Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.34 KB, 60 trang )


121
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG TẬP ðOÀN
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


3.1. Sự cần thiết và quan ñiểm xây dựng tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam

3.1.1 Sự cần thiết phát triển HKVN theo mô hình tập ñoàn kinh tế
Như ñã phân tích, trong những năm tới ngành HKVN có nhiều cơ hội nâng
cao hiệu quả hoạt ñộng và mở rộng quy mô ñể phát triển thành tập ñoàn kinh tế.
Bên cạnh ñó, cạnh tranh vận tải hàng không ngày càng trở lên gay gắt hơn, ñặc biệt
là trên thị trường quốc tế. Các hãng hàng không của Việt Nam ngày càng phải ñối
mặt và cạnh tranh trực tiếp với các hãng và tập ñoàn hàng không lớn trong khu vực
và thế giới. Sự liên kết giữa các hãng hàng không và các doanh nghiệp trong ngành
HKVN sẽ là một trong những giải pháp ñể ngành HKVN nâng cao năng lực cạnh
tranh, phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Vì vậy
việc phát triển HKVN theo mô hình tập ñoàn kinh tế trong những năm tới là hết sức
cần thiết bởi các lý do sau ñây:
Thứ nhất, phù hợp với xu hướng tổ chức mô hình HKDD của thế giới và các
nước trong khu vực. Ở các nước có ngành HKDD phát triển, việc tổ chức theo mô
hình tập ñoàn kinh tế hàng không rất phổ biến. Nó vừa là kết quả của quá trình tích
tụ tư bản, vừa là hậu quả tất yếu của quá trình tự do hóa vận tải hàng không. Khi
vận tải hàng không phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của dịch vụ ñồng bộ trong
dây chuyền vận tải hàng không và các hoạt ñộng thương mại hàng không, ñồng thời
hình thành sự hợp tác, phân công trong vận tải hàng không. Mặt khác, trong quá
trình cạnh tranh, các hãng hàng không nhỏ và vừa dễ bị lâm vào tình trạng phá sản,
bị sát nhập vào các hãng hàng không lớn hoặc buộc phải hợp nhất hay liên kết lại ñể
tồn tại. Từ ñó, hình thành các liên kết dọc (vận tải hàng không với các dịch vụ ñồng
bộ), liên kết ngang (giữa vận tải hàng không với nhau và với thương mại hàng
không). Các liên kết này không chỉ gắn với nhau về thị trường, công nghệ mà còn là


quyền sở hữu về vốn theo mô hình tổ chức và quản lý của tập ñoàn kinh tế hàng
không. Ngày nay sự phát triển theo mô hình tập ñoàn kinh tế hàng không với công
ty mẹ là một hãng hàng không lớn là một xu hướng phát triển phổ biến ở các nước
ñang phát triển, kể cả những nước có quy mô ngành HKDD ở tầm của Việt Nam
trong khu vực. Ví dụ: Ở Malaysia có Malaysia Airlines Group, ở Indonesia có
Garuda Indonesia Group, ở Brunei có Royal Brunei Group, ở Hồng kông có Cathay
Pacific Airways Group, ở New Reland có Air New Reland Group, ở Ả rập có Qatar
Airways Group…

122
Thứ hai, phù hợp với thực trạng của ngành HKVN và chính sách phát triển
kinh tế của ðảng và Nhà nước. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, cho thấy
tổ chức của ngành HKVN ñã tách bạch tương ñối rõ giữa quản lý nhà nước và quản
lý SXKD. Cục HKVN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng
không, cùng với các DNNN hoạt ñộng công ích (các Cụm cảng hàng không và
Trung tâm quản lý bay) ñiều hòa và ñảm bảo cho hoạt ñộng vận tải hàng không
ñược an toàn và hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt ñộng kinh doanh trong
ngành HKVN ñược tổ chức trong Tổng công ty HKVN. Tổng công ty HKVN ñã
chuyển sang hoạt ñộng theo mô hình công ty mẹ - công ty con tạo ñiều kiện hình
thành và phát triển theo hướng tập ñoàn kinh tế. Trong chính sách phát triển kinh tế,
ðảng và Nhà nước coi việc hình thành các tập ñoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các
tổng công ty nhà nước nhằm giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân là
một trong những giải pháp ñể phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN. Vì vậy
việc hình thành tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam trong những năm tới là
phù hợp với thực trạng của ngành HKVN và chính sách phát triển kinh tế của ðảng
và Nhà nước.
Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt ñộng của các doanh
nghiệp thành viên và cả tập ñoàn. Thông qua việc tổ chức theo mô hình tập ñoàn
kinh tế cho phép hạn chế sự cạnh tranh trực tiếp giữa các hãng hàng không trong tập
ñoàn, tạo ñiều kiện ñể các hãng hàng không này hỗ trợ nhau về mặt thị trường, khai

thác, bảo dưỡng, thương mại, công nghệ... Bên cạnh ñó, thông qua mối liên kết giữa
vận tải hàng không với các dịch vụ ñồng bộ và thương mại hàng không sẽ tăng tính
cạnh tranh của sản phẩm vận tải hàng không, hỗ trợ nhau về thị trường, ñồng thời
thuận lợi cho việc thống nhất phương hướng chiến lược phát triển kinh doanh,
chuyên môn hóa SXKD ñể nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mô hình tập ñoàn kinh tế hàng không cho phép nâng cao khả năng tích tụ
của và tập trung vốn cũng như các nguồn lực khác của các ñơn vị thành viên, tăng
khả năng huy ñộng các nguồn vốn từ bên ngoài thông qua việc cổ phần hóa, liên
doanh, liên kết... Do có việc huy ñộng vốn giữa các ñơn vị thành viên với nhau giúp
cho các ñơn vị liên kết với nhau chặt chẽ hơn tạo ra sự quan tâm tới hiệu quả sử
dụng vốn. Với khả năng tập trung ñiều hòa vốn, tập ñoàn hàng không có ñiều kiện
ñẩy mạnh hoạt ñộng nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ mới
trong lĩnh vực hàng không dân dụng vào hoạt ñộng SXKD của các ñơn vị thành
viên.
Cũng qua mô hình tập ñoàn sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi ñể ñầu tư mở rộng
sang một số lĩnh vực có liên quan và hỗ trợ sản phẩm vận tải hàng không như: Ngân
hàng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn… ñể hoạt ñộng kinh doanh ña ngành, ña lĩnh

123
vực. Từ ñó giúp phân tán rủi ro, ñảm bảo cho hoạt ñộng của tập ñoàn hàng không
ñược bảo toàn và hiệu quả.
Thứ tư, ñảm bảo cho nhà nước giữ vai trò chủ ñạo trong việc ñảm bảo lực
lượng vận tải cho quốc gia, làm cầu nối quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế
thế giới. Việc phát triển HKVN theo mô hình tập ñoàn kinh tế với sở hữu Nhà nước
chiếm tỷ trọng chi phối sẽ ñảm bảo Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ ñạo trong lực
lượng vận tải hàng không của quốc gia, góp phần ñảm bảo các cân ñối lớn của nền
kinh tế ñể thúc ñẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện ñại hóa cũng như là cầu nối
quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ñất nước. Bên cạnh ñó còn
ñảm bảo Nhà nước có lực lượng dự bị quan trọng cho an ninh quốc phòng.


3.1.2. Quan ñiểm hình thành và xây dựng tập ñoàn kinh tế hàng không ở
Việt Nam
ðể ñảm bảo việc xây dựng tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam ñược
thống nhất và có hiệu quả, cần phải quán triệt một số quan ñiểm nhất ñịnh. Những
quan ñiểm về xây dựng tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam bao gồm:
• Quan ñiểm thứ nhất - ñảm bảo tính mục ñích. Quan ñiểm này ñòi hỏi việc
hình thành và xây dựng tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt nam là một trong những
giải pháp quan trọng ñể ngành HKVN nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển
nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
• Quan ñiểm thứ hai - ñảm bảo tính phù hợp. Quan ñiểm này ñòi hỏi việc
hình thành và xây dựng tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt nam không nhất thiết
phải tổ chức lại toàn ngành mà phải căn cứu vào thực tế hình thành và phát triển tập
ñoàn kinh tế ở Việt Nam và những ñặc thù của ngành HKVN, ñảm bảo tách bạch
ñược quản lý nhà nước với quản lý SXKD, chống ñộc quyền và khuyến khích cạnh
tranh lành mạnh.
• Quan ñiểm thứ ba - ñảm bảo tính kế thừa. Quan ñiểm này ñòi hỏi việc
hình thành và xây dựng tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt nam phải dựa trên
những nguồn lực hiện tại của ngành HKVN, ñồng thời phải biết kế thừa có chọn lọc
những kinh nghiệm về tổ chức và xây dựng của các tập ñoàn kinh tế hàng không
trên thế giới.
• Quan ñiểm thứ tư - ñảm bảo thống nhất và toàn diện. Quan ñiểm này ñòi
hỏi ñể việc hình thành và xây dựng tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt nam ñảm
bảo vững chắc và có hiệu quả, cần phải có sự phối hợp thống nhất và toàn diện các
yếu tố nội tại và môi trường bên ngoài có liên quan, ñồng thời phải áp dụng ñồng bộ
các giải pháp cả những giải pháp nội tại, lẫn những giải pháp thuộc về chính sách vĩ
mô.

124
• Quan ñiểm thứ năm – ñảm bảo tính bản chất. Quan ñiểm này ñòi hỏi việc
hình thành và xây dựng tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt nam cần ñược thực hiện

thông qua bằng con ñường kinh tế là chính chứ không chỉ bằng một quyết ñịnh của
Chính phủ. Bên cạnh ñó, giải pháp xây dựng tập ñoàn kinh tế hàng không không chỉ
là những giải pháp về xây dựng mô hình tổ chức và quản lý mà còn là các giải pháp
xây dựng nguồn lực cũng như hoạt ñộng SXKD và các giải pháp về cơ chế, chính
sách hỗ trợ của Nhà nước ñể ñảm bảo có quy mô ñủ lớn ngang tầm và ñược công
nhận là tập ñoàn.

3.2. Phương án xây dựng tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam

3.2.1. Phương án hình thành tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam
Như ñã nghiên cứu ở Chương 1, có hai con ñường chủ yếu hình thành tập
ñoàn kinh tế hàng không: 1) Hình thành theo con ñường phát triển truyền thống; 2)
Hình thành trên cơ sở tổ chức lại các DNNN trong ngành HKDD hoặc tổng công ty
nhà nước, lấy vận tải hàng không làm nòng cốt. Thực tế tổ chức quản lý của ngành
HKVN hiện nay cho thấy, ngành HKVN có Tổng công ty HKVN là Tổng công ty
91, có quy mô lớn, ñang tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, có sẵn mối
quan hệ mật thiết bên trong và cơ cấu tổ chức theo hướng tập ñoàn kinh tế hàng
không. Bên cạnh ñó, trong ngành HKVN còn có các doanh nghiệp kinh doanh nằm
ngoài Tổng công ty HKVN (Pacific Airlines, SASCO…) và 4 DNNN hoạt ñộng
công ích. Các doanh nghiệp công ích này có các hoạt ñộng thương mại hàng không
(khai thác cảng…) và có thể chuyển sang mô hình các tổng công ty nhà nước sau
này. Căn cứ con ñường hình thành của tập ñoàn kinh tế hàng không, thực trạng tổ
chức quản lý của ngành HKVN cũng như thực tế hình thành các tập ñoàn kinh tế ở
Việt Nam, luận án ñưa ra hai phương án hình thành tập ñoàn kinh tế hàng không ở
Việt Nam là trên cơ sở phát triển Tổng công ty HKVN và trên cơ sở tổ chức toàn
ngành HKVN. Tương ứng với 2 phương án này là các mô hình tổ chức và quản lý
tập ñoàn hàng không ở Việt Nam.

3.2.1.1. Hình thành trên cơ sở phát triển Tổng công ty HKVN
Hình thành tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam theo phương án này về

bản chất chính là hình thành theo con ñường phát triển truyền thống. Tức là, tiếp tục
phát triển mở rộng quy mô SXKD, tích tụ, tập trung vốn và ñầu tư chi phối các
doanh nghiệp khác hay thôn tính ñể lớn mạnh trở thành tập ñoàn. Mô hình tập ñoàn
hàng không ở Việt Nam theo phương án này là mô hình tập ñoàn kinh tế hàng
không mà công ty mẹ là một hãng hàng không lớn, thực hiện chức năng chính là

125
kinh doanh vận tải hàng không, ñồng thời ñầu tư vốn vào các công ty con và các
công ty liên kết (xem Hình 3.1).


Nguồn: Phát triển cho nghiên cứu

Hình 3.1: Khái quát mô hình tập ñoàn kinh tế hàng
không theo phương án phát triển Tổng công ty HKVN

Những ñặc trưng cơ bản của tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam hình
thành theo phương án này là:
1) Hoạt ñộng ña ngành, trong ñó vận tải hàng không làm nòng cốt. Cấu trúc
lõi của tập ñoàn gồm: Vận tải hàng không và các dịch vụ ñồng bộ trong dây chuyền
vận tải hàng không.
2) Lấy hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) làm công ty
mẹ và là bộ mặt của tập ñoàn.
3) Tập ñoàn là tổ hợp công ty mẹ - công ty con ñầu tư, liên kết lẫn nhau. Tổ
hợp công ty mẹ - công ty con không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ và các
doanh nghiệp thành viên (công ty con và công ty liên kết) ñều có tư cách pháp nhân
ñầy ñủ.
4) Liên kết theo chiều dọc giữa các bộ phận, lĩnh vực có liên quan chặt chẽ
về công nghệ trong dây chuyền vận tải hàng không là chủ yếu. Ngoài ra, tập ñoàn
còn có liên kết ngang giữa vận tải hàng không với nhau, giữa vận tải hàng không

với thương mại hàng không và các lĩnh vực ngoài ngành hàng không.


Các công ty liên kết
(sở hữu/vốn góp dưới 50% vốn ñiều lệ)
Các Công ty có
vốn góp của tập
ñoàn > 50% vốn
ñiều lệ
Các Tổng công ty theo
mô hình mẹ-con (công
ty mẹ có vốn góp của
tập ñoàn >50% VðL)
Các công ty con
Các ñơn vị
sự nghiệp
kinh tế
TẬP ðOÀN HKVN
VIETNAM AIRLINES

126
5) Tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong ñó, công ty mẹ là
Vietnam Airlines kinh doanh ngành nghề chủ ñạo của tập ñoàn (vận tải hàng không)
và ñầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con
thông qua vốn, nghiệp vụ, công nghệ, thương hiệu và thị trường. Các công ty con
chủ yếu là các công ty con hiện nay của Tổng công ty HKVN và thành lập mới. Các
công ty con là các hãng hàng không, các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ ñồng
bộ trong dây chuyền vận tải hàng không và các lĩnh vực quan trọng khác tổ chức
theo mô hình tổng công ty (công ty mẹ-công ty con) hoặc công ty. Ngoài ra, tập
ñoàn còn có các ñơn vị sự nghiệp và các công ty liên kết.

6) Tập ñoàn không có bộ máy quản lý ñiều hành riêng mà sử dụng bộ máy
quản lý ñiều hành của Công ty mẹ ñể quản lý, ñiều hòa, phối hợp hoạt ñộng trong
tập ñoàn. Công ty mẹ là ñầu mối thực hiện các hoạt ñộng chung của tập ñoàn (thông
qua bộ máy quản lý của mình tại chính công ty mẹ), các công ty con và thông qua
các liên kết do công ty mẹ nắm quyền kiểm soát ñể gián tiếp quản lý cả tập ñoàn.
Bộ máy quản lý của công ty mẹ ñược tổ chức theo cơ cấu: HðQT, Ban kiểm soát,
Ban ñiều hành và bộ máy giúp việc.
7) Quan hệ giữa các doanh nghiệp trong Tập ñoàn với các doanh nghiệp
khác trong ngành HKVN ngoài Tập ñoàn ñơn thuần là quan hệ hợp ñồng kinh tế.
Giải pháp chủ yếu ñể hình thành tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam
theo phương án này là tập trung phát triển Tổng công ty HKVN lớn mạnh ñể trở
thành tập ñoàn, ñồng thời tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, mô hình quản lý cho
phù hợp với quy mô, cơ chế hoạt ñộng của tập ñoàn. Bên cạnh ñó là các chính sách
hỗ trợ của Nhà nước với Tổng công ty HKVN và các chính sách ñổi mới cơ chế
hoạt ñộng các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty HKVN trong ngành ñể tạo ñiều
kiện cho Tổng công ty HKVN ñầu tư, chi phối các doanh nghiệp này.

3.2.1.2. Hình thành trên cơ sở tổ chức lại ngành HKVN
Hình thành tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam theo phương án này
thực chất là sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp trong ngành HKVN thành tập
ñoàn. Mô hình tổ chức và quản lý của tập ñoàn theo phương án này sẽ giống như
mô hình tập ñoàn kinh tế hàng không có công ty mẹ như là một tổ chức tài chính,
không trực tiếp SXKD mà chỉ thực hiện chức năng ñầu tư tài chính ñầu tư vốn vào
các công ty con, công ty liên kết và quản lý thống nhất các doanh nghiệp trong
ngành. Trong tập ñoàn có một hãng hàng không lớn là Vietnam Airlines tạo bộ mặt
của tập ñoàn như trường hợp của American Airlines hay United Airlines (xem Hình
3.2, trang 127).


127


Nguồn: Phát triển cho nghiên cứu

Hình 3.2: Khái quát mô hình tập ñoàn kinh tế hàng
không theo phương án tổ chức lại ngành HKVN

Những ñặc trưng cơ bản của tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam hình
thành theo phương án này là:
1) Hoạt ñộng ña ngành, trong ñó ngành nghề kinh doanh chính là vận tải
hàng không, các dịch vụ ñồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không, khai thác
cảng hàng không và cung cấp dịch vụ ñiều hành bay.
2) Lấy hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) làm bộ mặt
và hình ảnh của tập ñoàn.
3) Tập ñoàn là tổ hợp công ty mẹ - công ty con ñầu tư, liên kết lẫn nhau. Tổ
hợp công ty mẹ - công ty không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ và các doanh
nghiệp thành viên (công ty con, công ty liên kết và ñơn vị sự nghiệp) ñều có tư cách
pháp nhân.
CÁC ðƠN
VỊ SỰ
NGHIỆP
Các Công ty có
vốn góp của
Vietnam Airlines
> 50% vốn ñiều lệ
Các công ty theo mô hình
mẹ-con (công ty mẹ có
vốn góp của Vietnam
Airlines >50% VðL)
Các công ty con của Vietnam Airlines
TẬP ðOÀN HÀNG KHÔNG

VIETNAM AVIATON HOLDINGS
CÁC TCT
KHAI THÁC
CẢNG BẮC,
TRUNG, NAM
TỔNG CÔNG
TY HKVN
(VIETNAM
AIRLINES)
PACIFIC
AIRLINES
TRUNG
TÂM QUẢN
LÝ BAY
DDVN
Các công ty con của tập ñoàn
Các
công ty
liên kết
của tập
ñoàn
hàng
không
Các công ty liên kết của
Vietnam Airlines

128
4) Liên kết hỗn hợp ña ngành, ña lĩnh vực, gồm liên kết giữa các doanh
nghiệp hoạt ñộng trong lĩnh vực vận tải hàng không (vận tải hàng không và các dịch
vụ ñồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không), khai thác cảng hàng không

(thương mại hàng không), phi hàng không… và giữa các lĩnh vực này với nhau
5) Tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong ñó, công ty mẹ
chính là tập ñoàn, thực hiện chức năng ñầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên
kết, giữ quyền chi phối các công ty con thông quan vốn ñể ñịnh hướng phát triển
toàn Ngành. Các công ty con gồm có:
- Tổng công ty HKVN, hoạt ñộng theo mô hình mẹ - con
- Các tổng công ty khai thác cảng miền Bắc, Trung, Nam
- Trung tâm quản lý bay DDVN
- Pacific Airlines và các công ty con thành lập mới
Ngoài ra, tập ñoàn còn có các ñơn vị sự nghiệp và các công ty liên kết.
6) Tập ñoàn không có bộ máy quản lý ñiều hành riêng mà sử dụng bộ máy
quản lý ñiều hành của Công ty mẹ ñể quản lý, ñiều hòa, phối hợp hoạt ñộng trong
tập ñoàn. Bộ máy quản lý của công ty mẹ ñược tổ chức theo cơ cấu: HðQT, Ban
kiểm soát, Ban ñiều hành và bộ máy giúp việc.
Giải pháp chủ yếu ñể hình thành tập ñoàn theo phương án này là phải qua
một số khâu nhằm cơ cấu lại các doanh nghiệp trong ngành HKVN; ñồng thời tạo
ñiều kiện cho các doanh nghiệp ñầu tư, chi phối lẫn nhau, hình thành liên kết chặt
chẽ về kinh tế với sự hỗ trợ của các quy ñịnh pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà
nước. Các giải pháp chủ yếu ñể hình thành Tập ñoàn HKVN theo phương án này gồm:
- Thành lập bộ máy tổ chức quản lý của công ty mẹ, gồm: HðQT, Ban
kiểm soát, Ban ñiều hành, bộ máy giúp việc và các ban quản lý dự án ñể thực hiện
các dự án trọng ñiểm cho tập ñoàn.
- Thành lập các Tổng công ty khai thác cảng Miền Bắc, Miền Trung và
Miền Nam trên cơ sở tách bộ phận cảng vụ của các Cụm cảng về trực thuộc Cục
HKVN. Các tổng công ty khai thác cảng này sẽ thành lập các công ty dịch vụ mặt
ñất và các công ty khai thác ở cảng hàng không sân bay.
- Chuyển Viện khoa học hàng không – ñơn vị sự nghiệp kinh tế của Tổng
công ty HKVN về thành ñơn vị sự nghiệp của Tập ñoàn.
- Chuyển toàn bộ vốn nhà nước của Tổng ty HKVN, các tổng công ty khai
thác cảng, Trung tâm quản lý bay DDVN, Pacific Airlines, các ñơn vị sự nghiệp…

cho tập ñoàn (công ty mẹ) quản lý.
- Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp trong các tổng công ty khai thác
cảng ñể từng bước chuyển các tổng công ty này sang hoạt ñộng theo mô hình công
ty mẹ - công ty con.

129

3.2.1.3. ðánh giá và lựa chọn phương án
Qua phân tích các ñặc trưng cở bản và các giải pháp thực hiện chủ yếu của 2
phương án hình thành tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam cho thấy mỗi
phương án ñều có những ưu ñiểm và hạn chế nhất ñịnh (xem Bảng 3.1).

Bảng 3.1: So sánh các phương án hình thành
tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam

Phương án Ưu ñiểm Hạn chế
Hình thành
trên cơ sở
phát triển
Tổng công
ty HKVN
- Phù hợp với chủ trương, ñường
lối và chính sách phát triển
DDNN
- Giống với phương thức hình
thành của phần lớn các tập ñoàn
kinh tế hàng không trên thế giới
và các tập ñoàn kinh tế ñang thí
ñiểm ở Việt Nam
- Thông qua biện pháp kinh tế, tự

nguyện là chủ yếu nên không gây
sáo trộn về tổ chức và SXKD
- Không cho phép huy ñộng ngay
các nguồn lực của Nhà nước
trong toàn ngành HKVN và tích
tụ vốn nhanh ñể sớm có tập ñoàn
kinh tế hàng không;
- Hạn chế trong việc cho phép phát
triển theo ñịnh hướng thống nhất
trong toàn ngành HKVN
Hình thành
trên cơ sở
tổ chức lại
ngành
HKVN
- Cho phép huy ñộng ngay các
nguồn lực của Nhà nước trong
toàn ngành HKVN và tích tụ
vốn nhanh ñể sớm có tập ñoàn
kinh tế hàng không;
- Cho phép phát triển theo ñịnh
hướng thống nhất trong toàn
ngành HKVN.
- Thông qua biện pháp hành chính,
áp ñặt của Nhà nước là chủ yếu
nên dễ gây sáo trộn tổ chức, quản
lý và SXKD của ngành HKVN
- Dễ tạo ra ñộc quyền trong ngành
HKVN
- Ít thấy tập ñoàn kinh tế hàng không

trên thế giới và các tập ñoàn kinh tế
ở Việt Nam ñang thí ñiểm hình
thành theo phương án này
Nguồn: Rút ra từ phân tích các phương án

Hình thành trên cơ sở phát triển Tổng công ty HKVN có ưu ñiểm là: Thứ
nhất, phù hợp với chủ trương, ñường lối và chính sách phát triển và nâng cao hiệu
quả hoạt ñộng các DNNN của ðảng và Nhà nước hiện nay; thứ hai, phù hợp với
phương thức hình thành của phần lớn các tập ñoàn kinh tế hàng không trên thế giới
và các tập ñoàn kinh tế ñang thí ñiểm ở Việt Nam (hình thành từ các Tổng công ty
91 có ñủ ñiều kiện); thứ ba, thực hiện thông qua biện pháp kinh tế và tự nguyện là
chủ yếu nên không gây sáo trộn về tổ chức và SXKD mà còn thúc ñẩy phát triển
SXKD của các doanh nghiệp trong tập ñoàn.

130
Tuy nhiên, phương án này cũng có những hạn chế. ðó là không cho phép
huy ñộng ngay các nguồn lực của Nhà nước trong toàn ngành HKVN và tích tụ vốn
nhanh ñể Việt Nam sớm có tập ñoàn kinh tế hàng không; ñồng thời hạn chế trong
việc cho phép phát triển theo ñịnh hướng thống nhất trong toàn ngành HKVN.
Ngược lại, hình thành trên cơ sở tổ chức lại ngành HKVN có ưu ñiểm là:
Cho phép huy ñộng ngay các nguồn lực của Nhà nước trong toàn ngành HKVN và
tích tụ vốn nhanh ñể Việt Nam sớm có tập ñoàn kinh tế hàng không; ñồng thời cho
phép phát triển theo ñịnh hướng thống nhất trong toàn ngành HKVN. Bên cạnh ñó,
phương án này có nhiều hạn chế. ðó là: Thứ nhất, phải thông qua biện pháp hành
chính, áp ñặt của Nhà nước là chủ yếu nên dễ gây sáo trộn tổ chức, quản lý và
SXKD của ngành HKVN; thứ hai, dễ tạo ra thế ñộc quyền trong ngành HKVN; thứ
ba, ít thấy tập ñoàn kinh tế hàng không trên thế giới và các tập ñoàn kinh tế ở Việt
Nam ñang thí ñiểm tổ chức theo phương án này….

Như vậy, hình thành trên cơ sở phát triển Tổng công ty HKVN có nhiều ưu

ñiểm hơn, phù hợp với các quan ñiểm hình thành tập ñoàn kinh tế hàng không ở
Việt nam ñã ñề ra. Các hạn chế của phương án này không phải là vấn ñề cơ bản.
Qua thảo luận, các chuyên gia trong ngành HKVN và cơ quan quản lý Nhà nước
ñều cơ bản cho rằng hình thành tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam trên cơ sở
phát triển Tổng công ty HKVN là phù hợp hơn so với phương án tổ chức lại toàn
ngành HKVN. Vì vậy, phương án hình thành tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt
Nam ñược chọn là trên cơ sở phát triển Tổng công ty HKVN. Theo phương án này
tập ñoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam ñược xác ñịnh là Tập ñoàn HKVN.

3.2.2. Những ñặc ñiểm chủ yếu của Tập ñoàn HKVN

3.2.2.1. Tên, loại hình sở hữu và ñịa vị pháp lý
1) Tên và biểu tượng
Tên ñầy ñủ: TẬP ðOÀN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM. Sau ñây viết tắt là
Tập ñoàn HKVN. Tập ñoàn HKVN lấy Vietnam Airlines làm công ty mẹ và là bộ
mặt của Tập ñoàn.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Airlines Group.
Tên viết tắt: Vietnam Airlines.
Biểu tượng: “Bông sen vàng”



131
2) Loại hình sở hữu: Hiện nay tổ hợp công ty mẹ - công ty con của Tổng
công ty HKVN là ña sở hữu nên Tập ñoàn HKVN là tập ñoàn ña sở hữu với nhiều
thành phần kinh tế khác nhau. ðối với công ty mẹ - Vietnam Airlines hiện nay là
Tổng công ty nhà nước (100% vốn nhà nước), song trong một vài năm tới cần thiết
phải cổ phần hóa theo chủ trương chuyển ñổi công ty nhà nước của ðảng và Nhà
nước. Các công ty con sẽ là ña sở hữu (kể cả công ty 100% vốn của Vietnam
Airlines khi Vietnam Airlines ñã cổ phần hóa). Vì vậy Tập ñoàn HKVN sẽ là tập

ñoàn ña sở hữu. Sự ña sở hữu không chỉ ở tổ hợp công ty mẹ - công ty con mà còn
chính cả công ty mẹ. Việc ña sở hữu công ty mẹ và cả tổ hợp công ty mẹ - công ty
con của Tập ñoàn HKVN là nhằm tạo thêm nguồn vốn chủ sở hữu mới ñáp ứng yêu
cầu phát triển, xác ñịnh giá trị thị trường của Tập ñoàn HKVN; xã hội hóa hoạt
ñộng ñầu tư, quản lý và tạo môi trường thúc ñẩy nâng cao hiệu quả quản lý của Tập
ñoàn.
Tuy nhiên, do vận tải hàng không có liên quan chặt chẽ với quốc phòng,
ñồng thời ñể ñảm bảo giữ vai trò chủ ñạo trong về lực lượng vận tải hàng không cho
quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bay các ñường bay phục vụ kinh tế - xã hội các ñịa
phương nên trong giai ñoạn giai ñoạn ñầu công ty mẹ của Tập ñoàn HKVN vẫn cần
thiết do Nhà nước sở hữu chi phối về vốn. Sau này nhà nước không cần thiết phải
giữ cổ phần chi phối nhưng phải là cổ ñông lớn nhất. Việc xác ñịnh công ty mẹ của
Tập ñoàn HKVN ña sở hữu, trong ñó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ trọng chi phối
cũng là phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước ñối với
ngành HKVN và loại hình sở hữu của các tập ñoàn kinh tế ở Việt Nam ñược thí
ñiểm thành lập trên cơ sở các Tổng công ty 91 hiện nay.
3) ðịa vị pháp lý: Tập ñoàn HKVN hoạt ñộng theo luật doanh nghiệp và các
quy ñịnh của pháp luật hiện hành. Công ty mẹ - Vietnam Airlines chính là Tập
ñoàn, là công ty cổ phần do Nhà nước giữ cổ phần chi phối, hoạt ñộng theo luật
doanh nghiệp (trong thời gian chưa cổ phần hóa hoạt ñộng theo luật DNNN) và
ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng của mình. Công ty mẹ có:
- Tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng và ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng.
- Vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm ñối với các khoản nợ bằng toàn
bộ tài sản của mình; chịu trách nhiệm dân sự và thực hiện quyền, nghĩa vụ của
chủ sở hữu ñối với các công ty con, công ty liên kết trong phạm vi số vốn do Tập
ñoàn ñầu tư.
- Trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của
Tổng công ty HKVN trước khi chuyển sang mô hình tập ñoàn.
Công ty mẹ - Vietnam Airlines ñược mở tài khoản tiền ñồng Việt Nam và
ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy


132
ñịnh của pháp luật; ñược tự chủ kinh doanh; ñược quyền sở hữu, sử dụng, ñịnh ñoạt
ñối với tên gọi, biểu tượng, thương hiệu của Tập ñoàn theo quy ñịnh của pháp luật.
Các doanh nghiệp thành viên (ñơn vị sự nghiệp kinh tế, công ty con và công
ty liên kết) của Tập ñoàn hoạt ñộng theo quy ñịnh của pháp luật ñối với từng loại
hình của doanh nghiệp mình và theo ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng của các doanh
nghiệp thành viên. Số vốn nhà nước của các ñơn vị thành viên do Tập ñoàn góp
bằng tích số tỷ lệ vốn nhà nước tại công ty mẹ với tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ
trong ñơn vị thành viên.
4) Mục tiêu hoạt ñộng: Tập ñoàn HKVN ñược thành lập nhằm thực hiện các
mục tiêu sau:
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước ñầu tư tại công ty
mẹ và vốn của công ty mẹ ñầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm
vụ khác do chủ sở hữu giao, trong ñó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước;
- Tối ña hoá hiệu quả hoạt ñộng của Tập ñoàn HKVN và tổ hợp công ty
mẹ - công ty con, bao gồm công ty mẹ và các công ty con;
- Phát triển thành tập ñoàn có trình ñộ công nghệ, quản lý hiện ñại và
chuyên môn hoá cao; kinh doanh ña ngành, trong ñó vận tải ngành nghề kinh doanh
chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên
cứu, ñào tạo; có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt ñể ngành
vận tải HKVN nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và hội
nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

3.2.2.2. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh
Tập ñoàn HKVN hoạt ñộng ña ngành, ña lĩnh vực. Trong ñó, vận tải hàng
không là ngành nghề hoạt ñộng chính. Tập ñoàn HKVN có lĩnh vực tạo nên cấu
trúc lõi là: Vận tải hàng không (hành khách, hàng hóa) và các dịch vụ ñồng bộ trong
dây chuyền vận tải hàng không (phục vụ kỹ thuật thương mại mặt ñất, sửa chữa
máy bay, phục vụ hàng hoá, cung ứng suất ăn trên máy bay...). Tập ñoàn HKVN có

nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch và chính sách của Nhà nước, bao gồm trực
tiếp thực hiện các hoạt ñộng ñầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc ñầu tư vào doanh
nghiệp khác trong các ngành, nghề lĩnh vực chủ yếu sau:
- Vận chuyển hàng không ñối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện,
bưu phẩm, thư;
- Hoạt ñộng hàng không chung (bay chụp ảnh ñịa hình, khảo sát ñịa chất,
bay hiệu chuẩn các ñài dẫn ñường hàng không, sửa chữa bảo dưỡng ñường ñiện cao
thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trường, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y
tế, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...);

133
- Bảo dưỡng máy bay, ñộng cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết
bị kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư máy bay và các thiết bị kỹ
thuật khác; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư phụ tùng cho các hãng hàng
không trong nước và nước ngoài;
- Xuất, nhập khẩu máy bay, ñộng cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không (thuê, cho
thuê, thuê mua và mua, bán) và những mặt hàng khác theo quy ñịnh của Nhà nước;
- Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt ñất; các dịch vụ tại
nhà ga hành khách, ga hàng hoá; dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ thương nghiệp,
bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và tại các tỉnh, thành phố; các dịch vụ
phục vụ sân ñỗ tại các cảng hàng không, sân bay và các dịch vụ hàng không khác;
- Sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm ñể phục vụ trên máy bay,
các dụng cụ phục vụ dây chuyền vận tải hàng không; xuất - nhập khẩu và cung ứng
xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên
dùng) và xăng dầu khác tại các cảng hàng không, sân bay và các ñịa ñiểm khác;
- Dịch vụ ñại lý cho các hãng hàng không; các nhà sản xuất máy bay, ñộng
cơ, thiết bị, phụ tùng máy bay; các công ty vận tải, du lịch trong nước và nước ngoài;
- Tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng;
- In, xây dựng, tư vấn xây dựng, xuất, nhập khẩu lao ñộng và các dịch vụ
khoa học, công nghệ;

- ðầu tư ra nước ngoài; mua, bán doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần
hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần theo quy ñịnh của pháp luật;
- Các lĩnh vực, ngành, nghề khác theo quy ñịnh của pháp luật.

3.2.2.3. Cơ cấu tổ chức của tập ñoàn
Tập ñoàn HKVN tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, bao gồm
công ty mẹ, các công ty con và các công ty liên kết (xem Hình 3.3, trang 134).

1) Công ty mẹ - Vietnam Airlines: Công ty mẹ của tập ñoàn HKVN là
Vietnam Airlines – chính là Tập ñoàn HKVN, là công ty cổ phần, do Nhà nước giữ
cổ phần chi phối, ñược hình hình thành trên cơ sở tổ chức lại bộ máy quản lý, ñiều
hành và một số ñơn vị hạch toán phụ thuộc và trực thuộc Tổng công ty HKVN, trực
tiếp kinh doanh ngành nghề chính của Tập ñoàn là vận tải hàng không và ñầu tư tài
chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua
vốn, nghiệp vụ, công nghệ, thương hiệu, thị trường và theo các quy ñịnh của pháp
luật hiện hành. Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ gồm: Bộ máy quản lý, ñiều hành, các
ñơn vị phụ thuộc và các ñơn vị sự nghiệp.

134
















Chú thích: Công ty con và liên kết ñề nghị thành lập mới ñược in chữ nghiêng.

Nguồn: Phát triển cho nghiên cứu

Hình 3.3: Mô hình tổ chức và quản lý Tập ñoàn HKVN
HỘI ðỒNG QUẢN TRỊ
Các ñơn vị trực thuộc
TẬP ðOÀN HKVN (VIETNAM AIRLINES GROUP)
BAN GIÁM ðỐC ðIỀU HÀNH
Các cơ quan tham
mưu, giúp việc
Ban thư ký
Ban kiểm soát
Các công ty liên kết
Các công ty con khác
1. Tổng công ty Xăng dầu hàng không
2. Cung ứng và xuất nhập khẩu lao ñộng HK
3. In hàng không
4. Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài
5. Xuất nhập khẩu HK
6. Công trình hàng không
7. Tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không
8. Cung ứng dịch vụ HK
9. Phân phối toàn cầu ABACUS
10. Tin học và viễn thông
11. Bảo hiểm hàng không

12. Di lịch hàng không
13. Khách sạn hàng không
14. ðầu tư,bất ñộng sản
15. Tài chính….
Hãng hàng không
1. Hãng hàng không khu vực (Viet Air)
2. Hãng Hàng không dịch vụ
3. Hãng Hàng không hàng hóa
(Vietnam Airlines Cargo)
Dịch vụ ñồng bộ
1. T.Công ty kỹ thuật máy bay
2. Công ty dịch vụ giao nhận
hàng hóa TSN
3. CT dịch vụ hàng hóa TSN
4. Công ty giao nhận hàng hóa
VINAKO
5. CT xuất ăn HK Nội bài
6. Công ty sản xuất bữa ăn
trên máy bay Tân Sơn Nhất
7. Tổng công ty dịch vụ
TTMMð
8. Công ty tin học và viễn
thông
Các công ty con
1) CT Dịch vụ HK sân bay ðà Nẵng
2) CT Nhựa cao cấp hàng không
3) CT Vận tải ôtô hàng không
4) Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh
5) Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
6) Công ty cho thuê máy bay

7) Công ty giao nhận kho hàng không
8) Các CT liên kết và tự nguyện liên kết khác...
Các ñơn vị sự nghiệp
ðẠI HỘI CỔ ðÔNG

135
• Các ñơn vị phụ thuộc của Tập ñoàn HKVN là các ñơn vị phụ thuộc còn
lại Tổng công ty HKVN (sau khi một số ñơn vị tách thành doanh nghiệp hạch toán
ñộc lập) và một số ñơn vị phụ thuộc thành lập mới. Các ñơn vị phụ thuộc là ñơn vị
do Hội ñồng quản trị Tập ñoàn quyết ñịnh thành lập, tổ chức lại, giải thể; bao gồm
văn phòng ñại diện, chi nhánh, ñơn vị hạch toán phụ thuộc và ñơn vị phụ thuộc
khác. ðơn vị phụ thuộc ñược tổ chức, quản lý theo quy ñịnh của Tập ñoàn và quy
ñịnh của pháp luật; hoạt ñộng theo ðiều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt ñộng của
ñơn vị do HðQT Tập ñoàn phê duyệt.
Văn phòng ñại diện của Tập ñoàn ñược thành lập ở trong nước hoặc ở nước
ngoài ñể thực hiện các hoạt ñộng xúc tiến thương mại trong phạm vi quy ñịnh của
pháp luật; có nhiệm vụ ñại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của Tập ñoàn và bảo vệ
các lợi ích ñó; có trụ sở, ñược mở tài khoản, có con dấu mang tên văn phòng ñại
diện theo quy ñịnh của pháp luật; có Quy chế tổ chức và hoạt ñộng theo quy ñịnh
của Tập ñoàn.
Chi nhánh của Tập ñoàn ñược thành lập ở trong nước hoặc ở nước ngoài ñể
thực hiện các hoạt ñộng thương mại, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần
chức năng của Tập ñoàn, kể cả chức năng ñại diện theo uỷ quyền; có ngành, nghề
kinh doanh phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của Tập ñoàn; có trụ sở, ñược mở
tài khoản, có con dấu mang tên chi nhánh theo quy ñịnh của pháp luật; có ðiều lệ tổ
chức và hoạt ñộng theo quy ñịnh của Tập ñoàn; tổ chức hạch toán kinh doanh theo
phân cấp của Tập ñoàn và theo quy ñịnh của pháp luật.
ðơn vị hạch toán phụ thuộc ñược thành lập ñể thực hiện các hoạt ñộng kinh
doanh theo phân cấp của Tập ñoàn; có tên gọi, trụ sở, con dấu và tài khoản riêng; có
ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng theo quy ñịnh của Tập ñoàn; tổ chức hạch toán kinh

doanh theo phân cấp của Tập ñoàn và theo quy ñịnh của pháp luật. ðơn vị hạch
toán phụ thuộc Tập ñoàn có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như
sau:
- ðược giao quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác ñể kinh
doanh; có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tập ñoàn; chịu sự ràng buộc
về nghĩa vụ và quyền lợi ñối với Tập ñoàn; Tập ñoàn chịu trách nhiệm về các nghĩa
vụ tài chính phát sinh ñối với các cam kết của ñơn vị;
- ðược ký kết các hợp ñồng kinh tế, ñược chủ ñộng thực hiện các hoạt
ñộng kinh doanh, hoạt ñộng tài chính, hoạt ñộng ñầu tư không trái với quy ñịnh của
pháp luật và của Tập ñoàn; ñược tổ chức hạch toán phụ thuộc và lập các quỹ theo
quy ñịnh của Tập ñoàn và theo quy ñịnh của pháp luật; tổ chức và nhân sự theo
phân cấp của Tập ñoàn quy ñịnh trong ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng của ñơn vị;
- Có trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ do Tập ñoàn

136
giao và thực hiện nghĩa vụ với Tập ñoàn theo quy ñịnh tại ðiều lệ tổ chức và hoạt
ñộng của ñơn vị; chấp hành ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng của ñơn vị, ðiều lệ của
Tập ñoàn và pháp luật của Nhà nước.
ðơn vị phụ thuộc khác ñược thành lập ñể thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn theo phân cấp của Tập ñoàn; có tên gọi, trụ sở, con dấu và tài khoản
riêng; có Quy chế tổ chức và hoạt ñộng theo quy ñịnh của Tập ñoàn; ñược cấp kinh
phí hoạt ñộng theo phương thức khoán chi và thực hiện chế ñộ phân cấp hạch toán
theo quy ñịnh của Tập ñoàn. ðơn vị phụ thuộc khác của Tập ñoàn có chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như sau:
- ðược giao quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác ñể thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp của Tập ñoàn; chịu sự ràng
buộc về nghĩa vụ và quyền lợi ñối với Tập ñoàn; Tập ñoàn chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ tài chính phát sinh ñối với các cam kết của các ñơn vị;
- Không ñược ký kết các hợp ñồng kinh tế, trừ trường hợp cấp trưởng ñơn
vị có giấy uỷ quyền hợp pháp của người ñại diện theo pháp luật của Tập ñoàn; thực

hiện chế ñộ phân cấp hạch toán theo quy ñịnh của Tập ñoàn và theo quy ñịnh của
pháp luật; tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Tập ñoàn quy ñịnh trong Quy chế
tổ chức và hoạt ñộng của ñơn vị;
- Có trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ do Tập ñoàn
giao và thực hiện nghĩa vụ với Tập ñoàn theo quy ñịnh tại Quy chế tổ chức và hoạt
ñộng của ñơn vị; chấp hành Quy chế tổ chức và hoạt ñộng của ñơn vị, ðiều lệ của
Tập ñoàn và pháp luật của Nhà nước.
Danh sách các ñơn vị phụ thuộc của Tập ñoàn HKVN vào thời ñiểm thành
lập Tập ñoàn gồm:
- Tạp chí Heritage
- Văn phòng khu vực miền Bắc
- Văn phòng khu vực miền Trung
- Văn phòng khu vực miền Nam
- Các chi nhánh, văn phòng ñại diện ở trong nước và ngoài nước
- ðoàn Bay 919
- ðoàn Tiếp viên
- Trung tâm Huấn luyện bay
- Trung tâm Kiểm soát khai thác Nội Bài
- Trung tâm Kiểm soát khai thác Tân Sơn Nhất
• ðơn vị sự nghiệp của Tập ñoàn hoạt ñộng theo chế ñộ Nhà nước quy ñịnh,
theo ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng do HðQT Tập ñoàn phê duyệt. ðơn vị sự nghiệp
ñược Tập ñoàn ñầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cấp kinh phí sự nghiệp

137
nằm trong chi phí chung của Tập ñoàn và ñược tổ chức thực hiện chế ñộ lấy thu bù
chi; thực hiện chế ñộ phân cấp hạch toán do Tập ñoàn quy ñịnh; ñược tạo nguồn thu
từ việc thực hiện các nhiệm vụ do Tập ñoàn giao, thực hiện các hợp ñồng cung cấp
dịch vụ, nghiên cứu khoa học và ñào tạo, chuyển giao công nghệ với các ñơn vị
trong và ngoài Tập ñoàn; ñược hưởng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo chế
ñộ; ñược Tập ñoàn quyết ñịnh những vấn ñề khác liên quan trực tiếp ñến sự ổn ñịnh

và phát triển của ñơn vị sự nghiệp. Vào thời ñiểm thành lập, Tập ñoàn HKVN có
ñơn vị sự nghiệp là Viện khoa học hàng không.

2) Các công ty con của Tập ñoàn HKVN : Các công ty con của Tập ñoàn
HKVN là các hãng hàng không con, các công ty con hoạt ñộng trong dịch vụ ñồng
bộ trong dây chuyền vận tải hàng không và các công ty con khác. Các công ty con
sẽ do Tập ñoàn HKVN ñầu tư 100% vốn ñiều lệ hoặc do Tập ñoàn HKVN giữ cổ
phần hay có vốn góp chi phối, ñược tổ chức dưới hình thức: Tổng công ty hoạt ñộng
theo mô hình công ty mẹ-công ty con, các công ty TNHH một thành viên, hai thành
viên trở lên (gồm cả công ty liên doanh với nước ngoài - Công ty liên doanh với
nước ngoài ñược chuyển thành công ty TNHH theo luật doanh nghiệp năm 2005) và
công ty cổ phần. Tùy theo quy mô trong từng thời kỳ, các công ty con của Tập ñoàn
có thể ñược chuyển ñổi loại hình doanh nghiệp theo các quy ñịnh của pháp luật.
Danh sách các công ty con của Tập ñoàn HKVN bao gồm các công ty con hiện nay
của Tổng công ty HKVN và các công ty con thành lập mới trên cơ sở tách một bộ
phận của Tổng công ty HKVN hoặc hình thành mới hoàn toàn:
• Các công ty con của Tập ñoàn từ công ty con hiện nay của Tổng công ty
HKVN
1. Công ty TNHH 1 thành viên Xăng dầu hàng không (VINAPCO), chuyển
sang mô hình tổng công ty mẹ-con.
2. Công ty TNHH 1 thành viên Kỹ thuật máy bay – Vietnam Airlines
Engineering (VNE), chuyển sang mô hình tổng công ty mẹ-con.
3. Công ty TNHH Dịch vụ giao nhận hàng hoá Tân Sơn Nhất
4. Công ty TNHH Dịch vụ hàng hoá Tân Sơn Nhất (TCS)
5. Công ty TNHH Sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất
6. Công ty TNHH Giao nhận hàng hoá thành phố Hồ Chí Minh (VINAKO)
7. Công ty TNHH Phân phối toàn cầu ABACUS-Việt Nam
8. Công ty cổ phần Xuất ăn hàng không Nội Bài
9. Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hoá Nội Bài
10. Công ty cổ phần Cung ứng và xuất nhập khẩu lao ñộng hàng không

11. Công ty cổ phần In hàng không

138
12. Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài
13. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không
14. Công ty cổ phần Công trình hàng không
15. Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không
16. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ hàng không
• Các công ty con sẽ thành lập mới trước khi thành lập hoặc khi thành lập
Tập ñoàn HKVN:
17. Hãng hàng không khu vực (Viet Air), tổ chức theo mô hình tổng công ty
mẹ-con.
18. Hãng hàng không bay dịch vụ (Viet Air Sevices).
19. Hãng hàng không hàng hóa (Vietnam Airlines Cargo)
20. Các công ty dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt ñất Nội bài, ðà nẵng, Tân
Sơn Nhất hoặc tổ chức theo mô hình Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt
ñất .
21. Công ty cổ phần Tin học và Viễn thông hàng không
22. Công ty cổ phần Bảo hiểm hàng không.
23. Công ty cổ phần Du lịch hàng không.
24. Công ty cổ phần Khách sạn hàng không
25. Công ty cổ phần ðầu tư, kinh doanh bất ñộng sản.
26. Công ty cổ phần Tài chính.
27. Các công ty con khác: ðược bổ sung theo ñiều kiện thực tế.
Việc tách một số ñơn vị phụ thuộc của Tổng công ty HKVN hiện nay thành
công ty con của Tập ñoàn HKVN là nhằm tăng sự chuyên môn, nâng cao năng lực
cạnh tranh, mở rộng quy mô mà vẫn ñảm bảo phát triển cấu trúc lõi của Tập ñoàn
ñúng ñịnh hướng (Tập ñoàn giữ tỷ lệ sở hữu 100% vốn hoặc chi phối trong các
hãng hàng không con và các doanh nghiệp trong dây chuyền vận tải hàng không)
(xem Bảng 3.2, trang 139).


3) Các công ty liên kết của Tập ñoàn HKVN: Các công ty liên kết của Tập
ñoàn HKVN là các hãng hàng không và các công ty hoạt ñộng trong, ngoài ngành
hàng không mà Tập ñoàn có cổ phần, hoặc vốn góp không chi phối; ñược tổ chức
dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Tập
ñoàn HKVN ñầu tư vốn vào các công ty này chủ yếu là vì mục ñích ñầu tư tài chính
ñể sinh lời. Danh sách các công ty liên kết của Tập ñoàn HKVN bao gồm các công
ty liên kết hiện nay của Tổng công ty HKVN và các công ty liên kết mới trong quá
trình hình thành và xây dựng Tập ñoàn:


139
Bảng 3.2: Cấu trúc lõi của Tập ñoàn HKVN

Số
TT
Loại hình
kinh doanh
Doanh nghiệp
thực hiện
Vị trí trong
tập ñoàn
Loại hình
doanh nghiệp
Vietnam Airlines Công ty mẹ Công ty cổ phần
*

Hãng hàng không khu vực Công ty con Công ty cổ phần
Hãng hàng không bay dịch vụ Công ty con Công ty cổ phần
1. Vận tải

hàng
không
Hãng hàng không hàng hóa
(Vietnam Airlines Cargo)
Công ty con TNHH 1 thành
viên hoặc cổ phần
2. Dịch vụ ñồng bộ

2.1 Sửa chữa,
kỹ thuật
máy bay
Tổng công ty kỹ thuật máy
bay Vietnam Airlines
Công ty con Công ty TNHH 1
thành viên, 100%
của Tập ñoàn
2.2 Kỹ thuật
thương mại
mặt ñất
Tổng công ty hoặc các công
ty dịch vụ kỹ thuật thương
mại mặt ñất
Công ty con Công ty cổ phần
Công ty dịch vụ giao nhận
hàng hóa Tân Sơn Nhất
Công ty con Công ty TNHH 2
thành viên trở lên
Công ty dịch vụ hàng hóa Tân
Sơn Nhất (TCS)
Công ty con Công ty TNHH 2

thành viên trở lên
2.3. Phục vụ
hàng hóa
Công ty giao nhận hàng hóa
TP. HCM (VINAKO)
Công ty con Công ty TNHH 2
thành viên trở lên
Công ty xuất ăn hàng không
Nội bài (NAC)
Công ty con Công ty cổ phần 2.4. Cung ứng
xuất ăn trên
máy bay
Công ty sản xuất bữa ăn trên
máy bay Tân Sơn Nhất
Công ty con Công ty TNHH 2
thành viên trở lên
2.5. Tin học, xử
lý chứng từ
Công ty tin học và xử lý
chứng từ hàng không
Công ty con Công ty cổ phần
Chú thích:
*
Khi chưa cổ phần hóa, Vietnam Airlines là Công ty nhà nước
Nguồn: Phát triển cho nghiên cứu

• Các công ty liên kết hiện nay của Tổng công ty HKVN
1. Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay ðà Nẵng
2. Công ty cổ phần Nhựa cao cấp hàng không
3. Công ty cổ phần Vận tải ô tô hàng không

4. Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh
5. Ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
• Các công ty liên kết mới trong quá trình hình thành và xây dựng tập ñoàn:
6. Công ty cổ phần Cho thuê máy bay
7. Công ty cổ phần Giao nhận kho vận hàng không
8. Các công ty liên kết khác: ðược bổ sung theo khả năng ñầu tư tài chính

140
và mức ñộ cổ phần hoá các doanh nghiệp trong và ngoài ngành phù hợp với các quy
ñịnh của pháp luật hiện hành.
Ngoài các công ty liên kết về vốn, Tập ñoàn HKVN còn có các công ty tự
nguyện tham gia liên kết. ðó là các doanh nghiệp không có cổ phần, vốn góp của
Tập ñoàn, nhưng tự nguyện tham gia thành viên của Tập ñoàn HKVN, chịu sự ràng
buộc về quyền, nghĩa vụ với Tập ñoàn theo hợp ñồng liên kết hoặc theo thoả thuận
giữa Tập ñoàn với doanh nghiệp ñó.

3.2.2.4. Cơ cấu quản lý và ñiều hành
Cấu quản lý và ñiều hành của Tập ñoàn HKVN gồm: ðại hội cổ ñông,
HðQT, Ban kiểm soát, Ban giám ñốc ñiều hành (Tổng giám ñốc, các Phó tổng giám
ñốc); kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Trong quá trình hoạt ñộng, cơ cấu quản
lý và ñiều hành của Tập ñoàn có thể thay ñổi ñể phù hợp với yêu cầu kinh doanh và
các quy ñịnh của pháp luật hiện hành.
1) ðại hội cổ ñông: ðại hội ñồng cổ ñông gồm tất cả cổ ñông có quyền biểu
quyết, là cơ quan quyết ñịnh cao nhất của Tập ñoàn. ðại hội ñồng cổ ñông có các
quyền và nhiệm vụ theo các quy ñịnh của pháp luật như:
- Thông qua ñịnh hướng phát triển của Tập ñoàn;
- Quyết ñịnh loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại ñược quyền
chào bán;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HðQT, thành viên Ban kiểm
soát;

- Quyết ñịnh sửa ñổi, bổ sung ðiều lệ Tập ñoàn, trừ trường hợp ñiều chỉnh
vốn ñiều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần ñược quyền
chào bán quy ñịnh tại ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng của Tập ñoàn;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
- Quyết ñịnh mua lại trên 10% tổng số cổ phần ñã bán của mỗi loại;
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội ñồng quản trị, Ban kiểm soát gây
thiệt hại cho Tập ñoàn và cổ ñông Tập ñoàn;
- Quyết ñịnh tổ chức lại, giải thể Tập ñoàn;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy ñịnh của pháp luật và ðiều lệ tổ
chức và hoạt ñộng của Tập ñoàn.
Chính phủ cử một hoặc một số người ñại diện theo uỷ quyền thực hiện các
quyền cổ ñông của mình theo quy ñịnh của pháp luật và ðiều lệ tổ chức và hoạt
ñộng của Tập ñoàn. Trường hợp có nhiều hơn một người ñại diện theo uỷ quyền
ñược cử thì phải xác ñịnh cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người ñại diện.

141
Cơ chế hoạt ñộng ðại hội ñồng cổ ñông của Tập ñoàn ñược thực hiện theo các quy
ñịnh của pháp luật hiện hành và ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng của Tập ñoàn.
2) Hội ñồng quản trị: HðQT là cơ quan quản lý Tập ñoàn, có toàn quyền
nhân danh Tập ñoàn ñể quyết ñịnh, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tập ñoàn
không thuộc thẩm quyền của ðại hội ñồng cổ ñông. Do tích chất và quy mô hoạt
ñộng, HðQT của Tập ñoàn HKVN cần có từ 7 ñến 9 thành viên ñể ñủ sức quản lý
Tập ñoàn. Cơ cấu của HðQT gồm Chủ tịch HðQT và các thành viên HðQT.
HðQT có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch
HðQT và thành viên HðQT kiêm Trưởng Ban kiểm soát phải là thành viên chuyên
trách. Thành viên HðQT có thể kiêm Tổng giám ñốc. Quyền cử người tham gia
HðQT và Ban kiểm soát của các cổ ñông ñược thực hiện theo quy ñịnh của pháp
luật và ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng của Tập ñoàn. Nhiệm kỳ của Hội ñồng quản trị
là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội ñồng quản trị không quá năm năm; thành
viên Hội ñồng quản trị có thể ñược bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Chính phủ với tư cách là cổ ñông sáng lập và là người giữ cổ phần chi phối
sẽ cử người làm chủ tịch HðQT và tham gia phần lớn thành viên HðQT và Ban
kiểm soát của Tập ñoàn. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,
khen thưởng, kỷ luật chủ tịch HðQT và các thành viên HðQT ñược tham gia theo
số cổ phần nhà nước tại Tập ñoàn. Thành viên HðQT do Chính phủ bổ nhiệm là
người ñại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tập ñoàn, có nhiệm vụ bảo toàn và
phát triển vốn cũng như lợi ích của Nhà nước tại Tập ñoàn.
HðQT Tập ñoàn còn là ñại diện chủ sở hữu ñối với các công ty con do Tập
ñoàn HKVN ñầu tư toàn bộ vốn ñiều lệ và ñại diện chủ sở hữu phần vốn góp của
Tập ñoàn HKVN ñầu tư ở các doanh nghiệp khác. Các vấn ñề như: Nhiệm vụ,
quyền hạn của HðQT; tiêu chuẩn và ñiều kiện thành viên HðQT; chế ñộ miễn
nhiệm, thay thế thành viên HðQT; chế ñộ và cơ chế làm việc của HðQT... sẽ ñược
quy ñịnh trong các quy ñịnh hiện hành của Pháp luật quy ñịnh cụ thể tại ðiều lệ tổ
chức và hoạt ñộng của Tập ñoàn HKVN.
HðQT sử dụng văn phòng, các ban (hoặc phòng) chuyên môn, nghiệp vụ và
sử dụng con dấu của Tập ñoàn ñể thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. HðQT
thành lập Ban Thư ký - Tổng hợp của HðQT và các tổ chức giúp việc ñể trực tiếp
giúp việc cho HðQT.
3) Ban giám ñốc ñiều hành và bộ máy giúp việc
• Tổng giám ñốc: Tổng giám ñốc là người ñại diện theo pháp luật, ñiều
hành hoạt ñộng hàng ngày của Tập ñoàn theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết,
quyết ñịnh của HðQT, phù hợp với ðiều lệ của Tập ñoàn; chịu sự giám sát của
HðQT và chịu trách nhiệm trước HðQT và trước pháp luật về việc thực hiện các

142
quyền và nhiệm vụ ñược giao. Tổng giám ñốc có thể là thành viên HðQT nhưng
Chủ tịch HðQT không ñược kiêm Tổng giám ñốc ñể ñảm bảo phân ñịnh rõ ràng
chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của ñại diện chủ sở hữu và quản lý ñiều hành
trong Tập ñoàn. Nhiệm kỳ của Tổng giám ñốc không quá năm năm; có thể ñược bổ
nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các vấn ñề như: Tuyển chọn, bổ nhiệm,

ký hợp ñồng với Tổng giám ñốc; thay thế, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp ñồng với
Tổng giám ñốc; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám ñốc; nghĩa vụ, trách nhiệm và
quan hệ giữa HðQT và Tổng giám ñốc… ñược quy ñịnh cụ thể trong trong ðiều lệ
tổ chức và hoạt ñộng của Tập ñoàn HKVN.
• Các Phó tổng giám ñốc và kế toán trưởng: Phó tổng giám ñốc, kế toán
trưởng do HðQT Tập ñoàn quyết ñịnh tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức hoặc ký hợp ñồng, chấm dứt hợp ñồng, khen thưởng, kỷ luật theo ñề nghị của
Tổng giám ñốc. Các Phó tổng giám ñốc giúp Tổng giám ñốc ñiều hành một hoặc một
số lĩnh vực hoạt ñộng của Tập ñoàn theo quyết ñịnh của HðQT và theo phân công
hoặc ủy quyền của Tổng giám ñốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám ñốc, HðQT và
pháp luật về nhiệm vụ ñược Tổng giám ñốc phân công, uỷ quyền hoặc theo quyết
ñịnh của HðQT. Số lượng Phó tổng giám ñốc tùy thuộc vào quy mô hoạt ñộng của
Tập ñoàn trong từng thời kỳ nhưng phải có các Phó tổng giám ñốc phụ trách các lĩnh
vực cơ bản theo ñặc trưng của tập ñoàn kinh tế hàng không là: Thương mại, khai
thác, dịch vụ và kỹ thuật. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tài
chính, kế toán, thống kê và kiểm toán nội bộ của Tập ñoàn; giúp HðQT và Tổng
giám ñốc giám sát tài chính tại Tập ñoàn; có các quyền hạn, nghĩa vụ theo quy ñịnh
của pháp luật; chịu trách nhiệm trước HðQT, Tổng giám ñốc và trước pháp luật về
nhiệm vụ ñược phân công hoặc uỷ quyền.
• Bộ máy giúp việc: Bộ máy giúp việc của Tập ñoàn gồm Văn phòng và
các ban (hoặc phòng) chuyên môn nghiệp vụ, có chức năng tham mưu, giúp việc
HðQT, Tổng giám ñốc trong quản lý, ñiều hành công việc, cũng như trong thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu, của cổ ñông, của thành viên góp vốn
hoặc bên liên doanh ñối với các công ty con, công ty liên kết của Tập ñoàn. Cơ cấu tổ
chức và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng và các ban chuyên môn
nghiệp vụ do Tổng giám ñốc quyết ñịnh, phù hợp với yêu cầu hoạt ñộng kinh doanh
của Tập ñoàn và quy ñịnh của pháp luật. Cơ cấu bộ máy giúp việc của Tập ñoàn
HKVN gồm:
- Ban Thư ký - Tổng hợp của HðQT
- Các ban tham mưu tổng hợp gồm các Ban: Kế hoạch và ñầu tư, Tài chính

kế toán, Tổ chức cán bộ, Văn phòng ñối ngoại, Pháp chế thanh tra, Khoa học công
nghệ, ðào tạo, An toàn-an ninh...

143
- Các cơ quan chức năng trực tiếp ñiều hành SXKD trong dây chuyền vận
tải hàng không gồm các Ban: Kế hoạch thị trường, Tiếp thị hành khách, ðiều hành
bay, Kỹ thuật, Quản lý vật tư, Dịch vụ thị trường…
4) Ban kiểm soát: ðể phù hợp với cơ cấu HðQT, tính chất sở hữu và hoạt
ñộng của Tập ñoàn, Ban kiểm soát cần có 05 thành viên. HðQT quyết ñịnh cử một
thành viên Hội ñồng quản trị làm Trưởng Ban kiểm soát và 01 thành viên là ñại
diện tổ chức Công ñoàn. Các thành viên khác của Ban kiểm soát ñược lựa chọn, bổ
nhiệm và miễn nhiệm theo ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng của Tập ñoàn HKVN. ðể
ñảm bảo thực hiện chức năng một cách khách quan của Ban kiểm soát, Chủ tịch
HðQT, Tổng giám ñốc, Phó Tổng giám ñốc không ñược kiêm Trưởng Ban kiểm
soát. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của HðQT. Thành viên
Ban kiểm soát có thể ñược bổ nhiệm lại hoặc bị miễn nhiệm, bị thay thế nếu không
hoàn thành nhiệm vụ.
Ban kiểm soát thực hiện giám sát HðQT, Tổng giám ñốc trong việc quản lý
và ñiều hành Tập ñoàn; chịu trách nhiệm trước ðại hội ñồng cổ ñông trong thực
hiện các nhiệm vụ ñược giao. Các vấn ñề như: Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm
soát, thành viên Ban kiểm soát; tiêu chuẩn và ñiều kiện của thành viên Ban kiểm soát;
miễn nhiệm bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát; chế ñộ tiền lương, tiền thưởng của
thành viên Ban kiểm soát … ñược thực hiện theo các quy ñịnh hiện hành của Pháp
luật và ðiều lệ tổ chức và hoạt ñộng của Tập ñoàn HKVN.

3.2.2.5. Quan hệ của Tập ñoàn HKVN với Chính phủ và các cơ quan quản lý
Nhà nước
Công ty mẹ Tập ñoàn HKVN là công ty cổ phần, do Nhà nước giữ phần vốn
chi phối nên quan hệ của Chính phủ với Tập ñoàn HKVN sẽ có 3 mối quan hệ chủ
yếu là quan hệ với tư cách là người sở hữu giữ cổ phần chi phối, quan hệ quản lý

nhà nước và quan hệ với tư cách là một khách hàng (xem Hình3.4, trang 144).

1) Mối quan hệ với tư cách là cổ ñông giữ cổ phần chi phối: Với tư cách là
cổ ñông sáng lập và cổ ñông giữ cổ phần chi phối, Chính phủ sẽ thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của phần vốn chủ sở hữu nhà nước chi phối ñối với Tập ñoàn
HKVN. Trong ñó, Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện hoặc giao cho các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và thành viên HðQT do
Chính phủ bổ nhiệm thực hiện một số quyền của phần chủ sở hữu của mình theo
quy ñịnh của pháp luật. Chính phủ sử dụng quyền chi phối vốn của mình ñể quyết
ñịnh các vấn ñề sau ñối với Tập ñoàn HKVN:

144
- Phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh
doanh; ñiều lệ, sửa ñổi và bổ sung ñiều lệ; tổ chức lại, giải thể, ña dạng hóa sở hữu
Tập ñoàn HKVN theo ñề nghị của thành viên HðQT do Chính phủ bổ nhiệm và ý
kiến của các Bộ giao thông vận tải, Bộ kế hoạch và ñầu tư.
- Bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên HðQT ñược tham gia theo ñề nghị
của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và thẩm ñịnh của Bộ Nội vụ; thông qua ñề án
thành lập mới doanh nghiệp do Tập ñoàn HKVN ñầu tư 100% vốn ñiều lệ;
- Phê duyệt các dự án ñầu tư, các dự án ñầu tư ra ngoài Tập ñoàn HKVN
thuộc thẩm quyền quyết ñịnh của Thủ tướng Chính phủ theo quy ñịnh của pháp luật
về ñầu tư.
- Quyết ñịnh việc ñầu tư và ñiều chỉnh vốn của Nhà nước tại Tập ñoàn trong
quá trình hoạt ñộng theo ñề nghị của Chủ tịch và thành viên HðQT do Chính phủ bổ
nhiệm và ý kiến của các Bộ giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và ðầu tư.


Nguồn: Phát triển cho nghiên cứu

Hình 3.4: Mối quan hệ với cơ quan quản lý Nhà nước


2) Mối quan hệ quản lý Nhà nước: Cục HKVN (thuộc Bộ giao thông vận
tải) là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD chi phối Tập ñoàn HKVN về
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
TẬP ðOÀN HKVN
Bộ giao thông vận tải
Cục HKVN
Bộ, và cơ quan ngang
Bộ, cơ quan trực thuộc
Chính phủ
Quan hệ của chủ sở hữu
Quản lý NN theo chuyên ngành
Quản lý NN về hàng không
Chú thích:

145
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; nhân sự; vận chuyển hàng
không qua chính sách vận tải; an toàn, an ninh, khoa học công nghệ, môi trường…
Các doanh nghiệp vận tải hàng không (hãng hàng không) trong tập ñoàn chịu sự
quản lý của Cục HKVN về:
- Chính sách vận tải hàng không như: Thương quyền, các quy ñịnh, thể lệ
vận chuyển hàng không, các dịch vụ liên quan ñến vận tải hàng không…
- Các vấn ñề về an toàn, an ninh, khoa học công nghệ, môi trường… như:
ðăng ký máy bay, kiểm tra, cấp công nhận chứng chỉ ñủ ñiều kiện bay, chứng chỉ
khai thác máy bay, thuê mua máy bay, sản xuất sử dụng trang thiết bị máy bay, các
giấy phép liên quan ñến người lái, nhân viên kỹ thuật, khai thác….
Ngoài ra, Tập ñoàn HKVN chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước theo
chuyên ngành.


3) Quan hệ với tư cách là khách hàng: Ngoài các quan hệ nói trên, Chính
phủ nói riêng và các cơ quan của ðảng và Nhà nước nói chung còn là người sử
dụng dịch vụ vận tải hàng không qua các chuyến bay chuyên cơ. Quan hệ này là
quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng và phải chuyển sang quan hệ hợp ñồng
kinh tế.

3.2.2.6. Phân công, hợp tác và quan hệ nội bộ trong Tập ñoàn HKVN

1) Phân công, hợp tác trong Tập ñoàn HKVN: Sự phân công, hợp tác trong
Tập ñoàn HKVN chủ yếu là trong lĩnh vực vận tải hàng không và các dịch vụ ñồng bộ
trong dây chuyền công nghệ vận tải hàng không.
• Phân công, hợp tác vận tải hàng không: Vận tải hàng không là lĩnh vực
nòng cốt và là ngành nghề kinh doanh chính của Tập ñoàn HKVN, do công ty mẹ
(hãng hàng không mẹ - Vietnam Airlines) giữ vai trò chủ ñạo với sự hỗ trợ của các
hãng hàng không con. Các hãng hàng không trong Tập ñoàn ñược cần ñược chuyên
môn hóa theo các loại hình và thị trường hoạt ñộng nhằm nâng cao hiệu quả, năng
lực cạnh tranh của mình và năng lực cạnh tranh vận tải hàng không của cả Tập
ñoàn, ñáp ứng nhu cầu ña dạng của thị trường, ñảm bảo hỗ trợ lẫn nhau về mặt thị
trường, kỹ thuật, khai thác và tiếp thị ñể cạnh tranh có hiệu quả với các hãng hàng
không khác ngoài Tập ñoàn. Theo ñó, phân công, hợp tác trong Tập ñoàn ñịnh
hướng như sau:
- Mạng ñường bay quốc tế khu vực và toàn cầu sẽ do Công ty mẹ -
Vietnam Airlines khai thác với ñội máy bay hiện ñại phù hợp, có cấu trúc phù hợp

×