Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nhóm 6_Tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.89 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
------š›------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU THỂ CHẾ ĐẾN THƯƠNG NHÂN
VIỆT NAM KHI VIỆT NAM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH TFA

Nhóm sinh viên thực hiện
Lớp
Giảng viên hướng dẫn

Hà Nội, tháng 04 năm 2020

: Nhóm 6
: TMA410BS.1
: PGS.TS Trần Sĩ Lâm


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
------š›------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU THỂ CHẾ ĐẾN THƯƠNG NHÂN
VIỆT NAM KHI VIỆT NAM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH TFA

Nhóm sinh viên thực hiện
Lớp
Giảng viên hướng dẫn


Hà Nội, tháng 04 năm 2020

2

: Nhóm 6
: TMA410BS.1
: PGS.TS Trần Sĩ Lâm


DANH SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH CƠNG VIỆC
CÁC THÀNH VIÊN NHĨM 6
Họ và tên
Mai Hương Giang (Nhóm trưởng)
Nguyễn Như Hiếu
Hoàng Yến Chi
Lê Thị Hải Yến
Nguyễn Thanh Lâm
Bùi Lê Hải Sơn
Nguyễn Thị Khánh Linh
Souksida LEPHU
Tô Thị Trang

MSV
1711120046
1711120064
1711120027
1711120189
1711120087
1711120149
1711120095

1710120344
1610120196

3

Mức độ hồn thành cơng việc
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 5
I. TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU THỂ CHẾ THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI ......................... 6
1. Tổng quan về cơ cấu thể chế thuận lợi hóa thương mại:............................................................... 6
2. Thế nào là thiết lập cơ cấu thể chế trong Thuận lợi hóa Thương mại:......................................... 7

II. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU THỂ CHẾ ĐẾN THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM KHI VIỆT
NAM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH TFA ............................................................................................. 11
1. Tổng quan về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới ............... 11
1.1 Thời gian ký kết Hiệp định ......................................................................................................................11
1.2 Nội dung, mục tiêu, ý nghĩa của Hiệp định...............................................................................................12

2. Quá trình VN thiết lập cơ cấu thể chế để thực thi các cam kết trong TFA ................................ 14

3. Cơ cấu thể chế của VN được hồn thiện theo các cam kết trong TFA (tính đến thời điểm
8/4/2020) ........................................................................................................................................... 16
3.1 Thay đổi trong cơ cấu thể chế về Pháp luật: .............................................................................................16
3.2. Thay đổi trong thực thi cơ cấu thể chế:....................................................................................................18

4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi ký kết Hiệp định TFA............................................. 20
4.1. Cơ hội: ...................................................................................................................................................20
4.2. Thách thức: ............................................................................................................................................23

5. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến thương nhân Việt Nam khi có sự thay đổi cơ cấu thể chế
đến nay ............................................................................................................................................. 25
5.1 Các ảnh hưởng tích cực đối với Thương nhân Việt Nam ..........................................................................26
5.2 Các ảnh hưởng tiêu cực đối với Thương nhân Việt Nam ..........................................................................29

III. BÀI HỌC KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM TỪ TFA VÀ DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG
TRONG TƯƠNG LAI .............................................................................................................. 31
1. Bài học và Khuyến nghị cho Việt Nam từ Hiệp định TFA .......................................................... 31
1.1 Việt Nam nhận thức được điều gì từ những khó khăn trong nước: ............................................................31
1.2. Khuyến nghị cho Việt Nam: ...................................................................................................................31

2. Dự đoán xu hướng trong tương lai .............................................................................................. 33
2.1. Trong bối cảnh dịch Covid .....................................................................................................................33
2.2. Trong bối cảnh tương lai xa ....................................................................................................................34

KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 36

4



LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện đại và năng động đang có xu hướng “tồn
cầu hóa”, mở cửa và hội nhập, mối quan hệ giữa các quốc gia được thiết lập càng rộng
rãi và chặt chẽ trên mọi lĩnh vực. Nhận thức được điều đó, Việt nam đã nhanh nhạy để có
những bước chuyển mình theo kịp với thế giới. Đất nước ta đã có những bước tiến vượt
bậc cả về kinh tế, văn hóa và xã hội. Với mục tiêu “Đa dạng hóa thị trường, đa phương
hóa mối quan hệ kinh tế”, Việt Nam đang hướng tới con đường xuất khẩu hàng hóa để
tìm kiếm và mở rộng thị trường từ đó nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh
tế. Và để thực hiện điều đó, chúng ta đã vượt qua rất nhiều rào cản, quy định khó khăn
để ký kết các văn bản hợp tác và gia nhập vào các tổ chức thương mại lớn (ASEAN,
APEC, WTO…) có tính chất mở đường cho nền kinh tế. Trong số đó, hiệp định thuận
lợi hóa thương mại (TFA) là một trong những hiệp định quan trọng.
Trong bối cảnh giao lưu thương mại giữa các nước trong WTO chiếm đến 98%
hoạt động giao thương tồn cầu, TFA ra đời nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ lưu
chuyển và thơng quan hàng hóa khi qua lại biên giới các nước, đồng thời nâng cao hiệu
quả của hợp tác hải quan giữa các quốc gia; từ đó có những tác động đáng kể đến thương
nhân trong nước. Vì vậy, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài:
“Tác động của cơ cấu thể chế đến thương nhân Việt Nam
khi Việt Nam ký kết hiệp định TFA”
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu tác động của cơ cấu thể chế của Việt Nam
khi ký kết hiệp định TFA đến thương nhân Việt Nam, phân tích những thuận lợi và bất
lợi đặt ra khi có sự thay đổi cơ cấu thể chế, từ đó rút ra những bài học, khuyến nghị để
khắc phục các khó khăn đó.
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần I: Tổng quan về cơ cấu thể chế thuận lợi hóa thương mại
- Phần II: Tác động của cơ cấu thể chế đến thương nhân Việt Nam khi Việt Nam
ký kết hiệp định TFA
- Phần III: Bài học khuyến nghị cho Việt Nam từ TFA và Dự đoán xu hướng trong
tương lai
Và chúng em xin đặc biệt cảm ơn thầy Trần Sỹ Lâm - giảng viên bộ mơn Thuận lợi

hóa thương mại, đã tận tình giúp chúng em hồn thành bài tiểu luận này.

5


I. TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU THỂ CHẾ THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI
1. Tổng quan về cơ cấu thể chế thuận lợi hóa thương mại:
a. Khái niệm:
Thể chế được định nghĩa bởi các học giả trong và ngoài nước, ở những chuẩn mực
và góc độ khác nhau:
Theo cách hiểu thứ nhất, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định
khơng chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi
phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các
thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác nhân phi nhà nước
(như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định)
Theo cách hiểu thứ hai, thể chế là một cơ quan, tổ chức công với các cơ cấu và
chức năng được định sẵn một cách chính thức nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động
nhất định áp dụng chung cho toàn bộ dân cư. Đối với một quốc gia, các thể chế chính trị
bao gồm chính phủ, quốc hội và các cơ quan tư pháp. Mối quan hệ giữa các thể chế này
được quy định bởi Hiến pháp.
Dựa trên các tinh thần đó, chúng em xin hệ thống lại và đúc kết ra khái niệm được
cho là phù hợp nhất: Thể chế là hệ thống pháp chế gồm: Hiến pháp (luật mẹ, luật căn
bản); các bộ luật (luật cơ bản và luật “hành xử”), các quy định, các quy tắc, chế
định…, nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức
trong một trật tự xã hội, hướng tới sự tổng hịa các lợi ích của cộng đồng.
b. Đặc điểm:
- Thể chế là sản phẩm của chế độ XH. Nó phản ánh sâu sắc bản chất và chức năng
của Nhà nước đương quyền. Trong đó Hiến pháp có thể được coi như “linh hồn”
của một chế độ XH.
- Thể chế được điều chỉnh thích ứng với những thay đổi của chế độ chính trị đương

quyền.
- Thể chế cũng có thể được sửa đổi, thậm chí bãi bỏ cục bộ, phụ thuộc vào sự cải
cách hay đổi mới các quan hệ KT-XH của Nhà nước cầm quyền, thích ứng với
điều kiện lịch sử Quốc gia.
- Thể chế bao gồm: Thể chế chính thức và thể chế phi chính thức.
● Thể chế chính thức: Là hệ thống pháp chế, mang tính “pháp trị”.
● Thể chế phi chính thức: Là các dư luận xã hội, góp phần hình thành đạo
đức, lối sống, phẩm giá con người. Thể chế phi chính thức thuộc phạm trù
“đức trị”.

6


c. Vai trị:
Thể chế có vai trị đặc biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Nó phản ánh bản chất,
chức năng của Nhà nước đương quyền; đồng thời tác động trực tiếp hay gián tiến đến
mọi hoạt động xã hội. Có thể nói thể chế giữ vai trị “chủ đạo” trong mối quan hệ hữu cơ
với cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử của mọi công dân.
2. Thế nào là thiết lập cơ cấu thể chế trong Thuận lợi hóa Thương mại:
a. Khái niệm:
Cũng theo cách hiểu này, thể chế trong thuận lợi hóa Thương mại là các Hiến pháp; các
bộ luật, các quy định, các quy tắc, chế định…, nhằm hài hòa các quyền lợi và trách
nhiệm của mỗi chủ thể trong hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ trong nước và
quốc tế.
b. Đặc điểm:
- Thể chế thuận lợi hóa thương mại dựa trên bản chất về thuận lợi hóa thương mại.
Nó phản ánh một mặt của dịng chảy thương mại và là cơ sở hạ tầng mềm của
thương mại. Các công ước quốc tế cũng như các hiệp định thương mại là 1 trong
những nguồn quy định về thể chế thuận lợi hóa thương mại.
- Thể chế thuận lợi hóa thương mại ln được điều chỉnh thậm chí là bãi bỏ cũng

như sửa đổi để phù hợp với sự thay đổi của thương mại.
- Thể chế chính thức trong thuận lợi hóa thương mại là những quy định, nguyên tắc
mang tính pháp trị và được quy định nghiêm ngặt trong hệ thống luật pháp.
- Thể chế phi chính thức là những tập tục của mỗi quốc gia được biết đến rộng rãi
và được coi như là phong tục, tập quán ví dụ như là những incoterms.
- Khi thuận lợi hóa thương mại là một phần của chiến lược phát triển thương mại
tồn diện và có thể được xem là cơng cụ chính sách để giảm các rào cản pháp lý
và hành chính đối với thương mại, vì vậy nên có 1 cơ quan chủ trì trong việc cơ
cấu thể chế thuận lợi hóa thương mại
c. Vai trị:
Thiết lập cơ cấu thể chế thuận lợi hóa thương mại giúp mang lại một số lợi ích quan
trọng cho các quốc gia và sự hợp tác giữa họ với nhau.
Thứ nhất, các thể chế thuận lợi hóa thương mại giúp cung cấp thơng tin cho các bên
tham gia, qua đó giúp họ đưa ra được những quyết định chính sách đúng đắn nhất có lợi
cho tất cả các bên.

7


Thứ hai, các thể chế thuận lợi hóa thương mại làm giảm các chi phí giao dịch trong
q trình giải quyết các vấn đề chung nhờ chia sẻ các nguồn lực và phối hợp hành động
giữa các quốc gia.
Thứ ba, các thể chế tạo ra khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh hành vi của các tác nhân
tham gia hệ thống chính trị quốc tế. Điều này có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo
tính ổn định của hệ thống và giúp giữ gìn an ninh, hịa bình cũng như có lợi cho sự phát
triển kinh tế của các quốc gia.
Chính vì vậy các thể chế thuận lợi hóa thương mại đã đóng vai trị quan trọng trong
việc thúc đẩy hợp tác về mặt kinh tế giữa các quốc gia. Từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết
thúc, các thể chế quốc tế càng được kỳ vọng sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc quản lý hệ
thống quốc tế và thúc đẩy sự ra đời một cơ chế quản trị toàn cầu trong tương lai. Việc

tham gia vào các thể chế, tổ chức quốc tế trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với tất cả
các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nhỏ, yếu đang phát triển.
Đối với Việt Nam, kể từ khi tiến hành chính sách Đổi mới, ngoại giao đa phương
ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước trên
thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan
hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việc tham gia vào các thể chế, tổ chức
quốc tế đã góp phần củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, tạo ra thế cơ động
linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh cũng như
công cuộc phát triển kinh tế của nước ta.
3. Nguyên tắc và các bước xây dựng cơ cấu thể chế thuận lợi hóa TM
Thể chế có thể được hiểu là những yếu tố tạo thành khuôn khổ trật tự cho các quan
hệ của con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham
gia tương tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy
tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẻ… Môi
trường thể chế được xác định là khuôn khổ hành chính và pháp lý điều chỉnh hành vi và
các mối quan hệ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân nhằm tạo ra thu nhập và của
cải vật chất của một nền kinh tế. Cải cách thể chế kinh tế là một khái niệm chính trị học
liên quan đến sự vận hành của nhà nước đối với mọi nền kinh tế sản xuất hàng hóa.

-

a. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu thể chế thuận lợi hóa thương mại
Về lý luận, thể chế thuận lợi hóa thương mại cần đề cập một cách cơ bản, có hệ
thống những vấn đề liên quan đến xây dựng thể chế, như nhận thức, quan niệm về
thể chế, bản chất, cấu trúc, vai trò của thể chế. Từ nghiên cứu lý luận và tham khảo
kinh nghiệm thành công của một số nước trên thế giới trong xây dựng và thực thi thể

8



-

-

-

-

chế, phải làm rõ thêm những hạn chế, bất cập, những “điểm nghẽn” trong nhận thức
lý luận về thể chế thuận lợi hóa thương mại hiện nay của đất nước khi chuyển sang
phát triển theo chiều sâu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Trên cơ sở đó, đề
xuất những vấn đề, nội dung cần được bổ sung, hồn thiện về xây dựng thể chế
thuận lợi hóa thương mại của đất nước trong giai đoạn mới. Cần tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ tư duy và rà soát lại để hồn thiện những khái niệm, thậm chí cả những khái
niệm rất cơ bản, rất cốt lõi về thể chế thuận lợi hóa trên tinh thần khoa học, khơng né
tránh nhưng khơng cực đoan, khơng tuyệt đối hóa một chiều. Tiếp tục đổi mới tư duy
lý luận và hết sức xem trọng việc tổng kết thực tiễn ở tầm lý luận. Thực tiễn đang vận
động hết sức phong phú, đầy tính sáng tạo của cán bộ, đảng viên, nhân dân ở khắp
các tỉnh, thành phố, các lĩnh vực, cần phải được đúc kết, khái quát thành lý luận.
Cần nhận thức rõ về thể chế thuận lợi hóa thương mại: Qua nghiên cứu, mặc dù cịn
có các cách tiếp cận khác nhau, nhưng các ý kiến đều thống nhất cho rằng, thể chế
thuận lợi hóa thương mại là một cấu trúc tổng thể, trong đó thể hiện sự vận hành
đồng bộ của 3 yếu tố: các tổ chức, chủ thể tham gia; các quy tắc vận hành, cơ chế
thực thi; môi trường mà các chủ thể và các quy tắc vận hành, cơ chế thực thi trong
đó. Nói một cách dễ hiểu, thể chế bao gồm “Người chơi, luật chơi và sân chơi hay
nội dung chơi”.
Nghiên cứu các mơ hình thuận lợi hóa trên thế giới cho thấy những kinh nghiệm, bài
học đa dạng (thành công và thất bại) của các nước trong xây dựng và thực thi thể chế
thuận lợi hóa thương mại. Đó là những gợi mở rất hữu ích đối với Việt Nam, trong
đó đáng lưu ý nhất là phải xây dựng được thể chế thuận lợi hóa thương mại đồng bộ

về chính trị, kinh tế, xã hội phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của từng
nước, từng lĩnh vực. Chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn, tiếp thu có chọn lọc và vận
dụng phù hợp những kinh nghiệm, bài học đó của các nước để đổi mới, xây dựng và
hoàn thiện đồng bộ thể chế thuận lợi hóa thương mại.
Cơ cấu thể chế thuận lợi hóa thương mại cần có sự thống nhất về mục tiêu. Thể chế
dù là thể chế áp dụng trong môi trường tư nhân hay nhà nước đều được xây dựng để
đưa tổ chức hoặc nhà nước đó hướng tới mục tiêu lớn nhất. Mục tiêu của thể chế
thuận lợi hóa thương mại nên là cắt giảm chi phí thương mại, đặc biệt là chi phí ngoại
thương, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong và ngoài nước
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý ở cấp nhà nước đối với hoạt động
thương mại quốc tế.
Cơ cấu thể chế thuận lợi hóa thương mại cần nêu rõ và đề cao tính kiểm sốt và quản
lý của các cấp chính quyền. Thuận lợi hóa đồng nghĩa với việc chúng ta đơn giản
hóa, minh bạch hóa và hài hịa hóa q trình giao thương giữa doanh nghiệp trong và
ngồi nước, nhưng bên cạnh đó khối nhà nước cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ

9


-

để tránh các rủi ro và tranh chấp không đáng có gây ảnh hưởng tới mối quan hệ của
ta với các quốc gia khác.
Cơ cấu thể chế thuận lợi hóa thương mại cần được xây dựng với tính thực tiễn và độ
hiệu quả cao nhất khi áp dụng thực tế.

b. Các bước xây dựng cơ cấu thể chế thuận lợi hóa thương mại
- Bước 1: Thành lập một cơ quan cơ quan lãnh đạo trong việc thuận lợi hóa thương
mại
Cơ quan hải quan, bộ phụ trách thương mại hoặc bộ ngành liên quan khác (bộ giao

thông vận tải hoặc kế hoạch) có thể được chỉ định làm cơ quan lãnh đạo trong việc thuận
lợi hóa thương mại. Hệ thống lập pháp thường giao trách nhiệm về chính sách thương
mại cho một bộ cụ thể (ví dụ: bộ thương mại, thương mại hoặc kinh tế). Vì thuận lợi hóa
thương mại là một phần của chiến lược phát triển thương mại toàn diện và có thể được
coi là một cơng cụ chính sách thương mại để giảm bớt các rào cản pháp lý và hành chính
đối với thương mại, vai trị của cơ quan lãnh đạo có thể được thực hiện bởi một bộ như
vậy. Thơng thường, cơ quan thích hợp nhất để nhận trách nhiệm này là cơ quan hải
quan.
+ Các yếu tố cần được xem xét khi lựa chọn cơ quan lãnh đạo trong việc thuận lợi
hóa thương mại:
○ Trọng tâm dự kiến và phạm vi trong công cuộc tạo thuận lợi hóa thương mại
○ Sự cam kết của cơ quan đó trong tạo thuận lợi hóa thương mại và cạnh tranh
thương mại
○ Khả năng của cơ quan đó trong việc phối hợp và giao tiếp với các cơ quan
liên quan khác cũng như với các khu vực tư nhân
○ Khả năng của cơ quan đó trong việc huy động hỗ trợ từ chính phủ, dành đầy
đủ và bền vững nguồn tài chính và nhân lực trong việc tạo thuận lợi hóa
thương mại
- Bước 2: Thành lập cơ quan tạo thuận lợi hóa thương mại
+ Cơ quan này sẽ phụ trách những đầu việc dưới đây:
○ Xác định các vấn đề ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả của thương mại quốc
tế
○ Phát triển các biện pháp để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của thương mại
quốc tế
○ Hỗ trợ thực hiện các biện pháp nêu trên

10


○ Cung cấp một đầu mối quốc gia để thu thập và phổ biến thông tin về các

thông lệ, hành vi quan trọng và tối ưu nhất trong thuận lợi hóa thương mại
quốc tế
○ Đảm bảo sự thống nhất của các biện pháp với với các chính sách quốc gia và
quốc tế
○ Tham gia vào các nỗ lực quốc tế để cải thiện hiệu quả và thuận lợi thương
mại
+ Thành phần của cơ quan tạo thuận lợi hóa thương mại
Cơ quan tạo thuận lợi hóa thương mại nên góp mặt đầy đủ đại diện từ cả khối tư
nhân và khối nhà nước (công).
+ Cơ cấu và chức năng của cơ quan tạo thuận lợi hóa thương mại:
Để đạt được hiệu quả cao nhất, cơ quan tạo thuận lợi hóa thương mại cần được sắp
xếp trong hàng ngũ của các cơ quan chính phủ. Điều này là vơ cùng quan trọng trong
việc huy động hỗ trợ từ chính phủ đặc biệt là trong giai đoạn đầu của việc tạo thuận lợi
hóa thương mại khi nhiều cơ quan điều hành không xem thuận lợi hóa thương mại là ưu
tiên hàng đầu. Do đó, cơ quan tạo thuận lợi hóa thương mại nên được dẫn dắt bởi bộ
trưởng của cơ quan phụ trách hoặc thủ tướng.
Ngồi ra cơ quan tạo thuận lợi hóa thương mại cần có đầy đủ các bộ phận dưới đây
để đảm bảo sự hiệu quả và sự hoạt động trơn tru của bộ máy:
○ Ban lãnh đạo
○ Hội đồng tạo thuận lợi hóa thương mại quốc gia
○ Ban thư ký
○ Ban kỹ thuật
○ Các nhóm thực thi
II. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU THỂ CHẾ ĐẾN THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM KHI
VIỆT NAM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH TFA
1. Tổng quan về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế
giới
1.1 Thời gian ký kết Hiệp định
Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization Trade Facilitation Agreement) – gọi tắt là TFA được các nước thành viên

WTO đàm phán, kết luận tại Hội nghị Bộ trưởng ở Bali tháng 12 năm 2013. Nội dung
Hiệp định được xem xét lần cuối cùng về mặt pháp lý, sau đó được thơng qua ngày
27/11/2014 tại Geneva, và chính thức có hiệu lực từ 22/02/2017 với sự chấp thuận của
2/3 số nước thành viên WTO.
11


TFA được đưa vào Phụ lục 1A của Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế
giới (hay còn gọi là Hiệp định Marrakesh) bằng Nghị định sửa đổi Hiệp định
Marrakesh. Việt Nam chính thức chấp tḥn nợi dung hiệp định này vào ngày
15/12/2015.
1.2 Nội dung, mục tiêu, ý nghĩa của Hiệp định
1.1.1 Nội dung của Hiệp định
Hiệp định bao gồm 24 điều chia thành 3 phần chính: Phần I gồm những nội dung
kỹ thuật có liên quan đến Điều V, Điều XIII và Điều X của Hiệp định GATT 1994 gồm
12 điều; Phần II gồm các điều khoản liên quan đến đối xử đặc biệt và khác biệt đối với
các nước thành viên đang phát triển và chậm phát triển gồm 10 điều; Phần III gồm các
thỏa thuận về thể chế. Cụ thể:
Phần I: Quy định về các biện pháp kỹ thuật trong việc công bố và quản lý thơng
tin, chủ yếu gồm năm nội dung chính: a) Cơng bố, đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin
liên quan đến xuất nhập khẩu và quá cảnh; b) Tăng cường tính khách quan, khơng phân
biệt và tính minh bạch; c) Thúc đẩy sự dịch chuyển, trao trả và giải tỏa hàng hóa, bao
gồm cả hàng hóa quá cảnh; d) Làm rõ và phát triển các Điều V, VIII và X của GATT
1994; e) Hợp tác hải quan.
Phần II: Các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT) đối với các quốc gia
Thành viên đang phát triển và kém phát triển (LCDS) trong đó cho phép các quốc gia này
được thực hiện một phần cam kết của Hiệp định ngay khi nhận được hỗ trợ kỹ thuật và
được giúp đỡ xây dựng năng lực. Để hưởng lợi ích từ SDT, nước thành viên của Hiệp
định phải tự phân loại từng quy định trong TFA thành các nhóm và thông báo cho các
nước thành viên WTO khác được biết về mốc thời gian thực thi cụ thể.

·
Nhóm A là cam kết được thực hiện ngay khi Hiệp định TFA có hiệu lực,
hoặc trong vịng là 1 năm kể từ ngày TFA có hiệu lực đối với các nước LDCS;
·
Nhóm B là các cam kết được thực hiện sau một thời gian chuẩn bị sau ngày
TFA có hiệu lực; và
·
Nhóm C là các cam kết được thực hiện sau một thời gian chuẩn bị và yêu cầu
có sự hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ về xây dựng năng lực.
Khi phân loại các quy định vào nhóm B và nhóm C, quốc gia thành viên phải chỉ rõ
ngày thực thi quy định.

12


Phần III: Các thỏa thuận thể chế và điều khoản cuối cùng. Thỏa thuận về thể chế
quy định về việc thành lập một Ủy ban thường trực về thuận lợi hóa thương mại trong
WTO với chức năng xem xét định kỳ việc triển khai và thực hiện Hiệp định, cũng như
thành lập một Ủy ban tại mỗi quốc gia để tạo điều kiện phối hợp trong nước và thực
hiện các điều khoản của Hiệp định. Các điều khoản cuối quy định cụ thể về hiệu lực
của Hiệp định TFA, nghĩa vụ của các nước Thành viên khi thực hiện Hiệp định TFA, tính
pháp lý của danh sách cam kết Nhóm A, B, C; việc bảo lưu cũng như quy định về giải
quyết tranh chấp phát sinh.
1.1.2 Mục tiêu của hiệp định
Mục tiêu của Hiệp định nhằm: (1) tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo cân bằng giữa
thuận lợi và tuân thủ luật pháp; (2) thúc đẩy việc vận chuyển, thông quan hàng hóa; (3)
đẩy mạnh sự phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan khác; (4) nâng cao hỗ trợ kỹ thuật
và xây dựng năng lực.
1.1.3 Ý nghĩa của hiệp định:
Sự cần thiết cũng như ý nghĩa quan trọng của Hiệp định đối với thương mại quốc

tế trong bối cảnh toàn cầu hiện nay được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, TFA được coi là sự đồng thuận cam kết tạo thuận lợi thương mại của
160 nước thành viên WTO. Thông qua Hiệp định, WTO thực hiện cơ chế thực thi và
giám sát tiến trình tạo thuận lợi thương mại trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa TFA được
xem là công cụ hữu hiệu nhằm hài hịa hóa, minh bạch hóa và tiêu chuẩn hóa quy định
pháp lý và thực hành pháp luật về kiểm tra, giám sát sự di chuyển hàng hóa trong thương
mại quốc tế ở góc độ quản lý nhà nước nói chung và biên giới quốc gia nói riêng.
Thứ hai, TFA góp phần hạn chế rào cản thương mại đặc biệt những hàng rào phi
thuế quan và kỹ thuật do các nước lập nên nhằm bảo hộ thương mại nội địa và khu vực.
Hàng rào phi thuế quan và kỹ thuật đã, đang và sẽ gây cản trở không nhỏ đối với sự phát
triển thương mại tồn cầu, gia tăng chi phí và thời gian giao dịch trong thương mại quốc
tế.
Thứ ba, cơ quan quản lý vùng biên giới quốc gia và hải quan ngày càng đóng vai
trị quan trọng trong thương mại quốc tế. Bên cạnh nghiệp vụ cơ bản là kiểm tra, giám
sát sự di chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế, ngày nay cơ quan hải quan của mỗi
quốc gia khơng ngừng mở rộng hoạt động của mình sang nhiều lĩnh vực khác như:
chống khủng bố và buôn bán vũ khí trái phép, bảo vệ mơi trường, bảo vệ quyền sở hữu

13


trí tuệ, đảm bảo an ninh lương thực,... Điều này cần có cơ chế ràng buộc pháp lý và phối
hợp hiệu quả giữa các quốc gia ở phạm vi toàn cầu, đó chính là TFA của WTO.
Thứ tư, cũng giống như các hiệp định quan trọng của WTO, TFA có tính ràng buộc
và linh hoạt cao đối với các quốc gia thành viên thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp
và quy định về đối xử đặc biệt đối với các nước đang và kém phát triển. Bên cạnh đó Ủy
ban tạo thuận lợi thương mại của WTO và quốc gia góp phần giám sát và điều chỉnh các
vấn đề phát sinh trong thực thi tạo thuận lợi thương mại nhằm đạt được các mục tiêu về
tạo thuận lợi thương mại của WTO.
2. Quá trình VN thiết lập cơ cấu thể chế để thực thi các cam kết trong TFA

Kể từ sau khi Hiệp định TFA có hiệu lực, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt
động nhằm thực thi các cam kết của Hiệp định, bao gồm:
Thứ nhất, theo dõi và triển khai các cam kết nhóm A là những cam kết phải thực
hiện ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Đến ngày 4/11/2014, Việt Nam là một trong 42 (trên tổng số 160) nước đã gửi
thông báo thực hiện các cam kết nhóm A với mức cam kết từ 5% đến 100%. Như trên đã
đề cập, đối với nhóm A, Việt Nam có 15 cam kết (38%). Các cam kết này thực chất là
những cam kết mà Việt Nam hoàn toàn tuân thủ theo quy định của Hiệp định, đã và đang
tiếp tục được triển khai cùng với tiến trình cải cách hiện đại hóa hải quan, cụ thể gồm:
cam kết liên quan đến tiếp cận thông tin và tính minh bạch, cơ chế khiếu nại, hàng hóa
tạm giữ để kiểm tra, giải phóng nhanh hàng hóa, cơ chế khiếu nại, khiếu kiện, xử lý hồ
sơ trước khi hàng đến, tự do quá cảnh…Đây có thể nói là một trong những động thái rất
quan trọng của Việt Nam.
Thứ hai, thành lập cơ quan tạo thuận lợi hóa thương mại
Ngày 13/10/2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số
1969/QĐ-ttg phê duyệt kế hoạch chuẩn bị và triển khai thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi
thương mại của tổ chức thương mại thế giới. Quyết định bao gồm các mục đích, yêu
cầu, và một danh sách các nhiệm vụ được giao cho một số bộ, ngành. Trong số đó, Bộ
Tài chính là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện TFA.
Theo Quyết định số 1969/QĐ-ttg, các cơ quan chức năng liên quan chủ yếu có
trách nhiệm:
● Cơng bố rộng rãi và phổ biến thơng tin về nội dung của TFA;

14


● Xây dựng sổ tay và văn bản hướng dẫn chi tiết cho các cơ quan nhà nước khác về
các điều khoản và nhiệm vụ của TFA;
● Xây dựng tiến độ thực hiện Hiệp định và đảm bảo tính nhất quán trong việc áp
dụng và thực hiện các cam kết;

● Phân loại các cam kết trong nhóm B và nhóm C;
● Hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng toàn bộ lợi thế của TFA cũng như tìm kiếm các
hỗ trợ về kỹ thuật và xây dựng khả năng của các tổ chức quốc tế như WTO, WB,
WCO, UNCTAD, ADB … hoặc các nước phát triển, như Mỹ, Anh, Nhật, và Châu
Úc;
● Báo cáo tiến trình thực hiện cho WTO;
Thứ ba, xây dựng lộ trình thực hiện cam kết nhóm B, C và thơng báo kế hoạch
thực hiện nhóm B, C cho WTO:
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) trên cơ sở phối hợp với các Bộ, ngành có liên
quan đã rà sốt và đề xuất Chính phủ phê duyệt lộ trình chính thức thực hiện cam kết nhóm
B và C của Hiệp định TFA, theo đó nhóm B gồm 14 cam kết, nhóm C gồm 9 cam kết.
Theo phê duyệt của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Văn phòng Ban Chỉ
đạo Liên ngành Hội nhập Quốc tế về Kinh tế để thực hiện thủ tục thông báo cho WTO. Lộ
trình này đã được Phái đồn Việt Nam tại WTO thông báo cho WTO vào ngày 02/8/2018.
Thứ tư, hồn thiện khn khổ pháp lý nhằm thực thi cam kết theo Hiệp định.
Ngay sau thời điểm Hiệp định được Quốc hội phê chuẩn (tháng 11/2015), một số văn
bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, sửa đổi hoặc đang trong quá trình xây dựng
nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi cam kết của Hiệp định, cụ thể gồm:
Thơng tư số 274/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh;
Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi
thành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan,
Thơng tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một
số điều tại Thơng tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015,
Nghị định của Chính phủ quy định về thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế
một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu…
15



Thứ năm, huy động nguồn hỗ trợ kỹ thuật thực thi Hiệp định.
Sau hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới về việc xây dựng Cổng thông tin thương mại
điện tử nhằm thực hiện nghĩa vụ về minh bạch hóa thơng tin của Hiệp định, Bộ Tài chính
(Tổng cục Hải quan) đã nhận được các đề xuất hỗ trợ kỹ thuật liên quan để thực thi Hiệp
định như sau:
• Đề xuất của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về hỗ trợ Chương trình
Tạo thuận lợi Thương mại (TFP) nhằm cải cách, chuẩn hóa, hài hịa hóa và đơn
giản hóa các thủ tục hành chính phù hợp các chuẩn mực quốc tế để thực hiện TFA.
Dự án có tổng giá trị tài trợ là 22 triệu USD và dự kiến sẽ được thực hiện từ tháng
10/2018 – 10/2023 với 4 hợp phần gồm: hài hịa hóa và đơn giản hóa các chính
sách và thủ tục liên ngành; tăng cường sự phối hợp giữa cấp trung ương và địa
phương; đẩy mạnh việc thực hiện tại cấp địa phương và giữa các địa phương; thúc
đẩy quan hệ hợp tác giữa Hải quan và khu vực tư nhân;
• Chương trình Mercator do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) hỗ trợ, tập trung vào
4 lĩnh vực gồm: quản lý chiến lược; phối hợp với các cơ quan quản lý biên giới;
quản lý rủi ro và khn khổ pháp lý.
• Ngồi ra, đã có rất nhiều hội thảo và hội thảo liên quan đến chủ đề này. Tại hội
nghị APEC 2017-SOM 3 ngày 16 tháng 8 năm 2017, Bộ Tài chính phối hợp với
Tổng cục Hải quan đã tổ chức hội thảo “Tăng cường sự tham gia của các bên liên
quan trong việc thực hiện WTO TFA” để thảo luận và xúc tiến hợp tác, làm việc
giữa Hải quan Việt Nam và các cơ quan Hải quan khu vực trong ASEAN.
Thứ sáu, triển khai nhóm cam kết về thể chế, trong đó có việc thành lập và duy trì
hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Tạo thuận lợi Thương mại (NTFC) theo Quyết định số
1899/QĐ-TTg ngày 4/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Cơ cấu thể chế của VN được hoàn thiện theo các cam kết trong TFA (tính đến
thời điểm 8/4/2020)
Ngồi việc tiếp tục củng cố sự phù hợp trong pháp luật Việt Nam đối với Hiệp
định, Việt Nam tiếp tục cải cách và phát triển để hoàn thiện và thực thi đầy đủ các cam
kết trong TFA nhằm thuận lợi hóa thương mại.

3.1 Thay đổi trong cơ cấu thể chế về Pháp luật:
Trong khi hẩu hết các nhóm nghĩa vụ trong TFA đã được quy định đầy đủ trong
pháp luật Việt Nam, một số nhóm nghĩa vụ vẫn cịn một vài điểm nhỏ chưa được thể hiện
trong pháp luật Việt Nam (dù phần lớn các nghĩa vụ chi tiết khác trong nhóm đã có) và vì

16


thế cần được bổ sung vào hệ thống pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo thực hiện triệt để
các yêu cầu trong TFA.
Cụ thể, các nghĩa vụ sau đây trong TFA cần được bổ sung vào các quy định nội
địa của Việt Nam:
Nghĩa vụ về thủ tục kiểm định lần 2 tại Khoản 3 Điều 5 TFA (quy định về kiểm
định lần 2 đối với kết quả kiểm tra chuyên ngành, quy định về thông tin địa chỉ
các đơn vị kiểm định)
- Nghĩa vụ về phí, lệ phí liên quan tới xuất nhập khẩu tại Khoản 1 Điều 6 TFA (quy
định về cơng bố thơng tin về phí, lệ phí; nguyên tắc xác định mức phí, lệ phí)
- Nghĩa vụ trách việc giải phóng hàng khỏi quyết định cuối cùng về hải quan, thuế
và các loại phí tại Khoản 3 Điều 7 TFA (quy định về hoàn trả khoản bảo lãnh)
- Nghĩa vụ về doanh nghiệp ưu tiên tại Khoản 7 Điều 7 TFA (các điều kiện hạn chế
quyền của SMEs)
- Nghĩa vụ về thủ tục hải quan đối với hàng chuyển phát nhanh theo Khoản 8 Điều
7 TFA (thủ tục kiểm tra chuyên ngành ưu tiên)
- Nghĩa vụ liên quan tới thủ tục hải quan ưu tiên hàng hóa dễ hư hỏng theo Khoản 9
Điều 7 TFA
- Nghĩa vụ liên quan tới cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý biên giới tại
Điều 8 TFA (quy định cụ thể về cơ chế phối hợp)
- Nghĩa vụ nỗ lực thiết lập Cơ chế một cửa tại Khoản 4 Điều 10 TFA
- Nghĩa vụ về các biện pháp xử lý đối với hàng hóa bị từ chối do khơng đáp ứng
yêu cầu SPS, TBT tại Khoản 8 Điều 10 TFA (đối với từng biện pháp xử lý, cách

thức xử lý đối với trường hợp không thực hiện được biện pháp xử lý theo yêu
cầu)
- Nghĩa vụ nỗ lực hợp tác hải quan tại Điều 12 TFA.
Nghiên cứu khuyến nghị 02 phương pháp để sửa đổi, điều chỉnh pháp luật Việt
Nam nhằm bổ sung các nhóm nghĩa vụ mới theo cam kết trong TFA, bao gồm:
(i) Đề xuất xây dựng văn bản mới nhằm thực thi TFA:
Phương pháp này áp dụng đối với các trường hợp mà việc bổ sung các nghĩa vụ
mới theo TFA vào hệ thống pháp luật Việt Nam đòi hỏi việc bổ sung nhiều văn bản riêng
lẻ cùng lúc hoặc khơng có văn bản pháp luật nào hiện hành thích hợp về phạm vi để bổ
sung các nghĩa vụ mới.
Cụ thể, 02 văn bản được đề nghị xây dựng mới nhằm thực thi TFA, bao gồm:
- 01 Nghị định về minh bạch thông tin và tham vấn về thủ tục hải quan và
- 01 Nghị định về các biện pháp phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước
về biên giới, hải quan, chuyên ngành trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.

17


(ii) Đề xuất bổ sung quy định vào các Văn bản đang dự thảo hoặc đang có hiệu lực pháp
luật.
3.2. Thay đổi trong thực thi cơ cấu thể chế:
Với phần lớn các nghĩa vụ trong TFA đã được pháp điển hóa trong pháp luật Việt
Nam và một phần nhỏ các nghĩa vụ chi tiết cịn lại có thể được bổ sung vào các văn bản
pháp luật nội địa trong thời gian tới, xét một cách chặt chẽ thì khơng có nghĩa vụ nào
trong TFA ngoài khả năng thực hiện của Việt Nam.
Mặc dù vậy, để đạt được mục tiêu cốt lõi của TFA là tạo thuận lợi thương mại
thông qua các biện pháp được đề cập trong Hiệp định một cách thực chất chứ không chỉ
nương vào câu chữ cụ thể của TFA thì Việt Nam cịn rất nhiều việc phải làm. Từ góc độ
hiện trạng thực tế hoạt động hải quan của Việt Nam thì 02 nhóm vấn đề sau đây được
xác định là thách thức lớn nhất mà Việt Nam cần tập trung thực hiện trong thời gian tới:

một là thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia và hai là Cơ chế phối hợp giữa hải
quan, biên giới và các cơ quan quản lý chuyên ngành trong quản lý hàng hóa xuất nhập
khẩu.
(i) Về Cơ chế hải quan một cửa quốc gia
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 thì liên quan tới cơ chế một cửa, các Thành
viên WTO chỉ có nghĩa vụ “nỗ lực duy trì hoặc thiết lập Cơ chế một cửa”, nói cách khác
đây là một biện pháp khuyến nghị mà không bắt buộc thực hiện.
Mặc dù vậy, việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia gắn với quy trình hải quan
điện tử là biện pháp được coi là tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại lý tưởng nhất
hiện nay. Do đó việc Việt Nam hướng tới hiện thực hóa Cơ chế một cửa quốc gia này là
cần thiết vì nhu cầu của chính mình cũng như nhằm thực hiện ở mức cao mục tiêu của
TFA dù rằng đây không phải nghĩa vụ bắt buộc trong TFA.
Thời gian tới Việt Nam sẽ tập trung thiết lập và vận hành thành công Cơ chế một
cửa quốc gia này không phải với tính chất là biện pháp để tuân thủ TFA mà là biện pháp
nhằm đạt được mục tiêu thực chất của TFA với hiệu quả tốt nhất. Mục tiêu này có thể
đạt được thơng qua việc:
- Xây dựng văn bản pháp luật thực hiện từng phần Cơ chế này (với có quy định có
hiệu lực thực thi bắt buộc chứ khơng chỉ dừng lại ở các quy định mang tính mục
tiêu và thí điểm)
- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về thông tin tương ứng với các yêu cầu pháp luật
về thực hiện từng phần Cơ chế một cửa quốc gia như nêu ở trên.

18


Nghiên cứu cũng khuyến nghị các hỗ trợ kỹ thuật cho thực thi TFA ở Việt Nam tập
trung vào hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật cho 02 hoạt động nhằm hiện thực hóa từng bước
Cơ chế hải quan một cửa quốc gia này.
(ii) Về cơ chế phối hợp giữa hải quan và các cơ quan thực thi pháp luật tại biên giới,
các cơ quan quản lý chuyên ngành trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Từ góc độ pháp luật, kết quả rà soát pháp luật Việt Nam với các nghĩa vụ trong
TFA cho thấy hầu hết tất cả các vấn đề có liên quan sự tham gia của các cơ quan quản
lý chuyên ngành ngoài hải quan Việt Nam đều chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu
trong TFA.
Trên thực tế, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành và các cơ quan
biên giới khác với hải quan cũng là một trong những vấn đề vướng mắc nhất trong quản
lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (ngay chỉ với các yêu cầu của pháp
luật hiện hành).
Trong khi đó, theo một nghiên cứu khảo sát được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương – Bộ kế hoạch và đầu tư (CIEM), Tổng cục Hải quan với
sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAid) về thủ tục hành chính đối với
hoạt động xuất nhập khẩu thì 72% tổng số thời gian thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu
hàng hóa tại Việt Nam là dành cho các thủ tục với các cơ quan quản lý chuyên ngành
(thời gian cho cơ quan hải quan chỉ chiếm 28%). Điều này cho thấy những nỗ lực để tạo
thuận lợi thương mại nếu chỉ tập trung ở các thủ tục thực hiện bởi cơ quan hải quan thì
hiệu quả nếu đạt được cũng sẽ rất hạn chế.
Vì vậy, bên cạnh việc sửa đổi pháp luật để thực thi các nghĩa vụ cụ thể trong TFA
liên quan tới sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, Việt Nam rất cần có cách tiếp cận
tập trung và tổng thể để thiết lập một Cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên
quan tới thủ tục hải quan trong tất cả các khía cạnh, thực hiện cải cách hành chính triệt để
trong khu vực chiếm tới 72% thời gian thủ tục xuất nhập khẩu. Đây là một trong những
cơ sở để Việt Nam thực hiện thực chất mục tiêu tạo thuận lợi thương mại của TFA trong
bối cảnh cụ thể của thủ tục hải quan tại Việt Nam.
Do đó, Nghiên cứu khuyến nghị cùng với việc thiết lập Cơ chế một cửa quốc gia,
Việt Nam cần tập trung vào thiết lập Cơ chế phối hợp giữa hải quan và các cơ quan quản
lý chuyên ngành trong các thủ tục liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu, với các bước
như sau:
• Xây dựng 01 Nghị định về các biện pháp phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý
Nhà nước về biên giới, hải quan, chuyên ngành trong quản lý hàng hóa xuất nhập


19


khẩu nhằm thực thi các yêu cầu cụ thể liên quan tới kiểm sốt chun ngành theo
TFA
• Mở rộng phạm vi Nghị định nói trên, với các quy định thiết lập cơ chế phối hợp
giữa hải quan với các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan biên giới trong tất
cả các khía cạnh của hoạt động xuất nhập khẩu trong đó nêu rõ cơng việc cụ thể,
trách nhiệm của từng cơ quan và biện pháp xử lý trong trường hợp một/một số cơ
quan không thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Nghiên cứu cũng khuyến nghị các hỗ trợ kỹ thuật cho thực thi TFA ở Việt Nam tập
trung vào hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật cho 02 hoạt động liên quan tới cơ chế phối hợp
giữa hải quan và các cơ quan chuyên ngành, biên giới khác nhằm bảo đảm mục tiêu tạo
thuận lợi thương mại của TFA ở tất cả thủ tục liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu
chứ không chỉ ở thủ tục hải quan thuần túy.
4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi ký kết Hiệp định TFA
Việt Nam, một quốc gia đang phát triển với tư cách là một thành viên của WTO
chắc chắn sẽ tuân thủ những quy định nội dung và cơ chế thực thi tạo thuận lợi thương
mại. Đối chiếu các biện pháp nội dung của tạo thuận lợi thương mại với thực tiễn tạo
thuận lợi thương mại tại Việt Nam, có thể nói rằng Việt Nam đã triển khai phần lớn các
biện pháp. Thực tế, Việt Nam đã thơng báo cam kết nhóm A với 15 biện pháp vào ngày
30/7/2014. Thông báo này sẽ là một phần không tách rời của Hiệp định khi Hiệp định có
hiệu lực. Điều này đánh dấu nỗ lực của Việt Nam trong tiến trình tạo thuận lợi thương
mại cũng như mở ra những cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia cạnh tranh về thương
mại và đầu tư quốc tế. Tuy nhiên cho đến khi thực thi trọn vẹn Hiệp định, Việt Nam
cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn.
4.1. Cơ hội:
➢ Tham gia sân chơi bình đẳng và minh bạch cùng với các quốc gia thành viên
WTO về tạo thuận lợi thương mại trên phạm vi toàn cầu
Cũng giống như các hiệp định khác của WTO, TFA tạo ra một khuôn khổ pháp lý

thống nhất và minh bạch đối với tất cả các nước thành viên nhằm tạo thuận lợi thương
mại trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, Hiệp định hướng tới sự bình đẳng, không phân
biệt đối xử giữa các quốc gia thành viên, điều này tạo nền tảng cơ sở cho các nước đang
phát triển như Việt Nam có định hướng, kế hoạch và lộ trình cụ thể để cải thiện năng lực
cạnh tranh thương mại và đầu tư. Lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ Hiệp định không
tách rời chương trình hành động của các quốc gia thành viên khác, đó là vì một phần lớn
của thương mại thế kỷ 21 cần có chuỗi cung ứng tồn cầu tích hợp để di chuyển hàng
hóa trung gian và thành phẩm trên khắp thế giới. Hàng hóa trung gian chiếm 60%

20


thương mại toàn cầu, và khoảng 30% thương mại toàn cầu được thực hiện giữa các công
ty thành viên của các tập đoàn đa quốc gia (UNCTAD, 2013). Điều này có nghĩa là để
cạnh tranh, các quốc gia phải đảm bảo rằng tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng cần
phải nhanh và hiệu quả. Trên thực tế, hoạt động logistics không hiệu quả sẽ trực tiếp làm
giảm khối lượng và giá trị thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ. Trong Báo cáo Thúc
đẩy Thương mại Toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính năm 20121 , chỉ số thúc
đẩy thương mại (EtI) giảm 10% sẽ tương đương với sụt giảm trung bình 40% trong
thương mại hai chiều.
➢ Cải thiện các chỉ số phát triển của nền kinh tế vĩ mơ
Đó là giảm chi phí thương mại, tăng cơ hội tạo công ăn việc làm và thu nhập, từ đó
thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo một nghiên cứu của OECD (Moïsé, E. and S. Sorescu,
2013), cải cách thủ tục hải quan sẽ giúp cắt giảm 2,8% chi phí thương mại đối với các
nước thu nhập trung bình khá, 2,2% đối với các nước thu nhập trung bình thấp. Thủ tục
hải quan ở Việt Nam vẫn còn rườm rà, Việt Nam đứng thứ 65/189 nước về mức độ
thuận lợi trong thủ tục hải quan. Hiện hệ thống hải quan Việt Nam có khoảng 500 văn
bản, với 5000 điều kiện thực thi, đây được coi là cản trở lớn đối với các giao dịch
thương mại có yếu tố quốc tế cũng như năng lực cạnh tranh quốc gia (Trần Hữu Huỳnh,
2014). Bảng đo lường chi phí và thời gian tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa

xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước, khu vực trên thế giới cho thấy rõ điều này
(Bảng 1).
Bảng 1: Chỉ số thực hiện giao dịch thương mại quốc tế năm 2013
Chứng từ
thơng
quan xuất
khẩu

Thời gian
xuất khẩu
(ngày)

Chi phí
xuất khẩu
(đơla
Mỹ/1
container

Chứng từ
thơng
quan nhập
khẩu

Thời gian
nhập khẩu
(ngày)

Chi phí
nhập khẩu
(đơla

Mỹ/1
container

East Asia
& Pacific

6

21

856

7

22

884

Europe &
Central
Asia

7

25

2.109

8


26

2.339

Latin

6

17

1.283

7

19

1.676

21


America
&
Caribbean
Middle
East &
North
Africa

6


20

1.127

8

24

1.360

OECD
(nhóm thu
nhập cao)

4

11

1.070

4

10

1.090

South
Asia


8

33

1.787

10

34

1.968

SubSaharan
Africa

8

31

2.108

9

38

2.793

Singapore

3


6

460

3

4

440

Việt Nam

5

21

610

8

21

600

Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB), Doing Business, 2014
Vì vậy đổi mới và cải cách cơng tác quản lý nhà nước về hải quan trên cơ sở các
biện pháp kỹ thuật của Hiệp định sẽ góp phần cắt giảm đáng kể chi phí và thời gian cho
nền kinh tế rất nhiều. Cùng xem một ví dụ thực tế về biện pháp xác định trước thông tin
khai báo hải quan theo điều 3 của TFA và ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, nếu doanh nghiệp là một nhà xuất khẩu Việt Nam,
doanh nghiệp phải biết chắc chắn mã HS và thuế, chi phí ngun liệu thơ nhập khẩu và
các thành phần. Doanh nghiệp cũng cần phải biết liệu sản xuất hoặc hoạt động chế biến
sử dụng "nguyên liệu khơng có nguồn gốc" sẽ đáp ứng u cầu về chứng nhận xuất xứ
trong các hiệp định thương mại tự do. Một nghiên cứu của Phòng Thương mại Quốc tế
(ICC, 2014) nhận định rằng xác định trước hải quan sẽ làm giảm chi phí thương mại
tương tương với 3,7%.
➢ Doanh nghiệp cắt giảm thời gian và chi phí thơng quan, tăng cường năng lực
cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường
22


Nội dung của TFA đưa ra nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm đổi mới và cải cách thủ
tục hải quan trong thương mại quốc tế, đáng kể như:
Thứ nhất, minh bạch và quyền của doanh nghiệp: Công bố/Công bố trên mạng;
Điểm giải đáp về thông tin thương mại; Khoảng thời gian giữa thời điểm cơng bố và
thời điểm có hiệu lực; Cơ hội góp ý; Ra quyết định trước; Quyền khiếu kiện.
Thứ hai, quá cảnh: Hạn chế về thuế và lệ phí; Khơng phân biệt đối xử; Khơng
chịu thuế hải quan; Việc sử dụng bảo lãnh.
Thứ ba, thủ tục và phí nhập khẩu/xuất khẩu/q cảnh: Ngun tắc minh bạch,
cơng khai về phí; Xử lý thơng tin khai báo hải quan trước khi hàng đến; Quản lý rủi ro;
Kiểm tra sau thơng quan; Cơng bố thời gian giải phóng hàng trung bình; Doanh nghiệp
ưu tiên; Hợp tác giữa các cơ quan quản lý biên giới; Rà soát các thủ tục và chứng từ; Cơ
chế Một cửa; Xóa bỏ việc sử dụng cơ chế bắt buộc kiểm tra trước khi giao hàng; Giải
phóng hàng riêng biệt với thơng quan hàng hóa.
4.2. Thách thức:
Thứ nhất, khó thống nhất việc thực thi TFA của WTO và các hiệp định
thương mại khác tại Việt Nam. Điều này tạo ra sự thiếu ổn định cho các nhà đầu tư và
kinh doanh. Thực tiễn cho thấy, tạo thuận lợi thương mại quốc tế không phải là một mục
tiêu chiến lược tập trung trong các kế hoạch cạnh tranh tồn cầu của Việt Nam. Chính vì

vậy xây dựng cơ chế phối hợp giữa hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc
thực thi TFA là một thách thức lớn tại Việt Nam trong thời gian tới. Hiện tại, Việt Nam
khơng thiếu các chính sách, kế hoạch và các dự án nhưng chúng không liên kết được với
nhau (WB, 2013).
Thứ hai, thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu cũng sẽ thuận lợi hơn trước
nhiều, điều này sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa vào Việt Nam nhiều hơn. Đây chính là
thách thức cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với
sự cạnh tranh gay gắt hơn trước rất nhiều.
Thứ ba, khắc phục hạn chế, nâng cao năng lực đội ngũ hải quan đáp ứng yêu
cầu đổi mới và cải cách theo nội dung TFA
Quá trình thực thi TFA đòi hỏi Việt Nam tiếp tục đổi mới và cải cách thủ tục hải
quan, theo đó cơ quan hải quan sẽ phải có chiến lược thay đổi căn bản, thực sự hướng về
doanh nghiệp, điều này không dễ dàng, mặc dù ngành hải quan cũng đã phải chuyển
mình cùng cơ chế thị trường và thực hiện các cam kết của Việt Nam trong hội nhập kinh
tế quốc tế. Bên cạnh việc thay đổi của ngành hải quan thì sự thay đổi của các cơ quan
ban ngành liên quan cũng là một thách thức đối với chính các cơ quan này, theo thống kê

23


70% thời gian dừng của thủ tục hành chính là nằm tại các cơ quan ban ngành liên quan
chứ không phải bộ phận hải quan.
Có thể thấy đổi mới, cải cách thủ tục hải quan nhằm thực thi TFA trong thời gian
tới sẽ gắn với sức ép cộng hưởng từ nhu cầu tự thân và các cam kết quốc tế, đáng kể là:
• Sức ép về thực hiện tiêu chuẩn hóa, hài hịa hịa và đơn giản hóa hệ thống pháp
luật hải quan Việt Nam tương thích với nội dung TFA và các công ước quốc tế
của Tổ chức hải quan thế giới như Công ước Kyoto sửa đổi 1990, Công ước HS
và Tiêu chuẩn thuận lợi và an ninh SAFE.
• Sức ép về phương pháp đổi mới thủ tục hải quan: Thực tiễn cải cách hải quan tại
Việt

• Nam đã góp phần tạo thuận lợi hóa thương mại tích cực nhưng vẫn tồn tại nhiều
nút thắt trong việc triển khai đồng bộ và triệt để trên phạm vi toàn quốc. Dù áp
dụng hải quan tự động nhưng việc truyền dữ liệu từ chi cục làm thủ tục đến chi
cục cửa khẩu vẫn phải làm bằng tay và giấy; việc khai nộp thuế, khai tờ khai gây
mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Các tiêu chí phải kê khai vẫn cịn khá
nhiều; tiêu chí được mã hóa khó hiểu, khiến bộ phận làm thủ tục của doanh
nghiệp phải đối chiếu mất nhiều thời gian. Về hải quan điện tử, các doanh nghiệp
cho rằng các vướng mắc vẫn chưa tháo gỡ được là thanh khoản hàng gia cơng
chưa có trong VNACCS/VSIC (phần mềm hệ thống của Nhật Bản không thiết kế
doanh nghiệp làm hàng gia công, trong khi số lượng doanh nghiệp loại này ở Việt
Nam rất nhiều).
• Sức ép về thời gian và lộ trình cam kết thực thi TFA và các Công ước quốc tế về
hải quan. Ngày 31/7/2014, Việt Nam đã thơng báo nhóm A gồm 15 biện pháp
(trong tổng số 37 biện pháp của Hiệp định) bao gồm thực thi về thủ tục chung về
phí và lệ phí; hàng chuyển phát nhanh, yêu cầu về thủ tục và chứng từ;…, cụ thể
là: Điều 1.3 Các điểm giải đáp; Điều 1.4 Thơng báo; Điều 2.1 Cơ hội góp ý và
thơng tin trước khi có hiệu lực; Điều 2.2 Tham vấn; Điều 4.1 Quyền khiếu nại
hoặc rà soát; Điều 6.1 Các nguyên tắc chung về phí và lệ phí được áp hoặc liên
quan đến nhập khẩu và xuất khẩu; Điều 6.2 Các nguyên tắc cụ thể về phí và lệ phí
được áp hoặc liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu; Điều 7.8 Hàng hóa được
thúc đẩy thơng quan; Điều 9 Vận chuyển hàng hóa dưới sự kiểm sốt hải quan đối
với nhập khẩu; Điều 10.1 Các thủ tục và yêu cầu chứng từ; Điều 10.2 Chấp nhận
bản sao; Điều 10.6 Áp dụng Đại lý Hải quan; Điều 10.7 Thủ tục biên giới chung
và yêu cầu chứng từ thống nhất; Điều 11.1-3 Phí, quy định và thủ tục quá cảnh;
Điều 11.4 Không phân biệt trong quá cảnh.

24


Đây là nhóm biện pháp phải thực thi ngay khi Hiệp định có hiệu lực vì vậy Việt

Nam phải nỗ lực để hoàn thành cam kết. Hai mươi hai (22) biện pháp cịn lại xếp vào
nhóm B và C với lộ trình và điều kiện áp dụng với nước đang phát triển theo quy định tại
Hiệp định.
5. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến thương nhân Việt Nam khi có sự thay đổi cơ
cấu thể chế đến nay
Tại hội thảo xây dựng năng lực APEC về TFA dành cho doanh nghiệp (DN) vừa và
nhỏ mới đây, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý và DN nhận định rằng,
TFA của WTO là cơ hội đặc biệt để thúc đẩy tăng trưởng bền vững bằng việc tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN), không kể quy mô trong hoạt động thương mại
xuyên biên giới với thời gian nhanh hơn và chi phí ít hơn. Với hơn 2/3 thành viên WTO
bỏ phiếu ủng hộ TFA, các quốc gia cam kết thực hiện một loạt cải cách nhằm giảm bớt
các thủ tục quan liêu tại khu vực cửa khẩu, từ những biện pháp về giải phóng hàng hóa
đến tăng cường hợp tác giữa các cơ quan kiểm soát biên giới. Một khi hiệp định TFA
thực thi đầy đủ, các nền kinh tế đang phát triển được dự đoán sẽ tăng số lượng sản phẩm
xuất khẩu lên 20-35%.
Ngoài ra, TFA có ý nghĩa rất lớn đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt
Nam bởi các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) đối với các thành viên kém
phát triển (LDCs) và đang phát triển của WTO với hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên
WTO này thực thi hiệp định. TFA cũng góp phần giảm các rào cản kỹ thuật và phi thuế
quan để hàng hóa từ các nền kinh tế đang phát triển sẽ được xuất khẩu dễ dàng hơn.
Sau hai năm thực thi TFA, kim ngạch thương mại quốc tế được đánh giá đã có sự
gia tăng rất lớn, trong đó, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam được hưởng lợi
nhiều nhất. Cụ thể trong xuất khẩu, năm 2017, Việt Nam đạt kim ngạch 213,77 tỷ USD,
tăng 21,1% so với năm 2016; năm 2018, đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và năm 2019,
kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 265 tỷ USD, tăng khoảng 8 - 10% so với năm 2018.
Đây là kết quả của việc thực thi các Hiệp định thương mại, trong đó có TFA.
Bảng 2: Thống kê cụ thể tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam 2019

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×