Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU NHÓM 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.14 KB, 21 trang )

BÁO CÁO THẢO LUẬN
HỌC PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
Đề tài:
Xây dựng ý tưởng và phát triển sản phẩm/ dịch vụ có thương
hiệu.

1


Mở đầu
Ngày nay, vấn đề cạnh tranh không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lượng và hạ
giá thành sản phẩm, mà quan trọng hơn nhiều là làm sao để tâm trí khách hàng hướng
đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Thương hiệu được nhắc đến trong trường hợp này
như là một công cụ cũng như một động lực của quá trình cạnh tranh. Hoạt động quản
trị thương hiệu trong các doanh nghiệp được coi là một trong những hoạt động chính
yếu, có vai trị to lớn để tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về sản phẩm và về doanh nghiệp,
thúc đẩy hành vi mua theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Song song với điều đó, khi mà xã hội ngày càng phát triển, mức sống của con
người ngày càng được cải thiện, khi mà vấn đề thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường,
người ta càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe người tiêu dùng. Hiểu được nhu cầu
của con người đang dần thay đổi theo hướng đi lên, chúng tôi mong muốn được tạo ra
những sản phẩm đáp ứng được điều đó, mang đến cho người tiêu dùng những sản
phẩm an toàn, chất lượng và đầy đủ dinh dưỡng. Từ đó, ý tưởng về sản phẩm sạch
organic được hình thành. Càng hiểu được sự quan trọng của thương hiệu trong việc
đưa sản phẩm ra thị trường và phát triển nó một cách rộng rãi, nhanh chóng, ưu tiên
hơn hết, hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu và quản trị thương hiệu là điều mà
chúng tôi luôn phải nghiêm túc nghiên cứu và thực hiện.
I. Ý tưởng về sản phẩm

1. Organic là gì ?
Organic là thực phẩm hữu cơ dùng để chỉ những sản phẩm mà trong q trình sản


xuất, ni trồng khơng sử dụng:
- Hố chất nhân tạo (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản)
- Hormone kích thích tăng trưởng
- Kháng sinh, sinh vật biến đổi gen hoặc bức xạ ion
Sản phẩm hữu cơ được sản xuất từ những nông trại chú trọng việc sử dụng các
nguồn tài nguyên tái tạo và bảo tồn nguồn đất và nước để nâng cao chất lượng mơi
trường. Đó là những sản phẩm chỉ được phép đặt tại các khu vực sạch sẽ, không bị ô
nhiễm bởi khơng khí, nguồn nước hay bất cứ nhân tố nào khác (xa khu vực công
nghiệp, trong đất không được chứa bất kỳ chất độc hại nào ngay cả những hướng gió
cũng phải kiểm tra để phát hiện ra chất độc hại). Mặc dù chưa có kết luận nào về việc
sử dụng thực phẩm hữu cơ có lợi hơn thực phẩm thơng thường. Tuy nhiên có khá
nhiều cơng trình nghiên cứu chứng minh rằng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm
hữu cơ thường cao hơn:
- Hàm lượng chất chống oxy hóa cao, chống lại các tế bào gây bệnh đặc biệt là ung thu
bằng cách thúc đẩy sức khỏe của tế bào.
- Tăng hàm lượng vitamin: theo chuyên gia dinh dưỡng Shane Heaton, sản phẩm hữu
cơ có xu hướng chứa nhiều vitamin hơn so với các loại thực phẩm thông thường. Do
đó, cơng dụng của thực phẩm hữu cơ với sức khỏe là khá lớn.
- Lượng dưỡng chất cao hơn khi đến tay người dùng: thực phẩm hữu cơ không dùng
chất bảo quản nên thời gian bảo quản ngắn hơn, người nơng dân và nhà phân phối ln
phải tìm cách nhanh chóng đưa chúng đến tay người tiêu dùng nên lượng dưỡng chất
bị sói mịn sẽ ít hơn, đảm bảo cả chất lượng, hương vị và hàm lượng dinh dưỡng trong
sản phẩm.
2. Những tuyến sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh
2


- Sữa hạt

Sữa hạt là thức uống được chế biến từ các loại hạt ngũ cốc như gạo lứt, yến

mạch, ngô,... hay các loại hạt dinh dưỡng, giàu chất béo và đạm như hạnh nhân, óc
chó, hạt bí, hướng dương,... các loại đậu: đậu đỏ, đậu đen, đậu gà,... Khác với các
thương hiệu khác, nguyên liệu làm nên sữa hạt của OrgaS đều sẽ là thực phẩm organic
giàu dinh dưỡng và đảm bảo an tồn thực phẩm.
Cơng dụng của sữa hạt organic: Sữa hạt cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ
thể, không kém các loại sữa động vật khác. Trong sữa hạt chưa nhiều protein, chất xơ
và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, và rất ít cholesterol... tốt cho hệ tim mạch, cơ
xương, trí não. Ví dụ như trong hạt hạnh nhân có chứa chất béo đơn - bão hòa, protein
và potassium, là những chất hỗ trợ rất tốt cho khả năng vận động của tim, Vitamin E
trong hạnh nhân tác động như một chất chống oxi hóa. Sữa hạt là cơng cụ làm đẹp tự
nhiên của phụ nữ: có khả năng chống lão hóa, làm đẹp da. Sử dụng thường xuyên sữa
hạt sẽ giúp da căng bóng, mịn màng, sáng đẹp và trẻ trung. Hơn nữa, sữa hạt cũng là
lựa chọn của chị em trong việc giữ vóc dáng cân đối, thon gọn và săn chắc. Sữa hạt dễ
hấp thụ và chuyển hóa vì sữa hạt chứa hàm lượng chất béo bão hòa và đường rất thấp,
hồn tồn dễ tiêu hóa. Do vậy, sữa hạt cũng là sự lựa chọn tốt nhất cho cả các em bé
ngay từ khi còn ăn dặm.
Khách hàng mục tiêu: các bà bầu đang mang thai, cho con bú và sau thời kỳ sinh
nở, đây là đối tượng khách hàng rất quan tâm đến sức khỏe và sẵn sàng chi trả số tiền
đắt để mua một sản phẩm chất lượng. Các chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 25 cũng
rất thích dùng sữa hạt vì vị ngon dễ uống cũng như khả năng làm đẹp từ bên trong, da
sáng dáng xinh.
- Ngũ cốc
Cũng giống như sữa hạt, ngũ cốc cũng được chế tạo từ các loại hạt ngũ cốc như
gạo lứt, hạt kê, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, ý dĩ…. Tuy nhiên OrgaS sẽ sử dụng thêm
các loại hạt có giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe của nhiều người để thay đổi hương
vị và tính dễ uống của sản phẩm như hạt sen, óc chó, các loại đậu (đỏ, đen, xanh,...)
Công dụng của ngũ cốc: thay thế các bữa ăn nhẹ hoặc ăn sáng với đầy đủ dưỡng
chất tốt cho sức khỏe. Với trẻ nhỏ các bé cần nên tiêu thụ các loại ngũ cốc có hương vị
tự nhiên, khơng chất béo, lượng đường dưới 25% sẽ giúp cho tiêu hóa và hấp thụ ở bé
3



tốt hơn. Đặc biệt đối với trẻ từ 8 đến 12 tuổi là độ tuổi có khả năng hấp thụ chất dinh
dưỡng dồi dào. Bột ngũ cốc cho bé giảm được tình trạng béo phì, ngăn ngừa các bệnh
ung thư và bổ sung thêm năng lượng cho trẻ tốt nhất. Do hàm lượng muối thấp, trong
gạo lứt có chứa nhiều vitamin, có hàm lượng chất đạm và chất béo ít. Vì thế nếu uống
ngũ cốc đúng cách sẽ giúp cho những người bị bệnh cao huyết áp và tim mạch giảm
được tình trạng bệnh lý hiệu quả. Đối với phụ nữ mang thai hoặc những người bị thiếu
chất sắt, uống ngũ cốc hàng ngày sẽ bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, lợi cho hệ
tiêu hóa.
Khách hàng mục tiêu: tất cả các đối tượng người tiêu dùng đều có thể sử dụng
ngũ cốc mang thương hiệu OrgaS nhưng tập trung nhiều vào các bà mẹ đang có con
trong giai đoạn phát triển, những bà nội chợ luôn săn sóc, chăm lo cho sức khỏe của
gia đình.
Các dịng sản phẩm chính:
+ Ngũ cốc tăng cơ: là loại ngũ cốc với các loại hạt rất giàu protein như đậu xanh,
đậu đỏ, đậu nành, đậu đen,...hỗ trợ rất tốt cho việc phát triển cơ bắp. Đối tượng sử
dụng là những người tập thể hình, quan tâm nhiều đến vóc dáng.
+ Ngũ cốc giảm cân: gồm các loại hạt là mè đen, gạo lứt, yến mạch, hoa quả sấy
khô,.... Dùng thay bữa chính sẽ làm giảm q trình hấp thụ chất béo mà vẫn cung cấp
đầy đủ dinh dưỡng, một chế độ giảm cân với chiếc bụng khơng đói.
+ Ngũ cốc tăng cân: bao gồm các loại đậu và hạt ngũ cốc có hàm lượng đạm thực
vật cao và các vi chất dinh dưỡng là hạt sen, đậu xanh, đậu nành, đậu trắng,... giúp
tăng sức đề kháng và thể lực tốt để cơ thể tăng cân một cách tự nhiên và ổn định.
+ Ngũ cốc lợi sữa: Với mục đích bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho
việc tiết sữa của mẹ được nhiều hơn và chất lượng sữa tốt hơn do đó bột ngũ cốc lợi
sữa được làm từ 12 loại hạt được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao và an toàn đối
với mẹ và con, nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, được pha trộn với tỉ lệ hợp lý giúp cho
cơ thể mẹ hấp thu tốt nhất từ đó tăng tiết sữa chất lượng cao cho con yêu của bạn. 12
loại hạt đó bao gồm: Đỗ xanh, đỗ tương, đậu đỏ, đậu đen, mè đen, gạo lứt (tẻ và nếp,

đỗ trắng, hạt sen, ý dĩ, yến mạch, óc chó, hạt kê.
- Bánh ăn dặm cho trẻ
Bánh ăn dặm là một khái niệm còn khá mới ở Việt Nam thời điểm hiện tại, là loại
bánh chỉ áp dụng riêng cho các bé trong độ tuổi ăn dặm. Loại bánh ăn dặm này thường
sẽ có đặc điểm là mềm và dễ nhai, tan trong nước để phù hợp với tình trạng ăn của bé.
Các thành phần trong bánh ăn dặm của bé chủ yếu là ngũ cốc và trái cây, có dạng nhỏ
dễ cầm nắm, kích thước vừa miệng.
Công dụng: giúp bé rèn luyện khả năng cầm và đưa thức ăn vào miệng. Kích
thích khả năng nhai, nghiền và nuốt thức ăn bằng răng sữa. Kích thích tuyến nước bọt
phát triển giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Thay thế các bữa ăn nhẹ khi phải đi ra
ngoài. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé như vitamin C, E, kẽm, sắt,
chất xơ…
Khách hàng mục tiêu: các bà mẹ có con nhỏ từ 6 tháng đến một tuổi, sẵn sàng chi
trả nhiều tiền để mua sản phẩm an toàn, chất lượng và tiện lợi cho sự phát triển của
con.
4


II. Nghiên cứu, phân tích mơi trường bên ngồi
1. Mơi trường vĩ mô của nền kinh tế
1.1. Môi trường kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP
Năm 2019, kinh tế Việt Nam cho thấy nền tảng mạnh và khả năng chống chịu
cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. GDP
thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế
Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức
chống chịu đáng kể. Kinh tế vĩ mơ và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước
đạt 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến đạt 2,8% trong cả năm.
Với tốc độ tăng trưởng GDP như trên, cho thấy mức sống của người dân Việt
Nam ngày càng đi lên đặc biệt ở thành thị dẫn đến nhu cầu sử dụng hàng hóa dịch vụ

cũng như yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng tăng lên. Vì vậy, sự xuất hiện của một
thương hiệu cao cấp_OrgaS trên thị trường cũng là điều phù hợp với tình hình kinh tế.
Mức thu nhập được cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày
càng phổ biến, sự phong phú cùng với sự dồi dào các sản phẩm nông nghiệp - nguồn
nguyên liệu thô cung ứng cho hoạt động chế biến thực phẩm, đồ uống… đang là
những lợi thế để các doanh nghiệp trong ngành đa dạng hóa chủng loại sản phẩm
nhằm đáp ứng với nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng và là những điều kiện
thuận lợi góp phần giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm tiềm năng
trong khu vực.
- Lạm phát
Năm 2019, lạm phát bình quân của Việt Nam ở mức khoảng 3%, đạt mục tiêu đề
ra. Với chỉ số lạm phát duy trì ở mức thấp, tạo điều kiện cho người tiêu dùng mua sắm
nhiều hơn, phù hợp để sản xuất và đẩy mạnh sản xuất.
Lạm phát thấp sẽ tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh
thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó lạm phát thấp sẽ đảm bảo cho các cân đối
kinh tế ổn định và tạo điều kiện tốt để thực hiện mục tiêu kinh doanh của OrgaS.
Đồng thời lạm phát thấp, thị trường tiền tệ ổn định, tỷ giá ít biến động, Chính phủ có
thể chủ động trong cơng tác huy động vốn cho đầu tư phát triển. Hơn nữa giá cả thấp
sẽ khuyến khích tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng tư nhân từ đó làm tăng nhu cầu, yếu tố
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
1.2. Mơi trường pháp luật- chính trị
Việt Nam có mơi trường chính trị ổn định, nhà nước chú trọng đến công bằng xã
hội trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho
OrgaS phát triển và sản xuất.
Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của
các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, thuế, cho
vay, an toàn, vật giá, quảng cáo nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường.
Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về
đầu tư, quyền sở hữu các tài sản khác của họ, điều này khiến cho những doanh nghiệp
nhỏ và vừa, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập như OrgaS sẽ sẵn sàng đầu

tư với số vốn nhiều hơn vào các dự án dài hạn.
Sự can thiệp nhiều hay ít của chính phủ vào nền kinh tế sẽ tạo ra những thuận lợi
hoặc khó khăn, cơ hội hoặc thách thức kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp.
Điều đó địi hỏi OrgaS phải linh hoạt, nhạy cảm với những cơ hội hoặc thách thức
5


mới, từ đó điều chỉnh thích ứng các hoạt động nhằm tránh những đảo lộn lớn trong quá
trình vận hành, duy trì, cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Vấn đề then chốt
là cần phải tuân thủ các quy định có thể được ban hành.
Bên cạnh đó, các chính sách về việc hội nhập kinh tế khu vực và tồn cầu hóa
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất tiếp cận gần với công nghệ sản
xuất tiên tiến, hiện đại.
1.3. Môi trường văn hóa - xã hội
• Dân số và thu nhập
Hiện nay dân số Việt Nam đang trên đà phát triển. Năm 2019, với tổng dân số
trên 96.208.984 dân, có nghĩa là số lượng trẻ em ngày càng nhiều:
Sơ bộ 2019

Tổng số
2,09

Thành thị
1,83

Nông thôn
2,26

Tổng tỷ suất sinh phân theo thành thị, nông thôn
Đơn vị: con/phụ nữ

Theo kết quả tổng điều tra năm 2019, Tổng tỷ suất sinh (TFR) của khu vực thành
thị là 1,83 con/phụ nữ, thấp hơn so với khu vực nông thôn (2,26 con/phụ nữ). TFR của
khu vực thành thị luôn thấp hơn mức sinh thay thế trong khi TFR của khu vực nông
thôn luôn cao hơn mức sinh thay thế trong gần hai thập kỷ qua.
Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp sữa, ngũ cốc, bánh ăn dặm và
các sản phẩm được làm từ sữa, ngũ cốc. Việc dân số tăng nhanh tác động rất mạnh đến
tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty. Đây sẽ là cơ hội tốt để công ty thu hút thị
trường và mở rộng thị phần.
Thêm vào đó, tốc độ đơ thị hóa ở Việt Nam diễn ra khá nhanh, cơ cấu dân số có
xu hướng thay đổi từ nơng thôn sang thành thị nhiều hơn. Hơn nữa, trong nền kinh tế
hội nhập như hiện nay, thu nhập ngày càng tăng, mức sống ngày càng được cải thiện,
người dân quan tâm hơn đến thể chất và sức khỏe thì nhu cầu sử dụng sản phẩm
organic cũng tăng theo. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển nhiều dòng sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
• Thói quen uống sữa
Hiện nay, thói quen uống sữa ngày càng trở nên phổ biến đối với người Việt, đặc
biệt là đối với trẻ em. Tuy nhiên, mức bình quân tiêu thụ sữa ở Việt Nam vẫn cịn thấp,
năm 2017 mới chỉ đạt hơn 17lít/người/năm, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (35
lít/người/năm), Singapore (45 lít/người/năm). Và người tiêu dùng Việt Nam có thói
quen dùng sữa động vật nhiều hơn (sữa bò, sữa dê), sữa hạt vẫn còn khá mới và xa lạ
đặc biệt là đối với người tiêu dùng ở nơng thơn. Do vậy, đây có thể được coi là một
trong những thách thức ban đầu trong việc tạo thói quen tiêu dùng cho khách hàng của
thương hiệu OrgaS.
• Thói quen sử dụng ngũ cốc
Cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân, nâng cao điều kiện và chất lượng sống,
người tiêu dùng ngày nay có xu hướng nâng cấp đời sống hơn. Họ ăn ngon hơn, mặc
đẹp hơn và chú trọng ăn uống lành mạnh, an toàn nhưng lại ưu tiên sự tiện lợi, nhanh
gọn. Những bữa sáng nhanh chóng mà vẫn cung cấp đủ năng lượng, thói quen sử dụng
ngũ cốc vào các buổi sáng đã khơng cịn xa lạ gì với người tiêu dùng Việt Nam. Cùng
với đó, các loại nước uống dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật đang dần trở nên được

6


ưa chuộng hơn thay thế cho các loại sữa động vật do nhiều vấn đề liên quan đến
hoocmon tăng trưởng có thể gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ và người thân trong gia đình.
• Thói quen sử dụng đồ ăn dặm
Ngoài sữa mẹ, thức ăn dặm như cháo, bột ăn dặm, rau củ quả nghiền.. là những
đồ ăn thường được các mẹ lựa chọn nhiều và bánh ăn dặm vẫn còn khá mới trên thị
trường hiện nay. Đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với OrgaS, nó địi hỏi
OrgaS phải làm thế nào để thuyết phục được khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng ,
nhưng khi đã thay đổi thành cơng thì đây chính là một thị trường màu mỡ để doanh
nghiệp khai thác và kinh doanh, điều quan trọng là hiện tại vẫn còn chưa có q nhiều
đối thủ cạnh tranh trong ngành.
1.4. Mơi trường tự nhiên
Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa sẽ tạo ra những thách
thức đối với ngành sản phẩm organic như tính mau hỏng, dễ biến chất… nếu khơng
được bảo quản và xử lí kịp thời. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của sản
phẩm. Từ đây, đặt ra một yêu cầu cần có chiến lược cụ thể để bảo quản và sản xuất sản
phẩm đạt chất lượng cao, vì để được gọi là organic thì quá trình trồng trọt sẽ rất là
nghiêm ngặt, tuyệt đối ko sử dụng các chất hóa học.
Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam mang lại những thuận lợi cũng
như khó khăn đến việc ni trồng.
- Thuận lợi:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao trên 20°C và nắng quanh năm làm cho cây trồng phát
triển quanh năm.
+ Nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện cho sinh vật sinh trưởng thuận lợi, thực hiện được
các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh.
+ Sự phân mùa khí hậu làm cho sản phẩm nơng nghiệp đa dạng.
- Khó khăn:
+ Nhiệt ẩm dồi dào nên có nhiều dịch bệnh phá hoại mùa màng, rất vất vả trong công

cuộc canh tác.
+ Lượng mưa tập trung vào một mùa dẫn đến lũ lụt, một mùa ít mưa dẫn đến khô hạn,
gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ đến q trình canh tác và ni
trồng. Doanh nghiệp sẽ khá vất vả và phải luôn dành sự quan tâm, tập trung trong q
trình chăm sóc cây trồng, áp dụng các biện pháp khoa học-kỹ thuật trong việc tính tốn
mơ phỏng quy trình canh tác, chăn ni từ đó lựa chọn quy trình tối ưu để tiến hành
sản xuất thực. Trong quá trình sản xuất liên tục theo dõi thống kê để phân tích bằng trí
tuệ nhân tạo nhằm điều chỉnh phù hợp, đạt năng suất cao nhất.
Tuy nhiên, môi trường tự nhiên ở Việt Nam vẫn được đánh giá là được thiên
nhiên ưu ái khi có những vùng đất hồn hảo để phát triển cây trồng, ví dụ như Đà Lạt
là vùng đất đỏ bazan, có nhiều thổ nhưỡng, thời tiết ơn hịa, khí hậu gần giống với khí
hậu ở Châu Âu nên thích hợp cho việc trồng cây hạt.
1.5. Khoa học - Công nghệ
Nền công nghệ trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc đặc biệt là
các công nghệ chế biến từ khâu sản xuất, chế biến đến đóng gói và bảo quản. Cơng ty
sẽ được tiếp cận một cách thuận tiện với nền công nghệ có trình độ tiên tiến, hiện đại
của thế giới, như là:
- Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ “gõ” sang công
nghệ “thổi khí”.
7


- Công nghệ và thiết bị thu hoạch hạt của nông dân, đảm bảo thu hoạch được hết lượng
hạt, thúc đẩy ngành trồng trọt trong nước.
- Công nghệ tiệt trùng nhanh nhiệt độ cao để sản xuất sữa tiệt trùng.
- Đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất vỏ lon 2 mảnh.
- Công nghệ chiết lon sữa bột, nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, nâng cao thời gian
bảo quản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với công nghệ và trang thiết bị hiện
đại, công ty có thể cho ra được những sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn vệ sinh cũng như

chất lượng dinh dưỡng cao. Góp phần nâng cao tầm tin cậy của khách hàng đến các
sản phẩm của cơng ty, từ đó làm tăng lượng doanh thu của doanh nghiệp.
2. Phân tích mơi trường vi mô
2.1. Khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng của công ty được phân làm 2 nhóm:
khách hàng lẻ (cá nhân) và nhà phân phối (siêu thị, đại lý).
Tùy thuộc vào độ tuổi và nhu cầu thị hiếu của từng đối tượng khách hàng mà
cơng ty phát triển các dịng sản phẩm khác nhau: trong đó sữa hạt và ngũ cốc là sản
phẩm được sử dụng nhiều nhất do phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhất là độ tuổi thiếu nhi
và thiếu niên. Sản phẩm sữa bột thường được sự tin dùng của phụ nữ mang thai và cho
các trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 0- 6 tuổi.
Khả năng chuyển đổi mua hàng của khách hàng: các dịng sản phẩm của cơng ty
và các đối thủ khác hiện nay rất đa dạng gồm sữa hạt (dạng lỏng và dạng bột), ngũ
cốc, bánh ăn dặm…Khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn về dịng sản phẩm, nhưng
nhìn chung nhu cầu của khách hàng khá ổn định. Ngồi ra, khách hàng có thể chuyển
đổi qua lại giữa công ty và các đối thủ cạnh tranh khác như NAN Organic, GERBER
Organic, vinamilk … để so sánh các nhà cung cấp với nhau.
Cả nhà phân phối lẫn người tiêu dùng đều có vị thế cao trong quá trình điều
khiển cạnh tranh từ các quyết định mua hàng của họ. Công ty sẽ hạn chế áp lực xuất
phát từ khách hàng bằng cách định giá hợp lý với các dịng sản phẩm của mình và đưa
ra những thơng tin chính xác về sản phẩm, đồng thời tạo sự khác biệt hóa đối với
những sản phẩm của đối thủ và các sản phẩm thay thế khác.
2.2. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Với những đặc điểm hấp dẫn của ngành, thị trường sữa organic đang trở nên
đông đúc hơn và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Các sản phẩm nhập khẩu từ các
hãng như Nestle… với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột, bánh ăn dặm. Vinamilk cũng
cho ra dòng sản phẩm Vinamilk Organic. TH true milk cũng cho ra các loại sữa làm từ
hạt. Đây là hai ông lớn chiếm thị phần sữa tại Việt Nam rất cao và điều này cũng là
một thách thức vô cũng lớn đối với một doanh nghiệp nhỏ đang bước đầu đặt chân vào

thị trường như OrgaS.
Trong khi đó, sữa bột chủ yếu do các hãng nước ngoài như Abbot, Mead
Johnson, Nestle, Friesland Campina nắm thị phần thì thị trường sữa nước có thể coi là
phân khúc tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp hơn. Mặc dù Vinamilk có thị phần
lớn trong ngành sữa, nhưng khơng đủ sức chi phối ngành mà ngày càng chịu sự cạnh
tranh mạnh mẽ của của các hãng khác đặc biệt là các hãng sữa đến từ nước ngoài.
Trước những chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, để cơng ty có thể xâm nhập
thị trường và phát triển địi hỏi cơng ty phải không ngừng đầu tư cho R&D (nghiên
cứu và phát triển), đồng thời tăng cường các chiến dịch Marketing, quảng bá hình ảnh.
8


Mặc dù đối thủ cạnh tranh đa phần ảnh hưởng xấu đến cơng ty nhưng cũng góp phần
tích cực thơi thúc OrgaS không ngừng phát triển vươn lên.
2.3. Nhà cung cấp
Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty sữa bao gồm: nguồn nguyên liệu nhập
khẩu, nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân trong nước.
- Về sữa tươi:
Công ty tự chủ trong nguồn nguyên liệu, không phụ thuộc q nhiều vào nước
ngồi (trừ hạt hạnh nhân). Đó là lượng hạt dồi dào từ các nông trại trong nước và cả
chính nơng trại của cơng ty.
- Về ngũ cốc:
Cơng ty nhập khẩu các nguyên liệu làm ngũ cốc như yến mạch,...từ các nông
trường hàng đầu thế giới là Nga, CBH Grain- công ty xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất Úc,
Australia… Nhờ đó, mà chất lượng ngũ cốc của cơng ty không thua kém nhiều với
các nhà cung cấp nước ngồi khác trên thị trường.
Cơng ty sẽ cố gắng hạn chế áp lực từ phía nhà cung cấp. Có thể tự chủ được
nguồn nguyên liệu sữa hạt, chỉ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngũ cốc để tiết kiệm
chi phí sản xuất. Hơn nữa, công ty đã tạo áp lực cho phía nhà cung cấp về chất lượng
nguyên liệu, đảm bảo chất lượng tốt cho sản phẩm.

- Về bánh ăn dặm:
Nguồn cung của công ty từ các nguồn nguyên liệu nhập khẩu và thu mua từ các
hộ nông dân trong nước. Nhờ vậy mà chất lượng bánh ăn dặm của công ty sẽ không
thua kém nhiều hãng nhập khẩu. Nhờ việc chủ động được từ nguồn nguyên liệu trong
nước nên công ty cũng bớt được phần áp lực các nguồn nhập khẩu bên ngoài nước. Và
để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty chọn lọc rất kỹ nguồn nguyên liệu đầu vào,
điều này sẽ tạo ra tính cạnh tranh cho các nhà cung cấp của OrgaS, như vậy công ty sẽ
có nhà cung cấp chất lượng tốt mà chi phí hợp lý để tạo ra những sản phẩm ln đạt
chất lượng cao.
III. Hoạch định chiến lược thương hiệu
1.

Xác định tầm nhìn
Sứ mệnh:
OrgaS cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng
nhất bằng tất cả sự chân thành và khát khao được làm cho cuộc sống của con người trở
nên sạch, an toàn và xanh hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Với mục tiêu
trở thành thương hiệu dẫn đầu trong việc cung ứng và phát triển các sản phẩm
Organic nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng.
Tầm nhìn:
- Đến năm 2050, OrgaS sẽ là thương hiệu hàng đầu và uy tín về thực phẩm
Organic tại thị trường Việt Nam.
- Cung cấp những sản phẩm Organic chất lượng nhất - giá thành cạnh tranh nhất
và là thương hiệu được tin dùng nhất.
9


Giá trị cốt lõi:
Giá trị cốt lõi của OrgaS là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và xã
hội. Luôn sáng tạo và đổi mới để đạt đến sự chuyên nghiệp.

Trách nhiệm của OrgaS:
-Trách nhiệm với nhân viên: Mang đến sự thỏa mãn hài lòng của nhân viên về
môi trường làm việc nhân văn, phát triển tối đa bản thân và cùng chia sẻ những lợi ích
đạt được trong cộng đồng.
- Trách nhiệm với người tiêu dùng : OragS khơng ngừng nghiên cứu - phát triển
để có thể đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm không chỉ sạch, an tồn mà
cịn tốt cho sức khỏe.
- Trách nhiệm với cộng đồng: Đem lại những giá trị vượt trội và lâu dài cho cộng
đồng, đảm bảo vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ mơi trường.
2.

Mục tiêu thương hiệu


Mục tiêu dài hạn:

- Trong 30 năm tới chiếm 20% thị trường ngành hàng thực phẩm
- Tạo ra các dòng sản phẩm đổi mới thỏa mãn yêu cầu khách hàng.
- Xây dựng hình ảnh thượng hiệu phát triển mạnh mẽ, được đầu tư bài bản.
- Mở rộng sang thị trường các nước khu vực.


Mục tiêu ngắn hạn:

- Gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu
- Tăng nhận biết thương hiệu đối với người mua mới và thay đổi nhận thức về khách
hàng cũ
- Xâm nhập thị trường nhanh chóng, phát triển hoạt động kinh doanh
- Tạo hiệu ứng tốt tới khách hàng, định vị được thương hiệu sản phẩm trong tâm trí
người tiêu dùng.

- Mở rộng quy mô doanh nghiệp và các điểm bán lẻ cũng như các nhà phân phối.

3.

Ý tưởng định vị

10


Định vị theo công dụng: Các thực phẩm hữu cơ ngày càng được lựa chọn trở
thành xu hướng tiêu dùng mới vì các lợi ích mà thực phẩm này mang lại hết sức rõ rệt.
Nắm bắt được xu hướng đó mà OrgaS sẽ là thương hiệu mang đến những dòng sản
phẩm nhiều dưỡng chất, không gây ảnh hướng xấu tới sức khỏe mà ngược lại còn cung
cấp dinh dưỡng nhiều không kém các thực phẩm thông thường.
Định vị theo đặc điểm - chất lượng sản phẩm: Chất lượng hay cảm nhận về chất
lượng đều xuất phát từ cảm nhận của người tiêu dùng. Việc tạo dấu ấn trong tâm trí
người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm sẽ giúp thương hiệu được nhớ đến nhiều hơn.
Các thực phẩm hữu cơ làm từ hạt không chỉ cung cấp đủ các dưỡng chất mà không
làm tăng lượng calo cần thiết lạp vào cơ thể. Với tiêu chí lành mạnh đạt chuẩn thì
OrgaS sẽ trở thành thương hiệu ngày càng được nhiều người sử dụng.
Định vị dựa vào nhóm người sử dụng: OrgaS hướng tới đối tượng sử dụng ở đây
chủ yếu là trẻ em và phụ nữa có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cao. Khi cuộc
sống ngày càng bộn bề thì vấn đề đảm bảo sức khỏe cần phải được chú trọng, mà trẻ
em và phụ nữ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng với những vấn đề liên quan đến sức khỏe
nhiều hơn. Việc cân bằng dinh dưỡng đảm bảo cùng với sự tươi ngon, an toàn, OrgaS
ln cam kết sự uy tín, chất lượng trong từng sản phẩm.
Định vị theo lợi ích: Các thực phẩm organic có q trình chăm sóc cẩn thận, kỹ
lưỡng, đảm bảo được nguồn chất lượng tươi sạch đem đến lợi ích cho người tiêu dùng
vì được sử dụng nguồn sản phẩm đạt tiêu chuẩn và xu hướng sống cân bằng lành
mạnh.

4.

Kế hoạch giai đoạn
• Giai đoạn 1: Quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu

- Mục tiêu:
+ Đồng bộ hóa hệ thống nhận dạng thương hiệu
+ Xây dựng hình ảnh thương hiệu sản phẩm Organic là sản phẩm hữu cơ chính hãng,
an toàn.
+ Phát triển sản phẩm với 3 sản phẩm chính là sữa hạt, ngũ cốc và bánh ăn dặm
organic
- Nhiệm vụ:
+ Hiệu chỉnh logo, khẩu hiệu, đồng phục, hoàn chỉnh bộ nhận diện thương hiệu, đăng
kí bản quyền thương hiệu.
+ Hoàn thiện hệ thống kênh online và offline, thu hút khách hàng theo dõi trên kênh.
+ Nghiên cứu khách hàng và đối thủ để đánh giá mức độ tiếp cận sản phẩm mới
11




Giai đoạn 2: Quản trị phong cách và hình ảnh thương hiệu

- Mục tiêu:
+ Định vị thương hiệu và phát triển các liên kết thương hiệu
+ Gia tăng giá trị cảm nhận và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
+ Tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong nhận thức khách hàng
- Nhiệm vụ:
+ Quảng cáo sản phẩm và thương hiệu OrgaS qua chuỗi hình ảnh và video về eatclean, chế độ ăn uống lành mạnh, tạo hiệu ứng thân thiện, gần gũi.
+ Tương tác trực tiếp với khách hàng: tổ chức dùng thử sản phẩm, giải đáp các thắc

mắc của khách hàng về độ dinh dưỡng, tác dụng vượt trội của sản phẩm, lắng nghe ý
kiến người tiêu dùng.
+ Đánh mạnh vào nhận thức khách hàng về những sản phẩm chất lượng tốt, đạt tiêu
chuẩn, hướng tới một cuộc sống xanh- sạch và lành mạnh.



Giai đoạn 3: Quản trị một tài sản

- Mục tiêu:
+ Làm cho giá trị bằng tiền của thương hiệu không bị mai một theo thời gian mà ngày
càng gia tăng phát triển.
+ Tăng tần suất xuất hiện của thương hiệu ở nhiều nơi và nhiều thời điểm.
- Nhiệm vụ:
+ Truyền thông sự phát triển mạnh mẽ, mở rộng phân phối của thương hiệu OrgaS.
+ Tăng cường quyền lợi cho nhân viên, tạo động lực gắn kết các thành viên và tạo
dựng những giá trị văn hóa củng cố thương hiệu.
+ Quảng cáo banner sản phẩm và thương hiệu OrgaS trên Website, Fanpage, …
IV. Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
1. Thiết kế các thành tố nhận diện thương hiệu

- Tên thương hiệu: OrgaS
Giải thích tên thương hiệu: OrgaS được viết tắt bởi chữ Organic và chữ "S" cuối
từ là biểu tượng của Việt Nam, thể hiện đây là một thương hiệu Việt.
- Slogan: Phát triển cùng mẹ thiên nhiên

12


• Sản phẩm hữu cơ xuất phát từ thực phẩm được ni hoặc trồng mà khơng sử dụng:


hóa chất nhân tạo, hormone kích thích tăng trưởng, kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi
gen,...


Đem lại nguồn dinh dưỡng thuần khiết, an toàn đến từ đất mẹ. Đánh trúng tâm lý tiêu
dùng của người tiêu dùng hiện đại là vô cùng quan tâm, lo lắng đến sức khỏe cũng như
chất lượng sản phẩm.



Thể hiện sự cam kết về tính chất sản phẩm sạch tươi, an tồn xun suốt tất cả các
dịng sản phẩm của OrgaS.
- Logo, biểu tượng:



Đơn giản, dễ nhớ khơng cầu kỳ cách điệu, tập trung vào 3 màu chính là xanh, vàng,
trắng (xanh - thiên nhiên, vàng - đất, trắng - tinh khiết, sạch sẽ an toàn); tuy nhiên
xanh là màu chủ đạo.



Font chữ khơng chân tạo sự gần gũi, quen thuộc với người dùng



Phối hình mầm cây, hạt mầm,...
- Bao bì sản phẩm


13




Ngoài đáp ứng những tiêu chuẩn về chất lượng bao bì cho từng loại sản phẩm nói
riêng thì cần đáp ứng tốt yếu tố về thẩm mỹ: rõ ràng tên sản phẩm, tên thương hiệu,
màu chủ đạo là vàng, xanh, trắng xun suốt dịng sản phẩm.



Có sự khác biệt cơ bản để phân biệt giữa các dòng sản phẩm giúp người tiêu dùng dễ
nhận biết (bánh ăn dặm hộp giấy, sữa hạt đóng lon, ngũ cốc đựng trong bao bì
nilong,..)

- Đồng phục của nhân viên, hệ thống phân phối

14




Nhân viên có đồng phục mix xanh, vàng, trắng cùng tên thương hiệu in trước ngực áo
bên trái và logo cùng với slogan phía sau lưng.



Khơng gian cửa hàng chủ yếu màu xanh, dùng ánh sáng trắng để tạo cảm giác sạch sẽ,
tươi mát, âm thanh trong trẻo, gợi cảm xúc thư giãn, thanh khiết
- Biển hiệu




Đơn giản gồm tên và logo để to, tone theo màu xanh trắng vàng, có gắn đèn leg để gây
sự chú ý và nổi bật khi trời tối.



Slogan dưới tên thương hiệu chữ trắng



Tạo sự khác biệt với các cửa hàng xung quanh nhờ sự đơn giản và thiết kế hiện đại.



Treo ngay trước cửa ra vào để thu hút sự chú ý
2. Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu

- Khảo sát người tiêu dùng
Sau khi thiết kế xong hệ thống nhận diện thương hiệu OgraS đã khảo sát từng
đối tượng người tiêu dùng khác nhau về sự ưa thích các thành tố nhận diện thương
hiệu như: bao bì, nhãn hiệu, logo, slogan hay đồng phục,...
Biểu đồ về mức độ ưa thích logo của OrgaS

15


Biểu đồ về mức độ ưa thích sự đồng nhất 3 tông màu chủ đạo của các thành tố
nhận diện thương hiệu


Như vậy có thể thấy, có tới 50% số người được hỏi cảm thấy thích logo của
OrgaS, mà mục tiêu của OrgaS chính là dễ nhớ, dễ nhận ra. Không chỉ vậy, với 73.7%
số người cho rằng màu sắc xuyên suốt logo, nhãn hiệu, đồng phục của OrgaS là hợp
lý, giúp nhất quán hệ thống nhận diện thương hiệu, khiến khách hàng dễ dàng nhận ra
được sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó với những con số nêu trên, OrgaS tự tin
thương hiệu của mình có thể sớm xâm nhập thị trường và sẽ để lại ấn tượng sâu sắc
đối với người tiêu dùng.
- Tổ chức áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu
u cầu chung:

Cần đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ theo thiết kế thành tố nhận diện thương
hiệu.

Tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định và đảm bảo tiến độ triển khai áp dụng của hệ
thống nhận diện.

Nâng cao khả năng thấu hiểu và truyền thơng về thương hiệu OrgaS

Đáp ứng u cầu về kinh phí triển khai.
Cụ thể:

Đối với OgraS hiện nay đang định vị là một doanh nghiệp nhỏ. Do quy mô
chưa lớn và yêu cầu thực hiện từng thành tố nhận diện thương hiệu cịn chưa cao
nên OgraS có thể dễ dàng cân nhắc và sử dụng một số nhà cung ứng nhỏ và vừa về
in ấn, may mặc hoặc thiết kế trên thị trường.

Về in ấn biển quảng cáo: có thể lựa chọn công ty in Bắc Việt, Công ty in Thủ
Đô, các nhà in nhỏ hơn,...


Về đồng phục: có thể lựa chọn Chiron, Panda Uniform,...giá thành hợp lý, chất
lượng ổn định.

Về thiết kế: cân nhắc giữa công ty thiết kế hoặc designer tự do.

Về bao bì: vừa phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tính đồng bộ nhận diện thương hiệu
mà cịn phải đảm bảo cả an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như bảo tồn được chất
lượng sản phẩm, bảo vệ mơi trường. Sẽ cân nhắc giữa những nhà cung ứng có
nguồn nguyên liệu rõ ràng, quy trình sản xuất đạt chuẩn.
3. Kiểm soát và hiệu chỉnh

- Kiểm soát tất cả các nội dung và bộ phận trong triển khai hệ thống nhận diện thương
hiệu OgraS
- Đối chiếu cụ thể với những quy định về hệ thống nhận diện như đã nếu trên
16


- Xác định các sai sót cần phải điều chỉnh và tập hợp theo từng nội dung riêng để có
phương án điều chỉnh.
- Quy trách nhiệm cho các nhân trực tiếp quản lý, theo dõi quá trình triển khai hệ
thống nhận diện.
- Ứng phó linh hoạt với các tình huống phát sinh từ bên ngoài.
V. Thực hiện bảo vệ thương hiệu
1. Đăng ký bảo hộ
Đăng ký bảo hộ các thành tố thương hiệu sau tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam:
- Nhãn hiệu: Mỗi một dòng sản phẩm của OrgaS sẽ lại có những nhãn hiệu riêng, tuy
nhiên về cơ bản nó vẫn sẽ nhất quán với logo và màu sắc chủ đạo của thương hiệu.
- Slogan: Phát triển cùng mẹ thiên nhiên
- Sản phẩm: Sản phẩm organic dành cho mẹ và bé với 3 dịng sản phẩm chính là sữa
hạt, ngũ cốc, bánh ăn dặm

- Logo
Thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ kéo dài khoảng 18 – 20 tháng kể từ
khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng. Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền được
thực hiện thông qua các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký độc quyền thương hiệu OrgaS ngày 20-10-2020
Bước 2: Chờ cơ quan thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu độc quyền (Thời
gian thẩm định hình thức mất 1- 2 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu)
Bước 3: Chờ đơn được công bố trên Cơng báo của Cục sở hữu trí tuệ (thời gian
khoảng 02 tháng)
Bước 4: Chờ cơ quan thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu (thời gian từ 9-12
tháng)
Bước 5: Được cấp và được công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (thời gian từ
1-2 tháng kể từ ngày có thơng báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ do không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ)
2. Các biện pháp tự bảo vệ thương hiệu
- Một số tình huống xâm phạm thương hiệu
+ Xuất hiện hàng nhái thương hiệu OrgaS trên thị trường
+ Tem nhãn bao bì giả
- Một số biện pháp tự bảo vệ:
+ Thiết kế và sử dụng các phương pháp để phòng chống hàng giả (tem chống hàng
nhái hàng giả, chip điện tử, chất chỉ thị màu, cảm quang, hoặc các dấu hiệu riêng cầu
kỳ, phức tạp…)
+ Cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông cho thương hiệu và tạo sự khác biệt qua chiến
lược định vị thương hiệu. Xây dựng chiến lược truyền thơng tích hợp một cách chun
nghiệp để xây dựng hình ảnh tích cực cho thương hiệu
+ Thiết lập các hệ thống đại lý cung cấp thông tin phản hồi về sản phẩm đồng thời cập
nhật được tình hình các sản phẩm nhái trên thị trường
VI. Triển khai các hoạt động quảng bá thương hiệu
1. Quảng cáo
- Quảng cáo trực tiếp thông qua kênh bán hàng cá nhân: các nhân viên của công ty tiếp

thị trực tiếp sản phẩm tới các phụ nữ đang mang thai và có con nhỏ

17


- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: đăng sản phẩm trên tạp chí cho mẹ và
bé hoặc quảng cáo sản phẩm trên tivi vào khung giờ vàng. Trên những kênh này, bằng
hình ảnh và âm thanh, nội dung truyền tải sẽ dễ đi vào lòng người hơn là chữ viết
- Quảng cáo trực tiếp: Tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm OrgaS, mời
những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng đến các tập khách hàng mà chúng ta hướng
tới để thu hút sự chú ý của tập khách hàng đó đến sản phẩm của cơng ty. Phát tờ rơi
xung quanh các bệnh viện, phòng khám, các cửa hàng bán đồ mẹ và bé để có thể đưa,
truyền đạt thông tin về sản phẩm trực tiếp đến khách hàng. Gửi tin nhắn đến khách
hàng vào ngày sinh nhật, tặng sản phẩm vào ngày đó. Ngồi ra doanh nghiệp có thể
quảng cáo trong thang máy. Với mật độ chung cư, tịa nhà cao tầng dày đặc hiện nay
thì quảng cáo trong thang máy đang chứng tỏ là phương thức quảng cáo cực kỳ hữu
hiệu. Hình thức được sử dụng phổ biến là quảng cáo bằng màn hình frame và màn
hình LCD. Quảng cáo trong thang máy sẽ sử dụng màn hình kỹ thuật số, màn hình TV
có độ phân giải cao, HD và chiếu hình ảnh hoặc video. Thời gian phát mỗi quảng cáo
từ 10s– 30s.
- Quảng cáo phân phối: banner quảng cáo trên xe bus
- Quảng cáo điện tử: xây dựng trang web orgas.com.vn và quảng cáo các sản phẩm
trên web. Xây dựng các trang, hội nhóm cho mẹ và bé trên mạng xã hội để xây dựng
mối quan hệ và đánh dấu tên tuổi thương hiệu vào suy nghĩ và trí nhớ của khách hàng.
2. Quan hệ cơng chúng
Để có thể xây dựng được hình ảnh tốt đẹp cho thương hiệu của doanh nghiệp
trong mắt khách hàng và cộng đồng, OrgaS sẽ để mạnh việc xây dựng mối quan hệ
cơng chúng một cách có thiện cảm và gần gũi nhất, bằng cách:
- Marketing sự kiện và tài trợ: doanh nghiệp sẽ tài trợ cho các sự kiện liên quan đến
mẹ và bé tổ chức trong các trung tâm thương mại như AEON Mall, BigC,... Chẳng hạn

sự kiện Dạy con kiểu Nhật được tổ chức tại AEON Mall. Hoặc những sự kiện về chăm
sóc sức khỏe tự nhiên cho cả gia đình,...
- Các hoạt động cộng đồng: Tổ chức chương trình Con đường tri thức hỗ trợ các bạn
nhỏ vùng núi có hồn cảnh khó khăn tới trường
- Tham gia hội chợ triển lãm: tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành sản phẩm sữa
và thực phẩm ăn dặm cho bé
Ngồi việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp, quan hệ cơng chúng cịn khiến thương hiệu
được biết đến rộng rãi, nâng cao giá trị thương hiệu giúp doanh nghiệp có thể sớm mở
rộng thị phần.
3. Thực hiện các chương trình khuyến mãi
- Đối với người tiêu dùng:
• Cho khách hàng sử dụng thử sản phẩm tại các điểm bán.
• Đưa ra ưu đãi mua 2 sản phẩm sữa hạt tặng 1 sản phẩm bánh ăn dặm.
• Tặng voucher giảm giá cho khách hàng khi đã mua sản phẩm lần đầu tiên để kích
thích khách hàng mua tiếp lần sau và nhằm mục đích khiến khách hàng nhớ đến
mình lâu hơn.
• Tổ chức các chương trình quay thưởng cho khách mua từ 5 sản phẩm trở lên trong
lần mua đầu tiên
• Tặng túi vải bảo vệ mơi trường cho khách hàng mua hàng vào ngày khai trương

18


1.

- Đối với đại lý:
• Tặng kệ trưng bày sản phẩm
• Giám sâu cho lần nhập đầu để xâm nhập thị trường
• Đưa ra các mức thưởng theo doanh số để kích thích đại lý, khách bn lơi kéo
khách hàng về mình

• Hỗ trợ bán hàng
4. Bán hàng cá nhân
OrgaS sẽ đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, trực tiếp tiếp xúc
với khách hàng thông qua cửa hàng chuyên biệt của doanh nghiệp để nhằm giới thiệu
sản phẩm và bán hàng trực tiếp. Bán hàng cá nhân rất quan trọng, nó khơng chỉ khiến
khách hàng biết đến thương hiệu của mình mà thơng qua q trình tư vấn bán hàng, ta
có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và những đặc điểm cần lưu tâm của khách hàng, để
doanh nghiệp có thể thay đổi những điều cần thiết giúp thỏa mãn nhu cầu của người
tiêu dùng một cách tốt nhất.
Ngồi ra, OrgaS cịn có thể đặt các quầy bán hàng ở các khu như cổng trường
học, bệnh viện với mục đích chính là giới thiệu thương hiệu.
Đối với vùng nông thôn các tỉnh, OrgaS sẽ cử những đội ngũ sale dầy dặn kinh
nghiệm đi thị trường tỉnh nhằm giới thiệu sản phẩm đến các cửa hàng sữa và các tiệm
tạp hóa bán sản phẩm liên quan.
VII. Phát triển và khai thác giá trị thương hiệu.
Một số hướng đi mà OrgaS có thể lựa chọn trong việc phát triển và khai thác giá
trị thương hiệu của mình trong tương lai là:
Mở rộng thương hiệu.
Mở rộng thương hiệu là một chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng một
thương hiệu sản phẩm đã có tiếng của mình cho một sản phẩm mới thuộc ngành hàng
khác.
Về thương hiệu của chúng tôi, OrgaS định hướng tương lai sẽ phát triển thêm 1
số mảng sản phẩm khác như các sản phẩm chuyên về giảm cân, sản phẩm nội trợ,...
nhằm mở rộng thương hiệu cho doanh nghiệp. Các sản phẩm mới của doanh nghiệp
ln đáp ứng được tiêu chí đồng nhất với giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Chiến lượng mở rộng thương hiệu trong tương lai sẽ giúp doanh nghiệp giảm
được rủi ro về tài chính khi sử dụng những đặc tính sẵn có của thương hiệu mẹ, nhằm
tăng cường cảm nhận của khách hàng với sản phẩm mới.
2. Làm mới thương hiệu.
19







Làm mới thương hiệu (ReBranding) là quá trình tạo ra tên thương hiệu, biểu
tượng, thiết kế mới hoặc những liên kế mới của một thương hiệu đã có với mục đích
phát triển định vị thương hiệu mới trong tâm trí khách hàng, đối tác, cổ đông, nhân
viên,... Không chỉ là sự thay đổi về hình ảnh thương hiệu mà cịn bao gồm cả chiến
lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ. Khi mà chiếc áo cũ khơng cịn phù
hợp với diện mạo mới cần phải có của doanh nghiệp, bạn cần phải đổi mới thương
hiệu nếu không muốn làm mình trở lên lạc hậu.
Thương hiệu OrgaS có thể đi xa và phát triển tốt trong tương lai, doanh nghiệp
chúng tơi ln cần những đánh giá và nhìn nhận lại chính mình, đặc biệt là vấn đề
thương hiệu. Đến một thời điểm nào đó, thương hiệu chúng tơi sẽ lỗi thời, không bắt
kịp xu hướng của thị trường và ngành hàng, hay khi doanh nghiệp có những định
hướng mở rộng, thay đổi định vị, hoặc mở rộng phân khúc khách hàng,...Khi này
OrgaS cần đứng lên để làm mới thương hiệu của chính mình.
Và OrgaS ln sẵn sàng cho những kế hoạch làm mới thương hiệu của mình khi
doanh nghiệp có bất kỳ dấu hiệu nào về vấn đề cần phải thay đổi.
• Bước 1: Nghiên cứu và phân tích.
Tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng thương hiệu của dự án để xác định vấn đề
và mục tiêu thương hiệu từ đó làm cơ sở cho hướng nghiên cứu. Việc nghiên cứu sẽ
được tiến hành để thấu hiểu hiện trạng thương hiệu, khách hàng mục tiêu và đối thủ
cạnh tranh, làm tiền để để xây dựng chiến lược thương hiệu.
Bước 2: Đề xuất chiến lược thương hiệu.
Sử dụng các kết quả của giai đoạn nghiên cứu, trong giai đoạn này cần đề xuất
chiến lược thương hiệu bao gồm các vấn đề cốt lõi của xây dựng thương hiệu như kiến
trúc thương hiệu, định vị thương hiệu, nhận diện thương hiệu.

Bước 3: Thiết kế bộ nhận cốt lõi.
Dựa trên chiến lược thương hiệu đã được đề xuất, sáng tạo những yếu tố nhận
diện thương hiệu cốt lõi gồm: tên thương hiệu, logo, slogan, màu sắc và chỉ dẫn nhận
diện thương hiệu. Những yếu tố này đảm bảo tính định hướng cho toàn bộ hệ thống
nhận diện thương hiệu hoàn thiện ở bước sau.
• Bước 4: Hồn thiện ứng dụng nhận diện.
Tại bước này, doanh nghiệp sẽ phát triển một hệ thống nhận diện thương hiệu
đồng bộ và nhất quán, đáp ứng các yêu cầu đa dạng trong truyền thông của từng lĩnh
vực kinh doanh.
• Bước 5: Đề xuất chiến lược truyền thông thương hiệu mới.
Tại bước này, OrgaS sẽ xây dựng những chiến lược truyền thông hiệu quả giúp
thương hiệu mới tiếp cận được khách hàng mục tiêu ngay từ khi mới ra mắt.
3. Chia tách, xát nhập, mua bán thương hiệu
Chia tách thương hiệu là khi doanh nghiệp đã phát triển lớn mạnh và muốn tách
ra thành những thương hiệu hoàn toàn khác nhau, kinh doanh những sản phẩm khác
nhau (ví dụ Vingroup có thương hiệu xe Vinfast, thương hiệu du lịch - giải trí
Vinpearl,...)
Xát nhập thương hiệu là khi OrgaS xát nhập những thương hiệu khác về sữa, ngũ
cốc, thực phẩm organic thành một. Là một doanh nghiệp còn non trẻ và đang trên đà
phát triển, để có thể thâu tóm được thị trường và xát nhập thương hiệu khác vẫn được
coi là khát vọng to lớn của OrgaS. Tuy nhiên, OrgaS vẫn sẽ nỗ lực hết mình để có thể
hiện thực hóa được điều đó.
Khác với xát nhập thương hiệu, việc bán thương hiệu là khi OrgaS không còn đủ
năng lực để chèo lái con thuyền, buộc doanh nghiệp phải bán thương hiệu mình cho
20


doanh nghiệp khác lớn hơn, có năng lực quản trị thương hiệu hơn. Và đây tất nhiên là
điều mà OrgaS khơng bao giờ mong muốn xảy ra.
Tổng kết

Như vậy có thể thấy, để một thương hiệu có thể phát triển và ăn sâu vào tâm trí
người tiêu dùng, trước tiên thương hiệu đó phải có một hệ thống nhận diện nhất quán,
dễ nhớ và có sự phân biệt đối với các thương hiệu khác. Tuy rằng Orgas vẫn còn trong
quá trình thai nghén nhưng tất cả những gì mà chúng tơi xây dựng lên, đó là sự cố
gắng và nỗ lực, song do còn hạn chế nhất định về năng lực, khó tránh khỏi những thiếu
xót trong cách thể hiện cũng như triển khai nội dung cụ thể về quá trình quản trị
thương hiệu của OrgaS. Nhóm chúng tơi rất mong nhận được những góp ý chân thành
của quý thầy cô hướng dẫn, các bạn sinh viên trong ngành để có thể hồn thiện hơn về
ý tưởng này.

21



×