VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN MINH HẢI
CHỨNG MINH TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN CƯỚP
TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8 38 01 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH THỊ MAI
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài
liệu, số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả
nghiên cứu là quá trình tìm hiểu trung thực của tơi và có độ tin cậy trong
phạm vi hiểu biết của tôi.
Tác giả Luận án
Nguyễn Minh Hải
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 6
Chương 1 ...................................................................................................................... 11
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG ĐIỀU TRA ....... 11
VỤ ÁN CƯỚP TÀI SẢN ........................................................................................... 11
1.1. Khái niệm, đặc điểm của chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản .. 11
1.2. Chủ thể của chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản......................... 16
1.3. Đối tượng của chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản ..................... 17
1.4. Phân biệt sự khác nhau giữa chứng minh trong giai đoạn điều tra với
chứng minh trong giai đoạn truy tố, xét xử vụ án cướp tài sản .......................... 24
Chương 2 ...................................................................................................................... 28
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨNG MINH
TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN CƯỚP TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ....................................................................... 28
2.1. Quy định về những vấn đề cần phải chứng minh trong điều tra vụ án cướp
tài sản ............................................................................................................................ 28
2.1.1. Những vấn đề cần phải chứng minh nằm trong cấu thành tội cướp tài sản .. 28
2.1.2. Những vấn đề cần phải chứng minh nằm trong những tình tiết có ảnh hưởng
đến trách nhiệm hình sự và hình phạt của tội cướp tài sản ........................................ 33
2.1.3. Nhóm tình tiết khác có giá trị chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản 35
2.2. Quy định về thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ chứng minh trong điều
tra vụ án cướp tài sản................................................................................................. 36
2.2.1. Thu thập chứng cứ chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản ................. 36
2.2.2. Kiểm tra chứng cứ chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản ................. 37
2.2.3. Đánh giá chứng cứ chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản ................ 38
2.3. Thực tiễn chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai ....................................................................................................................... 38
2.3.1. Tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.................................... 40
2.3.2. Kết quả, ưu điểm của chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai. ....................................................................................................... 41
2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế, sai lầm của chứng minh trong điều tra vụ
án cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. .............................................................. 42
3
Chương 3 ...................................................................................................................... 46
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỨNG MINH TRONG ĐIỀU TRA
VỤ ÁN CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ......................... 46
3.1. Hướng dẫn thi hành và tập huấn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về
chứng minh trong điều tra vụ án hình sự ............................................................... 46
3.2. Nâng cao chất lượng chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai ................................................................................................ 52
3.2.1. Nâng cao nhận thức về những vấn đề cần phải chứng minh nằm trong cấu
thành tội cướp tài sản ................................................................................................... 52
3.2.2. Nghiên cứu nắm vững quy luật hoạt động, tính chất, quy mơ của các loại án
cướp tài sản để phục vụ cho việc xây dựng phương hướng, mơ hình chứng minh
điều tra vụ án cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. ........................................... 55
3.3. Đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ có thẩm
quyền chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai. ................................................................................................................................ 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 74
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS:
Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT:
Cơ quan điều tra
TAND:
Tòa án Nhân dân
TANDTC:
Tòa án Nhân dân tối cao
VKS:
Viện kiểm sát
VKSND:
Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
VAHS:
Vụ án hình sự
CSĐT:
Cảnh sát điều tra
THTT:
Tiến hành tố tụng
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Đồng nai là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, là
địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phịng, là cửa ngõ đi vào Đơng Nam Bộ, có vị
trí chiến lược rất quan trọng, là tỉnh có nền cơng nghiệp phát triển nhất nhì của Miền
Nam. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển, những lợi ích thiết thực mà kinh tế mang
lại thì tình hình tội phạm cướp tài sản cũng ngày càng phức tạp, mức độ, sự manh
động, nguy hiểm ngày càng cao hơn, thủ đoạn thực hiện của tội phạm ngày càng tinh
vi và xảo quyệt hơn. Trong đó, tội cướp tài sản đang diễn biến theo chiều hướng gia
tăng. Các vụ án cướp tài sản xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an ninh,
kinh tế, xã hội, gây hoang mang, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và tình
hình an sinh xã hội. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, chứng minh ln
đóng vai trị hết sức quan trọng và đã đạt được nhiều thành tích khả quan, song vẫn
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót cần được nghiên cứu, tổng kết rút kinh
nghiệm, nâng cao hiệu quả của việc chứng minh thực hiện hành vi cướp tài sản trong
giai đoạn điều tra của Cơ quan CSĐT - Cơng an tỉnh Đồng Nai.
Từ những lí do ở trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chứng minh trong giai
đoạn điều tra vụ án cướp tài sản từ thực tiễn Tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài của luận văn này, đến nay đã có một số cơng trình
khoa học đã được cơng bố như sau:
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu ở đây là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc áp
dụng quy định của pháp luật cho quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ
án cướp tài sản ít được nghiên cứu. Trong thực tế, vẫn còn nhiều vụ án mà CQĐT
giải quyết cịn sai sót và chưa triệt để trong quá trình điều tra chứng minh xác
6
định sự thật, do đó việc nhận thức và áp dụng pháp luật của một số chủ thể khi
tiến hành tố tụng chưa được khách quan và triệt để.
Tới thời điểm hiện tại, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về việc chứng
minh trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng nai. Do
vậy, việc nghiên cứu đề tài “Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài
sản từ thực tiễn tỉnh Đồng nai” là vấn đề cần thiết nhằm hoàn thiện, góp phần
nâng cao chất lượng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong hoạt động
chứng minh trong điều tra vụ án hình sự nói chung và vụ án cướp tài sản nói riêng
trên đại bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài phân tích về lý luận và thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra
vụ án cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai, từ đó đưa ra một số phương pháp
nhằm hồn thiện và góp phần nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều
tra vụ án cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, làm sáng tỏ nhận thức lý luận về hoạt động chứng minh vụ án cướp
tài sản trong giai đoạn điều tra.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật về chứng minh vụ án cướp tài sản
trong giai đoạn điều tra và thực tiễn hoạt động chứng minh vụ án cướp tài sản trong
giai đoạn điều tra các vụ án cướp tài sản xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm
2015 đến tháng 6 năm 2020.
- Nhận diện những vấn đề pháp lý và thực tiễn đang đặt ra đối với hoạt động
chứng minh vụ án cướp tài sản trong giai đoạn điều tra các vụ án cướp tài sản xảy
ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Đồng
Nai thụ lý và giải quyết.
7
- Xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đưa ra một số
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án
cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Nghiên cứu quy dịnh của pháp luật hình sự, TTHS đối với việc chứng
minh vụ án cướp tài sản trong điều tra Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh Đồng nai
thụ lý.
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng và rút ra nhận xét về hoạt động chứng
minh trong giai đoạn điều tra các vụ án cướp tài sản xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng
nai từ năm 2015 đến năm 2019
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự và
TTHS Việt Nam về chứng minh và thực tiễn chứng minh vụ án cướp tài sản
trong giai đoạn điều tra do Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Đồng Nai thụ lý.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu hoạt động chứng minh trong giai
đoạn điều tra đối với vụ án cướp tài sản theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu dựa trên số liệu, thơng tin phản ánh thực
trạng pháp luật hình sự quy định về tội cướp tài sản và thực trạng pháp luật tố tụng hình
sự (từ năm 1983 đến nay, đặc biệt là quy định của pháp luật từ 2015 đến nay), nghiên
cứu thực trạng thực hiện các quy định về chứng minh trong giai đoạn điều tra đối với vụ
án cướp tài sản (từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020)
- Phạm vi chủ thể, địa bàn: thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động chứng
minh vụ án cướp tài sản theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam do cơ quan
CSĐT – Công an tỉnh Đồng Nai thụ lý và giải quyết.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp khả năng nhận thức thực tế
trong tố tụng hình sự, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm lãnh đạo của Đảng, các
8
chủ trương, đường lối, về vấn để cải cách tư pháp được thể hiện trong các văn
kiện của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà nước về xây dựng Nhà nước
pháp quyền.
Trong luận văn này tác giả sử dụng các phương pháp để nghiên cứu như:
Phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
tổng kết thực tiễn để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, so sánh: được sử dụng trong chương 2 và 3 của luận
văn nhằm tập hợp, đánh giá tình hình thực trạng quy định của pháp luật hình sự và tố
tụng hình sự liên quan đến thực trạng quy định pháp luật và thực trạng áp dụng các
quy định của pháp luật về chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
- Phương pháp xã hội học: được sử dụng trong chương 2 và 3 của luận văn
nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải
pháp.
Luận văn phân tích dựa trên cơ sở những số liệu tổng kết hàng năm của Cơ
quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai và nghiên cứu các quyết định tố tụng liên
quan đến hoạt động chứng minh vụ án, tổng hợp các kiến thức khoa học pháp luật
và các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. Bên cạnh đó cịn tham
khảo thêm ý kiến, kinh nghiệm của các cán bộ, các điều tra viên trực tiếp tham
gia và tiến hành hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản trong
giai đoạn điều tra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về mặt lý luận.
Luận văn là cơng trình nghiên cứu, có tính hệ thống và tương đối đầy đủ về
việc chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh
Đồng nai ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học.
Qua bài luận văn này, cho thấy được kết quả nghiên cứu, qua đó sẽ giúp
xác định được khái niệm và nội dung của việc chứng minh trong giai đoạn điều
9
tra vụ án cướp tài sản, để từ đó đưa ra những góp ý, kiến nghị về mặt luật pháp;
nhằm xây dựng và hoàn thiện quy định về pháp luật tố tụng hình sự.
- Về mặt thực tiễn:
Chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc chứng minh
trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020 do
cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng N ai thụ lý.
Những thông tin mà tác giả nghiên cứu trong luận văn giúp các cơ quan
điều tra xác định, áp dụng đúng đắn thủ tục, trình tự nói riêng, cơ quan tiến hành
tố tụng nói chung trong việc chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài
sản.
Bên cạnh đó, tác giả hy vọng l uận văn có thể được khai thác sử dụng trong
công tác nghiên cứu của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, các cơ quan bảo vệ
pháp luật, đặc biệt là CQĐT… Những người tiến hành tố tụng và những người
tham gia tố tụng có thể nghiên cứu để khai thác nhằm áp dụng pháp luật vào q
trình cơng tác thực tiễn, nâng cao chất lượng hiệu quả trong cơng tác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH ĐIỀU TRA VỤ
ÁN CƯỚP TÀI SẢN
Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG MINH ĐIỀU TRA VỤ ÁN CƯỚP
TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chương 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH
ĐIỀU TRA VỤ ÁN CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG ĐIỀU TRA
VỤ ÁN CƯỚP TÀI SẢN
1.1. Khái niệm, đặc điểm của chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản
1.1.1. Khái niệm chứng minh trong điều tra vụ án cứp tài sản
Chứng minh là một trong những hoạt động của con người áp dụng vào thực
tiễn và có mặt trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, hoạt động chứng minh : “ làm làm
những việc khác nhau với mục đích nhất định trọng xã hội” [62, tr.475]; chứng
minh là “ dùng lý lẽ, suy luận, bằng cứ để chỉ rõ điều gì đó là đúng hay khơng
đúng” [62, tr.256]. Như vậy, có thể hiểu hoạt động chứng minh là hoạt động nhận
thức, tư duy hay thực tiễn của con người với mục đích nhất định, xác định sự tồn
tại hay khơng tồn tại hoặc xác định đúng, sai của một sự vật, sự việc, hiện tượng
trên cơ sở những chứng cứ, căn cứ cụ thể.
Việc chứng minh trong hoạt động tố tụng hình sự là một dạng của hoạt
động chứng minh, trong đó việc chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cướp
tài sản là 1 quá trình rất phức tạp, đó là việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ
nhằm xác định rõ ràng sự thật của vụ án. Để giải quyết đúng đắn vụ án cướp tài
sản, cơ quan CQĐT và người THTT có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp để
chứng minh sự thật của vụ án. Vụ án xảy ra thường để lại những dấu vết, được
phản ánh lại bởi vật chất và con người. Quá trình chứng minh là quá trình xác
định sự thật khách quan của cơ quan điều tra đối với bị can trong vụ án cướp tài
sản, là một quá trình nhận thức đi từ việc chưa rõ ràng đến khi rõ ràng, tuân theo
quy luật của phép biện chứng duy vật.
Quá trình chứng minh trong vụ án cướp tài sản có thể hiểu là “q trình tư
duy và thực tiễn của CQĐT và những người có quyền chứng minh dựa trên cơ sở
những quy định của pháp luật tô tụng hình sự để thu thập, kiểm tra và đánh giá
11
các thông tim, tài liệu cân thiết nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án đảm
bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án” [31,tr.183]. Quá trình chứng
minh trong vụ án cướp tài sản là một quá trình nhận thức khách quan, được thực
hiện bằng các hoạt động trong giai đoạn điều tra.
Quá trình chứng minh trongVAHS bắt đâu từ khi thu thập chứng cứ làm
sáng tỏ vụ án trước khi tiến hành giải quyết như khám nghiệm hiện trường có thể
được tiến hành trước khi khởi tố vụ án, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của
các cơ quan có thẩm quyền THTT khác nhau như: Hoạt động điều tra, hoạt động
truy tố và hoạt động xét xử. Mỗi hoạt động này đêu hàm chứa các hành vi tố tụng
khác nhau. Hoạt động điều tra là một giai đoạn tố tụng hình sự do CQĐT tiến
hành, bao gồm các hành vi đặc trưng như: Khởi tố, hỏi cung bị can, Lấy lời khai
người làm chứng, tạm giữ, khám xét, đối chất, nhận dạng và nghĩa vụ liên quan
đến vụ án,…. Để làm rõ đối tượng chứng minh trong điều tra.
Trên cơ sở những quy định của pháp luật Tố tụng Việt Nam và các văn
bản pháp luật khác về xét xử, truy tố, điều tra và thực tiễn xét xử thể hiện: Quá
trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản là quá trình mà các
cơ quan THTT, người THTT thực hiện hoạt động nhận thức đúng đắn về vụ án
cướp tài sản. Việc nhận thức về việc chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án
cướp tài sản là việc phản ánh một cách khách quan toàn bộ diễn biến về vụ án,
hiểu cách khác là tái dựng lại được tồn cảnh của bức tranh, hiện trường một cách
chính xác về nơi vụ án cướp tài sản đã xảy ra. Đề đạt được điều này, các chủ thể
THTT phải thực hiện các biện pháp do pháp luật tố tụng hình sự quy định, làm
sáng tỏ tất cả mọi vấn đề có trong vụ án cướp tài sản. Vấn đề nghiên cứu các tình
tiết, các sự kiện của vụ án được tiến hành dựa trên cơ sở là Chứng cứ - Chứng cứ
là những gì có thật, được CQĐT, VKS, TA thu thập đúng trình tự dùng làm căn
cứ xác định việc có hay khơng hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm
tội đó và những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết vụ án.
12
Quá trình chứng mình trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản chủ yếu
thể hiện ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, trong đó các cơ quan THTT áp
dụng mọi biện pháp để thu thập chứng cứ, đánh giá và sử dụng chứng cứ nhằm
xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, tồn điện và đầy đủ. Mục đích
chung của hoạt động chứng minh trong mọi giai đoạn tố tụng là xác định sự thật
khách quan của vụ án, Mỗi giai đoạn có chủ thể, nhiệm vụ, hành vi tố tụng, văn
bản tô tụng khác nhau khiến cho hoạt động chứng minh ở từng giai đoạn tố tụng
có những đặc trưng riêng biệt. Trong đó, điều tra VAHS là một giai đoạn quan
trọng của quá trình giải quyết VAHS. Điều tra là giai đoạn tố tụng hình sự, trong
đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS quy định để xác
định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết
vụ án [31, tr.263]. Với tính chất của giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản làm cho
hoạt động chứng minh trong giai đoạn này có những điểm khác biệt so với hoạt
động chứng minh trong các giai đoạn tố tụng khác. Vì vậy, việc chứng minh trong
giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình
giải quyết vụ án cướp tài sản, là giai đoạn tất yếu không giai đoạn nào thay thế
được. Trước hết, thông qua môi trường xung quanh, tội phạm được phản ánh qua
các dấu vết, hình ảnh của nó lưu lại trên đối tượng vật chất và trong trí nhớ của
người tham gia tố tụng.
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản là quá trình tìm
các bằng chứng trong vụ án cướp tài sản bắt đầu từ khi vụ án được khởi tố và kết
thúc khi cơ quan có thẩm quyển có bản kết luận điều tra về vụ án cướp tài sản, thể
hiện sự đánh giá; kết luận mang tính pháp lý về sự thật khách quan của vụ án. Để
điều tra vụ án, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải đưa nhiều giả thiết khác nhau và
mỗi giả thiết đều phải được chứng minh để loại trừ hay xác định để đưa đến kết
luận về vụ án, Để chứng minh, CQĐT, VKS phải sử dụng mọi chứng cứ thu thập
được trong vụ án, không loại trừ chứng cứ nào để chứng minh cho các giả thiết
điều tra đặt ra.
13
Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm về hoạt động chứng minh
trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản như sau: Hoạt động chứng minh trong
giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản là hoạt động của những chủ thể THTT ở
giai đoạn điều tra được pháp luật quy định để thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng
cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đây
đủ, đảm bảo cơ sở cần thiết cho việc ban hành các quyết định sổ tụng phù hợp
góp phần giải quyết đúng đắn vụ án cướp tài sản theo trình tự, thủ tục của pháp
luật tổ tụng hình sự.
1.1.2. Đặc điểm của chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản
Xuất phát từ nhiệm vụ, các giai đoạn tố tụng, địa vị pháp lý, chức năng và
nhiệm vụ của các chủ thể mà việc chứng minh đều có sự khác nhau và những đặc
điểm riêng không hề giống với các giai đoạn khác. Với khái niệm trên, hoạt động
chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Chủ thể của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ
án cướp tài sản.
Các chủ thể chứng minh trong giai đoạn điều tra là người nắm vững pháp
luật, có kiến thức về nghiệp vụ chuyên sâu về công tác pháp luật, sử dụng các
biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát hiện và điều tra được tội phạm. Chủ
thể chứng minh ở giai đoạn điều tra bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên, cán
bộ được phân công công tác điều tra của các cơ quan khác như: Hải quan, Kiểm
lâm, các cơ quan khác của của Công an nhân dân,Quân đội được giao nhiệm vụ
tiến hành điều tra một số hoạt động. Người tham gia tố tụng cũng tham gia vào
việc chứng minh do các chủ thể THTT u cầu nhưng có thể họ khơng phải là
chủ thể chứng minh.
Thứ hai: Thời hạn điều tra.
Các CQĐT tiên hành các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ
bằng thời hạn điều tra vụ án như: Từ khi khởi tố vụ án cho đến kến kết thúc điều
14
tra, đối với tội phạm ít nghiêm trọng khơng q hai tháng, Đối với tội nghiêm
trọng không quá ba tháng: Đối với rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng
không quá bốn tháng.
Thứ ba: Các phương tiện chứng minh.
Các CQĐT có thể sử dụng trong q trình chứng minh tội phạm ở giai đoạn
này là các phương tiện kỹ thuật hình sự và các thủ thuật, chiến thuật hình sự cụ
thể. Các phương tiện, chiến thuật này thường được giới hạn bởi khoa học điều tra
hình sự. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hình sự trơng quá trình chứng
minh tội phạm ở giai đoạn điều tra ln phải phù hợp với pháp luật tố tụng hình
sự, khơng được vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân và phải đáp ứng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của hoạt động điều tra.
Chứng cứ là phương tiện duy nhất được cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng để
chứng minh trong tố tụng hình sự. Về bản chất, chứng cứ chính là những thông
tin phản ánh sự kiện phạm tội; những thơng tin này được chứa đựng dưới những
hình thức khác nhau khoa học luật tố tụng hình sự gọi là nguồn chứng cứ. Bằng
các phương tiện điều tra do pháp luật quy định, Điều tra viên và những người
theo luật định tiến hành nhằm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo trình tự
của luật tố tụng hình sự có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phịng ngừa tội
phạm, phù hợp cho q trình chứng minh của mình, cũng như tồn bộ q trình
giải quyết vụ án.
Thứ tư: Mục đích chứng minh.
Q trình chứng mình trong vụ án được các chủ thể THTT thực biện nhằm
xác định chân lý khách quan của vụ ám. Hoạt động chứng minh trong giai đoạn
đều nhằm xác định có tội phạm và bị can - người thực hiện hành vi phạm tội hay
không để ban hành kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điễu
tra.
15
Thứ năm: Nội dung của hoạt động chứng minh là một phần chứng minh
của vụ án cướp tài sản, hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cướp
tài sản cũng bao gồm các hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ.
Trong quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản, các
chủ thể chứng minh cần xác định 2 vấn đề: Đối tượng chứng minh và xác định
được giới hạn chứng minh. Tính tồn điện của hoạt động chứng minh phụ thuộc
vào việc xác định đối tượng chứng minh, tính đây đủ của hoạt động chứng minh
lại do việc xác định giới hạn chứng minh quyết định. Vấn đề này ở giai đoạn điều
tra vụ án cướp tài sản cần được xem xét kỹ lưỡng. Bởi lẽ, từ đó mà CQĐT, VKS
tiến hành các hoạt động phù hợp đáp ứng yêu câu của quá trình giải quyết vụ án.
Như vậy, đặc điểm dễ nhận thấy của hoạt động chứng minh trong giải đoạn
điều tra vụ án cướp tài sản chủ yếu tập trung ở việc phát hiện để thu thập, kiểm
tra và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra kết luận chính thức đầu tiên về vụ án thơng
qua bản kết luận điều tra.
1.2. Chủ thể của chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản
Một trong những nội dung của nguyên tắc xác định sự thật trong điều tra
của vụ án cướp tài sản là xác định chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong TTHS.
Trong tố tụng hình sự nói chung, trong chứng minh vụ án cướp tài sản nói riêng,
chủ thể có nghĩa vụ chứng minh thuộc về: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
một số nhiệm vụ điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.
Riêng trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản, nghĩa vụ chứng minh
thuộc về 2 chủ thể chính: Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao một số nhiệm
vụ điều tra (trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng và ít nghiêm
trọng) và viện kiểm sát.
Để chứng minh, các chủ thể chứng minh này phải khơng chỉ đưa ra các
chứng cứ, mà cịn phải đưa ra lập luận, logic, pháp lý và viện dẫn các cơ sở thực
tiễn cho các yêu cầu đó. Người ta gọi đó là nghĩa vụ chứng minh.
16
Chủ thể của tội cướp tài sản là người đủ từ 14 tuổi trở lên đủ năng lực trách
nhiệm hình sự.
+ Dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc cơng
cụ, phương tiện khác) để chủ động tấn công người quản lý tài sản hoặc người
khác; hành động tấn cơng này có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe
của người bị tấn công và làm cho họ mất khả năng chống cự lại hoặc công khai để
cho người bị tấn công biết…
Người bị tấn công là người đang quản lý, trông coi tài sản của mình hoặc
của người khác.
Nghĩa vụ chứng minh trong các vụ án hình sự được cơ quan cơng tố làm
sáng tỏ trước khi tịa phán quyết, cho rằng bị cáo đó đã thực hiện một hành vi,
tính chất, cũng như hậu quả nguy hiểm mà hành vi đó gây ra tương xứng với
những khung hình phạt nhất định của pháp luật. Nghĩa vụ chứng minh của bên
buộc tội cịn được giải thích từ mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
1.3. Đối tượng của chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản
Khái niệm đối tượng chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản cho
thấy, Bộ luật TTHS chỉ nêu những vấn đề phải chứng minh chứ không nêu khái
niệm đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài sản. Trong khoa học hình sự,
luật TTHS được các nhà luật học có sự nhận thức thống nhất về bản chất của khái
niệm đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài sản, nhưng quan điểm về cách
thức thể hiện rõ sự khác nhau, có 3 quan điểm chủ yếu như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài
sản là tất cả những vấn đề chưa biết (chứng cứ) nhưng cần phải biết để làm sáng
tỏ bản chất của vụ án, trên cơ sở đó, cơ quan tiến hành tố tụng ra các quyết định
sao cho phù hợp trong quá trình giải quyết vụ án.
Quan điểm thứ 2 cho rằng: đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài sản
là tổng hợp tất cả những sự kiện và các tình tiết của vụ án phải đước xác định
bằng chứng cứ để vụ án được giải quyết một cách đúng đắn.
17
Quan điểm thứ 3 cho rằng: Đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài sản
là tất cả những gì phải xác định bằng chứng cứ để giải quyết đung đắn.
Như vậy ta rút ra khái niệm đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài sản
như sau:
+ Tổng hợp những sự kiện của vụ án
+ Những tình tiết của vụ án
Phải được cơ quan điều tra thu thập và xác định bằng chứng cứ nhằm giải
quyết khách quan, đúng đắn đối với vụ án cướp tài sản.
Đặc điểm đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài sản:
Thứ nhất, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự gồm tất cả những vấn
đề của vụ án và liên quan đến vụ án nhưng chưa biết mà cơ quan tiến hành tố
tụng cần phải biết.
Thứ hai, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự, cơ quan tố tụng phải
sâu chuổi, thu thập và làm sáng tỏ những tình tiết, những sự kiện chưa biết đó
được quy định trong bộ luật Tố tụng hình sự.
Thứ ba, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà luật TTHS quy định
cần làm sáng tỏ là cơ sở để cơ quan tố tụng tiến hành giải quyêt đúng đắn và đề ra
biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Đối tượng chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản có đầy đủ các đặc
điểm như trên, ngoài ra đối tượng chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản
cịn có các đặc điểm sau:
Đối tượng chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản gắn liền với việc
Cơ quan điều tra phải chứng minh hành vi của người phạm tội đó là phải làm rõ
phương thức và thủ đoạn của người phạm tội.
Đối tượng chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản phải xác định giá
trị tài sản bị chiếm đoạt là bao nhiêu vì đây là yếu tố chính để cấu thành tội phạm
18
đối với tội cướp tài sản bởi điều luật quy định rõ các khung hình phạt căn cứ vào
giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Tội cướp tài sản được thể hiện bởi các hành vi sau: dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm
vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khách thể của tội cướp tài sản là quyền sở hữu tài sản của cá nhân, nhà
nước, cơ quan, tổ chức và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của
con người.
Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài sản bao gồm: Con người, tiền
và vật tùy thân. Một số tài sản đã được quy định là đối tượng tác động của các tội
phạm cụ thể khác như: vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất độc,
chất cháy, chất ma túy…
Chủ thể của tội cướp tài sản là người đủ từ 14 tuổi trở lên đủ năng lực trách
nhiệm hình sự.
Về mặt khách quan thì tội cướp tài sản được thể hiện bởi một trong các
hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm
cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm
đoạt tài sản. Trong đó:
+ Dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc cơng
cụ, phương tiện khác) để chủ động tấn công người quản lý tài sản hoặc người
khác; hành động tấn cơng này có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe
của người bị tấn công và làm cho họ mất khả năng chống cự lại hoặc công khai để
cho người bị tấn công biết…
+ Đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là đe dọa dùng ngay tức thì dùng sức
mạnh vật chất như vũ khí: dao, súng, gậy, dây, hung khí khác…nếu người bị tấn
công không chịu khuất phục để buộc người bị tấn công phải sợ và tin rằng nếu
không để cho họ lấy tài sản thì sẽ gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng.
19
+ Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng khơng thể
chống cự được là hành vi cho người bị tấn công tuy biết sự việc đang xảy ra
nhưng khơng có cách nào chống cự được như: bị trói, nhốt vào nơi khơng thể
chạy đi cầu cứu, tuy nhiên khơng bị nguy hại đến tính mạng, sức khỏe nhưng
không thể nhận thức được sự việc đang xảy ra.
Người bị tấn công là người đang quản lý, trơng coi tài sản của mình hoặc
của người khác. Xét mối quan hệ sở hữu, thì tài sản đó có thể là tài sản của người
bị tấn công, của người khác nhưng người bị tấn công thường là người đang trực
tiếp quản lý tài sản hoặc người bị tấn công khơng phải là người quản lý tài sản
nhưng có thể cản trở việc chiếm đoạt của người phạm tội.
Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là
hồn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng
bạo lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị
tấn công lầm vào tình trạng khơng thể chống cự được, khơng kể người phạm tội
có chiếm đoạt được tài sản hay không.
Tội cướp được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó là
tài sản của người khác chiếm đoạt và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là yếu tố bắt buộc của cấu
thành tội cướp tài sản. Nếu thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào
tình trạng khơng thể chống cự được, nhưng khơng nhằm mục đích chiếm đoạt tài
sản thì khơng phạm tội cướp tài sản.
Điều 168 BLHS 2015 bổ sung sửa đổi 2017 quy định 5 khung hình phạt
đối với người phạm tội cướp tài sản:
– Quy định phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người phạm tội khơng có
tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
20
– Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người
phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Phạm tội có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là trường hợp có từ hai người
trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội cướp tài sản và có sự thống nhất với nhau về
ý chí, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau trong q trình phạm tội. Trong đó có một
hoặc một số người thực hành và có thể có người tổ chức, người xúi giục; người
tiếp sức.
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai triệu
đồng là trường hợp cướp tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng (50.000.000
triệu) đến dưới hai triệu đồng (200.000.000.triệu). Việc xác định giá trị tài sản đối
với tội cướp tài sản cần chú ý một số điểm sau đây:
Giá trị tài sản bị cướp được xác định tại thời điểm bị cướp theo giá thị
trường của tài sản đó tại địa phương đó.
Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi
cướp tài sản có ý định xâm phạm đến tài sản mà không quan tâm đến giá trị của
tài sản thì lấy giá thị trường của tài sản bị cướp tại địa phương vào thời điểm tài
sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có
hành vi cướp.
+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi (là người chưa đủ 16 tuổi: Việc xác
định tuổi của người bị hại là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng
thực hiện theo quy định của pháp luật), phụ nữ mà biết là có thai (được xác định
bằng các chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai, như: bị cáo
và mọi người đều nhìn thấy được hoặc bị cáo nghe được, biết được từ các nguồn
thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai), người già yếu,… Đây
là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản
của những người bị hại do độ tuổi, mang thai hoặc già yếu, bệnh tật mà khơng có
khả năng tự vệ hoặc tuy có nhưng khả năng tự vệ khơng cao.
21
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội là gây ra những
tác động xấu đến tình hình an ninh, tác động tiêu cực đến trật tự, an tồn xã hội.
Khi áp dụng tình tiết này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức
độ ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng
đến dưới 500 triệu đồng; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Thiên tai dịch bệnh, là trường hợp người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh thiên
tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản. Tình tiết này được áp
dụng không phụ thuộc vào phạm vi, mức độ của dịch bệnh, thiên tai hoặc tính
chất và mức độ của những khó khăn khác của xã hội trước tình hình dịch bệnh,
thiên tai.
– Quy định hình phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng
đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Chiếm đoạt tài sản
có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích
hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của
mỗi người 31% trở lên; Làm chết người; Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình
trạng khẩn cấp. Trong đó:
+ Làm chết người là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội cướp,
người phạm tội đã tấn công người bị hại hoặc người khác để chiếm đoạt tài sản
hoặc để tẩu thoát và đã gây cái chết cho họ. Theo chúng tơi, thì lỗi trong trường
hợp này là lỗi vô ý lởi lẽ, nếu cố ý gây ra cái chết cho người bị hại trong khi thực
hiện hành vi cướp tài sản và tội giết người.
22
+ Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Đây là những tình
tiết mới được quy định ở tội cướp tài sản.
– Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội cướp tài sản, thì
tại khoản 5 Điều 168 BLHS quy định người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù
từ 01 năm đến 05 năm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 BLHS, thì chuẩn bị
phạm tội cướp tài sản là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra
những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội
phạm.
– Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 6 Điều 168 BLHS là người
phạm tội cướp cịn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt
quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ
tài sản.
Như vậy, so với quy định tại Điều 133 BLHS năm 2009, thì quy định tại
Điều 168 BLHS năm 2015 có một số điểm mới sau:
– Bỏ tình tiết định khung hình phạt “Gây hậu quả nghiêm trọng” và bổ
sung các tình tiết sau đây làm tình tiết định khung hình phạt tại khoản 2: phạm tội
đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người
khơng có khả năng tự vệ; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội.
– Bỏ tình tiết định khung hình phạt “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” và bổ
sung tình tiết “Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh” làm tình tiết định khung hình phạt
tại khoản 3.
– Bỏ tình tiết định khung hình phạt “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”
và bổ sung tình tiết “Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở
lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh
chiến tranh” làm tình tiết định khung hình phạt tại khoản 4. Đồng thời bỏ hình
phạt tử hình tại khoản 4 Điều 168 BLHS.
23
– Quy định mới “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
05 năm”.
1.3.2 Nghĩa vụ chứng minh trong điều tra vụ án cướp tài sản
Một trong những nội dung của nguyên tắc xác định sự thật trong điều tra của vụ
án cướp tài sản là xác định chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong TTHS, là nghĩa
vụ được ấn định cho nguyên đơn, công tố và không thể chuyển cho bên kia chủ
thể có nghĩa vụ chứng minh sẽ thua kiện nếu anh ta khơng thực hiện được việc
chứng minh của mình.Muốn chứng minh thì phải đưa ra các lập luận, các chứng
cứ, pháp lý và viện dẫn các cơ sở thực tiễn cho vấn đề cần chứng minh
1.4. Phân biệt sự khác nhau giữa chứng minh trong giai đoạn điều tra với
chứng minh trong giai đoạn truy tố, xét xử vụ án cướp tài sản
Chứng minh trong xét xử sơ thẩm với chứng minh trong giai đoạn điều tra,
truy tố vụ án hình sự có sự khác nhau, cụ thể:
Một là, đối với hoạt động thu thập chứng cứ:
- Trong giai đoạn điều tra: đây là hoạt động quan trọng nhất, chủ yếu nhất,
là hoạt động ban đầu, Điều tra viên, Kiểm sát viên tập trung nhiều hơn cho việc
thu thập chứng cứ.
- Giai đoạn truy tố: có tỉnh khơng chủ động, chỉ mang tính cần thiết do cá
nhân tiến hành.
- Giai đoạn xét xử: Mang tính khơng chủ động; chỉ mang tính chủ động khi
có u cầu của cơ quan tố tụng
24
- Hai là, đối với hoạt động kiểm tra chứng cứ:
Chứng cứ là phương tiện chứng minh duy nhất trong tất cả các vụ án cướp
tài sản. Việc kiểm tra tất cả chứng cứ thu thập được trong vụ án cướp tài sản phải
được kiểm tra một cách khách quan và kỹ lưỡng.
-Trong giai đoạn điều tra:
Trong giai đoạn điều tra vụ án cướp tài sản khâu kiểm tra chứng cứ là hoạt
động của CQĐT, VKS đối với toàn bộ chứng cứ về vụ án đó được thu thập, nhằm
xác định tính liên quan, tính hợp pháp và tính khách quan của chứng cứ.
-Trong giai đoạn truy tố:
Giai đoạn này cũng xem xét chứng cứ, rà xoát và cũng cố lại chứng cứ để
giải quyết vụ án được chính xác và công tâm.
-Trong giai đoạn xét xử: là hoạt động của Cơ quan điều tra có thẩm quyền
tiến hành xác định khách quan, tồn diện và thận trọng về tính chính xác của
những thơng tin thực tế và độ tin cậy của nguồn chứng cứ đã được thu thập trong
quá trình điều tra để xác lập đúng đắn và theo trình tự của vụ án cướp tài sản.
Ba là, đối với hoạt động đánh giá chứng cứ
Đối với hoạt động đánh giá chứng cứ: Đây là hoạt động tìm kiếm giá trị
của chứng cứ trong việc chứng minh trong vụ án cướp tài sản nhằm làm rõ giá trị,
tính đầy đủ của từng loại chứng cứ mà CQĐT đã thu thập được.
-Trong giai đoạn điều tra: Đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án
cướp tài sản là hoạt động của CQĐT có thẩm quyền trên cơ sở của pháp luật, để
xác định giá trị chứng minh của từng loại chứng cứ riêng lẻ và toàn bộ chứng cứ
đã thu thập được. Tuy nhiện, giai đoạn này chỉ mang tính sơ bộ, chưa có hiệu lực
pháp luật.
25