Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC

TÀI LIỆU TẬP HUẤN
KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Nhóm tác giả
PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng
PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa
PGS.TS Nguyễn Văn Hiền
TS. Trần Văn Tính
ThS. Bùi Ngọc Diệp
ThS. Nguyễn Hồng Đào

Hà Nội 2015

1


MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Module 1: Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm
sáng tạo
Hoạt động 1


Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Module 2: Mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Module 3: Đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Module 4: Hỗ trợ thông tin trực tuyến trong tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13

TỪ/CỤM TỪ
Câu lạc bộ
Công nghệ thông tin
Giáo dục
Giáo dục ngồi giờ lên lớp
Giáo dục cơng dân
Giáo viên
Học sinh
Thể dục thể thao
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trải nghiệm sáng tạo
Xã hội

VIẾT TẮT
CLB
CNTT
GD
GDNGLL
GDCD
GV
HS
TDTT
TH
THCS
THPT

TNST
XH

MODULE 1:

2


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Mục tiêu:
Học xong bài này, người học:
Rút ra được bài học từ nghiên cứu chương trình
HĐTNST của các nước trên thế giới.
Phân biệt rõ trải nghiệm trong hoạt động dạy
học và hoạt động giáo dục và các kiểu “học đi
đôi với hành” để thực hiện tốt mục tiêu giáo
dục.
Phân tích được bản chất của sáng tạo và phát
triển sự sáng tạo trong hoạt động trải nghiệm
Phân tích được bản chất của năng lực và cấu
trúc của năng lực, vai trò của hoạt động trong
phát triển năng lực.
HOẠT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM
Mục tiêu:
- Học viên hiểu thêm về HĐTNST trong các chương trình GD của các
nước trên thế giới từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

- Hiểu được vị trí của HĐTNST trong chương trình GD phổ thơng mới.
Thời gian: 30 phút
Phương pháp: Hoạt động thảo luận nhóm
Dụng cụ: Giấy A4, bút dạ.
Tiến hành
Bước 1: Đặt câu hỏi thảo luận
Câu hỏi 1: Hoạt động TNST được triển khai ở một số nước có gì chung và khác
biệt?
Câu hỏi 2: Bạn học tập được gì từ việc nghiên cứu các chương trình HĐTNST
này?
Câu hỏi 3: Vị trí và vai trị của HĐTNST trong chương trình phổ thơng mới như
thế nào?
---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 2: Chia học viên thành nhóm 8 người. Các nhóm có cùng nhiệm vụ (2 câu
hỏi trên). Chuẩn bị phương tiện làm việc nhóm.
----------------------------------------------------------------------------------------------

3


Bước 3: Các nhóm thảo ḷn, chia sẻ và trình bày sản phẩm nhóm.
---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4: Một nhóm trình bày sản phẩm.
Các nhóm khác hỏi đáp, tranh luận, bổ sung hoặc trình bày các ý kiến
khác biệt.
---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 5:
Chia sẻ. Phân tích. Tổng kết kết quả làm việc
THÔNG TIN NGUỒN
I. Hoạt động TNST trong chương trình giáo dục phổ thơng của một số
nước trên thế giới
1. Hàn Quốc
Chương trình hoạt động giáo dục được đề cập trong chương trình quốc

gia của Hàn Quốc với tên gọi Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nội dung chương
trình đề cập đến tính chất, mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy và
học tập.
a. Tên gọi
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (creative experiential activities)
b. Vị trí của hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một thành tố cấu thành nên chương
trình cơ bản chung quốc gia (cùng với hệ thống các môn học bắt buộc, các hoạt
động tự chọn) và được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động
ngoại khóa tuy khơng phải là một môn học đơn thuần nhưng vẫn nằm trong
khuôn khổ của chương trình giáo dục chung quốc gia và có vai trị quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động ngoại khóa sau các giờ học
trên lớp, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, được
thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra các thế hệ nhân tài có định hướng
tương lai với đầy đủ nhân cách và sức sáng tạo, biết vận dụng một cách tích
cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm
tới mọi người xung quanh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang
tính chất là các hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực
giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân
trong tập thể.
Chương trình giáo dục trải nghiệm
sáng tạo gồm có 4 nhóm hoạt
động chính là hoạt động độc lập,
hoạt động câu lạc bộ, hoạt động
tình nguyện và hoạt động định
hướng. Về hoạt động cụ thể trong
từng nhóm, nhà trường có thể lựa
chọn và tổ chức thực hiện một
cách linh động sao cho phù hợp với

đặc điểm của học sinh, cấp học,
khối lớp, nhà trường và điều kiện xã
hội của địa phương. Các nhóm hoạt
động và nội dung được nói tới ở đây
chỉ mang tính chất tham khảo, các
trường có thể lựa chọn và tập trung
t
hực hiện các chương trình khác nếu
thấy chương trình đó giàu tính sáng tạo hơn chương trình này.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cấp tiểu học lấy trọng tâm là hình

4


thành những thói quen sinh hoạt cơ bản, ni dưỡng ý thức, tư duy tập thể
cho học sinh, đồng thời phát hiện những tố chất, cá tính của các em. Hoạt
động trải nghiệm sáng tạo ở cấp THCS tập trung tạo dựng cho học sinh thái
độ biết chung sống hòa hợp với mọi người trong cộng đồng, biết suy nghĩ tới
hướng đi trong tương lai của bản thân, đồng thời biết tự phát hiện và khẳng
định bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở THPT lấy trọng tâm là giúp
định hướng các nhu cầu đa dạng của học sinh theo hướng lành mạnh, hình
thành mối quan hệ giữa người với người toàn diện hơn, biết tự lựa chọn
hướng đi cho bản thân và phát triển theo đúng bản chất của mình.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo coi trọng các hoạt động thực tiễn mang
tính tự chủ của học sinh, vì vậy nên tổ chức cho học sinh và giáo viên cùng
tham gia bàn bạc, nêu ý kiến hoặc tự học sinh xây dựng kế hoạch và phân
chia công việc. Tuy nhiên, việc cân nhắc tới những đặc trưng về văn hóa, khí
hậu của nhà trường và địa phương để thực hiện một cách linh động, sáng tạo
và sử dụng có hiệu quả thời gian, các yếu tố nhân, vật lực cũng là rất quan
trọng.

c. Mục tiêu
Giúp học sinh tự nguyện tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân, nuôi
dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời tham gia các hoạt động quan tâm chia
sẻ tới những người xung quanh trên cở sở hiểu hơn về họ sẽ giúp định hướng,
hình thành cho các em ý thức cộng đồng và những phẩm chất cao đẹp mà
một người cơng dân thế giới cần có.

Học sinh tham gia vào
các hoạt động sáng tạo,
độc đáo, qua đó, ni
dưỡng năng lực ứng phó
một cách tích cực với mơi
trường đang dần biến đổi
và thực hiện vai trò của
một thành viên cấu
thành nên xã hội.
 Học sinh tham gia một
cách tự nguyện, thường
xuyên vào các hoạt động
câu lạc bộ, qua đó, giúp
phát huy theo hướng sáng tạo sở
thích và năng lực đặc biệt của các em, đồng thời, nuôi dưỡng năng lực
hợp tác, đoàn kết trong học tập và xây dựng một tác phong ln tìm
tịi, sáng tạo.
 Giúp các em biết quan tâm, chia sẻ với hàng xóm láng giềng và
những người những người xung quanh, hình thành thói quen sinh hoạt
bảo vệ môi trường tự nhiên, và hơn thế nữa, giúp các em nhận ra giá trị
của cuộc sống.
 Giúp các em phát hiện ra năng lực, tố chất và sở thích của bản thân,

từ đó xây dựng bản sắc, cá tính riêng của mình, giúp các em biết lập kế
hoạch và chuẩn bị cho hướng đi tương lai của bản thân.
d. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo được đề cập trong chương
trình quốc gia bao gồm: hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động tình

5


nguyện, hoạt động định hướng. Trong mỗi hoạt động có đề cập đến tính chất và
các hoạt động nhỏ. Cụ thể như sau:

Nhóm hoạt
Tính chất
động

Hoạt động

Hoạt động tự Nhà trường đẩy mạnh
chủ
phát triển các hoạt động
tự chủ, lấy trung tâm là
các em học sinh; học sinh
hăng hái tham gia vào các
hoạt động giáo dục của
nhà trường.

 Hoạt động thích ứng
 Hoạt động tự quản.
 Hoạt động tổ chức sự

kiện.
 Hoạt động sáng tạo độc
đáo…vv

Hoạt
câu
lạc bộ






động Học sinh tự nguyện tham
gia vào các hoạt động
câu lạc bộ để bồi dưỡng
tinh thần đồn kết, hợp
tác; phát huy sở thích và
năng lực đặc biệt của bản
thân.

Hoạt động
Học sinh tham gia vào các
tình nguyện hoạt động chia sẻ quan
tâm tới hàng xóm láng
giềng và những người
xung quanh, hoạt động
bảo vệ môi trường.

Hoạt động học thuật

Hoạt động VHNT.
Hoạt động thể thao
Hoạt động thực tập
siêng năng.
 Hoạt động đồn hội
thanh thiếu niên… vv

 Hoạt động tình nguyện
trong trường.
 Hoạt động tình nguyện
địa phương.
 Hoạt động bảo vệ môi
trường tự nhiên.
 Hoạt động chiến dịch…
vv

6


Nhóm hoạt
Tính chất
động
Hoạt động
định hướng

Hoạt động

Thơng qua các hoạt động
phát triển bản thân phù
hợp với năng lực, đặc

điểm và sở thích của
mình, học sinh sẽ tìm hiểu
và lên kế hoạch cho
hướng đi tương lai của
mình.

 Hoạt động khám phá
bản thân
 Hoạt động tìm hiểu
thơng tin về hướng phát
triển tương lai.
 Hoạt động lập kế hoạch
cho định hướng tương lai
 Hoạt động trải nghiệm…
vv

Hoạt động lập
kế hoạch cho
hướng đi tương
lai.
-

Hoạt động trả
Tuy nhiên, văn bản chương trình cũng nhấn mạnh những nội dung hoạt động
đưa ra trong chương trình đào tạo này chỉ mang tính chất tham khảo, có thể
tùy vào mức độ tiến bộ của học sinh, đặc điểm khu vực và thực tiễn của nhà
trường vv… mà lựa chọn và thực hiện những nội dung thích hợp nhằm đạt
được mục tiêu.
e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng)
Thời lượng dành cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo cấp Tiểu học được

đề cập trong chương trình quốc gia như sau1
Lớp
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
Lớp 6
Thời
lượng
(giờ*)

30

34

34

68

68

68

*: với quy ước mỗi giờ học ở Tiểu học tương đương với 40 phút
Phần tổ chức và hỗ trợ của chương trình quốc gia cũng đưa ra một số lưu
ý đối với thời lượng bài giảng cho các hoạt động ngoại khóa sáng tạo. Theo đó:
Thời lượng bài dạy dành cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được
nhà trường phân chia theo nhóm các hoạt động và dựa trên xem xét các nhu
cầu của học sinh, đặc điểm của nhà trường và địa phương, tuy nhiên tùy theo

các giai đoạn phát triển của học sinh, nhà trường có thể lựa chọn nội dung và
lĩnh vực hoạt động phân theo cấp học, năm học và tập trung vào thực hiện nội
dung đó.
Số giờ hoạt động ngoại khóa có thể được tăng lên nhiều hơn so với số
giờ tiêu chí tùy theo nhu cầu của nhà trường, đồng thời, việc quản lý thời
gian cũng được thực hiện một cách linh động bằng nhiều các phương thức như
tổng hợp, tập trung… vv
g. Phương thức thực hiện việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo
1

Nguồn: chương trình quốc gia năm 2007, Bộ giáo dục Hàn Quốc.

7


Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện trực tiếp
bởi nhà trường. Dựa trên những định hướng từ chương trình quốc gia, nhu cầu
của học sinh, đặc điểm của nhà trường và địa phương, nhà trường xây dựng
một kế hoạch hoạt động ngoại khóa sáng tạo theo từng cấp học, năm học và
tập trung vào thực hiện nội dung đó.
Các sở giáo dục tỉnh, thành phố và địa phương sẽ hỗ trợ nguồn nhân lực
như người chỉ đạo, trợ lý… vv, cung cấp nguồn vật lực như tất cả các trang
thiết bị, tài liệu… vv, và các chương trình cần thiết cho việc tổ chức các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo (phát triển và phổ cập các tài liệu hướng dẫn và các
chương trình của hoạt động thực tế sáng tạo, cải thiện các khóa đào tạo hàng
năm, điều hành hoạt động của trường nghiên cứu… vv).
h. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Được đề cập trong nội dung theo từng nhóm hoạt động trải nghiệm sáng
tạo. Nhìn chung, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức với các hình

thức đa đa dạng, phong phú, từ hoạt động thảo luận, tuyên truyền, trải nghiệm
thực tế, điều tra học thuật đến hội diễn khoa học, nghệ thuật… Cụ thể như sau:
Nhóm
hoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt động
động
Hoạt động tự
(1)Hoạt động thích nghi
chủ
 Các hoạt động giúp các em thích nghi với môi
trường mới sau khi nhập học, lên lớp, chuyển
trường…
 Các hoạt động giúp hình thành thói quen sinh
hoạt cơ bản như trật tự trên dưới, lễ nghi, phép
lịch sự, chúc mừng, tạo dựng mối quan hệ thân
mật, thầy trò đồng hành…vv
 Các hoạt động tư vấn học tập, sức khỏe, tính
cách, bạn bè…
(2)Hoạt động tự quản
 Các hoạt động phân chia mỗi người 1 vị trí, mỗi
người một bộ phận trong khoa, trong lớp.
 Các hoạt động bàn bạc, chỉ đạo tổ chức, các
buổi thảo luận, các buổi hội ý…vv
(3)Hoạt động tổ chức sự kiện
 Các sự kiện như lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt
nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng…vv
 Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội diễn khoa
học, nghệ thuật, hội thi đấu, đại hội tranh tài…
 Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra thể
hình, thể chất của cho học sinh, đại hội thể dục
thể thao, hội thi đấu giao hữu, rèn luyện một đời

sống sinh hoạt an toàn…vv
 Các hoạt động huấn luyện, học tập thực tế, du
lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật, tìm
hiểu về di sản văn hóa, chuyến đi khám phá đất
nước, trải nghiệm văn hóa nước ngồi…vv
(4)Hoạt động sáng tạo độc đáo
 Các hoạt động độc đáo, đặc trưng của từng học
sinh, từng lớp, từng khóa, từng trường và từng
địa phương… vv

8


Nhóm
động

hoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt động


Hoạt động câu
lạc bộ

Hoạt động tình
nguyện

Các hoạt động kế thừa, phát huy truyền thống
nhà trường… vv
(1)Hoạt động học thuật
 Hội thoại bằng tiếng nước ngồi, nghiên cứu
khoa học, tìm hiểu, nghiên cứu xã hội, nghiên

cứu đa văn hóa… vv
 Phát minh, sử dụng hiệu quả máy tính, internet,
báo chí… vv
(2)Hoạt động văn hóa nghệ thuật
 Văn nghệ, sáng tác, hội họa, điêu khắc, thư
pháp, nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật hiện
đại… vv
 Thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch, ô pê ra… vv
 Diễn kịch, phim, phát thanh truyền hình, chụp
ảnh… vv
(3)Hoạt động thể dục, thể thao
 Các mơn thể thao dùng bóng, điền kinh, bơi lội,
thể dục nhịp điệu, cầu lông, trượt băng, đi bộ,
cắm trại…vv
 Các trị chơi dân gian, mơn vật, Taekwondo,
Taekkyon, võ thuật… vv
(4)Hoạt động thực tế siêng năng
 Nấu ăn, thêu thùa, may vá, cắm hoa… vv
 Chăn nuôi, trồng trọt, tạo cảnh… vv
 Thiết kế, làm mộc, chế tạo rơ bốt… vv
(5)Hoạt động đồn thể thanh niếu niên
 Liên đoàn hướng đạo (scout), liên đoàn nữ
hướng đạo (girl scouts), đoàn thanh niên, hội
liên hiệp thanh niên chữ thập đỏ, hướng đạo
sinh thế giới, hướng đạo sinh hải dương… vv
(1) Hoạt động tình nguyện trong nhà trường
 Giúp đỡ các bạn học kém, các bạn là người
khuyết tật, ốm yếu, bệnh tật, các bạn học sinh
con em gia đình đa văn hóa… vv
(2)Hoạt động tình nguyện tại địa phương

 Giúp đỡ cơng việc tại các cơng trình phúc lợi,
cơng trình cơng cộng, bệnh viện, nơng thơn,
làng chài,… vv
 Giúp đỡ những người nghèo khó xung quanh,
làm các cơng việc mang tính chất động viên,
giúp đỡ tại các cơ nhi viện, viện dưỡng lão, bện
viện, doanh trại quân đội…vv
 Cứu hộ thiên tai, hợp tác quốc tế cứu hộ dân tị
nạn… vv
 Hoạt động bảo vệ môi trường.
 Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tự

9


Nhóm
động

hoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt động

nhiên, hoạt động trồng cây gây rừng, tạo thói
quen sinh hoạt ít gây ô nhiễm môi trường….vv
 Bảo vệ công trình công cộng, di sản văn hóa..vv
(3)Hoạt động chiến dịch
 Các hoạt động chiến dịch về trật tự xã hội,
chiến dịch an toàn giao thông, chiến dịch làm
trong sạch môi trường xung quanh trường học,
chiến dịch bảo vệ môi trường, chiến dịch hiến
máu, chiến dịch khắc phục các định kiến…vv
Hoạt động định

(1)Hoạt động khám phá bản thân
hướng
 Các hoạt động giúp hiểu về bản thân, bồi dưỡng,
phát triển tâm hồn, khám phá phong cách cá
tính riêng biệt của bản thân, hình thành giá trị
quan, và tìm hiểu các hướng đi khác nhau.
(2)Hoạt động tìm hiểu thơng tin cho hướng đi tương
lai
 Hoạt động tìm hiểu thơng tin về học tập, thơng
tin thi đầu vào, tìm hiểu thơng tin, tới thăm quan
ngơi trường đang hướng tới… vv
 Hoạt động tìm hiểu thơng tin về cơng việc, tư
cách và tiêu chí lựa chọn của cơng ty mà mình
hướng tới, đến thăm quan nơi làm việc, tìm hiểu
về đào tạo học việc và xin việc…
(3)Hoạt động lập kế hoạch cho hướng đi tương lai
 Các hoạt động tư vấn, hướng dẫn hướng nghiệp,
lập kế hoạch cho hướng đi tương lai về học tập
hoặc công việc… vv
(4)Hoạt động trải nghiệm thực tế cơng việc
 Hoạt động tìm hiểu về thế giới học tập và làm
việc, trải nghiêm thực tế công việc… vv
i. Đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Văn bản chương trình đề cập đến mục đích của hoạt động đánh giá và
quy trình giải thích kết quả và đánh giá. Cụ thể là:
a. Đánh giá để các hoạt động được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, và mục tiêu giáo dục.
b. Giải thích kết quả và đánh giá theo trình tự như sau: xây dựng mục tiêu,
lựa chọn khâu đánh giá, chế tạo dụng cụ, thực hiện đánh giá, xử lý kết
quả.

2. Trung Quốc
a. Tên gọi
Hoạt động thực tiễn tổng hợp
b. Vị trí của Hoạt động thực tiễn tổng hợp trong chương trình giáo dục
Sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố Trung Quốc đang đòi hỏi giáo
dục phải đào tạo, bồi dưỡng một lớp người “có tình u Tổ quốc XHCN, có
năng lực thích ứng với đời sống xã hội, tham gia lao động xã hội và không
ngừng hấp thu tri thức mới; có chí tiến thủ, tinh thần sáng tạo cái mới, dũng
cảm phấn đấu gian khổ; có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và phẩm chất
tâm lí cá nhân tốt đẹp; có năng lực phân biệt phải trái, xấu đẹp, thiện ác,

10


chống lại tư tưởng sai lầm và phương thức sinh hoạt khơng tốt,…”. Để thực
hiện được mục tiêu đó thì phải bắt đầu từ việc tạo ra sự chuyển biến và đổi
mới tư tưởng, quan niệm giáo dục, khắc phục mơ thức giáo dục “ứng thí” đơn
thuần chạy theo việc lên lớp đang tồn tại trên thực tế, thực hiện giáo dục tố
chất. Tức là, phải kiên trì hướng tới toàn thể học sinh, làm cho mỗi học sinh
đều được phát triển; kiên trì phát triển tồn diện tố chất của học sinh, làm cho
học sinh phát triển về các mặt: đức, trí, thể, mĩ, lao động; kiên trì giáo dục kết
hợp chặt chẽ với thực tế phát triển kinh tế và xã hội, làm cho học sinh phát
triển theo hướng thích ứng với cơng cuộc xây dựng văn minh vật chất và văn
minh tinh thần; kiên trì dạy học theo năng lực, làm cho cá tính và sở trường
của học sinh phát triển lành mạnh; coi trọng địa vị chủ thể của học sinh trong
quá trình học tập, làm cho học sinh phát triển chủ động, linh hoạt và sinh
động. Mục tiêu và yêu cầu như vậy không chấp nhận cách dạy học phiến diện,
chỉ thiên về truyền thụ tri thức văn hoá, khoa học, kĩ thuật, trái lại, đòi hỏi
cách dạy học mới trên cơ sở xây dựng được một chương trình giáo dục qn
triệt tồn diện phương châm giáo dục học đi đôi với hành, nâng cao toàn diện

chất lượng giáo dục, đi sâu cải cách lĩnh vực giáo dục và dạy học. Vì vậy, bên
cạnh việc khơng ngừng hồn thiện chương trình mơn học theo hướng thúc đẩy
sự phát triển hài hoà của học sinh về các mặt: đức, trí, thể, mĩ, Trung Quốc
cũng đã thực sự bắt tay vào việc xây dựng chương trình hoạt động, coi hoạt
động ngoài giờ lên lớp là bộ phận hữu cơ của chương trình, chứ khơng chỉ đơn
thuần là hoạt động có tính chất phụ trợ, tự nguyện của học sinh.
c. Mục tiêu
Mục tiêu của hoạt động thực tiễn tổng hợp chú trọng tính đồng đều và
tính khác biệt về sự phát triển của học sinh. Chương trình hoạt động chú trọng
bồi dưỡng hứng thú, sở thích, năng lực sáng tạo và tài năng đặc biệt của học
sinh, vì vậy rất chú ý đến tính khác biệt trong sự phát triển của học sinh, cho
phép học sinh trong cùng một nhóm hứng thú, sở thích có sự khác biệt trong
sự phát triển năng lực.
Ví dụ: cùng là nhiệm vụ vẽ một bức tranh, nhưng dưới sự chỉ đạo của
giáo viên, học sinh giỏi có thể trong 2 giờ, học sinh khá có thể vẽ trong 3 giờ
và học sinh yếu hơn có thể vẽ trong 5 – 6 giờ. Điều này khác với chương trình
mơn học ở chỗ, chương trình mơn học rất coi trọng sự đồng đều, tính thống
nhất trong sự phát triển của học sinh.
d. Nội dung của chương trình hoạt động thực tiễn tổng hợp
Chương trình hoạt động được thiết kế dựa vào “Kế hoạch chương trình“
do Bộ Giáo dục xây dựng và quán triệt yêu cầu của mục tiêu đào tạo, thể hiện
hàm nghĩa bản chất và đặc điểm của chương trình hoạt động và phù hợp với
tình hình thực tế của từng trường của từng địa phương. Chương trình hoạt
động chủ yếu có hai loại chính, đó là chương trình hoạt động chung và chương
trình hoạt động theo hứng thú.
Chương trình hoạt động chung thể hiện yêu cầu chung của nhà nước và
xã hội đối với sự phát triển thể chất và tâm hồn của học sinh và bao gồm các
hình thức như sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, thực tiễn xã hội và rèn luyện
thể dục thường xuyên.
Chương trình hoạt động theo hứng thú được thiết kế nhằm thoả mãn

nhu cầu khác nhau của cá thể học sinh, bồi dưỡng sở thích và tài năng đặc
biệt của học sinh và bao gồm các hoạt động khoa học kĩ thuật, văn học, âm
nhạc, mĩ thuật, thể thao,… Học sinh có thể chọn một trong những hoạt động
đó.
e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng)

11


Thời lượng tổ chức hoạt động thực tiễn xã hội là 1 tuần trong tổng số 52
tuần học.
g. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
Bao gồm 5 hình thức chính:
- Loại hình thao tác thực tế. Mục đích là thay đổi đối tượng hoạt động,
snág tạo thành quả vật chất, nâng cao năng lực thao tác thực tế của học sinh.
Để đạt mục đích này, phải áp dụng các biện pháp như: trồng trọt, nuôi trồng,
sửa chữa, chế tác, đan lát, thực nghiệm,… Phương pháp hướng dẫn của giáo
viên chủ yếu là hỗ trợ học sinh thiết kế phương án, bắt tay vào thực hiện,
hướng dẫn học sinh hiểu được đạo lí khoa học trong khi thao tác.
- Loại hình sáng tác văn nghệ. Mục đích là thơng qua việc sáng tác các
tác phẩm văn nghệ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình, nâng cao khả
năng sáng tác. Biện pháp chủ yếu là: vẽ, điêu khắc, nhiếp ảnh, viết văn,…
Phương pháp chỉ đạo của giáo viên chủ yếu là hướng dẫn học sinh quan sát,
phân tích, sắp xếp ý tứ và luyện bút.
- Loại hình vui chơi, biểu diễn. Mục đích là nâng cao năng lực biểu diễn
văn nghệ và kĩ thuật thi đấu thể thao, đạt được hiệu quả rèn luyện tình cảm,
tăng cường tài năng. Biện pháp chủ yếu là: vui chơi, ca hát, chơi đàn, nhảy
múa, ngâm thơ và biểu diễn, thi đấu thể dục thể thao. Phương pháp chỉ đạo
của giáo viên chủ yếu là chỉ ra các chỗ quan trọng nhất và biểu diễn luyện tập
thị phạm.

- Loại hình nghiên cứu, điều tra. Mục đích là hướng dẫn học sinh nhận
thức đúng đắn hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên, nâng cao năng lực
quan sát và phân tích vấn đề. Biện pháp chủ yếu là: quan sát, điều tra, tham
quan, đo đạc, tra cứu tư liệu, viết báo cáo điều tra, báo cáo nghiên cứu.
Phương pháp chỉ đạo của giáo viên chủ yếu là hỗ trợ học sinh thu thập tư liệu
và phân tích vấn đề.
- Loại hình thảo luận, giao lưu. Mục đích là bồi dưỡng tinh thần phê phán
và năng lực tiếp thu, so sánh của học sinh. Biện pháp chủ yếu là: toạ đàm,
thuyết giảng, thảo luận, biện luận, bình luận điện ảnh, bình luận tác phẩm,…
Phương pháp chỉ đạo của giáo viên chủ yếu là giảng giải, tổ chức thảo luận.
3. Singapore
a. Tên gọi
- Hoạt động ngoại khóa (Co-curricular activities hoặc extracurricular activities)
- Chương trình học tập năng động (Programe for active learning) trong đó bao
gồm hoạt động giáo dục ngoài trời (outdoor education)
b. Vị trí của hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục
Hoạt động ngoại khóa và chương trình học tập năng động được khẳng
định là một “thành phần cốt lõi của toàn bộ trải nghiệm ở nhà trường”2, cung
cấp một nền tảng xác thực cho việc học tập sẽ diễn ra.

2

Nguồn: />
12


c. Mục tiêu
Chương trình mới của Sungapore được xây dựng theo định hướng phát
triển các năng lực thế kỉ 21 cho học sinh. Theo đó, mục tiêu của hoạt động
ngoại khóa và chương trình học tập năng động nhằm phát triển các năng lực

của học sinh, kết hợp cùng với việc giảng dạy các mơn học khác trong chương
trình quốc gia để học sinh đạt được những năng lực cốt lõi của thế kỉ 21. Cụ
thể là3:
- Rèn luyện thân thể và các môn thể thao - mang lại thân thể cường
tráng, rèn luyện tinh thần đồng đội và thi đấu công bằng cho học sinh.
- Truyền cho học sinh những cảm nhận về sự tinh tế và nhận thức về nền
văn hoá phong phú, các di sản của xã hội đa sắc tộc.
- Giúp học sinh trở thành những công dân tốt thông qua việc bồi dưỡng
cho học sinh niềm tin vào bản thân, tính kiên cường, tính kỷ luật và tinh thần
hỗ trợ lẫn nhau.
- Phát triển toàn diện các năng lực xã hội và ý thức công dân, khả năng
thích nghi với sự thay đổi của mơi trường.
d. Nội dung của hoạt động giáo dục
- Nội dung của hoạt động ngoại khóa bao gồm học tập và sinh hoạt theo những
giá trị đạo đức, tiếp thu và thực hành những kĩ năng mềm, hội nhập xã hội- chia
sẻ và phổ biến kinh nghiệm cho các đối tượng trẻ em khác nhau, nền tảng và
các nhóm dân tộc.
- Nội dung của chương trình học tập năng động sẽ cho học sinh cơ hội được trải
nghiệm: kinh nghiệm trong tự nhiên, học tập tổng hợp một cách sáng tạo; tạo
cơ hội cho trẻ em để tự tạo nên sản phẩm của mình; kết hợp các giá trị giáo
dục và học tập xã hội, cảm xúc; cung cấp cơ hội được thưởng thức và vui vẻ 4.
e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng)
Thời lượng cho hoạt động ngoại khóa khơng quy định theo giờ ở từng
năm học. Đối với cấp Tiểu học, hoạt động ngoại khóa chỉ dành cho đối tượng từ
lớp 3 đến lớp 6 (upper primary)
Chương trình học tập năng động dành cho đối tượng học sinh lớp 1 và 2
cấp Tiểu học Singapore lại phân bổ thời lượng theo tuần 5. Theo đó, các chủ đề
(module) được thiết kế trong chương trình này sẽ được tổ chức với thời lượng 7
đến 10 tuần, và mỗi tuần là hai giờ được thực hiện kèm với thời gian học tập
3


Nguồn: />Nguồn: />5
Nguồn: />4

13


chương trình mơn học: sẽ có 3-4 module được thực hiện ở ngoài trường dành
cho các hoạt động thể thao và trị chơi, giáo dục ngồi trời và triển lãm nghệ
thuật. Thời lượng cụ thể tùy thuộc vào điều kiện từng trường, từng năm học. Ví
dụ thời lượng giành cho chương trình học tập năng động ở trường Tiểu học Park
View năm 2013 như sau6

g. Phương thức thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục
Có một Ủy ban phụ trách về hoạt động ngoại khóa trực thuộc Bộ giáo dục
Sungapore chịu trách nhiệm toàn bộ về việc chỉ đạo thực hiện hoạt động này ở
các nhà trường. Mỗi trường học lại có một hội đồng phụ trách để chỉ đạo, kiểm
tra việc thực hiện và đến các Câu lạc bộ, Hội, …

h. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
Hoạt động ngoại khóa: giành cho đối tượng từ lớp 3 đến lớp 6. Các em được
tham gia vào hai hoạt động là Nhóm đồng phục và nhóm trình diễn nghệ tḥt
Nhóm hoạt động
Hoạt động
Nhóm đồng phục
Các em tham gia tích cực vào các sự kiện quốc
6

Nguồn: />
14



gia và thể hiện sự nhận thức cũng như trân
trọng với nền văn hóa của các quốc gia khác
thơng qua các cuộc thảo ḷn có giáo viên
hướng dẫn
Nhóm trình diễn nghệ Các em có thể đưa ra các đề xuất về chủ đề
thuật
hoặc nọi dung của tác phẩm nghệ thuật liên
quan đến các vấn đề toàn cầu và địa phương
Chương trình học tập năng động được thiết kế theo các module (nghệ
tḥt hình ảnh, hoạt động ngồi trời, trình diễn nghệ thuật, trò chơi và thể
thao); hoạt động trong từng module lại tùy thuộc vào chương trình nhà trường.
Ví dụ về hình thức tổ chức 4 module trên ở với trường Tiểu học Park View như
sau7:
Module
Hoạt động
Nghệ thuật hình ảnh
Học sinh Tiểu học 1 sẽ được giới thiệu về những điều
cơ bản của vẽ phác thảo, các loại mẫu vật; các kĩ
thuật chính xác của màu và màu sắc pha trộn. Các
em cũng sẽ được thực hành và thể hiện sự tự do
sáng tạo.
Học sinh Tiểu học 2 thì lại được thử thách trong việc
tưởng tượng và vẽ ra các động vật biển. Học sinh có
thể bày tỏ suy nghĩ và ý tưởng của mình thơng qua
các hoạt động nhóm
Hoạt động ngoài trời
Học sinh sẽ tham gia hoạt động này qua 7 bài học
được thiết kết

1. Những cái gì đang sống trong khu vườn?
2. Em là cái cây đang lớn
3. Khu vườn của màu sắc
4. Gói gém đồ đạc cho dã ngoại
5. Hành trình tới khu vườn cộng đồng Pasir Ris.
6. Làm việc trong sự hịa hợp
7. hành trình tới cơng viên Hort
Trình diễn nghệ tḥt Tiểu học 1 học về bài trình diễn Rainbow
Tiểu học 2 học về bài trình diễn Big Band Swing
Trị chơi và thể thao
Các hoạt động thể thao và trò chơi như: cân bằng,
cuộn tròn, đá, ném, nhảy, trò chơi Fiesta
i. Đánh giá hoạt động giáo dục
Đối với Singapore, hoạt động đánh giá được định hướng khá cụ thể, chi
tiết. Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa với học sinh thơng qua hệ
thống xếp loại8

7
8

Nguồn: />Nguồn: gfbgfb

15


Tuy nhiên cấp Tiểu học thì chỉ đánh giá chứ khơng tính điểm sau khi kết
thúc cấp học.
4. Australia
a. Tên gọi
- Hoạt động ngoại khóa (extracurricular activities)

- Hoạt động giáo dục ngồi trời (outdoor education)
b. Vị trí của hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục
Ở Australia, hoạt động giáo dục ngoài trời (outdoor education activities)
được coi là một mơn học trong chương trình giáo dục, thực hiện xun suốt từ
bậc mẫu giáo đến hết lớp 12. Hoạt động giáo dục ngoài trời kết hợp mục tiêu
học tập của các môn học khác như Giáo dục thể chất và sức khỏe, Địa lí, Lịch
sử, Khoa học, Tốn, Tiếng Anh và Nghệ thuật để học sinh được phát triển về
tinh thần tự lực, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự lãnh đạo, sự phát triển của tinh
thần phiêu lưu mạo hiểm, quản lí những rủi ro cá nhân, hành trình an tồn
trong tự nhiên,…
Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa (extracurricular activities) là hoạt
động được thực hiện song song với các mơn học trong nhà trường. Học sinh có
thể lựa chọn để tham gia vào một số hoạt động ngoài chương trình giảng dạy
bắt buộc. Chúng được thiết kế để hỗ trợ học tập và phát triển .
Tóm lại, hoạt động giáo dục có thể được coi là một mơn học hoặc là hoạt
động được thực hiện song song với chương trình mơn học ở nhà trường nhưng
ln có một vị trí quan trọng trong việc phát triển tồn diện học sinh.
c. Mục tiêu
Hoạt động giáo dục ngoài trời trong chương trình Australia 9 (outdoor
education) được hiểu là một mơn học nhà trường mà tập trung vào việc học tập
của cá nhân về bản thân, người khác và môi trường. Hoạt động giáo dục ngoài
trời kết hợp mục tiêu học tập của các môn học khác như Giáo dục thể chất và
sức khỏe, Địa lí, Lịch sử, Khoa học, Tốn, Tiếng Anh và Nghệ thuật.
Môn học này giảng dạy tốt nhất về tinh thần tự lực, sự phụ thuộc lẫn
nhau và sự lãnh đạo, sự phát triển của tinh thần phiêu lưu mạo hiểm, quản lí
9

Nguồn: />
16



những rủi ro cá nhân, hành trình an tồn trong tự nhiên, giá trị của hoạt động
giải trí ngồi trời để thưởng thức, sức khỏe và hành phúc, hiểu biết về tự nhiên
thông qua những kinh nghiệm trực tiếp và học tập, và cho sự phát triển những
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên một cách sâu sắc hơn.
Bên cạnh đó, việc giảng dạy hoạt động ngồi trời còn được coi là duy
nhất để cung cấp hàng loạt những mục tiêu học tập của Giáo dục sức khỏe và
thể chất bởi:
Cung cấp những liên hệ cá nhân trực tiếp với tự nhiên (ngoài trời) - theo
cách mà thúc đẩy việc thưởng thức những hoạt động ngoài trời và tự nhiên. Sự
thưởng thức này có thể là cơ sở cho hoạt động vui chơi giải trí ngồi trời thơng
qua tuổi thọ.
Phát triển năng lực và quản lí quan tồn ngoài trời - cho tất cả người dân
Úc và đặc biệt có thể liên quan đối với những người trong mơi trường đơ thị
hoặc sinh ra ở nước ngồi.
Tạo điều kiện cho quan điểm xã hội quan trọng dựa trên mối quan hệ con
người với tự nhiên - thông qua việc cung cấp những trải nghiệm sống ngoài trời
thay thế, giúp học sinh phản ánh lại trên các khía cạnh của cuộc sống hàng
ngày.
d. Nội dung của hoạt động giáo dục
Việc xác định nội dung của hoạt động giáo dục ngoài trời dựa trên cơ sở
đặc điểm của trẻ trong mối quan hệ với hoạt động ngoài trời. Nội dung chuỗi
hoạt động ngoài trời ở cấp Tiểu học Australia được đề cập như sau10:
- Các chủ đề thực hành: khám phá thông qua các chuyến thực tế
- Kiến thức và kĩ năng:
- Các kĩ năng động lực nhóm và lãnh đạo
- Các kiến thức và kĩ năng cho hoạt động ngoài trời.
- An toàn khi ở ngoài trời.
- Nhận thức về mơi trường
- Quản lí mơi trường, bảo tồn và văn hóa

- Các chủ đề chính về sinh thái
Những nội dung/ chủ đề học tập nêu trên là cơ sở nền tảng để đưa ra những
hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp.
e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng)
Thời lượng cho hoạt động giáo dục ngoài trời được phân bổ linh động tùy
từng cơ sở giáo dục và dưới sự hướng dẫn của một giáo viên Hoạt động giáo
dục ngồi trời có kinh nghiệm và trình độ. Tại các cơ sở giáo dục được công
nhận ở Australia, thời lượng dành cho hoạt động này với cấp Tiểu học thường là
80 giờ/ năm11.
Việc phân bổ thời lượng cho hoạt động ngoại khóa ở các trường học tùy
thuốc vào hoàn cảnh, điều kiện và sự linh động của từng trường. Ví dụ ở trường
Goldfields Baptist College12, chương trình ngoại khóa giành riêng cho học sinh
Tiểu học có tên là “Hoạt động sau giờ học” cung cấp cho học sinh ở độ tuổi này
tiếp cận với những môn thể thao và hoạt động thể chất sau giờ học. Học sinh
có khoảng 1 giờ sau giờ học để tham gia hoạt động này trong mơi trường an
tồn và có hỗ trợ cả tiệc trà trước khi tham gia.
g. Phương thức thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục
Việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài trời thuộc sự quản lí bởi Hội đồng
hoạt động giáo dục ngoài trời Australia. Hội đồng này bao gồm các tổ chức
10

Nguồn: />Nguồn: />12
Nguồn: />11

17


thành viên đến từ các bang và một tổ chức liên bang là Tổ chức giáo dục ngoài
trời Australia. Mỗi bang sẽ chịu trách nhiệm riêng trong việc xây dựng, hướng
dẫn và giám sát các trường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài trời cho học

sinh
Hội đồng giáo dục
ngoài trời

Tổ…
chức hoạt
động giáo dục
ngoài trời
TrAustralia
ường học

Hiệp hội giáo dục
ngoài trời bang Nam
Australia
Trường học

Hiệp hội giáo dục
ngồi trời bang
Vicroria
Trường học

h. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
Hình thức tổ chức các nội dung hoạt động giáo dục được gợi ý và thực
hiện bởi các hiệp hội giáo dục ngoài trời ở từng bang. Ví dụ hình thức tổ chức
các hoạt động ngoài trời do Tổ chức giáo dục ngoài trời Australia đưa ra như
sau13:
Lớp 1-2
Lớp 3-4
Lớp 5-6
Các chủ

thực hành

đề Khám phá thơng
qua các chuyến
thực tế

dụ:
những
buổi dã ngoại cả
ngày và ăn trưa ở
công viên quốc
gia hoặc những
khu vực hoang sơ
khác. Ngủ ngoài
trường học hoặc
những hoạt động
bảo tồn như trồng
cây.
Kiến thức và kĩ Giới thiệu về tinh
năng sinh hoạt thần tự lực và tác
ngồi trời
động tối thiểu.
Ví dụ: ch̉n bị
thức
ăn
trưa,
tham gia hoạt
động nhóm và
tn theo một lộ
trình cho hoạt

động ngồi trời.

Khám phá thơng
qua các chuyến
thực tế để phát
triển tính độc
lập
Ví dụ: cắm trại
qua đêm với các
vai trò và nhiệm
vụ bao hàm.
Hoạt động bảo
tồn như dọn cỏ
dại, loại bỏ rác.

Khám phá thơng
qua
các
hoạt
động ngồi trời.
Ví dụ: cắm trại
qua đêm với một
số đồ đạc có
trọng lượng nhẹ.
Giới thiệu về các
hoạt động thực tế
ngoài trời gắn với
nước và đất. Hoạt
động bảo tồn như
chăm sóc các loại

cây bản địa.
Giới thiệu về tinh
thần tự lực và tác
động tối thiểu cho
hoạt động cắm
trại gọn nhẹ.
Ví dụ: đóng gói
các trang bị cá
nhân cho việc
cắm trại dài ngày,
sống trong những
chỗ ở tạm thời

Giới thiệu về
tinh thần tự lực
và tác động tối
thiểu.
Ví dụ: hỗ trợ
việc chuẩn bị
thức ăn, sống
độc lập trong
khuôn khổ của
đợt cắm trại,
sinh hoạt ngoài
trời
Các kĩ năng Giới
thiệu
về Giới thiệu về các Giới thiệu về lãnh
động lực nhóm trách nhiệm cá hậu
quả

tự đạo
và lãnh đạo
nhân thông qua nhiên. Giới thiệu Ví dụ: các nhiệm
13

Nguồn: />
18


Các kiến thức
và kĩ năng cho
hoạt
động
ngoài trời

Lớp 1-2

Lớp 3-4

Lớp 5-6

các hoạt động
ngồi trời
Ví dụ: kiểm tra
những thứ cần
thiết để ăn và
thưởng thức hoạt
động ngoài trời,
trách nhiệm của
việc giao tiếp


về vai trị của
nhóm và trách
nhiệm
Ví dụ: Tác động
của việc ch̉n
bị tốt. Giới thiệu
về các vai trị
trong nhóm như
lãnh đạo (nhóm
trưởng);
người
tiền trạm, hoa
tiêu. Giới thiệu
về trách nhiệm
của các nhóm
như nhóm chuẩn
bị thức ăn.
Giới thiệu về
những tiện ích/
sự an ủi khi xa
nhà
Ví dụ: ngủ, vệ
sinh, lựa chọn
thực phẩm lành
mạnh cho cơ sở
cắm trại hoặc
các
kì nghỉ
ngồi trời qua

đêm.
Giới thiệu về
việc ra quyết
định tồn và
khám phá trong
mơi
trường
ngồi trời.
Ví dụ: bush an
tồn. Thời gian
với thiên nhiên
và cuộc sống, sự
phản hồi cảm
xúc

vụ lãnh đạo, vai
trò và phương
pháp hoạt động
nhóm có hiệu quả
trong suốt hoạt
động ngồi trời.

Giới thiệu về sự
tiện ích/ sự an ủi
khi hoạt động
ngồi trời
Ví dụ : ngày đi
bộ ăn trưa, các
nhu cầu về nước.
Đồ dùng hàng

ngày và các thiết
bị cần thiết.

An toàn khi ở Giới thiệu về mơi
ngồi trời
trường an tồn
trong mơi trường
ngồi trời.
Ví dụ: di chuyển
an tồn ra ngồi
trời. Mơi trường
nước khơng kiểm
sốt., hồ, sơng,
ao, đập nước.

Nhận thức về Sự phản ánh trên
mơi trường
kinh
nghiệm
ngồi trời. Cảm
xúc và sự phản
ứng
với
thiên
nhiên và trị chơi
ngồi trời.

Chiến lược ở
ngồi trời vào
ban đêm, những

phản ứng hay
những mối nguy
hiểm có thể cảm
nhận thực sự

Giới thiệu về sự tự
lực để cảm thấy
thoải mái khi ở
ngồi trời
Ví dụ: khu vui
chơi giải trí ở bãi
biển,
hồ
hoặc
sơng, tùy thuộc
vào địa điểm/ vị
trí của trường học.
Các kĩ năng hoạt
động liên quan.
Giới thiệu về đánh
giá các mối nguy
hiểm, và những
kiến thức về lợi
ích của thời gian
trong mơi trường
ngồi trời.
Ví dụ: an tồn ở
bãi biển, hồ và
sơng.


cứu
ngồi trời và tự
quản lí. Vai trị
của người quản lí
đất đai trong sự
an toàn ngoài trời
Đọc về thời thiết
cho sự tiện lợi cá
nhân và thưởng
thức hoạt động
ngồi trời.
Ví dụ: điều tra
nhiệt
đơi
mơi

19


Lớp 1-2

Lớp 3-4

Ví dụ: quan sán Ví dụ: đi bộ lúc
thiên nhiên, khám hồng hơn, ban
phá với ranh giới. đêm, giới thiệu
về thiên văn
học, giới thiệu
về các mối nguy
hiểm trong mơi

trường tự nhiên

Quản lí mơi Tác động tối thiểu
trường, bảo tồn qua một chuyến
và văn hóa
tham quan đi bộ
và cải thiện mơi
trường
địa
phương
Ví dụ: giữ những
nhiệm vụ được
chỉ định, tham gia
làm
sạch
mơi
trường
địa
phương
Các chủ đề Tự nhiên như là
chính về sinh một người bạn
thái

dụ:
trải
nghiệm cảm giác
theo cách trải
nghiệm tự nhiên
của những người
thổ

dân
như
những
câu
chuyện

Tác
động
tối
thiểu qua hoạt
động cắm trại.
Nhận biết những
tác
động

chăm sóc các
lồi cây bụi khác
nhau
Ví dụ: tham gia
vào các dự án
bảo tồn tại khu
cắm trại
Con người là
một phần của tự
nhiên
Ví dụ: giới thiệu
về thức ăn và
nơi tạm trú. Giới
thiệu về sự thay
đổi hệ sinh thái

từ những hiện
tượng tự nhiên

không
tự
nhiên

Sức khỏe và Xác định không
hoạt
động gian mở và vui
ngồi trời
chơi
Ví dụ: chun
tham quan tới
vườn quốc gia lân
cận,
bãi
biển
hoặc rừng và xác
định các hoạt
động có thể tổ
chức ở đó

Tham gia vào
các hoạt động
giải trí ngồi trời
trong
khơng
gian mở
Ví dụ: giới thiệu

về
các
hoạt
động và trị chơi
địi hỏi ít hoặc
khơng
cần
những thiết bị
trong các khu
vực khơng gian
mở

Lớp 5-6
trường
địa
phương, gió và
lượng mưa cũng
như
lựa
chọn
quần áo và những
trang thiết bị phù
hợp. Quan sát
thực địa về thời
tiết và các dấu
hiệu của thời tiết
đã xảy ra
Tác động tối thiểu
vào các giống lồi
khơng thuộc bản

địa ở mơi trường
tự nhiên.
Ví dụ: dự án
khám phá những
tác động sinh thái
của thực và động
vật
được
giới
thiệu và cố gắng
để quản lí chúng
Con người và lịch
sử tự nhiên
Ví dụ: giới thiệu
về quan sát tự
nhiên và hệ sinh
thái như sử dụng
hướng dẫn khu
vực như những
nhà tự nhiên học.
Học tập cách của
thổ dân trong việc
chăm sóc tới tự
nhiên
Tìm hiểu về các
nguồn tài ngun
giải trí ngồi trời
Ví dụ: điều tra
cách để tham gia
vào các hoạt động

giải trí ngồi trời ở
địa phương và
những hỗ trợ cần
thiết như các câu
lạc bộ hoặc hoạt
động cộng đồng

20


Như vậy có thể nhận thấy nét chung trong hình thức tổ chức nội dung
hoạt động giáo dục ở các nước là được tổ chức dưới hình thức hoạt động của
các nhóm, câu lạc bộ, tham gia các hoạt động trải nghiệm, thực hành để phát
triển các kĩ năng cho học sinh, hình thành tính cách năng động, tích cực trong
các hoạt động tập thể, sinh hoạt hàng ngày. Những hình thức hoạt động trên
được thực hiện thơng qua phương pháp thực hành và trải nghiệm thực tế để
học sinh được tự mình khám phá, học hỏi bạn bè và phát triển cá nhân.
II. Vị trí, chức năng của h oạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương
trình giáo dục phổ thông mới
1. Hoạt động TNST thực hiện các mục tiêu của hoạt động giáo
dục (nghĩa hẹp)
Như chúng ta biết giáo dục phổ thông trang bị cho mỗi cá nhân sự đầy đủ
và toàn diện kiến thức của nhiều lĩnh vực và các kỹ năng thái độ sống cần có
để họ có thể bước vào cuộc sống xã hội sau này. Những nội dung giáo dục này
được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (nghĩa
hẹp). Gọi tên hai hoạt động nhưng thực chất chúng ln đi song song với nhau
bởi “trong dạy có giáo, trong giáo có dạy”, khơng có việc dạy học kiến thức nào
lại không đi với giáo dục phẩm chất con người; và cũng khơng có sự giáo dục
đạo đức con người nào lại khơng có sự dạy trong đó. Tuy nhiên, đối với mỗi loại
nội dung tri thức và tùy theo mục tiêu giáo dục mà nội dung giáo dục được

chuyển tải nhiều hơn bằng con đường dạy học hay con đường giáo dục.

Giáo dục và Dạy học
HOẠTĐỘNGTRẢI
NGHIỆM SÁNGTẠO
HĐ Giáo
dục (nghĩa
hẹp, bộ
phận)

Giáo dục
(nghĩa
rộng, tổng
quát)

HĐ Dạy
học

Hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được hiểu là những hoạt động có chủ
đích, có kế hoạch, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức trong và ngoài
giờ học, trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo
nghĩa hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống, hay các năng lực tâm lý
xã hội…
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục
(nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục trong các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, sinh hoạt Đồn Đội… Trong chương trình
giáo dục phổ thơng mới, các mục tiêu của hoạt động giáo dục được thực hiện
chỉ trong một dạng hoạt động, đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Như vậy, căn cứ vào định nghĩa về hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các
chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành của Việt Nam, của một số các nước

khác như Anh, Mỹ và Hàn Quốc…; căn cứ vào yêu cầu đổi mới giáo dục và mục
tiêu, chức năng nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chúng tôi đưa ra

21


khái niệm như sau: Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó,
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh
được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình
cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh
nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.
Khái niệm này khẳng định vai trò chủ đạo của nhà giáo dục đối với hoạt
động này; tính tham gia trực tiếp, chủ động tích cực của học sinh; phạm vi các
chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm
chất và tiềm năng sáng tạo; và hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình
thành và phát triển nhân cách con người.
2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
a. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng
tạo rất đa dạng và mang tính tích
hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng
của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực
học tập và giáo dục như: giáo dục
đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục
kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống,
giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể
chất, giáo dục lao động, giáo dục an
tồn giao thơng, giáo dục mơi
trường, giáo dục phòng chống ma

túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS
và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm
chất người lao động, nhà nghiên
cứu… Điều này giúp cho các nội dung
giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu
cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống
một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
b. Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau
như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch,
thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ
chức các ngày hội, các cơng trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật... Mỗi một
hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục
nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục
học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn,
khơng gị bó và khơ cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu,
nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự
sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo
của các hình thức tổ chức hoạt động.
c. Học qua trải nghiệm là q trình học tích cực và hiệu quả
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích
cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Nó có khả năng huy
động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt
động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt
động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho
các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và
lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự

22



đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của
bạn bè… Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các
năng lực cần thiết.
d. Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm
sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp,
liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ
mơn, cán bộ Đồn, tổng phụ trách Đội, ban giám
hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa
phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, đồn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các
nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những
người lao động tiêu biểu ở địa phương, những tổ
chức kinh tế… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng,
thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt
động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể
là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (có thể hỗ
trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về
chun mơn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, hoạt động
trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi
với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều
kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa
dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
e. Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức
học tập khác không thực hiện được

Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài
người và thế giới xung quanh bằng nhiều con
đường khác nhau để phát triển nhân cách mình
là mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập.
Tuy nhiên có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh
hội thơng qua trải nghiệm thực tiễn. Thí dụ,
phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơ
thể trong không gian, niềm vui sướng hạnh
phúc... những điều này chỉ thực sự có được khi
học sinh được trải nghiệm với chúng. Sự đa dạng
trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh
nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhà
trường không thể cung cấp thông qua các cơng thức hay định ḷt, định lý...
Tóm lại, học từ trải nghiệm là một phương thức học hiệu quả, nó giúp
hình thành năng lực cho trẻ. Học từ trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất cứ
lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế, xã hội… Học từ trải nghiệm
cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của
nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt động
giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm.
3. Vị trí của HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thông
Hoạt động Trải nghiệm sáng tạo được xếp vào nội dung tự chọn bắt buộc
dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, là hoạt động giúp học sinh vận
dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những
kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.

23


Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được chia làm hai giai đoạn với hai nhóm
mục tiêu như sau:

 Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng
tạo tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những
thói quen, kỹ năng sống... Thơng qua hoạt động trải nghiệm học sinh
được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các đề án, dự án, các
hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động... cũng như tham gia các
loại hình câu lạc bộ khác nhau... Bằng hoạt động trải nghiệm của bản
thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ
chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh khơng những biết
cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân
mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm
việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học
sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một
số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người cơng dân có
trách nhiệm.
 Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình hoạt động
trải ngiệm sáng tạo được tổ chức gắn với nghề nghiệp tương lai chặt
chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn. Học
sinh sẽ được đánh giá về năng lực, hứng thú... và được tư vấn để lựa
chọn và định hướng nghề nghiệp. Ở giai đoạn này, chương trình có
tính phân hóa và tự chọn cao. Học sinh được trải nghiệm với các
ngành nghề khác nhau dưới các hình thức khác nhau.
4. So sánh hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
So sánh môn học và hoạt động dạy học và chủ đề giáo dục và hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiện
trong bảng sau:
Môn học và hoạt Chủ đề giáo dục và Hoạt động
Đặc trưng
động dạy học
trải nghiệm sáng tạo
Hình thành và phát Hình thành và phát triển những

triển hệ thống tri thức phẩm chất,
Mục
đích
khoa học, năng lực
chính
nhận thức và hành
động của học sinh.
tư tưởng, ý
- Kiến thức khoa học, phần chương, bài, có
chí, tình
nội dung gắn với các mối liên hệ lôgic chặt chẽ.
cảm, giá trị,
lĩnh vực chuyên môn.
kỹ năng sống - Được thiết kế thành
và những
các
năng lực
chung cần có
ở con người
trong xã hội
hiện đại.Nội
dung
Hình thức tổ - Đa dạng, có quy trình - Đa dạng, phong phú, mềm dẻo,
chứccầu mối chặt chẽ, hạn chế về linh hoạt, mở về không gian, thời
liên hệ chặt không gian, thời gian, gian, quy mô, đối tượng và số
chẽ
giữa- quy mô và đối tượng lượng,…
Kiến
thức tham gia,…
- Học sinh có nhiều cơ hội trải

thực tiễn gắn - Học sinh ít cơ hội trải nghiệm.

24


bó với đời
sống,
địa
phương,
cộng
đồng,
đất
nước,
mang
tính
tổng
hợp
nhiều
lĩnh
vực giáo dục,
nhiều
mơn
học; dễ vận
dụng
vào
thực tế.
các
chủ
điểm
- Được thiết

kế thành các
chủ điểm
mang tính
mở, khơng
u
Tương tác,
phương pháp
phụ huynh,
nhà
hoạt
động xã
hội, chính
quyền,
doanh
nghiệp,…).
Đặc
điểm
trải nghiệmĐa chiều.
- Học sinh tự
hoạt
động,
trải nghiệm
là chính.

nghiệm.
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ
- Người chỉ đạo, tổ chức đạo, tổ chức các hoạt động trải
hoạt động học tập chủ nghiệm với các mức độ khác nhau
yếu là giáo viên.
(giáo viên


- Chủ yếu là thầy – trò.
- Thầy chỉ đạo, hướng
dẫn, trị hoạt động là

chính.

Trải nghiệm như là Trải nghiệm vừa là đặc điểm vừa là
phương pháp dạy học phương thức của hoạt động nhằm
nhằm phát triển chủ hình thành chủ yếu năng
yếu năng lực trí tuệ.

- Nhấn mạnh đến năng - Nhấn mạnh đến kinh nghiệm,
lực tâm lý xã
lực tư duy.
năng lực thực hiện, tính trải
hội và phẩm
- Theo chuẩn chung.
nghiệm.
chất
nhân
- Thường đánh giá kết - Theo những yêu cầu riêng, mang
cách.Kiểm
quả đạt được bằng tính cá biệt hố, phân hoá.
tra, đánh giá
điểm số.
- Thường đánh giá kết quả
đạt được bằng nhận xét.

25



×