Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

chương4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.37 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i> CNSH với bảo vệ sức khỏe cộng đồng Truong Văn Lung </i>


<b>Chương IV</b>



<b>Sự kết hợp công nghệ sinh học cổ </b>


<b>truyền và công nghệ mới trong việc nâng </b>



<b>cao sức khỏe con người</b>



Đây là vấn đề còn đang mới mẻ và đang được nhiều nước sử dụng
để nâng cao khả năng chữa trị bệnh cho con người. Đây cũng là một
<b>hướng phát triển mới cho ngành y học thế giới và có triển vọng lớn. </b>


<b>1. Kết hợp chẩn đốn Đơng y-Tây y để định hướng bệnh</b>


Một trong các phương pháp hiện đại hóa y học cổ truyền là dùng
phương pháp, kĩ thuật của Tây y để chẩn đốn, từ đó thầy thuốc quyết
định nên chữa theo Tây y hay Đông y. Nhiều bệnh cần phải theo Tây y
mới có khả năng cứu chữa hoặc cứu sống như các bệnh cứu khẩn cấp, hôn
mê, bệnh cần phẫu thuật, bệnh nhiễm trùng nặng. Nhiều bệnh mang tính
xác định rõ nguyên nhân hoặc có tổn thương rõ ràng, chữa theo Tây y có
kết quả rõ rệt như lao phổi, loét dạ dày, tá tràng, viêm phổi, ung thư phát
hiện sớm, … Các phương pháp hiện đại như nội soi dạ dày, đại tràng siêu
âm, siêu âm qua nội soi, CT scaner, chụp động mạch vành, thông tim, cắt
đốt, … đã chẩn đốn sớm trong khi Đơng y khơng có khả năng xác định.


Ngược lại, Đơng y, theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khả năng chữa
tốt các bệnh mãn tính về tiêu hóa, thần kinh, đau nhức, các bệnh chức
năng, (khơng có tổn thương rõ ràng).


Thuốc bổ Đơng y, thuốc kích thích ăn uống có tác dụng tốt. Châm


cứu, bấm huyệt có tác dụng tốt cho bệnh đau dây thần kinh tọa, liệt dây
thần kinh số 7, gây tê. Một số bệnh chữa theo Đông y rẻ tiền, hiệu quả cao
như viêm dạ dày, xung huyết, bệnh đại tràng chức năng.


Ngày nay nhiều thầy thuốc Đông y tiến hành khám bệnh theo
phương pháp lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm song song với chẩn đốn
Đơng y theo thể bệnh. Vì vậy, các lương y đã thu được kết quả tốt trong
điều trị.


<b>2. Kết hợp Đông y–Tây y để chữa bệnh</b>



Nhờ phương pháp phân tích hoạt chất chính xác, thí nghiệm trên
súc vật mà người ta phát hiện ra tác dụng mới khác hẳn trước đây. Thí dụ:
tả trạch, hà thủ ơ được chữa chứng mỡ trong máu cao, kim tiền thảo chữa
thận, dầu hạt tiêu chữa hen, bạch hoa xà thiệt thảo chữa ung thư.


Khi phát hiện thuốc có tác dụng tốt, khơng độc thì kết hợp cùng
thuốc Đơng-Tây y cùng ngày hoặc cùng làm thành một viên thuốc đều có
tác dụng tăng lên. Ví dụ: thuốc tiêu khát hồn gồm có thuốc Đơng y và


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i> CNSH với bảo vệ sức khỏe cộng đồng Truong Văn Lung </i>


một loại thuốc Tây y như Daonil. Thuốc tiêm phong hoàn gồm thuốc
Đông y và một chất thuốc Tây y chữa giảm đau, chống viêm khớp.


Sai lầm lớn nhất khi kết hợp Đông-Tây y là quan niệm sai về phủ
tạng, cơ quan. Sai lầm thứ 2 là không biết rõ tác dụng của thuốc nên áp
<b>dụng sai. </b>


Một số người quan niệm thuốc Bắc, thuốc Nam không độc, gây


mát, nên dùng dài ngày hay liều cao. Số người ngộ độc thuốc Đông y vẫn
thường xảy ra. Mức độ nặng thì gây hơn mê, tụt huyết áp, suy gan, suy
thận, …Mức độ nhẹ hơn, gây viêm gan do ngộ độc, nôn mửa, suy thận
mãn tính diễn biến chậm. Nguyên nhân gây ngộ độc thường do truyền
miệng, tự dùng không biết rõ tác dụng hoặc chẩn đoán sai, hiểu sai chẩn
đoán Đơng-Tây y. Có người bị hơn mê do uống vỏ cây vú sữa hi vọng
chữa tiểu đường. Nhiều người bị ngộ độc mật cá trắm khi uống (thực ra
chỉ dùng ngồi như bơi da).


Khi kết hợp Đơng-Tây y trong một đợt, một ngày, thông thường
theo nguyên tắc không độc, không làm mất tác dụng của thuốc kia, không
gây biến chứng nặng hoặc tác dụng phụ. Phải biết chắc, hiểu rõ tác dụng
của từng loại thuốc để kết hợp. Ví dụ: vitamin có thể kết hợp với nhân
sâm, có tác dụng bổ dưỡng. Người ta phát hiện ra interferon dùng cùng với
tiểu sài hồ thang gây bệnh gan nặng hơn. Ngũ vị tử dùng chung với
sorbetol gây tiêu chảy. Thuốc tiên khát hồn đã có thêm thuốc Tây hạ
đường huyết lại dùng thêm thuốc hạ đường huyết khác như diabinese sẽ
gây tụt đường huyết.


Không kết hợp hai loại thuốc độc với nhau. Ví dụ: lệ khơ kết hợp
với thuốc độc Tây y, hai thuốc làm tăng tác dụng của nhau khi dùng liều
cao và ngay cả khi dùng đúng liều, gây bệnh nặng hơn. Hoặc laxix dùng
chung với râu ngô, mã đề, rễ cỏ tranh gây ra tiểu nhiều, mất nước, rối loạn
điện giải.


Không dùng quá nhiều thuốc khi không biết rõ tác dụng, một thang
thuốc Đơng y thơng thường có từ 5 đến 10 vị, trong khi chưa biết rõ hết
từng vị lại dùng thêm thuốc Tây y có thể gây ngộ độc cấp hoặc ngộ độc từ
từ mà không nhận ra. Các bệnh ngộ độc thường gặp nhất là suy gan, suy
thận, chảy máu nặng do dùng thuốc tiêm vào búi trĩ. Phải biết rõ chẩn


đốn của Tây y hoặc Đơng y để kết hợp thuốc. Nếu không biết bệnh loét
đại tràng mà lại dùng Đại Hồn sẽ gây tiêu chảy nặng hơn.


Tóm lại, khi kết hợp hai loại thuốc Đông y và Tây y nên kết hợp
việc làm tăng tác dụng chữa bệnh nhưng không gây tác dụng phụ. Cần
phải giảm liều, phải theo dõi khi dùng chung, không dùng nhiều thuốc khi
chưa rõ tác dụng. Không dùng các loại dễ gây độc với nhau. Cần dựa vào


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i> CNSH với bảo vệ sức khỏe cộng đồng Truong Văn Lung </i>


hai chẩn đốn Đơng và Tây y để lựa chọn thuốc. Khi phối hợp thuốc nên
cách một thời gian để theo dõi.


Phương pháp hiện đại hóa y học cổ truyền đang được tiến hành
như dùng khoa học hiện đại phân tích, chẩn đốn, phân biệt bệnh để từ đó
chọn ra một phương pháp điều trị thích hợp. Chọn thuốc đặc trị từ dược
thảo, tìm ra tác dụng mới, tìm ra hoạt chất chính đang được áp dụng rộng
rãi. Sự kết hợp giữa hai chẩn đốn Đơng-Tây y trên một người bệnh sẽ
tránh được sai lầm.


Một điều trong nhiều bệnh viện hiện nay hay sử dụng là để tránh
hại sức khỏe cho con người khi gây mê trong những ca mổ, người ta dùng
phương pháp châm cứu. Chỉ cần một số kim châm vào các huyệt thì người
bệnh nằm trên bàn mổ thấy hết, biết hết những thao tác của bác sĩ đang mổ
cho mình nhưng khơng hề thấy đau đớn. Đương nhiên, một số người yếu
“bóng vía” thì họ rất sợ trước những thao tác của bác sĩ khi đưa con dao
vào rạch da thịt mình.


<i>Chúng ta khơng nên qn lời dạy của bác Hồ: “Thầy thuốc Tây y </i>



<i>phải học Đông y, thầy thuốc ta cũng phải học Tây y thì mới tốt”. </i>


Một điều cũng cần phải quan tâm trong giai đoạn hiện nay là điều
<b>tra hoạt chất sinh học (bioprospecting).</b>


Theo Ian Paterson (Giáo sư Đại học Cambridge, Mĩ) đã nói: Thế giới các
cơ thể sống đã trải qua một thời kì dài đấu tranh sinh tồn đã phát triển
được các khả năng vô cùng phức tạp và có thể ứng dụng trong rất nhiều
khía cạnh của y học. Bộ gene của các sản phẩm tự nhiên khơng bao giờ
phí thời gian mà khơng tạo ra các hợp chất mới không tác động tới các hệ
thống sinh học.


Điều tra thăm dò hoạt chất sinh học trong sinh vật sống có thể
mang lại lợi ích to lớn về y dược học và thương mại. Đương nhiên đây là
lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, có thể thất bại và cũng có thể thu lợi nhuận rất
lớn. Vì thế, các quốc gia đang phát triển thường khơng đủ tiềm lực về tài
chính, về trang thiết bị và đặc biệt về chuyên gia để triển khai công việc
này, mặc dù tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học của các nước
này hết sức phong phú và to lớn. Hoạt động điều tra thăm dò hoạt chất đòi
hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm cổ truyền trong việc sử dụng các
động vật, thực vật, nấm và vi sinh vật làm thuốc cũng như những trang
thiết bị hiện đại của phân tích hóa học và sinh học.


Cơng việc thường bắt đầu với những nhóm cây con được y học cổ
truyền sử dụng, sau đó mở rộng một cách có hệ thống đến các khu vực
vườn Quốc gia, tiếp đến là các hệ vi sinh vật sống trong các hệ sinh thái
đặc biệt như rừng ngập mặn, kí sinh trên cây dược liệu, trên rong, tảo
biển,… Về phương pháp tiến hành trước tiên là điều tra tìm hiểu kinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i> CNSH với bảo vệ sức khỏe cộng đồng Truong Văn Lung </i>



nghiệm sử dụng thuốc của người dân, sau đó dùng các phương pháp hiện
đại để tách chiết, thường là các loại dịch chiết, được đưa về phịng thí
nghiệm để tiến hành sàng lọc qua các phép thử đặc trưng cho các nhóm
thuốc như kháng khuẩn, kháng virus, chữa sốt rét, chữa rối loạn thần kinh,
chữa bệnh lao, ức chế sinh trưởng của tế bào ung thư. Rất có thể phải phối
hợp nhiều phịng thí nghiệm để tổ chức sàng lọc một cách có hệ thống và
có hiệu quả. Những mẫu dương tính sẽ được phân tích hóa học như sắc kí
cao áp, điện di, khối phổ để cuối cùng đi đến hoạt chất. Ví dụ, gần đây
người ta tìm thấy chất chống HIV gọi là conocurvone trong rễ cây


<i>Cotinus coggygria. Rất nhiều quốc gia phát triển hoặc đã cơng nghiệp hóa </i>


(NICs) và các cơng ti hóa dược chất muốn đầu tư cho loại công việc này.
Tại viện Nghiên cứu Eisai (bang Massachussets, Mĩ) các nhà khoa
học đã điều chế được chất kí hiệu Halichondrin B, dẫn xuất từ một loài bọt
biển sống dưới tầng nước sâu trong vùng biển New Zealand, được cho là
đặc biệt công hiệu trong việc điều trị ung thư giai đoạn cuối. Công ti
Bristol-Myers Squibb đang thử nghiệm một loại thuốc mang tên
Ixabepilone , mô phỏng theo một loại vi khuẩn có nhiều trong đất mùn
bình thường nhưng có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Tập đồn Wyeth gần
đây đã giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới biệt dược Rapamune phân
lập từ một loại giun đất của đảo Easter có tác dụng phịng ngừa hiện tượng
thải loại trong ghép thận. Rapamune cũng là chế phẩm chạy nhất của hãng
trong thời gian qua. (theo Tạp chí Thế giới mới số 664, tháng 12 năm
2005 trang55-58).


Thế giới sinh vật thật đa dạng và phong phú. Nếu khai thác được
thế giới này dù chỉ một phần nhỏ, y học cũng sẽ thu được những thành
công vượt bậc phục vụ đắc lực cho sức khỏe cộng đồng.



Vì thế, nhiều tổ chức quốc tế đã cho ra đời những văn bản nêu
nguyên tắc chung về bioprospecting, trong đó có việc thừa hưởng những
kết quả sử dụng của phương pháp cổ truyền kết hợp những phương pháp
hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm dược học nhằm chữa trị ngày càng tốt
hơn những bệnh mà trước đây cho là vô phương cứu chữa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO (Tham khảo tài liệu ở chương III )


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×