Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn - Phân tích hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng INDOVINA Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 84 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>



<i> Trang </i>


<b>PHẦN GIỚI THIỆU ... 1 </b>


1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 2


2.1 Mục tiêu chung ... 2


2.2 Mục tiêu cụ thể ... 2


3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 2


3.1 Không gian ... 2


3.2 Thời gian ... 2


3.3 Nội dung ... 2


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 2


<b>4.1 Phương pháp thu thập số liệu... 2 </b>


4.2 Phương pháp phân tích số liệu ... 3


5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ... 4


6. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI ... 5



<b>PHẦN NỘI DUNG ... 6 </b>


<b>Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 6 </b>


1.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TDCT ... 6


1.1.1 Khái niệm về phương thức thanh toán TDCT ... 6


1.1.2 Các thành phần tham gia q trình thanh tốn TDCT ... 6


1.1.3 Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức TDCT ... 7


1.1.4 Thư tín dụng (L/C) ... 8


1.1.4.1 Khái niệm ... 8


1.1.4.2 Nội dung ... 9


1.1.4.3 Các loại L/C thương mại thường gặp trong thương mại quốc tế ... 12


1.1.5 Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ ... 16


1.1.5.1 Ưu điểm ... 16


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ THANH TOÁN THEO


PHƯƠNG THỨC TDCT ... 20


1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh tốn theo phương thức tín


dụng chứng từ (TDCT) ... 20


1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng
chứng từ (TDCT) ... 22


1.3 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA THÀNH PHỐ
CẦN THƠ ... 25


1.3.1 Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực của TPCT ... 25


1.3.1.1 Xuất khẩu ... 25


1.3.1.2 Nhập khẩu ... 26


1.3.2 Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của TPCT ... 27


<b>Chương 2:</b> GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG INDOVINA CẦN THƠ ... 29


2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG INDOVINA
CẦN THƠ ... 29


2.1.1 Quá trình hình thành của ngân hàng Indovina Cần Thơ ... 29


2.1.2 Thị trường, nguồn lực và dịch vụ ... 30


2.1.2.1 Thị trường ... 30


2.1.2.2 Nguồn lực ... 31


2.1.2.3 Dịch vụ ... 31



2.1.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ... 32


2.1.4 Tình hình huy động vốn của hoạt động tín dụng ... 35


2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG INDOVINA
CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 ... 40


<b>Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN </b>
<b>XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ </b>
<b>TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA CẦN THƠ ... 42 </b>


3.1 GIỚI THIỆU VỀ PHỊNG THANH TỐN QUỐC TẾ (TTQT) ... 42


3.1.1 Q trình hình thành và phát triển phịng TTQT ... 42


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3.2 TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ DỊCH VỤ THANH TOÁN L/C ... 46


3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP
KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI I CẦN THƠ ... ..47


3.3.1 Tình hình thanh tốn quốc tế tại IVB Cần Thơ ... .47


3.3.1.1 Về số món ... 47


3.3.1.2 Về giá trị ... 50


3.3.2 Tình hình thực hiện phương thức TDCT ... 53


3.3.2.1 Về số món ... 53



3.3.2.2 Về giá trị ... 55


3.3.2.3 Về phí dịch vụ ... 57


3.3.2.4 Tình hình rủi ro trong thanh toán L/C của IVB Cần Thơ ... 61


3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG
INDOVINA CẦN THƠ...63


3.1 Những điểm mạnh và điểm yếu của IVB Cần Thơ... 63


3.4.1.1 Điểm mạnh ... 63


3.4.1.2 Điểm yếu ... 64


3.4.2 Những cơ hội và thách thức của IVB Cần Thơ ... 65


3.4.2.1 Cơ hội ... 65


3.4.2.2 Thách thức ... 67


3.4.3 Sơ đồ ma trận SWOT ... 68


<b>Chương 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT </b>
<b>ĐỘNG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG </b>
<b>TỪ TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA CẦN THƠ...70 </b>


4.1 NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THANH TOÁN ... 70



4.2 CẢI TIẾN KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ THANH TỐN ... 71


4.3 ĐẨY MẠNH TÀI TRỢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU ... 71


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...74 </b>


1. KẾT LUẬN...74


2. KIẾN NGHỊ...74


2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước...74


2.2 Đối với ngân hàng Indovina Cần Thơ...76


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>DANH MỤC BẢNG </b>



<i><b> Trang </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>DANH MỤC HÌNH </b>



<i> Trang </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>PHẦN GIỚI THIỆU</b>


<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


Thế giới ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hội nhập. Điều này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các quốc gia phát triển và mở rộng các mối quan hệ kinh
tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trị quan trọng. Việt Nam với


chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh
tế trong khu vực và trên thế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế
thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn
lực để phục vụ cho q trình Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Khi quan
hệ quốc tế mở rộng thì hoạt động thanh tốn quốc tế (TTQT) của Việt Nam phải
được hoàn thiện và phát triển, đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng đa dạng và
mở rộng trên phạm vi quốc tế, đặc biệt là hoạt động thanh toán hàng xuất nhập
khẩu. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia hoạt động
trên phải “thuận tiện, hiệu quả và an toàn”.


Cho đến nay các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi quan hệ mua bán
với nhau thường sử dụng các hình thức thanh tốn như: Chuyển tiền
(Remittance), Nhờ thu (Collection), Tín dụng chứng từ (Documentary Credit). Hai
phương thức đầu đều bất lợi cho một bên là người mua hoặc người bán, ngân hàng
chỉ là trung gian và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh tốn, cịn phương
thức tín dụng chứng từ (TDCT) đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia.
Bởi lẽ nó đáp ứng được nhu cầu của hai phía: Người bán hàng đảm bảo nhận tiền,
người mua nhận được hàng và có trách nhiệm trả tiền. Đây là phương thức tín
dụng quốc tế được áp dụng phổ biến và an toàn nhất hiện nay, đặc biệt trong thanh
tốn hàng hóa xuất nhập khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>
<b> 2.1 Mục tiêu chung </b>


Phân tích hiệu quả hoạt động thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ
đối với hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng Indovina Cần Thơ. Từ đó đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này tại ngân hàng Indovina chi nhánh
<b>Cần Thơ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thanh tốn của ngân hàng. </b>


<b>2.2 Mục tiêu cụ thể </b>



- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương thức tín dụng chứng từ và các yếu
tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động tín dụng chứng từ.


- Phân tích tình hình hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng
chứng từ của Indovina Cần Thơ (2006 – 2008).


- Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ của ngân hàng Indovina.


- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán
theo phương thức tín dụng chứng từ ở ngân hàng Indovina Cần Thơ.


<b>3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>
<b>3.1 Không gian </b>


Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thanh tốn theo phương thức L/C
<b>của phịng thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng Indovina Cần Thơ. </b>


<b>3.2 Thời gian </b>


Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dựa trên những số liệu báo cáo năm 2006 -
<b>2008 của phòng thanh toán quốc tế của ngân hàng Indovina Cần Thơ. </b>


<b>3.3 Nội dung </b>


Đề tài tập trung vào phân tích hoạt động thanh toán theo phương thức L/C
đối với hàng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Indovina Cần Thơ.


<b>4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>4.1 Phương pháp thu thập số liệu </b>


<b>- Sử dụng số liệu thứ cấp tại phòng TTQT của Ngân hàng INDOVINA </b>
Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 - 2008.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>4.2 Phương pháp phân tích số liệu </b>


<b> Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa </b>
trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.


∆y = y1 - yo


Trong đó:


y0: chỉ tiêu năm trước
y1: chỉ tiêu năm sau


∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế


Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra nguyên nhân biến động
của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.


<b> Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia </b>
giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.





Trong đó:



y0: chỉ tiêu năm trước
y1: chỉ tiêu năm sau


∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế


Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa
<b>các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. </b>


<b> Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ </b>
phận cấu thành nên một tổng thể. Tổng tất cả các tỷ trọng của các bộ phận trong
một tổng thể bằng 100%.



Số tương đối kết cấu =


Số tuyệt đối từng bộ phận
Số tuyệt đối của tổng thể


x 100 (%)
∆y =


yo
y1


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN </b>


- Để nội dung đề tài được hoàn chỉnh, bên cạnh việc xử lí và phân tích số
liệu thực tế tại Phịng TTQT của ngân hàng Indovina phải kể đến việc nghiên cứu


tài liệu tham khảo sau đây:


+ “Thanh toán quốc tế” của TS Đỗ Linh Điệp - Đại học kinh tế TPHCM.
Nội dung chủ yếu tập trung vào các phương tiện thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ
trong lĩnh vực ngoại thương.


+ “Tiền tệ - Ngân hàng và Thanh toán quốc tế” của PTS Trần Hoàng
Ngân - Đại học kinh tế TPHCM. Tài liệu chủ yếu giới thiệu về các hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thương mại, thanh toán quốc tế và những điều kiện
thanh toán quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương.


- Giáo trình “Thanh tốn quốc tế” của Th.s Nguyễn Thị Hồng Liễu – Đại
học Cần Thơ. Nội dung tập trung vào các phương thức thanh toán quốc tế, cán cân
thanh toán quốc tế và chính sách quản lý ngoại hối.


- Và các đề tài liên quan trước đây:


+ Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động thanh toán xuất nhập
khẩu bằng phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và thư tín dụng tại
ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” của Nguyễn Minh
Hoàng, năm 2009. Nội dung tập trung phân tích hoạt động thanh tốn quốc tế tại
ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ và đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này tại ngân hàng Công Thương Việt Nam
chi nhánh Cần Thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>6. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>PHẦN NỘI DUNG </b>


<b>CHƯƠNG 1 </b>



<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN </b>


<b>1.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TDCT </b>
<b>1.1.1 Khái niệm về phương thức thanh toán TDCT </b>


TDCT là một văn bản thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở
tín dụng), theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng) sẽ trả
tiền cho người thứ ba, hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba (người
hưởng lợi) hoặc sẽ trả chấp nhận, mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành,
hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hay mua hối phiếu, khi
người thụ hưởng xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều kiện tín
dụng thư được thực hiện đầy đủ.


<b>1.1.2 Các thành phần tham gia q trình thanh tốn TDCT </b>
Các bên tham gia vào q trình thanh tốn TDCT gồm:


<i>- Người yêu cầu (APPLICANT): </i>


Trong ngoại thương, người yêu cầu – cũng là người mua, nhà nhập
khẩu, là người yêu cầu ngân hàng phát hành TDCT.


<i>- Ngân hàng phát hành (ISSUING BANK): </i>


Ngân hàng của người yêu cầu (nhà nhập khẩu) – Khi chấp nhận yêu cầu
của người này sẽ thực hiện việc phát hành TDCT. Trong đó, đưa ra cam kết
thanh tốn có điều điện cho người thụ hưởng.


<i>- Người thụ hưởng (BENEFICIARY): </i>



Người thụ hưởng TDCT là người bán, nhà xuất khẩu hay bất cứ người
nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.


<i>- Ngân hàng thông báo (ADVISING BANK): </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>- Ngân hàng xác nhận (CONFIRMING BANK): </i>


Ngân hàng xác nhận là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ
cùng ngân hàng phát hành L/C đảm bảo việc trả cho người xuất khẩu, trong
trường hợp ngân hàng mở L/C không có khả năng thanh tốn. Ngân hàng xác
nhận thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ
quốc tế. Nó có thể chính là ngân hàng thông báo, hoặc một ngân hàng khác, do
người xuất khẩu yêu cầu và được chỉ định trong tín dụng thư.


<i>- Ngân hàng chỉ định (NOMINATED BANK): </i>


Ngân hàng được chỉ định là ngân hàng được chỉ định trong tín dụng thư,
cho phép ngân hàng đó thực hiện việc thanh toán, chiết khấu, hoặc chấp nhận bộ
chứng từ của người thụ hưởng phù hợp với quy định của TDCT. Tùy theo nhiệm
vụ được chỉ định mà tên gọi của ngân hàng này có thể là:


 Ngân hàng chỉ định thanh toán (nominated paying bank).
 Ngân hàng chỉ định chiết khấu (nominated negotiating bank).
 Ngân hàng chỉ định chấp nhận (nominated accepting bank).
<i>- Ngân hàng bồi hoàn (REIMBURSING BANK): </i>


Ngân hàng bồi hoàn là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy nhiệm
thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định thanh tốn
hoặc chiết khấu. Thơng thường, ngân hàng này chỉ tham gia giao dịch trong
trường hợp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định khơng có quan


<b>hệ tài khoản trực tiếp với nhau. </b>


<b>1.1.3 Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ </b>


<b>Hình 1.1: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ </b>
(7)


(6)
(2)


(10) (9) (1) (3) (5) (8)




(4)
Ngân hàng mở L/C


Người Nhập Khẩu Người xuất khẩu


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

(1) Dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương, người nhập khẩu đề nghị
ngân hàng phục vụ mình mở L/C.


(2) Nếu đủ điều kiện, Ngân hàng mở L/C và chuyển đến cho người xuất
khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại nước xuất khẩu.


(3) Ngân hàng thông báo, sau khi nhận được L/C sẽ kiểm tra và chuyển
đến cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung bản gốc.


(4) Người xuất khẩu nhận L/C tiến hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì


tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu.


(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo
đúng điều khoản trong L/C và chuyển đến cho ngân hàng thông báo.


(6) Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ thanh toán, tiến hành
kiểm tra thấy phù hợp thì sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C để yêu
cầu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.


(7) Nhận được bộ chứng từ thanh toán ngân hàng mở L/C kiểm tra lại nếu
thấy phù hợp ngân hàng sẽ thanh toán tiền (nhập hàng trả tiền ngay), hoặc ký
chấp nhận thanh toán lên hối phiếu và gửi hối phiếu lại (thanh toán trả chậm) cho
người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.


(8) Nhận được điện báo về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng hóa xuất
khẩu, ngân hàng gửi báo cho người xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu đã được
ký chấp nhận thanh toán cho người xuất khẩu.


(9) Ngân hàng mở L/C gửi chứng từ thanh toán cho người nhập khẩu
nhận hàng.


(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những
điều kiện thỏa thuận thì người nhập khẩu thanh tốn lại cho ngân hàng mở L/C.


<b>1.1.4 Thư tín dụng (L/C) </b>
<b>1.1.4.1 Khái niệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>1.1.4.2 Nội dung </b>


Thư tín dụng là công cụ để vận hành phương thức thanh toán theo tín


dụng chứng từ. Trong thực tế, tùy thuộc vào nội dung giao dịch thương mại đã
được các bên tham gia thỏa thuận trong hợp đồng thương mại thì mỗi loại L/C có
độ dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, xét trên góc độ ngun l ý chung thì về cơ bản
một L/C thường có những nội dung chủ yếu sau:


<i> Số hiệu của L/C: Mỗi L/C có một số hiệu riêng để trao đổi thư từ, </i>
điện tín giữa các bên liên quan đến việc thực hiện L/C. Số hiệu này, được nhà
xuất khẩu dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh
tốn. Do vậy, nó cũng là căn cứ và là điều kiện thuận tiện để các ngân hàng thực
hiện việc kiểm tra bộ chứng từ thanh toán.


<i> Địa điểm phát hành L/C: Đây là nơi ngân hàng phát hành thực hiện </i>
nghiệp vụ phát hành L/C, để cam kết việc trả tiền cho người thụ hưởng. Địa điểm
phát hàng L/C có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ
áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra giữa các bên có liên quan.


<i> Ngày mở L/C: Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu </i>
lực sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân
hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở của người nhập khẩu; là ngày bắt đầu
tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra
xem người nhập khẩu có mở L/C đúng thời hạn không. Về nguyên tắc, ngày mở
L/C không được trùng với ngày giao hàng mà phải trước ngày giao hàng một
khoản thời gian hợp lý, được tính tối thiểu bằng số ngày cần có để thơng báo
L/C, số ngày lưu L/C tại ngân hàng thông báo, số ngày người xuất khẩu cần có
để chuẩn bị hàng hóa giao cho nhà nhập khẩu.


<i> Loại thư tín dụng: Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác </i>
nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của những người liên quan đến L/C cũng có những
điểm rất khác nhau. Do đó, khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể
tiêu chí về loại L/C cần mở. Trên cơ sở đó, Ngân hàng phát hành sẽ chỉ định cụ


thể bức thư đó thuộc loại gì để tránh những hiểu lầm khơng cần thiết trong quá
trình thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

 Người thụ hưởng


 Ngân hàng phát hành L/C
 Ngân hàng thông báo
 Ngân hàng trả tiền (nếu có)
 Ngân hàng xác nhận (nếu có)
 Ngân hàng chiết khấu (nếu có)


<i> Số tiền của thư tín dụng: Số tiền này phải được ghi bằng số và </i>
bằng chữ, phải tuyệt đối thống nhất với nhau về lượng. Gắn liền với số lượng là
tên đơn vị tiền phải được ghi cụ thể, chính xác, kể cả tên quốc gia có đơn vị gần
đó (nếu cần).


<i> Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng: Mỗi L/C chỉ có hiệu lực trong </i>
một thời gian nhất định. Thông thường thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà
ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất
trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với các điều khoản, điều kiện
trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở đến ngày hết hạn
hiệu lực của L/C. Thời hạn hiệu lực dài hay ngắn tùy thuộc vào ngày mở thư,
ngày giao hàng.


<i> Thời hạn trả tiền của L/C: Trong mỗi bức thư tín dụng đều quy </i>
định rõ việc trả tiền cho người thụ hưởng được thực hiện: trả ngay hay trả chậm.
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng thương mại đã được
ký kết giữa các bên. Nếu trả ngay thì thời hạn trả tiền sẽ nằm trong thời hạn hiệu
lực của L/C. Ngược lại, nếu trả chậm thì có nghĩa là thời hạn trả tiền nằm ngoài
thời hạn hiệu lực của L/C. Tuy nhiên trong trường hợp này lưu ý là hối phiếu có


kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C, nếu
khơng thì bộ chứng từ sẽ trở nên bất hợp lệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i> Những nội dung về hàng hóa: những điều khoản như tên hàng, số </i>
lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, kí mã hiệu… đã thỏa thuận
trong hợp đồng thương mại cũng được thể hiện cụ thể trong nội dung của L/C.


<i> Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: Những điều khoản </i>
liên quan tới điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF…), nơi giữ hàng, giao hàng,
cách vận chuyển… cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung L/C.


<i> Những chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình: Yêu cầu về </i>
các loại chứng từ người thụ hưởng phải xuất trình thể hiện trong mỗi L/C có thể
khác nhau về số lượng, số loại, thậm chí cả về cách thành lập, điều này xuất phát
từ nội dung đã được thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thương mại.


Thơng thường bộ chứng từ gồm có:
 Hối phiếu thương mại


 Hóa đơn thương mại
 Vận đơn đường biển
 Chứng nhận bảo hiểm
 Chứng nhận xuất xứ
 Chứng nhận trọng lượng
 Danh sách đóng gói


 Chứng nhận kiểm nghiệm


<i> Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Đây là nội dung ràng </i>
buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng phát hành đối với nghĩa vụ


mà ngân hàng đã cam kết trong thư.


<i> Những điều khoản dẫn chiếu văn bản pháp lý tuân thủ: Vì UCP là </i>
văn bản pháp lý tùy nghi nên trong đơn yêu cầu mở L/C cũng như khi phát hành
L/C các bên có liên quan phải dẫn chiếu tới quy tắc này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>1.1.4.3 Các loại thư tín dụng thương mại thường gặp trong thương </b>
<b>mại quốc tế: </b>


<i> L/C có thể hủy bỏ (Revocable L/C): </i>


Là loại L/C mà sau khi được phát hành thì ngân hàng phát hành có quyền
sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà khơng cần có sự đồng ý của người hưởng lợi
L/C. L/C loại này là một lời hứa trả tiền khơng chắc chắn cho người hưởng lợi.
Do đó, nó ít được giới thương gia sử dụng.


<i> Thư tín dụng khơng thể hủy bỏ (irrevocable L/C): </i>


Là loại thư tín dụng sau khi đã được phát hành thì ngân hàng phát hành
L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung
trong thời hạn hiệu lực của nó. L/C khơng thể hủy bỏ là một sự cam kết trả tiền
chắc chắn của ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi L/C. Vì vậy, L/C
này được áp dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế.


<b>Khi sử dụng loại L/C không thể hủy bỏ cần chú ý những điểm sau đây: </b>
- Một L/C không ghi chữ Irrevocable vẫn được coi là L/C Irrevocable.
- Thời gian không thể hủy bỏ L/C là thời hạn hiệu lực của L/C.


- Muốn hủy bỏ, bổ sung hoặc sửa đổi nội dung L/C thì phải tiến hành tu
chỉnh L/C. Quy tắc tu chỉnh L/C như sau:



+ Bằng văn bản.


+ Thông qua ngân hàng thông báo và phải được đồng ý của ngân hàng
phát hành L/C.


+ Hiệu lực tu chỉnh L/C tính từ ngày tu chỉnh ghi trên L/C.
+ Chấp nhận tu chỉnh từng phần sẽ không có giá trị.
+ Phí tu chỉnh do người đề nghị tu chỉnh gánh chịu.
<i> Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C): </i>


Là loại thư tín dụng khơng thể hủy bỏ được một ngân hàng khác xác nhận
trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của ngân
hàng phát hành L/C. L/C loại này đã được hai ngân hàng cùng cam kết trả tiền
cho một người hưởng lợi, do vậy, độ an tồn trong thanh tốn của nó rất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

nhận, có khi cịn phải đặt cọc tiền tới 100% giá trị L/C tại ngân hàng xác nhận
(full cash cover).


Ngân hàng xác nhận là một ngân hàng khác, ngân hàng này có thể ở nước
thứ 3, cũng có thể là ngân hàng khác ở nước người hưởng lợi L/C, trong nhiều
trường hợp, có thể ngay là ngân hàng thơng báo L/C.


Mọi tu chỉnh L/C xác nhận đều phải có sự đồng thuận của ngân hàng xác
nhận thì sự tu chỉnh mới có giá trị thực hiện.


<i> Thư tín dụng miễn truy địi (Irrevocable without recourse L/C): </i>
Là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã được trả tiền thì ngân hàng
phát hành L/C khơng cịn quyền địi lại tiền người hưởng lợi L/C trong bất cứ
trường hợp nào.



Khi dùng loại L/C này người hưởng lợi phải ghi lên hối phiếu câu “Miễn
truy đòi lại người ký phát”, (without recourse to drawer) và trong L/C cũng
phải ghi như vậy. L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh
tốn quốc tế.


<i> Thư tín dụng chuyển nhượng (transferable L/C): </i>


Là thư tín dụng trong đó quyền của Người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu
cầu ngân hàng phát hành L/C hoặc là chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một
phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng
chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người
hưởng lợi đầu tiên chịu.


<i> Thư tín dụng tuần hồn (revolving L/C): </i>


Là loại L/C khơng thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có
giá trị như cũ và cứ như vậy nó cứ tuần hồn cho đến khi nào tổng giá trị hợp
đồng được thực hiện. Ví dụ: Tổng giá trị hợp đồng là 1.200.000 USD, thực hiện
trong 12 tháng. Để tránh thiệt hại do phải mở L/C có giá trị lớn, thời hạn dài, gây
nên ứ đọng vốn khơng cần thiết, người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng phát
hành một L/C trị giá 300.000 USD thời hạn hiệu lực 3 tháng với điều kiện tuần
hoàn 4 lần trong năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

khơng cho phép thì gọi nó là L/C tuần hồn khơng tích lũy (non Cumulative
revolving L/C), nếu cho phép thì gọi nó là tuần hồn tích lũy (cumulative
revolving L/C).


Có 3 cách tuần hoàn: tuần hoàn tự động, tuần hoàn bán tự động và tuần
hoàn hạn chế.



Tuần hoàn tự động: Tức là nó tự động có giá trị như cũ, khơng cần có sự
thơng báo của ngân hàng phát hành L/C cho người hưởng lợi.


Tuần hoàn hạn chế: Tức là chỉ khi nào ngân hàng phát hành L/C thơng
báo cho người hưởng lợi thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.


Tuần hồn bán tự động tức là sau khi L/C mở trước sử dụng xong, nếu sau
một vài ngày mà ngân hàng phát hành L/C khơng có ý kiến gì về L/C kế tiếp thì
nó lại tự động có giá trị như cũ.


Khi tiến hành tu chỉnh L/C tuần hoàn, cần phải tuyên bố rõ ràng nội dung
tu chỉnh có giá trị tuần hồn hay khơng, hay chỉ có giá trị cho một lần tu chỉnh.


Thư tín dụng tuần hoàn thường được dùng khi các bên tin cậy lẫn nhau,
mua hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn và trong thời gian dài và hàng
hóa phải đồng nhất về chủng loại, phẩm chất, cách đóng gói bao bì.


<i> Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C): </i>


Người hưởng lợi một L/C này như một tài sản thế chấp để yêu cầu phát
hành một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng, L/C phát hành sau gọi là
L/C giáp lưng.


Về đại thể, L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau, nhưng xét riêng, chúng
nó có những điểm cần phân biệt:


+ Hai L/C gốc và giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau;
+ Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc.



+ Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch
này do người trung gian hưởng dùng để chi trả phí mở L/C giáp lưng và phần
hoa hồng của họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

+ L/C giáp lưng dùng trong mua bán thông qua trung gian khi mà
người trung gian không muốn sử dụng L/C chuyển nhượng, bởi vì họ khơng
muốn lộ bí mật khách hàng của họ.


<i> Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): </i>


Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng
với nó đã mở ra. Trong L/C ban đầu thường phải ghi: “L/C này chỉ có giá trị khi
người hưởng lợi đã mở lại một L/C khác đối ứng lại với nó để cho người mở L/C
này hưởng” và trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số…
ngày… qua Ngân hàng…”.


Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán
hàng đổi hàng (barter) ngoài ra không loại trừ khả năng dùng trong phương thức
gia công xuất khẩu. Tuy nhiên, việc sử dụng trong gia cơng có nhiều phức tạp.


<i> Thư tín dụng thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C): </i>
Là loại thư tín dụng khơng thể hủy bỏ, trong đó ngân hàng phát hành L/C
hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần toàn
bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ trong L/C. Đây là một loại
L/C trả chậm từng phần.


<i> L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C): </i>


Là loại L/C ứng trước một phần tiền cho người hưởng lợi L/C trước khi
giao hàng. Ngân hàng phát hành L/C điều khoản đỏ quy định, người hưởng lợi


L/C trước ngày giao hàng X ngày được quyền ký phát một hối phiếu trơn đòi tiền
ngân hàng phát hành kèm với một L/C của ngân hàng cam kết hoàn trả tiền ứng
trước nếu không thực hiện L/C điều khoản đỏ, hoặc một L/C dự phịng hoặc một
kỳ phiếu có ký bảo lãnh của ngân hàng.


Tên của L/C điều khoản đỏ có thể khác nhau, nhưng cùng một nội dung
như trên. Ví dụ: Advace L/C, Anticipatory L/C,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>1.1.5 Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ </b>
<b>1.1.5.1 Ưu điểm </b>


- Đây là một phương thức thanh tốn có quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo
quyền lợi cho các bên trực tiếp tham gia.


- Đối với người xuất khẩu:


+ Đảm bảo được thanh toán tiền hàng vì có ngân hàng đứng ra cam
kết, việc thanh tốn khơng cịn phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu.


+ Đơn vị xuất khẩu có thể nhận tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thông
qua việc ngân hàng xem xét chiết khấu bộ chứng từ nhằm bổ trợ cho nhà xuất
khẩu có thể quay nhanh đồng vốn kịp thời phục vụ SXKD cho chu kỳ tiếp theo.


- Đối với người nhập khẩu:


+ Có thể nhận được hàng hóa theo đúng quy định đã thỏa thuận trong
hợp đồng ngoại thương về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng.


+ Chỉ phải thanh toán tiền hàng khi bộ chứng từ xuất trình hồn hảo.
- Đối với ngân hàng:



+ Mở rộng được hoạt động kinh doanh.


+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ trong ngân hàng.


+ Mở rộng được quan hệ với các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới và
nâng cao được uy tín của mình trên thị trường quốc tế.


+ Góp phần làm tăng doanh thu thơng qua các khoản phí, lãi do cấp tín
dụng, tài trợ hoặc các khoản chênh lệch do mua bán ngoại tệ.


<b>1.1.5.2 Nhược điểm </b>


Có thể nói, thanh tốn theo phương thức TDCT là hình thức thanh tốn an
tồn và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay. Hình thức này có nhiều
ưu điểm hơn hẳn các hình thức thanh toán quốc tế khác. Tuy nhiên, nó cũng
khơng tránh khỏi những nhược điểm.


- Đây là phương thức thanh toán khá phức tạp, diễn ra nhiều công đoạn
nên cần nhiều thời gian, công sức.


- Đối với người nhập khẩu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

+ Do việc trả tiền trong L/C hoàn toàn dựa trên các chứng từ mà không
đi vào thực tế hàng hóa, nên người nhập khẩu có thể gặp rủi ro nếu người xuất
khẩu có hành vi lừa dối, lừa đảo trong việc giao hàng.


+ Do quy trình thanh tốn L/C rất phức tạp nên ngân hàng phải thu phí
cao hơn so với các hình thức thanh toán khác nên người nhập khẩu sẽ chịu tốn kém.



- Đối với người xuất khẩu:


+ Địi hỏi tính chính xác, đầy đủ và thống nhất của bộ chứng từ nên
nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ khơng phù hợp với thư tín dụng thì nhà
xuất khẩu sẽ khơng được thanh tốn và phải trả các khoản chi phí như: lưu tàu
quá hạn, lưu kho… hoặc phải chở hàng quay về nước.


+ Do khác nhau về phong tục tập quán cũng như cách thức mua bán
nên rất dễ dẫn đến việc bất hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán.


+ Nếu Ngân hàng mở hoặc ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh
tốn thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hồn hảo cũng khơng được thanh tốn.
Cũng tương tự như vậy, nếu ngân hàng chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản
trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng khơng được trả tiền, trừ khi thư tín
dụng được xác nhận bởi một ngân hàng hạng nhất trong nước.


- Đối với ngân hàng:


+ Có vai trị và trách nhiệm rất quan trọng trong q trình thực hiện,
do đó có thể là người gánh chịu rủi ro nhiều nhất.


+ Vừa là Ngân hàng đại diện vừa là trung gian thu hộ cho nhà xuất
<b>khẩu nên địi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ cao trong quá trình thực hiện. </b>


<b>1.1.6 Các chứng từ sử dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu </b>


<b>Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice):</b> Là chứng từ cơ bản trong
khâu thanh tốn, là u cầu của người bán địi người mua phải trả số tiền hàng
ghi trên hóa đơn.



<b>Phiếu đóng gói (Packing List): Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng </b>
trong một kiện hàng (thùng hàng, container…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>Giấy chứng nhận xuất xứ (Original of Certificate): Là chứng từ do nhà </b>
sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền (thường là phòng thương mại) cấp để xác
nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa. Ở Việt Nam giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa do phịng thương mại và công nghiệp cấp.


<b>Chứng từ bảo hiểm: Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được </b>
bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và điều tiết quan hệ tổ chức
bảo hiểm và người được bảo hiểm.


<b>Đơn bảo hiểm:</b> Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những
điều khoản của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này.


<b>Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance of Certificate): Là chứng từ do </b>
người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.


<b>Hối phiếu (Draft): Là tờ mệnh lệnh đòi tiền do nhà xuất khẩu lập địi tiền </b>
sau khi hồn thành nghĩa vụ giao hàng.


<b>Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng: Là chứng từ xác nhận số </b>
lượng và chất lượng (trọng lượng) của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất,
số lượng hàng hóa phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận
phẩm chất có thể do người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm
hàng XK, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán.


<b>Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh: Là những </b>
chứng từ do cơ quan của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã an
toàn về mặt dịch bệnh và sâu bệnh…



Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Giấy chứng nhận sức khỏe.


<b>1.1.7 Văn bản pháp lí quốc tế điều chỉnh hoạt động TDCT </b>
<b>a) Giới thiệu UCP </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Đến nay UCP đã qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung qua các năm: 1951,
1962, 1974, 1983, 1993 (UCP 500) và gần đây nhất là bản sửa đổi UCP số hiệu
600 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.


<b>b) Vai trò của UCP </b>


UCP đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong đó có Việt Nam.
UCP khơng tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán L/C mà mang
tính chất pháp lí tùy ý, nghĩa là các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay khơng
dùng UCP để điều chỉnh hoạt động thanh tốn TDCT. Nhưng một khi các bên đã
đồng ý áp dụng UCP sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia.
Do đó, việc áp dụng UCP có những lợi ích sau:


<i> Đối với Ngân hàng: </i>


- UCP được xem như là một căn cứ pháp lí giúp mau chóng tháo gỡ và
giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.


- UCP là cẩm nang hướng dẫn giúp ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ
khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro của ngân hàng trong việc thanh tốn qua L/C.


- Có cơ sở chung để hành động nhất quán trong phục vụ thanh toán của


doanh nghiệp khi sử dụng phương thức L/C và biết mình phải làm gì, thực hiện
các chức năng nào khi ngân hàng đóng vai trị là ngân hàng phát hành, ngân
hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu…


- Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng
(trong UCP chỉ rõ chức năng và nhiệm vụ của từng bên tham gia).


<i> Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu: </i>


- UCP là căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại, kiện (nếu có) đối với ngân
hàng nếu như không thực hiện đúng các chỉ dẫn của UCP, gây thiệt hại cho
doanh nghiệp.


- UCP là cẩm nang giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện tốt
các nhiệm vụ của mình có liên quan đến thanh toán L/C, xin mở L/C, lập và tham
gia kiểm tra bộ chứng từ thanh toán…


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ THANH TOÁN THEO </b>
<b>PHƯƠNG THỨC TDCT </b>


<b>1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán theo phương </b>
<b>thức TDCT </b>


<b>a) Quy mơ hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu </b>


Quy mơ hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu qua ngân hàng là khả năng
ngân hàng có thể mở rộng hoạt động thanh tốn thơng qua sự tăng trưởng của
số món giao dịch, doanh số giao dịch hàng xuất nhập khẩu cũng như sự tăng lên
về số lượng các chi nhánh trực tiếp được phép tham gia thanh toán xuất nhập
khẩu. Ba yếu tố đo lường này được thể hiện bằng các con số cụ thể, qua đó có


thể đánh giá được hoạt động ngân hàng có tăng trưởng hay khơng bằng việc so
sánh số liệu giữa các năm, kỳ báo cáo.


Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự tăng lên của 3 yếu tố trên không
đồng đều có thể số món giao dịch giảm nhưng doanh số giao dịch tăng và ngược
lại, hoặc số lượng các chi nhánh tham gia trực tiếp thanh toán tăng nhưng giá trị
thanh toán giảm. Song quy mơ hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu biểu hiện
chủ yếu qua giá trị thanh toán qua ngân hàng, tức là mặc dù có sự sụt giảm của
một số nhân tố nào đó nhưng có sự gia tăng của giá trị thanh tốn thì hoạt động
thanh tốn xt nhập khẩu vẫn được coi là có sự tăng trưởng về qui mơ hoạt động.


<b>b) Rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng: Có nhiều </b>
cách phân loại rủi ro trong thanh toán L/C. Mỗi cách phân loại đều dựa trên
những cơ sở nhất định. Tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ, ngân hàng có
thể đóng vai trị ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu,
ngân hàng xác nhận và bất cứ loại hình nào cũng đều có thể gặp rủi ro trong
thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng.


<i> Ngân hàng mở L/C: </i>


Nhà nhập khẩu xin mở thư tín dụng nhưng khi ngân hàng mở thanh toán
cho nhà xuất khẩu và lấy chứng từ gửi hàng thì nhà nhập khẩu bỏ cuộc, không
lấy bộ chứng từ gửi hàng để lãnh hàng và tất nhiên là không trả tiền cho Ngân
hàng. Ngân hàng mở L/C buộc phải bán hàng lại và luôn bị lỗ do:


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Nếu là thực phẩm ngân hàng bị lỗ nhiều hơn do loại này dễ bị mất
giá trên thị trường.


<i> Ngân hàng trả tiền: </i>



Rủi ro sẽ xảy ra đối với Ngân hàng trả tiền nhà nhập khẩu từ chối nhận
chứng từ vì khơng hợp lệ và Ngân hàng mở L/C chưa thanh toán cho ngân hàng
trả tiền. Ngân hàng trả tiền phải chịu hết trách nhiệm vì đã thiếu sót khơng kiểm
tra cẩn thận khi nhận các chứng từ. Trong trường hợp đó ngân hàng chỉ có nhận
và bán hàng hóa đi đồng thời chịu lỗ. Chính vì vậy, trong thực tế các ngân hàng
đại diện thường dùng.


Cách thức thanh toán “thanh toán với điều kiện là nhà nhập khẩu sẽ chấp
nhận các chứng từ”. Nếu nhà nhập khẩu từ chối các chứng từ đó thì nhà xuất
khẩu phải hoàn tiền lại cho ngân hàng.


Hoặc trước khi thanh toán các chứng từ ngân hàng đại diện yêu cầu nhà
xuất khẩu bảo đảm bằng thẻ cam kết sẽ hoàn lại tiền cho Ngân hàng nếu nhà
nhập khẩu từ chối các chứng từ.


Hoặc rủi ro của ngân hàng trả tiền xảy ra khi ngân hàng mở thư tín dụng
khơng chịu trả tiền cho ngân hàng đại diện mặc dù nhà nhập khẩu đã thanh tốn
tiền. Trường hợp này ít xảy ra tuy nhiên để đề phịng ngân hàng đại diện có thể
địi ngân hàng mở L/C là ngân hàng có uy tín, quen biết, có khả năng tài chính
nếu khơng phải đóng một số tiền dự trữ bảo đảm…


<i> Ngân hàng xác nhận: </i>


Ngân hàng xác nhận chứng từ có trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất
khẩu trong bất cứ trường hợp nào, ví dụ Ngân hàng mở L/C bị phá sản. Chính vì
vậy, Ngân hàng xác nhận thường cân nhấc kỹ lưỡng, cẩn thận tình hình tài chính,
uy tín của Ngân hàng mở L/C trước khi đồng ý xác nhận tín dụng hoặc buộc họ
phải kí quỹ 100% số tiền tín dụng chứng từ.


<i> Ngân hàng thông báo: </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

không đủ điều kiện để thông báo hay người hưởng khơng nhận L/C, thì ngân hàng
thơng báo địi lại phí và điện phí giao dịch hầu như ngân hàng mở L/C không trả.


<i> Ngân hàng chiết khấu: </i>


Sau khi ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng của nhà xuất khẩu khi
đến hạn thanh tốn ngân hàng mở L/C vì lí do nào đó đã khơng thanh tốn tiền cho
ngân hàng chiết khấu. Đây là lí do buộc ngân hàng chiết khấu phải xem xét kỹ mọi
yếu tố trước khi chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng của nhà xuất khẩu.


Ngồi ra, có thể phân loại rủi ro trong thanh toán L/C thành những loại rủi
ro sau: rủi ro kĩ thuật, rủi ro đạo đức hay rủi ro do môi trường khách quan gây ra.


- Rủi ro kĩ thuật: Là những rủi ro do những sai sót mang tính kĩ thuật
trong quy trình thanh tốn L/C như sự sai khác giữa bộ chứng từ thanh toán với
L/C hay việc các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong q trình thanh tốn.


- Rủi ro đạo đức: Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình khơng
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác.


- Rủi ro do môi trường khách quan gây ra: Là những rủi ro bắt nguồn
từ sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội của các nước có liên quan trong q trình
thanh tốn. Tham gia vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề có quan hệ với nhiều đối
tượng kinh tế của nhiều quốc gia, thanh toán L/C chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
môi trường kinh tế chính trị xã hội của các quốc gia. Một sự biến động của các
mơi trường nói trên sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam
kết như đã thỏa thuận của các bên.


<b>1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tốn theo phương thức tín </b>


<b>dụng chứng từ (TDCT) </b>


Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tốn TDCT của
NHTM nhưng có thể phân thành hai nhóm nhân tố cơ bản là nhóm nhân tố bên
ngồi ngân hàng và nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng.


<b>a) Nhóm nhân tố bên ngồi ngân hàng: </b>


<i><b>- Các chính sách vĩ mơ của Nhà nước: đây là nhân tố quan trọng, có ảnh </b></i>
hưởng trực tiếp đến tình hình SXKD của doanh nghiệp, các khách hàng của ngân
hàng và ảnh hưởng đến chính hoạt động kinh doanh của NHTM.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

xuât nhập khẩu. Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với mặt hàng
xuất nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu mặt
hàng đó.


+ Chính sách kinh tế đối ngoại: Việc đưa ra các định hướng mang tính
chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến
hành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sơi động hay trầm lắng của hoạt
động thanh toán TDCT. Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên
về xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương,
ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hóa mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại
thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động thanh tốn TDCT phát triển.


<i><b>- Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng: Hoạt động </b></i>
thanh toán TDCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của mơi trường kinh tế,
chính trị, xã hội của quốc gia. Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn
hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thỏa
thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi
đến tự do hóa thương mại, đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, từ đó ảnh


hưởng đến q trình thanh tốn. Những thay đổi về cơ chế, chính sách của một
quốc gia như thay đổi những quy định về dự trữ ngoại hối, quy định về thuế, phí
xuất nhập khẩu... hoặc đơn giản là môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc
gia chưa ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác khơng dự
đốn trước được tình hình là ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn, vì vậy gây thiệt
hại cho các bên tham gia, trong đó có NHTM.


<i><b>- Các yếu tố về phía khách hàng: trong nền kinh tế thị trường, khách </b></i>
hàng là yếu tố quyết định đến sự sống cịn của ngân hàng nói chung và hoạt động
thanh tốn TDCT nói riêng. Nếu Ngân hàng có thể thu hút một lượng lớn khách
hàng thường xuyên có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ tạo điều kiện
rất tốt để hoạt động thanh toán TDCT phát triển và mở rộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>b) Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng: </b>


<i><b>- Mơ hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động thanh toán TDCT của </b></i>
<i><b>NHTM: Một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trung ương đến chi </b></i>
nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh
sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian thanh tốn nhanh chóng và an tồn là tác
nhân thu hút khách hàng đến với Ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ
được đảm bảo.


<i><b>- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: Luật pháp mỗi nước khác </b></i>
nhau nên trong thương mại đã có những quy định thống nhất, những thông lệ
quốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ. Cán bộ Ngân
hàng làm cơng tác thanh tốn TDCT phải nắm rõ các phương tiện và phương
thức thanh toán, bởi vì các phương tiện và phương thức này quy định rất chặt chẽ
nội dung từng câu chữ, chi li và có hiệu quả quốc tế. Muốn thực hiện được công
việc trôi chảy, tránh hiểu lầm và gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, đòi hỏi
cán bộ thanh tốn quốc tế phải có chun mơn cao. Hơn nữa, chứng từ giao dịch


trong TDCT đều phải sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ một trình
độ ngoại ngữ nhất định.


<i><b>- Cơng nghệ ngân hàng: Hệ thống ngân hàng mỗi nước dù đã hay đang </b></i>
phát triển đều rất quan tâm đến hoạt động TDCT. Tiêu chí hoạt động TDCT là
phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Do đó, các công nghệ tiên tiến của
ngành ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thực hiện tốt hơn tiêu chí trên. Ngân
hàng ở các nước đều có mức đầu tư đáng kể vào cơng nghệ thông tin, viễn thông
và xử lý dữ liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i><b>- Mạng lưới ngân hàng đại lý: Khi thực hiện dịch vụ TTQT, ngân hàng </b></i>
cần phải đảm bảo có mạng lưới ngân hàng đại lý tham gia vào mạng thanh tốn
liên ngân hàng tồn cầu (SWIFT) rộng khắp. Nếu ngân hàng khơng có quan hệ
đại lý, thì khi thanh tốn ngân hàng phải thơng qua ngân hàng thứ ba có quan hệ
với hai ngân hàng. Điều này làm tăng chi phí khi thanh tốn và làm phức tạp thêm
cho quy trình thanh toán.


<b>1.3 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA THÀNH PHỐ </b>
<b>CẦN THƠ </b>


<b>1.3.1 Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực của TPCT </b>
<b>1.3.1.1 Xuất khẩu </b>


<i><b> Gạo </b></i>


TPCT có hệ thống chế biến gạo và tập trung nhiều đầu mối doanh
nghiệp, trong nhiều năm qua dẫn đầu xuất khẩu gạo khu vực ĐBSCL. Tổng
lượng gạo xuất khẩu của TPCT năm 2008 đạt 420 ngàn tấn, trị giá 236 triệu
USD. Sản phẩm gạo sản xuất và chế biến tại Cần Thơ được rất nhiều quốc gia
trên thế giới ưa chuộng. Hàng năm, Cần Thơ xuất khẩu gạo qua hơn 20 nước,


trong đó chủ yếu là thị trường các nước châu Á và châu Phi..


<i><b> Thủy sản </b></i>


Thành phố Cần Thơ có 18 doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu
thủy sản với những dây chuyền sản xuất hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm quốc tế. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của Tp.
Cần Thơ đạt 180.000 tấn, trị giá 492 triệu USD. Thành phố cũng đang tiếp tục
triển khai dự án “Nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển xuất khẩu thủy
sản của thành phố bằng hệ thống quốc tế HACCP và SQF 1.000-2.000CM”. Dự
án sẽ phối hợp với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tiến hành thực
hiện tiêu chuẩn SQF 2.000CM; xúc tiến đánh giá công nhận SQF
1.000-2.000CM cho vùng nuôi và nhà máy chế biến thủy sản.


<i><b> May mặc </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

khẩu cao, do có những lợi thế như nguồn lao động dồi dào và khéo tay, chi phí
nhân cơng thấp,…


<i><b> Da thuộc và giày dép </b></i>


Kim ngạch xuất khẩu giày, dép da của TPCT các năm qua đạt khá cao.
Riêng năm 2008, thành phố xuất khẩu được trên 450.000 đôi với tổng giá trị 5,4
triệu USD. Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, ngành giày dép TPCT tiếp tục đầu tư
cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, tăng cường quảng bá thương hiệu, nâng cao
chất lượng và cải tiến mẫu mã để tăng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu
giày dép đến thị trường các nước trên thế giới. Hiện nay, TPCT chủ yếu sản xuất
các sản phẩm: giày cao ống, giày sandal, dép da các loại,…


<b>1.3.1.2 Nhập khẩu </b>



<i><b> Phân bón hóa chất </b></i>


Nhu cầu sử dụng phân bón hàng năm của ĐBSCL khoảng trên 2 triệu
tấn các loại, trong đó nhu cầu của Cần Thơ là 195.300 tấn. TP. Cần Thơ và một
số tỉnh trong vùng ĐBSCL đang triển khai chương trình xây dựng vùng lúa chất
lượng cao và mở rộng diện tích trồng cây lương thực thêm 8.500 ha; do đó, nhu
cầu phân bón ở mức khá cao nên phải nhập khẩu thêm mới đáp ứng được. Thị
trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Cần Thơ là Châu Á, trong đó chủ yếu
nhập từ Trung Quốc.


<i><b> Nông dược </b></i>


Thị trường nông dược Cần Thơ đã có 48 mặt hàng phục vụ cho ngành
nơng nghiệp. Trong đó, các sản phẩm nơng dược nhập khẩu chủ yếu là: Thuốc
trừ nấm bệnh, thuốc trừ cỏ, chất điều hoà sinh trương cây trồng, phân bón lá,…
Ngồi ra, cịn có các loại thuốc sát trùng, thuốc bảo vệ kho tàng nhằm khống chế
những tổn thất sau thu hoạch và bảo quản các kho hàng hoá xuất nhập khẩu.


<i><b> Nguyên dược liệu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i><b> Vải các loại </b></i>


Sản phẩm dệt may TPCT khá đa dạng và phong phú với nhiều chủng
loại rất đẹp và ấn tượng. Nguồn nguyên liệu vải vẫn phải mua từ các địa phương
khác trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Năm 2008, Thành phố Cần Thơ
đã nhập khẩu trên 10 triệu mét vải các loại, chủ yếu nhập từ thị trường một số
nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản,…


<i><b> Xăng dầu </b></i>



Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến lược đối với sự
phát triển của đất nước. Trong xu thế đổi mới và mở cửa, các doanh nghiệp đầu mối
kinh doanh xăng dầu đã không ngừng tăng cường tiềm lực và mở rộng mối quan hệ
hợp tác quốc tế. TPCT đã có quan hệ giao dịch với hầu hết các tập đồn dầu khí lớn
trên thế giới và khu vực. Mỗi năm, Cần Thơ nhập mua sản phẩm xăng dầu với
nguồn cung cấp từ nhiều hãng, công ty xăng dầu của Singapore, Hàn Quốc, Đài
Loan, Nhật, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và các nước Trung Đông,…


<i><b> Sắt thép </b></i>


Ngành công nghiệp thép của Cần Thơ mới phát triển nên lượng thép tạo
ra hàng năm khoảng 30.000 tấn. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất thép đã phải
nhập khẩu thép phế liệu từ nước ngoài. Để đảm bảo cho các nhà máy thép hoạt
động, hàng năm Cần Thơ phải nhập khẩu trên 40.000 tấn sắt, thép. Thành phố
cũng đang mời gọi các nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy cán thép trên địa bàn
nhằm phục vụ cho nhu cầu vùng ĐBSCL.


<b>1.3.2 Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của TPCT </b>


<b>Bảng 1.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU </b>
<b>CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ </b>


<b>Đơn vị tính: 1000 USD </b>
<b>Năm </b> <b>2000 </b> <b>2001 </b> <b>2002 </b> <b>2003 </b> <b>2004 </b> <b>2005 </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b>


Xuất khẩu 154.819 159.897 176.812 238.556 294.100 372.400 473.331 551.813


Nhập khẩu 83.530 110.019 127.016 154.055 229.211 251.600 286.263 374.797



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i><b>Nhận xét: </b></i>


Qua những số liệu được cung cấp từ cục thống kê Thành phố Cần Thơ từ
năm 2000 đến 2007, ta thấy được kim ngạch xuất nhập khẩu của Thành phố Cần
Thơ liên tục tăng qua các năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ln chiếm vị trí
chủ đạo trong cán cân thanh tốn của Thành Phố Cần Thơ. Cụ thể là kim ngạch
xuất khẩu của năm 2007 đạt 551.813 ngàn USD, tăng 78.482 ngàn USD so với
2006 và kim ngạch nhập khẩu cũng đạt 374.797 ngàn USD, tăng 88.534 ngàn
USD so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 nước ta chính thức gia nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì thế nước ta được đông đảo bạn bè thế giới
biết đến và được đề cao trong số các nước đang phát triển, được đánh giá là quốc
gia có nền kinh tế ổn định và môi trường đầu tư tốt. Vì vậy mà các doanh nghiệp
đẩy mạnh việc xuất khẩu ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ về cho quốc gia. Bên
cạnh đó thì để phục vụ SXKD thì các doanh nghiệp cũng phải nhập khẩu những
nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất. Ngồi ra, các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu ở Cần Thơ chủ yếu là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở những mặt
hàng thiết yếu của con người như: chế biến và xuất khẩu gạo, thủy sản, trái cây,
rau quả, muối… chính vì đặc điểm của các mặt hàng này mà đã làm cho kim
ngạch xuất khẩu tăng lên. Nhìn chung cán cân xuất nhập khẩu của Thành Phố Cần
Thơ qua các năm từ 2000 - 2007 thì đều là xuất siêu. Tuy nhiên trong những năm
tới có thể Thành Phố Cần Thơ sẽ nhập siêu vì tốc độ tăng xuất khẩu chậm hơn tốc
độ tăng nhập khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>CHƯƠNG 2 </b>


<b>GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG INDOVINA CẦN THƠ</b>


<b>2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG INDOVINA </b>
<b>CẦN THƠ </b>



<b> 2.1.1 Quá trình hình thành của ngân hàng Indovina Cần Thơ </b>


Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina (IVB) là Ngân hàng liên doanh
đầu tiên của Việt Nam được thành lập ngày 21 tháng 11 năm 1990 theo Giấy
phép của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư số 135/GP sau được thay bằng
Giấy phép số 08/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 29 tháng
10 năm 1992.


Các bên liên doanh là Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICBV) và Ngân
hàng Cathay United của Đài Loan. Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICBV)
được thành lập năm 1988, là một trong năm ngân hàng thương mại quốc doanh
lớn nhất Việt Nam. Đến cuối năm 2007, ICBV có tổng tài sản trên 118.400 tỷ
VNĐ, dư nợ vay gần 77.000 tỷ VNĐ chiếm hơn 20% thị trường tín dụng trong
tồn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. ICBV với Hội Sở chính tại Hà Nội cung
cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng cho mọi đối tượng khách hàng với một mạng
lưới rộng lớn của 2 Sở giao dịch tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, 134 chi nhánh,
150 phịng giao dịch 425 quỹ tiết kệm và 775 ngân hàng đại lý ở hơn 50 nước.


ICB Việt Nam có 3 thành viên hoạch tốn độc lập, bao gồm: Cơng ty cho
th tài chính NHCT, Cơng ty TNHH chứng khốn NHCT, Cơng ty quản lý nợ
và tài sản NHCT, ngồi ra cịn có 2 đơn vị hoạt động phi lợi nhuận là: Trung tâm
công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo NHCT.


ICB Việt Nam là một trong những sáng lập viên và cổ đông quan trọng
của Ngân hàng Indovina, Sài Gòn Công thương Ngân hàng, Công ty Cho thuê
Tài chính Quốc tế Việt Nam (VILC) và Công ty Bảo hiểm Châu Á - Ngân hàng
Công thương Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Nam trở thành hội viên "Hiệp hội các ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và
<b>nhỏ trong khối APEC". </b>



<b>Thông tin về ngân hàng Indovina Cần Thơ trong quá trình giao dịch: </b>
- Tên giao dịch: Ngân hàng INDOVINA Cần Thơ.


- Địa chỉ: 59A Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
- Điện thoại: 0710. 3827 368


- Fax: 3827 361


- Email:


IVB Cần Thơ được thành lập ngày 07/5/1997. Là một chi nhánh ở thành
phố lớn nên IVB Cần Thơ được sự hỗ trợ về tài chính cũng như chiến lược phát
triển, các dịch vụ… luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy chỉ hoạt động đơn độc (duy
nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long) tại Cần Thơ khoảng 12 năm nhưng IVB Cần
Thơ có được thị trường rộng lớn, các khách hàng của IVBCT ở hầu hết các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long. Chẳng hạn một số khách hàng lớn như: Công ty cổ
phần Ximăng Hà Tiên II - Cần Thơ, Công ty cổ phần thủy sản Cửu Long (Trà
Vinh), Công ty cổ phần du lịch An Giang, Công ty thương mại Dầu khí
ĐồngTháp, Cơng ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng, Cơng ty TNHH Cơng nghệ In
Bao Bì Hồng Lộc, và những khách hàng cá nhân, doanh nghiệp… Từ đó cho
thấy, IVB Cần Thơ có đầy đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu về vốn của khách
<b>hàng cũng như khả năng cạnh tranh với các đối thủ khách trên cùng địa bàn. </b>


<b>2.1.2 Thị trường, nguồn lực và dịch vụ </b>
<b>2.1.2.1 Thị trường: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>2.1.2.2 Nguồn lực: </b>


IVB được sự ủng hộ về mặt tài chính từ đối tác thành viên là Cathay


United Bank nên khả năng cạnh tranh về tài chính, về thị trường rất bền vững.
Hàng năm, ICBV và Cathay United Bank đều tăng vốn, mở rộng quy mô chiến
lược kinh doanh cho IVB. Vì có nguồn lực về tài chính ổn định, nên IVB Cần
Thơ đã không ngần ngại khi tiếp xúc với các khách hàng là những công ty
TNHH, công ty cổ phần… và cả những khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp tư
nhân. Mặt khác, nguồn nhân lực IVB Cần Thơ đa dạng và dày dặn kinh nghiệm,
được huấn luyện tốt về nghiệp vụ, chuyên môn cũng như về khả năng tiếp xúc
với khách hàng.


<b>2.1.2.3 Dịch vụ: </b>


Để có được lượng khách hàng đa dạng như vậy cho thấy IVB Cần Thơ có
khả năng thu hút khách hàng, có thái độ phục vụ khách hàng rất tốt. Đồng thời,
xuất phát từ việc liên doanh giữa 2 thành viên có uy tín, chất lượng và nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực này nên IVB Cần Thơ hưởng thụ được tất cả dịch vụ trong
và ngồi nước. Trong đó, IVB Cần Thơ đã cung cấp cho khách hàng các số dịch
vụ như:


<i><b> Huy động vốn: </b></i>


- Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ
chức kinh tế và dân cư.


- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết
kiệm khơng kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng.


<i><b> Cho vay: </b></i>


- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Tài trợ xuất, nhập khẩu.



- Cho vay tiêu dùng.
<i><b> Bảo lãnh: </b></i>


Bảo lãnh, tái bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh thanh toán.


<i><b> Thanh toán và tài trợ thương mại: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Nhờ thu xuất nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp
nhận hối phiếu.


- Chi trả lương cho các doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi
trả kiều hối.


<i><b> Ngân quỹ: </b></i>


Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.
<i><b> Thẻ và ngân hàng điện tử: </b></i>


- Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ
ATM, Phone banking.


- Và một số hoạt động khác như:
+ Mua bán ngoại tệ,


+ Mua bán các chứng từ có giá,
+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế,
+ Chuyển tiền nhanh Western Union,



<b>+ Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, Séc. </b>


Bên cạnh đó, IVB Cần Thơ còn đáp ứng một số dịch vụ như: chiết khấu
hối phiếu… Ngoài việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì IVB
còn tham gia vào các tổ chức như: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV), SWIFT,
tổ chức thẻ Visa, Master quốc tế… nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn tiền gửi của
khách hàng, khả năng phục vụ khách hàng nhanh, hiệu quả trong các giao dịch
<b>trong nước và quốc tế. </b>


<b>2.1.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phịng ban </b>


Ngân hàng IVB có một nguồn nhân lực đa dạng, đầy kinh nghiệm quốc tế
và nội địa. Cùng với tiếng Anh và tiếng Việt đội ngũ nhân viên IVB còn sử dụng
tốt tiếng Pháp, Quan Thoại, Quảng Đông và tiếng Nga. Cán bộ nhân viên người
Việt Nam được đào tạo tốt và quen thuộc với các khái niệm thiết yếu về ngân
hàng theo chuẩn mực quốc tế để có thể cung cấp dịch vụ với tiêu chuẩn cao cho
khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>Hình 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA IVB CẦN THƠ </b>


<i><b>(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) </b></i>


<b> Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban </b>
<i> Giám đốc: </i>


Đại diện pháp nhân của Chi nhánh ngân hàng INDOVINA tại Cần Thơ.
Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh và việc chi tiêu tài
chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Ban Tổng Giám Đốc.


Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch


kinh doanh.


Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, nguồn vốn, tổ chức và điều hành
cán bộ của Chi nhánh.


Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động và công tác của Chi nhánh.
Quyết định đầu tư cho vay, bão lãnh trong giới hạn được Tổng Giám Đốc
ủy quyền.


Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động
của Chi nhánh.


Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho Chi nhánh.
<i> Phó giám đốc: </i>


Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu trách nhiệm giám
sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó, hổ trợ cùng Giám đốc trong các mặt
nghiệp vụ. Đồng thời, Phó Giám đốc cịn có nhiệm vụ đơn đốc việc thực hiện
đúng quy chế đã đề ra.


Giám Đốc


Phịng Tín dụng
và Tiếp thị


Phịng
TTQT
Phó


Giám Đốc



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<i> Phịng tín dụng và tiếp thị: </i>


Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm
sốt hồ sơ vay, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.


Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm
tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.


Nghiên cứu đề xuất chiến lược huy động vốn tại địa phương.


Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo
sơ kết, tổng kết của Chi nhánh.


<b>Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. </b>
<i> Phịng quản lý tín dụng: </i>


Chịu trách nhiệm trực tiếp từ phịng tín dụng và tiếp thị về việc kiểm tra
hồ sơ và lưu trữ thông tin khách hàng vay vốn.


Thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất
hướng khắc phục.


Thực hiện nghiệp vụ giải ngân cho khách hàng và thơng báo cho phịng
tín dụng về những khoản nợ đến hạn.


<i> Phịng kế tốn – Ngân quỹ: </i>


Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của NHNN, ngân hàng hội sở.



Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiền lương.


Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các
báo cáo theo quy định.


Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của ngân hàng
Hội sở.


Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
<i> Phòng tổ chức hành chánh: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ
thời gian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, qui định phân phối
quỹ tiền lương, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng
suất lao động.


Ngoài ra, ở đây cịn thực hiện cơng tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt
động kinh doanh của chi nhánh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ
làm việc, và chăm lo đời sống cho cán bộ cơng nhân viên.


<i> Phịng thanh toán quốc tế: </i>


Gồm 2 thành viên, thực hiện các nhiệm vụ sau: thanh toán hàng xuất nhập
khẩu, công tác quan hệ quốc tế, công tác dịch thuật và thông dịch.


Thực hiện nghiệp vụ mở L/C cho khách hàng…
<b>2.1.4 Tình hình huy động vốn của IVB Cần Thơ </b>



Trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, vốn là nhân tố
hết sức quan trọng nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt và đạt được
hiệu quả kinh tế cao điều trước tiên là phải có nguồn vốn mạnh, đặc biệt là trong
lĩnh vực ngân hàng. Khi các thành phần kinh tế trong hoạt động SXKD bị thiếu
hụt vốn, họ đều đến ngân hàng xin vay. Ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức
trung gian hoạt động chủ yếu là cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế khi có
nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thị trường thì điều
kiện trước tiên là phải có nguồn vốn đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng
được thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế.
Trong quá trình hoạt động ngân hàng cần phải đa dạng hóa các hình thức huy
động, để thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư hay các doanh nghiệp, từ
đó phân phối lại những nơi cần vốn để phục vụ cho quá trình SXKD được liên
tục. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng
mở rộng hoạt động tín dụng, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt nhưng đảm bảo độ an
toàn cho khách hàng nên trong những năm qua nguồn vốn huy động của chi
nhánh tăng lên một cách ổn định và rõ rệt, đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn
để cho vay các thành phần kinh tế. Điều này thể hiện rất rõ qua tình hình nguồn
vốn của ngân hàng trong thời gian qua.


<b>Bảng 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA IVB CẦN THƠ </b>
<b>Đvt: Triệu đồng </b>


<b>Chỉ tiêu </b>


<b>Năm </b> <b>Chênh lệch </b>


<b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>



<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>
<b>+/- </b> <b>% </b> <b>+/- </b> <b>% </b>
Vốn huy động 61.776 102.252 102.692 40.476 66,0 440 0,4


+ Tiền gửi TT 12.355 20.450 20.538 8.095 66,0 88 0,4


+ Tiền gửi tiết
kiệm, kỳ phiếu


49.421 81.802 82.154 32.381 66,0 352 0,4


Vốn điều chuyển 273.812 243.347 294.687 -30.465 -11,1 51.340 21,0


Vốn khác 3.414 5.837 6.713 2.423 71,0 876 15,0


<b>Tổng nguồn vốn </b> <b>339.002 </b> <b>351.436 </b> <b>404.092 </b> <b>12.434 </b> <b>4,0 </b> <b>52.656 </b> <b>15,0 </b>


<i>(Nguồn: Phịng kế tốn của IVB Cần Thơ) </i>


<i><b>Nhận xét: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn cho
<b>các doanh nghiệp, góp phần đáng kể trong việc ổn định và tăng trưởng kinh tế. </b>


<i>- Về vốn huy động: </i>


Vấn đề huy động vốn luôn được ưu tiên phát triển nên nguồn vốn huy
động được tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2007, số tiền ngân hàng huy
động được là 102.252 triệu đồng, tăng 66% so với năm 2006. Năm 2008, nguồn
vốn huy động được có tăng (đạt 102.692 triệu đồng) nhưng với tốc độ chậm hơn


nhiều so với năm 2007, chỉ đạt 0,4%. Do một số nguyên nhân như: vào những
tháng cuối năm, lãi suất huy động của Indovina liên tục giảm và thấp hơn các
ngân hàng cạnh tranh trong khu vực. Nhiều chương trình khuyến mãi trên địa
bàn với lãi suất cạnh tranh, giải thưởng cao hơn IVBCT. Ngồi ra, cịn do do
khách hàng gửi sổ tiết kiệm khi có nhu cầu vay cầm cố sổ tiết kiệm thường phiền
hà về thời gian giải quyết khá lâu và phải ký quá nhiều chữ ký, do nghiệp vụ này
được phịng tín dụng xử lý phải trải qua nhiều giai đoạn (lập tờ trình, ký hợp
đồng tín dụng, giải ngân).


<i><b> Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 </b></i>


<b> Ghi chú: </b>


<b>Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng tình hình nguồn vốn </b>
<b>của IVB Cần Thơ năm 2006 – 2008 </b>


Vốn huy động


Vốn điều chuyển


Vốn khác
<b>81% </b>


<b>273.812 </b>
<b>1% </b>
<b>3.414 </b>


<b>18% </b>
<b>61.776 </b>



<b>69,3% </b>
<b>243.347 </b>


<b>1,6% </b>
<b>5.837 </b>


<b>29,1% </b>
<b>102.252 </b>


<b>72,9% </b>
<b>294.687 </b>


<b>25,4% </b>
<b>102.692 </b>
<b>1,7% </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng có tỷ trọng tăng giảm
khơng đều qua các năm như: năm 2006 chiếm 18%, năm 2007 chiếm 29,1% và
năm 2008 chiếm 25,4%. Mức tăng trưởng này là tương đối cao do chi nhánh đã
nâng cao chất lượng phục vụ và linh hoạt, đưa ra nhiều chính sách huy động như:
huy động phù hợp tối ưu với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng như: tiết
kiệm hỗn hợp, tiết kiệm linh hoạt… với kỳ hạn và lãi suất linh động. Đặc biệt,
các khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng có thể sử dụng dịch vụ thấu chi trên
sổ tiết kiệm của mình thơng qua sử dụng sản phẩm “thấu chi tài khoản cá nhân”
như một tiện ích gia tăng đã thu hút được nhiều khách hàng. Với những biện
pháp trên thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng rất khả quan, đáp ứng được
nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế mà không cần nhiều từ nguồn vốn
điều chuyển từ Hội Sở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

hàng có yêu cầu tăng lãi suất so với lãi suất cơng bố, chi thêm tiền và tặng q


ngồi lãi suất đối với một số khách hàng doanh nghiệp lẫn cá nhân có số dư tiền
gửi cao và thường xuyên chăm sóc giữ mối liên hệ thân thiết với khách hàng.


<i>- Về vốn điều chuyển: </i>


Hầu hết tất cả ngân hàng chi nhánh khơng riêng gì IVB Cần Thơ nếu chỉ
sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay thì sẽ khơng thể đáp ứng được hết
nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngồi nguồn vốn huy động tại chỗ thì
ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Vốn điều chuyển là
vốn mà ngân hàng Hội sở chuyển xuống cho các ngân hàng chi nhánh trong cùng
hệ thống của mình nhằm giúp cho ngân hàng có đủ nguồn vốn cung cấp cho
khách hàng. Nguồn vốn này thường có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động
nên sẽ làm chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên làm giảm lợi nhuận của ngân
hàng. Do đó, ngân hàng ln phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn
vốn này. Nhận thức được điều này, IVB Cần Thơ đã đưa ra nhiều biện pháp để
tăng cường công tác huy động vốn nhằm giảm dần tỷ trọng của vốn điều chuyển
trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Cụ thể, năm 2006 tỷ trọng nguồn vốn này
trong tổng nguồn vốn của ngân hàng là 81%, năm 2007 là 69,3% và cuối cùng
năm 2008 là 72,9%. Nhìn chung vốn điều chuyển của IVB Cần Thơ chiếm tỷ
trong cao trong tổng nguồn vốn vì nguồn huy động tại chổ qua các năm tăng tăng
tương đối nên chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng.


<i>- Về vốn khác: các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ khoảng </i>
từ 1% đến 1,7% trong tổng nguồn vốn. Vốn khác là các khoản vốn ngân hàng
tạm giữ lại trong thanh toán, các khoản phải trả, vốn thừa chưa xử lý…


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA IVB CẦN THƠ </b>
<b>NĂM 2006 – 2008 </b>


Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh


và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân
hàng. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn
đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro ở mức thấp
nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Đây
cũng là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng INDOVINA Cần Thơ trong suốt quá
trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:


<b>Bảng 2.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH </b>
<b>CỦA IVB CẦN THƠ (2006-2008) </b>


<b>Đơn vị tính: Triệu đồng</b>


<b>CHỈ TIÊU </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b> <b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>
<b>Số tiền </b> <b>(%) </b> <b>Số tiền </b> <b>(%) </b>
<b>Tổng thu nhập </b> 25.583 28.217 36.741 2.634 10 8.524 30
<b>Tổng chi phí </b> 22.169 22.379 30.028 210 1 7.649 34
<b>Lợi nhuận </b> 3.414 5.837 6.713 2.423 71 876 15
<i>(Nguồn: Phịng kế tốn của IVB Cần Thơ) </i>


<i><b>Nhận xét: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

vốn tăng cao, hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao làm cho lãi thu từ hoạt động
này tăng mạnh đồng thời phát triển các loại thẻ trong nước và quốc tế… Đến
năm 2008, tổng doanh thu đã lên đến 36.741 triệu đồng cao hơn năm 2007 là
8.524 triệu đồng, tốc độ tăng là 30% chủ yếu thu nhập từ thu lãi cho vay và lãi
tiền gửi do lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tăng, cùng với chương trình tài trợ
xuất nhập khẩu của ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng, gia tăng dư nợ.


Bên cạnh đó, ngân hàng ln chú trọng nâng cao các hoạt động dịch vụ cho
khách hàng nên thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch đã
làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi cho vay của ngân hàng ngày càng tăng nên
tổng thu nhập của ngân hàng tăng theo. Các khoản thu của ngân hàng từ nhiều
hoạt động như thu phí bảo lãnh, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ,... trong đó
thu từ hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt trong năm 2008, lợi
nhuận tăng lên đạt 6.713 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2007 là do tỷ giá ngoại
tệ, vàng trong những tháng đầu năm biến động mạnh, chênh lệch giá mua và giá
bán lớn nên lợi nhuận tăng. Ngoài ra do doanh số mua bán ngoại tệ của doanh
nghiệp tham gia chương trình tài trợ xuất nhập khẩu cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>CHƯƠNG 3 </b>


<b>PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN </b>
<b>XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG </b>


<b>CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA CẦN THƠ </b>


<b>3.1 GIỚI THIỆU VỀ PHỊNG THANH TỐN QUỐC TẾ </b>
<b>3.1.1 Q trình hình thành và phát triển phòng TTQT </b>


Phòng thanh toán quốc tế được thành lập ngày 07/5/1997 cùng với
ngày thành lập ngân hàng Indovina chi nhánh tại Cần Thơ.


Phịng thanh tốn quốc tế thực hiện các nghiệp vụ sau:
 Phát hành thư tín dụng cho các đơn vị nhập khẩu,
 Gởi bộ chứng từ xuất khẩu,


 Nhờ thu đi, nhờ thu đến,



 Hạch toán chuyển tiền đi, đến cho các đơn vị xuất khẩu,
 Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu,


 Bão lãnh trong và ngoài nước,


 Kinh doanh ngoại tệ và các hoạt động dịch vụ liên quan đến
ngoại tệ như: Thu đổi ngoại tệ, cho vay ngoại tệ ngắn và dài hạn…


Tuy thành lập sau so với các ngân hàng khác nhưng ngân hàng
Indovina Cần Thơ là một nền tảng vững chắc, tạo ra chỗ đứng cho Phịng
thanh tốn quốc tế trong điều kiện hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn ngày
càng phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>3.1.2.1 Quy trình thanh tốn L/C xuất khẩu </b>


<b>Hình 3.1: Quy trình xuất khẩu bằng L/C </b>


Quy trình nghiệp vụ bắt đầu khi IVB Cần Thơ nhận được L/C, thanh toán
viên kiểm tra tính chân thật bảng L/C từ ngân hàng mở L/C gởi sang. Sau đó sẽ
đưa vào hồ sơ L/C để lưu.


Sau khi kiểm tra L/C, IVB Cần Thơ sẽ thông báo và gởi L/C cho công ty
Tu


Chỉnh
L/C


Sửa đổi
Tiếp nhận và kiểm tra L/C



Vào hồ sơ L/C


Thông báo L/C cho tổ chức Xuất Khẩu


Nhận và kiểm tra chứng từ hợp lệ


Chỉ thị cho NH nước ngoài thanh tốn


Báo cáo cho đơn vị XK


Báo có cho đơn vị XK


Bất hợp lệ


Hợp
lệ


Hợp
lệ


Bất hợp lệ


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

điều kiện của L/C, nếu có điểm nào bất hợp lệ xin tu chỉnh sớm” (Please read
carefully the terms and corditions of this letter of credit and amerd as soon as
possible if any) và yêu cầu xuất trình đầy đủ chứng từ trong L/C quy định. Nếu
L/C có tu chỉnh thì IVB Cần Thơ kiểm tra lại L/C.


Khi cơng ty xuất trình chứng từ, ngân hàng nhận và kiểm tra. Nếu chúng
bất hợp lệ thì gởi trả lại sửa đổi, nếu chúng hợp lệ thì lập phiếu kiểm tra chứng từ
xuất khẩu gởi cho ngân hàng mở L/C và chờ thanh toán bằng điện toán. Phiếu


kiểm tra chứng từ xuất khẩu nêu lên chi tiết số lượng từng văn bản cần cho bộ
chứng từ theo u cầu của L/C, ngồi ra cịn phải cộng thêm mỗi loại chứng từ
một bản để cho IVB Cần Thơ lưu hồ sơ.


Sau khi nước ngồi thanh tốn tiền về, dựa vào điện tốn báo cáo có vào
tài khoản và báo cáo nợ về việc thu phí cho cơng ty xuất khẩu.


Đến đây thì quy trình xuất khẩu theo L/C kết thúc.
<b>3.1.2.2 Quy trình thanh tốn L/C nhập khẩu </b>


Nhận đơn xin mở L/C


NH xem xét khả năng thanh toán của đơn vị NK


Tiến hành mở L/C


Gởi đơn cho đơn vị XK, thông báo cho NH ở nước XK


Nhận bộ chứng từ giao hàng và kiểm tra bộ chứng từ


Gởi bộ chứng từ cho nhà NK
và yêu cầu nhà NK thanh toán


Từ chối thanh toán
Thanh toán cho nhà XK


Kết thúc bộ chứng từ


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

IVB Cần Thơ nhận đơn xin mở L/C của công ty nhập khẩu. Căn cứ vào
đơn và hợp đồng ngoại thương thanh toán viên kiểm tra L/C nếu có sai sót thì


u cầu chỉnh sửa lại.


Thanh toán viên của IVB Cần Thơ sau khi kiểm tra sẽ đem lên phịng tín
dụng để xem xét khả năng thanh tốn và sự tín nhiệm của đơn vị nhập khẩu để
xác định mức ký quỹ (mức ký quỹ đối với khách hàng mới 100% đối với khách
hàng thân thiết có thể là 10%, 20%,…). Điều này sẽ do phịng tín dụng đề xuất
và lãnh đạo duyệt.


Tất cả các hồ sơ: đơn mở L/C, hợp đồng được nộp ở phịng thanh tốn
quốc tế để tiến hành mở L/C và thu phí. Thanh tốn viên phải xử lý theo các
bước sau:


- Gửi L/C cho ngân hàng thông báo L/C. L/C này phải mở chi tiết in ra
và trình cho lãnh đạo phịng thanh tốn quốc tế kiểm tra lại, bổ sung đầy đủ, sau
đó đưa Giám đốc duyệt mới được chuyển đi nước ngoài theo dạng SWIFT.


- Lập hồ sơ L/C đưa vào sổ sách và máy tính những yếu tố cần thiết để
theo dõi L/C.


- Tiến hành thu tiền ký quỹ và phí mở L/C từ cơng ty nhập khẩu.


- Sau khi nhận bộ chứng từ, IVB Cần Thơ kiểm tra bộ chứng từ dựa
trên điều khoản của L/C. Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ, ngân
hàng thanh tốn theo chỉ dẫn của ngân hàng thơng báo để trả tiền cho nhà xuất
khẩu (nếu chứng từ bất hợp lệ thì ngân hàng thơng báo và nêu rõ nguyên nhân từ
chối thanh toán).


- Khi bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng chấp nhận trả tiền trên hối phiếu và
thông báo cho bên nhập khẩu để nhận hàng, đồng thời tiến hành thu phí, thủ tục
phí thanh tốn…



- Đến đây kết thúc quy trình ngân hàng theo phương thức L/C.
<i><b>Nhận xét: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>3.2 TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ DỊCH VỤ THANH TỐN L/C </b>


Đánh giá hiệu quả thanh tốn tín dụng chứng từ của ngân hàng Indovina
Cần Thơ, ta không thể không đề cập tới chỉ tiêu đánh giá doanh thu từ dịch vụ
thanh toán L/C. Doanh thu này từ năm 2006 – 2008 giảm từ 84,3% xuống 77,7%
trên tổng doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế.


<b>Bảng 3.1: TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ DỊCH VỤ THANH TOÁN L/C </b>
<b>Đvt: 1000USD </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>


Thu từ dịch vụ thanh toán L/C 112.630 126.630 147.390


Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế 133.630 150.380 189.680
<b>% thu từ dịch vụ thanh toán L/C trên </b>


<b>tổng doanh thu từ dịch vụ TTQT (%) </b>


<b>84,3 </b> <b>84,2 </b> <b>77,7 </b>


<i> (Nguồn: Phịng thanh tốn TTQT – IVB Cần Thơ) </i>


<i><b>Nhận xét: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

tạo nên môi trường cạnh tranh rất quyết liệt. Bên cạnh đó, đội ngũ thanh toán


quốc tế hiện nay của ngân hàng cịn ít và chưa thúc đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm
khách hàng mới nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của hoạt động thanh
tốn quốc tế.


Nhìn chung hoạt động thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ của
ngân hàng Indovina Cần Thơ chiếm một tỷ lệ rất lớn trong hoạt động thanh toán
quốc tế năm 2008. Hoạt động này đã đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng, góp
phần làm tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
<b>3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN XUẤT NHẬP </b>
<b>KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG </b>
<b>INDOVINA CẦN THƠ </b>


<b>3.3.1 Tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng Indovina Cần Thơ </b>
<b>3.3.1.1 Về số món </b>


<b>Bảng 3.2: TÌNH HÌNH THANH TỐN QUỐC TẾ CỦA </b>
<b>IVB CẦN THƠ THEO SỐ MÓN (2006 – 2008) </b>


<b>Phương </b>
<b>thức </b>


<b>Số món (món) </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 2008/2007 </b>


<b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b> <b>+/- </b> <b>+/- </b>


L/C 289 238 333 -51 95



Nhờ thu 1 153 248 152 95


Chuyển tiền 471 467 537 -4 70


<b>Tổng </b> <b>761 </b> <b>858 </b> <b>1.118 </b> <b>97 </b> <b>260 </b>


<i><b> (Nguồn: Phòng Thanh toán Quốc Tế - IVB Cần Thơ) </b></i>


<i><b>Nhận xét: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Trong năm 2007, phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng cao nhất là
54%, đạt 467 món, giảm 4 món so với năm 2006, do thị trường thế giới biến
động lớn, phức tạp gây nhiều yếu tố bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam nên những
cá nhân tổ chức ở nước ngoài hạn chế việc gửi tiền về Việt Nam vì chính họ cũng
đang gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của kinh tế. Tiếp theo là phương thức L/C đạt
238 món, giảm 18%. Sỡ dĩ có sự sụt giảm như vậy là do năm 2007 tình hình kinh
tế thế giới gặp khó khăn các cơng ty khơng xuất hàng đi được làm cho số món và
tỷ trọng của L/C giảm xuống. Mặt khác, do các công ty đã đánh giá được những
khách hàng của mình. Họ chọn ra những đối tác đáng tin cậy để thanh toán bằng
phương thức ủy nhiệm nhờ thu để giảm chi phí thanh tốn mỗi bộ hồ sơ. Cuối
cùng là phương thức ủy nhiệm nhờ thu tăng 153 món, tương ứng cao 15.200% so
với năm 2006. Do trong năm 2006, chỉ có một khách hàng đến với ngân hàng
theo phương thức nhờ thu nhưng do phục vụ tốt và có chính sách tiếp thị mới nên
thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn tránh các
thủ tục rườm rà và cắt giảm chi phí thanh tốn nên họ đã chuyển từ phương thức
tín dụng chứng từ sang phương thức ủy nhiệm nhờ thu khi họ đã đánh giá được
khách hàng của mình, họ có mối quan hệ thân thiết với nhà xuất khẩu và họ tin
tưởng lẫn nhau.



<b> Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 </b>


<b>Ghi chú: </b>


<b>Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng của từng phương thức TTQT </b>
<b>theo số món của IVB Cần Thơ (2006 – 2008) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Năm 2008, nhìn chung thì tình hình TTQT tại ngân hàng Indovina Cần
Thơ tăng mạnh so với năm 2007. Cụ thể là phương thức chuyển tiền tăng lên so
với năm 2007 là 70 món, tương ứng tăng 15% nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn
so với năm 2007 là 6%. Kế đến phương thức TDCT đã tăng 95 món, đạt 40% về
số món. Nguyên nhân là do năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam thực hiện các cam
kết WTO nên thời cơ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và hợp tác bình đẳng
với 150 nước thành viên chắc chắn được mở rộng, các doanh nghiệp ký được
những hợp đồng lớn từ những thị trường khó tính như EU, Nhật bản, Mỹ và do
các doanh nghiệp đã có sự tin tưởng vào ngân hàng, cách làm việc của các cán bộ
ngân hàng nên số lượng phát hành L/C cũng tăng, phương thức này có độ an tồn
cao và các chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ làm cho lượng xuất
khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn TPCT tăng lên. Chính vì điều
này mà làm cho phương thức TDCT tăng lên đáng kể so với năm 2007. Cuối
cùng là phương thức ủy nhiệm nhờ thu lại tăng lên 95 món. Với phương thức ủy
nhiệm nhờ thu từ 2006 – 2008 ta thấy liên tục tăng. Điều này cho thấy các khách
hàng doanh nghiệp đã có sự hiểu biết sâu về từng phương thức TTQT. Tùy theo
khách hàng và tùy theo mặt hàng mà họ lựa chọn phương thức thanh toán cho
phù hợp. Đây cũng là dấu hiệu khả quan cho những doanh nghiệp Việt Nam đang
tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, chứng tỏ họ đã có sự am hiểu về từng
phương thức TTQT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Mặt khác, do uy tín của các doanh nghiệp chưa cao trên thương trường thế giới


nên các đối tác của họ cũng dè dặt trong việc chọn phương thức thanh toán. Cuối
cùng là phương thức ủy nhiệm nhờ thu có tăng đều qua các năm nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng thấp nhất so với hai phương thức trên. Sở dĩ, hai phương thức tín
dụng chứng từ và chuyển tiền được ưa chuộng hơn hết.


<b>3.3.1.2 Về giá trị </b>


Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng vì nó cũng đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự
phát triển của ngân hàng. Do đó, để thấy rõ sự tăng trưởng thanh toán xuất nhập
khẩu theo từng phương thức thanh tốn ra sao, ta sẽ tìm hiểu tình hình TTQT qua
các phương thức hỗ trợ trong thanh tốn.


<b>Bảng 3.3: TÌNH HÌNH THANH TỐN QUỐC TẾ THEO </b>
<b>GIÁ TRỊ CỦA IVB CẦN THƠ (2006 – 2008) </b>


<b>Đvt: 1000 USD </b>


<b>Phương </b>
<b>thức </b>


<b>Trị giá </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b> <b>+/- </b> <b>% </b> <b>+/- </b> <b>% </b>


L/C 112.630 126.630 147.390 14.000 12,4 20.760 16,4



Nhờ thu 90 8.700 13.100 8.610 9.567,0 4.400 51,0


Chuyển tiền 20.910 15.050 29.190 -5.860 -28,0 14.140 94,0


<b>Tổng </b> <b>133.630 </b> <b>150.380 </b> <b>189.680 </b> <b>16.750 </b> <b>13,0 39.300 </b> <b>26,1 </b>


<i>(Nguồn: Phòng Thanh toán Quốc Tế - IVB Cần Thơ) </i>

<i><b>Nhận xét: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

theo phương thức L/C thường lớn hơn trị giá của mỗi món thanh tốn theo
phương thức chuyển tiền. Để hiểu rõ hơn, ta đi vào phân tích giá trị của từng
phương thức cụ thể:


<i> Phương thức L/C: </i>


Phương thức thanh toán L/C chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm 2006
đến 2008. Năm 2007, L/C đạt giá trị là 126.630 ngàn USD tăng 14.000 ngàn
USD cao gấp 12,4% so với năm 2006. Sang năm 2008, giá trị của phương thức
thanh toán L/C lại tăng lên đáng kể tăng 20.760 ngàn USD, tương ứng tăng
16,4% so với năm 2007. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp lựa chọn phương
thức thanh toán L/C tại ngân hàng đa số là các doanh nghiệp lớn, có uy tín và các
giao dịch thường có giá trị lớn dẫn đến tổng giá trị giao dịch của phương thức
này là cao nhất. Bên cạnh đó, phương thức TDCT có độ an tồn cao, hiệu quả
nhất cho các bên tham gia. Những qui định chặt chẽ trong quy trình thanh tốn
L/C đã làm cho phương thức này được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi. Ngoài
ra, một số doanh nghiệp chưa có sự tin tưởng tuyệt đối với các đối tác nước
ngoài trong quá trình giao dịch quốc tế nhưng lại muốn mang lại sự an toàn và
hiệu quả nên phương thức L/C được áp dụng khá nhiều tại Việt Nam cũng như


tại các chi nhánh ngân hàng.


<b> Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 </b>


<b> Ghi chú: </b>


<b>Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng của từng phương thức TTQT </b>
L/C


Nhờ thu


Chuyển tiền


0,4%
90


15,6%
20.910


84%
112.630


6%
8.700


10%
15.050


84%
126.630



7%
13.100


15%
29.190


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<i> Phương thức chuyển tiền: phương thức này thì giá trị đạt được tăng giảm </i>
không đều trong 3 năm 2006, 2007, 2008.


Năm 2007 phương thức chuyển tiền đạt 15.050 ngàn USD giảm 5.860
ngàn USD, chiếm 10% tỷ trọng, tương ứng giảm 28% so với năm 2006.
Nguyên nhân là do phương thức chuyển tiền chỉ được áp dụng khi các doanh
nghiệp thực sự có niềm tin với đối tác, do đó nó khơng có tính an tồn cao nên
ít được các doanh nghiệp tin tưởng để lựa chọn. Nhưng đến năm 2008, phương
thức chuyển tiền đạt 29.190 ngàn USD tăng 14.140 ngàn USD tức tăng 94% so
với năm 2007. Do phương thức này đơn giản và chi phí thấp, nhà nhập khẩu và
xuất khẩu áp dụng khi đã thực sự có niềm tin lẫn nhau hay giá trị lơ hàng nhỏ.
Vì phần lớn khách hàng cũ của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một
số ít là các doanh nghiệp lớn hoạt động khá lâu trên thị trường, do đó bạn hàng
nước ngồi của họ là những bạn hàng quen thuộc đã có sự tin tưởng lẫn nhau.
Ngoài ra, trong năm 2008 ngành du lịch cũng phát triển vượt bậc vì vậy lượng
kiều hối được chuyển về nhiều làm cho phương thức chuyển tiền phát triển
nhanh, điều này sẽ rất có lợi cho IVB Cần Thơ khi ngân hàng đã có quan hệ đại
lí với các quốc gia khác nhau trên thế giới.


<i> Phương thức nhờ thu: </i>


Trong ba phương thức thanh toán L/C, nhờ thu và chuyển tiền thì
phương thức nhờ thu là phương thức có tỷ trọng và giá trị là nhỏ nhất. Năm


2008 đạt 13.100 ngàn USD (chiếm 7% về tỷ trọng), tăng lên 51% so với năm
2007, mặc dù phương thức này đều tăng lên từ năm 2006 đến năm 2008.
Nguyên nhân là do phương thức nhờ thu với chi phí cao mà thời gian thu hồi lại
chậm, rủi ro cao cho bên xuất khẩu so với phương thức L/C nên phương thức
này luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất qua các năm trong cơ cấu thanh toán quốc tế
của IVB Cần Thơ. Đây cũng là đặc điểm chung của hệ thống Ngân hàng Việt
Nam. Tuy nhiên, phương thức nhờ thu vẫn đóng vai trị quan trọng trong việc
góp phần làm đa dạng hóa các phương thức TTQT tại IVB Cần Thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

nhỏ nhất trong cơ cấu thanh toán quốc tế mặc dù vẫn tăng đều qua 3 năm vì
phương thức này chỉ áp dụng khi thật sự tin tưởng vào đối tác của mình, muốn
thăm dị thị trường.


<b>3.3.2 Tình hình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ </b>
<b>3.3.2.1 Về số món </b>


<b>Bảng 3.4: TÌNH HÌNH THANH TỐN L/C XUẤT VÀ L/C NHẬP </b>
<b>THEO SỐ MÓN CỦA IVB CẦN THƠ (2006 – 2008) </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>


<b>So sánh </b>
<b>2007/2006 </b>


<b>So sánh </b>
<b>2008/2007 </b>
<b>(+/-) </b> <b>% </b> <b>(+/-) </b> <b>% </b>


<b>L/C </b>
<b>xuất </b>



<b>L/C </b>


<b>đã gửi </b> 117 95 151 -22 -19,0 56 59,0
<b>L/C </b>


<b>đã TT </b> 116 94 150 -22 -19,0 56 60,0


<b>L/C </b>
<b>nhập </b>


<b>L/C </b>


<b>đã mở </b> 29 23 16 -6 -21,0 -7 -30,4
<b>L/C </b>


<b>đã TT </b> 27 26 16 -1 -4,0 -10 -38,5
<b>Tổng </b> <b>289 </b> <b>238 </b> <b>333 </b> <b>-51 </b> <b>-18,0 </b> <b>95 </b> <b>40,0 </b>


<i>(Nguồn: Phịng Thanh tốn Quốc Tế - IVB Cần Thơ) </i>


<i><b>Nhận xét: </b></i>


<b> Đối với L/C hàng xuất: chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm 2006 – </b>
2008, trong đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

hiếm vốn mà các doanh nghiệp lại đang cần vốn. Vì thế họ sẽ chọn lựa ra những
khách hàng đáng tin cậy và có uy tín để chọn phương thức thanh toán theo
phương thức ủy nhiệm nhờ thu để có thể khắc phục những hạn chế của L/C trong
giai đoạn khó khăn này. Họ chỉ thanh tốn theo phương thức L/C đối với những


khách hàng mới, không đáng tin cậy, nhà xuất khẩu không hiểu rõ về nhà nhập
khẩu… Đó là lý do làm cho số lượng thanh toán theo phương thức L/C giảm so
với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 thì cả số lượng L/C gởi đi thương lượng và
đã thanh tốn đều tăng. Trong đó số L/C gởi đi thương lượng chiếm 45,4% tỷ
trọng, tăng 56 món, tương ứng tăng 59% và L/C thanh tốn tăng 56 món, tăng
60% so với năm 2007. Như vậy số lượng L/C xuất khẩu 2008 tăng mạnh so với
2007. Do năm 2008 là năm mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mở rộng
thị trường sang những thị trường mới. Cùng với sự tăng trởng kim ngạch xuất
khẩu trong cả nước kéo theo sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở các tỉnh,
thành phố. Do đó, đây là năm đầu tiên Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
cao hơn nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 63 tỷ USD,
tăng trên 29,5% so với năm 2007. Vì thế, các doanh nghiệp chưa biết rõ về khách
hàng nên để đảm bảo cho việc trả nợ của nhà nhập khẩu yêu cầu thanh toán theo
phương thức tín dụng chứng từ. Vì thế số lượng L/C xuất khẩu tăng vọt.


<b> Năm 2006 </b> <b> Năm 2007 </b> <b> Năm 2008 </b>


<b>Ghi chú: </b>


<b>Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng L/C xuất và L/C nhập </b>
L/C xuất đã gửi


L/C xuất đã thanh toán


L/C nhập đã mở


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b> Đối với L/C hàng nhập khẩu: </b>


Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng L/C nhập được mở ở IVB Cần Thơ
chiếm tỷ trọng thấp nhất với số lượng rất ít và giảm dần từ năm 2006 – 2008.


Năm 2007, số lượng L/C đã mở là 23 món (chiếm tỷ trọng là 9,7%), giảm 21%
và L/C đã thanh toán là 26 món giảm 1 món (tỷ trọng là 10,9%), tương ứng giảm
4% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì số lượng L/C nhập đã thanh toán giảm tỷ
trọng xuống cịn 4,8% với số món đạt được là 16 món, tức giảm 38,4% so với
năm 2007. Sở dĩ giảm lượng L/C nhập là do ngân hàng khơng có thêm khách
hàng mới đến giao dịch với ngân hàng và do chính sách hạn chế nhập khẩu của
Chính phủ cũng như nguồn ngoại tệ để thanh toán tại Chi nhánh chỉ phát hành
L/C nhập khẩu các phụ tùng thay thế, nguyên liệu sản xuất mà trong nước không
sản xuất được nhằm giảm bớt chi phí. Mặc khác, các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đã chuyển sang phương thức chuyển tiền
với các đối tác đã làm ăn lâu năm và có uy tín do chi phí thực hiện thấp, nhanh
chóng, thủ tục đơn giản.


<b>3.3.2.2 Về giá trị </b>


<b>Bảng 3.5: TÌNH HÌNH THANH TỐN L/C XUẤT VÀ L/C NHẬP </b>
<b>THEO GIÁ TRỊ CỦA IVB CẦN THƠ (2006 – 2008) </b>


<b>Đơn vị tính: 1000 USD </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>


<b>So sánh </b>
<b>2007/2006 </b>


<b>So sánh </b>
<b>2008/2007 </b>
<b>(+/-) </b> <b>% </b> <b>(+/-) </b> <b>% </b>


<b>L/C </b>


<b>xuất </b>


<b>L/C </b>


<b>đã gởi </b> 11.020 10.450 12.790 -570 -5,2 2.340 22,4
<b>L/C </b>


<b>đã TT </b> 11.000 10.360 12.670 -640 -6,0 2.310 22,3


<b>L/C </b>
<b>nhập </b>


<b>L/C </b>


<b>đã mở </b> 45.150 53.570 58.590 8.420 19,0 5.020 9,4
<b>L/C </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<i><b>Nhận xét: </b></i>


Sự chênh lệch cũng như tỷ trọng trong thanh toán L/C xuất và L/C nhập
khẩu tại IVB Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2008 cho thấy rằng doanh số hoạt
động này tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể như sau: Tổng doanh số từ
các giao dịch TDCT năm 2007 đạt 126.630 ngàn USD tăng 14.000 ngàn USD so
với năm 2006 và năm 2008 giá trị lại tăng lên 20.760 ngàn USD so với năm
2007. Nguyên nhân là do:


<b> Đối với doanh số hàng xuất khẩu tăng đều qua các năm: </b>


Năm 2006, giá trị L/C xuất đã gởi là 11.020 ngàn USD và L/C đã
thanh toán là 11.000 ngàn USD. Đến năm 2007 số lượng L/C đã gởi giảm


xuống còn 10.450 ngàn USD, giảm 5,2% và L/C đã thanh toán giảm 640 ngàn
USD, tương ứng giảm 6% so với 2006. Sở dĩ có sự sụt giảm như vậy, một mặt
là do sự biến động của thị trường làm cho tỷ giá thay đổi, khan hiếm ngoại
tệ... Khi đồng Việt Nam bị phá giá ở mức cao đã tạo sức ép đối với hàng nhập
khẩu Việt Nam sang thị trường thế giới phải giảm giá, nếu không họ sẽ không
nhập hàng xuất khẩu của ta. Do đó, các khách hàng xuất khẩu mặt hàng thủy
sản đã giảm rất nhiều so với năm 2006 vì trong giai đoạn này ngành thủy sản
<b>cũng đã gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang các nước. Mặt khác, là do </b>
thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, trên diện rộng và kéo dài trong cả năm đã gây
thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Dịch bệnh diễn biến phức tạp như: dịch lợn
tai xanh, dịch lở mồm long móng gia súc lan rộng, dịch cúm gia cầm tái phát
tại nhiều địa phương gây hậu quả nghiêm trọng đến nhiều ngành sản xuất
công nghiệp, ngành nghề, thủy sản, kinh doanh dịch vụ ăn uống công cộng, du
lịch trên địa bàn cả nước nên hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành
phố Cần Thơ gặp nhiều khó khăn nhất là trong ngành chế biến thủy sản, điều
này ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân làm cho giá
trị của các hợp đồng xuất khẩu bằng L/C giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

nào trở lại hoạt động bình thường và có khuynh hướng phát triển cao hơn nữa
trong tương lai. Ngồi ra, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ,
cũng như lãnh đạo Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện, khuyến khích các
doanh nghiệp tăng số lượng xuất khẩu của mình. Do đó, số lượng hợp đồng
xuất khẩu L/C của các doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài tăng lên dẫn
<b>đến doanh số L/C xuất khẩu của IVB Cần Thơ cũng tăng. </b>


<b> Đối với doanh số hàng nhập khẩu: </b>


Năm 2007 L/C đã mở đạt 53.570 ngàn USD tăng 8.420 ngàn USD,
tăng 19% và giá trị L/C đã thanh toán là 52.250 ngàn USD, tương ứng tăng
15% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì giá trị thanh tốn L/C nhập khẩu tại


IVBCT lại tăng. Trong đó, L/C đã mở đạt 58.590 ngàn USD tăng 9,4% và
L/C đã thanh toán tăng 21,2% so với năm 2007. Nguyên nhân là do các
khách hàng nhập khẩu có số lượng lớn trong năm 2007 đã làm tăng tổng giá
trị của các L/C. Ngoài ra, một số doanh nghiệp gia tăng sản xuất nên đã nhập
khẩu thêm những dây chuyển sản xuất từ nước ngoài để nâng cao chất lượng
và số lượng sản phẩm. Trong những năm vừa qua, hoạt động thanh toán L/C
nhập khẩu của ngân hàng thực sự có hiệu quả. Đây là một kết quả rất khả
quan, để có được thành công này, IVB Cần Thơ đã không ngừng đổi mới
trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình thanh toán. Ngân hàng đã cho
lắp đặt Internet để khai thác tin tức kinh tế thương mại, pháp luật qua mạng,
lắp đặt thanh toán SWIFT với ngân hàng trên thế giới. Như vậy, có thể nói
hoạt đơng thanh tốn hàng hóa nhập khẩu theo phương thức TDCT đã đạt
được những thành tựu đáng kể, đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và cho
khách hàng.


<b>3.3.2.3 Phí thực hiện dịch vụ thanh toán theo phương thức L/C của </b>
<b>IVB Cần Thơ so với các Ngân hàng khác như: NH CÔNG THƯƠNG CẦN </b>
<b>THƠ (NHCTCT) VÀ EXIMBANK CẦN THƠ (EIB CẦN THƠ) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>Bảng 3.6: THỰC TRẠNG THANH TỐN L/C THEO SỐ MĨN CỦA </b>
<b>IVB CẦN THƠ, NHCTCT VÀ EIB CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 </b>


<b>Năm </b> <b>IVBCT </b> <b>NHCTCT </b> <b>EIBCT </b>


<b>L/C xuất </b> <b>L/C nhập </b> <b>L/C xuất </b> <b>L/C nhập </b> <b>L/C xuất </b> <b>L/C nhập </b>


<b>2006 </b> 233 56 215 27 78 37


<b>2007 </b> 189 49 150 28 63 42



<b>2008 </b> 301 31 210 15 156 39


<b>Tổng </b> <b>723 </b> <b>136 </b> <b>575 </b> <b>70 </b> <b>297 </b> <b>118 </b>


<i>(Nguồn: Phịng Thanh tốn Xuất Nhập Khẩu – NHCTCT; </i>
<i> </i> <i>Phòng TTQT – EIB Cần Thơ; Phòng TTQT - IVB Cần Thơ) </i>
<i><b>Nhận xét: </b></i>


Từ bảng số liệu trên ta thấy hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ
trong 3 năm gần đây của IVB Cần Thơ tăng tương đối nhanh hơn so với các hai
đối thủ cạnh tranh là ngân hàng Công Thương Cần Thơ và ngân hàng Eximbank
Cần Thơ. Mặc dù những năm qua là năm có sự chuyển biến về môi trường hoạt
động kinh doanh của ngân hàng nhưng trong bối cảnh đó IVB Cần Thơ vẫn đạt
được những kết quả đáng khích lệ, như vậy chứng tỏ chất lượng hoạt động thanh
toán của IVB Cần Thơ ngày càng được khẳng định trên thị trường.


<i><b>b) Về giá trị: </b></i>


<b>Bảng 3.7: THỰC TRẠNG THANH TOÁN L/C THEO GIÁ TRỊ CỦA </b>
<b>IVB CẦN THƠ, NHCTCT VÀ EIB CẦN THƠ NĂM 2006 - 2008 </b>


<b>Đvt: 1000USD </b>


<b>Năm </b>


<b>IVB Cần Thơ </b> <b>NHCTCT </b> <b>EIB Cần Thơ </b>


<b>L/C xuất </b> <b>L/C nhập </b> <b>L/C xuất </b> <b>L/C nhập </b> <b>L/C xuất </b> <b>L/C nhập </b>
<b>2006 </b> 22.020 90.610 17.566 2.197 7.341 11.993
<b>2007 </b> 20.810 116.910 19.617 2.368 5.248 27.455


<b>2008 </b> 25.460 121.930 15.299 879 17.971 17.701
<b>Tổng </b> <b>68.290 </b> <b>329.450 </b> <b>52.482 </b> <b>5.444 </b> <b>30.560 </b> <b>57.149 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<i><b>Nhận xét: </b></i>


Qua bảng so sánh tình hình hoạt động thanh tốn L/C của IVB Cần Thơ
với ngân hàng Công Thương Cần Thơ và EIB Cần Thơ, ta thấy nhìn chung tổng
doanh thu của IVB Cần Thơ tương đối cao hơn so với một số ngân hàng khác.
Cụ thể, tổng trị giá của IVB Cần Thơ đối với L/C xuất là 68.290 ngàn USD,
L/C nhập là 329.450 ngàn USD; trong khi đó L/C xuất của NHCTCT là 52,482
ngàn USD, L/C nhập là 5.444 ngàn USD; cuối cùng là EIB Cần Thơ có trị giá
thấp nhất. Trong những năm gần đây, với sự cạnh tranh gay gắt của những đối
thủ trong ngành đã không làm cho giá trị thanh toán L/C của ngân hàng
Indovina Cần Thơ giảm xuống. Bằng nhiều hình thức, IVB Cần Thơ trong lĩnh
vực thanh toán quốc tế đã không ngừng kéo khách hàng về với mình, khẳng
định uy tín của ngân hàng đối với khách hàng của mình và đối thủ cạnh tranh
cũng như nâng cao uy tín trên thị trường tài chính quốc tế nên đây là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến giá trị thanh toán TDCT của IVB Cần Thơ tăng lên. Đây
là một ví dụ thiết thực chứng minh IVB Cần Thơ là một ngân hàng có triển
vọng trong tương lai. Từ đó sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động
phương thức TDCT dễ dàng và ngày càng phát triển hơn.


<b>c) Về phí dịch vụ thanh tốn L/C </b>


<b>Bảng 3.8: SO SÁNH PHÍ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI </b>
<b>IVB CẦN THƠ, NHCTCT VÀ EIB CẦN THƠ </b>


<b>Đvt: USD </b>
<b>Thanh toán XK </b> <b>Indovina </b> <b>NHCTCT </b> <b>Eximbank </b>



Thông báo L/C 15 20 15


Thông báo tu chỉnh 10 15 5


Chuyển nhượng L/C 50 50 30


Thanh toán một
bộ L/C


0,15%
Tối thiểu 20


Tối đa 180


0,18%
Tối thiểu 20


Tối đa 500


0,15%
Tối thiểu 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>Thanh toán NK </b> <b>Indovina </b> <b>NHCTCT </b> <b>Eximbank </b>


Phí phát hành L/C/giá
trị L/C


0,1%


Tối thiểu 20



Tối đa 450


0,15%


Tối thiểu 50


Tối đa 500


0,075%


Tối thiểu 20


Tối đa 500


Phát hành sửa đổi tăng
tiền/giá trị L/C tăng
thêm


0,1%


Tối thiểu 18


Tối đa 180


0,15%


Tối thiểu 20


Tối đa 500



0,075%


Tối thiểu 10


Tối đa 200


Thanh toán 1 bộ L/C/giá


trị 1 món thanh tốn


0,15%


Tối thiểu 25


Tối đa 180


0,2%


Tối thiểu 30


Tối đa 500


0,18%


Tối thiểu 20


Tối đa 350
Ký hậu vận đơn



theo L/C


5 5 2


<i>(Nguồn: www.indovinabank.com.vn; www.icb.com.vn; www.eximbank.com.vn) </i>


<i><b>Nhận xét: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

khi giao dịch với các ngân hàng đều mong muốn mức phí mà mình phải trả là ít
nhất nên khả năng thu hút thêm những khách hàng mới đến với IVB Cần Thơ sẽ
tăng cao.


<b>3.3.2.4 Tình hình rủi ro trong thanh toán L/C của IVB Cần Thơ </b>
Để thấy được tình hình rủi ro trong thanh tốn L/C của IVB Cần Thơ, ta
sẽ phân tích tính an tồn và tính chính xác của hoạt động thanh tốn tín dụng
chứng từ tại IVB Cần Thơ thông qua chỉ tiêu L/C gửi đi so với L/C được thanh
toán trong ba năm 2006, 2007 và 2008.


<b>Bảng 3.9: SO SÁNH SỐ LƯỢNG L/C GỬI ĐI VÀ L/C </b>
<b>ĐÃ THANH TOÁN CỦA IVB CẦN THƠ NĂM 2006 - 2008 </b>


<b> Đvt: 1000 USD </b>


<b>Chỉ tiêu </b>


<b>L/C </b>
<b>gửi đi </b>


<b>L/C </b>
<b>đã TT </b>



<b>Chênh lệch </b>
<b>Số món </b> <b>% </b>


<b>2006 </b> 117 116 -1 -0,85


<b>2007 </b> 95 94 -1 -1,10


<b>2008 </b> 151 150 -1 -0,66


<i>(Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế - IVB Cần Thơ) </i>


<b>Bảng 3.10: SO SÁNH GIÁ TRỊ L/C GỬI ĐI VÀ L/C </b>
<b>ĐÃ THANH TOÁN CỦA IVB CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 </b>


<b> Đvt: 1000 USD </b>


<b>Chỉ tiêu </b>


<b>L/C </b>
<b>gởi đi </b>


<b>L/C </b>
<b>đã TT </b>


<b>Chênh lệch </b>
<b>Giá trị </b> <b><sub>Tỷ lệ % </sub></b>
<b>2006 </b> 11.020 11.000 -20 -0,18
<b>2007 </b> 10.450 10.360 -90 -0,86
<b>2008 </b> 12.790 12.670 -120 -0,94



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b> Tính an toàn </b>


Qua bảng so sánh số lượng L/C được gửi đi và L/C đã thanh toán của
năm 2006, 2007 và 2008 chênh lệch nhau khơng cao. Số lượng L/C chưa thanh
tốn so với số lượng L/C được gửi đi trong những năm qua chỉ có 1 món có thể
là do các nguyên nhân như: chứng từ không hợp lệ, ngày gởi chứng từ gần cuối
năm nên quá trình thanh tốn khơng kịp đã kéo dài quá trình thanh toán đến
năm sau, rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối
thanh toán bộ chứng từ… Tuy vậy, số món L/C đã thanh toán tăng lên cùng với
L/C gửi đi điều này cho thấy sự an tồn trong q trình thanh tốn bằng tín
dụng chứng từ tại đây là rất tốt.


<b> Tính chính xác: </b>


Tuy các tỷ số này của IVB Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2008 không thể
đạt mức độ chính xác tuyệt đối nhưng đây là những số liệu đáng tin cậy cho thấy
tỷ lệ thanh toán bằng chứng từ tại IVB Cần Thơ đạt độ chính xác cao. Có một số
ngun nhân của sự khơng chính xác này có thể do:


- Bộ chứng từ bị sai sót.


- Do cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi.


- Do khách hàng cung cấp thông tin thiếu hoặc nhầm lẫn.


- Do các nguyên nhân bất khả kháng (bão lụt, hạn hán, cháy nổ, thiên
tai, cướp bóc…) trong q trình giao nhận hàng hố nên sẽ khơng thực hiện được
hợp đồng, khơng thanh tốn được L/C.



Vì vậy, tính chính xác và an toàn trong nghiệp vụ thanh tốn quốc tế là
địi hỏi quan trọng, nó có tính chất quyết định đến hiệu quả của hoạt động. Đồng
thời nó cũng là điều kiện của nhau, hỗ trợ nhau để thực hiện yêu cầu này của hoạt
động thanh toán quốc tế của IVB Cần Thơ.


<i><b>Tóm lại: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

thanh tốn L/C tại IVB Cần Thơ là rất ít xảy ra và hầu như khơng có rủi ro nào
nghiêm trọng trong những năm qua.


<b>3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP </b>
<b>KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN </b>
<b>HÀNG INDOVINA CẦN THƠ </b>


<b>3.4.1 Những điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng Indovina Cần Thơ </b>
<b>3.4.1.1 Điểm mạnh </b>


<i><b>- Nguồn nhân lực có trình độ: Có nguồn nhân lực năng động, nhiệt </b></i>
tình, ham học hỏi và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Có uy tín trong hoạt
động thanh toán quốc tế, đội ngũ nhân viên ngày càng có kinh nghiệm hơn,
có khả năng thuyết phục và tư vấn tận tình cho khách hàng trong hoạt động
thanh toán. Hàng năm, ngân hàng thường xuyên đưa nhân viên của các
phòng ban đi đào tạo để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.


<i><b>- Nguồn vốn: IVB Cần Thơ là một chi nhánh ở thành phố lớn nên IVB </b></i>
Cần Thơ được sự hỗ trợ về tài chính cũng như chiến lược phát triển, các dịch
<b>vụ... luôn được ưu tiên hàng đầu, do đó IVB Cần Thơ có nguồn vốn tương </b>
đối ổn định.


<i><b>- Hệ thống thông tin của ngân hàng hiện đại: IVB Cần Thơ có đầy </b></i>


đủ các thiết bị như máy Telex, Computer nối mạng, máy chụp, máy quét
Scanner… Bên cạnh đó cịn có hệ thống phần mềm hiện đại, được cập nhật
thường xuyên và được hỗ trợ bởi bộ phận tin học tại Hội sở. Đảm bảo cho
các nghiệp vụ thông tin, không làm chậm trễ q trình thanh tốn đảm bảo
cho tính nhanh chóng và an tồn.


<i><b>- Có ưu thế và uy tín trên địa bàn: ICBV là một trong bốn NHTM </b></i>
quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam, có mạng lưới giao dịch rộng, do đó IVB
Cần Thơ được thừa hưởng những thành quả đã đạt được từ Hội sở nên được
nhiều khách hàng tin cậy và có uy tín trên thị trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

chứng từ trước qua Email, Fax cho khách hàng trước khi khách hàng xuất
trình bản chính, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực.


Ngoài ra, IVB Cần Thơ cịn có thế mạnh về dịch vụ xuất nhập khẩu
trọn gói, đây là dịch vụ mới đáp ứng mọi đòi hỏi của khách hàng trong giao
dịch xuất nhập khẩu và khách hàng sẽ được hưởng mức phí cạnh tranh thấp
<b>hơn mức phí mà khách hàng sử dụng riêng lẻ từng mảng dịch vụ. </b>


Phí L/C so với các ngân hàng khác tương đối thấp. Điều này góp phần
làm tăng giao dịch của các doanh nghiệp với Indovina Cần Thơ.


<i><b>- Có vị trí thuận lợi: Trụ sở chính đặt tại trung tâm Thành phố Cần </b></i>
Thơ, thuận lợi cho việc giao dịch với các khách hàng doanh nghiệp và khách
hàng cá nhân. Do đó, doanh thu của ngân hàng ngày càng tăng cao.


<i><b>- Có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước:</b></i> Được nhà nước và các cấp
chính quyền tại thành phố Cần Thơ tạo nhiều điều kiện khi thực hiện nghĩa
vụ kinh doanh tiền tệ của một ngân hàng thương mại. Đồng thời ngân hàng
cũng thực hiện đúng đắn các chủ trương của nhà nước và đạt nhiều thành


tích đáng kể.


Nhanh chóng thích nghi và tận dụng các chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước. Có thế mạnh trong việc đa phương, đa dạng hố quan hệ
đối ngoại, hồn thiện bộ máy quản lý giúp tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh và hiệu quả.


<b>3.4.1.2 Điểm yếu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<i><b>- Sự bó buộc của pháp lý: Sự bó buộc về mơi trường pháp lý làm khó </b></i>
thực hiện các điều kiện để vượt lên cạnh tranh. Hệ thống pháp lý chưa đồng
bộ, hiệu lực pháp chế thấp, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô chưa ổn định.
Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ, ảnh hưởng nhiều
đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


Chưa có quy định riêng về TTQT nói chung cũng như thanh tốn quốc
tế theo phương thức TDCT nói riêng trong một bộ luật, pháp lệnh hay nghị
định của chính phủ mà các quy định của pháp luật về thanh toán quốc tế nằm
rải rác ở các văn bản luật khác nhau nên các quy định pháp lý về hoạt động
này chưa thống nhất và chặt chẽ. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp giữa các bên
liên quan rất khó có căn cứ xử lý chính xác. Điều này dẫn đến sự lúng túng
cho các chủ thể tham gia TTQT mà trước hết là các ngân hàng.


<i><b>- Thói quen của khách hàng: Người dân Việt Nam vẫn cịn thói quen </b></i>
giữ vàng, tiền trong nhà, đồng thời họ chưa có thói quen sử dụng các tiện ích
của ngân hàng. Do đó các Ngân hàng gặp khơng ít khó khăn trong cơng tác
huy động vốn.


<i><b>- Mạng lưới giao dịch cịn ít: Hiện nay, ngân hàng Indovina Cần Thơ </b></i>
chỉ hoạt động đơn độc (duy nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long) tại Cần Thơ.


Điều này đã làm cho ngân hàng không được thuận lợi trong việc giao dịch
với khách hàng.


<i><b>- Hoạt động Marketing chưa cao: Việc tuyên truyền quảng cáo, giới </b></i>
thiệu sản phẩm cho khách hàng của ngân hàng Indovina còn hạn chế. Mặc dù
có áp dụng hình thức quảng cáo trên báo chí nhưng chưa thật sự hấp dẫn.


<i><b>- Thủ tục hồ sơ tốn nhiều thời gian: Thủ tục của phương thức L/C </b></i>
còn rườm rà và qua nhiều công đoạn làm cho quá trình thực hiện hợp đồng
kéo dài làm lãng phí thời gian của khách hàng.


<b>3.4.2 Những cơ hội và thách thức của ngân hàng Indovina Cần Thơ </b>
<b>3.4.2.1 Cơ hội </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

ngân hàng hiện đại; tạo điều kiện đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình
độ chun môn cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.


Trong bối cảnh đó, TPCT cũng trở thành nơi thu hút nhiều sự đầu tư
của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong điều kiện phát triển ngày
càng cao, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng đẩy mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu nhiều hơn. Do đó, thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu tại Thành
phố Cần thơ ngày một gia tăng, góp phần làm tăng số lượng và trị giá thanh
toán qua ngân hàng


<i><b>- Kinh tế Cần Thơ ngày càng phát triển:</b></i> Kế hoạch của Chính phủ


đưa Cần Thơ trở thành thành phố loại 1 vào năm 2009. Do vậy nhà nước sẽ
có nhiều chính sách để phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong những
năm sắp tới. Ngân hàng cần tận dụng thời cơ này để mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình.



+ Thành phố Cần Thơ hiện có 7.300 doanh nghiệp với tổng vốn
đăng ký hơn 13.000 tỉ đồng. Nếu cơ sở hạ tầng phát triển tốt, số lượng doanh
nghiệp sẽ tăng cao. Khi đó ngân hàng có nhiều cơ hội để thu hút khách hàng
mới tham gia thanh tốn ở ngân hàng mình.


+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cần Thơ đã tổ chức phổ biến việc
thực hiện hỗ trợ lãi suất đến 36 chi nhánh Ngân hàng thương mại thuộc diện
thi hành Quyết định 131/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho
doanh nghiệp với gói kích cầu là 8.000 tỷ. Đây là cơ hội để ngân hàng tìm
kiếm những khách hàng mới. Tuy nhiên, ngân hàng như cần hướng dẫn rõ
thêm về đối tượng khách hàng và ngành nghề được hỗ trợ; chứng từ chứng
minh sử dụng vốn để thuận tiện cho việc kiểm tra sau phát vay; thời hạn các
khoản vay được hỗ trợ lãi suất...


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>3.4.2.2 Thách thức </b>


<i><b>- Cạnh tranh với nhiều đối thủ: Hiện nay, trên địa bàn TPCT xuất </b></i>
hiện nhiều NHTM nên việc cạnh tranh với các ngân hàng khác là điều khơng
thể tránh khỏi, do đó thách thức sẽ ngày càng lớn hơn đối với ngân hàng. Vì
thế, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển địi hỏi ngân hàng phải nỗ lực phấn
đấu khơng ngừng trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực quan trọng nhất
là huy động vốn và cho vay vốn.


<i><b>- Khoa học công nghệ ngày càng phát triển: Tác động của cách </b></i>
mạng công nghệ và xu hướng thương mại điện tử làm thay đổi căn bản mối
quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, buộc ngân hàng phải đổi mới mơ
hình tổ chức dịch vụ để cung cấp các dịch vụ hiện đại với chất lượng tốt,
đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an tồn.



<i><b>- Tình hình kinh tế chưa ổn định: Giá xăng dầu tăng dẫn đến các chi </b></i>
phí tăng, đẩy giá thành nguyên liệu đầu vào xuất khẩu gia tăng gây nhiều
khó khăn cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.
Các doanh nghiệp gặp khó khăn thì sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động của
ngân hàng.


Cuộc khủng hoảng về tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 thì nay đã
lan sang các nước khác trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng và đang gặp khó khăn. Đây là thách thức lớn cho các NHTM. Nếu
ngân hàng nào không có những chiến lược phù hợp thì sẽ bị đào thải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<i><b>- Nhu cầu đa dạng dịch vụ, sản phẩm của khách hàng ngày càng </b></i>
<i><b>cao: Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, điều này thúc đẩy khách </b></i>
hàng mong muốn cuộc sống của họ trở nên hiện đại và tiện nghi hơn. Do đó,
sự hiểu biết và địi hỏi đa dạng cao hơn của khách hàng khiến mở rộng dịch
vụ ngân hàng để tăng sức cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và
phù hợp với nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường.


<b>3.4.3 Sơ đồ ma trận SWOT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>Bảng 3.11: MA TRẬN SWOT</b>


<b>Thách thức (T)</b> <b>Cơ hội (O)</b>


1. Xuất hiện nhiều đối thủ
cạnh tranh.


2. Giá xăng dầu tăng.


3. Nền kinh tế đang gặp khó khăn.


4. Tác động của cách mạng
công nghệ và xu hướng thương mại
điện tử.


5. Ngân hàng nước ngồi có
nhiều kinh nghiệm.


1. Chính sách ưu tiên đẩy
mạnh xuất khẩu của Chính phủ.


2. Thị trường và kim ngạch
xuất nhập khẩu tại Cần Thơ ngày
một gia tăng.


3. Hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Kinh tế Cần Thơ ngày càng
phát triển.


<b>Điểm yếu (W) </b> <b>Kết hợp (T+W) </b> <b>Kết hợp (O+W) </b>


1. Tuyên truyền và quảng cáo
còn hạn chế.


2. IVB chỉ có một phòng giao
dịch tại Cần Thơ.


3. Thủ tục xử lý hồ sơ qua
nhiều công đoạn làm mất nhiều
thời gian và chi phí của khách
hàng.



4.Ngân hàng bị ảnh hưởng bởi
sự bó buộc của pháp lý.


T2,5 + W1: Gia tăng việc quảng


bá thương hiệu INDOVINA qua
các kênh truyền thông.


O1,3,4 + W2,4: Mở thêm phòng


giao dịch ngân hàng.


O2,3 + W3: Rút ngắn các công


đoạn xử lý hồ sơ để KH giao dịch,
tin tưởng và trở nên thân thiết với
INDOVINA Cần Thơ.


O2,3,4 + W1,4: Giới thiệu


INDOVINA đến từng doanh
nghiệp để thu hút khách hàng là
những doanh nghiệp mới.


<b>Điểm mạnh (S) </b> <b>Kết hợp (T+S) </b> <b>Kết hợp (S+O) </b>


1. Ngân hàng IVBCT có ưu
thế và uy tín trên thị trường.



2. Nguồn vốn ổn định.
3. Hệ thống thiết bị của ngân
hàng hiện đại.


4. Có nhiều dịch vụ mới.
5. Có vị trí kinh doanh thuận lợi.
6. Đội ngũ cán bộ năng động,
nhiệt tình, ham học hỏi và giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ.


T2,3 + S1,2: Tăng cường hoạt


động tín dụng và có những chính
sách về lãi suất huy động hấp dẫn.


T1,4,5 + S1,2,5,6: Giữ vững uy tín


của ngân hàng đối với khách hàng


S1,2,3,4,5,6 + O1,2,3,4: Nâng cao


hiệu quả hoạt động thanh toán theo
phương thức L/C.


S2,3,4 + O3,4: Đầu tư trang thiết


bị hiện đại trong thanh tốn, tiếp
tục ứng dụng cơng nghệ vào thanh
toán.



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>CHƯƠNG 4 </b>


<b>ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG </b>
<b>THANH TỐN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ </b>


<b>TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA CẦN THƠ </b>


Với những gì đã nghiên cứu ở trên, ta thấy được việc nâng cao hiệu quả
hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại ngân hàng Indovina chi
nhánh Cần Thơ là một định hướng hoàn toàn đúng đắn. Vấn đề đặt ra là phải tiếp
cận định hướng đó bằng cách nào để biến nó thành hiện thực? Sau đây là một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại
ngân hàng Indovina Cần Thơ. Cơ cấu lại phịng Thanh tốn quốc tế theo hướng
nghiệp vụ thanh toán đa năng.


<b>4.1 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thanh tốn </b>


Trình độ của đội ngũ cán bộ TTQT có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của
công tác TTQT tại ngân hàng. Muốn thực hiện tốt nghiệp vụ TTQT, ngân hàng
phải có đội ngũ cán bộ được đào tạo tốt về nghiệp vụ, sử dụng thành thạo ngoại
ngữ, am hiểu luật cũng như các tập quán quốc tế.


Do vậy, trước hết IVB Cần Thơ cần chú trọng công tác tuyển dụng những
người có trình độ chun mơn, năng động, nhiệt tình. Cần gắn kết quả đào tạo và
tuyển dụng với việc bố trí, sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc, mạnh dạn
phân cơng những vị trí lãnh đạo cho những người trẻ tuổi và có tài năng.


Ngân hàng cũng cần thường xuyên mở các khóa đào tạo nghiệp vụ để bổ
sung kiến thức về thương mại quốc tế như về rủi ro mà các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam thường gặp phải, tình hình thị trường thế giới và triển vọng


của doanh nghiệp Việt Nam, phổ biến các kỹ thuật thanh toán mới áp dụng trên
thế giới…Ngoài ra cũng nên chú trọng đổi mới nhận thức của đội ngũ thanh tốn
về chính sách khách hàng, khuyến khích họ tăng cường tìm hiểu các khách hàng
mà họ phục vụ về tình hình tài chính, uy tín cũng như các nhu cầu của khách
hàng khi giao dịch với ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

về giao dịch, đồng thời có chế độ kỷ luật, chuyển cơng tác đối với những cán bộ
ý thức kỷ luật kém, có hành vi vi phạm đạo đức, chưa hoàn thành nhiệm vụ
được giao, gây ra sai sót làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Những
giải pháp đó sẽ góp phần động viên và phát huy khả năng làm việc của những
cán bộ có năng lực.


<b>4.2 Cải tiến kỹ thuật cơng nghệ thanh tốn </b>


Trước hết, ngân hàng cần sử dụng hiệu quả mạng thanh toán SWIFT. Việc
ngân hàng tham gia mạng SWIFT không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ nhu cầu
phát triển nghiệp vụ TTQT mà còn nhằm chuẩn bị các điều kiện tham gia thị
trường tiền tệ và thị trường chứng khốn quốc tế. Do đó, ngân hàng cần giải quyết
tốt vấn đề luân chuyển chứng từ đi - đến trong nội bộ ngân hàng bằng cách phát
triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, tự động hóa các giao dịch trong nước,
chuẩn hóa nghiệp vụ.


Hơn nữa, ngân hàng cần cải tiến đầu tư kỹ thuật và trang thiết bị cơng nghệ
phục vụ thanh tốn. Trong những năm tới, ngân hàng cần tiếp tục đầu tư trang thiết
bị máy tính có cơng suất lớn, đọc và xử lý chứng từ một cách tự động, đồng thời
cần đầu tư thực hiện các chương trình phần mềm cho đồng bộ với việc đầu tư phần
cứng nhằm nâng cao tính an tồn trong thanh tốn. Mặt khác, phải tiếp tục chương
trình cải tiến và hạch tốn kế tốn ngân hàng.


Ngồi ra, Indovina Cần Thơ nên đa dạng hóa các kênh phân phối dịch vụ,


bổ sung các dịch vụ thanh toán trên Website của ngân hàng, chẳng hạn như:
thông báo thư tín dụng, báo có, gửi u cầu mở L/C, chấp thuận thanh toán, quản
lý tài khoản doanh nghiệp, tiến tới giao dịch với các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trong cả nước thông qua mạng Internet.


<b>4.3 Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>4.4 Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh </b>
<b>và áp dụng Marketing vào hoạt động TTQT </b>


Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt bởi sự ra đời của hàng loạt NHTM
cổ phần, nhất là sự có mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, IVB Cần Thơ
cần có chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt và hiệu quả.


Trước hết, ngân hàng cần chủ động tìm kiếm khách hàng. Đây là hoạt động
không thể thiếu nhằm giúp ngân hàng mở rộng và nâng cao số lượng khách hàng
đến với mình.


Thứ hai, ngân hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng,
tăng cường công tác tư vấn và đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo để củng cố
khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng tiềm năng.


Bên cạnh những biện pháp trên, ngân hàng cần phân tích và nắm rõ các
đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó đưa ra các biện pháp hơn hẳn để thu hút
khách hàng. Đồng thời ngân hàng cũng cần phải tự xét lấy các mặt ưu nhược
điểm của mình để phát huy đồng thời khắc phục những yếu kém còn tồn tại.
<b>4.5 Khai thác tốt các nguồn ngoại tệ </b>


Để đảm bảo nguồn ngoại tệ để thanh toán, IVB Cần Thơ cần huy động
vốn ngoại tệ, khai thác tốt các nguồn tài trợ, nâng cao chất lượng tín dụng ngoại


tệ. Để chủ động được nguồn ngoại tệ phục vụ cho thanh toán thư tín dụng trong
điều kiện cung cầu chưa ổn định, IVB Cần Thơ cần đẩy mạnh hơn nữa các hình
thức kinh doanh ngoại tệ với các NHTM khác kể cả mua bán giao ngay và mua
bán kỳ hạn, tạo mối quan hệ để khi có nhu cầu cấp bách về nguồn thanh tốn thư
tín dụng thì có thể mua được từ những ngân hàng này.


IVB Cần Thơ cũng nên đẩy mạnh thu hút vốn ngoại tệ qua các kênh như
kiều hối, đại lý thu đổi ngoại tệ, thực hiện tốt nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế cho các
nhà thầu xây dựng các cơng trình có vốn tài trợ hoặc có sự tham gia của các đối
tác nước ngồi vì tiềm lực ngoại tệ của các đối tác này rất lớn, đây là nguồn lực
để NH đảm bảo cân đối ngoại tệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Đối với những đơn vị có thư tín dụng xuất khẩu thông báo qua ngân hàng
và cam kết xuất trình chứng từ qua ngân hàng thì có thể xem xét áp dụng lãi suất
ưu đãi. Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh nghiệp vụ chiết khấu miễn truy địi đối với
những bộ chứng từ hồn hảo và có ngân hàng phát hành là ngân hàng đáng tin cậy,
có như vậy mới đảm bảo khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác về nghiệp
vụ thanh tốn tín dụng xuất khẩu.


<b>4.6 Cần đa dạng các sản phẩm dịch vụ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


<b>1. KẾT LUẬN </b>


TTQT theo phương thức TDCT là một nghiệp vụ cơ bản trong các
NHTM, phục vụ cho hoạt động SXKD xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế. Trong bối cảnh tồn cầu hóa nền kinh tế ngày một tăng như
hiện nay, nhu cầu giao lưu kinh tế giữa các quốc gia là cực kỳ to lớn, do đó nhu
cầu sử dụng dịch vụ thanh toán TDCT trong thương mại quốc tế ngày càng cao,


đây được coi là nguồn thu tiềm năng cho các ngân hàng, là mảnh đất màu mỡ
mà các ngân hàng nên quan tâm nhiều hơn nữa. Vì vậy, việc nghiên cứu và
nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT một cách
đúng đắn sẽ giúp cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu và các ngân hàng hạn
chế được các rủi ro, mang lại lợi ích cho các bên tham gia giao dịch.


Hiện nay, IVB Cần Thơ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt
của các ngân hàng trong nước cũng như sự thâm nhập của các ngân hàng nước
ngồi với tiềm lực tài chính mạnh, khả năng thanh tốn nhanh và hiệu quả, đó
sẽ là những đối thủ đáng nặng ký trong lĩnh vực TTQT và đặc biệt là thanh tốn
TDCT. Đứng trước tình hình đó, địi hỏi IVB Cần Thơ phải đứng vững duy trì
và phát triển uy tín của mình trên thị trường quốc tế thì việc nâng cao chất
lượng thanh tốn hàng hóa theo phương thức TDCT là yêu cầu cần thiết đối với
ngân hàng.


Em hy vọng những nghiên cứu và giải pháp nêu trên sẽ một phần nào đó
giúp ích đối với cơng việc của cán bộ TTQT, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động TTQT theo phương thức TDCT tại IVB Cần Thơ.


Tuy đã cố gắng hồn thiện luận văn nhưng đề tài cịn những sai sót nhất
định. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q Thầy Cơ, các
Cơ Chú ban lãnh đạo, các Anh Chị trong Phòng TTQT và các bạn sinh viên.
<b>2. KIẾN NGHỊ </b>


<b>2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước </b>


<i><b>a. Duy trì chính sách tỷ giá ổn định và quản lý ngoại hối </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Thực tế cho thấy, trong năm 2007, cung ngoại tệ tăng mạnh, lượng ngoại
tệ Ngân hàng Nhà nước mua vào lên tới 9 tỷ USD. Đây là biện pháp can thiệp


trước nguồn cung tăng mạnh. Những tháng cuối năm, nhiều ngân hàng thừa
ngoại tệ, trong khi giá USD liên tục sụt giảm trên thị trường thế giới. Ngân hàng
Nhà nước quyết định nới rộng biên độ tỷ giá VNĐ/USD. Đây là lần điều chỉnh
thứ 3 từ trước đến nay, thể hiện chủ trương tạo điều kiện để kinh tế Việt Nam
thích nghi dần với mức độ mở cửa, đưa tỷ giá sát hơn thị trường.


<i><b>b. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT cũng </b></i>
<i><b>như thanh toán TDCT tại các ngân hàng </b></i>


Các NHTM hiện nay chưa có hệ thống chỉ tiêu thống nhất trong việc
đánh giá mở rộng hoạt động của từng nghiệp vụ, trong đó có cả hoạt động
thanh tốn TDCT. Vì vậy, NHNN cũng cần nhanh chóng xây dựng một chỉ tiêu
đánh giá chung cho toàn hệ thống các ngân hàng thương mại. Điều này sẽ mang
lại những lợi ích sau:


- Tạo điều kiện thuận lợi cho q trình quản lý vĩ mơ của NHNN. Với hệ
thống chỉ tiêu thống nhất, NHNN sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, đánh giá
mở rộng hoạt động TTQT tại các NHTM đồng thời có những chính sách tác động
tích cực đến hoạt động này.


- Việc sử dụng chung một hệ thống chỉ tiêu đánh giá cịn giúp các NHTM
có được cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động TTQT của ngân hàng mình so
với các ngân hàng khác trong hệ thống.


<i><b>c. Hỗ trợ các NHTM phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong </b></i>
<i><b>lĩnh vực tài chính – ngân hàng </b></i>


NHNN cần có những chính sách hỗ trợ về mặt kỹ thuật như: tư vấn, thông
tin công nghệ, tình hình và định hướng phát triển cơng nghệ thông tin trong hoạt
động ngân hàng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm bớt chi phí trung


gian, chi phí khác liên quan đến q trình tìm hiểu, lựa chọn cơng nghệ… Qua đó
đẩy nhanh q trình hiện đại hóa hệ thống thanh tốn của hệ thống ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>2.2 Đối với ngân hàng Indovina Cần Thơ </b>


Ngân hàng cần mở thêm phòng giao dịch tại Cần Thơ nhằm mở rộng thêm
dịch vụ và mạng lưới phục vụ nhu cầu của khách hàng.


Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh: để thành công người kinh doanh phải nắm
bắt nhu cầu khách hàng, thị hiếu và sự tác động của yếu tố khách quan đến nhu
cầu khách hàng. Ngoài ra, phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh nhằm nắm bắt được xu
thế cạnh tranh của thời đại để kịp làm mới mình vì kinh doanh ngân hàng được
coi là ngành có lợi nhuận cao nhất nên đối thủ cạnh tranh cũng nhiều nhất.


Ngân hàng cần gia tăng việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới và thương
hiệu Indovina đến từng khách hàng cụ thể (khách hàng cá nhân, khách hàng doanh
nghiệp) nhiều hơn nữa để họ sử dụng và tin tưởng chất lượng dịch vụ của Indovina.


Thành Phố Cần Thơ tập trung rất nhiều sinh viên từ các tỉnh ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long đến học. Sinh viên là nguồn khách hàng tiềm năng của ngân
hàng trong tương lai. Khi họ tốt nghiệp thì họ sẽ là những thành viên nịng cốt
trong các cơ quan doanh nghiệp. Vì thế hàng năm ngân hàng nên thường xuyên
tổ chức các ngày hội việc làm, trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó… tại
các trường Đại học lớn. Mục đích là để gieo vào tâm trí sinh viên thương hiệu
Indovina và chất lượng sản phẩm dịch vụ của Indovina là tốt nhất. Khi họ cần
đến dịch vụ của Ngân hàng là họ nhớ đến Indovina.


Những lợi ích của việc hội thảo, tổ chức trao học bổng tại các Trường
Đại học:



<b>Thứ nhất: Ngân hàng có thể tuyển được những sinh viên trẻ nhiệt tình và </b>
có kết quả học tập tốt từ việc tổ chức các cuộc hội thảo hay ngày hội việc làm.


<b>Thứ hai: Chúng ta đã gieo vào tâm trí những sinh viên này thương hiệu </b>
và sản phẩm của Indovina. Nếu chúng ta làm tốt và các sản phẩm, dịch vụ của
chúng ta đạt chất lượng thì họ sẽ đến giao dịch với Indovina. Nếu hiện tại họ
chưa có nhu cầu giao dịch nhưng trong tương lai họ có thể có hoặc tư vấn cho cơ
<b>quan, doanh nghiệp của họ đến giao dịch với IVB Cần Thơ. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>Thứ tư: thơng qua các chương trình đó chúng ta cũng có thể quảng cáo về </b>
những sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Indovina.


Nếu chúng ta làm tốt thì Indovina sẽ được nhiều người biết đến và giao
<b>dịch với IVB Cần Thơ. </b>


Ngân hàng cần quan tâm mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý với các ngân
hàng đại lý trên Thế Giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT. Từ đó,
nâng cao chất lượng và phạm vi hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<b>Sách tham khảo: </b>


- “Thanh toán quốc tế” của TS Đỗ Linh Điệp - Đại học kinh tế TPHCM.


- “Tiền tệ - Ngân hàng và Thanh toán quốc tế” của PTS Trần Hoàng Ngân
- Đại học kinh tế TPHCM.


- Giáo trình “Thanh tốn quốc tế” của Th.s Nguyễn Thị Hồng Liễu – Đại
học Cần Thơ.



- GS.TS. Võ Thanh Thu “Hướng dẫn đọc để hiểu UCP-DC 600”.
<b>Các website: </b>


<b>- </b>
-


</div>

<!--links-->

×