Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Tội cướp giật tài sản từ thực tiễn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.46 KB, 73 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
NGUYỄ NNG ỌC THÙYVÂN

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC THÙY VÂN

TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
NGÀNHHÌNH SỰ VÀT ỐT ỤNGHÌNHS Ự

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

KHĨA1 -

Hồ Chí Minh, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC THÙY VÂN

TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HỊA,
TỈNH ĐỒNGNAI

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04



Người hướng dẫn: PGS.TS. HỒ SỸ SƠN

Hồ Chí Minh, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tội cướp giật tài sản từ thực tiễn Thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.” là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Các
số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực.
Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trong các cơng
trình khoa học khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................

2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN ......................................................

8

1.1. Những vấn đề lý luận về các tội cướp giật tài sản...8
1.2. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội cướp
giật tài sản...... 21

CHƯƠNG 2: THỰC TIÊN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH
ĐỒNG NAI...... 26
2.1. Thực tiễn định tội danh cướp giật tài sản tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai........... 26
2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản tại Thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai......34
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản tại Thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .............................................................................. 42
CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN.......... 49
3.1. Yêu cầu áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản 49
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội
cướp giật tài sản................................................................................................... 55
KẾT LUẬN ................................................................................................ 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 68

1


MỞ ĐẤU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình tội cướp giật tài sản đang diễn biến hết sức phức tạp, trở thành
vấn đề nhức nhối ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các thành phố
lớn. Đối với thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai, điều đó cũng khơng phải là
ngoại lệ. Biên Hịa là một thành phố đô thị loại I; là đầu mối giao thông quan
trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sông Đồng Nai chảy qua, cách
trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 km; là
trung tâm kinh tế của tỉnh Đồng Nai; gồm 6 khu công nghiệp và rất nhiều cụm
công nghiệp thu hút vốn đầu tư rất nhiều của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh những thành tựu mà công cuộc đổi mới và nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa mang lại, tình hình vi phạm pháp luật, tình hình tệ nạn xã
hội, tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội cướp giật tài sản nói riêng vốn
là hệ lụy của mặt trái nền kinh tế thị trường làm phát sinh các mâu thuẫn xã hội
chưa được giải quyết tốt cũng tăng nhanh chóng theo tiến độ phát triển kinh tế
của thành phố Biên Hòa và của các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Bộ.
Hành vi cướp giật tài sản không chỉ gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của
các nạn nhân mà còn gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân, ảnh hưởng
tiêu cực đến trật tự an tồn xã hội và khơng ít những hệ lụy khác. Không những
vậy, ở các thành phố lớn như Biên Hịa cịn xảy ra tình trạng cướp giật tài sản
của khách du lịch, của người nước ngoài gây ảnh hưởng xấu về hình ảnh con
người, đất nước Việt Nam, gây tâm lý bất an đối với người dân trong nước và
người nước ngồi đến Việt Nam. Chính bởi lẽ đó, đảng, chính quyền các cấp tại
thành phố Biên Hịa đã và đang tích cực đấu tranh phịng chống tội phạm nói
chung và tội cướp giật tài sản nói riêng.
Trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, các cơ quan chức năng tại thành
phố Biên Hịa đã tích cực phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử 176 vụ với
237 bị cáo phạm tội cướp giật tài sản. Các bản án tuyên phạt đối với các bị cáo
2


phạm tội cướp giật tài sản nhìn chung nhận được sự đồng tình của dư luận xã hội
bởi tính nghiêm minh, công khai, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không
bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, trong quá trình giải
quyết vụ án cướp giật tài sản tại thành phố Biên Hòa, vẫn xảy ra tình trạng thiếu
thống nhất trong định tội danh, nhất là các trường hợp có tình tiết định khung
tăng nặng trách nhiệm hình sự như: phạm tội có tổ chức, gây hậu quả nghiêm
trọng, phạm tội có tính chất chun nghiệp. Trong quyết định hình phạt vẫn cịn
những sai sót như bỏ quên một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình
sự hoặc vận dụng khơng đúng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự,

thậm chí là nhầm lẫn trong việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách
nhiệm hình sự mà lẽ ra áp dụng đối với riêng người phạm tội trong trường hợp
phạm tội có tổ chức để áp dụng chung cho tất cả nhũng người phạm tội dẫn đến
kết quả là quyết định hình phạt khơng chính xác.
Tình trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có
sự nhận thức chưa thật đầy đủ và thống nhất những vấn đề lý luận về tội cướp
giật tài sản; sự chưa thật đầy đủ và chính xác trong điều chỉnh pháp luật hình sự
đối với tội này; sự nhận thức chưa thật thống nhất và chuẩn các quy định của
pháp luật hình sự nhìn từ phía cơ quan, người áp dụng pháp luật hình sự đối với
tội cướp giật tài sản...Điều đáng nói là cho đến nay, chưa có một cơng trình
nghiên cứu khoa học nào tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nghiên
cứu tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ luật hình
sự và tố tụng hình sự, đã ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng nói trên.
Xuất phát từ tình trạng nói trên và với tư cách là người con sinh ra và lớn lên
tại thành Phố Biên Hịa, học viên mong muốn thơng qua việc nghiên cứu những
vấn đề lý luận, pháp luật hình sự Việt Nam, thực trạng áp dụng pháp luật hình sự
Việt Nam đối với tội cướp giật tài sản tại Biên Hòa, qua đó đề xuất các giải pháp
bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản trên địa
bàn nơi mình sinh sống và cơng tác. Đó cũng chính là lý do mà học viên lý
3


giải cho tính cấp thiết của đề tài " Tội cướp giật tài sản từ thực tiễn thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" mà mình lựa chon và thực hiện.
2.Tình hình nghiên cứu
Tội cướp giật tài sản thường được đề cập chung với các loại tội phạm như
trộm cắp tài sản, cướp tài sản....trong một số cơng trình nghiên cứu khoa học về
luật hình sự; trong các tập bình luận khoa học về luật hình sự, các luận văn thạc
sĩ; tiến sĩ của một số tác giả nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề tài các tội
phạm xâm phạm sở hữu như : bài “Thay đổi định tội danh:Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn”,trên tạp chí TAND số 11+12/2003 và bài “Thay đổi định tội
danh:Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”trên tạp chí TAND số 8/1001 của
PGS.TS Võ Khánh Vinh. Bài “Các tội phạm sở hữu trong bộ luật Hình sự năm
1999” của TS Trương Quang Vinh, trên tạp chí Luật Học (Trường Đại học Luật
Hà Nội) số 4/2000.Luận văn Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Ngọc Chí năm 2000
về “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm sở hữu”.Tội cướp giật tài sản cũng
được nghiên cứu khá kĩ càng; cụ thể trong một số cơng trình,bài viết như :
“Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản qua một số
tình huống thực tiễn” của Trịnh Tiến Việt trên tạp chí khoa học pháp lý số
4/2000. “Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật
tài sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” của luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Ngọc Lệ.
“Tội cướp giật tài sản- Những vấn đề Lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Việt Hà
năm 2009.Luận văn thạc sỹ năm 2004 của Lê Thị Thu Hà “Tội cướp giật tài sản
theo luật hình sự Việt Nam một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học”
Như vậy, ở các cách tiếp cận và các mức độ khác nhau, các cơng trình
khoa học đã cơng bố nêu trên về hoặc có liên quan đến tội cướp giật tài sản đã
đề cập nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự và thực
tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản tại những địa
bàn khác nhau của nước ta. mặc dù vậy, cho đến nay, như đã nhấn mạnh chưa có
một cơng trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận và
pháp luật hình sự Việt Nam, thực trạng áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối
4


với tội cướp giật tài sản trên địa bàn TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, các
kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã cơng bố trên đây giúp học
viên rất nhiều về cách tiếp cận, về lý luận, về điều chỉnh pháp luật, nhất là về mơ
tả và đánh giá áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản, trong quá
trình làm luận văn này.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc làm lý luận, pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp
luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản tại TP Biên Hòa từ năm 2015 đến
năm 2019, Luận văn đề xuất các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình
sự đối với tội cướp giật tài sản trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
- Phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật
tài sản.
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội
cướp giật tài sản tại Thành Phố Biên Hòa.
- Lập luận các yêu cầu và đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp
luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy các quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam hiện hành về tội cướp giật tài sản và thực tiễn định tội danh và áp dụng
hình phạt đối với tội này tại thành phố Biên Hòa làm đối tượng nghiên cứu.
5


4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tội cướp giật tài sản dưới góc độ luật hình sự và tố
tụng hình sự. Các số liệu phục vụ nghiên cứu được học viên thu thập từ thực tiễn
xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản gồm nhiều
nội dung khác nhau, trong đó có định tội danh và quyết định hình phạt là hai nội
dung chính. Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ luật học vốn bị giới hạn bởi số

trang theo quy định, học viên chỉ tập trung phân tích đánh giá thực trạng định tội
danh và quyết định hình phạt của Tịa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai từ năm 2015 đến năm 2019. Bởi vậy, các số liệu phục vụ nghiên cứu
được học viên thu thập từ thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân
dân nói trên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tội phạm nói chung, các văn
kiện Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước về quan điểm áp dụng pháp
luật hình sự Việt Nam đối với tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói
riêng, về bảo vệ cơng lý, quyền con người, về cải cách tư pháp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn còn được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp nghiên
cứu của khoa học luật hình sự như thống kê hình sự, phân tích lý luận và thực
tiễn, so sánh, tổng hợp...
Trong q trình hồn thành luận văn các phương pháp được sử dụng đan
xen trong một tổng thể tạo ra cái nhìn đa chiều để tạo ra kết quả nghiên cứu, rút
6


ra những kết luận và những ý kiến, kiến nghị hồn thiện pháp luật hình sự có
tính khả thi.
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận thức sâu hơn, đầy đủ hơn,
thống nhất hơn trong giới luật học về những vấn đề lý luận về tội cướp giật tài
sản, về nội dung điều chỉnh của các quy định của pháp luật hình sự về tội cướp
giật tài sản, về cách nhìn nhận và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự
trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội này, về hướng hồn thiện

chính sách và pháp luật về tội cướp giật tài sản.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao kỹ năng nắm bắt, phân
tích và giải quyết vụ án cụ thể của các chủ thể áp dụng pháp luật hình sự, nhất là
kỹ năng định tội danh và kỹ năng quyết định hình phạt đối với tội cụ thể. Kết
quả nghiên cứu của luận văn cịn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên ngành luật hình sự và tố
tụng hình sự.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và phụ lục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật
tài sản.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội cướp giật
tài sản tại Thành Phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự Việt
Nam đối với tội cướp giật tài sản.
7


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
1.1.Những vấn đề lý luận về tội cướp giật tài sản
1.1.1.Khái niệm tội cướp giật tài sản
Để xây dựng khái niệm tội cướp giật tài sản, trước hết cần tìm hiểu khái
niệm tội phạm nói chung. Mặc dù thể hiện nội hàm của khái niệm tội phạm có
khác nhau, song phần lớn các nhà luật học thừa nhận tội phạm có các dấu hiệu:
là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó có tính trái pháp luật hình sự, hành
vi đó có tính có lỗi và hành vi đó có tính phải chịu hình phạt. Nhà làm luật Việt
Nam tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành cũng ghi nhận khái niệm tội

phạm, theo đó,"Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân
thương mại thực hiện một cách cố ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của bộ luật này phải bị xử lý hình sự". Tại khoản 2 Điều luật nói trên, nhà
làm luật nước ta quy định "Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng
tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm và
được xử lý bằng các biện pháp khác." [9,tr 13,14].
Với tính cách là một tội phạm cụ thể, tội cướp giật tài sản, trước hết có
những dấu hiệu của tội phạm nói chung, đó là tính nguy hiểm đáng kể cho xã
hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi và tính phải chịu hình phạt. Tiếp đó,
với tính cách là một tội trong số các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt, tội cướp giật tài sản có khách thể loại là các quan hệ sở hữu. Nói chính xác
hơn, các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt xâm phạm quyền sở hữu của
chủ sở hữu đối với tài sản. Các tội phạm này được thực hiện một cách cố ý
hướng đến mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, các tội xâm
8


phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt phân biệt nhau bởi tính chất, đặc điểm của
hành vi chiếm đoạt. Đối với tội cướp giật tài sản, đó là hành vi cơng khai chiếm
đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản.
Chính các dấu hiệu cơng khai và nhanh chóng (chiếm đoạt và tẩu thoát) là đặc
trưng của hành vi cướp giật tài sản cho phép phân biệt hành vi cướp giật tài sản
với các dạng hành vi chiếm đoạt tài sản khác. Nói cách khác, khi xác định một
hành vi chiếm đoạt tài sản có là cướp giật tài sản hay khơng cần chú ý đến dấu
hiệu cơng khai và nhanh chóng, theo đó:

* Cơng khai, là hình thức thực hiện cho phép chủ tài sản có khả năng biết ngay
khi hành vi này xảy ra, có nghĩa rằng người phạm tội có ý thức cơng khai và
khơng có ý thức che đậy hành vi phạm tội đó.
* Bất ngờ và nhanh chóng là lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở này có thể
sẵn có hoặc do người phạm tội chủ động tạo ra), nhanh chóng tiếp cận, nhanh
chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn bất ngờ, nhanh
chóng chiếm đoạt tài sản có thể diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc
vào đặc điểm của tài sản chiếm đoạt, vị trí, cách thức giữ tài sản cũng như những
hoàn cảnh bên ngoài khác, hình thức này có thể là nhanh chóng giật lấy giành
lấy và tẩu thoát….Với thủ đoạn như vậy người phạm tội muốn chủ tài sản không
thể kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của mình và khơng có ý định dùng bất
cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản.[23, tr2].Cướp giật tài sản là
một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính cơng khai về
hành vi khách quan cũng như về ý thức chủ quan của chủ thể. Trong đó, "cướp
giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có hoặc do chính
người cướp giật tự tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn
tránh. Thủ đoạn, bất ngờ nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh
chóng tẩu thoát".[21, tr1]. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, thường chỉ
trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt, làm cho người bị
hại không kịp ứng phó. Đồng thời ngay sau khi đoạt được tài sản từ tay người bị
hại, người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi
của người bị hại.
9


Từ những điều phân tích khái qt trên đây có thể hiểu "Tội cướp giật tài
sản là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình
sự cố ý thực hiện một cơng khai, bất ngờ, nhanh chóng nhằm chiếm đoạt tài sản
của người khác". Nói theo cách khác, tội cướp giật tài sản là hành vi công khai

chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thốt
để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
1.1.2.Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản
Việc quy định tội phạm và hình phạt khơng mang mục đích tự thân mà hướng
vào những mục đích cụ thể, trong đó có định tội danh và quyết định hình phạt
đúng đối với tội phạm và người phạm tội cụ thể. Bởi vậy, để có thể giải quyết
đúng đắn vụ án hình sự, ngồi việc nắm vững những dấu hiệu chung của tội
phạm (nói chung) cần phải nắm vững các dấu hiệu pháp lý của tội cụ thể. Những
dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản với tính cách là tội cụ thể có trong 4
yếu tố cấu thành tội phạm này gồm khách thể của tội phạm, mặt khách quan của
tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.
- Khách thể của tội cướp giật tài sản
Khách thể của tội phạm được hiểu “là quan hệ xã hội cụ thể hoặc một nhóm
quan hệ xã hội cụ thể được một quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một tội
phạm trực tiếp xâm hại"[23,tr147]. Như vậy, khách thể của tội cướp giật tài sản
là quan hệ sở hữu về tài sản mà đối tượng tác động là những tài sản nhỏ, gọn, dễ
mang đi do tính chất của hành vi là nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.
- Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản
Mặt khách quan của tội phạm được hiểu “là mặt bên ngoài của tội phạm, bao
gồm các biểu hiện của tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan"[23,tr159].
Theo cách hiểu đó, mặt khách quan của tội cướp giật tài sản là mặt bên ngồi
của tội này được đặc trưng bởi hành vi cơng khai chiếm đoạt tài sản một cách
10


bất ngờ, nhanh chóng. Cơng khai có nghĩa là người phạm tội khơng có ý thức
che dấu hành vi phạm tội của mình và khi thực hiện việc chiếm đoạt cho phép
chủ tài sản biết ngay có hành vi chiếm đoạt xảy ra. Hành vi chiếm đoạt thông
thường là giật lấy, đoạt lấy, giành lấy...tài sản. Bất ngờ, nhanh chóng có nghĩa là
người phạm tội đã có thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu hoặc người quản

lý tài sản hoặc tội phạm chủ động tạo ra sơ hở rồi bất ngờ, nhanh chóng tiếp cận,
nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thốt. Tội cướp giật tài sản là tội có
cấu thành hình thức, vì vậy, tội hoàn thành ngay khi người phạm tội thực hiện
hành vi cướp giật tài sản, không phụ thuộc vào việc tài sản đã bị hay chưa bị
chiếm đoạt.
- Chủ thể của tội cướp giật tài sản
Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành, tùy từng trường hợp mà chủ thể của
tội phạm là thể nhân (cá nhân) hoặc pháp nhân thương mại có đủ các yếu tố
(điều kiện) của chủ thể. Đối với tội cướp giật tài sản, chủ thể của tội phạm chỉ có
thể là cá nhân, là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi
nhất định thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Đó là những người mà theo Điều
12 BLHS năm 2015 là người từ đủ 14 tuổi trở lên nếu hành vi phạm tội thuộc
các khoản 2,3 và 4 của điều luật hoặc là người từ đủ 16 tuổi trở lên nếu hành vi
phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật.
- Mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản
Mặt chủ quan của tội phạm được hiểu “là mặt bên trong của tội phạm, là
thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và với
hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc đối với khả năng gây ra hậu quả
đó"[23,tr197]. Như vậy, mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản là mặt bên ngoài
của tội này với biểu hiện của các dấu hiệu lỗi và mục đích phạm tội (là những
dấu hiệu bắt buộc, tức là những dấu hiệu định tội) và dấu hiệu động cơ phạm tội
(không phải là dấu hiệu bắt buộc). Lỗi của người phạm tội cướp giật tài sản là
lỗi cố ý (trực tiếp). Mục đích của tội cướp giật tài sản là chiếm đoạt tài sản, là
11


kết quả trong ý thức chủ quan của người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực
hiện hành vi phạm tội. Động cơ của tội cướp giật tài sản được hiểu là động lực
bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của
người khác một cách cố ý. Tuy nhiên, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu

bắt buộc trong mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản.
1.1.3. Phân biệt tội cướp giật tài sản với một số tội khác
1.1.3.1. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội cướp tài sản
Theo điều 168 của BLHS năm 2015 có sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội
cướp giật tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc
có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống
cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tội cướp tài sản có các dấu hiệu pháp lý sau:
- Khách thể của tội cướp tài sản: tội cướp tài sản đồng thời xâm phạm quan hệ
xã hội là quan hệ sở hữu (đối với tài sản) và quan hệ nhân thân (quyền được bảo
vệ sức khỏe). Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài sản và con người
(chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản được ủy quyền quản lý). Chính trong một
tổng thể, hai quan hệ nói trên mới thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của
tội cướp tài sản.
- Mặt khách quan của tội cướp tài sản
Từ quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể thấy tội cướp tài
sản có ba dạng hành vi, đó là: Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản;
Hành vi đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản; Hành vi
(khác) làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh (có hoặc khơng có
cơng cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác để họ không thể hoặc
12


không dám chống cự lại việc chiếm đoạt. Hành vi dùng vũ lực phải là hành vi
nhằm vào con người. Những hành vi không nhằm vào con người đều không phải
là hành vi dùng vũ lực theo quy định của điều luật. Người bị hành vi dùng vũ
lực tác động có thể là chủ tài sản, là người có trách nhiệm quản lý hay bảo vệ tài
sản nhưng cũng có thể là người bất kỳ mà chủ thể thực hiện hành vi dùng vũ lực

cho rằng người này đang hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt của
mình. Hành vi dùng vũ lực có thể là đánh, chém, trói...
Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc được hiểu là hành vi (lời nói
hoặc bằng cử chỉ hoặc cả hai) dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại
việc chiếm đoạt. Vũ lực đe dọa sẽ thực hiện có thể nhằm vào chính người bị đe
dọa nhưng cũng có thể nhằm vào người khác có quan hệ thân thích với người bị
đe dọa. dấu hiệu "ngay tức khắc" ở đây có ý nghĩa quan trọng để phân biệt hành
vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp với hành vi đe dọa "sẽ" dùng vũ lực ở tội
cưỡng đoạt tài sản. Dấu hiệu này vừa dùng để chỉ sự nhanh chóng về mặt thời
gian (xảy ra ngay tức khắc) và vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản có tính chất mãnh liệt nhằm làm
cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ không hoặc khó có điều
kiện tránh khỏi. Sự đe dọa này có khả năng làm tê liệt ý chí của người bị đe dọa.
- Chủ thể của tội cướp tài sản
Chủ thể của tội cướp tài sản được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều
12 BLHS là người từ đủ 14 tuổi trở lên.
- Mặt chủ quan của tội cướp tài sản
Cả ba dạng hành vi khách quan nói trên của tội cướp tài sản được thực hiện
với lỗi cố ý (trực tiếp). Khi thực hiện hành vi, chủ thể biết rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hình sự cấm, thấy trước hậu quả nguy hiểm
cho xã hội của hành vi của mình tất yếu sẽ xảy ra, vẫn thực hiện và mong muốn
cho hậu quả xảy ra.
13


Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội cướp tài
sản
Trong thực tế, có thể có trường hợp chủ thể đã chiếm đoạt được tài sản bằng
hành vi trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản...nhưng
ngay sau đó đã bị phát hiện và người phạm tội đã dùng vũ lực tấn công lại người

ngăn cản (bằng những thủ đoạn của tội cướp) nhằm giữ bằng được tài sản vừa
chiếm đoạt trước đó. Hành vi dùng vũ lực tấn công lại hoặc đe dọa dùng ngay
tức khắc vũ lực nhằm giữ bằng được tài sản vừa chiếm đoạt được xét về bản
chất là hành vi cướp tài sản. Do vậy, cả lý luận và thực tiễn đều thừa nhận
trường hợp này là trường hợp chuyển hóa từ một số hành vi (hình thức) chiếm
đoạt tài sản thành hành vi (hình thức) cướp tài sản. Như vậy, những hành vi
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay hành vi làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm mục đích giữ tài sản
vừa chiếm đoạt được cũng bị coi là cấu thành tội cướp tài sản.
Từ những điểm khái quát trên đây có thể thấy giữa tội cướp giật tài sản và
tội cướp tài sản có những điểm giống nhau và khác nhau. Cụ thể là:
* Những điểm giống nhau:
Cả hai tội đều là tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt; đều giống nhau về
khách thể, đối tượng tác động của tội phạm, chủ thể, lỗi và mục đích phạm tội.
* Những điểm khác nhau:
Hai tội khác nhau chủ yếu là hành vi khách quan, cụ thể là:
Cướp giật tài sản (Điều 171)
Hành vi khách quan: người phạm tội

Cướp tài sản:(Điều 168)
Hành vi khách quan: người phạm tội

không sử dụng vũ lực, không đe dọa

dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực

sử dụng vũ lực, hoặc bất cứ thủ đoạn

ngay tức khắc hoặc có thủ đoạn khác


nào khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt

là cho người bị tấn cơng lâm vào tình

sự kháng cự của nạn nhân để chiếm

trạng không thể chống cự được, nhằm
14


đoạt tài sản mà chỉ lợi dụng sự sơ hở chiếm đoạt tài sản của họ.
của nạn nhân, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẫn tránh.
"[4,tr 26]
1.1.3.2.Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tại khoản 1 Điều 172 của BLHS năm 2015 có sửa đổi năm 2017 nhà làm luật
miêu tả quy định tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
"1.Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170,171, 173,174,175, và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà
cịn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng đến xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d)Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ".
[2,tr130]
Theo khoản 1 của điều luật nói trên, tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản có các dấu
hiệu pháp lý sau:

- Khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tội này xâm phạm quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản. Nói cách
khác, tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản xâm phạm quyền sở hữu tài sản được
pháp luật bảo vệ. Đối tượng tác động của tội này là tài sản dưới những hình thức
tồn tại của nó.
15


- Mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Điều luật không mô tả hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử thừa nhận hành vi khách quan của tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản khơng có điều kiện ngăn
cản, cơng khai chiếm đoạt tài sản của họ. Theo đó, dấu hiệu hành vi khách quan
của tội phạm này là hành vi chiếm đoạt tài sản như ở tội cướp giật tài sản. Dấu
hiệu phân biệt hành vi chiếm đoạt ở tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội
cướp giật tài sản cũng như với một số tội phạm khác là các đặc điểm sau của
hành vi chiếm đoạt:
Hành vi chiếm đoạt tài sản có tính cơng khai như ở hành vi cướp giật hành
vi này xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản khơng có điều kiện ngăn cản.
Do vậy, người phạm tội khơng cần và khơng có ý định sử dụng thủ đoạn nào
khác để đối phó với chủ tài sản. Người phạm tội không dùng vũ lực, không đe
dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần cũng như khơng nhanh chóng chiếm
đoạt và nhanh chóng lẩn tránh.
- Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định là chủ thể bình
thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này khơng
thuộc các tội mà tội các tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên
được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
- Mặt chủ quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Lỗi trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý. Mục đích của người

phạm tội là chiếm đoạt tài sản. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu
thành tội phạm."[5,tr 288 đến 292]
Qua việc phân tích khái qt về tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản có thể thấy
giữa tội cướp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có những điểm
giống và khác nhau như sau:
16


*Những điểm giống nhau:
Cả hai tội đều là tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Nói cách khác
chúng giống nhau về mục đích phạm tội. Ngồi ra chúng còn giống nhau về
khách thể, đối tượng tác động và lỗi cố ý, chủ thể. Cả hai tội đều giống nhau có
hành vi chiếm đoạt tài sản một cách cơng khai.
*Những điểm khác nhau:
Cướp giật tài sản (Điều 171)
Hành vi khách quan: người phạm tội

Công nhiên chiếm đoạt tài sản:(Điều
172)

không sử dụng vũ lực, không đe dọa

Hành vi khách quan: người phạm tội

sử dụng vũ lực, hoặc bất cứ thủ đoạn

công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ lợi

nào khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt


dụng tình trạng người quản lý tài sản

sự kháng cự của nạn nhân để chiếm

không có khả năng ngăn cản, điều kiện

đoạt tài sản mà chỉ lợi dụng sự sơ hở

để chống trả, bảo vệ...để cơng khai

của nạn nhân, nhanh chóng chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản của họ, người phạm
công khai, người phạm tội biết rõ chủ

tội khơng cần nhanh chóng chiếm đoạt

tài sản hồn tồn có khả năng ngăn

cũng như khơng cần nhanh chóng lẩn

cản việc chiếm đoạt, có khả năng lấy

trốn và cũng khơng sợ bị bắt giữ vì

lại tài sản nên ngay sau khi chiếm đoạt người chủ tài sản không có khả năng
được tài sản, người phạm tội nhanh

ngăn cản việc chiếm đoạt.

chóng tẩu thốt.
"[4,tr 27]

1.1.3.3.Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác
quản lý trị giá từ 2.000.000đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000
đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:
"a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm;
17


b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169,170,171,172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà
cịn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
đ) Tài sản là di vật, cổ vật."[2,tr 131,132]
Như vậy tội trộm cắp tài sản có các dấu hiệu pháp lý sau:
- Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản xâm phạm quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản
của mình. Đối tượng tác động của tội này là tài sản dưới các hình thức tồn tại
của nó. Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản là tài sản đang có người
quản lý. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản ở tội trộm cắp tài sản phải là hành vi
lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý. Hành vi lấy tài sản của mình
hoặc đang do mình quản lý cũng như hành vi lấy tài sản khơng có hoặc chưa có
người quản lý đều không phải là hành vi trộm cắp tài sản. Tài sản được coi là
đang có người quản lý là tài sản như sau:
+Tài sản đang ở trong sự chiếm hữu của người khác, nghĩa là đang nằm trong sự
chi phối về mặt thực tế của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm. Thơng
thường việc xác định tài sản còn nằm trong sự chiếm hữu của chủ tài sản hoặc
của người có trách nhiệm hay khơng, khơng phức tạp, trừ một số trường hợp tài
sản là những vật ni có thể tự động di chuyển vị trí ngồi ý muốn của chủ ni

như trâu, bị, ngựa...
+Tài sản đang còn trong khu vực quản lý, bảo quản của chủ tài sản: Đây là
trường hợp tài sản cụ thể, tuy đã thoát li khỏi sự chi phối về mặt thực tế của chủ
tài sản hoặc của người có trách nhiệm nhưng vẫn nằm trong phạm vi thuộc khu

18


vực bảo quản. Ví dụ: Tài sản đã bị lấy ra khỏi nhà kho cụ thể nhưng còn được
giấu bên trong hàng rào bảo vệ của kho khu vực.
- Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản:
Điều luật không mô tả hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản. Tuy
nhiên, thực tiễn xét xử thừa nhận hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là
hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý. Trong các tài liệu giảng
dạy, nghiên cứu, hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản cũng được định
nghĩa tương tự như vậy.
Lén lút là dấu hiệu có nội dung trái ngược với dấu hiệu cơng khai ở các tội
đã được phân tích trên đây. Dấu hiệu này vừa chỉ đặc điểm khách quan của hành
vi chiếm đoạt tài sản vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi đó.
Hành vi chiếm đoạt tài sản có đặc điểm khách quan là lén lút và ý thức chủ quan
của người thực hiện cũng là lén lút.
Hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình
thức mà hình thức đó có khả năng khơng cho phép chủ tài sản biết có hành vi
chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Ý thức chủ quan của người phạm tội là lén
lút nếu khi thực hiện hành vi chiếm đoạt người phạm tội có ý thức che dấu hành
vi đang thực hiện của mình. Việc che dấu này chỉ địi hỏi đối với chủ tài sản.
Đối với những người khác, ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sản có thể
vẫn là công khai. Nhưng trong thực tế, ý thức chủ quan của người phạm tội
trong phần lớn các trường hợp cũng là lén lút, che dấu đối với người khác. Ý
thức lén lút, che dấu này có thể là:

+ Che dấu toàn bộ hành vi phạm tội như che dấu đối với chủ tài sản
+ Chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi. Ví dụ: lợi dụng thủ kho đi vắng,
mở cửa kho chuyển hàng lên ô tơ một cách đàng hồng như là có việc xuất hàng
bình thường. Trong trường hợp này người phạm tội khơng che dấu hành vi thực
tế mà chỉ che dấu tính chất phi pháp của hành vi. Những người không phải là
19


chủ tài sản vẫn biết sự việc xảy ra nhưng khơng biết đó là hành vi trộm cắp tài
sản."[5,tr 293 đến 299]
Tội trộm cắp tài sản có cấu thành vật chất, Bởi vậy, trong mặt khách quan của tội
này, ngoài hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là
những dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, tức là dấu hiệu định tội của tội này.
- Chủ thể của tội trộm cắp tài sản được quy định là chủ thể bình thường và theo
Điều 12 BLHSnăm 2015 là người từ đủ 14 tuổi trở lên nếu hành vi phạm tội
thuộc các khoản 3 và 4 của điều luật hoặc là người từ đủ 16 tuổi trở lên nếu
hành vi phạm tội thuộc các khoản 1 và 2 của điều luật.
- Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản
Lỗi người phạm tội trộm cắp tài sản là lỗi cố ý. Mục đích chiếm đoạt tài sản
cũng là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội này
Từ những phân tích trên đây có thể rút ra những điểm giống nhau và khác
nhau của tội cướp giật tài sản và tội trộm cắp tài sản như sau:
* Những điểm giống nhau:
Những điểm giống nhau của tội cướp giật tài sản và tội trộm cắp tài sản thể
hiện ở khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội
phạm.
* Những điểm khác nhau:
hai tội nói trên khác nhau chủ yếu ở mặt khách quan của tội phạm, cụ thể là:
Tội cướp giật tài sản:

-Hành vi công khai chiếm đoạt tài

Tội trộm cắp tài sản:
-Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản.

sản. -Tội có cấu thành hình thức -Điều

-Tội có cấu thành vật chất.

171 BLHS năm 2015.

-Điều 173 BLHS năm 2015.

-Khoản 2 Điều 171 là phạt tù giam giữ

-Khoản 1 điều 173 là phạt tù không
20


từ 3 năm đến 10 năm.
-Khoản 3 thì phạt tù từ 7 năm đến 15

giam giữ từ 3 năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 3 năm.

năm.

-Khoản 2 thì phạt tù từ 02 năm đến 07

-Người bị hại có cơ hội đối diện với


năm.

người phạm tội.

-Người bị hại không biết được thơng

Ví dụ: Người bị hại đang đi trên

tin về người phạm tội cũng như hành

đường, bị bọn cướp giật tài sản như túi vi phạm tội.
xách, dây chuyền...

Ví dụ: Lợi dụng sự vắng mặt của
người bị hại.

1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội cướp giật tài
sản (Điều 171 Bộ luật hình sự)
Điều luật gồm 5 khoản, trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu định tội và
khung hình phạt cơ bản của tội cướp giật tài sản; các khoản 2,3,4 quy định các
trường hợp phạm tội tăng nặng (các cấu thành tội phạm tăng nặng) và các khung
hình phạt đối với chung; khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung đối với
người phạm tội cướp giật tài sản.
1.2.1.Quy định tội cướp giật tài sản tại khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự năm
2015
Tại khoản 1 điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015 nhà làm luật quy định
"Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm". Tại khoản này của điều luật nói trên, nhà làm luật quy định cấu thành tội
phạm cơ bản của tội cướp giật tài sản. Đó là trường hợp cướp giật tài sản khơng

có tình tiết định khung tăng nặng
Tại khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015, nhà làm luật quy định cấu
thành tội phạm tăng nặng thứ nhất có khung hình phạt tù từ 03 năm. Đó là
trường hợp cướp giật tài sản thuộc một trong những tình tiết định khung tăng
nặng như:
21


- Có tổ chức: Đây là trường hợp cướp giật tài sản được thực hiện dưới hình thức
đồng phạm mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
- Có tính chất chun nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp
phạm tội cướp giật tài sản và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng: Đây là
trường hợp tài sản đã bị chiếm đoạt trị giá từ 50 triệu đồng trở lên nhưng dưới
mức 200 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai
được quy định tại khoản 3 của điều luật).
- Dùng thủ đoạn nguy hiểm: Đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện
hành vi nhanh chóng chiếm đoạt bằng những hình thức dễ dàng gây nguy hiểm
đến tính mạng, sức khỏe của chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản.
- Hành hung để tẩu thốt: Đây là trường hợp người phạm tội đã có hành vi
chống trả lại việc bắt giữ để tẩu thoát. Việc chống trả này khơng địi hỏi phải gây
thương tích. Mục đích của việc chống trả là nhằm để tẩu thoát. Nếu nhằm để giữ
được tài sản vừa cướp giật thì thuộc trường hợp chuyển hóa từ cướp giật sang
cướp tài sản.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30%: Đây là trường hợp người phạm tội cướp giật tài
sản đã cố ý hoặc vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người bị
tấn công với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên nhưng dưới mức 31% (vì đến
mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3
của điều luật).

- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu
hoặc người khơng có khả năng tự vệ: Đây là trường hợp nạn nhân của hành vi
cướp giật tài sản là đối tượng đặc biệt và tính chất đặc biệt này làm tăng tính
nguy hiểm của hành vi phạm tội. Ở đây, điều luật chỉ quy định rõ lỗi cố ý
("biết") đối với đối tượng phụ nữ có thai.
22


×