Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ GIÁO dục TRUYỀN THỐNG dân tộc VIỆT NAM CHO SINH VIÊN tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH hội NHẬP QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.9 KB, 127 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội hợp tác để Việt Nam
có những điều kiện cần thiết phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời cũng là
cơ hội để chúng ta giao lưu văn hoá với các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, trong hội nhập kinh tế phải tích
cực, chủ động, có nguyên tắc nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tạo
cơ sở để thực hiện mục tiêu “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI). Trong giao lưu văn hoá, quan điểm của chúng ta là hòa nhập nhưng
không hòa tan, thực hiện mục tiêu xây dựng “nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc”. Để thực hiện mục tiêu đó có nhiều phương thức, bao gồm
nhiều nội dung, trong đó việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho
lớp trẻ nhất là sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước rất quan
trọng, vừa là vấn đề cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Sau hơn 25
năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng kể
từ năm 1986 đến nay, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan
trọng, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển trở thành nước trong nhóm
quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình và tham gia mở cửa, hợp tác
quốc tế khá thành công. Xu thế hội nhập quốc tế không chỉ giúp chúng ta có
điều kiện tranh thủ các yếu tố thuận lợi bên ngoài học hỏi kinh nghiệm, hợp
tác, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại, phát huy lợi thế so
sánh trong nước để phát triển kinh tế mà trong lĩnh vực văn hoá chúng ta có
được cơ hội để giao lưu, tiếp nhận những tinh hoa văn hoá tiên tiến của các
dân tộc khác phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên,
xu thế hội nhập quốc tế cũng đang đặt ra cho chúng ta những thách thức, nguy


2



cơ không nhỏ về nhiều mặt, trong đó có việc giữ gìn, phát huy các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình cho thế hệ trẻ, nhất là sinh viên. Mặt
trái của kinh thế thị trường, âm mưu diễn biến hòa bình và sự xâm nhập các
yếu tố văn hóa độc hại đã ảnh hưởng phức tạp đến sự phát triển kinh tế của đất
nước, tác động tiêu cực đến tư tưởng, lối sống của giới trẻ cũng như việc giữ
gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn, một trong những trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, vừa là đầu tàu kinh tế, vừa là nơi tiếp nhận
nhanh nhạy “luồng gió mới” từ bên ngoài. Trong sự nghiệp đổi mới, dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ thành phố, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực không chỉ làm thay đổi
bộ mặt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố mà còn góp phần
to lớn vào sự phát triển chung của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế. Cùng với sự phát triển đó, lớp trẻ nói chung, sinh viên ở
các trường đại học, cao đẳng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo nhiều cơ hội, điều kiện để học tập và
rèn luyện cùng với sự nỗ lực vươn lên của bản thân có nhiều tiến bộ về mọi
mặt. Tuy nhiên, một thực tế khác cho thấy, phần lớn sinh viên ít được chú
trọng trong việc giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc, do đó nhận thức và
hiểu biết của sinh viên về các giá trị truyền thống dân tộc còn mờ nhạt, thậm
chí bị mai một, quên lãng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, rèn
luyện và tác động tiêu cực đến đời sống của các em trong nhà trường hiện nay
cũng như lối sống tương lai sau này. Vì thế việc giáo dục các giá trị truyền
thống dân tộc cho sinh viên thực sự cần thiết để các em nhận thức được các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình và giữ gìn, phát huy các giá trị
đó trong đời sống nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trẻ
toàn diện và góp phần tăng cường “sức đề kháng” trước sự xâm nhập và tác
động của những yếu tố văn hóa không phù hợp từ bên ngoài, ảnh hưởng tiêu



3

cực đối với sự phát triển của thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng, đồng
thời nâng cao ý thức độc lập tự chủ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với hoạt động nghiên cứu khoa học về các vấn
đề xã hội tác động đến việc học tập, rèn luyện của sinh viên, xuất phát từ nhận
thức tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục các giá trị truyền thống
dân tộc đối với sinh viên trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, bản thân đã
xác định vấn đề nghiên cứu, mong muốn góp phần tìm ra giải pháp nhằm giữ
gìn, phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trong đời sống thực tiễn, chính
vì thế chúng tôi đã chọn đề tài Giáo dục giá trị truyền thống dân tộc Việt
Nam cho sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập
quốc tế cho hoạt động nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bàn về vấn đề giá trị truyền thống dân tộc và giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc Việt nam trong giai đoạn hiện nay có nhiều công trình nghiên
cứu của các tác giả như: GS. Trần Văn Giàu với Giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc Việt Nam (1980); GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn: Hội nhập quốc
tế - cơ hội và thách thức đối với các giá trị truyến thống trong điều kiện toàn
cầu hoá hiện nay (2004); PGS.TS. Phạm Duy Đức (chủ biên) với Những
thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
(2006); TS. Mai Thị Quý: Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị
truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (2009)… các
công trình này chủ yếu nêu ra những thách thức của hội nhập quốc tế và toàn
cầu hóa đối với việc giữ gìn các giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân
tộc. Bên cạnh đó còn có một số tác giả nghiên cứu các giá trị truyền thống
trong các lĩnh vực cụ thể như lối sống văn hóa truyền thống, đạo đức truyền
thống hay gia đình truyền thống trước tác động của xu thế hội nhập quốc tế



4

như: GS. Lê Thi với Phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống để xây
dựng gia đình hiện đại (2006); Hoàng Quốc Hải: Gia đình Việt Nam - các giá
trị truyền thống - trăn trở và phục hưng (2001); Võ Văn Thắng với Một số
mâu thuẫn nảy sinh trong xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay hay
Nguyễn Thị Quyên: Những khó khăn trong giáo dục đạo đức cho trẻ em trong
gia đình ở thành phố hiện nay (2009)…Ngoài ra, các viện nghiên cứu, cơ
quản lý văn hóa, cơ quan giáo dục đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, sinh hoạt
chuyên đề về vấn đề này như: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn –
Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh với Bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc - vai trò của nghiên cứu và giáo dục (1999); Toàn
cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển, chuyên đề
xuất bản của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2000)... Các
nghiên cứu về thanh niên, sinh viên có một số công trình như: Trịnh Trí Thức
với Một số nhân tố khách quan tác động đến tích cực của sinh viên Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới (1994), Đặng Văn Thành với Xây dựng lối sống có văn
hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa (2005), Trần Thị Anh Đào với Công tác giáo
dục lý luận chính trị cho sinh viên hiện nay (2010)…Tuy nhiên, chưa có công
trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về vấn đề giáo dục các giá trị truyền
thống dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng đang sinh sống và
học tập tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa đây là vấn đề rất cần
thiết, bởi sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh là nguồn nhân lực tiềm năng
không chỉ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố mà còn cung
cấp nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các địa
phương khác trong cả nước. Nếu dừng lại ở một số công trình đã nghiên cứu
những vấn đề chung về văn hóa hay giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

thì chưa thể giải quyết được những yêu cầu của đời sống đặt ra trước thực
trạng rất đáng lo ngại trong nhận thức, hiểu biết của sinh viên về các giá trị


5

truyền thống dân tộc bên cạnh sự biến đổi theo hướng tiêu cực trong thái độ,
hành vi, lối sống của sinh viên trong việc tiếp nhận các yếu tố văn hóa ngoại
lai. Thực tế hiện nay đòi hỏi cần có thêm công trình nghiên cứu về đề tài sinh
viên cũng như sự quan tâm nhiều hơn nữa của các nhà nghiên cứu, nhà giáo
dục, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý lĩnh vực văn hóa - giáo dục của địa
phương, các đoàn thể, tổ chức - xã hội, gia đình nhằm phân tích rõ thực trạng
các mặt, các yếu tố của xu thế hội nhập quốc tế ảnh hưởng đến đời sống sinh
viên, tình hình giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên ở các
trường đại học, cao đẳng, chỉ ra nguyên nhân những hạn chế của thực trạng
và sự cần thiết phải giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên,
trên cơ sở đó tìm ra giải pháp thiết thực để tăng cường và nâng cao hiệu quả
việc giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên ở các trường đại
học, cao đẳng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập quốc tế
hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam và thực trạng công tác giáo
dục các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên.
4. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát
Một số trường đại học, cao đẳng tiêu biểu cho các loại hình, lĩnh vực
đào tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử - lôgíc.
- Phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, (phần cơ sở lý

luận); phương pháp điều tra, thống kê bằng phiếu hỏi, tổng hợp, tham khảo ý
kiến chuyên gia…(phần thực trạng, đánh giá việc giáo dục các giá trị truyền
thống dân tộc cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay); phương


6

pháp phân tích, suy luận khoa học (phần giải pháp các hoạt động giáo dục các
giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên)
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài phân tích về mặt lý luận các giá trị truyền thống dân tộc Việt
Nam cần được giáo dục cho sinh viên; làm rõ thực trạng giáo dục các giá trị
truyền thống dân tộc cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay,
chỉ ra những việc làm được và những bất cập của vấn đề này. Trên cơ sở quan
điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, đề tài phân tích rõ những yêu cầu khách quan, sự cần thiết của việc
giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên và nêu ra các giải
pháp để thực hiện.
- Sau khi được đánh giá và nghiệm thu, đề tài có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho việc giảng dạy các môn lý luận chính trị, khoa học xã hội nhân văn, cung cấp một số tư liệu cho việc nghiên cứu các vấn đề giáo dục
các giá trị truyền thống trong nhà trường. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề
tài trong phần “Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên” giúp các trường xem xét, tìm
hiểu và có những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp
phần thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trẻ toàn diện ở các trường đại
học, cao đẳng.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài gồm có 3 chương, 8 tiết.



7

Chương 1
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
1.1. Giá trị truyền thống và giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam
1.1.1. Quan niệm về giá trị và giá trị truyền thống dân tộc
1.1.1.1. Khái niệm giá trị và giá trị truyền thống
Mỗi quốc gia dân tộc đều trải qua quá trình phát triển lâu dài, trong quá
trình đó, mỗi bước phát triển đều để lại dấu ấn không chỉ ở các di chỉ địa chất
mà còn lưu đọng trong không gian, thời gian và tâm khảm của cộng đồng
trong suốt chiều dài lịch sử. Cho dù thời gian trôi đi, vạn vật theo quy luật
“nước chảy đá mòn”, nhưng những dấu ấn đó không mất đi mà vẫn được hun
đúc, giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành những giá
trị riêng có của dân tộc, đó là những giá trị truyền thống dân tộc.
Khái niệm “Giá trị”, xuất hiện rất sớm trong lịch sử ngôn ngữ nhân
loại, theo tiếng Anh là valuers; tiếng Pháp là values. Hiện nay khái niệm giá
trị đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau và
trong mỗi ngành khoa học, khái niệm giá trị được hiểu theo những nội dung
khác nhau. Trong Từ điển tiếng Việt, giá trị có nghĩa là “cái làm cho một vật
có ích lợi, có ý nghĩa; là đáng quý về mặt nào đó” [73, 502]. Chủ nghĩa Mác Lênin nhìn nhận từ phương diện văn hóa - triết học, nội dung của khái niệm
giá trị được xác định một cách khái quát nhất, giá trị là hiện tượng xã hội đặc
thù và mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của quần chúng.
Theo Giáo sư Vũ Khiêu: “giá trị là những thành tựu của con người đóng góp
vào sự phát triển đi lên của lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc
của con người. Giá trị xuất hiện từ mối quan hệ xã hội giữa chủ thể với đối
tượng” và “được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát
từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tiễn” [24, 10].



8

Giá trị có tính tương đối, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và chủ thể
thẩm định, do đó khi xem xét một sự vật, hiện tượng hay hoạt động của con
người phải luôn luôn đặt nó vào bối cảnh cụ thể. Xét dưới góc độ hoạt động
thực tiễn, giá trị là sản phẩm của con người và giữ vai trò quan trọng trong
cuộc sống, giá trị là mục đích mà con người theo đuổi; là cơ sở để đánh giá
thái độ, hành vi của con người; là tiêu chí của các chuẩn mực, quy tắc điều
chỉnh cách cư xử, hành động của con người. Trong một thời đại nhất định,
mọi người đều phải dựa vào các giá trị xã hội chấp nhận và được quy định
thành các chuẩn mực để lựa chọn cách thức suy nghĩ và hành động của mình
cho phù hợp nhất, nếu suy nghĩ và hành động của cá nhân phù hợp với các giá
trị chuẩn mực, thì được đánh giá cao (tôn vinh, ca ngợi); ngược lại, nếu suy
nghĩ và hành vi của người nào bị xem và lệch chuẩn thì bị phê phán, lên án,
thậm chí bị xem là trọng tội. Giá trị tạo nên động lực và sức mạnh thúc đẩy
hành động giúp con người vượt qua khó khăn, vươn đến mục đích của cuộc
sống, chính vì thế giá trị thường được xem là cái tích cực, mặt chính diện gắn
với sự tốt đẹp, đúng đắn, là “cái có khả năng thôi thúc con người nỗ lực hoạt
động và nỗ lực vươn tới” [9, 752-753]. Giá trị là “người bạn đồng hành” của
con người, tuy nhiên người bạn ấy không phải lúc nào cũng thân thiết, luôn
tốt và đáng tin cậy. Nói một cách khác, giá trị không phải lúc nào cũng
“dương”, mang tính tích cực mà tùy thuộc vào hoàn cảnh. Do đó, cùng một
hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít; có giá trị hay phản giá trị tùy theo
góc nhìn, theo bình diện được xem xét và cùng một hiện tượng vào những
thời điểm lịch sử khác nhau, sẽ có thể có giá trị hay không có giá trị. Ví dụ:
chế độ chiếm hữu nô lệ với tính dã man của nó quen được xem là phi giá trị.
Song, chính Ph. Ăngghen đã từng viết trong tác phẩm Chống Đuyrinh rằng:
“nếu không có chế độ nô lệ cổ đại thì không thể có chủ nghĩa xã hội hiện đại”,

cũng như "nếu không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không
thể có châu Âu hiện đại được" [66, 1780]. Như vậy, theo Ph. Ăngghen, không


9

thể áp đặt một quan niệm về phẩm chất của giá trị cho mọi không gian, mọi
thời gian, với mọi hoàn cảnh và mọi dân tộc.
“Truyền thống” vốn là một từ Hán – Việt, đó là những yếu tố của di tồn
văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập
quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình
thành trong lịch sử và trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác
và được lưu giữ lâu dài [7, 9]. Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác,
truyền thống cũng do tồn tại xã hội, phương thức sản xuất, đời sống vật chất
quyết định. Do điều kiện lịch sử - xã hội luôn vận động, biến đổi nên những
truyền thống được hình thành trên đó cũng không nhất thành bất biến, mỗi khi
hoàn cảnh lịch sử thay đổi thì truyền thống cũng biến đổi theo, vì thế việc
thừa nhận và đánh giá truyền thống phải có quan điểm lịch sử - cụ thể. Truyền
thống có tính hai mặt, những yếu tố truyền thống đẹp là cốt cách tinh túy,
được xem là “thuần phong mỹ tục” thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng;
ngược lại, những truyền thống đã trở nên lỗi thời vốn là những thói quen mà
cộng đồng tạo ra một thời kỳ rất dài, ăn sâu vào nếp sống con người, đến thời
kỳ sau vẫn tiếp tục tồn tại “đè nặng như quả núi lên đầu óc của những người
đang sống” [38, 145]. Trên thực tế, truyền thống vốn là những gì của thế hệ
trước lưu truyền lại cho thế hệ sau, nên truyền thống là một trong những yếu
tố bền vững, bảo thủ và khó thay đổi, thậm chí là vật cản đối với sự phát triển
của cộng đồng.
“Giá trị truyền thống” là khái niệm tổng hợp của khái niệm giá trị và
khái niệm truyền thống, những yếu tố truyền thống tốt đẹp được xã hội đánh
giá là đúng đắn và được được kiểm nghiệm qua thực tiễn, hiển nhiên trở thành

cái có giá trị; mặt khác những yếu tố truyền thống bảo thủ, lạc hậu, nó trì
hoãn níu kéo sự tiến bộ của cộng đồng lại trở thành cái phản giá trị. Tuy
nhiên, nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc đã được thẩm định qua thời gian và có sự chọn lọc, có ý nghĩa tích


10

cực trong những giai đoạn lịch sử, có tính lâu bền, được phát huy, kế thừa và
lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nói một cách khái quát, giá trị truyền thống là
những truyền thống có giá trị vững bền, những truyền thống tốt đẹp, tích cực
tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, có tác động tích cực thúc đẩy sự phát
triển của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử [52, 85].
1.1.1.2. Đặc tính của giá trị truyền thống dân tộc
Mỗi dân tộc, do đặc điểm của quá trình hình thành, phát triển và đặc
điểm của điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội mà tạo
nên giá trị truyền thống dân tộc riêng có của mình.
Có nhiều yếu tố cấu thành nên giá trị truyền thống dân tộc: cách thức
lao động sản xuất, làm ăn, kinh doanh; các phong tục tập quán; cách thức giao
tiếp, ứng xử của con người; quan niệm về đạo đức và nhân cách... trong đó
cách thức lao động sản xuất là yếu tố quan trọng nhất.
Giá trị truyền thống dân tộc chịu sự quy định của phương thức sản xuất
xã hội và toàn bộ những điều kiện sống của con người, nhưng nó không phải
là sản phẩm thụ động. Bởi vì giá trị truyền thống dân tộc là do con người tạo
ra mà con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể sáng tạo ra
hoàn cảnh sống của chính mình. Do đó, giá trị truyền thống dân tộc có thể tác
động tích cực hoặc tiêu cực đến phương thức sản xuất và toàn bộ đời sống xã
hội. Ở phương Đông, những quốc gia – dân tộc hình thành sớm trong thời đại
phong kiến, với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, phương thức canh tác
nhỏ lẻ, manh mún, hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình,

“con trâu đi trước, cái cày đi sau”, “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, cùng
với phong tục tập quán, gắn với cách sinh sống làng – xã, nhất là quan niệm
về đạo đức và tôn ti trật tự của lễ giáo, nên giá trị truyền thống dân tộc phản
ánh các thành tố đó một cách rõ nét. Trong khi đó các nước phương Tây, sự ra
đời của các quốc gia – dân tộc gắn liền với phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa và chịu sự quy định của cách thức lao động công nghiệp vì thế mà các


11

giá trị là sự phản ánh các thành tố đó trong sản xuất, quan hệ xã hội cũng như
trong tác phong, lối sống công nghiệp của con người.
Tuy nhiên, cho dù là dân tộc nào với những nét đặc thù riêng và có quá
trình lịch sử ra sao, thì những giá trị truyền thống dân tộc đó đều có những
đặc tính cơ bản, đó là tính lịch sử; tính giao thoa – tiếp biến; tính kế thừa và
phát triển; tính tác động hai mặt đối với xã hội hiện tại.
Tính lịch sử của giá trị truyền thống dân tộc được hiểu là giá trị truyền
thống của một dân tộc được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, do
điều kiện kinh tế - xã hội quy định, nó không phải là cái có sẵn, tồn tại vĩnh
cữu. Giá trị truyền thống của dân tộc cũng không phải là cái do con người
nghĩ ra hay do cộng đồng tự tạo dựng một cách chủ quan, tự phát mà nó được
hình thành, xây dựng bởi chính những điều kiện lịch sử, những yếu tố kinh tế
- xã hội mà dân tộc đó trải qua. C. Mác đã viết: “Cả một kiến trúc thượng tầng
những cảm giác, những ảo tưởng, những lối sống và quan niệm sống khác
nhau và độc đáo đã mọc lên trên những hình thức sở hữu khác nhau, trên
những điều kiện sinh hoạt xã hội…Một cá nhân, qua truyền thống hoặc do
giáo dục mà tiếp thu được những tình cảm và quan điểm ấy” [38, 179-180].
Như vậy, giá trị truyền thống được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể,
mà những điều kiện khách quan luôn vận động, biến đổi, vì vậy khi điều kiện
lịch sử thay đổi thì giá trị truyền thống cũng được nhìn nhận, đánh giá theo

cách thức khác. Có những giá trị truyền thống được hình thành, khẳng định từ
trước còn phù hợp, thì tiếp tục được bảo lưu, phát huy và phát triển; những
giá trị truyền thống vốn trước đó là những truyền thống được xem là có giá
trị, nhưng không còn phù hợp với điều kiện lịch sử mới, thì trở thành mặt bị
phủ định và chỉ còn là dấu ấn của quá khứ. Và dĩ nhiên, những yếu tố truyền
thống tiếp tục được duy trì trong điều kiện lịch sử đã thay đổi sẽ được tạo cơ
sở để hình thành những giá trị mới, do đó muốn đánh giá hoặc thừa nhận giá
trị truyền thống phái có quan điểm lịch sử - cụ thể.


12

Tính giao thoa - tiếp biến, tính giao thoa - tiếp biến của giá trị truyền
thống dân tộc là một đặc tính khá phổ biến. Trong quá trình phát triển của các
quốc gia dân tộc, cùng với sự phát triển của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là sự
phát triển của nền kinh tế hàng hóa, từ sự tranh giành nguồn lợi đến việc xâm
lấn, thôn tính lãnh thổ giữa các quốc gia, song hành với nó là sự giao lưu, hòa
nhập về văn hóa mà qua đó các cộng đồng người tiếp thu, học hỏi các giá trị
truyền thống của nhau. Ví dụ: những câu chuyện huyền thoại, như Con đường
tơ lụa, Nghìn lẻ một đêm hay Con ngựa thành Tơroa…đó chính là những kinh
nghiệm trong sản xuất, cách đối nhân xử thế của con người hay là bí quyết
của chiến tranh được hình thành từ đời sống gian truân, khó nhọc và cả sự tàn
khốc của các dân tộc, đồng thời nó còn được thêu dệt bởi óc tưởng tượng, sự
thăng hoa hoặc là đau buồn của cảm xúc, phản ánh khát vọng về sự sống còn,
bình yên và tình yêu thương trong cuộc sống con người. Những giá trị truyền
thống ấy được mỗi một dân tộc tích lũy, truyền lại cho con cháu và lan truyền
đến các cộng đồng dân tộc khác thông qua sự giao lưu kinh tế, văn hóa. Tuy
nhiên, sự giao thoa - tiếp văn hóa không chỉ do hoàn cảnh khách quan tác
động mà còn diễn ra do sự áp đạt, cưỡng chế của các thế lực xã hội. Một khi
tiến hành chiến tranh xâm lược lãnh thổ, đồng thời có sự xâm lăng văn hóa thì

trong sự giao tranh đó, các dân tộc có năng lực tiếp biến giá trị khác nhau, có
dân tộc đã bị mất quê hương, bản quán của tổ tiên, đồng thời chấp nhận
những giá trị áp đặt của thế lực đồng hóa. Ngược lại, có những dân tộc dẻo
dai chống trả cường quyền và uyển chuyển trong sự giao thoa - tiếp biến văn
hóa để vượt qua khó khăn mà vẫn gìn giữ được các giá trị truyền thống dân
tộc và trường tồn. Lịch sử đã chứng minh, dân tộc Việt Nam trong thời Bắc
thuộc, quyền lực của kẻ xâm lăng chỉ thắng bằng bạo lực, cướp đoạt những tài
sản vật chất chứ không cưỡng đoạt được giá trị tinh thần và vì thế họ đã thất
bại trong việc thực hiện mưu đồ đồng hóa. Chính trong khó khăn đó, dân tộc
ta đã “ló cái khôn” chịu sự va đập và uyển chuyển tiếp biến hài hòa để tồn tại.


13

Tính kế thừa và phát triển, đặc tính này thể hiện thang bậc cao hơn của
tính giao thoa - tiếp biến. Cũng vì giá trị truyền thống có tính lịch sử, cho nên
khi điều kiện lịch sử - xã hội thay đổi, các giá trị truyền thống cũng có sự biến
đổi theo. Những truyền thống đã lỗi thời, trở thành vật cản, níu kéo sự phát
triển bị đào thải, loại bỏ; những truyền thống tích cực, tiến bộ được giữ gìn,
bổ sung để kế thừa, rồi hình thành những giá trị mới phát triển phù hợp với
điều kiện lịch sử mới. Giá trị truyền thống dân tộc là những yếu tố được thế
hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, nhưng trên thực tế truyền thống là một
trong những yếu tố bền vững, khó thay đổi, vì nó được hun đúc, tôi luyện và
sàng lọc qua thời gian, được thử thách trong suốt quá trình phát triển của dân
tộc. Chính vì thế, cho dù điều kiện lịch sử đã biến đổi, thì các giá trị truyền
thống không thay đổi kịp, thậm chí bảo thủ và trì trệ, trở thành “quả núi” đè
nặng lên thế hệ sau. Do đó, để duy trì những truyền thống có giá trị, các dân
tộc phải có cách kế thừa, phát huy và tiếp nhận những yếu tố cần thiết như
“hạt nhân hợp lý” để phát triển. Như đã nói ở trên, sự khôn ngoan của dân tộc
Việt Nam trong quá trình tiếp biến văn hóa trước giặc phương Bắc đã biết

cách giữ gìn các giá trị của dân tộc mình, nhưng dân tộc ta cũng biết cách tiếp
nhận, học hỏi những cái hay, cái đẹp của các dân tộc khác và tạo nên những
giá trị phù hợp, rồi truyền lại cho con cháu đời sau kế thừa, trở thành những
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.
Tính tác động hai mặt của giá trị truyền thống được biểu hiện ở sự tác
động cả tích cực và tiêu cực đối với xã hội hiện tại, bản thân giá trị trong từng
mối quan hệ, tùy thuộc chủ thể thẩm định và đánh giá mà yếu tố nào đó được
xem là có giá trị hay là phản giá trị. Truyền thống cũng vậy, tùy thuộc vào sự
biến đổi của lịch sử mà có những truyền thống mang giá trị hữu ích cho cuộc
sống, đó là những truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy; ngược
lại, có những truyền thống vốn trước đó có giá trị, khi điều kiện lịch sử thay
đổi thì trở nên cổ hũ, lạc hậu, là yếu tố cản trở sự phát triển, cần phải loại bỏ.


14

Như vậy, một giá trị truyền thống có thể có sự tác động hai mặt theo hai xu
hướng trái chiều đối với cuộc sống và được xem xét, đánh giá trong hoàn
cảnh lịch sử cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng giá trị truyền
thống dân tộc trong quá trình biến đổi vẫn giữ được cái cốt lõi của nó, đó là
yếu tố bền vững phản ánh những đặc trưng cơ bản của dân tộc, vì thế trong
điều kiện lịch sử mới cần được bổ sung, đổi mới cho ngày càng phong phú và
phù hợp với đặc trưng và tính chất của thời đại.
Giá trị truyền thống dân tộc có vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và
phát triển của dân tộc, “là sức mạnh vĩ đại không thể xem thường” [24, 52].
Chính vì thế, trong quá trình phát triển, các dân tộc trong mọi thời đại đều
phải khai thác, phát huy những giá trị truyền thống của chính dân tộc mình, kế
thừa những giá trị truyền thống đó, bổ sung và phát triển làm cho nó trở thành
động lực thúc đẩy tiến trình đi lên của đất nước và góp phần vào sự tiến bộ
chung của nhân loại.

1.1.2. Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam
1.1.2.1. Dân tộc Việt Nam và những yếu tố cấu thành giá trị truyền
thống dân tộc
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, do có vị trí tự
nhiên đặc biệt, hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động và chịu tác động, ảnh
hưởng của các quốc gia, dân tộc khác trong khu vực mà quá trình hình thành,
phát triển của dân tộc ta chứa đựng những yếu tố phức tạp. Dân tộc Việt Nam
hình thành rất sớm, trên bốn nghìn năm dựng nước, giữ nước, dân tộc ta trải
qua những bước phát triển thăng trầm, trong quá trình đó các cộng đồng dân
tộc Việt nam đã xây dựng, tạo lập nhiều giá trị truyền thống, đó là cơ sở, động
lực để dân tộc Việt Nam trường tồn và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử.
Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc cũng đồng thời là quá trình tạo
ra những yếu tố cấu thành nên các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia dân tộc hình thành rất sớm trong thời
đại phong kiến, phương thức hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lúa


15

nước, với hai nhân tố - yêu cầu phát triển chủ yếu là trị thủy và chống ngoại
xâm. Ngay từ thời dựng nước, cư dân Việt cổ đã phải đối mặt với những điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt, chống chọi với thiên tai lam lũ, vất vả để sinh tồn,
vì thế tạo nên tính cách lao động cần cù, chịu thương, chịu khó. Đồng thời,
đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú lại ở vị trí địa lý
khá thuận lợi, nơi giao lưu kinh tế, văn hóa của cả vùng và là con đường
thông thương, tiếp giáp với nhiều cộng đồng dân tộc mà thời cổ là những dân
tộc lớn. Những ưu thế về vị trí chiến lược và nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên
khiến nước ta trở thành mục tiêu thôn tính của các thế lực xâm lăng, hiếu
chiến, hung hãn nhiều thời đại với sức mạnh hơn hẳn dân tộc ta gấp bội lần.
Do quá trình hình thành và phát triển quốc gia dân tộc thường diễn ra trong

điều kiện chiến tranh, cho nên lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử chống
chiến tranh xâm lược. Vì vậy mà yêu nước và ý chí độc lập, tự chủ để bảo vệ
đất nước là ý thức thường trực và sự nỗ lực thường xuyên của cả dân tộc
trong mọi giai đoạn của quá trình dựng nước – giữ nước và trở thành giá trị
lớn lao, tiêu biểu của dân tộc ta.
Thứ hai, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, nét chủ yếu trong quan hệ
dân tộc là do phương thức và sinh hoạt của hoạt động nông nghiệp lúa nước
tạo nên kết cấu xã hội nông thôn bền chặt, lâu đời. Các cộng đồng người có
sự cố kết, hòa hợp, gắn bó lâu đời và đều có ý thức sâu sắc về một cội nguồn
chung với nét tương đồng “tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” và coi
Việt Nam là Tổ quốc chung, thống nhất do một tổ tiên gây dựng, đó chính là
cội nguồn của truyền thống đoàn kết, cơ sở tạo nên sức mạnh to lớn và là một
trong những động lực phát triển của dân tộc.
Thứ ba, hình thái cư trú xen kẽ giữa các cộng đồng tộc người ngày càng
gia tăng, tuy mỗi khu vực có sự tập trung của một số tộc người nhưng không
thành địa bàn riêng biệt, đây là đặc điểm thuận lợi để gắn kết, hòa hợp dân tộc
phát huy sức mạnh cộng đồng, sống tình nghĩa - nhân ái, giúp đỡ nhau cùng


16

tiến bộ. Tuy nhiên, do địa bàn cư trú khác nhau, gắn với phương thức hoạt
động kinh tế của vùng, miền tự nhiên, cho nên có sự đồng bào dân tộc ở vùng
cao, xa xôi, đi lại khó khăn, đời sống thấp kém, chênh lệch về mức sống và
trình độ phát triển giữa các cộng đồng dân tộc ở các vùng miền, đó là điểm
bất lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các thế lực thù địch
lợi dụng đặc điểm này chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Thứ tư, do điều kiện sinh hoạt kinh tế và các yếu tố văn hóa tộc người
khác nhau mà chừng mục nào đó tạo nên phong tục tập quán, lễ hội, tín
ngưỡng tôn giáo khác nhau giữa các dân tộc, chính vì thế trong mối quan hệ

với các dân tộc khác và tác động của sự giao thoa, tiếp biến hòa hợp, các dân
tộc vẫn giữ được sắc thái riêng độc đáo của mình và khi hòa nhập vào văn hóa
của cả dân tộc đã tạo nên sự đa dạng phong phú nhưng đậm đà bản sắc trong
tính thống nhất. Tuy nhiên, đặc tính này không chỉ tạo nên nét đặc sắc của văn
hóa Việt mà còn gây sự tác động đôi khi trái chiều, khi mà những nét đặc sắc
với tư cách là truyền thống riêng có của tộc người được hình từ xa xưa, trong
điều kiện đời sống thấp kém, phản ánh trình độ nhận thức chưa cao, nhưng vì
các yếu tố truyền thống đó đã có từ lâu đời, ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống
“thâm căn cố đế”, hiện không theo kịp với đời sống hiện tại, cần bị loại bỏ,
nhưng vẫn tiếp tục duy trì, càng làm cho các dân tộc đó có khoảng cách ngày
càng xa đối với các dân tộc khác và trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển
tiến bộ, văn minh của cả quốc gia – dân tộc.
Tóm lại, những nét khái quát về sự hình thành, phát triển của dân tộc và
những đặc trưng chủ yếu trong mối quan hệ dân tộc ở nước ta là điều kiện tiền
đề và cũng là các yếu tố cấu thành nên những giá trị truyền thống của dân tộc
Việt Nam, đó không chỉ là cơ sở tồn tại của dân tộc, là động lực phát triển của
quốc gia mà còn là biểu hiện những phẩm chất tuyệt vời của người Việt Nam.
1.1.2.2. Những giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam
* Giá trị truyền thống yêu nước và ý chí độc lập, tự chủ


17

Yêu nước là giá trị hàng đầu trong bảng giá trị và là truyền thống quý
báu của dân tộc Việt Nam. Do đặc điểm quá trình dựng nước và giữ nước dân
tộc Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và giặc ngoại xâm.
Thêm vào đó, với xã hội nông nghiệp và yếu tố quần cư sớm, trong đời sống
xã hội có nhiều mối quan hệ phức tạp: giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với
cộng đồng và tùy vào quan hệ thân thuộc hay xã giao mà có các mối quan hệ
cụ thể như: gia đình – gia tộc – dòng họ, làng – xã – nước, bạn bè – đồng

nghiệp – đồng chí, phường – hội – nghiệp đoàn…, nhưng bao trùm trên hết là
quan hệ cá nhân với quốc gia – dân tộc (Tổ quốc). Bởi vì, cho dù mối quan hệ
cá nhân hay cộng đồng, dòng tộc hay xã hội, tình cảm hay nghề nghiệp đều
diễn ra trong khuôn khổ của quốc gia, mọi lợi ích của con người đều gắn liền
với lợi ích và vận mệnh tồn vong của quốc gia dân tộc, trên yên dưới ấm hoặc
nước mất nhà tan; dân là dân nước, nước là nước nhà; nước còn thì dân
còn... Chính vì “yêu nước” cho nên “vì nước”, dân tộc ta luôn ý thức về một
nền tự chủ, độc lập của nước nhà “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” và cho đến
hiện nay tất cả nhân dân ta đều quan niệm “nước Việt Nam là một, dân tộc
Việt Nam là một”. Do đó mà yêu nước gắn với ý chí độc lập, tự chủ để bảo vệ
đất nước là ý thức thường trực cũng là phong trào hoạt động tiễn thường
xuyên trong đời sống của các cộng đồng dân tộc Việt Nam và trở thành giá trị
truyền thống lớn lao, tiêu biểu của dân tộc ta. Tinh thần yêu nước của dân tộc
Việt Nam xuất phát từ tình cảm gần gũi, gắn bó yêu thương trong mối quan
hệ gia đình, mở rộng ra tình làng nghĩa xóm, rồi đến yêu quê hương và phát
triển cao hơn thành tình yêu Tổ quốc. Do đó, tinh thần yêu nước của dân tộc
Việt Nam có chân đế vững chắc và phát triển ở cung bậc cao nhất của tình
cảm con người, nó vượt qua mọi giới hạn của tình cảm, là sự lựa chọn cao
nhất và duy nhất của sự đánh đổi, hy sinh. Vì vậy, khi cần người ta có thể
“quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, điều đó đã được nhiều thế hệ người Việt
Nam thể hiện từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí minh, như: Hai Bà


18

Trưng, Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Ngô Mây, Tô
Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm…Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy
lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua

mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước” [43, 171]. Ngày nay, lòng yêu nước truyền thống đã kết hợp với lý
tưởng cao đẹp trong thời đại cách mạng trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam, là giá trị cơ bản chi phối mọi giá trị, “là tình cảm và tư tưởng lớn nhất
của nhân dân, của dân tộc Việt Nam” và “là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch
sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu độ đầy đủ
và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác.Yêu nước trở thành một triết lý xã
hội và nhân sinh của người Việt Nam” [24, 100 – 101].
* Giá trị truyền thống đoàn kết
Đoàn kết được hiểu là sự gắn kết cộng đồng thành một khối thống nhất,
cùng hoạt động vì một mục đích chung, đoàn kết là một “truyền thống cực kỳ
quý báu” của dân tộc ta.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là sự tiếp nối
những cuộc đấu tranh không mệt mỏi chống hạn hán, bão lụt, chống chiến
tranh xâm lược của các thế lực thù địch qua hàng ngàn năm. Từ trong cuộc
tranh đấu trường kỳ đó đã sản sinh và định hình ý thức cộng đồng, ý thức tập
thể và cao hơn là ý thức dân tộc, nó ngấm vào máu thịt của con người Việt
Nam, được thể hiện trong trong mọi lĩnh vực của đời sống và truyền từ đời này
qua đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác, để tạo thành truyền thống đoàn kết nhân nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước.
Tinh thần đoàn kết là sản phẩm đặc thù của một hoàn cảnh thiên nhiên
khắc nghiệt và điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam, nó là nhân tố cốt lõi trong
hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhờ đó dân tộc Việt Nam có
được sức mạnh to lớn trước mọi thử thách và trường tồn. Tinh thần đoàn kết


19

của dân tộc ta xuất phát từ truyền thuyết về hai chữ “đồng bào”(mọi người
được sinh ra trong cùng một cái bọc), truyền thuyết này phản ánh nhu cầu và
mong ước của người Việt xưa về sự gắn bó đùm bọc giữa những tộc người

với nhau như anh em một nhà. Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam được
thể hiện ở mọi quan hệ từ trong gia đình, đến cộng đồng làng xã và trong toàn
thể cộng đồng quốc gia - dân tộc, nó không ngừng được củng cố, nâng cao
trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, gắn với quá trình phát triển của
quốc gia - dân tộc. Bởi vì vậy mà tinh thần cố kết cộng đồng đã trở thành triết
lý sống của người Việt “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” và nhờ đó dân tộc
Việt Nam đã duy trì được sự hài hoà trong các quan hệ xã hội, làm hạn chế
phần nào tính vị kỷ, tạo được sức mạnh chung cho sự sinh tồn, chế ngự thiên
tai và chiến thắng ngoại xâm. Lịch sử đã cho thấy, nếu dân tộc Việt Nam
không tạo được sự đoàn kết, nhất trí cao thì làm cho vận nước suy yếu và đặt
quốc gia trước nguy cơ nước mất. Thất bại của nhà Hồ trước quân Minh ở thế
kỷ XV là một minh chứng, điển hình nhất là cuối thế kỷ XIX, do nội bộ nhà
Nguyễn bất hòa, xâu xé lẫn nhau, không đoàn kết được dân chúng, nên vận
nước suy yếu và dẫn đến việc mất nước vào tay thực dân Pháp. Lịch sử dân
tộc ta cũng chứng minh rằng, khi trên dưới một lòng thì tạo ra sức mạnh to
lớn, chiến thắng mọi kẻ thù, năm xưa việc tổ chức “Hội nghị Diên hồng” và
lời hiệu triệu “Hịch tướng sỹ” đã giúp nhà Trần nhất trí toàn dân đè bẹp quân
Nguyên – Mông, rồi nghĩa sỹ Lam Sơn đã “hòa nước sông chén rượu ngọt
ngào” mà tạo nên sức mạnh của quân dân Đại Việt để chiến thắng quân Minh.
Trong thời đại cách mạng, đoàn kết trở thành chiến lược của Đảng, là nhiệm
vụ cách mạng, phải gắn bó để “một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ
nhân dân, phục vụ Tổ quốc” [40, 9]. Nhờ đoàn kết chặt chẽ toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu”, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả dân tộc
ta đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết làm nên một


20

“Đại thắng mùa xuân 1975”, thống nhất đất nước đưa cả dân tộc ta tiến vào

kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới hiện
nay, Đảng ta đặt việc phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc ở vị trí trung
tâm nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Triết lý: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây
chụm lại thành hòn núi cao” hay “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành
công, thành công, đại thành công” ... vẫn mãi là phương châm của cuộc sống
là cội nguồn sức mạnh tinh thần và cũng là đặc trưng cơ bản của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam.
Giá trị truyền thống cần cù, tiết kiệm
Tinh thần lao động cần cù là một giá trị tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Bởi lẽ, Việt Nam là một nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời và lao
động nông nghiệp là loại hình lao động vất vả, cực nhọc, tốn nhiều thời gian,
công sức mới gặt hái được kết quả. Hơn nữa, trong điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt, quanh năm suốt tháng, người dân Việt Nam phải vất vả chống chọi với
thiên tai, phải dồn tâm trí và sử dụng mọi sức lực, cơ năng để làm việc. Cùng
với quá trình lao động vất vả để sinh tồn, dân tộc Việt Nam lại luôn chịu sự
xâm lăng của các thế lực ngoại bang mà một khi đến xâm lược, chúng đều rất
hung bạo cướp bóc của cải và phá hoại sản xuất, nhân dân ta không còn cách
nào hơn là phải lao động cần cù để khắc phục hậu quả. Vì thế, lao động cần
cù trước hết là phương thức, một yêu cầu tất yếu để đảm bảo cho sự sinh tồn
của đời sống con người; sau đó trở thành thói quen hành vi và thái độ sống
mang xu hướng cản lướt, vươn lên để giải quyết khó khăn trong sản xuất và
đấu tranh. Do đó cần cù, chịu khó đã trở thành phẩm chất không thể thiếu,
một giá trị căn bản của con người Việt Nam. Đi đối với đức tính lao động cần
cù, chịu khó, điều mà người Việt luôn nhắc nhở nhau rằng, “năng nhặt chặt
bị”, “kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Người Việt cần cù, yêu lao động, nên luôn


21


phê phán thói lười biếng “ăn không ngồi rồi” với lời cảnh báo “nhàn cư vi bất
thiện”, vì thế mà lao động cần cù luôn gắn với tiết kiệm. Với người Việt Nam,
cần cù chịu thương chịu khó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều
kiện đủ trong hoàn cảnh sống thường xuyên bị thiên tai, địch họa. Trong cuộc
sống, người Việt luôn nhắc nhở nhau: “được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi
thất bát lấy ai bạn cùng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nêu rõ mối quan hệ
mật thiết giữa “cần” và “kiệm”, phải đi đôi với nhau như hai chân của con người,
“cần mà không kiệm như gió vào nhà trống” [42, 104-105]. Chính vì vậy mà cần
cù, chịu thương chịu khó và tiết kiệm là những phẩm chất, đức tính đặc trưng
đáng quý của người Việt và cũng là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
* Các giá trị truyền thống nhân văn
Nhân văn, hiểu theo nghĩa chung nhất là lòng yêu thương, quý trọng
con người, sự khoan dung, độ lượng, chống lại cái ác, hướng thiện vì hạnh
phúc con người. Trong bảng giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền
thống nhân văn là một trong những giá trị đáng quý và đáng tự hào nhất, bởi
một dân tộc mà suốt chiều dài lịch sử của mình phải thường xuyên đối mặt
với khó khăn trong đời sống cùng với chiến tranh triền miên và chịu nhiều
đau thương, mất mát, nhưng lại là dân tộc yêu hòa bình, giàu lòng nhân ái,
khoan dung mà khó có một dân tộc nào khác sánh bằng.
Do luôn phải đương đầu với những thử thách khắc nghiệt của tự nhiên
cũng như kẻ thù xâm lược, nên một cách rất tự nhiên, những con người trong
cùng một cộng đồng dân tộc Việt Nam đã hình thành lối sống nhân ái, vị tha,
nương tựa, đùm bọc lẫn nhau. Phương châm sống của người Việt Nam là
“thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”… tình yêu thương
ấy trước hết dành cho những con người sinh ra “cùng một bọc”, hay “người
trong một nước phải thương nhau cùng”, lòng nhân ái còn dành cho những
người từng lầm đường lạc lối, nhưng đã biết ăn năn hối cải, để giúp họ trở về
với lẽ phải, với chính nghĩa, khi ấy tình yêu thương con người đã trở thành



22

lòng khoan dung, độ lượng. Người Việt Nam có câu: “Đánh kẻ chạy đi,
không ai đánh kẻ chạy lại”. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nhắc
nhở mọi người kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc: “Năm
ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn
tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này
hay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta” [41, 246-247]. Lòng khoan dung
của người Việt thật bao la, rộng mở thể hiện trong cách đối xử khoan hồng
đối với kẻ thù bại trận sau các chiến thắng chống ngoại xâm trong thời phong
kiến cũng như thời đại cách mạng hiện nay. Mặc dù các thế lực xâm lăng rất
tàn bạo, cướp nước và giết hại dân ta, nhưng dân tộc Việt Nam đã “lấy đại
nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo”, với truyền thống
khoan dung, Việt Nam sẵn sàng “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Chính phẩm chất độ lượng, khoan dung rất cao cả của người Việt đã cảm hoá
được những kẻ đã từng gieo rắc bao tội ác, để rồi cũng là cái “có hậu” của
người “ở hiền gặp lành”, điều đó phần nào lý giải tại sao Việt Nam không có
chiến tranh sắc tộc trong suốt chiều dài lịch sử, dù nước ta là một quốc gia
nhiều thành phần tộc người, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày nay, còn tồn
tại biết bao nỗi hận thù dai dẳng giữa các tộc người. Cần phải khẳng định rằng,
khoan dung là một trong những giá trị nhân văn cao quý của văn hoá dân tộc
Việt Nam mà chúng ta có thể đóng góp làm giàu cho văn hoá nhân loại.
Truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam còn thể hiện tư tưởng
yêu hòa bình mà điều khác biệt đến lạ thường của dân tộc Việt Nam với các
dân tộc khác là ở chỗ, một dân tộc mà trong suốt chiều dài lịch sử của mình
phải thường xuyên phải đối mặt với chiến tranh lại chính là dân tộc yêu
chuộng hoà bình hơn ai hết. Với dân tộc ta, chiến tranh là điều bất đắc dĩ,
chúng ta chỉ đứng lên khi “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng” và “kẻ thù
buộc ta ôm cây súng”, đó là thế không còn con đường nào khác để giữ gìn

độc lập, tự chủ. Tinh thần yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của dân tộc


23

ta bắt nguồn từ truyền thống yêu thương con người, vì con người và cũng bởi
dân Việt nhân ái, hiền lành. Khi cần thì cầm vũ khí để chiến đấu đến cùng,
nhưng khi thắng lợi rồi, thì “súng gươm vứt bỏ, lại hiền như xưa”. Với người
Việt, không có sự tôn trọng, yêu thương con người nào được thể hiện một
cách thiết thực hơn bằng việc quan tâm đến mạng sống và lợi ích của con
người. Ngày nay, tư tưởng nhân văn ấy đã trở thành một quan điểm thể hiện
mục tiêu của xã hội mới – tư tưởng “vì dân”, đó cũng là một tiêu chuẩn để
đánh giá sự văn minh, tiến bộ của xã hội.
Giá trị nhân văn của dân tộc ta còn được thể hiện ở việc coi trọng đạo
lý làm người, sống thuỷ chung, trọng tình nghĩa, đó là truyền thống “uống
nước nhớ nguồn”, “ăn ở như bát nước đầy”. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử
nào của dân tộc, người Việt cũng đều thể hiện lòng biết ơn đối với cộng đồng,
xã hội, xưa kia là tri ân với tổ tiên và với những người có công với làng nước; ngày nay truyền thống ấy vẫn tiếp tục duy trì, đặc biệt là ghi công
những anh hùng liệt sỹ, đền ơn đáp nghĩa với gia đình có công, đó là thái độ
tri ân và là việc làm thiết thực của cộng đồng trong cuộc sống, đồng thời phản
ánh đời sống tâm linh sâu sắc của dân tộc ta. Trong mối quan hệ cộng đồng,
người Việt luôn coi trọng sự thân tình, đồng thuận gắn bó với những người
sống xung quanh mình “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, hàng xóm “tối
lửa, tắt đèn” có nhau; với thế hệ trước là “ăn quả nhớ người trồng cây”. Thêm
vào đó là sự đề cao lối sống cao đẹp hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ
để luôn giữ trọn phẩm hạnh trong mọi hoàn cảnh: “chết vinh còn hơn sống
nhục”, “đói cho sạch, rách cho thơm”, … đó chính là những biểu hiện cụ thể
cho giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
* Giá trị truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý người hiền – tài
Cùng với truyền thống yêu nước – đoàn kết – nhân nghĩa, từ ngàn đời

nay, hiếu học cũng đã trở thành một truyền thống tốt đẹp và đáng tự hào của
dân tộc Việt Nam. Theo quan niệm của người Việt, việc học là chiếc thang


24

không nấc chót, ngày xưa ông bà ta dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học
kiếm dăm ba chữ để làm người. Ngày nay, việc học không chỉ là nhu cầu phát
triển cá nhân mà còn là trách nhiệm của công dân đối với đất nước, do đó việc
học được thực hiện trong suốt cuộc đời, như Lênin từng nói: Học, học nữa,
học mãi. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhắc nhở: “Học hỏi là một việc
phải tiếp tục suốt đời” [44, 215] và “còn sống còn phải học” [46, 92]. Lịch sử
dân tộc đã từng biết đến rất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài,
đức cao đạo trọng như: Chu Văn An, Lý Công Uẩn, Mạc Đĩnh Chi, Lê Thánh
Tông, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh,… cùng không ít dòng họ hiếu học trên
khắp mọi miền đất nước. Hơn nữa, vì hiếu học nên người Việt có thái độ coi
trọng sự học và trọng người có học, hiền – tài. Từ xưa đến nay, việc đề cao
giá trị của trí tuệ và thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều được dân ta
hết sức quan tâm, Kho vàng không bằng một nang chữ (nang là túi) hay
Người không học như ngọc không mài… Chính sự học hành nghiêm túc, lấy
tri thức làm điều kiện tiến thân mà những bậc hiền, tài ngày xưa có công đức
đóng góp to lớn vào việc gây dựng giang sơn cũng như mưu lược trong chiến
đấu chống kẻ thù xâm lược làm nên nhiều chiến công hiển hách, trong số đó
phải kể đến Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Ngô Thời Nhậm…
Từ hiếu học, quý hiền – tài, coi trọng sự học đó mà hình thành đạo lý Tôn sư
trọng đạo, “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
hay “Kính thầy mới được làm thầy”… Vai trò của người thầy được đề cao và
luôn được nhận sự tôn kính của xã hội, công lao của người thầy cũng được
xem là cội nguồn thành đạt của con người, dù đó là ai: “Không thầy đố mày
làm nên” hay “Nên thợ nên thầy vì có học/ Có ăn có mặc bởi hay làm”, thậm

chí trong tam cương xưa, còn đặt người thầy trên trước người cha đẻ của mình
(Quân - Sư - Phụ). Ngày nay, chuyện học hành không phải là vùi mài kinh sử,
học sách thánh hiền hoặc là để văn hay chữ tốt mà học để có kiến thức, để biết
ứng xử và sống cho phải đạo, “học ăn, học nói; học gói, học mở”; đồng thời


25

học để làm việc, do đó việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp
“nhất thân vinh, nhất nghệ tinh”, “lấy tự học làm cốt” [42, 273] càng là một
điều cần thiết. Hơn nữa, trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, học không chỉ
để “thân vinh” mà còn để chấn hưng dân tộc, như Bác Hồ từng nói: “Một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu” [41, 8]. Vì vậy, muốn thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh”, “sánh vai với các cường quốc năm châu”, trước hết phải
nhờ vào công học hành của thế hệ trẻ.
* Giá trị truyền thống ứng xử linh hoạt và khiêm nhường
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người
trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định
được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm
đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Trong giao tiếp
ứng xử, người Việt rất linh hoạt, khôn khéo, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được
tình thế khó khăn trước mọi hoàn cảnh, đây là đặc điểm quan trọng của trí
khôn ngoan trong ứng xử của người Việt.
Người Việt nhận thức được sự đa dạng, phức tạp của cuộc sống, nên có
quan niệm không chấp nhất, trái lại luôn thừa nhận sự khác biệt để thích ứng
“cầu đồng tồn dị” (lấy cái chung hạn chế sự khác biệt để cùng tồn tại). Tục
ngữ nói nhiều đến cái lý của sự khác biệt để khuyên con người đừng câu nệ
một cách nguyên tắc mà phải tuỳ, phải chọn lựa, phải liệu: Tùy cơ ứng biến;
Lựa lời mà nói; Liệu cơm gắp mắm… Sự thông minh trong nhận thức để rồi
xoay sở, thoát khỏi sự khó khăn, bó buộc, biến cái khó bó cái khôn thành cái

khó ló cái khôn; hay “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tức là chủ động thích ứng
một cách linh hoạt. Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ
và trọng sự hòa thuận, đó là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy tôn
trọng người khác, khiêm nhường. Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc
kỹ càng khi nói năng: Ăn có nhai, nói có nghĩ; Uốn lưỡi bảy lần trước khi
nói… Ngoài ra, người Việt có tâm lý trọng sự hoà thuận, chủ trương khoan


×