Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu đánh giá vai trò của các công trình hồ chứa đến xâm nhập mặn trên lưu vực sông mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.59 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN TRUNG HIẾU

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VAI TRỊ CỦA CÁC CƠNG
TRÌNH HỒ CHỨA ĐẾN XÂM NHẬP MẶN TRÊN LƯU VỰC
SÔNG MÃ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN TRUNG HIẾU

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VAI TRỊ CỦA CÁC CƠNG
TRÌNH HỒ CHỨA ĐẾN XÂM NHẬP MẶN TRÊN LƯU VỰC
SÔNG MÃ

Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 60440225

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. TS VŨ THANH TÚ


2. PGS.TS BÙI CÔNG QUANG

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Chữ ký

Nguyễn Trung Hiếu

i


LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian làm Luận văn tốt nghiệp, với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và được
sự hướng dẫn tận tình của TS. Vũ Thanh Tú, PGS.TS Bùi Công Quang và sự tạo điều
kiện của các cán bộ lãnh đạo Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Ban chủ nhiệm đề tài ĐTĐL.CN57/15: “ Nghiên cứu tác động của các hoạt động phát triển đến dòng chảy và môi trường
sinh thái vùng hạ du sông Mã, đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động bất lợi và
đảm bảo an toàn hạ du”, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, với đề tài:
“Nghiên cứu đánh giá vai trị của các cơng trình hồ chứa đến xâm nhập mặn trên
lưu vực sông Mã”.
Thời gian làm Luận văn tốt nghiệp là một khoảng thời gian vơ cùng q giá để em có
điều kiện hệ thống lại kiến thức đã được học và giúp em biết cách áp dụng lý thuyết vào
thực tế. Đây là Luận văn tốt nghiệp sử dụng tài liệu thực tế và vận dụng tổng hợp các
kiến thức đã học. Dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian cũng như sự hạn

chế trong trình độ nên Luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cơ giáo giúp cho Luận
văn của em được hồn chỉnh hơn, từ đó kiến thức chun mơn cũng được hồn thiện và
nâng cao.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ................................................................................................ 2
3. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 2
4. Kết quả dự kiến...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGỒI
NGƯỚC .......................................................................................................................... 5
1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu xâm nhập mặn ........................................... 5

1.1.1 Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn trên thế giới ........................................ 5
1.1.2 Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn ở Việt Nam .......................................... 6
1.2 Giới thiệu vùng nghiên cứu ................................................................................... 9

1.2.1 Vị trí, giới hạn, phạm vi vùng nghiên cứu ...................................................... 9
1.2.2 Đặc điểm hệ thống sơng ngịi lịng dẫn ........................................................ 11
1.2.3 Đặc điểm khí hậu .......................................................................................... 15
1.2.4 Đặc điểm thủy văn, dịng chảy ..................................................................... 18

1.2.5 Hiện trạng các cơng trình thủy lợi và tình hình xâm nhập mặn vùng hạ lưu
lưu vực sơng Mã .................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2....... ỨNG DỤNG MƠ HÌNH MƠ PHỎNG Q TRÌNH XÂM NHẬP
MẶN TRÊN LƯU VỰC SƠNG MÃ .......................................................................... 35
2.1 Phân tích, lựa chọn cơng cụ tính tốn.................................................................. 35
2.1.1

Các công cụ nghiên cứu dự báo và cảnh báo xâm nhập mặn .................. 35

2.1.2

Lựa chọn mơ hình mơ phỏng xâm nhập mặn ............................................ 36

2.2 Giới thiệu mơ hình MIKE 11 và Mô đun chất lượng nước ................................. 37
2.2.1

Giới thiệu chung về mơ hình MIKE 11 ..................................................... 37

2.2.2

Mơ đun chất lượng nước ........................................................................... 39

2.3 Thiết lập sơ đồ tính và xác định điều kiện biên ................................................... 42
2.3.1

Thiết lập sơ đồ tính.................................................................................... 42

2.3.2

Thiết lập điều kiện ban đầu ....................................................................... 46

iii


2.4 Tính tốn mơ phỏng, hiệu chỉnh mơ hình và kiểm định mơ hình ....................... 48
2.4.1

Hiệu chỉnh mơ hình ................................................................................... 48

2.4.2

Kết quả kiểm định mơ hình........................................................................ 54

CHƯƠNG 3..MƠ PHỎNG XÂM NHẬP MẶN HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG MÃ60
3.1 Xây dựng các kịch bản và tình tốn nghiên cứu xâm nhập mặn cho kịch bản hiện
trạng và kịch bản phát triển 2030 .............................................................................. 60

3.1.1 Mô phỏng diễn biến mặn cho kịch bản hiện trạng ....................................... 67
3.1.2 Mô phỏng diễn biến mặn cho kịch bản phát triển đến năm 2030 ................ 70
3.2 Tính tốn diễn biến xâm nhập mặn vùng hạ du LV sông Mã với các kịch bản
vận hành hồ chứa ....................................................................................................... 75

3.1.3 Diễn biến xâm nhập mặn hiện trạng khi vận hành hồ chứa......................... 76
3.1.4 Diễn biến xâm nhập mặn KBPT 2030 khi vận hành hồ chứa ...................... 81
3.3 Đề xuất giải pháp xây dựng cơng trình ngăn mặn ............................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 94
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 97

iv



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1-1 Lưu vực sơng Mã .......................................................................................... 10
Hình 1-2 Bản đồ mạng lưới trạm thủy văn lưu vực sơng Mã ......................................17
Hình 1-3 Bản đồ hiện trạng các cơng trình thủy lợi trên lưu vực sơng Mã..................29
Hình 2-1 Sơ đồ tính tốn .............................................................................................. 40
Hình 2-2 Thể tích kiểm tra ........................................................................................... 41
Hình 2-3 Sơ đồ khối tính tốn thủy lực ........................................................................43
Hình 2-4 Sơ đồ mạng sơng Mã ..................................................................................... 46
Hình 2-5 Hiệu chỉnh mực nước thực đo và tính tốn trạm Nguyệt Viên từ 0216/04/2003 ..................................................................................................................... 51
Hình 2-6 Hiệu chỉnh mực nước thực đo và tính tốn trạm Hàm Rồng từ 0216/04/2003 ..................................................................................................................... 51
Hình 2-7 Hiệu chỉnh mực nước thực đo và tính tốn trạm Phà Thắm từ 02-16/04/2003
.......................................................................................................................................52
Hình 2-8 Hiệu chỉnh mực nước thực đo và tính tốn trạm Quang Lộc từ 0216/04/2003 ..................................................................................................................... 52
Hình 2-9 Hiệu chỉnh mực nước thực đo và tính tốn trạm Hồng Hà từ 02-16/04/2003
.......................................................................................................................................53
Hình 2-10 Hiệu chỉnh mực nước thực đo và tính tốn trạm Cự Đà từ 02-16/04/2003 53
Hình 2-11 Kiểm định mực nước thực đo và tính tốn trạm Hàm Rồng từ 21/327/03/2010 ..................................................................................................................... 55
Hình 2-12 Kiểm định mực nước thực đo và tính tốn trạm Hồng Hà từ 21/327/03/2010 ..................................................................................................................... 55
Hình 2-13 Kiểm định mực nước thực đo và tính tốn trạm Nguyệt Viên từ 21/327/03/2010 ..................................................................................................................... 56
Hình 2-14 Kiểm định mực nước thực đo và tính tốn trạm Phà Thắm từ 21/327/03/2010 ..................................................................................................................... 56
Hình 2-15 Kiểm định độ mặn thực đo và tính tốn trạm Hàm Rồng từ 21/327/03/2010 ..................................................................................................................... 57

v


Hình 2-16 Kiểm định độ mặn thực đo và tính tốn trạm Hồng Hà từ 21/3-27/03/2010
.......................................................................................................................................57
Hình 2-17 Kiểm định độ mặn thực đo và tính tốn trạm Nguyệt Viên từ 21/327/03/2010 ..................................................................................................................... 58
Hình 2-18 Kiểm định độ mặn thực đo và tính tốn trạm Phà Thắm từ 21/3-27/03/2010

.......................................................................................................................................58
Hình 3-1 Diễn biến xâm nhập mặn trên lưu vực sông Mã với kịch bản hiện trạng .....69
Hình 3-2 Diễn biến xâm nhập mặn và ranh giới mặn 1‰ và 4‰ vùng hạ du lưu vực
sơng Mã theo Kịch bản hiện trạng .................................................................................70
Hình 3-3 Chiều dài xâm nhập mặn trên các sông thuộc Lưu vực sơng Mã đến năm
2030 ............................................................................................................................... 71
Hình 3-4 Diễn biến xâm nhập mặn và ranh giới mặn 1‰ và 4‰ vùng hạ du lưu vực
sông Mã theo KBPT 2030 ............................................................................................. 72
Hình 3-5 So sánh ranh giới mặn 1‰ giữa kịch bản hiện trạng và kịch bản phát triển
năm 2030 ....................................................................................................................... 73
Hình 3-6 Diễn biến mặn với các phương án vận hành hồ trên sơng Mã ...................... 78
Hình 3-7 Diễn biến mặn với các phương án vận hành hồ trên sơng Lạch Trường ......78
Hình 3-8 Diễn biến mặn với các phương án vận hành hồ trên sơng Lèn ..................... 79
Hình 3-9 Ranh giới mặn 1‰ phần hạ du sông Mã KB hiện trạngvà các kịch bản vận
hành hồ chứa ..................................................................................................................80
Hình 3-10 Ranh giới mặn 4‰ phần hạ du sông Mã KB hiện trạngvà các kịch bản vận
hành hồ chứa ..................................................................................................................81
Hình 3-11 Diễn biến mặn tại sông Lạch Trường đến năm 2030 với các kịch bản điều
tiết hồ ............................................................................................................................. 83
Hình 3-12 Diễn biến mặn tại sông Lèn đến năm 2030 với các kịch bản điều tiết hồ ..84
Hình 3-13 Ranh giới xâm nhập mặn 1‰ phần hạ du sông Mã đến năm 2030 và các
kịch bản vận hành hồ chứa ............................................................................................ 85
Hình 3-14 Ranh giới xâm nhập mặn 4‰ phần hạ du sông Mã đến năm 2030 và các
kịch bản vận hành hồ chứa ............................................................................................ 86
Hình 3-15 So sánh diễn biến mặn trên sông Mã năm 2030 với 3 các kịch bản vận hành
hồ và thêm kịch bản 4 ....................................................................................................88

vi



Hình 3-16 So sánh diễn biến mặn trên sơng Lạch Trường năm 2030 với 3 các kịch bản
vận hành hồ và thêm kịch bản 4 ....................................................................................88
Hình 3-17 So sánh diễn biến mặn trên sông Lèn năm 2030 với 3 các kịch bản vận
hành hồ và thêm kịch bản 4 ........................................................................................... 89
Hình 3-18 Ranh giới mặn 1‰ với KBPT 2030 trên LV sông Mã và khi vận hành hồ
chứa với KB3 và KB4 ...................................................................................................89
Hình 3-19 Ranh giới mặn 4‰ với KBPT 2030 trên LV sông Mã và khi vận hành hồ
chứa với KB3 và KB4 ...................................................................................................90
Hình 3-20 Ranh giới mặn 1‰ với KBPT 2030 trên LV sông Mã và khi vận hành hồ
chứa với 4 kịch bản........................................................................................................92
Hình 3-21 Ranh giới mặn 4‰ với KBPT 2030 trên LV sông Mã và khi vận hành hồ
chứa với 4 kịch bản........................................................................................................93

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1 Đặc trưng hình thái sơng ngịi lưu vực sơng Mã ..........................................14
Bảng 1-2 Đặc trưng mưa năm tại một số trạm trên lưu vực sông Mã .......................... 16
Bảng 1-3 Dịng chảy năm trung bình nhiều năm ở một số vị trí ..................................19
Bảng 1-4 Tần suất dịng chảy năm ở một số trạm trên sông Mã ..................................19
Bảng 1-5 Kết quả phân phối dịng chảy năm trung bình nhiều năm tại các trạm TV
thuộc lưu vực sông Mã ..................................................................................................21
Bảng 1-6 Khả năng xảy ra lũ lớn nhất năm vào các tháng trong năm ......................... 22
Bảng 1-7 Lưu lượng kiệt tháng và kiệt ngày nhỏ nhất trong năm................................ 23
Bảng 1-8 Dòng chảy 30 ngày liên tục nhỏ nhất ở một số vị trí ....................................24
Bảng 1-9 Mực nước triều lớn nhất, nhỏ nhất thực đo từ 11÷23 tháng 3 năm 2012 .....27
Bảng 1-10 Thông số cơ bản của các công trình lợi dụng tổng hợp trên sơng Mã........29
Bảng 1-11 Độ mặn thực đo từ ngày 2-16/IV/2003 tại một số vị trí trên sơng Mã .......30

Bảng 1-12 Độ mặn thực đo từ 20-27/III/2010 tại các vị trí hạ du sơng Mã .................31
Bảng 1-13 Nồng độ mặn lớn nhất, nhỏ nhất (từ ngày 11÷23 tháng III năm 2012) ......32
Bảng 1-14 Đặc trưng độ mặn (‰) trên sông mã, sông lạch trường, sông Lèn trong thời
kỳ điều tra năm từ 1990-2015 và TBNN .......................................................................33
Bảng 2-1 Địa hình lịng dẫn lưu vực sơng Mã ............................................................. 45
Bảng 2-2 Biên gia nhập dọc sông của mô hình ............................................................ 48
Bảng 2-3 Kết quả mực nước thực đo và tính tốn khi hiệu chỉnh mơ hình trong mùa
kiệt .................................................................................................................................50
Bảng 2-4 Kết quả nồng độ muối và tính tốn hiệu chỉnh mơ hình .............................. 50
Bảng 2-5 Kết quả mực nước thực đo và tính tốn kiểm định ......................................54
Bảng 2-6 Kết quả mực nước thực đo và tính tốn kiểm định ......................................54
Bảng 3-1 Tiêu chuẩn dùng nước cho các nghành ........................................................ 61
Bảng 3-2 Thống kê sự thay đổi nhu cầu nước tại thời điểm hiện trạng và kịch bản năm
2030 ............................................................................................................................... 66
Bảng 3-3 Chỉ tiêu cơ bản của các vị trí lấy nước dọc sơng ..........................................67
Bảng 3-4 Dịng chảy kiệt tại các nút tính tốn mạng sơng Mã ....................................68

viii


Bảng 3-5 Kết quả tính tốn độ mặn với các kịch bản ..................................................71
Bảng 3-6 Kịch bản tính tốn xâm nhập mặn cho hiện trạng khi có thêm hồ điều tiết .77
Bảng 3-7 Kết quả so sánh độ mặn tại các vị trí năm 2030 với các kịch bản điều ........82

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH

ĐBSH
ĐBSCL
GTGT
GTSX
LV
KBPT
KB
TBNN

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT
LƯU VỰC
KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN
KỊCH BẢN
TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM

x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng hạ du sơng Mã được hình thành nhờ nguồn nước và lượng phù sa bồi đắp hằng
năm từ hệ thống sông Mã. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, cho đến nay vùng đã trở
thành trung tâm kinh tế- xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích tự nhiên tồn vùng
là 267.000ha với số dân khoảng 2.274.000 người. Đây là khu vực tập trung phát triển
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và trung tâm văn hoá của tỉnh Thanh Hoá.
Trong những năm gần đây, vào mùa kiệt, vùng hạ du sơng Mã phải đối mặt với tình

trạng suy giảm dòng chảy và xâm nhập mặn gia tăng. Với nồng độ của nước mặn đo
được có thời điểm vượt quá 4‰ (là ngưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình sinh
trưởng của cây trồng) tại hầu hết các trạm đo trên sông Mã, sông Lạch Trường, sông
Lèn. Độ mặn lớn nhất trên sông Mã tại Giàng cách cửa sông 24 km năm 2010 đã lên tới
6,1‰, trên sông Lạch Trường tại Cầu Tào cách cửa sông 24,6km đã lên tới 9,4‰, trên
sông Lèn tại Cụ Thôn cách cửa sông 19km đã lên tới 7,1‰. Trạm bơm Hoằng Giang,
huyện Hoằng Hoá trong mùa kiệt chỉ bơm được 8-10h/ngày, gây ảnh hưởng rất lớn đến
sản xuất nông nghiệp nhất là thời điểm lúa trổ và nắng nóng kéo dài. Rõ ràng là xâm
nhập mặn đã và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lấy nước của các cơng trình đầu mối phục
vụ tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt và các ngành kinh tế khác. Trên
lưu vực có gần 80 hồ chứa đã và đang xây dựng với tổng dung tích khoảng 2.590 triệu
m3; trong đó có gần 70 hồ đang vận hành với tổng dung tích 1.639 triệu m3, 5 hồ đang
xây dựng 2 với tổng dung tích 888 triệu m3 và 4 hồ dự kiến xây.
Trên lưu vực có 3 hồ chứa lớn là Trung Sơn (W = 348,5 triệu m3, Nlm = 260MW, năm
2013 đi vào vận hành), hồ Cửa Đạt (W = 1.364 triệu m3, Nlm = 97MW đang vận hành)
và hồ Hủa Na (W = 533 triệu m3, Nlm = 180MW đang vận hành). Như vậy, chỉ riêng 3
hồ chứa này sẽ có dung tích tổng cộng là gần 2.245 triệu m3 chiếm gần 87 % tổng dung
tích hồ chứa tồn lưu vực. Các hồ này có mục tiêu là cắt giảm lũ bảo vệ hạ lưu, cấp nước
sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, kết hợp phát điện và bổ sung nước mùa kiệt cho
hạ lưu sơng Mã, sẽ có một tác động to lớn đến điều tiết dịng chảy và tình hình xâm nhập

1


mặn ở hạ du lưu vực sông Mã.
Trước vấn đề này, việc tính tốn mơ phỏng đánh giá q trình xâm nhập mặn cho lưu
vực sông Mã với các kịch bản trong tương lai là một việc làm rất cần thiết. Như đánh
giá tình trạng xâm nhập mặn trong điều kiện khủng hoảng nước trong tương lai, nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội đến việc sử dụng nước như hiện tại có ảnh hưởng thế nào tới
việc xâm nhập mặn tại vùng hạ du. Vì vậy học viên đã lựa chọn luận văn: “Nghiên cứu

đánh giá vai trò của các cơng trình hồ chứa đến xâm nhập mặn trên lưu vực sơng Mã”
nhằm tìm ra ngun nhân cơ bản, cơ chế xâm nhập mặn, hiệu quả từ các việc vận hành
cơng trình trên dịng chính góp phần đẩy mặn như thế nào, , dựa trên đó đề xuất các giải
pháp chống xâm nhập mặn, nước ngọt còn lại, quản lý các cơng trình và đề xuất các giải
pháp cơng trình, các điều kiện vận hành giảm thiểu quá trình xâm nhập mặn cũng nhưng
mục tiêu đề ra về vấn đề xâm nhập mặn.
2. Mục đích của đề tài
Ứng dụng mơ hình MIKE 11 tính tốn q trình xâm nhập mặn trên dịng chính sơng
Mã theo các kịch bản khác nhau, bao gồm kịch bản hiện trạng và kịch bản trong bối
cảnh biến đổi khí hậu (2030).
Đề xuất các giải pháp thích ứng khi vận hành các cơng trình hồ chứa phục vụ quy hoạch
phòng chống xâm nhập mặn cho khu vực nghiên cứu.
3. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận:
 Phương pháp tiếp cận của luận văn là theo định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên
nước và phát triển bền vững.
 Tiếp cận theo quan điểm hệ thống: Do hệ thống cơng trình hồ chứa trên sơng Mã có
vai trị quan trọng đối với việc kiểm sốt xâm nhập mặn ở hạ lưu sơng Mã nên vấn đề
nghiên cứu cần được xem xét trên quan điểm hệ thống. Tiếp cận hệ thống đảm bảo thỏa
mãn nhiều mục tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp trong phòng tránh và giảm nhẹ
rủi ro do xâm nhập mặn gây ra.
 Tiếp cận kế thừa: Kế thừa học hỏi các kinh nghiệm xử lý khi chạy mơ hình trong thực
2


tế đổi với các tính tốn xâm nhập mặn ở các lưu vực sông khác ở Việt Nam. Sử dụng
hiệu quả các số liệu, dữ liệu, lựa chọn phương pháp từ các nghiên cứu thủy lực trước
đây nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu, nâng cao, độ tin cậy, chính xác của các kịch
bản.
Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp tổng hợp: Các tài liệu và kết quả của
các đề tài đã được thực hiện trên lưu vực nghiên cứu được thu thập, thống kê và phân
tích đánh giá và tổng hợp.
 Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát, điều tra thực tế là một phương pháp giúp đề
tài có một cái nhìn thực tế hơn khi nghiên cứu khả năng xâm nhập mặn trên sông Mã.
Dựa vào kinh nghiệm qua các lần khảo sát thực địa để xây dựng các kịch bản có tính
thực tế hơn.
 Áp dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc: tổng quan các nghiên cứu có liên quan,
phân tích lựa chọn, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài
luận văn;
 Phương pháp ứng dụng mơ hình tốn diễn tốn q trình xâm nhập mặn trên dịng
chính sơng Mã.
Đối tượng nghiên cứu:
Q trình xâm nhập mặn từ biển vào vùng cửa sơng Mã. Nội dung nghiên cứu bao gồm:
chế độ mưa, chế độ thủy văn cửa sông, triều, độ mặn. Nghiên cứu sử dụng mơ hình thủy
lực và mơ hình truyền chất để mơ phỏng q trình xâm nhập mặn vùng cửa sông Mã.
Phạm vi không gian nghiên cứu: vùng hạ lưu lưu vực sông Mã.
4. Kết quả dự kiến
 Thiết lập sơ đồ tính, xác định các điều kiện biên, thực hiện các bước hiệu chỉnh, kiểm
định mơ hình.
 Mơ phỏng quá trình xâm nhập mặn trong điều kiện hiện trạng và theo các kịch bản

3


khác nhau từ đó xác định các ranh giới nhiễm mặn trên sơng.
 Đề xuất các giải pháp thích ứng trong vận hành các cơng trình hồ chứa, nhằm phịng
chống xâm nhập mặn trong khu vực nghiên cứu

4



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu xâm nhập mặn

1.1.1 Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn trên thế giới
Hiện tượng xâm nhập triều, mặn là quy luật tự nhiên ở các khu vực, lãnh thổ có vùng
cửa sơng giáp biển. Hiện tượng xâm nhập triều mặn có liên quan đến hoạt động kinh tế
- xã hội của nhiều quốc gia nên việc nghiên cứu và tính tốn đã được đặt ra từ lâu. Mục
tiêu chủ yếu của công tác nghiên cứu là nắm được quy luật của quá trình này để phục
vụ các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phịng vùng cửa sơng. Các phương pháp cơ bản
được thực hiện bao gồm thực nghiệm (dựa trên số liệu quan trắc) và mơ phỏng q trình
bằng các mơ hình tốn.
Việc mơ phỏng q trình dịng chảy sơng ngịi bằng mơ hình tốn được bắt đầu từ khi
Saint - Vennant (1871) cơng bố hệ phương trình mơ phỏng q trình thuỷ động lực trong
hệ thống kênh hở một chiều nổi tiếng mang tên ông và với sự phát triển mạnh mẽ của
các kỹ thuật tính tốn và tốc độ tính tốn ngày càng nhanh của máy tính điện tử thì việc
mơ phỏng dịng chảy sơng ngịi nhanh chóng và chi tiết hơn phục vụ nghiên cứu, xây
dựng quy hoạch khai thác tài ngun nước, thiết kế các cơng trình cải tạo, dự báo và vận
hành hệ thống thuỷ lợi.
Tiếp theo đó, việc mơ phỏng dịng chảy bằng các phương trình thuỷ động lực đã tạo tiền
đề giải bài tốn truyền mặn khi kết hợp với phương trình khuyếch tán. Cùng với phương
trình bảo tồn và phương trình động lực của dịng chảy, cịn có phương trình khuyếch
tán chất hồ tan trong dịng chảy cũng có thể cho phép - tuy ở mức độ kém tinh tế - mô
phỏng cả sự diễn biến của vật chất hồ tan trơi theo dịng chảy như nước mặn xâm nhập
vào vùng cửa sơng, chất chua phèn lan truyền từ đất ra mạng lưới kênh sông và các loại
chất thải sinh hoạt và công nghiệp xả vào dịng nước...
Cụ thể hơn, vấn đề tính tốn và nghiên cứu triều mặn bằng mơ hình đã được nhiều nhà

nghiên cứu ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Anh quan tâm từ khoảng 40-50 năm
trở lại đây. Với thành tựu của khoa học và công nghệ được phát triển nhanh trong thời

5


gian gần đây, công nghệ tin học, thuỷ lực học và thuỷ văn học hiện đại đã gặp lại nhau
ở nhiều mặt, mặc dù chưa phải là hoàn toàn đồng nhất.
Các phương pháp tính tốn xâm nhập mặn đầu tiên thường sử dụng bài toán một chiều
khi kết hợp với hệ phương trình Saint - Venant. Những mơ hình mặn 1 chiều đã được
xây dựng do nhiều tác giả trong đó có Ippen và Harleman (1971). Giả thiết cơ bản của
các mơ hình này là các đặc trưng dịng chảy và mật độ là đồng nhất trên mặt cắt ngang.
Mặc dù điều này khó gặp trong thực tế nhưng kết quả áp dụng mơ hình lại có sự phù
hợp khá tốt, đáp ứng được nhiều mục đích nghiên cứu và tính tốn mặn. Ưu thế đặc biệt
của các mơ hình loại một chiều là yêu cầu tài liệu vừa phải và nhiều tài liệu đã có sẵn
trong thực tế.
Năm 1971, Prichard đã dẫn xuất hệ phương trình 3 chiều để diễn tốn q trình xâm
nhập mặn nhưng nhiều thơng số khơng xác định được. Hơn nữa mơ hình 3 chiều u
cầu lượng tính tốn lớn, u cầu số liệu q chi tiết trong khi kiểm nghiệm nó cũng cần
có những số liệu đo đạc chi tiết tương ứng. Vì vậy các nhà nghiên cứu buộc phải giải
quyết bằng cách trung bình hố theo 2 chiều hoặc 1 chiều. Sanker và Fischer, Masch
(1970) và Leendertee (1971) đã xây dựng các mô hình 2 chiều và 1 chiều trong đó mơ
hình 1 chiều có nhiều ưu thế trong việc giải các bài toán phục vụ yêu cầu thực tế tốt hơn.
Các nhà khoa học cũng thống nhất nhận định rằng, các mô hình 1 chiều thường hữu hiệu
hơn các mơ hình sơng đơn và mơ hình hai chiều. Chúng có thể áp dụng cho các vùng
cửa sơng có địa hình phức tạp gồm nhiều sông, kênh nối với nhau với cấu trúc bất kỳ.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn ở Việt Nam
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công cụ máy tính điện tử cũng như cơng nghệ tin học
cùng với nhu cầu thực tế về tính tốn chi tiết hơn chính xác hơn đối với ngành nước, các

mơ hình thủy văn thủy lực ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn và ngày càng mơ
phỏng chính xác hơn hệ thống dịng chảy trên lưu vực.
Việc nghiên cứu, tính tốn xâm nhập mặn ở nước ta đã được quan tâm từ những năm 60
khi bắt đầu tiến hành quan trắc độ mặn ở hai vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và
sông Cửu Long. Tuy nhiên, đối với ĐBSCL do đặc điểm địa hình (khơng có đê bao) và
mức độ ảnh hưởng có tính quyết định đến sản xuất nơng nghiệp ở vựa lúa quan trọng

6


nhất toàn quốc nên việc nghiên cứu xâm nhập mặn ở đây được chú ý nhiều hơn. Đặc
biệt là thời kỳ sau năm 1976. Một số nhà khoa học Việt Nam như Nguyễn Như Khuê,
Nguyễn Ân Niên, Nguyễn Tất Đắc, Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Minh Sơn, Trần Văn
Phúc, Nguyễn Hữu Nhân,... đã xây dựng thành cơng các mơ hình thuỷ lực mạng sơng
kết hợp tính tốn xâm nhập triều, mặn như VRSAP, MEKSAL, FWQ87, SAL,
SALMOD, HYDROGIS,... Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung xây dựng thuật tốn
tính tốn q trình xâm nhập mặn thích hợp với điều kiện địa hình, khí tượng thủy văn
ở ĐBSCL. Kết quả được nhìn nhận khả quan và bước đầu một số mơ hình đã thử nghiệm
ứng dụng dự báo xâm nhập mặn. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trước đây đã
có đóng góp đáng kể về mặt khoa học, đặt nền móng cho vấn đề nghiên cứu mặn bằng
mơ hình tốn ở nước ta.
Trong giai đoạn 1977-1985, dựa trên số liệu thực đo từ năm 1960 Viện Khí tượng Thủy
văn đã thành lập bản đồ xâm nhập mặn tỷ lệ 1/500.000 với các độ mặn 1‰ và 4‰ cho
các sông vùng ven biển ĐBSH. Tuy nhiên, vấn đề dự báo xâm nhập mặn chưa được đặt
ra. Cuối năm 1978, cố Giáo sư Nguyễn Như Khuê cho ra đời phần mềm KRSAL. Đây
là chương trình tính đối với hệ thống sơng và hồ chứa. Trong thời gian này, chỉ có hai
chương trình tính KRSAL và KOD1 của Giáo sư Nguyễn Ân Niên có khả năng giải
được bài toán lũ tràn ở đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 1983, Giáo sư Nguyễn Tất
Đắc có thêm chương trình tính TLUC (sau này nâng cấp lên được gọi là phần mềm
DELTA) có khả năng giải được bài tốn dịng chảy lũ ở đồng bằng sơng Cửu Long. Đến

năm 1984, sau nhiều lần nâng cấp, đặc biệt nâng cấp phần nhập số liệu đầu vào, chương
trình của cố Giáo sư Nguyễn Như Khuê mang tên VRSAP. Phần mềm này là cơng cụ
chủ yếu để tính lũ và quy hoạch thủy lợi.. Chương trình VRSAP giải hệ phương trình
Saint- Vernant theo sơ đồ ẩn, cịn chương trình KOD dùng sơ đồ sai phân hiện. Cả hai
chương trình này liên tục được bổ sung, hồn thiện để tính tốn cho mạng lưới sơng,
tính truyền lũ, tính truyền mặn và tính tốn phục vụ quản lý vận hành hệ thống cơng
trình thủy lợi. VRSAP được Viện Quy hoạch Thủy lợi ở cả miền Bắc và miền Nam ứng
dụng rất rộng rãi. Trong khí đó, KOD1 và KOD2 của Giáo sư Nguyễn Ân Niên lại được
Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi ưa thích sử dụng.
Sau năm 1990, các phần mềm nhập từ nước ngồi thơng qua các dự án tài trợ, hoặc tải

7


miễn phí từ mạng Internet, dịng mơ hình (MIKE 11. MIKE 21, UNET, CANAMAN,
HEC-RAS, DUFLOW v.v. Đây là những phần mềm thương mại có giao diện thân thiện
với người sử dụng và được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Nhờ ưu điểm của các phần
mềm HEC-RAS và MIKE 11, MIKE 21, các bài tốn về tính tốn vận chuyển bùn cát
được giải quyết một cách có hệ thống và hiệu quả.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển công nghệ tin học, kỹ thuật GIS và
kỹ thuật viễn thám, ứng dụng các phần mềm trên được phát triển trong việc xây dựng
bản đồ ngập lụt, bản đồ rủi ro lũ quét, giải bài toán vỡ đập.
Phần mềm iRIC - một phần mềm giao diện kết nối các bài tốn dịng chảy khơng ổn
định 1 chiều, 2 chiều (theo chiều dòng chảy & phương nằm ngang và theo chiều dòng
chảy & phương thẳng đứng) cũng đang được nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam.
Năm 2000-2001, Lã Thanh Hà và Đỗ Văn Tuy đã cải tiến mơ hình SALMOD từ mơ
hình SIMRR với mục đích dự báo thử nghiệm xâm nhập mặn cho sông Văn Úc thuộc
thành phố Hải Phịng [1]. Năm 2006, trong khn khổ đề tài “Đánh giá đặc điểm tài
ngun nước mặt các sơng chính qua tỉnh Nam Định” tác giả Lã Thanh Hà cũng đã tiến
hành xây dựng phương án tính tốn và dự báo xâm nhập mặn thử nghiệm cho các sông

Hồng (từ Hà Nội), sông Đào, sông Ninh Cơ và sông Đáy (từ Ninh Bình) thuộc phạm vi
tỉnh Nam Định bằng mơ hình MIKE 11 [2]. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và mơi
trường thực hiện đề tài “Xây dựng chương trình dự báo xâm nhập mặn cho khu vực
Đồng bằng sông Hồng – Thái Bình” năm 2010, KS. Đồn Thanh Hằng. Văn phịng DHI
Việt Nam đã thực hiện dự án “Tính tốn xâm nhập mặn trên các sơng thuộc tỉnh Thái
Bình và đề xuất giải pháp thích ứng” năm 2012. Phạm Tất Thắng và nnk (2012) thực
hiện đề tài “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - nước biển dâng đến xâm nhập mặn dải
ven biển đồng bằng Bắc Bộ” [3]. Phan Văn Trường (2012) đã tiến hành “Đánh giá hiện
trạng nhiễm mặn và khả năng khai thác nguồn nước phục vụ phục vụ phát triên kinh tế
- xã hội khu vực ven biển thành phố Hải Phòng” [4]. Năm 2011-2012, trong khuôn khổ
đề tài “Nghiên cứu xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn phục vụ phát
triển kinh tế xã hội cho khu vực hạ lưu sông Mã” GS Vũ Minh Cát và Nguyễn Thị Hằng
đã đưa ra được một số các đề xuất trong việc nghiên cứu và kiểm soát mặn vùng hạ du
lưu vực sông Mã [5].
8


Có thể thấy rằng, sự xâm nhậm mặn, có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố thuỷ văn ở
phần hạ du. Vì vậy việc giải quyết bài tốn xâm nhậm mặn khi sử dụng mơ hình Mike
11 là sự kết hợp của bài toán thuỷ lực (HD) và sự lan truyền chất (AD).
1.2 Giới thiệu vùng nghiên cứu

1.2.1 Vị trí, giới hạn, phạm vi vùng nghiên cứu
Lưu vực sơng Mã nằm ở sườn phía Đơng của dãy Trường Sơn thuộc vùng Bắc Trung
Bộ, Trung Lào và Tây bắc Bắc Bộ. Lưu vực nằm trong tọa độ địa lý từ 220 37’33” đến
220 37’33” vĩ độ Bắc, từ 103005’10” đến 106005’10” kinh độ Đơng.
Phía Bắc giáp với lưu vực sơng Đà, sơng Bơi, sơng Vạc.
Phía Tây giáp với lưu vực sơng Mêkơng.
Phía Nam giáp với lưu vực sơng Hiếu, sơng Mực (Nghệ An).
Phía Đơng giáp biển.

Sơng Mã là sơng lớn liên quốc gia, đứng thứ 4 ở Việt Nam sau sông Mêkông, sông Hồng
và Đồng Nai, với tổng diện tích tồn lưu vực là 28.400km2, trong đó phần diện tích lưu
vực thuộc Việt Nam là 17.600km2 chiếm 62% tổng diện tích, tại Lào là 10.800 km2
chiếm 38% diện tích lưu vực. Dịng chính sơng Mã bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc
huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên của Việt Nam. Độ cao đầu nguồn là 1.500m, sông chảy
qua địa phận của các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hồ Bình, CHDCND Lào, Thanh Hoá và
đổ ra biển theo 3 cửa: cửa Hới, cửa Lạch Trường, cửa Lạch Sung, trong đó cửa Hới là
cửa đổ ra của dịng chính sơng Mã. Dịng chính sơng Mã có chiều dài là 512km. Phần
sơng chảy qua lãnh thổ Lào là 102km và chảy trên địa phần Việt Nam là 410km.
Tồn bộ hệ thống sơng Mã bao gồm dịng chính sơng Mã, 40 phụ lưu cấp I, 33 phụ lưu
cấp II và 16 phụ lưu cấp III. Mật độ lưới sông là 0,66; hệ số uốn khúc là 1,79
Sơng Mã có một số sơng nhánh lớn như sông Nậm Khoai, Nậm Thi, Nậm Công, sông
Luồng, sơng Lị, sơng Bưởi, sơng Cầu Chày và sơng Chu. Trong các sơng nhánh lớn của
sơng Mã thì sơng Chu là nhánh sơng lớn nhất nằm ở phía hữu ngạn sơng Mã có tổng
diện tích lưu vực là 7.580 km2 chiếm 26,7% tổng diện tích lưu vực. Phần diện tích thuộc

9


Việt Nam là 3.000km2 chiếm 39,7% diện tích lưu vực sơng Chu, phần cịn lại thuộc địa
phận Lào [6].

Hình 1-1 Lưu vực sơng Mã
Nguồn: Rà Sốt quy hoạch thuỷ lợi sông Mã -Viện Quy hoạch Thuỷ lợi 2015

10


1.2.2 Đặc điểm hệ thống sơng ngịi lịng dẫn
Sơng Mã có diện tích lưu vực là 28.490 km2 bắt nguồn từ Tuần Giáo - Điện Biên chảy

theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, chiều dài dịng chính 512 km, chiều rộng bình qn
lưu vực 42km. Hệ số hình dạng sơng 0,17, hệ số uốn khúc1,7. Hệ số không đối xứng
của các lưu vực 0,7. Mật độ lưới sông 0.66 km/km2. Độ dốc bình qn lưu vực 17.6%.
Sơng Mã có 39 phụ lưu lớn và 2 phân lưu. Các phụ lưu phát triển đều trên lưu vực. Lưới
sông Mã phát triển theo dạng cành cây phân bố đều trên 2 bờ tả và hữu. Các chi lưu
quan trọng của sông Mã là: Nậm Lệ, Suối Vạn Mai, sơng Luồng, sơng Lị, sông Bưởi,
sông Cầu Chày, sông Hoạt, sông Chu. Hai phân lưu quan trọng của hệ thống sông Mã
là sông Lèn và sơng Lạch Trường [6].

1.2.2.1 Dịng chính sơng Mã
Dịng chính sông Mã bắt nguồn từ núi Phu Lan (Tuần Giáo - Điện Biên) sông chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến Chiềng Khương sông chảy qua đất Lào và trở lại đất
Việt Nam tại Mường Lát. Từ Mường Lát đến Vạn Mai sông Chảy theo hướng Tây Đông,
từ Vạn Mai đến Hồi Xuân sông chảy theo hướng Bắc Nam, từ La Hán đến Đồng Tâm
sông chảy theo hướng Nam - Bắc và từ Cẩm Thuỷ đến cửa biển, sông lại chuyển hướng
theo Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại Cửa Hới.
Từ Hồi Xuân lên thượng nguồn lịng sơng hẹp cắt sâu vào địa hình, khơng có bãi sơng
và rất nhiều ghềnh thác. Từ Cẩm Hồng ra biển lịng sơng mở rộng có bãi sơng và thềm
sơng. Độ dốc dọc sông phần thượng nguồn tới 1,5% nhưng ở hạ du độ dốc sơng chỉ đạt
2÷3‰. Đoạn sơng ảnh hưởng triều độ dốc nhỏ hơn. Dịng chính sơng Mã tính đến Cẩm
Thuỷ khống chế lưu vực 17.400 km2. Sơng Mã có những chi lưu lớn và quan trọng như
sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Hoạt, và có 2 phân lưu là sơng Lèn và sơng
Lạch Trường.

1.2.2.2 Sông Chu
Là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ vùng núi cao trên đất Lào (PDR)
chảy chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam. Sông Chu đổ vào sông Mã
tại ngã ba Giàng, cách cửa sơng Mã về phía thượng lưu 25,5 km. Chiều dài dịng chính
11



sông Chu 352 km, phần chảy trên đất Việt Nam 160 km. Tổng diện tích lưu vực sơng
Chu 7.580 km2, hầu hết nằm ở vùng rừng núi. Từ Bái Thượng trở lên thượng nguồn lịng
sơng Chu dốc, có nhiều ghềnh thác, lịng sơng hẹp có thềm sơng nhưng khơng có bãi
sông. Từ Bái Thượng đến cửa sông Chu chảy giữa hai tuyến đê, bãi sơng rộng, lịng
sơng thơng thống, dốc nên khả năng thốt lũ của sơng Chu nhanh. Sơng Chu có rất
nhiều phụ lưu lớn như sơng Khao, sơng Đạt, sông Đằng, sông Âm. Tiềm năng thuỷ điện
của sông Chu rất lớn, dọc theo dịng chính có rất nhiều vị trí cho phép xây dựng những
kho nước lớn để sử dụng đa mục tiêu. Trên sông Chu từ năm 1918÷1928 đã xây dựng
hệ thống Bái Thượng, dịng chảy kiệt sông Chu đã được sử dụng triệt để để tưới cho
đồng bằng Nam sơng Chu.
Nhìn chung, sơng Chu có vị trí rất quan trọng đối với cơng cuộc phát triển kinh tế xã
hội, mặt khác lũ sông Chu lại là hiểm hoạ lớn đe doạ tới các hoạt động phát triển kinh
tế trên lưu vực. Sử dụng triệt để tiềm năng của sông Chu và hạn chế được lũ sông Chu
sẽ hỗ trợ rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn vùng nghiên cứu.
1.2.2.3 Sông Bưởi
Là phụ lưu lớn thứ 2 của sông Mã. Sông Bưởi bắt nguồn từ núi Chu thuộc tỉnh Hồ
Bình. Dịng chính sông Bưởi chảy theo hướng Bắc Nam đổ vào sông Mã tại Vĩnh Khang.
Chiều dài dịng chính sơng Bưởi 130 km. Diện tích lưu vực 1.790 km2 trong đó 362 km2
là núi đá vơi. Độ dốc bình qn lưu vực 1,22%, thượng nguồn sông Bưởi là 3 suối lớn:
suối Cái, suối Bin và suối Cộng Hoà đến Vụ Bản 3 nhánh hợp lại tạo thành sông Bưởi.
Từ Vụ Bản đến cửa sơng dịng chảy sơng Bưởi chảy giữa hai triền đồi thoải, lịng sơng
hẹp, nơng. Lịng dẫn sơng Bưởi từ thượng nguồn đến cửa sơng đều mang tính chất của
sơng vùng đồi. Nguồn nước sơng Bưởi đóng vai trị quan trọng trong công cuộc phát
triển kinh tế 3 huyện thuộc tỉnh Hồ Bình và 2 huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc của tỉnh
Thanh Hố.

1.2.2.4 Sơng Cầu Chày
Bắt nguồn từ núi Đèn chảy theo hướng gần như Tây - Đông chảy qua đồng bằng Nam
sông Mã - Bắc sông Chu. Tổng chiều dài sơng 87,5 km. Diện tích lưu vực 551 km2. Khả


12


năng cấp nước và thốt nước của sơng Cầu Chày rất kém, phần từ Cầu Nha đến cửa sông
Cầu Chày đóng vai trị như một kênh tưới tiêu chìm. Khả năng phát triển nguồn nước
trên lưu vực sông Cầu Chày rất hạn chế.

1.2.2.5 Các sông nhánh khác
- Sông Âm: Là nhánh sông cấp II của sông Mã, cấp I của sơng Chu có diện tích lưu vực
là 761km2, chiều dài dịng chính 78km, mật độ lưới sơng là 0,8km/km2. Dịng chính
sơng Âm bắt nguồn từ vùng núi biên giới Việt Lào có độ cao đỉnh núi 1.000m, chảy theo
hướng Tây nam - Đông bắc giữa các dãy núi Bù Rinh và Mường Sai đến Kim Nguyệt,
sông chảy ngoặt theo hướng Tây bắc - Đông nam qua các huyện Lang Chánh, Ngọc Lạc
đổ vào sơng Chu ở phía bờ tả dưới đập Bái Thượng 2km.
Địa hình lưu vực sơng Âm thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình
lưu vực đạt 300-400m ở thượng nguồn và từ 25-30m ở vùng đồng bằng. Do sông Âm
bắt nguồn từ vùng mưa lớn, nên mật độ lưới sông lớn các sông nhánh phân bố tương đối
đều trên các lưu vực ở phía bờ tả và hữu sơng.
- Ngồi một số sơng nhánh lớn của sơng Mã, sơng Chu trên cịn có những nhánh sơng
lớn cấp I khác như sơng Luồng, Lị, Nậm Ty, Nậm Công các sông suối này đều ngắn
dốc thung lũng hẹp, mức độ cắt sâu của lòng dẫn lớn khơng có những thung lũng mở
rộng. Do vậy về tiềm năng về thuỷ điện, cấp nước và điều tiết dịng chảy kém, khơng có
khả năng xây dựng bậc thang hồ chứa từ trên dịng nhánh.
1.2.2.6 Các phân lưu
- Sơng Lèn: Sông Lèn là một phân lưu cấp I của sơng Mã nó phân chia nguồn nước với
sơng Mã tại ngã ba Bông và đổ ra biển tại cửa Lạch Sung. Trong mùa lũ sơng Lèn tải
cho sơng Mã 15÷17% lưu lượng ra biển. Trong mùa kiệt lưu lượng kiệt sơng Mã phân
vào sơng Lèn tới 27÷45%, sơng Lèn có nhiệm vụ cung cấp nước cho 4 huyện Hà Trung,
Nga Sơn, Hậu Lộc, Bỉm Sơn. Tổng chiều dài sông Lèn 40km. Hai bên có đê bảo vệ dân

sinh và sản xuất của các huyện ven sông.
- Sông Lạch Trường: Sông Lạch Trường phân chia dịng chảy với sơng Mã tại ngã ba

13


×