Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – lợi ÍCH của CUNG cấp DỊCH vụ kế HOẠCH hóa GIA ĐÌNH CHO NGƯỜI dân tại THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, QUẢNG BÌNH, 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.08 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN CAO TƯỜNG

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CUNG CẤP
DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH CHO NGƯỜI
DÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH, 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN CAO TƯỜNG

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CUNG CẤP
DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH CHO NGƯỜI
DÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH, 2017
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 60 72 0301


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
1.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến
2.TS. Nguyễn Thị Phương Lan

Hà Nội - 2018


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BYT
BVĐK

Bộ Y tế
Bệnh viện đa khoa

TTYT
CCDV
SKSS
DS-KHHGĐ
BHYT
BHXH
KCB
SYT
TE

Trung tâm Y tế
Cung cấp dịch vụ
Sức khỏe sinh sản
Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội
Khám chữa bệnh
Sở Y tế
Trẻ em

TP
TW

Thành phố
Trung ương

NB

Lợi ích rịng

ROI

Lợi tức đầu tư

CBA

Phân tích chi phí – lợi ích


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................4
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................7
PHỤ LỤC.........................................................................................................7
DANH MỤC BẢNG........................................................................................8
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ...................................................................................................... 3
1.1.1. Dịch vụ KHHGĐ.......................................................................................................................... 3
Các dịch vụ kế hoạch hố gia đình được định nghĩa là "giáo dục, y tế toàn diện hay các hoạt động xã hội
cho phép các cá nhân, gồm cả người chưa thành niên, tự do quyết định số lượng và thời gian giãn cách
giữa những đứa trẻ và lựa chọn các biện pháp để thực hiện điều đó” [8], [9]..........................................3
1.1.2. Khái niệm chi phí......................................................................................................................... 5
1.2. Lợi ích của sử dụng dịch vụ KHHGĐ:................................................................................................. 8
1.2.1. Lợi ích của can thiệp chăm sóc sức khỏe:...................................................................................... 8
1.2.2. Xác định Kết quả-Lợi ích của sử dụng dịch vụ KHHGĐ:..............................................................9
1.3. Phân tích Chi phí-lợi ích của việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ............................................................13
1.3.1. Khái niệm phân tích chi phí – lợi ích........................................................................................... 13
1.3.2. Các bước trong phân tích chi phí lợi ích [12], [13]......................................................................13
1.3.3. Phân tích Chi phí – lợi ích trong KHHGĐ................................................................................... 13
1.3.3. Tình hình nghiên cứu chi phí – lợi ích của chương trình KHHGĐ...............................................14
1.4. Mơ tả địa bàn nghiên cứu................................................................................................................... 16

Chương 2........................................................................................................18
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................18
2.1. Địa bàn nghiên cứu............................................................................................................................ 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................................ 18
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................................................................... 18
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..................................................................................................................... 18
2.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................................................................... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................... 18
Một số khái niệm...................................................................................................................................... 18
Chi phí /thanh tốn của cơ quan BHYT: Chi phí/hồn trả của BHYT được tính tốn dựa trên quan điểm/
giả định như sau: 1) Chi phí quản lý chương trình BHYT: Theo luật BHYT 2008 sửa đổi năm 2015 về
phân bổ và sử dụng quỹ BHYT 10% số tiền đóng BHYT dành cho quỹ dự phịng và phí quản lý quỹ

BHYT, 90% số tiển đóng BHYT dành để hồn trả cho chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia
[40]; 2) Thanh toán của BHYT cho người dân trong nghiên cứu này là chi phí trực tiếp cho KCB được
ước tính với giả định được BHYT hoàn trả cho các đối tượng nghiên cứu 80% phí khám chữa bệnh
như quy định tại Quảng Bình............................................................................................................. 20
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................................... 20
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu............................................................................................................... 20
2.4.3. Cỡ mẫu....................................................................................................................................... 20


2.5. Các chỉ số nghiên cứu ....................................................................................................................... 21
2.5.1. Thông tin chung.......................................................................................................................... 21
2.5.2. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ:............................................................................................. 23
2.5.3. Lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn nghiên cứu.........................................23
Lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn nghiên cứu được quy đổi sang tiền...............23
2.5.4. Tỷ suất chi phí lợi ích và lợi ích rịng từ cung cấp dịch vụ KHHGĐ............................................23
2.6. Tính chi phí và lợi ích đạt được từ cung cấp dịch vụ..........................................................................23
2.6.1. Chi phí cung cấp dịch vụ............................................................................................................. 23
2.6.2. Đo lường lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ và ước tính lợi ích đạt được bằng đơn vị
tiền tệ................................................................................................................................................... 24
2.6.3. Phân tích chi phí-lợi ích của việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân tại địa bàn nghiên
cứu....................................................................................................................................................... 28
2.7. Thu thập số liệu................................................................................................................................. 28
2.7.1. Số liệu về chi phí........................................................................................................................ 28
2.7.2. Số liệu về thơng tin chung và các thông tin về sử dụng các BPTT/các dịch vụ KHHGĐ..............29
2.8. Xử lý và phân tích số liệu:................................................................................................................. 30
2.9. Sai số và khống chế sai số.................................................................................................................. 30
2.10. Đạo đức nghiên cứu:........................................................................................................................ 31

Chương 3........................................................................................................32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................32

3.1. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân ở địa bàn nghiên cứu............................................32
3.2.1. Số lượng các loại dịch vụ KHHGĐ đã được khách hàng sử dụng tại địa bàn nghiên cứu trong năm
2017..................................................................................................................................................... 32
3.2.2. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân ở địa bàn nghiên cứu:....................................33
Nhận xét: Chi phí cho triệt sản nữ cao hơn triệt sản nam. Chi phí cho đặt vịng là thấp nhất..................33
Nhận xét: Thuốc tiêm và thuốc uống có giá cao gấp nhiều lần so với bao cao su...................................33
3.2. Ước tính lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn nghiên cứu...................................35
3.2.1. Một số thông tin chung tại địa bàn nghiên cứu............................................................................35
Nhận xét: Bảng 3.7 trình bày tổng chi phí trực tiếp tiết kiệm được nhờ phịng ngừa được những trường hợp
mang thai ngoài ý muốn từ việc sử dụng các dịch vụ KHHGĐ trong năm 2017. Trong đó chi phí tiết
kiệm được do hạn chế số phụ nữ phá thai xấp xỉ sinh con và vượt xa so với chi phí tiết kiệm được do
hạn chế trẻ mắc bệnh thơng thường................................................................................................... 38
3.3. Phân tích chi phí-lợi ích của việc sử dụng dịch vụ kế hoạch hố gia đình tại địa bàn nghiên cứu........39
3.4. Phân tích độ nhạy.............................................................................................................................. 39

.........................................................................................................................40
Nhận xét: Các giả thiết về việc thay đổi đầu vào của chương trình đều
cho NB>1, trong đó giảm CP dịch vụ y tế làm cho NB xuống thấp nhất và
loại bỏ các BPTT ngắn hạn làm cho NB vượt xa kết quả ước tính của
nghiên cứu......................................................................................................40
Chương 4........................................................................................................41
BÀN LUẬN....................................................................................................41
Bằng chứng về khía cạnh kinh tế y tế sẽ là một trong những cơ sở giúp
các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định phân bổ và sử dụng


nguồn lực trong bối cảnh nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm.
Nghiên cứu này nhằm cung cấp bằng chứng về chi phí, lợi ích và lợi ích
rịng của dịch vụ KHHGĐ nhằm vận động cơ quan BHXH chi trả cho
dịch vụ này. Kết quả cho thấy tỷ lệ lợi nhuận rịng thu được so với chi phí

đầu tư cho thực hiện chương trình KHHGĐ khá cao (211%), đây là mức
xứng đáng để các nhà quản lý BHXH quan tâm trong hoạch định chính
sách về BHYT. ...............................................................................................41
4.1. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân tại địa bàn nghiên cứu..........................................41
4.2. Lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn nghiên cứu................................................42
Trong số các chi phí thành phần tiết kiệm được, chi phí do hạn chế sinh con bao gồm cả sinh sống và thai
lưu lớn nhất, tiếp đến là chi phí do hạn chế phá thai (881.019.000 VND và 862.473.000 VND). Có thể
giải thích do số phụ nữ sinh con và phá thai hạn chế được nhiều nhất. Ở đây chúng tôi giả định
phương pháp xử lý sẩy thai là hút thai chân không và thai lưu là phá thai bằng nong gắp, do đó chi phí
tiết kiệm do hạn chế số phụ nữ phá thai bao gồm cả sẩy thai và thai lưu............................................45
4.3. Phân tích chi phí - lợi ích của việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân tại địa bàn nghiên cứu. 45

Kết quả phân tích độ nhạy về ảnh hưởng của sự thay đổi của các yếu tố
đầu vào đối với lợi ích của của chương trình cung cấp dịch vụ KHHGĐ
tại thành phố Đồng Hới, khi có sự thay đổi một trong những yếu tố đầu
vào, các yếu tố khác giữ nguyên, lợi ích thu được từ cung cấp các dịch vụ
KHHGĐ ln vượt chi phí đầu tư cho chương trình (NB>0) trong đó, giả
thiết về giảm chi phí dịch vụ y tế 10% có ảnh hưởng lớn nhất đến chi phílợi ích của chương trình. Tuy vậy với giả thiết này lợi nhuận đạt được
vẫn vượt chi phí thực hiện chương trình (180,27%)..................................47
Trường hợp tỷ lệ bệnh tật của trẻ biến động 10%, chỉ làm thay đổi nhẹ tỉ
lệ lợi nhuận ròng đạt được so với chi phí đầu tư. Trường hợp giảm chi
phí dịch vụ KHHGĐ xuống 10% và tăng chi phí các dịch vụ y tế (do tăng
giá viện phí) lên 10% thì tỉ lệ lợi nhuận rịng so với chi phí cao hơn
trường hợp thực tế (245,97% và 242,51%).................................................47
Một trong những giả định gần với thực tế nhất là tỉ lệ người dân sử dụng
BPTT giảm đi lần lượt 10% và 20% thì tỉ lệ lợi nhuận rịng so với chi phí
gần như giữ nguyên, điều này càng khẳng định tính bền vững của
chương trình. Một kịch bản khác là BHXH chỉ chi trả cho các dịch vụ
tránh thai dài hạn, lúc này tỉ lệ lợi nhuận rịng so với chi phí đầu tư vượt
xa so với kết quả ban đầu (311%). Cuối cùng, kịch bản đầu vào của

chương trình khơng có 10% chi phí quản lý BHYT làm cho tỉ lệ lợi
nhuận rịng so với chi phí tăng lên 242,51%, kết quả này tương tự với
trường hợp tăng chi phí các dịch vụ y tế lên 10%......................................47
4.4. Giới hạn của nghiên cứu.................................................................................................................... 48

KẾT LUẬN...................................................................................................49
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................50


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Số lượng các loại dịch vụ KHHGĐ đã được khách hàng sử dụng trong năm 2017.............32
Bảng 3.2. Chi phí đơn vị dịch vụ KHHGĐ tại TP Đồng Hới, Quảng Bình năm 2017.........................33
Bảng 3.3. Giá vật tư dịch vụ KHHGĐ đối với các dịch vụ khơng có giá tại TP Đồng Hới, Quảng Bình
năm 2017.......................................................................................................................................... 33
Bảng 3.4. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ năm 2017 do chương trình DS-KHHGĐ chi trả và trong
trường hợp được BHYT chi trả (có cộng thêm 10% phí quản lý BHYT)...........................................34
Bảng 3.5. Các chỉ số chung về dân số và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản tại địa bàn nghiên cứu năm 201735
Bảng 3.6. Tình hình bệnh tật trẻ từ 0 đến 1 tuổi ở nhóm đối tượng nghiên cứu..................................35
Bảng 3.7. Các chỉ số dự phòng nhờ tránh được số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn năm 2017...........36
Bảng 3.8. Chi phí dịch vụ CSSK bà mẹ và điều trị bệnh cho trẻ em năm 2017 tại TP Đồng Hới,
Quảng Bình...................................................................................................................................... 37
Dịch vụ............................................................................................................................................. 37
Chi phí trung bình/ đơn giá............................................................................................................... 37
Đỡ đẻ thường.................................................................................................................................... 37
Phẫu thuật lấy thai............................................................................................................................ 37

Hút thai chân không.......................................................................................................................... 37
Phá thai to bằng nong gắp................................................................................................................. 37
Điều trị viêm phổi............................................................................................................................. 37
Điều trị tiêu chảy.............................................................................................................................. 37
Điều trị viêm hô hấp trên.................................................................................................................. 37
Nhận xét: Phẫu thuật lấy thai là dịch vụ có chi phí lớn nhất, tiếp đến là phá thai to bằng nong gắp. Chi
phí điều trị trẻ bệnh khá thấp so với các dịch vụ CSSK bà mẹ...........................................................37
Bảng 3.9. Chi phí trực tiếp tiết kiệm được trong năm 2017 do giảm số phụ nữ có thai ngồi ý muốn.38
Bảng 3.8. Chi phí -lợi ích của cung cấp dịch vụ KHHGĐ..................................................................39
tại địa bàn nghiên cứu....................................................................................................................... 39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là một trong các nội dung của chăm
sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu đã
được tuyên bố trong hội nghị Alma-Ata năm 1978 [1]. KHHGĐ làm giảm số
lượng con, giãn khoảng cách sinh con, giảm kích thước của mỗi gia đình sẽ
giúp các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người mẹ có thể chăm sóc đứa
trẻ tốt hơn, cũng như đảm bảo được sức khỏe của chính mình.
Cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) ln được Đảng
và Nhà nước Việt Nam xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người. Trong giai đoạn 2011-2015, tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai
luôn ở mức mức cao, cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai thay đổi theo xu
hướng tích cực. Trong vịng 5 năm, tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở
Việt Nam ln trên 76%, trong đó các biện pháp tránh thai hiện đại luôn trên
66% [2]. Cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai cũng thay đổi theo xu
hướng tích cực, đúng với định hướng - gia tăng tỉ lệ tránh thai hiện đại. Việc

sử dụng các biện pháp tránh thai như trên đã giúp cho Việt Nam giữ vững
được mức sinh thay thế trong thời gian qua; tốc độ gia tăng dân số đã được
khống chế, tỷ lệ tăng dân số giảm tương ứng từ hơn 2% còn 1,32% năm 2016.
Chất lượng dân số từng bước được nâng lên với chỉ số phát triển con người
(HDI) tăng từ 0,573 điểm năm 2005 lên 0,638 điểm năm 2013, xếp thứ
121/187 nước tham gia xếp hạng. Những thành quả bước đầu góp phần vào sự
phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện thắng lợi các Mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập bình quân đầu người, cải
thiện đời sống, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước [2], [3].


2

Tuy nhiên từ 2015 đến nay, tỷ lệ sử dụng các biện pháp KHHGĐ trên
cả nước có xu hướng giảm. Ngun nhân là do kinh phí cho chương trình
DS-KHHGĐ bị cắt giảm sau khi kết thúc giai đoạn giai đoạn 2011-2015;
nguồn cung cấp các BPTT miễn phí cũng bị giảm xuống do đề án Xã hội
hóa việc cung cấp phương tiện tránh thai [2], [4], cùng với sự cắt giảm và
kết thúc các dự án y tế nói chung và dự án về SKSS - KHHGĐ nói riêng từ
các tổ chức phi chính phủ. Tỷ lệ sử dụng các BPTT giảm xuống dễ dẫn đến
nguy cơ dân số tăng nhanh trở lại, đây là thách thức không nhỏ đối với
người dân và ngành y tế.
Đồng Hới là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Khơng nằm ngồi xu
hướng trên, từ sau khi triển khai xã hội hóa các BPTT, số cặp vợ chồng mới
sử dụng BPTT hiện đại lại có xu hướng giảm dần, từ 7.398 lượt năm 2015 đến
năm 2017 còn 6.314 lượt [5].
Để tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ KHHGĐ cho người
dân nhằm duy trì tỉ lệ tăng dân số, đưa KHHGĐ vào hệ thống Bảo hiểm y tế
(BHYT) một giải pháp được xem xét tới.
Để có thể cung cấp bằng chứng cho vận động chính sách nhằm đưa dịch

vụ KHHGĐ vào trong các dịch vụ được BHYT hồn trả, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu: “Phân tích Chi phí – lợi ích của cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa
gia đình cho người dân tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, 2017” với ba
mục tiêu:
1)

Tính chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân tại thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình năm 2017.

2)

Tính lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn nghiên cứu.

3)

Phân tích chi phí-lợi ích của việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho
người dân tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ
1.1.1. Dịch vụ KHHGĐ
1.1.1.1. Khái niệm KHHGĐ
- KHHGĐ là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng
chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách
giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, ni dạy con có trách nhiệm, phù
hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình [6].

- Chương trình DS-KHHGĐ: là chương trình mục tiêu quốc gia. Một
trong những hoạt động của chương trình là cung cấp miễn phí các dịch
vụ/phương tiện tránh thai cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Mục tiêu của chương
trình là chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý để quy mô dân số sớm ổn định
trong khoảng 115 - 120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI; khống chế tốc độ
tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số về thể chất,
đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước [7].
1.1.1.2. Dịch vụ KHHGĐ:
Các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình được định nghĩa là "giáo dục, y tế
tồn diện hay các hoạt động xã hội cho phép các cá nhân, gồm cả người chưa
thành niên, tự do quyết định số lượng và thời gian giãn cách giữa những đứa
trẻ và lựa chọn các biện pháp để thực hiện điều đó” [8], [9].
Các biện pháp tránh thai [9],[10],[11] :
- Đặt dụng cụ tử cung: Đặt DCTC là một BPTT tạm thời và hiệu quả.
DCTC hiện có 2 loại: loại chứa đồng (Ví dụ: TCu-380A, Multiload Cu-375 và
GyneFix®...) được làm từ một thân plastic với các vòng đồng hoặc dây đồng,


4

và loại giải phóng levonorgestrel có một thân chữ T bằng polyethylen chứa 52
mg levonorgestrel, giải phóng 20 μg hoạt chất/ngày. DCTC TCu-380A có tác
dụng trong 10 năm và DCTC giải phóng levonorgestrel có tác dụng tối đa 5
năm. Khách hàng nhiễm HIV hay có bạn tình nhiễm HIV có thể sử dụng
DCTC nhưng cần lưu ý là BPTT này khơng giúp ngăn ngừa NKLTQĐTD và
HIV/AIDS.
- Triệt sản nam/nữ:
• Triệt sản nam bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh là BPTT vĩnh
viễn dành cho nam giới bằng cách làm gián đoạn ống dẫn tinh dẫn đến khơng

có tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. Đây là biện pháp thực hiện một lần có
tác dụng tránh thai suốt đời vì thế khách hàng cần được tư vấn kỹ trước khi
quyết định thực hiện. Đây là một thủ thuật ngoại khoa đơn giản và an toàn.
Hiệu quả tránh thai rất cao (trên 99,5%) và triệt sản nam khơng có ảnh hưởng
đến sức khỏe và sinh hoạt tình dục.
• Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung là một phẫu
thuật làm gián đoạn vịi tử cung, khơng cho tinh trùng gặp noãn để thực hiện
thụ tinh. Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, hiệu quả tránh thai rất
cao (trên 99%) và không ảnh hưởng đến sức khỏe, quan hệ tình dục.
- Thuốc cấy tránh thai: Thuốc cấy tránh thai là BPTT tạm thời có chứa
progestin. Hiện nay thuốc cấy tránh thai có hai loại: (I) Loại một nang (que)
mềm, hình trụ, vỏ bằng chất dẻo sinh học,(ví dụ: Implanon chứa 68 mg
etonogestrel, có tác dụng tránh thai trong 3 năm), và (II) Loại 2 nang, (ví dụ:
Femplant, mỗi que chứa 75mg hoạt chất Levonorgestrel, tổng hàm lượng hoạt
chất Levonogestrel của 2 que là 150mg), có tác dụng tránh thai trong 4 năm.
- Thuốc tiêm tránh thai: Thuốc tiêm tránh thai là BPTT tạm thời, chứa
nội tiết progestin. Thuốc tiêm tránh thai hiện có hai loại: (I) DMPA (depot


5

medroxygenprogesteron acetat) 150 mg, có tác dụng tránh thai 3 tháng, và (II)
NET-EN (norethisteron enantat) 200 mg, có tác dụng tránh thai 2 tháng.
- Viên uống tránh thai đơn thuần (Progestin), kết hợp (Estrogen +
Progestin), khẩn cấp
- Bao cao su: Bao cao su là một BPTT tạm thời, hiệu quả, an tồn và rẻ
tiền. Bao cao su là BPTT có tác dụng bảo vệ kép: vừa có tác dụng tránh thai
vừa giúp phòng NKLTQĐTD và HIV/AIDS. Khách hàng nhiễm HIV hoặc có
bạn tình nhiễm HIV nên sử dụng bao cao su để tránh thai và phịng
NKLTQĐTD/HIV. Bao cao su có hai loại: loại sử dụng cho nam và loại sử

dụng cho nữ.
1.1.2. Khái niệm chi phí
- Chi phí là giá trị hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng sử dụng nguồn
lực theo các cách khác nhau. Nói cách khác chi phí là phí tổn phải chịu khi
sản xuất hoặc sử dụng dịch vụ, hàng hóa.
- Để thuận tiện cho việc tính tốn, chi phí thường được thể hiện dưới
dạng tiền tệ, số tiền chính là chi phí để sử dụng nguồn lực, hàng hóa hay
dịch vụ.
- Ước tính chi phí là thuật ngữ dùng để chỉ việc tính các chi phí của một
hoạt động trong quá khứ, hiện tại và tương lai [12], [13].
1.1.2.1. Phân loại chi phí
Trong phân tích chi phí bệnh viện, chi phí được thể hiện bằng đơn vị
tiền, nhưng thành phần các chi phí có thể khác nhau một cách đáng kể khi xác
định tổng chi phí gồm những chi phí nào. Trong phân tích chi phí cho các
chương trình/ hoạt động chăm sóc sức khỏe, các chi phí có thể được nhóm
theo các nhóm như sau: 1) chi phí trực tiếp cho y tế; 2 chi phí gián tiếp cho y
tế [12], [13].


6

Chi phí trực tiếp: Gồm có chi phí trực tiếp cho y tế, và chi phí trực tiếp
ngồi y tế.
- Chi phí trực tiếp cho y tế được xác định là những nguồn lực được người
cung cấp dịch vụ sử dụng trong cung cấp chăm sóc sức khỏe. Ví dụ chi phí y
tế trực tiếp cho người bệnh điều trị là : 1) chi phí khám bệnh ; 2) chi phí xét
nghiệm ; 3) chi phí chẩn đốn hình ảnh ; 4) chi phí thăm dị chức năng ; 5) chi
phí thuốc ; 6) chi phí vật tư tiêu hao,….[14], [15], [16], [17], [18].
- Chi phí trực tiếp ngồi y tế là tiền chi trả từ túi người bệnh cho các
khoản chi khơng cho khám chữa bệnh. Loại chi phí này gồm : 1) chi phí đi lại

từ nhà đến bệnh viện, phòng khám và ngược lại ; 2) chi phí ăn uống và ở trọ
của người bệnh, người thân đi cùng, cho những thành viên ở nơi khác đến ; 3)
chi phí cho các dịch vụ chăm sóc tại nhà ; 4) chi phí cho đóng bảo hiểm ; chi
phí cho điều trị mà người bệnh tự chi trả. Nghiên cứu về chi phí trực tiếp
ngồi y tế sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý thấy những tác động, nguy
cơ, rủi ro tiềm ẩn của những chi phí trực tiếp khơng cho điều trị đến người
bệnh, BHYT, cơ sở y tế và có các chính sách, định hướng, chiến lược phù hợp
với tình hình thực tế [12], [18], [19], [20].
Chi phí gián tiếp: ảnh hưởng kinh tế chung với cuộc đời người bệnh.
Những chi phí này gồm: 1) mất thu nhập do tạm thời hoặc một phần hoặc
vĩnh viễn thương tật; 2) sự giúp đỡ không được chi trả của người nhà bệnh
nhân trong chăm sóc người bệnh ; 3) mất thu nhập cho thành viên trong gia
đình do phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc người bệnh. Cũng như chi phí khơng
cho y tế, chi phí gián tiếp là một khoản thực tế bệnh nhân phải chi trả, tách
khỏi người cung cấp dịch vụ - nhưng có thể có ảnh hưởng đến chi phí điều trị
của người cung cấp dịch vụ. Ví dụ bệnh nhân khơng có việc làm có thể họ sẽ
khơng có khả năng chi trả cho điều trị. Sự khó khăn về kinh tế có thể ảnh
hưởng đến kết quả điều trị, dẫn đến những biến chứng nặng nề do dùng thuốc


7

điều trị khơng đúng liều vì bệnh nhân tự giảm liều hoặc sử dụng không đủ
liều theo đơn thuốc của bác sỹ để tiết kiệm tiền. Nhà cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe có thể phải chịu những chi phí thêm để giải quyết các biến
chứng. Sự khó khăn về kinh tế có thể dẫn đến việc bệnh nhân bỏ không đến
khám lại, dẫn đến vấn đề cho người cung cấp dịch vụ như đã mô tả ở phần
trước ở chi phí ngồi y tế [25], [22], [23], [24].
Chi phí trực tiếp và Chi phí gián tiếp được biểu diễn theo sơ đồ sau[12]


Sơ đồ 1: Phân loại chi phí
1.2.2.2. Tính chi phí cung cấp dịch vụ [12]:
Cách tiếp cận trong tính chi phí các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế là
“Cách tiếp cận theo thành phần” trong đó mỗi can thiệp y tế được mô tả theo
các nguồn lực cần thiết để tạo ra mỗi loại dịch vụ. Đơn vị sản phẩm sẽ là chi
phí cho mỗi bệnh nhân được khám cho mỗi loại dịch vụ y tế đã được xác
định.
Có năm bước chính trong tính chi phí:
- Xác định nguồn lực được sử dụng để tạo ra dịch vụ y tế đang được
tính toán.


8

- Ước tính số lượng mỗi nguồn lực đầu vào được sử dụng.
- Định rõ giá trị tiền tệ cho mỗi đơn vị đầu vào và tính tổng chi phí cho
đầu vào.
- Phân bổ chi phí cho các hoạt động trong đó chi phí được sử dụng.
- Sử dụng sản phẩm đạt được để tính chi phí trung bình.
1.2.2.3. Quan điểm trong tính chi phí [16], [26]:
- Quan điểm chi phí đề cập đến người, cơ quan, tổ chức, hệ thống chịu
trách nhiệm các khoản chi phí của hàng hóa, dịch vụ, hoạt động (Ai phải chi
trả?).
- Phân tích chi phí được thực hiện trên các quan điểm khác nhau:
+ Quan điểm chi phí từ phía người bệnh: là chi phí người bệnh phải chi
trả khi sử dụng các dịch vụ y tế.
+ Quan điểm chi phí từ phía người cung cấp dịch vụ y tế, bệnh viện/
chương trình y tế và khi cơ sở cung cấp dịch vụ thuộc hệ thống y tế cơng thì
gọi là quan điểm của hệ thống y tế. Nó là các chi phí nảy sinh cho các cơ sở y
tế trong quá trình cung cấp các dịch vụ điều trị bệnh cho người bệnh.

+ Cuối cùng là quan điểm xã hội: Một phân tích dựa trên quan điểm xã
hội, sẽ xem xét đến chi phí nảy sinh cho cả phía cơ sở cung cấp dịch vụ và
bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế.
Trong phân tích chi phí, quan điểm có vai trị rất quan trọng vì nó quyết
định đưa loại chi phí nào vào tính tốn ở phạm vi nào. Nghiên cứu được thực
hiện trên các quan điểm khác nhau sẽ đưa ra kết quả khác nhau cho các loại
bệnh khác nhau.
1.2. Lợi ích của sử dụng dịch vụ KHHGĐ:
1.2.1. Lợi ích của can thiệp chăm sóc sức khỏe:
Lợi ích của can thiệp CSSK được xác định bằng nhiều chỉ số khác nhau
như các chỉ số dịch tễ học tự nhiên (số người được dự phòng, số bệnh nhân


9

được điều trị khỏi...) hoặc các chỉ số đã được điều chỉnh về chất lượng cuộc
sống và mức độ thương tật như số năm sống đã được điều chỉnh về chất lượng
cuộc sống (QALY đạt được) hoặc số năm sống đã được điều chỉnh về mức độ
thương tật (phòng được số DALY mất đi)
Lợi ích có thể được chia thành 2 cấu phần:
− Trực tiếp: Lợi ích trực tiếp liên quan đến y tế (VD giảm số ngày nằm
viện, dự phòng mắc bệnh…).
− Gián tiếp: Thu nhập tăng thêm/phục hồi từ việc cải thiện sức khỏe, số
QALY đạt được hay dự phòng được số DALY mất đi [12], [16].
1.2.2. Xác định Kết quả-Lợi ích của sử dụng dịch vụ KHHGĐ:
 Xác định Lợi ích của sử dụng dịch vụ KHHGĐ
Lợi ích đầu tiên của sử dụng các BPTT là số phụ nữ mang thai ngoài ý
muốn ngăn ngừa được và do ngăn ngừa được số phụ nữ mang thai ngoài ý
muốn sẽ hạn chế được số lượt sinh nở nếu một số trong những phụ nữ này
khơng muốn đình chỉ thai nghén; hạn chế được số lượt phá thai do mang thai

ngoài ý muốn, hạn chế được số trẻ sinh ngồi ý muốn do PN mang thai ngồi
ý muốn.
Để có thể ước tính số phụ nữ mang thai ngồi ý muốn phịng tránh
được cần xây dựng mơ hình xác suất trong đó có tính đến xác suất người phụ
nữ có khả năng mang thai ngồi ý muốn nếu khơng sử dụng các BPTT.
Trong thực tế, trên thế giới, một số tổ chức chun về SKSS/KHHGĐ đã xây
dựng các mơ hình phục vụ cho ước tính kết quả từ việc sử dụng các BPTT.
Một trong các mơ hình được sử dụng khá nhiều và hiện đang được Tổng cục
dân số sử dụng cho ước tính tác động của sử dụng các BPTT là mơ hình
Impact2.


10

Mơ hình Impact2 đã được chun gia thuộc tổ chức Marie Stopes
International (MSI) thiết kế để lượng hóa những tác động của các chương
trình KHHGĐ bằng những chỉ số về dân số học, chỉ số về sức khỏe và chỉ số
về kinh tế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng mơ hình Impact2
phiên bản 4 được cập nhật tháng 6 năm 2016 để định lượng tác động của việc
sử dụng các dịch vụ KHHGĐ.
Theo thiết kế, mơ hình Impact2 sử dụng nhiều số liệu đầu vào khác nhau
gồm các số liệu thống kê cấp quốc gia, khu vực được mặc định trong mơ hình
và số liệu thu thập ban đầu. Các số liệu được mặc định trong mô hình có
nguồn gốc từ tổ chức MSI khu vực và MSIVN và các tổ chức khác như
WHO, USAID…
Các chỉ số được sử dụng là một phần trong những chỉ số đầu vào của
đưa vào của mơ hình Impact2 gồm:
1) Số phụ nữ ở độ tuổi 15-49
2) Tỷ suất sinh
3) Tuổi thọ dự tính của người Việt Nam

4) Tỷ lệ và số lượng sử dụng từng BPTT…[27]


11

Lợi ích của sử dụng dịch vụ KHHGĐ ước tính bằng Impact2 được thể
hiện trong sơ đồ sau [28]:
Ước tính số sử dụng các BPTT
Số người sử dụng năm đó +số
vẫn được bảo vệ do sử dung
BPTT dài hạn tư năm trước

Đóng góp tăng CPR
Gồm mức sử dụng ban đầu
và số tăng thêm đối với sự
phát triển dân số

a. Số PN mang thai ngoài ý
muốn tránh được
Số người sử dụng x ( 40%
tỷ lệ mang thai –tỷ lệ thất
bại mỗi loại)
b. Số sẩy thai tránh được
(số sinh x số sẩy thai/PN
mang thai 27 tuần) +(số
phá thai x số sảy thai/số
phá thai)

c.Số lượt sinh con tránh
được (sống và thai lưu)

Số có thai - số sẩy thai số phá thai

d. Số trẻ không được
sinh ra
Số lượt sinh x (tỷ lệ thai
lưu/1000-tỷ lệ thai lưu)
g. Số trẻ tử vong tránh
được (tăng khoảng cách
sinh)
số sinh x hệ sơ tương quan
khoảng cách sinh trước đó

h. Số tử vong mẹ tránh
được
Số sinh x
(MMR/100.000)

i.Phòng được Số DALY
mất đi
Do bệnh và tử vong mẹ và
con

e. Số phá thai tránh
được
Số mang thai x tỷ suất
phá thai/100

f.Số phá thai không an
tồn tránh được
Số sinh x (tỉ suất phá

thai khơng an tồn/100)

j.Chi phí trực tiếp tiết
kiệm được cho gia đình
và hệ thống y tế
Số PN mang thai x chi
phí trung bình/1PN
Chi phí bao gồm: chi phí
chăm sóc thai sản, chi
phí sinh đẻ, chi phí sau
đẻ, chi phí điều trị các
biến chứng liên quan tới
quá trình mang thai và
sinh nở

Sơ đồ 2 : Khung lý thuyết ước tính những tác động mà chương trình
KHHGĐ mong muốn đạt được qua các năm bằng Impact2


12

Impact 2 có thể được sử dụng để ước lượng đóng góp trong quá khứ,
hiện tại và tương lai đối với việc sử dụng biện pháp tránh thai cấp quốc gia, tỷ
lệ sử dụng thuốc tránh thai và phá thai an tồn hoặc các dịch vụ chăm sóc sau
phá thai trên tồn quốc. Ngồi ra, Impact có thể được sử dụng để ước tính sức
khoẻ, nhân khẩu học và tác động kinh tế của các dịch vụ này.
Impact 2 rất hữu ích cho:
- Ước tính gia tăng tỉ lệ sử dụng BPTT và người dùng bổ sung đạt
được dựa trên dữ liệu cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.
- Lập kế hoạch một chương trình thực tế tạo ra sự khác biệt lớn ở cấp

quốc gia và theo dõi sự đóng góp này theo thời gian.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho truyền thông giữa các nhà cung cấp dịch
vụ, các chính phủ quốc gia và các nhà tài trợ về giá trị đầu tư vào các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Impact2 cho phép người dùng tính tốn ở bất kỳ khoảng thời gian nào
(từ bất kỳ độ dài nào) từ năm 2001 đến năm 2020. Điều này cho phép tính
linh hoạt cho cách mơ hình được sử dụng, vì ngày bắt đầu của xu hướng có
thể được điều chỉnh để phù hợp với ngày bắt đầu của hiện tại hoặc tiềm năng
chương trình tương lai. Khi nhập dữ liệu, chương trình có thể nhập các dịch
vụ từ năm 1982 trở lại. Ngoài ra, khi thiết lập mục tiêu trong tương lai, mơ
hình cho phép các chương trình tính đến các dịch vụ lịch sử đã được cung cấp
trước năm đầu tiên được chọn.
 Việc quy đổi lợi ích sang tiền tệ sẽ được thực hiện tùy theo chương
trình nào được đánh giá và mục tiêu nghiên cứu. Trong đánh giá chương trình
KHHGĐ, lợi ích đạt được được tính là số tiền tiết kiệm được từ việc hạn chế
được số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn từ đó hạn chế được số lần sinh nở, số
lần phá thai, số trẻ sinh ra trong năm….


13

Như vậy chi phí tiết kiệm được nhờ chương trình KHHGĐ sẽ hạn chế
được những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn và do vậy sẽ tiết kiệm được các
chi phí người chi trả phải gánh chịu nếu khơng hạn chế được số phụ nữ có
thai ngồi ý muốn đó (trong nghiên cứu này chi phí tiết kiệm cho BHYT). Chi
phí tiết kiệm được chính là tổng lợi ích đạt được của chương trình được đánh
giá bằng giá trị tiền tệ [27], [28].
1.3. Phân tích Chi phí-lợi ích của việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ
1.3.1. Khái niệm phân tích chi phí – lợi ích
Phân tích chi phí – lợi ích là một phương pháp đánh giá kinh tế toàn

diện bởi vì kết quả của chương trình/can thiệp được đo lường và định giá trị.
Khác với phân tích chi chi phí- hiệu quả hay phân tích chi phí thoả dụng, kết
quả được đo lường bằng các chỉ số dịch tễ học tự nhiên hoặc QALY, DALY,
lợi ích trong phân tích tích chi phí – lợi ích được chuyển đổi thành tiền [13] .
1.3.2. Các bước trong phân tích chi phí lợi ích [12], [13]
- Xác định mục tiêu của chương trình
- Xác định và tính chi phí của chương trình
- Xác định lợi ích quy đổi ra đơn vị tiền tệ
- Tính tốn chi phí – lợi ích
1.3.3. Phân tích Chi phí – lợi ích trong KHHGĐ
Trong đánh giá trong phân tích chi phí-lợi ích của một chương trình/dịch
vụ CSSK, những chỉ số được xem xét tới gồm:
- Tỷ suất Lợi ích - Chi phí :
Tỷ suất B/C
Trong đó:
o B: lợi ích đạt được tính bằng đơn vị tiền.
o C. Chi phí của chương trình
Chương trình/can thiệp đạt lợi ích khi tỷ suất này lớn hơn 1 [12], [25], [29].


14

- Lợi ích rịng (NB): là phúc lợi xã hội đạt được từ chương trình/can
thiệp y tế. NB được tính bằng hiệu số giữa tổng lợi ích đạt được (B - tính
bằng đơn vị tiền tệ) và tổng chi phí (C) của chương trình theo cơng thức
sau [29]:
NB = B – C
Trong đó
o B: lợi ích đạt được tính bằng đơn vị tiền.
o C. Chi phí của chương trình

- Lợi tức đầu tư (ROI): là khoản lợi nhuận thu về từ số tiền mà nhà đầu
tư bỏ ra. Với chương trình/can thiệp y tế, lợi tức đầu tư là lợi nhuận thu được
từ tiền đầu tư vào chương trình và được tính bằng tỉ lệ lợi nhuận so với chi
phí đầu tư cho chương trình theo cơng thức:
ROI = x 100
Trong đó:
o B - C: lợi nhuận rịng
o C: Chi phí cho chương trình
1.3.3. Tình hình nghiên cứu chi phí – lợi ích của chương trình KHHGĐ
1.3.3.1. Trên thế giới
Đã có nhiều nghiên cứu về chi phí – lợi ích của chương trình KHHGĐ
trên thế giới. Một nghiên cứu tại bang Rajasthan, Ấn độ năm 1970 cho kết
quả Lợi ích ròng đối với nền kinh tế do dự phòng sinh con nhờ chương trình
kế hoạch hóa gia đình được ước tính là Rs. 10 crores, tỷ lệ lợi ích chi phí từ 1
đến 6 cho các giai đoạn [30]. Nghiên cứu ở Iowa năm 1988 ước tính được tỉ
số lợi ích-chi phí ở chương trình KHHGĐ sau 5 năm cho lứa tuổi từ 20 đến


15

44 là từ 2,11 đến 7,46 [31]. Ở nghiên cứu đó, chi phí thực phẩm được thêm
vào viện phí trả cho các cơ sở y tế nhưng không bao gồm chi phí thuốc và một
số chi phí chăm sóc sức khoẻ khác ngoài thai sản và các bệnh mắc phải ở trẻ.
Một kết quả phân tích chi phí- lợi ích của chương trình KHHGĐ ở
California năm 2007, với tất cả chi phí trực tiếp liên quan đến thai sản, bệnh
trẻ đều được bao gồm khi ước tính chi phí tiết kiệm cho biết cứ 1 USD bỏ ra
cho chương trình sau 5 năm, dự phòng được 9,25 USD mất đi do thai sản và
bệnh trẻ [32].
Tại khu vực Đông Nam Á, từ năm 1984 đã có một nghiên cứu về chi
phí – lợi ích của chương trình KHHGĐ tại Thái Lan, cho thấy rằng trên cơ sở

kinh tế, chương trình là một đầu tư rất hấp dẫn cho chính phủ, với 1 USD đầu
tư cho chương trình ước tính lợi nhuận hơn 7 USD trong 9 năm đầu tiên của
chương trình (1972-1980) và hơn 16 USD trong 40 năm (1972-2010). Từ năm
1972-2010, chương trình sẽ dự phịng được 16 triệu ca sinh, với tổng chi phí
ước tính là 536 triệu USD, nhưng sẽ mang lại khoản tiết kiệm tích lũy ước
tính 11,8 tỉ USD [33].
Chương trình KHHGĐ đã mang lại lợi ích rất lớn khơng chỉ đối với y
tế mà còn cho các lĩnh vực khác. Nghiên cứu tại Ai cập năm 2005 đánh giá tỉ
số chi phí – lợi ích của chương trình KHHGĐ là 40,27 vào năm 2030, trong
đó ngành giáo dục đóng góp vào lợi ích của chương trình nhiều nhất, sau đó
lần lượt là y tế, trợ cấp lương thực, nước, vệ sinh và tiện ích [34]. Tương tự,
nghiên cứu tại Sierra Leone năm 2017 với giả định mở rộng phạm vi KHHGĐ
cho những người phụ nữ đã lập gia đình giai đoạn 2013 – 2035, 1 USD chi
cho chương trình KHHGĐ sẽ tiết kiệm 2,1 USD cho 5 dịch vụ xã hội thiết
yếu: giáo dục tiểu học, tiêm chủng cho trẻ em, phòng chống sốt rét, chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và cải thiện nước uống [35].
Nghiên cứu năm 2009 tại Kenya cho thấy thực hiện các biện pháp


16

KHHGĐ sẽ hạn chế số trẻ sinh ra ngoài ý muốn, dẫn đến giảm số trẻ cần giáo
dục. Kết quả cho thấy chương trình KHHGĐ sẽ tiết kiệm chi phí tích lũy cho
ngành giáo dục 114,7 triệu USD vào năm 2015 nhờ hạn chế phổ cập giáo dục
tiểu học [36].
1.3.3.2. Tại Việt Nam:
Trong khi trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về Chi phí – lợi ích của
chương trình DS-KHHGĐ thì tại Việt Nam chỉ có duy nhất một nghiên cứu
Chi phí và lợi ích đầu tư vào chương trình dân số và kế hoạch hố gia đình ở
Việt Nam 1979-2010, được thực hiện năm 1997. Kết quả nghiên cứu cho thấy

trong giai đoạn 1979-1996, tổng mức sinh giảm 1,6 con/1 phụ nữ, đến năm
2010 sẽ giảm 2,1 con/1 phụ nữ. Dân số Việt Nam năm 2010 sẽ ít hơn 25 triệu
người so với kịch bản khơng có chương trình, từ đó sẽ tiết kiệm được 107,2
nghìn tỉ đồng chi phí cho y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Đầu tư 1 VND vào
chương trình sẽ tiết kiệm được 7,6 VND chi phí xã hội [37].
Ngồi ra, đã có một vài nghiên cứu được thực hiện tuy nhiên chỉ trong
khuôn khổ của các dự án mà chưa được chính thức đăng tải trên các tạp chí
khoa học.
Đến thời điểm hiện tại có thể thấy việc đăng tải các kết quả này cũng
như việc triển khai các nghiên cứu trên quy mô lớn là rất cần thiết để làm cơ
sở cho vận động nguồn kinh phí cho tăng cường và duy trì việc thực hiện
chương trình KHHGĐ.
1.4. Mơ tả địa bàn nghiên cứu
Đồng Hới là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích
155,71 km2, phía đơng giáp biển đơng, phía tây và phía bác giáp huyện Bố
Trạch, phía nam giáp huyện Quảng Ninh. Dân số thành phố năm 2017 là
125.370 người, mật độ dân số là 805 người/km2. Dự kiến dân số thành phố
năm 2025 sẽ là trên 300.000 người, đến năm 2035 dân số là 450.000 người.


17

Thành phố Đồng Hới là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Bình; có các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô
thị năm 2013: Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố hưởng đạt 540,641
tỷ đồng; cân đối thu chi ngân sách là cân đối dư; thu nhập bình quân đầu
người đạt 2.871,3 USD/người; mức tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn
2010 – 2013 đạt 12,32%/năm; tỷ lệ hộ nghèo là 1,37% [38].
Về các dịch vụ KHHGĐ, số mới thực hiện BPTT hiện đại ln nằm trong
nhóm cao nhất trong số 8 huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng

Bình. Các dịch vụ KHHGĐ hiện đang được cung cấp tại các cơ sở y tế công
trên địa bàn thành phố Đồng Hới gồm:
+ Biện pháp tránh thai vĩnh viễn: Triệt sản nam, triệt sản nữ;
+ Các biện pháp dài hạn: đặt dụng cụ tử cung, que cấy tránh thai.
+ Các biện pháp ngắn hạn gồm: Bao cao su, viên uống tránh thai, thuốc
tiêm tránh thai; thuốc tránh thai khẩn cấp [39].


×