Tải bản đầy đủ (.docx) (175 trang)

luận án tiến sĩ triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng bắc bộ trong truyện cổ tích việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.95 KB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ NGỌC

TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 9229001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Bùi Thị Thanh Hương

2. PGS.TS Trần Đăng Sinh

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Tác giả luận án



Nguyễn Thị Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Đào tạo, Khoa Triết học
của Học viện Báo chí và Tun truyền đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và
thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Thị Thanh Hương và PGS.TS
Trần Đăng Sinh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt quá trình thực
hiện luận án.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Ngọc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.............................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án..............................................3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.................................3
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án........................................................4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.......................................................4
7. Kết cấu của luận án....................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN.................................................................................................5
1.


Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý, triết lý nhân

sinh, truyện cổ tích Việt Nam.........................................................................5
1.1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý..........................5
1.2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý nhân sinh.........6
1.3. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến truyện cổ tích
Việt Nam.......................................................................................................8
2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý nhân sinh
của người Việt................................................................................................ 14
3. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý nhân sinh
của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam...................18
3.1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến cơ sở hình thành
triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ......................................... 18
3.2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý nhân sinh của
cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam...........................23
4. Giá trị các cơng trình đã tổng quan, những vấn đề đặt ra và cần tiếp
tục nghiên cứu trong luận án........................................................................26
4.1. Giá trị các cơng trình đã tổng quan......................................................26
4.2. Những vấn đề đặt ra và cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án............27


Chương 1: TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN................................................................................................ 29
1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................29
1.1.1. Triết lý...............................................................................................29
1.1.2. Triết lý nhân sinh...............................................................................34
1.1.3. Truyện cổ tích Việt Nam................................................................... 38
1.1.4. Triết lý nhân sinh người Việt trong truyện cổ tích Việt Nam............47
1.2. Cơ sở hình thành triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ

trong truyện cổ tích Việt Nam......................................................................50
1.2.1 Điều kiện địa lý, tự nhiên và kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự
hình thành triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ.......................51
1.2.2. Cơ sở văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo ảnh hưởng đến sự hình
thành triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ................................55
1.2.3. Cơ sở nhận thức và tâm lý ảnh hưởng đến sự hình thành triết lý
nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ.....................................................61
Tiểu kết chương 1..........................................................................................67
Chương 2: NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA CƯ DÂN
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM.......68
2.1. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên...........................68
2.1.1. Triết lý sống hài hòa với tự nhiên..................................................... 68
2.1.2. Triết lý cải tạo, chinh phục tự nhiên..................................................70
2.2. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với gia đình, xã hội...............73
2.2.1. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với gia đình........................73
2.2.2. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với xã hội...........................81
2.3. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với chính bản thân mình.....88
2.3.1. Triết lý về cuộc đời của con người....................................................88
2.3.2. Triết lý nhận thức của con người về chính mình...............................94


2.4. Một số đặc trưng của triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng
Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam....................................................... 100
2.4.1. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ
tích Việt Nam phản ánh tồn tại xã hội một cách phong phú và chân thật 100
2.4.2. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích
Việt Nam chịu ảnh hưởng của triết lý Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. .102
2.4.3. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ là hình thức
phản kháng chống lại sự bất công trong xã hội.........................................111
2.4.4. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ là hình thức phản


ánh cái hài, cái bi, cái cao cả trong xã hội ..................................................................... 113

Tiểu kết chương 2........................................................................................118
Chương 3: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA
CƯ DÂN ĐỒNG BẮC BỘ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
HIỆN NAY................................................................................................... 119
3.1. Giá trị của triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong
truyện cổ tích Việt Nam.............................................................................. 119
3.1.1. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ
tích Việt Nam thể hiện tinh thần nhân văn và nhân đạo sâu sắc...............119
3.1.2. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích
Việt Nam có tính biện chứng, mềm dẻo, linh hoạt....................................122
3.1.3. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ
tích Việt Nam đề cao vai trò của người phụ nữ.........................................129
3.2. Hạn chế của triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ
trong truyện cổ tích Việt Nam....................................................................130
3.2.1. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ
tích Việt Nam còn chứa đựng yếu tố duy tâm...........................................130
3.2.2. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích
Việt Nam thể hiện nhận thức kinh nghiệm của người nông dân Bắc bộ...133


3.2.3. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ
tích Việt Nam thể hiện tư duy tiểu nông................................................... 134
3.3. Ý nghĩa của triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong
truyện cổ tích Việt Nam đối với đời sống xã hội ở nước ta hiện nay......137
3.3.1. Những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay......137
3.3.2. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện

cổ tích Việt Nam góp phần giáo dục quan niệm sống tốt đẹp và lối
sống nhân văn............................................................................................140
3.3.3. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện
cổ tích Việt Nam góp phần giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc................................................................................................ 146
Tiểu kết chương 3........................................................................................152
KẾT LUẬN.................................................................................................. 153
DANH SÁCH TRUYỆN CỔ TÍCH SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN.....155
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC.............................................. 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 158


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích là thể loại văn học
rất gần gũi và có vị trí quan trọng với đời sống tinh thần của nhân dân. Thông
qua truyện cổ tích, người đọc, người nghe khơng chỉ khám phá được cái hay, cái
đẹp của một loại hình văn học dân gian mà cịn hiểu hơn về văn hóa truyền
thống, phong tục tập quán và đặc biệt là triết lý nhân sinh của người Việt chứa
đựng trong đó.
Đồng bằng Bắc bộ là vùng đất có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời của
người Việt. Đây là cái nôi hình thành văn hóa người Việt ngay từ buổi ban đầu và
hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống. Truyện cổ
tích là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học dân gian, nó ra đời từ
chính cuộc sống của con người, đồng thời là tấm gương phản ánh cuộc sống của
người Việt nói chung và cư dân đồng bằng Bắc bộ nói riêng. Nghiên cứu kho
tàng truyện cổ tích Việt Nam, chúng ta sẽ thấy được những nét đặc trưng trong
triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ.

Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt
Nam là tinh hoa trong triết lý sống của người Việt, được lưu truyền và bảo tồn
qua nhiều thế hệ. Đây chính là những kinh nghiệm sống mà cha ông đã truyền lại
cho con cháu được đúc kết từ hoạt động lao động sản xuất, đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc, từ cách ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội. Bằng ngôn từ mộc
mạc, dung dị, gần gũi, triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam đã trở
thành những chỉ dẫn quý giá, định hướng cho người Việt và cư dân đồng bằng
Bắc bộ trong sinh hoạt, lao động, học tập.
Mặc dù những tri thức chứa đựng trong truyện cổ tích Việt Nam là những
tri thức dân gian, là kết quả của sự phản ánh những cái cụ thể, kinh nghiệm, lẽ
phải thơng thường, nhưng nó lại chứa đựng trong đó những giá trị tinh thần to
lớn. Mấy nghìn năm tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam là mấy nghìn năm
triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ được hình thành, bồi đắp


2

cũng như thực hiện chức năng định hướng của mình. Thơng qua truyện cổ tích,
cư dân đồng bằng Bắc bộ đã gửi gắm những ước mơ, khát vọng, kinh nghiệm
sống quý báu cho các thế hệ sau. Vì vậy, triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng
Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam cần phải được nghiên cứu, bảo tồn và tiếp
tục phát triển.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, giao lưu, hội nhập và
phát triển. Nhiều mặt của đời sống văn hóa, xã hội đã có những thay đổi tích cực.
Tuy nhiên bên cạnh đó, lối sống của con người trong xã hội lại đang có những
biểu hiện xuống cấp, nhiều giá trị đạo đức truyền thống dần mai một. Từ thực
trạng đạo đức và lối sống của xã hội Việt Nam đương thời, vấn đề bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống
cho người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ đã trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Việc nghiên cứu triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ

tích Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định những giá trị tinh thần quý
báu của nền văn hóa dân tộc, đồng thời giúp giáo dục những giá trị đạo đức
truyền thống, từ đó củng cố niềm tin, lý tưởng sống cho mỗi người Việt Nam
trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Mặc dù chứa đựng nhiều giá trị to lớn nhưng hiện nay việc nghiên cứu,
tìm hiểu về triết lý nhân sinh của người Việt cũng như triết lý nhân sinh của cư
dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam vẫn cịn hạn chế, chưa có
nhiều tài liệu chuyên sâu về vấn đề này. Do đó, nghiên cứu triết lý nhân sinh của
cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam là rất cần thiết. Xuất
phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh của cư dân đồng
bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam” cho luận án của mình, nhằm mục
đích tìm hiểu sâu hơn về triết lý nhân sinh của người Việt, đặc biệt là triết lý
nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam, những
giá trị, hạn chế của triết lý nhân sinh và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội ở
nước ta hiện nay. Từ đó, góp phần bổ sung, hồn thiện kho tàng tư tưởng triết
học Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú và có hệ thống hơn.


3

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1.

Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu nội dung triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc
bộ trong truyện cổ tích Việt Nam, đánh giá các giá trị, hạn chế và rút ra ý nghĩa

của triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt
Nam đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến triết lý nhân sinh của cư dân
đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam.

-

Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về triết lý, triết lý nhân sinh, triết lý nhân
sinh người Việt trong truyện cổ tích Việt Nam.

-

Phân tích nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc
bộ trong truyện cổ tích Việt Nam.

-

Chỉ ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩa của triết lý nhân sinh của cư dân đồng
bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam đối với đời sống xã hội Việt Nam
hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong
truyện cổ tích Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Một số truyện cổ tích tiêu biểu (của người Kinh) trong cuốn Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi (có danh sách kèm theo).

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về
mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
tộc, văn hóa; đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong tình hình mới.


4

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và các phương
pháp cụ thể như phương pháp, quy nạp – diễn dịch, tổng hợp- phân tích, logic lịch sử, so sánh- đối chiếu…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
-

Luận án đã xác định được những nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh
của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam

-

Luận án đã chỉ ra những nét đặc trưng cơ bản trong triết lý nhân sinh của cư
dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam.

-

Luận án đã phân tích và đánh giá một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong
triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích, từ đó
rút ra


ý

nghĩa của triết lý đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1.

Ý nghĩa lý luận

- Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung và nội dung cơ bản

về triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam.
Luận án giúp chỉ ra ý nghĩa của triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ

-

trong truyện cổ tích Việt Nam đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Luận án góp phần nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam trong lĩnh vực văn
học dân gian.

-

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và giảng
dạy những môn học liên quan đến tư tưởng triết học Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tổng quan tình hình nghiên cứu và danh
mục tài liệu tham khảo, các cơng trình đã cơng bố, nội dung của luận án được
trình bày trong 3 chương, 9 tiết.


5

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý, triết lý nhân
sinh, truyện cổ tích Việt Nam
Để có thể hiểu và phân tích được những tư tưởng triết lý nhân sinh của cư
dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam thì trước hết cần phải hiểu
được thế nào là triết lý, triết lý nhân sinh. Hiện nay đã có một số tài liệu, cơng
trình được cơng bố có giá trị liên quan đến vấn đề triết lý, triết lý nhân sinh,
truyện cổ tích Việt Nam.
1.1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý
Cuốn Từ điển và danh từ triết học (1966) của tác giả Trần Văn Hiến Minh
[73].

Đây là cuốn từ điển rất phong phú bao gồm cả thuật ngữ của triết học cổ,

triết học kinh viện, triết học cận đại, hiện đại và đặc biệt trong phần từ điển, tác
giả đã cắt nghĩa rất nhiều danh từ triết học phương Đơng. Trong cuốn sách này,
có các khái niệm quan trọng đối với luận án như khái niệm triết lý, nhân sinh.
Triết lý là “Cái lý sâu xa, cái lẽ huyền diệu của một học thuyết hay của một
sinh hoạt, một hiện tượng, một cử chỉ” [73, tr.280], khái niệm nhân sinh là “đời
người” [73, tr.167]
Bài viết Mấy suy nghĩ về triết học và triết lý của Hồ Sĩ Quý đăng trên tạp

chí Triết học số 3/1998 đã có sự so sánh giữa hai khái niệm triết học và triết lý
“Nếu có thể đem so sánh với triết học thì triết lý ln ln ở trình độ thấp hơn về
tính hệ thống độ toàn vẹn và khả năng nhất quán trong việc giải quyết vấn đề về
mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy. Nói một cách khác, nếu khơng phải là tất cả
thì cũng là trong đa số các trường hợp, triết lý thường thiếu chặt chẽ hơn, phiến
diện hơn và có nhiều khả năng chứa đựng mâu thuẫn hơn so với triết học"[95]
Bài viết của Tô Duy Hợp, Giá trị bền vững của triết lý dân gian trong
tồn cầu hóa [53] trong hội thảo quốc tế tại Viện Triết học năm 2005: “sức mạnh
của triết lý được thể hiện khơng chỉ thơng qua q trình ứng dụng triết lý đó vào
đời sống … mà có ngay trong nội dung của nó. Có điều là phải nhờ cơng


6

cụ của triết học và khoa học hiện đại mới sáng tỏ được sức mạnh tiềm ẩn đó…
Chắc chắn là sẽ cịn nhiều thách thức có thể cịn to lớn hơn so với những thách
thức trong lịch sử. Nhưng sức sống và giá trị của triết lý dân gian sẽ bền vững
trong tiến trình đẩy mạnh quốc tế hố và tồn cầu hố”.
Trong bài viết Văn hóa, triết lý và triết học (2008) [33] của Lương Đình
Hải đã làm rõ được nội hàm khái niệm về triết lý. Tác giả cho rằng, trong các
triết lý đã thể hiện những quan niệm khác nhau về các yếu tố cơ bản và các mặt
hoạt động sống của con người: vị trí con người, các quan hệ xã hội, đời sống tinh
thần và các giá trị của cuộc sống con người. Những quan niệm ấy ẩn chứa bên
trong các nội dung, chương trình phương thức hoạt động chung của xã hội và
được cụ thể hóa bằng những quan niệm cụ thể hơn, định hướng cho hoạt động
của các cá nhân và cộng đồng.
Vũ Minh Tâm với bài viết Triết lý truyền thống ở Việt Nam về vũ trụ (2009)
[113]

đã chỉ rõ vai trò của triết lý đối với đời sống của con người. Tác giả đã cho


rằng, đối với người xưa, triết lý là phương thức, công cụ hữu dụng, hiệu nghiệm
để nắm bắt thế giới hiện thực, đưa dẫn nhận thức có tính bách khoa, tổng hợp,
khái quát, trừu tượng và dự báo vào đời sống thực tiễn và giáo dục con người.
Các cơng trình nghiên cứu này đã đưa ra những quan điểm khác nhau của
các tác giả về khái niệm “triết lý”, là cơ sở lý luận cho nghiên cứu sinh tham
khảo trong luận án của mình.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý nhân sinh
Tìm hiểu về vấn đề triết lý nhân sinh đã có một số cơng trình nghiên cứu
tiêu biểu có thể kể đến như:
Cuốn Những hiểu biết về cuộc đời [32] (2001) của Trịnh Hiếu Giang và
Nguyễn An đã cung cấp cho người đọc trí tuệ phong phú của các nhà hiền triết
trong lịch sử nhân loại về bản chất sinh mệnh, nội dung của đời người, trạng thái
sinh tồn, các kỹ xảo cần thiết để có cuộc sống hạnh phúc. Đặc biệt các tác giả đi
sâu phân tích cuộc đời của các nhà hiền triết Trung Quốc thời xưa, từ đó liên hệ
các trạng thái đời người hiện đại.


7

Trong cuốn Mạn đàm nhân sinh (2008) [127] của Nguyễn Thế Trắc,
những vấn đề nhân sinh quan như mối quan hệ: Thiên – Địa – Nhân với kiếp
người, quan niệm về họa, phúc với đời người; quan niệm tu thân, tích đức, hồn
thiện nhân cách...đã được trình bày khá rõ nét. Tác giả đã phân tích một cách sâu
sắc những triết lý sống cần thiết cho con người hiện nay, cũng như hướng con
người tới những giá trị của cuộc đời.
Cuốn sách Triết lý nhân sinh cuộc đời (2009) [78] của Nguyễn Gia Linh,
Duyên Hải, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội có cách trình bày logic và
khoa học, các vấn đề nhân sinh, ý nghĩa nhân sinh trên các bình diện khác nhau,
qua đó người đọc có thể rút ra những suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề của bản

thân một cách hiệu quả. “Triết lý nhân sinh của cuộc đời chính là cây đèn soi
sáng để bạn đi đến lý tưởng, thành cơng”.
Cuốn Hành trình nhân sinh quan: Phản tính trên đường trải nghiệm
(2011) [122] của tác giả Nguyễn Tất Thịnh đã đề cập nhiều vấn đề của cuộc
sống. Nhằm chia sẻ những trải nghiệm sống, giúp người đọc tìm cho mình
những bài học quý giá của nhân sinh, những kỹ năng sống, cách ứng xử chân –
thiện – mỹ để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn và ln có cái nhìn lạc quan
vào cuộc sống.
Trong cuốn Triết lý nhân sinh trong văn hóa Việt Nam (2016) [134] của tập
thể khoa Triết học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trần Đăng Sinh đã đưa ra khái
niệm về triết lý nhân sinh “Triết lý nhân sinh là quan điểm, quan niệm của con
người và cuộc sống của họ, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con
người với con người, là sự định hướng, phương trâm hành xử của con người trong
cuộc sống” [134, tr.275]. Cũng trong cuốn sách này, Lê Văn Đoán cũng đưa ra một
quan niệm khác về triết lý nhân sinh “triết lý nhân sinh là quan niệm chung sâu sắc
của con người về cuộc sống, về mối quan hệ và cách ứng xử giữa người với người
trong đời sống từ gia đình cho đến ngồi xã hội. Về thực chất thì triết lý nhân sinh là
một bộ phận thuộc nhân sinh quan, trong đó bao gồm những quan niệm về cuộc
sống của con người, nó trả lời cho các câu hỏi: Lẽ sống của con


8

người là gì? Mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao và sống
như thế nào cho xứng đáng? [134, tr.285].
Luận án tiến sĩ của Ngô Gia Tuệ (2018) [117] về“Triết lý nhân sinh của Đạo
gia và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII”.
Trong quá trình nghiên cứu triết lý nhân sinh của Đạo gia, tác giả cũng đã đưa ra
những nhận định về khái niệm triết lý nhân sinh: “nhân sinh là đời người, mà đời
người là những vấn đề về con người, về đời sống con người, bao gồm đời sống vật

chất và tinh thần, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển con người và xã hội…Triết lý
nhân sinh là cái lý sâu xa, cái lẽ huyền diệu về đời người, được con người rút ra từ
hoạt động thực tiễn của mình và chỉ dẫn, định hướng cho cách ứng xử, hành động
của mỗi cá nhân hoặc cộng đồng”[117, tr.61].
Các công trình nêu trên đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về khái niệm
triết lý nhân sinh. Đây là những tư liệu quý giá để từ đó giúp nghiên cứu sinh có thể
định nghĩa về khái niệm triết lý nhân sinh cũng như tạo cơ sở để phân tích được nội
dung triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam.

1.3. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến truyện cổ tích Việt
Nam
Do đóng vai trị là một bộ phận quan trọng trong hệ thống văn học dân
gian nên truyện cổ tích giành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
trong nước. Những cơng trình này hầu hết đều nghiên cứu về truyện cổ tích dưới
góc độ văn học. Bằng cách đưa ra khái niệm, đặc trưng, nguồn gốc hình thành,
phân loại truyện cổ tích và bước đầu phân tích những nội dung cơ bản của truyện
cổ tích Việt Nam. Có thể kể đến các cơng trình:
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi [12]. Cơng trình
này gồm 5 tập được cơng bố lần lượt trong vịng 25 năm, từ năm 1958 đến 1982,
được nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội in và tái bản năm 2000. Cơng trình đã
nghiên cứu tỉ mỉ về khái niệm, đặc trưng, phân loại truyện cổ tích Việt Nam.
Trong Phần thứ Nhất (in ở Tập I) nhan đề “Nghiên cứu truyện cổ tích nói
chung và truyện cổ tích Việt Nam”, tác giả đã đưa ra những nghiên cứu của ông về


9

bản chất của truyện cổ tích, những vấn đề về truyện cổ tích nói chung cũng như
truyện cổ tích Việt Nam nói riêng. Để nhận dạng thế nào là một truyện cổ tích,
Nguyễn Đổng Chi nêu lên 3 tiêu chí sau đây: 1.Phải có phong cách cổ; 2. Phải

gần gũi với bản sắc dân tộc; 3. Phải có tính tư tưởng và tính nghệ thuật cao.
Đồng thời ơng cũng đã đưa ra những quan điểm của mình về việc phân loại
truyện cổ tích. Áp dụng cho cổ tích, ơng đưa ra một bảng phân loại mới gồm 3
loại như sau: 1. Cổ tích thần kỳ (trong lần in thứ nhất, 1957, ơng gọi là cổ tích
hoang đường; lần in thứ 5, 1972, mới đổi là cổ tích thần kỳ); 2. Cổ tích thế sự; 3.
Cổ tích lịch sử. Ơng đã dựa vào nội dung những truyện cổ tích tiêu biểu và
những tài liệu sưu tầm ghi chép quen thuộc trong thư tịch về truyện cổ Việt Nam,
phác họa nên một bức tranh “Truyện cổ Việt Nam qua các thời kỳ”, từ “Thần
thoại, truyền thuyết, loại truyện xưa nhất của người Việt” qua “Truyện cổ tích
thời phong kiến tự chủ” tới “Thời kỳ suy tàn của truyện cổ tích Việt Nam”.
Trong Phần thứ Ba (in ở Tập V) nhan đề “Nhận định tổng quát về truyện cổ
tích Việt Nam”, tác giả cung cấp cho người đọc một sự khảo sát đặc sắc và những
kết luận quan trọng về “đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam”. Nguyễn Đổng Chi
cịn tiếp tục đào sâu vào đặc điểm tư duy của người Việt, lấy đó làm chỗ dựa chính
để khái qt các đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam. Cách khái quát của ơng
thoạt nhìn khơng có gì đao to búa lớn, nhưng lại được đặt trên một nền tảng tri thức
rộng và sâu, nên chứa đựng trong đó nhiều điều mới mẻ. Ơng cho rằng, truyện cổ
tích thần kỳ của người Việt chiếm một số lượng có phần ít ỏi, quy mơ phóng đại của
hình tượng thần kỳ khơng lớn và tần số phóng đại cũng khơng nhiều. Để có được
kết luận này, ông đã phải làm nhiều bảng thống kê tỷ mỷ, về số lượng truyện thần
kỳ và về các kiểu loại mơtíp thần kỳ. Khơng những thế, ơng cịn đặt truyện cổ tích
thần kỳ dân tộc với sắc thái riêng của nó như đã tìm thấy trong tương quan so sánh
với các biểu hiện tư duy của con người Việt Nam: "ít khi xa rời lý trí thế tục" [12,
tr.2426], "chịu sự ràng buộc của tâm lý thực tiễn " [12, tr.2428], "ít chứa đựng cảm
quan tơn giáo" [12, tr.2428]... và vạch ra biểu đồ về sự chi phối của các dấu ấn tư
duy nói trên đối với quá trình hình thành "tâm lý


10


sáng tạo nghệ thuật dân tộc" [12, tr.2428], nhất là "con đường vận hành của
truyện cổ tích..., trong đó sự thanh lọc các yếu tố siêu nhiên đã diễn ra thường
xuyên và gần như vô thức để đồ thị phát triển của cổ tích ngày càng gần tới trục
biểu hiện nhân tính" [12, tr.2428]. Đó là một kiến giải thật sâu sắc và thỏa đáng.
Ông cũng đưa ra những nhận định về truyện cổ tích Việt Nam: "Tóm lại, sức hấp
dẫn của hầu hết các truyện cổ tích Việt Nam không phải là ở cấp độ phi lý của
bản thân câu chuyện, mà ở khả năng phối hợp và hoán chuyển tài tình cái huyền
ảo và cái hiện thực. Cái hiện thực bị nhầm ra cái phi lý, cái phi lý nằm ngay
trong cái hợp lý" [12, tr.2439 – 2440]. Những nghiên cứu của Nguyễn Đổng Chi
về truyện cổ tích có ý nghĩa rất to lớn đối với nghiên cứu sinh trong việc tìm hiểu
truyện cổ tích cũng như triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam.
Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 316 năm 1994 có đăng bài viết
của Nguyễn Tấn Phát và Bùi Mạnh Nhị [92], trong đó có đoạn viết: “Khơng có
một truyện cổ tích thần kỳ nào lại có tuổi trẻ hơn tuổi ơng bà chúng ta và cũng
khơng có một truyện cổ tích nào già nua trong ngàn vạn đơi mắt trẻ thơ của biết
bao thế hệ” [92]. Như vậy, các tác giả khẳng định truyện cổ tích đã có từ rất lâu
nên tựa đầu của mỗi câu chuyện đều bắt đầu từ câu “Ngày xửa, ngày xưa” như là
lời nhắn về khoảng thời gian mà chính tác giả chưa xác định được. Bởi các câu
chuyện cổ tích là các sáng tác dân gian, do nhân dân lao động trong quá trình sản
xuất đã tạo ra qua lời kể truyền lại trong dân gian. Với bài viết này, các tác giả đã
góp phần ca ngợi sự hấp dẫn của truyện cổ tích trong lịng bạn đọc, nâng cao vị
trí và vai trị của truyện cổ tích trong việc định hướng về mặt tư tưởng cùng với
việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ.
Cuốn sách Văn học dân gian Việt Nam của nhà xuất bản Giáo dục do Đinh
Gia Khánh chủ biên xuất bản năm 2010 [57] đã giới thiệu về các thể loại của văn
học dân gian Việt Nam trong đó có truyện cổ tích Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra
rằng: “truyện cổ tích là bộ phận quan trọng nhất trong các thể loại tự sự dân
gian” [57, tr.294]. Tác giả cũng phân biệt truyện cổ tích với các thể loại văn học
dân gian khác như là thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Tác giả đã



11

chia truyện cổ tích ra thành hai loại là truyện cổ tích lịch sử và truyện cổ tích thế
sự. Trong cuốn sách tác giả cịn chỉ ra nguồn gốc hình thành của truyện cổ tích
Việt Nam “nguồn gốc chính của truyện cổ tích Việt Nam là cuộc sống xã hội Việt
Nam ngày xưa, là những sự kiện vô cùng phong phú của cuộc sống ấy. Thường
thì cốt truyện đầu tiên bắt nguồn từ một sự việc xảy ra ở một địa phương nào đó
và có liên quan đến những nhân vật có thực. Sự việc hấp dẫn sự chú ý của nhân
dân vì nhưng lý do nào đó, rồi vì thế mà được lưu truyền từ đời này qua đời
khác…” [57, tr.301]. Trong cuốn sách này tác giả cũng đưa ra nhiều đánh giá,
phân tích và nhận định cá nhân về đặc điểm và nội dung của truyện cổ tích Việt
Nam như “truyện cổ tích Việt Nam là tấm gương phản chiếu một cách phong phú
và chân thực đời sống dân tộc, rất phong phú mặc dầu những hạn chế trong quan
điểm của nhân dân ngày trước, rất chân thật ngay cả trong những sự tưởng tượng
đầy tính chất lãng mạn” [57, tr.312]. “Truyện cổ tích trước hết phản ánh phong
cảnh thiên nhiên của nước ta…Lại có nhiều truyện phản ánh một cách phong phú
và kì thú lối sống của dân tộc ta ngày trước. Từ tập quán canh tác, chăn ni của
người nơng dân cho đến khốn ước, luật lệ, tổ chức của làng quê từ những nét
sinh hoạt liên quan đến những vật nhỏ mọn như cái chổi, ông đầu rau, cho đến
hội hè đình đám, cúng lễ, từ những thị hiếu về ăn, mặc, ở cho đến tín ngưỡng,
tơn giáo lưu hành trong xã hội ngày trước…” [57, tr313].
Cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam [115] của nhà xuất bản Giáo
dục, xuất bản năm 2012 do Vũ Anh Tuấn chủ biên. Trong cuốn giáo trình này có
chương 3, trình bày rất chi tiết về chuyện cổ tích với ba vấn đề lớn là:
I)

Những vấn đề chung về thể loại

AI) Đặc

BI)

trưng của truyện cổ tích

Nội dung và nghệ thuật của các tiểu loại cổ tích

Trong Phần I tác giả đã trình bày khá chi tiết về thời đại ra đời của truyện
cổ tích: “Truyện cổ tích ra đời ngay trong thời kì thần thoại hưng thịnh (loại
truyện cổ tích thần kì), tuy nhiên phần lớn truyện cổ tích ra đời sau thời kì thần
thoại, khi chế độ công xã thị tộc tan rã được thay thế bằng gia đình riêng lẻ…”
[115, tr.112].


12

Cuốn sách cũng đưa ra những quan niệm khác nhau về truyện cổ tích, bản
thân tác giả cũng rút ra những nhận định của chính mình về truyện cổ tích:
“Truyện cổ tích là những sáng tác dân gian thuộc thể loại tự sự, chủ yếu sử dụng
yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống,
bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như cơng lí xã hội và ước mơ một cuộc sống
tốt đẹp hơn của nhân dân lao động” [115, tr. 116]
Trong phần II tác giả đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích
và chứng minh những đặc trưng này thơng qua việc phân tích một số truyện cổ
tích tiêu biểu.
-

Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo

Truyện cổ tích là câu truyện đã hoàn tất trong quá khứ, đã trọn vẹn về cốt
truyện, nhưng đồng thời cũng mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học

dân gian ở cấp độ chi tiết, mơtip.

-

Truyện cổ tích mang tính giáo huấn cao, mỗi câu truyện là một bài học về đạo
đức, ứng xử, công bằng, thưởng phạt công minh.
Trong phần III nội dung và nghệ thuật của các tiểu loại cổ tích, tác giả đã
đề cập đến nội dung cũng như nghệ thuật của ba tiểu loại cổ tích đó là truyện cổ
tích sinh hoạt, truyện cổ tích về lồi vật, truyện cổ tích thần kì. Bước đầu có
những phân tích sâu hơn về những tư tưởng, triết lý của người Việt thơng qua
một số truyện cổ tích tiêu biểu. Đây là những tư liệu quý giá để nghiên cứu sinh
có thể tìm hiểu sâu hơn về triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam.
Cuốn sách Văn học dân gian người Việt góc nhìn thể loại [47] xuất bản
năm 2012, của Kiều Thu Hoạch đã giới thiệu một số tiểu luận, chuyên khảo, bài
viết ngắn của về văn học dân gian người Việt theo hướng nghiên cứu thể loại.
Trong cuốn sách này cũng có những bài viết về truyện cổ tích Việt Nam.
Trần Hồng với cuốn Giáo trình văn học dân gian Việt Nam [50], do nhà
xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản năm 2013, tác giả đã nói khá nhiều về cuộc
đời của các nhân vật trong truyện cổ tích, song cũng chỉ ra đặc điểm chung giữa
các nhân vật: “ Phần lớn là những người trẻ tuổi đói nghèo, có số phận của người


13
bị áp bức bóc lột: trẻ mồ cơi (Thạch Sanh truyện Thạch Sanh ), người con riêng (cô
Tấm truyện Tấm Cám), người em ( truyện Cây khế), người làm thuê (anh nông dân
truyện Cây tre trăm đốt),…” [50, tr.39]. Thông qua đó tác giả cũng rút ra những tư
tưởng cơ bản trong triết lý về con người trong truyện cổ tích Việt Nam.

Cuốn Đề cương bài giảng đại cương văn học dân gian [91] của Nguyễn
Hằng Phương và Ngô Thanh Thúy, được phát hành năm 2014, trong đó các tác

giả đưa ra nhận định: “Để định vị các biến thể của thể loại và các tác phẩm của
thể loại truyện cổ tích trong tiến trình văn học dân gian, người ta căn cứ vào đề
tài và tính chất xung đột xã hội trong truyện. Nói chung, những truyện mà xung
đột diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt gia đình, mà sự lý giải (bằng hư cấu nghệ
thuật) mọi bất hòa, bất hạnh... Những truyện vỡ ra từ hình thức phơi thai của sử
thi anh hùng Việt cổ và được cổ tích hóa (Sự tích trầu cau, Chử Đồng Tử, Sự
tích dưa hấu,…) cũng mang tiêu chí nói trên” [91, tr47-48]. Mặc dù không đi sâu
vào nghiên cứu thể loại truyện cổ tích, nhưng nhóm tác giả đã chỉ cho người đọc
thấy rõ nguồn gốc sản sinh ra truyện cổ tích Việt Nam.
Ngồi ra cũng có một số các cuốn sách khác như cuốn sách Các vùng văn
hóa Việt Nam [59] do Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (chủ biên) năm 1995 ; nhà
xuất bản Văn học Hà Nội xuất bản, Văn học dân gian Việt Nam của các tác giả
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Vũ Quang Nhơn được nhà xuất bản Giáo dục
xuất bản năm 2003 cũng đều đề cập đến truyện cổ tích Việt Nam, chỉ ra những
khái niệm, nội dung, kết cấu của những câu truyện cổ tích.
Ngồi ra cũng có một số cơng trình nghiên cứu về truyện cổ tích Việt
Nam qua những câu truyện cụ thể, chủ đề cụ thể. Có thể kể đến như:
Năm 1999, Nguyễn Thị Huế đã xuất bản cuốn Nhân vật xấu xí mà tài ba
trong truyện cổ tích Việt Nam [45]. Trong cuốn sách tác giả đi sâu vào tìm hiểu
các motip đặc trưng cấu tạo nên nhân vật xấu xí, các nhân vật xấu xí kiểu như
anh Trương Chi, xấu về ngoại hình nhưng lại có tài năng. Qua đó khẳng định,
thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình và tài năng là một thủ pháp xây
dựng nhân vật đặc trưng trong truyện cổ tích Việt Nam.


14

Cơng trình Sơ bộ tìm những vấn đề trong truyện cổ tích qua truyện Tấm
Cám [58] năm 2009 của tác giả Đinh Gia Khánh. Đây là cơng trình đi sâu tìm
hiểu truyện cổ tích Tấm Cám trên nhiều bình diện, tác giả một mặt, đã có sự bổ

sung thêm nhiều dị bản có cùng kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam. Từ đó tác giả
khái quát những đặc trưng về nội dung, nghệ thuật và quy luật lưu truyền truyện
cổ tích. Tác giả cũng đã phân tích những chủ đề cơ bản của truyện cổ tích Tấm
Cám, như là chủ đề đấu tranh xã hội và chủ đề phong tục tập qn.
Cuốn sách Khảo sát nhóm truyện cổ tích thần kỳ "Người - Tiên" của
người Việt [43] của Đặng Thị Thu Hiền, Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2009 đã
trình bày một số khái niệm: truyện cổ tích, kiểu truyện, típ, mơtíp, nhóm truyện,
khảo sát diện mạo nhóm truyện cổ tích thần kỳ "Người-Tiên" của người Việt.
Tìm hiểu một vài phương diện cơ bản về nghệ thuật, nội dung ý nghĩa của nhóm
truyện cổ tích thần kỳ "Người-Tiên" của người Việt qua đó thấy được ảnh hưởng
của tơn giáo, tín ngưỡng dân gian tới nhóm truyện cổ tích thần kỳ "Người-Tiên"
của người Việt nói riêng và truyện cổ tích thần kỳ nói chung.
Truyện cổ tích Việt Nam - một trong những thể loại văn học dân gian Việt
Nam, được rất nhiều các tài liệu nghiên cứu bàn đến. Nhưng các tài liệu nghiên
cứu vẫn cịn mang tính chung chung nặng về liệt kê, thiếu tính thống nhất về mặt
quan điểm. Chủ yếu là nghiên cứu truyện cổ tích dưới góc độ văn học. Vì vậy,
cần phải có cơng trình nghiên cứu sâu hơn, đưa ra được một khái niệm cụ thể nói
rõ về thể loại truyện cổ tích cũng như sự ra đời của nó, đặc biệt là chỉ ra được
triết lý nhân sinh chứa đựng trong những câu truyện cổ tích này. Đây chính là cơ
hội cho tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa về vấn đề này.
2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý nhân sinh
của người Việt
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu và các tài liệu nghiên cứu về triết lý
nhân sinh nói chung cịn phải kể đến các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến triết lý
nhân sinh của người Việt được thể hiện trong các hình thức văn hóa dân gian Việt
Nam. Tiêu biểu như văn học dân gian Việt Nam (cao dao, tục ngữ, hò, vè,


15
truyền thuyết, thần thoại, cổ tích…), các tín ngưỡng dân gian, trị chơi dân gian....


Những hình thức văn hóa dân gian này này đều chứa đựng trong đó những triết
lý nhân sinh sâu sắc mà các tác giả dân gian muốn gửi gắm. Đây là những tài
liệu tham khảo rất cần thiết đối với nghiên cứu sinh để có thể khái quát được về
triết lý nhân sinh của người Việt, từ đó có sự liên hệ với triết lý nhân sinh của cư
dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam. Có thể kể đến một số các
cơng trình như sau:
Cuốn sách Tiếng cười dân gian Việt Nam [17] của Trương Chính, Phong
Châu năm 1986. Tác phẩm khơng chỉ là tập hợp những cuốn truyện cười dân
gian của Việt Nam mà còn chỉ ra giá trị triết lý nhân sinh chứa đựng trong những
câu truyện cười. Đó là triết lý đấu tranh bảo vệ lẽ phải và sự tiến bộ xã hội. Đồng
thời đả kích, hạ bệ các đối tượng gian ác, lừa mị, bài trừ các thói hư tật xấu của
con người. Thông qua những câu truyện cười, tác giả dân gian hướng con người
đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Bên cạnh đó cịn có những tài liệu nghiên cứu về vai trò của triết lý nhân
sinh trong văn học dân gian đối với xã hội Việt Nam hiện nay. Có thể kể đến
cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam [56] của
Đinh Gia Khánh đã cung cấp một cách có hệ thống những giá trị truyền thống và
những ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với sự phát triển của xã hội trong giai
đoạn mới. Cuốn sách khẳng định văn hóa dân tộc và bản sắc dân tộc của văn hóa
ln trường tồn cùng lịch sử, giúp dân tộc ta trụ vững qua bao cuộc xâm lăng,
bao biến thiên của xã hội. Với những truyền thống tốt đẹp của mình văn hóa dân
gian đã đóng vai trị tích cực trong sự phát triển của xã hội Việt Nam, đồng thời
đang phát huy ảnh hưởng rộng lớn với toàn xã hội trên bước đường xây dựng đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bài báo Triết lý dân gian về hạnh phúc trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt
Nam [111] của tác giả Lê Huy Thực đăng trên tạp chí triết học số 2, tháng 2 năm
2004 cũng đã đưa ra những quan điểm chỉ ra triết lý nhân sinh về tình u đơi lứa,
về hơn nhân, hạnh phúc gia đình trong tục ngữ và cao dao Việt Nam. Bài



16

báo cũng chỉ ra trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, việc bảo vệ, giữ gìn
hạnh phúc, hơn nhân còn được thực hiện bằng cách ứng xử, hành động đúng
mức, hợp lý của con người.
Bài báo Văn hóa dân gian trong di sản văn hóa dân tộc [123] của Ngơ
Đức Thịnh trên tạp chí Di sản văn hóa năm 2005 đã chỉ ra những giá trị và ý
nghĩa của văn hóa dân gian Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra văn hóa dân gian chính
là khởi nguồn, sản sinh và ni dưỡng các hình thức khác của văn hóa dân tộc.
Văn hóa dân gian là văn hóa của quần chúng lao động do quần chúng sáng tạo ra
nên chúng mang tính cộng đồng rất cao. Vì vậy mà văn hóa dân gian chứa đựng
những giá trị phổ quát của dân tộc như lịng u nước, tính cộng đồng, tính cần
cù và sáng tạo trong lao động. Tác giả cũng chỉ ra văn hóa dân gian mang giá trị
thẩm mỹ cao và thể hiện tâm hồn dân tộc.
Luận án “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên Huế” [52] năm
2011 của tác giả Cao Thị Hoa đã đi sâu phân tích và làm sáng tỏ triết lý nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn về
quan niệm sống (nhân sinh quan, thế giới quan) của con người Việt Nam ở tỉnh
Thừa Thiên Huế, vận dụng nó ở góc độ kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống
văn hóa trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, phạm
vi

nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu triết lý nhân sinh trong ca
dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, mà chưa đi sang được các vùng miền khác hoặc
các thể loại khác trong đó có truyện cổ tích Việt Nam.
Cuốn sách Một nhận thức về văn học dân gian Việt Nam [64] của tác giả
Nguyễn Xuân Kính xuất bản năm 2012 đã khái quát tính triết lý của văn học dân gian
Việt Nam “ phản ánh nhận thức của các cư dân về thiên nhiên, đất nước, ca ngợi quê
hương, tổ quốc, ghi nhận và lưu truyền những tri thức về lao động sản xuất, đánh bắt,

chăn nuôi và buôn bán, về đối nhân xử thế, cất tiếng cười chế giễu thói hư, tật xấu,
phản kháng lại áp bức, bất công, ca ngợi điều thiện, thể hiện những cung bậc tình cảm
trong tình u đơi lứa, phản ánh những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình và xã hội.”

Cuốn Văn học dân gian, cái hay, vẻ đẹp [72] của tác giả Lê Xuân Mậu


17

xuất bản năm 2012 đã chỉ ra những vẻ đẹp của một tư duy logic sắc sảo của
những người bình dân cùng những triết lý sâu sắc đậm đà màu sắc minh triết
Việt qua ca dao, tục ngữ, câu đố dân gian. Tác giả còn phát hiện giá trị tạo hình
đặc sắc ở nhiều câu tục ngữ phản ánh một tư duy hình tượng mạnh mẽ của
những người bình dân ít học.
Luận án tiến sĩ Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam [80] của
Phùng Thị An Na đã làm rõ nhân sinh quan của người Việt thể hiện qua Folklore
Việt Nam, cụ thể là qua lễ hội và tín ngưỡng dân gian, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những hạn chế trong nhân
sinh quan đó.
Cuốn Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam [74] của Hoàng
Thúc Lân (chủ biên) xuất bản năm 2017. Cuốn sách đã tiếp cận một cách khoa
học, hệ thống triết lý nhân sinh của người Việt trong ca dao, tục ngữ. Đó là vấn
đề về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, con người với con người và
con người với chính bản thân mình. Từ đó giúp cho người đọc hiểu được yếu tố
triết học thâm thúy, sâu sắc trong tục ngữ, ca dao mà ông cha ta đã tạo dựng từ
ngàn đời.
Luận án tiến sĩ triết học Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội ở nước ta hiện nay [106] của nghiên
cứu sinh Nguyễn Thị Tình (2018). Luận án đã làm rõ những nội dung cơ bản của
triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam. Từ đó khẳng định giá trị

trường tồn của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam. Luận án cũng
đã lý giải vì sao cần phải vận dụng những triết lý nhân sinh trong văn hóa truyền
thống vào góp phần định hướng giá trị cho xã hội. Tác giả luận án cũng đã đưa
ra những ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao đối với đời sống xã
hội Việt Nam hiện nay.
Nội dung triết lý nhân sinh của người Việt được thể hiện trong các hình thức
văn hóa dân gian được các nhà nghiên cứu đưa ra chính là tài liệu tham khảo quý
giá để nghiên cứu sinh có thể tiếp thu và vận dụng trong việc tìm hiểu triết lý


18

nhân sinh của người Việt cũng như triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc
bộ trong truyện cổ tích Việt Nam.
3.

Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý nhân sinh của cư
dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam
3.1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến cơ sở hình thành
triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ
Đồng bằng Bắc bộ là một trong những vùng văn hóa lớn của cả nước có
truyền thống và lịch sử lâu đời. Chính vì vậy đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu
về các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, điều kiện kinh tế- xã hội, phong tục, tập
quán, tín ngưỡng – tơn giáo cũng như những đặc trưng về văn hóa của vùng.
Đây là những tài liệu giá trị cung cấp cho tác giả những kiến thức tổng quan về
vùng đất này để từ đó nghiên cứu cơ sở hình thành triết lý nhân sinh của cư dân
Đồng bằng Bắc bộ.
Cuốn sách Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng [76] do Vũ Tự Lập
chủ biên được nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội ấn hành năm 1991. Đây là
cơng trình nghiên cứu về đồng bằng sơng Hồng dưới góc độ địa lý văn hóa. Tìm

hiểu văn hóa đồng bằng sơng Hồng như một vùng văn hóa đặc thù của đất nước,
có những đặc trưng mà các vùng khác của đất nước khơng có hoặc khơng đậm
nét. Từ việc phân tích khung cảnh mơi trường tự nhiên và đặc trưng của cư dân
đồng bằng sông Hồng, các tác giả tập trung phân tích những vấn đề về văn hóa
đồng bằng sơng Hồng, cần kế thừa, gìn giữ tinh hoa văn hóa truyền thống khi
xây dựng một nền văn hóa mới.
Cuốn sách Văn hố vùng và phân vùng văn hố ở Việt Nam [123] của Ngơ
Đức Thịnh, xuất bản năm 1993, tại nhà xuất bản Trẻ đã phác thảo phân vùng và
giới thiệu một số vùng văn hóa ở Việt Nam như vùng văn hóa đồng bằng Bắc bộ,
vùng văn hóa xứ Lạng, xứ Huế. Đồng thời với việc phân vùng tác giả còn chỉ ra
những nét văn hóa, đặc trưng văn hóa của từng vùng trong đó có những đặc
trưng văn hóa của đồng bằng Bắc bộ. Tác giả cũng chỉ ra được văn hóa người
Việt ở đồng bằng Bắc bộ là văn hóa lâu đời và tiêu biểu nhất của văn


×