁN NHÂN DÂN..10
1.1 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và giải quyết
tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa………………………………………10
1.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại…………13
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hóa của Tịa án nhân dân ……………………………………………..19
1.4 Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hóa bằng hệ thống Tòa án và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam…….……26
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA TẠI
TỊA ÁN VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN 1, TP.HCM…………………………..…………………………....…..40
2.1 Các qui định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về hợp đồng
mua bán hàng hóa tại Tịa án…………………………………………………40

2.1 Thủ tục giải quyết............................................................................................... 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HĨA TẠI TỊA ÁN…………………………………………………...71
3.1. Phương hướng hồn thiện…………………………………………….71
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết các tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa……72
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 84


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng Dân sự

CHXHCN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

LTM

Luật thương mại

TANDTC


Tịa án Nhân dân tối cao

PGS.TS

Phó Giáo sư Tiến sĩ

TNHH

Trách nhiệm Hữu hạn

TS

Tiến sĩ

Th.S

Thạc sĩ

VKS

Viện kiểm sát


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hiện nay, ở các quốc gia đang phát triển việc đưa đất nước ngày càng hội
nhập và mở rộng cơ chế thị trường, làm ăn với đối tác trong và ngoài nước nên
việc phát sinh tranh chấp trong hoạt động mua bán, giao thương cũng ngày một
đa dạng và phức tạp.

Mua bán hàng hóa được hiểu là hoạt động mang tính thương mại mà qua
đó bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên
mua và nhận thanh tốn, bên mua có trách nhiệm thanh toán cho bên bán, nhận
hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Bản chất của hợp đồng mua bán
hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán, đây là bản chất chung của hợp
đồng. Mục đích của các bên khi thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa là nhằm
đạt được lợi ích mà các bên mong muốn và hợp đồng mua bán hàng hóa là một
trong những loại hợp đồng đặc trưng và phổ biến nhất trong hoạt động kinh
doanh thương mại.. Hiện nay, cùng với sự phát triển của tồn cầu hóa, hoạt
động mua bán hàng hóa khơng còn diễn ra ở phạm vi hẹp của một quốc gia mà
phạm vi kinh doanh lan rộng ra phạm vi thế giới. Do đó, hợp đồng mua bán hàng
hóa đã trở thành công cụ hiệu quả nhất để các bên đạt được sự thỏa thuận và lợi
ích khi tiến hành các hoạt động mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, những tranh
chấp trong hoạt động thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hố nói
riêng ngày một tăng về số lượng cũng như sự phức tạp của từng vụ việc địi hỏi
phải có một hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn diện, cơ chế giải quyết nhanh
gọn, mục đích để khơng gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và hoạt
động kinh doanh của các bên
Pháp luật Việt Nam quy định các hình thức giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp đối với loại hợp đồng
mua bán hàng hóa nói riêng gồm có các hình thức là: Thương lượng, hòa giải,


Trọng tài và Tòa án. Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng mua bán hàng hóa rất
phổ biến và cần phải lựa chọn một phương thức để giải quyết kịp thời, nhanh
chóng.. Nhà nước khuyến khích các chủ thể thực hiện việc thương lượng, thỏa
thuận nhằm giải quyết mâu thuẫn trước tiên, nếu như khơng giải quyết được thì
mới lựa chọn phương thức giải quyết bằng Trọng tài hoặc Tòa án, đây là phương
thức lựa chọn cuối cùng.

Các hình thức giải quyết tranh chấp đối với loại hợp đồng mua bán hàng
hoá theo pháp luật Việt Nam hiện nay gồm thương lượng, hoà giải, Trọng tài và
Toà án. Tuy nhiên, hiện nay việc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng mua bán
hàng hóa ở Việt Nam, các chủ thể thường chọn phương thức giải quyết bằng Tòa
án nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc giải quyết, thi hành án cũng như nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, Tịa án là cơng cụ bảo đảm cho các
bên thực hiện nghĩa vụ của mình thơng qua biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng
mua bán thơng qua Tịa án có ý nghĩa rất quan trọng, điều đó khơng chỉ đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia trong hợp đồng mà cịn có ý
nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của thành phố. Vì vậy nếu giải quyết tranh
chấp tốt thì sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc bảo đảm mơi trường kinh doanh an
tồn, lành mạnh. Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng
mua bán ở Tịa án nước ta nói chung và các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng cịn một số vướng mắc và
khó khăn cần phải nghiên cứu. Việc hạn chế, khó khăn trong thực tiễn xét xử
phần lớn là do pháp luật về giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại còn
thiếu đồng bộ, chưa thống nhất, cũng như chưa phù hợp với xã hội hiện nay.
Điều đó, sẽ làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân
cấp quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều bản án, quyết định
bị kháng cáo, kháng nghị có thể bị sửa án hoặc bị hủy án.


Từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp về Hợp đồng mua bán hàng hóa tại
Tịa án nhân dân các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh khi các tranh
chấp này trở nên đa dạng và phức tạp, việc nghiên cứu pháp luật về giải quyết
tranh chấp Hợp đồng mua bán tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện tại Thành
phố Hồ Chí Minh sẽ phù hợp với thực tiễn xã hội, có ý nghĩa rất lớn về mặt lý
luận.
Từ những phân tích trên, tác giả chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp hợp

đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đối với các đề tài nghiên cứu liên quan đến tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hóa đã được rất nhiều nhà khoa học lựa chọn và nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều chỉ nghiên cứu về lĩnh vực riêng
của Hợp đồng mua bán hàng hóa và giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa mà
chưa đi cụ thể vào việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tịa
án nhân dân các quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu các vấn đề liên quan về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa đã có một số cơng trình của các tác giả như :
- “Tính đặc thù trong thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, lao động.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” - TS Nguyễn Văn Dũng (2001), Đề tài cấp
Bộ, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao;
- “Những giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng xét xử các tranh
chấp thương mại tại Toà án nhân dân” – Cử nhân Đỗ Cao Thắng (2004), Đề tài
cấp bộ, Chánh tòa Tòa Kinh tế;
- “Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
bằng con đường Tịa án ở Việt Nam” ,Th.S Trần Thị Thùy Trang;
- “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng
Tòa án và Trọng tài”, GS.TSKH Đào Trí Úc;


- “Một số lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện
nay”, PGS.TS Nguyễn Như Phát, TS Lê Thị Thu Thủy;
- “Tranh chấp hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp hợp
đồng” và đề tài “Tăng cường vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh
chấp kinh tế”,TS. Phan Chí Hiếu;
- “Giải quyết tranh chấp thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự từ
thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”, Th.S Trần Thị Như Mơ;

- “Lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại
Tòa án”, Th.S Nguyễn Văn Hợp;
- “Hoàn thiện thủ tục pháp lý về hòa giải trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại tại Tòa án” ,Th.S Tăng Thị Nhớ;
- “Giai đoạn chuẩn bị xét xử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại”, Th.S Võ Thị Ngọc Huyền.
Và rất nhiều đề tài của các nhà khoa học đã nghiên cứu pháp luật về giải
quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nói chung và hợp đồng tín dụng, mua bán
hàng hóa, cho thuê,… nói riêng. Đồng thời, các đề tài nghiên cứu trên hầu hết đều
nghiên cứu chung về lĩnh vực tranh chấp kinh doanh mua bán, tuy nhiên các bài
viết chủ yếu dừng lại trên phương diện lý thuyết, chưa khảo sát, đánh giá thực tiễn
việc áp dụng trong thực tế công tác giải quyết tranh chấp tại một địa phương cụ
thể, đặc biệt là chưa có cơng trình nào nghiên cứu, khảo sát về thực tiễn giải quyết
tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tịa án nhân dân Quận 1 Thành phố Hồ
Chí Minh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu về giải quyết tranh
chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng con đường Tịa án vẫn cịn nhiều hạn chế
và mang tính thời sự, chưa giải quyết được triệt để các yêu cầu đặt ra của loại hình
tranh chấp này, bởi lẽ những vấn đề mâu thuẫn ngày càng đa dạng, phức tạp.
Dựa trên cơ sở tiếp thu từ những đề tài đã nghiên cứu nêu trên, bản thân
muốn mô tả rõ hơn về việc giải quyết những tranh chấp phát sinh trong hợp đồng
mua bán hàng hóa bằng con đường Tịa án cũng như việc áp dụng pháp luật


trong giải quyết tranh chấp này tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh, với sự kết hợp từ thực tiễn và các hiểu biết trong học tập đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về thương mại và đặc biệt là
các tranh chấp về hợp đồng mua bán tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện của
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và tại Tịa án nhân dân Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu này đã làm rõ ba vấn đề cơ bản:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về lĩnh vực tranh chấp
kinh doanh mua bán.
Thứ hai, quy định pháp luật về việc giải quyết tranh chấp mua bán phát
sinh trong hợp đồng mua bán.
Thứ ba, nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc giải quyết tranh
chấp mua bán phát sinh trong hợp đồng mua bán.
Kết quả nghiên cứu của các cơng trình nêu trên là cơ sở pháp lý, cơ sở lý
luận để luận văn kế thừa và phát triển. Những cơng trình trên đã tạo ra cơ sở lí
luận quan trọng về việc giải quyết tranh chấp mua bán phát sinh trong hợp đồng
mua bán. Tuy nhiên, luận văn này, tác giả khai thác vấn đề việc giải quyết tranh
chấp mua bán phát sinh trong hợp đồng mua bán dưới góc độ Luật thương mại,
thông qua việc nghiên cứu đánh giá việc giải quyết tranh chấp mua bán phát sinh
trong hợp đồng mua bán theo pháp luật hiện hành, thông qua việc nghiên cứu
thực tiễn thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
từ thực tiễn xét xử sơ thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả
giải quyết các tranh chấp về thương mại, về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tịa
án nhân dân cấp Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Với việc lựa chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hóa từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh” tác giả mong muốn sẽ có những đóng góp tích cực vào tình
hình nghiên cứu giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng mua bán theo


pháp luật hiện hành.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp
đồng mua bán tại Tòa án, lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng
mua bán; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử sở thẩm của
tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn có mục đích, đề

xuất một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của pháp luật về giải
quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tại Tòa án nhân dân Quận 1 của Thành phố
Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục đích nêu trên, đề tài của tác giả có những nhiệm
vụ sau đây:
- Phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề về mặt lý luận như: Khái niệm,
đặc điểm, vai trò của Hợp đồng mua bán hàng hóa, và giải quyết tranh chấp hợp
đồng mua bán hàng hóacác yếu tố tác động đến việc giải quyết tranh chấp hợp
đồng mua bán.
- Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam về
giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ở Việt Nam hiện nay và đặc biệt là trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết
tranh chấp hợp đồng mua bán tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh, đồng thời nêu lên những thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân trong việc giải
quyết tranh chấp đó.
- Đưa ra những phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp hợp đồng mua bán tại Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tập trung nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật Việt
Nam và thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng mua bán
hàng hóa tại Tịa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu và phân tích một số vấn đề lý
luận và quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua

bán hàng hóa.
Phạm vi về khơng gian nghiên cứu: Luận văn khảo sát, đánh giá thực tiễn
áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tịa
án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi về thời gian: Luận văn khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp
luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tịa án nhân dân
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến nay, thời điểm mà cả BLDS
2015 và BLTTDS 2015 đều đã có hiệu lực
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng khi nghiên cứu (tức là nghiên cứu
quy phạm pháp luật trong mối liên hệ chung, thống nhất với cả hệ thống pháp luật,
và đặt đối tượng nghiên cứu trong trạng thái động luôn thay đổi theo từng giai
đoạn lịch sử nhất định).

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu khoa học nói
chung và nghiên cứu về khoa học pháp lý nói riêng để thực hiện và hồn thành luận
văn, như:

- Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các khái niệm quy định
pháp luật hiện hành về quyền của người sử dụng lao động và những điểm hạn
chế, bất cập của pháp luật về quyền của người sử dụng lao động. Đánh giá thực


trạng áp dụng pháp luật về quyền của người sử dụng lao động tại Thành phố Hồ
Chí Minh;
- Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để so sánh những quy định
pháp luật hiện hành về quyền của người sử dụng lao động và các văn bản hướng
dẫn thi hành, so sánh các quy định pháp luật về quyền của người sử dụng lao

động với thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra những mâu
thuẫn và những khó khăn cịn tồn tại trong thực tế;
- Phương pháp thống kê nhằm hệ thống thực trạng tồn tại trong việc thực
thi các quy định pháp luật về quyền của người sử dụng lao động, từ đó đề ra các
phương hướng và giải pháp hồn thiện pháp luật về quyền của người sử dụng lao
động. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như:
phân tích quy phạm pháp luật thực định, phương pháp dự báo pháp luật, để giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra trong luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Kết quả nghiên cứu về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
tại Tịa án góp phần giúp các chủ thể kinh tế hiểu rõ những vấn đề lý luận, các
quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết. Đồng thời giúp chúng ta tìm hiểu
được những vướng mắc, những bất cập về pháp luật, từ đó đưa ra các giải pháp
hiệu quả hơn để hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao đội ngũ cán bộ tốt hơn,
giải đáp những vướng mắc của các chủ thể khi tham gia trong hoạt động kinh
doanh thương mại. Từ đó, đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tế có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn.
- Đề tài đóng góp cơ sở lý luận trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp Hợp đồng mua bán tại Tòa án.
- Đề tài đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp
Hợp đồng mua bán tại Tòa án. Đồng thời, đánh giá thực trạng giải quyết tranh
chấp Hợp đồng mua bán tại Tòa án Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.


- Đề tài đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán tại Tòa án Quận 1
nói riêng và tại các quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
- Đề tài làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách pháp luật
về thương mại nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua
bán tại Tòa án nói riêng. Đồng thời, luận văn cũng cung cấp nguồn tài liệu cho

sinh viên chuyên ngành luật và những người nghiên cứu lĩnh vực chuyên sâu về
Luật Thương mại và Luật Dân sự.
7. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm: phần mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3,
phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục các bản án trích dẫn, trong
đó:

Chương 1. Một số vấn đề chung về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua
bán hàng hóa tại Tịa án nhân dân.
Chương 2. Qui định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về
hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án và thực tiễn xét xử sơ thẩm tại Tịa án
nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Phương hướng và một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết các tranh chấp hợp
đồng mua bán hàng hóa tại Tịa án.


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN
1.1 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và giải
quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Hầu hết khi các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa đều muốn
duy trì sự hợp tác lâu dài để đảm bảo sự đoàn kết và hợp tác ổn định với nhau.
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mối quan hệ kinh tế giữa họ lại có sự bất đồng
dẫn đến tranh chấp trong kinh tế thương mại, trong đó có tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng mua bán hàng hóa.
Để hiểu về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thì cần làm rõ các khái
niệm về tranh chấp, hợp đồng, hoạt động mua bán hàng hóa.

1.1.1.1 Tranh chấp
Khi các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế, không tránh khỏi những mâu
thuẫn, bất đồng, nên tranh chấp thường phát sinh từ những mâu thuẫn, bất động
đó. Theo quan điểm triết học Mac- Lê nin, mâu thuẫn được hình thành và phát
triển giữa các chủ thể được xem như là quy luật chung của xã hội, là nguồn gốc,
là động lực của mọi sự phát triển. Mâu thuẫn tồn tại là yếu tố hình thành nên sự
phát triển của xã hội và là điều tất yếu ở mọi nơi, trên mọi lĩnh vực.
Như vậy, tranh chấp được hiểu là những xung đột thường phát sinh từ
những mâu thuẫn, bất đồng về những lợi ích của các bên tranh chấp muốn đạt
được.
1.1.1.2. Hợp đồng
Ở các nước khác nhau trên thế giới thì những định nghĩa cũng khác nhau
về hợp đồng. Nếu xét về khía cạnh bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể khi
tham gia trong hoạt động kinh tế, thương mại các quốc gia và vùng lãnh thổ đều
đã đưa ra nhiều khái niệm về hợp đồng như: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,


Hoa Kỳ, Pháp, Ấn độ, Nauy, Anh…Trong khi Hoa Kỳ cho rằng: “Hợp đồng là
tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự “thỏa thuận” của các bên...” thì Bộ
luật của Trung Quốc quy định: “Hợp đồng theo quy định của luật này là sự thỏa
thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ
thể bình đẳng tự nhiên, các tổ chức khác...”.
Việt Nam có rất nhiều quan điểm khác nhau về Hợp đồng, bao gồm khái
niệm dân sự theo nghĩa rộng (gồm cả kinh doanh, thương mại, lao động) và theo
nghĩa hẹp là không bao gồm kinh doanh, thương mại, lao động.
Đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng là thể hiện sự thỏa hiệp giữa các bên
với nhau. Việc thỏa hiệp giữa các bên tuân theo nguyên tắc được gọi là nguyên tắc
hiệp ý, là kết quả tất yếu của tự do hợp đồng. Khi giao kết hợp đồng, các bên tham
gia trong hợp đồng đều được tự do thỏa thuận, tự do quy định, bàn bạc về các nội
dung trong hợp đồng và xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ cụ thể trong hợp

đồng cho các bên. Đương nhiên tự do hợp đồng không phải là tự do tuyệt đối mà
phải là tự do theo qui định của pháp luật mà các bên áp dụng hoặc có thể áp dụng.
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều
bên với nhau, nhằm mục đích xác lập quyền và nghĩa vụ, thay đổi quyền và
nghĩa vụ, cũng như chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết hợp
đồng. Khi thực hiện giao kết một hợp đồng nào đó thì đây chính là một hành vi
pháp lý, thể hiện ý chí của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng để làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên.
1.1.1.3. Mua bán hàng hóa
Theo từ Điển Việt Nam, có thể hiểu mua có nghĩa là hành vi đổi tiền để
lấy hàng hóa đồ vật; Bán có nghĩa là hành vi đổi vật lấy tiền về hoặc chuyên
cung cấp các mặt hàng (vật) để lấy tiền lời;
Hàng hóa, theo Từ điển Việt Nam định nghĩa là một trong những phạm
trù cơ bản của kinh tế chính trị. Hàng hóa là sản phẩm của quá trình lao động của
con người, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua việc trao


đổi hoặc bn bán. Hiểu theo nghĩa hẹp thì hàng hóa là một dạng vật chất tồn tại
có hình dạng xác định trong khơng gian và có thể dung để trao đổi, mua bán
được. Cịn về nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể đêm ra trao đổi, mua
bán được.
Theo học thuyết về kinh tế chính trị của Mac-Lenin thì khái niệm hàng
hóa cũng được hiểu là sản phẩm của q trình lao động thơng qua việc trao đổi,
mua bán. Hàng hóa có thể ở dạng hữu hình như vàng bạc, cái bàn hay ở dạng vơ
hình như sức lao động.
Mua bán hàng hóa theo pháp luật một số nước:
Theo luật Thương mại thống nhất Mỹ:
Mua: Có nghĩ là thực hiện bằng cách bán, cho thuê, chiết khấu, đàm phám
thế chấp, bảo đảm, phát hành hoặc phát hành lại, quà tặng hoặc bất kỳ giao dịch
tự nguyện nào khác tạo ra sự quan tâm đến tài sản.

Người bán: Nghĩa là một người kinh doanh các loại hàng hóa hoặc bằng
cách khác bởi nghề nghiệp của anh ta tự coi là người có kiến thức hoặc kỹ năng
đặc biệt đối với các thơng lệ hoặc hàng hóa liên quan đến giao dịch hoặc người
mà kiến thức hoặc kỹ năng đó có thể được quy cho việc làm của anh ta một đại
lý hoặc người môi giới hoặc người trung gian khác, người mà nghề nghiệp của
anh ta tự cho mình là người có kiến thức hoặc kỹ năng như vậy.
Hàng hóa: Nghĩa là tất cả mọi thứ bao gồm cả hàng hóa được sản xuất đặc
biệt) có thể di chuyển tại thời điểm xác định hợp đồng mua bán ngồi số tiền
phải trả, chứng khốn đầu tư (Điều 8) và những thứ đang hoạt động. “ Hàng
hóa” cũng bao gồm những con non chưa sinh của động vật và trồng trọt và
những thứ được xác định khác gắn liền với thực tế như được mô tả trong phần về
hàng hóa bị cắt đứt từ thực tế (mục 2- 107).
Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 (sau đây gọi tắt là LTM
2005) quy định như sau: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và


nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Điều 24 của LTM 2005 quy định về hình thức của hợp đồng mua bán
hàng hóa, theo đó, hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng
văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Còn trong trường hợp mà pháp
luật quy định hợp đồng mua bán hàng hóa loại đó phải được lập thành văn bản
thì phải tuân theo quy định đó.
Luật Thương mại năm 2005 cịn quy định về ngun tắc khi giao kết hợp
đồng thương mại như sau: Hợp đồng thương mại được thực hiện theo nguyên tắc
của các chủ thể tự nguyện, bình đẳng và trở thành phương tiện phục vụ cho mục
đích kinh doanh. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường thì đây là hình thức pháp
lý chủ yếu giúp các quan hệ giữa các chủ thể kinh tế thực hiện cơng việc của
mình một cách ổn định hơn, an tồn hơn và bình ổn hơn

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa là những bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia trong
hợp đồng về các quyền và nghĩa vụ mà ở đây chủ yếu là liên quan đến việc thực
hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận.

1.1.2 Đặc điểm, nguyên nhân tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.2.1. Đặc điểm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hố
Theo từ điển Tiếng Việt thì tranh chấp được hiểu là sự tranh giành một
cách giằng co không rõ về bên nào. Trong đời sống xã hội luôn ln có những
tranh chấp xảy ra trong mọi lĩnh vực, để xã hội ổn định và phát triển cần giải
quyết những tranh chấp ấy.
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh từ nội dung của hợp
đồng, giải thích hợp đồng, cũng như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng và quy định pháp luật có liên quan đến hợp đồng. Q trình
thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng, cũng như qui định về


trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng… Vi phạm hợp đồng là
căn cứ làm phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể.
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có các đặc điểm sau:
- Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa.
Vi phạm hợp đồng được xác định khi bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai không
thực hiện hay thực hiện không đầy đủ, không đúng những nội dung đã thỏa
thuận trong hợp đồng
- Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm.
Thiệt hại về tài sản là căn cứ để bên bị vi phạm đòi hỏi bên vi phạm phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đó. Việc chứng minh thiệt hại là của bên bị vi phạm,
nếu bên bị vi phạm khơng chứng minh được mình bị thiệt hại về vật chất do vi
phạm hợp đồng thì khơng thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường.
- Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy

ra.
Điều này có nghĩa là hành vi vi phạm hợp đồng phải là nguyên nhân dẫn đến
việc gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm
- Có lỗi của bên vi phạm.
Đây là điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành động vi
phạm hợp đồng của bên vi phạm, nếu một bên vi phạm hợp đồng nhưng khơng
có lỗi thì khơng thể bị bắt buộc bồi thường thiệt hại. Ví dụ như bên bán đang trên
đường giao hàng cho bên mua thì gặp phải lũ lụt khơng thể giao đúng giờ thì
việc vi phạm hợp đồng nay khơng do lỗi bên bán, nên không chịu trách nhiệm
bồi thường.
Ở Việt Nam, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thì việc hịa giải là ưu tiên, được coi
trọng. Các bên phải ngồi lại với nhau để bàn bạc tự thương lượng để đi đến việc
hòa giải với nhau. Nếu việc thương lượng, hòa giải khơng mang lại tiếng nói
chung thì mới đem ra tòa án hoặc trọng tài để giải quyết. Kể cả khi đã đưa ra tịa
án thì các bên vẫn có thể tiếp tục hịa giải với nhau, trung bình số lượng các vụ
tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa được giải quyết thơng qua hịa giải
chiếm khoảng 50% trên tổng số những vụ việc mà tòa án giải quyết.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự tham gia của nhiều thành phần kinh
tế kéo theo sự đa dạng về đối tượng chủ thể và lợi ích cần bảo vệ, sự xuất hiện
của các phương thức kinh doanh, thị trường và các yếu tố sản xuất phi truyền
thống làm phát sinh nhiều dạng tranh chấp như: Tranh chấp giữa các thành viên


công ty với công ty, tranh chấp giữa các thành viên cơng ty với nhau trong q
trình thành lập, hoạt động và giải thể công ty; tranh chấp mua bán các loại cổ
phiếu, trái phiếu; tranh chấp về liên danh, liên kết kinh tế; ...
1.1.2.2. Nguyên nhân tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hố
- Ngun nhân mang tính chủ quan
+ Do sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa.
+ Do ý chí chủ quan của các chủ thể trong hợp đồng (cố tình khơng thực hiện

các giao kết trong hợp đồng dẫn tới bên bị vi phạm buộc phải khởi kiện tại tòa án
để bảo vệ quyền lợi).
+ Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì tranh chấp phát
sinh ngồi những ngun nhân trên cịn do: năng lực của doanh nghiệp trong
quan hệ thương mại quốc tế còn nhiều hạn chế; sự thiếu hiểu biết về pháp luật và
tập quán thương mại quốc tế.
-

Nguyên nhân mang tính khách quan

+ Sự biến động của những yếu tố như giá cả, tỷ giá, cung cầu của mỗi quốc gia
là khác nhau ở mỗi giai đoạn ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên và có thể
dẫn đến nguy cơ xảy ra tranh chấp.
+ Các sự kiện bất khả kháng xảy ra ngẫu nhiên trong thực tế sau khi hai bên đã
ký kết hợp đồng mà không thuộc trường hợp đồng miễn trách nhiệm.
+ Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngồi những
ngun nhân khách quan trên cịn có thể kể đến các nguyên nhân sau: Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp
luật của hai quốc gia; ngoài ra, cịn có thể liên quan đến tập qn quốc tế điều
chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên ký kết lại khơng
tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng dẫn đến việc ký kết hợp đồng
không đúng, không đầy đủ, dẫn đến cách hiểu không thống nhất làm phát sinh
tranh chấp giữa các bên; Sự thay đổi chính sách và pháp luật điều chỉnh quan hệ
thương mại quốc tế.
Do vậy, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hố có rất nhiều dạng như:
tranh chấp về phương thức thanh toán, điều khoản giao nhận hàng hóa, số lượng,
chất lượng, thời gian giao nhận, phương pháp bảo quản...
1.1.3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa



Giải quyết tranh chấp chính là việc phân định đúng, sai cho các bên tranh
chấp rõ ràng. Khi các bên có tranh chấp xảy ra thì sẽ khơng tự thỏa thuận lựa
chọn được phương án giải quyết cũng như người đứng ra giải quyết tranh
chấp. Do đó theo quy định của phong tục, tập quán hay theo quy định của
pháp luật sẽ đề ra người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, cơ chế giải
quyết tranh chấp... để đảm bảo các bên tranh chấp đều chấp nhận kết quả giải
quyết tranh chấp cho dù kết quả đó khơng như mong muốn của họ. Cơ quan
có thẩm quyền, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định
theo quy định của pháp luật như Tòa án, hay theo phong tục, tập quán như già
làng, trưởng bản... giải quyết tranh chấp chính là việc người có thẩm quyền,
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra phán quyết cho việc tranh chấp giữa
các bên, buộc các bên tranh chấp có nghĩa vụ phải chấp hành phán quyết đó.
Như vậy, giải quyết tranh hợp đồng mua bán hàng hóa là việc người có
thẩm quyền, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong
quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

1.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng tịa án nhân
dân
Có 04 phương thức cơ bản giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa chủ yếu hiện nay, bao gồm: Thương lượng, Hịa giải, Giải quyết tranh chấp
thơng qua Trọng tài thương mại (hoặc Trọng tài quốc tế gọi tắt chung là Trọng
tài) vàGiải quyết tranh chấp thông qua tố tụng tại Tịa Án. Tác giả lần lượt phân
tích từng phương thức cụ thể như sau.
1.2.1. Phương thức thương lượng:
+ Khái niệm: Thương lượng có thể hiểu là việc các bên tranh chấp giải
quyết tranh chấp mua bán hàng hóa thông qua việc bàn bạc, dàn xếp, thỏa thuận,
tháo gỡ các vướng mắc phát sinh cũng như hòa giải và tìm ra phương án giải
quyết ổn thỏa nhất giữa các bên. Thương lượng là phương thức giải quyết của



hai bên với nhau, không thông qua bất kỳ bên thứ ba nào hoặc cần có sự trợ giúp
hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
+ Đặc điểm: Đặc điểm lớn nhất và đặc trưng nhất của phương thức này là
việc chính bản thân các bên tranh chấp tự giải quyết với nhau, khơng có sự tác
động của bên thứ ba nên rất cần sự hợp tác, thiện chí giữa các bên.
Q trình thương lượng giữa các bên dựa trên sự thỏa thuận và thiện chí,
tư giác của các bên, được hình thành bởi cơ chế tự giải quyết của các bên nên
không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.
Chính vì cơ chế tự giải quyết, tự thỏa thuận và khơng hề có sự trợ giúp
hay phán quyết của bên thứ ba, nên việc thực thi kết quả thỏa thuận phải tùy
thuộc vào sự tự nguyện, thiện chí của các bên mà khơng có bất kỳ cơ chế pháp lý
nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong q trình thương
lượng.
1.2.2. Phương thức hịa giải:
+ Khái niệm: Hòa giải được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp
hợp đồng mua bán hàng hóa dựa trên việc thỏa thuận, thương lượng giữa các bên
với nhau để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, khác với phương thức thương
lượng, hoa giải có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ,
thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp
đã phát sinh.
+ Đặc điểm:
Có sự tham gia của bên thứ ba trong vai trò làm trung gian để tìm kiếm
giải pháp giải quyết tranh chấp;
Hịa giải là việc tạo môi trường cho các bên trong tranh chấp thương
lượng, gặp gỡ để tháo gỡ các vướng mắc, trong suốt q trình hịa giải các bên
tranh chấp khơng chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khn mẫu, bắt buộc
của pháp luật về thủ tục hòa giải mà các chủ thể được tự do thỏa thuận, hòa giải
với nhau.



Giống phương thức thương lượng, kết quả hòa giải thành được thực thi
hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà khơng có bất
kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong q
trình hịa giải.
1.2.3. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại:
Việc lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua Tòa án
hoặc Trọng tài thương mại để đạt được kết quả tốt nhất luôn luôn là vấn đề không
hề đơn giản đối với các bên tranh chấp. Những ưu điểm, khuyết điểm của phương
pháp giải quyết tranh chấp này để nắm rõ về đặc điểm của từng loại nhằm áp dụng
chúng một cách linh hoạt, phù hợp cho từng vụ việc tranh chấp cụ thể.
+ Khái niệm: Phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua bán
hang hóa bằng Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động
của Trọng tài viên. Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba hoàn toàn độc lập với
bên mua và bên bán, sẽ đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực
hiện để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
+ Đặc điểm:
Được tiến hành khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó
phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài.
Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các Trọng tài viên.
Là phương thức đảm bảo quyền tự định đoạt cao nhất của các bên khi mà
các bên tranh chấp có thể thống nhất, thỏa thuận lựa chọn trung tâm Trọng tài,
Trọng tài viên, địa điểm giải quyết, luật áp dụng.
Hoạt động giải quyết không được công khai, đảm bảo tính bí mật.
Nếu như sau khi sử dụng phương thức thương lượng và hịa giải nhưng
khơng mang lại hiệu quả, các bên tranh chấp cũng không tự thỏa thuận đưa vụ
tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài thương mại thì mới sử dụng đến phương
thức giải quyết bằng Tịa án. Các bên thường gặp nhiều khó khăn do nhiều
nguyên nhân khác nhau khi tự giải quyết tranh chấp cho nên cần thiết phải có sự
can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà phổ biến ở đây là Tòa án.



Ngồi ra thì khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài, quyết định
trọng tài khơng có tính cưỡng chế cao như quyết định của Tòa án dẫn đến việc
thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng thuận lợi, hiệu quả như thi
hành bản án của Tòa. Việc thi hành quyết định trọng tài chủ yếu do các bên có
thiện chí và hợp tác giải quyết với nhau hay không. Cho nên việc giải quyết
tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thơng qua Tịa án là hình thức cuối cùng
mà các bên lựa chọn để giải quyết khi tranh chấp khơng cịn lựa chọn nào khác.
1.2.4. Phương thức giải quyết hợp đồng mua bán hàng hóa bằng Tịa án
nhân dân
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các
bên với nhau bằng con đường Tòa án được hiểu là phương thức giải quyết tranh
chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được Tòa án thực hiện
theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ theo qui định của pháp luật, có
cơ chế thi hành phán quyết và bắt buộc các bên đương sự phải tuân theo.
+ Đặc điểm:
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng con đường Tịa
án có những đặc điểm sau:
Tịa án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên
tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
Phán quyết của Tòa án bằng Bản án, Quyết định Nhân danh Nhà nước và
được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước;
Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thơng qua hai cấp xét xử.
Tịa án là cơ quan tư pháp có quyền nhân danh ý chí, quyền lực của Nhà
nước khi xét xử bất kỳ vụ án tranh chấp nào. Các Bản án hoặc Quyết định của
Tịa án khi đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội, công dân tôn trọng và chấp hành. Chính vì vậy, đối với những vụ
án tranh chấp về Hợp đồng mua bán hàng hóa các chủ thể kinh tế thường chọn
con đường giải quyết này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.



×