Quản trị thương hiệu - Người
Việt chỉ thích sản phẩm mới từ
thương hiệu quen
1 thông tin hữu ích cho các nhà quản trị thương hiệu tại Việt Nam: 82% người tiêu
dùng Việt ưu tiên các sản phẩm mới từ những thương hiệu quen thuộc hơn chuyển
sang một thương hiệu mới hoàn toàn, theo nghiên cứu gần đây của Nielsen.
Các nhà quản trị thương hiệu của tổ chức Nielsen đã công bố kết quả nghiên cứu
về hành vi tiêu dùng các sản phẩm mới. Khảo sát trên hơn 29.000 người dùng
Internet ở 58 quốc gia cho thấy các thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc có
mức ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Đa số họ đều muốn đợi đến khi sản phẩm được thử và chứng minh hiệu quả trên
thị trường thì mới bắt đầu sử dụng.
Hơn ba phần tư (76%) người trả lời trực tuyến tại Việt Nam ủng hộ các nhà sản
xuất giới thiệu sản phẩm mới, nhưng có đến 72% đợi đến khi sản phẩm được
chứng minh thực sự hữu ích thì mới bắt đầu mua và sử dụng sản phẩm. Chưa đến
một nửa (47%) người Việt Nam được hỏi sẵn sàng chuyển sang một thương hiệu
mới, ít hơn tỉ lệ 57% ở khu vực Trung Đông/Châu Phi/Pakistan (MEAP) và Bắc
Mỹ, 56% ở Châu Âu và bằng với Châu Mĩ Latin (47%). Tỉ lệ sẵn sàng chuyển
sang thương hiệu mới thấp nhất tại Thái Lan (30%) và Nhật Bản (23%).
Tung ra các sản phẩm mới từ những thương hiệu quen thuộc
là chiến lược quản trị thương hiệu phổ biến tại chấu Á
“Việc tung ra các sản phẩm mới từ những thương hiệu nổi tiếng đối với người
tiêu dùng Châu Á có thể trở thành chiến lược quản trị thương hiệu khôn ngoan cho
những công ty đang nhắm đến thị trường đầy tiềm năng này” ông Therese
Glennon, Tổng Giám đốc, mảng nghiên cứu sản phẩm khu vực Châu Á Thái Bình
Dương, Trung Đông và Châu Phi của Nielsen nói.
Khảo sát của Nielsen cho thấy người tiêu dùng khu vực Châu Á Thái Bình Dương
có xu hướng ưu tiên các thương hiệu quốc tế hơn thương hiệu nội địa khi mua
sản phẩm mới. 38% người tiêu dùng ở Châu Á Thái Bình Dương cho biết họ chọn
mua sản phẩm mới từ thương hiệu nội địa, tỉ lệ này thấp hơn trung bình khu vực
(40%) và Bắc Mĩ (47%).
“Tại Châu Á, các thương hiệu quốc tế được ưu tiên gấp 2 lần so với thương
hiệu nội địa,”ông Glennon nói. “Tuy các thương hiệu nội địa đang ngày càng được
định vị cao cấp hơn, chất lượng hàng nội địa vẫn là thứ mà người tiêu dùng còn
quan ngại. Thêm vào đó, việc ưu tiên các thương hiệu quốc tế tại Châu Á còn vì
giá trị đẳng cấp mà thương hiệu quốc tế mang lại. Qua thời gian, chắc chắn các
thương hiệu nội địa sẽ dần ngang bằng với các thương hiệu quốc tế ở cả đẳng cấp
và chất lượng cao”.
Nghiên cứu quản trị thương hiệu về sự ảnh hưởng của sản phẩm mới và các thông
điệp đổi mới, Nielsen sử dụng 21 phương pháp khác nhau để tiếp cận người dùng ở
mọi phương tiện truyền thông và quảng cáo. Nghiên cứu cho thấy truyền miệng,
quảng cáo truyền thống, và internet là những kênh tiếp thị sản phẩm mới hiệu quả
nhất đến người tiêu dùng.
Top 20 thương hiệu 2012 (Business Insider)
Trong khi 86% người được hỏi tại Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lời
khuyên từ gia đình và bạn bè về các sản phẩm mới (so với 81% trung bình toàn
cầu), thì các hoạt động khác như tìm kiếm trên internet (83%), dùng thử sản phẩm
mẫu (79%) và quảng cáo truyền thống (68%) vẫn là những yếu tố tác động chính.
“Trong quản trị thương hiệu, không có giải pháp tiếp thị đa năng nào có thể
phát triển và giới thiệu sản phẩm thành công ở mọi thị trường,” ông Glennon
nói. “Thị trường Châu Á đang phát triển nhanh chóng và nhu cầu từ người tiêu
dùng cũng tăng theo từ đó, tuy nhiên, điều này không có nghĩa sản phẩm mới của
bạn được đảm bảo thành công ở đây. Bằng cách nhắm đến các nhu cầu chưa được
biết đến, mang đến giải pháp độc đáo, phát triển những dịch vụ có định hướng rõ