Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

(Luận án tiến sĩ) kinh tế, xã hội và văn hóa làng cổ định (thanh hóa) đến đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.14 MB, 217 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN BẢO

KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
LÀNG CỔ ĐỊNH (THANH HÓA)
ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX

Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Đây là cơng trình khoa học nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam đoan những số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa có một
cơng trình nào khác cơng bố.
Tác giả

Nguyễn Văn Bảo


MỤC LỤC

1.3.


MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về làng xã Việt Nam
1.1.1. Các cơng trình của tác giả nước ngồi
1.1.2. Các cơng trình của tác giả trong nước
1.2 . Tình hình nghiên cứu về Thanh Hóa và làng Cổ Định
1.2.1. Các cơng trình của tác giả nước ngồi
1.2.2. Các cơng trình của tác giả trong nước
1.3. Nội dung đƣợc luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu, giải quyết
Tiểu kết chương 1
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP LÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ
2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.2. Quá trình lập làng và những thay đổi về địa danh, địa giới hành chính
2.2.1. Chạ Kẻ Nứa
2.2.2. Giáp Cá Na
2.2.3. Hương Cổ Na
2.2.4. Xã Cổ Ninh
2.2.5. Xã Cổ Định
2.2.6. Xã Tân Ninh
2.3 . Hoạt động kinh tế
2.3.1. Nông nghiệp
2.3.2. Thủ công nghiệp và nghề phụ
2.3.3. Thương nghiệp
Tiểu kết chương 2
CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC XÃ HỘI

3.1. Tổ chức quản lý làng xã
3.1.1. Bộ máy quản lý làng xã
3.1.2. Tính tự quản của làng xã qua hương ước
3.2. Kết cấu dân cƣ
3.2.1. Tầng lớp kẻ sĩ
3.2.2. Tầng lớp nông dân

1
10
10
10
13
17
17
18
25
28
30
30
30
30
35
35
39
39
41
41
42
43
43

55
64
69
71
71
71
76
78
78
79


3.2.3. Thợ thủ cơng và người bn bán
3.3. Các hình thức tổ chức và tập hợp dân cƣ ở làng xã
3.3.1. Thơn
3.3.2. Giáp
3.3.3. Hội
3.4. Tổ chức gia đình và dịng họ
3.4.1. Gia đình
3.4.2. Dịng họ
Tiểu kết chương 3
CHƢƠNG 4: ĐỜI SỐNG VĂN HĨA
4.1. Tín ngƣỡng, tơn giáo
4.1.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
4.1.2. Đình làng với tín ngưỡng thờ Thàng hoàng
4.1.3. Chùa làng với các hoạt động sinh hoạt Phật giáo
4.1.4. Đạo giáo
4.1.5. Nho giáo
4.2. Giáo dục khoa cử Nho học
4.2.1. Những người đỗ đại khoa

4.2.2. Những người đỗ trung khoa,tiểu khoa
4.3. Văn tự chữ Hán - Nôm và sáng tác dân gian
4.3.1. Văn tự chữ Hán - Nôm
4.3.2. Sáng tác dân gian
4.4. Di tích kiến trúc lịch sử, văn hóa tiêu biểu
4.4.1. Di tích thắng cảnh Núi Nưa - Đền Nưa và Am Tiên
4.4.2. Đền thờ Hoàng giáp Lê Bật Tứ
4.4.3. Nghè Giáp
4.4.4. Đền thờ Lê tộc công thần (Lê Lôi)
4.4.5. Đền thờ Tào Sơn hầu (Đền Quan Tào)
4.4.6. Đền thờ Luật quốc công Lê Thân
4.4.7. Nhà thờ họ Lê Sĩ
Tiểu kết chương 4
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

79
80
80
82
84
86
86
90
99
100
100

100
101
105
112
114
117
117
120
121
121
123
127
127
130
131
136
137
138
140
142
143
149
150
1


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

STT


Viết tắt

1

Chủ biên

Cb

3

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

HĐND - UBND

4

Khoa học xã hội

Khxh

5

Nhà xuất bản

Nxb

6

Thành phố


Tp

7

Trang

Tr

8

Trước công nguyên

TCN

9

Sau công nguyên

SCN

10

742 mẫu 2 sào 2 thước 1 tấc

742.2.2.1


DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

So sánh diện tích cơng tư điền thổ của xã Cổ Định với một số

43

xã thuộc tổng Cổ Định thế kỷ XIX
44

Bảng 2.3

Tỷ lệ ruộng đất công làng Cổ Định so với một số làng xã khác
ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thế kỷ XIX
Chất lượng tư điền được phân theo các hạng

Bảng 2.4

Quy mô các thửa ruộng đất tư

45

Bảng 2.5

Quy mô sở hữu ruộng tư của các chủ hộ xã Cổ Định


46

Bảng 2.6

Sở hữu ruộng đất của chức sắc

46

Bảng 2.7

Thống kê những người phụ canh ruộng đất ở xã Cổ Định

48

Bảng 2.8

Thống kê tên các xứ đồng được ghi chép trong gia phả các

50

Bảng 2.2

45

dịng họ
Bảng 2.9

Tên các xứ đồng, tình hình cấy lúa (theo vụ) và trồng màu


50

Bảng 3.1

Thống kê số vợ trong các gia đình qua gia phả

87

Bảng 3.2

Thống kê số con trong các gia đình qua gia phả

87

Bảng 3.3

Thống kê các dòng họ làng Cổ Định qua địa bạ

91

Bảng 3.4

Thống kê tên thơn, tên đình và sinh hoạt của các dịng họ ở

93

các đình
Bảng 4.1

Thống kê số người đỗ đại khoa của làng Cổ Định


120


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam kể từ thời dựng nước cho đến nay, làng xã
ln đóng một vai trị hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa và xã hội. Làng vừa là cộng đồng kinh tế vừa là cộng đồng văn hóa, chứa
đựng những giá trị quá khứ của con người, nơi củng cố, tái hiện những giá trị xã hội
và văn hóa Việt Nam. Làng còn là nơi sinh thành, giáo dưỡng chúng ta từ lúc cất
tiếng khóc chào đời, chứng kiến và ghi nhận sự thành đạt của mỗi cá nhân. Chính vì
vậy, làng là một biểu tượng vơ cùng thiêng liêng, luôn được nhắc đến với những từ
thân thương như “quê hương”, hay “quê cha, đất tổ”. Bởi vậy, dù ở đâu mỗi người
cũng ln nhớ về làng, ở đó có những người thân, với những hình ảnh về cây đa,
giếng nước, mái đình được khắc sâu vào tâm trí. Những người xa quê lúc nào cũng
hướng về cội nguồn và luôn ý thức phấn đấu thành đạt để làm rạng danh q hương,
khơng quản đóng góp cơng, của để xây dựng làng.
Làng xã từ lâu đã giành được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà sử học, dân
tộc học, văn hóa, xã hội học,… trong và ngồi nước với những góc độc khác nhau
về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu về làng
xã Việt Nam nói chung hay một làng xã cụ thể đã được công bố, cung cấp nhiều tư
liệu mới, đồng thời đưa ra những nhận định khoa học góp phần nâng cao nhận thức
về thực thể làng xã trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,…
Làng Cổ Định (xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là một trong
những làng cổ ở Việt Nam và nổi tiếng cho đến tận ngày nay. Những phát hiện về
khảo cổ học cho thấy cách đây 2500 - 2000 năm vùng đất này đã là địa bàn cư trú
của người Việt cổ. Các tên gọi Chạ Kẻ Nứa, Giáp Cá Na, Cổ Ninh, Cổ Định đã gợi
về một một ngơi làng cổ cách đây hàng nghìn năm. Vào thế kỷ thứ III, vùng đất Cổ
Định với Núi Nưa hiểm trở đã được Bà Triệu chọn làm căn cứ trong cuộc khởi

nghĩa chống quân Ngô năm 248; Đây cũng là căn cứ của cuộc khởi nghĩa chống
quân Minh do Nguyễn Chích lãnh đạo (đầu thế kỷ XV). Là một làng nằm ở khu vực
đồng bằng trung du của Thanh Hóa nhưng từ thời Lý, Trần, Lê đến triều Nguyễn
làng Cổ Định đều xuất hiện nhiều nhân tài, các nhà khoa bảng, có đóng góp quan
trọng cho đất nước trên các lĩnh vực chính trị, qn sự, văn hóa, ngoại giao. Cho
đến nay, làng Cổ Định cịn bảo lưu, gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi

1


vật thể vô cùng phong phú, phản ánh đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của làng
xã qua các thời kỳ lịch sử.
Trong xu thế phát triển của đất nước hiện nay, làng quê Việt Nam nói chung,
làng Cổ Định nói riêng đang đứng trước những thách thức lớn giữa truyền thống và
đổi mới, dân tộc và hiện đại. Đổi mới mà vẫn bảo lưu và giữ gìn được bản sắc văn
hóa dân tộc, là yêu cầu hết sức quan trọng, do đó việc nghiên cứu về làng Cổ Định
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa là một việc làm cần thiết, góp phần vào
việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng. Nghiên cứu làng Cổ Định khơng
chỉ tìm ra những mặt tích cực để phát huy, mà cịn thấy được những chế để khắc
phục, góp phần định hướng cho chủ trương xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn
hiện nay. Kết quả của luận án còn giúp cho các thế hệ người dân Cổ Định thêm hiểu
biết, gắn bó với quê hương, từ đó có những hành động thiết thực nhằm xây dựng quê
hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và khoa học
trên, tôi quyết định chọn đề tài: Kinh tế, xã hội và văn hóa làng Cổ Định (Thanh Hóa)
đến đầu thế kỷ XX làm Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm rõ những nét đặc trưng về kinh tế, xã
hội và văn hóa làng Cổ Định đến đầu thế kỷ XX. Khẳng định đây là một làng cổ
truyền thống của người Việt, có những nét đặc trưng riêng so với các vùng quê khác

ở xứ Thanh, tiêu biểu là truyền thống văn hiến, khoa bảng, bang giao và đấu tranh
chống giặc ngoại xâm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án hướng tới giải
quyết các nội dung sau:
- Luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu các cơng trình có liên quan
đến đề tài, phân tích những nội dung tác giả được kế thừa và những vấn đề cần phải
tiếp tục nghiên nghiên cứu. Đề tài làm rõ những đặc điểm về mặt tự nhiên và quá
trình hình thành làng Cổ Định đến đầu thế kỷ XIX.
- Về hoạt động kinh tế: Phân tích, làm rõ đặc trưng kinh tế của làng Cổ Định
trên các lĩnh vực, nông nghiệp, thủ cơng nghiệp, thương nghiệp. Qua đó thấy được
kinh tế của làng Cổ Định có sự kết hợp hài hịa giữa kinh tế nơng nghiệp, thủ cơng
nghiệp và thương nghiệp.

2


- Về tổ chức xã hội: Nghiên cứu để thấy được tổ chức quản lý làng xã, kết cấu và
các hình thức tập hợp dân cư làng Cổ Định, những đặc điểm chung và nét riêng biệt so
với làng xã ở vùng đồng bằng sông Mã.
- Về đời sống văn hóa: Bao gồm các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo
qua sự hiện diện của các kiến trúc đình, đền, chùa,…; giáo dục, khoa cử; văn tự Hán
- Nôm và sáng tác dân gian.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa
làng Cổ Định (Thanh Hóa) đến đầu thế kỷ XX. Nội dung trình bày đối tượng nghiên
cứu được tác giả tập trung ở các chương 2, chương 3 và chương 4.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:

Luận án được nghiên cứu ở làng Cổ Định - một làng có đặc trưng “nhất xã
nhất thơn” đến đầu thế kỷ XX, do vậy làng có đặc điểm diên cách hành chính tương
đương với một đơn vị cấp xã ngày nay. Tuy nhiên, trải qua nhiều thế kỷ, địa danh,
địa giới hành chính mỗi thời kỳ đều có sự biến đổi nên trong quá trình thực hiện đề
tài tác giả sẽ có đối chiếu các nguồn tư liệu để thấy được những thay đổi của làng.
Về thời gian:
Luận án nghiên cứu từ những phát hiện đầu tiên về địa bàn cư trú của con
người ở làng Cổ Định đến đầu thế kỷ XX, mà cụ thể hơn là từ phát hiện khảo cổ
học về thanh kiếm Núi Nưa tại làng Cổ Định có niên đại 2500 - 2000 năm cách này
nay đến trước khi thành lập tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930. Tuy nhiên,
lịch sử là một dòng chảy liên tục và xuyên suốt, các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn
hóa của làng xã ln có sự biến đổi theo diễn trình, thời gian. Do vậy, trong quá
trình nghiên cứu, để giải quyết những vấn đề đặt ra của luận án ở những nội dung cụ
thể, nếu cần thiết tác giả sẽ trình bày đến cả những thời gian sau đó để có một cái
nhìn tổng quan nhất về làng xã trong diễn trình lịch sử.
Về nội dung:
Luận án nghiên cứu trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa làng Cổ Định,
nhưng tác giả không tham vọng bao quát giải quyết hết tất cả những khía cạnh của vấn
đề, mà chỉ trình bày những nội dung cơ bản, đặc trưng nhất. Bên cạnh đó, do điều kiện
nguồn tư liệu khi nghiên cứu về một làng xã cụ thể là không nhiều và không có tính

3


xuyên suốt theo tiến trình lịch sử dân tộc, do vậy khi trình bày các nội dung của
luận án, tác giả căn cứ vào nguồn tư liệu cụ thể khai thác được để giải quyết các vấn
đề đặt ra trên các lĩnh vực cụ thể:
Về hoạt động kinh tế, làm rõ những đặc trưng về kinh tế của làng Cổ Định ở
các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Về tổ chức xã hội, trình bày nội dung về tổ chức quản lý làng xã, kết cấu dân

cư, các hình thức tập hợp dân cư, tổ chức gia đình và dịng họ.
Về đời sống văn hóa, làm rõ các đặc điểm về tín ngưỡng, tơn giáo, giáo dục
khoa cử, kiến trúc, văn học.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ
sở phương pháp luận nghiên cứu. Nghiên cứu về: Kinh tế, xã hội và văn hóa làng
Cổ Định (Thanh Hóa) đến đầu thế kỷ XX, là một nghiên cứu trường hợp, chọn mẫu,
do tính chất thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn. Do đó, phương pháp luận
duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận quan
trọng giúp tác giả nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, khách quan và làm rõ
được những nét đặc trưng riêng của làng Cổ Định so với những làng quê khác ở khu
vực đồng bằng sông Mã, đồng bằng sông Hồng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo được tác giả vận dụng là phương pháp lịch sử và
phương pháp logíc để tái hiện lịch sử, thông qua các tư liệu, từ đó có những đánh
giá, phân tích, tổng hợp một cách khách quan và rút ra kết luận.
Phương pháp hệ thống - cấu trúc được coi như một hệ thống gồm nhiều yếu tố
tạo thành: kinh tế (gồm có nơng nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp); xã hội
(bao gồm thiết chế quản lý làng xã, các hình thức tổ chức tập hợp dân cư, tổ chức
gia đình và dịng họ,...); văn hóa (bao gồm các thành tố tơn giáo, tín ngưỡng, giáo
dục, khoa cử, văn học,... ). Vận dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc từ đó rút ra
được mối liên hệ giữa các thành tố trong hệ thống. Bên cạnh đó tác giả cịn đặt làng
Cổ Định trong tổng thể làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
để so sánh đối chiếu, làm nổi bật đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp liên ngành, chuyên ngành được tác giả sử dụng đồng thời để
nhận thức về sự vật, hiện tượng. Cụ thể trong quá trình điền dã, khảo sát tại làng xã

4



tác giả sử dụng các phương pháp khác nhau như: Sử học, văn hóa học, kinh tế học,
dân tộc học, địa lý học,... để giải quyết những vẫn đề đặt ra.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, được tác giả sử dụng khi đặt đối
tượng nghiên cứu làng Cổ Định tương quan với các làng xã khác, nhằm làm nổi bật
đặc tính của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp điền dã tại làng Cổ Định và các làng xã, khu vực lân cận để thu
thập nguồn tư liệu, văn bia, gia phả, thần tích, thần sắc, sắc phong…; kết hợp với
phương pháp hồi cố, phỏng vấn các cụ cao niên có hiểu biết về lịch sử và văn hóa
của làng nhằm cung cấp thêm nguồn tài liệu cho luận án.
4.3. Nguồn tài liệu
 Tài liệu tham khảo
Để thực hiện luận án, trước hết tác giả dựa vào các bộ chính sử, các tài liệu thư
tịch có thể kể đến như: các bộ sách địa lí và lịch sử, Đại Việt sử lược tác giả khuyết
danh thời Trần; Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi; Đại Việt sử ký toàn thư của
Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê; Đại Việt sử ký tục biên của Nguyễn Hồn, Lê
Q Đơn, Vũ Miên; Đại Việt thông sử (1759) và Kiến văn tiểu lục (1777) của Lê
Quý Đôn; Đại Việt sử ký tiền biên (1800) và Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ; Lịch
triều tạp kỷ của Ngơ Cao Lãng viết vào khoảng cuối thời Gia Long (1802-1819),
đầu thời Minh Mệnh (1820-1841); Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại
Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, của Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại
Nam hội điển sự lệ (chính biên và tục biên) của Nội các triều Nguyễn; Lịch triều
hiến chương loại chí (1809-1819) của Phan Huy Chú; Quốc sử di biên (1855) của
Phan Thúc Trực; Quốc triều chính biên toát yếu (đầu thế kỷ XX) của Cao Xuân
Dục,... Để tìm hiểu về địa lý, cương vực và những thay đổi về địa giới hành chính
của làng Cổ Định tác giả tham khảo các bộ địa lý học lịch sử như: Hồng Việt nhất
thống địa dư chí (1806) của Lê Quang Định; Đại Nam nhất thống chí (1883), Đồng
Khánh địa dư chí (1886-1888) của Quốc sử quán triều Nguyễn; Sử học bị khảo của
Đặng Xuân Bảng; Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu; Bắc Thành địa
dư chí lược của Lê Chất. Ngồi ra, tác giả cịn tham khảo hệ thống bản đồ cổ như:

Hồng Đức bản đồ, Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và bộ bản đồ Đại Nam dưới thời
Nguyễn (triều Minh Mệnh, Tự Đức),... Đây là nguồn sử liệu quan trọng ghi chép về
làng Cổ Định dưới dạng các nhân vật, sự kiện lịch sử, địa danh, theo trình tự thời
gian, đan xen trong các sự kiện lịch sử khác của các triều đại quân chủ Việt Nam.

5


Vì vậy, trong quá trình thực hiện luận án tác giả chắt lọc, lựa chọn những tài liệu
trực tiếp, hoặc gián tiếp liên quan để phục vụ các nội dung nghiên cứu của luận án.
 Tài liệu lưu trữ
Sách Đăng khoa lục Thanh Hóa (nguyên văn chữ Hán là 秋 比 題 名 記 Thu tỉ
đề danh ký), kí hiệu 78/ĐC lưu tại phịng Địa chí thư viện tỉnh Thanh Hóa. Cơng trình
được biên soạn vào khoảng cuối năm 1875 đầu năm 1876, thống kê chi tiết và công
phu về những người đỗ Tiến sĩ, Hương cống, Cử nhân của Thanh Hóa từ thế kỷ XI đến
năm 1875. Đây là nguồn tài liệu quý để tác giả tìm hiểu về thành tựu khoa cử ở làng Cổ
Định thời kỳ trung đại. Tập sách trên cùng với bộ sách Quốc triều hương khoa lục 國
朝 鄉 科 籙 của tác giả Cao Xuân Dục ghi chép về những người đỗ Hương cống, Cử
nhân dưới triều Nguyễn từ năm 1807 đến kỳ thi cuối cùng năm 1919, đã thống kê
tương đối đầy đủ, chi tiết về những người đỗ đạt ở làng Cổ Định.
Cuốn Thanh Hóa tỉnh địa dư chí 清 化 省 地 輿 志, lưu tại phịng Địa chí
Thư viện tỉnh Thanh Hóa ghi chép khá cụ thể về địa lí, lịch sử, khí hậu, điều kiện tự
nhiên, phong tục, thổ sản, thành trì, đền miếu, và các đơn vị hành chính của Thanh
Hóa. Trong đó, có nhắc đến địa danh, sự kiện của làng Cổ Định, huyện Nông Cống
(nay là huyện Triệu Sơn). Ngồi ra, các cuốn Thanh Hóa quan phong 清 化 觀 風,
Thanh Hóa kỷ thắng 清 化 紀 勝 của tác giả Vương Duy Trinh đề cập đến hoạt
động sản xuất, phong tục tập quán, địa danh núi, sơng,... tiêu biểu của xứ Thanh
trong đó có địa danh Núi Nưa, Am Tiên làng Cổ Định.
Tại trung tâm lưu trữ Quốc gia I, hiện lưu giữ cuốn Địa bạ xã Cổ Định 地 簿
社 古 定, thuộc tổng Cổ Định, huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa, lập năm Minh

Mệnh thứ 15 (1834), với 62 trang, ký hiệu số 13965. Đây là nguồn tư liệu quan
trọng được tác giả sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra của đề tài về sở hữu
ruộng đất, cảnh quan làng xã như: ruộng đất nơng nghiệp, đất đình, đất chùa, đất
chợ,... Ngoài ra, tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I tác giả đã sưu tầm được một số địa
bạ thuộc tổng Cổ Định, huyện Nông Cống dưới thời Nguyễn. Đây là nguồn tài liệu
quan trọng trong quá trình nghiên cứu tác giả so sánh, đối chiếu về tình hình sở hữu
ruộng đất ở làng Cổ Định với một số làng xã trong khu vực.
 Tài liệu điền dã

6


Tư liệu thư tịch: làng Cổ Định có lịch sử hình thành sớm, là địa điển diễn ra nhiều
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử. Trong tiến trình lịch sử ở thời kỳ nào
làng cũng có người đỗ đạt, nhiều người ra làm quan và giữ các chức vụ quan trọng. Do
vậy, làng Cổ Định hiện còn nhiều các cơng trình lịch sử, văn hóa gồm: đình, đền, miếu,
các nhà thờ họ,... Trong đó, có 2 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và 5 di tích được
xếp hạng cấp Tỉnh. Các di tích là nơi lưu giữ được nhiều tài liệu Hán Nôm như: văn
bia, thần tích, sắc phong, các hồnh phi, câu đối.... đây là nguồn tư liệu quan trọng có
giá trị, phản ánh về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của làng.
Gia phả của các dịng họ Lê Đình, Lê Bật, họ Doãn, Lê Sĩ,... là nguồn tư liệu quan
trọng được tác giả sưu tầm và sử dụng trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra của
đề tài về kết cấu gia đình, dịng họ và các nhân vật tiêu biểu ở làng Cổ Định.
Lý lịch, hồ sơ di tích lịch sử - văn hóa gồm: Hồ sơ di tích quốc gia đền thờ
Hoàng giáp Lê Bật Tứ; Hồ sơ di tích Núi Nưa, Đền Nưa và Am Tiên; Lý lịch di tích
lịch sử văn hóa chùa Hoa Cải; Hồ sơ di tích lịch sử văn hóa đền thờ Lê tộc cơng thần;
Hồ sơ di tích đền thờ Trần Khát Chân (Nghè Giáp), Hồ sơ di tích nhà thờ họ Lê Sĩ...
cung cấp những thơng tin về q trình hình thành, kiến trúc, giá trị nghệ thuật của các
đình, đền, chùa, nghè, miếu ở làng Cổ Định, từ đó góp phần tìm hiểu về lịch sử và sinh
hoạt đời sống văn hóa của làng thơng qua các hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng.

Tư liệu thư tịch Hán Nơm như: Địa bạ xã Cổ Định, văn bia tại đền thờ Lê Bật
Tứ, đền thờ Lê Thân, đền thờ họ Lê Sĩ, thần tích, sắc phong của dịng họ Dỗn, họ
Lê Đình, Lê Đăng, các hoành phi, câu đối, hương ước,...
Về tư liệu vật chất: Các di tích lịch sử, văn hóa như: đình, đền, chùa, miếu, từ
đường của các dịng họ, các ngơi nhà cổ, giếng làng,... được hình thành ở nhiều thời
kỳ lịch sử khác nhau, do vậy ở một khía cạnh nào đó phản ánh về đời sống văn hóa
vật chất và tinh thần của làng quê Cổ Định trong tiến trình lịch sử.
Làng Cổ Định cịn là nơi lưu giữ nhiều truyền thuyết dân gian, ca dao, tục ngữ,
vè,... phản ánh về quá trình thành lập làng, địa danh sơng núi và sinh hoạt đời sống văn
hóa của nhân dân. Tuy nhiên, nguồn tư liệu truyền thuyết dân gian, có nhiều dị bản,
do vậy trong q trình sử dụng khi đưa vào nội dung của luận án, chúng tôi đã sẽ
tiến hành kiểm chứng, so sánh đối chiếu với các nguồn tư liệu khác để đảm bảo độ
chính xác và có giá trị tin cậy.

7


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án sẽ góp thêm một cơng trình nghiên cứu về một làng xã cụ thể, tiêu biểu
của người Việt ở Thanh Hóa nói riêng và làng xã Việt Nam nói chung. Cổ Định là một
trong những ngôi làng Việt cổ ở khu vực đồng bằng sông Mã cũng như trên cả nước,
do vậy kết quả nghiên cứu của luận án cịn góp phần làm rõ hơn những đặc điểm chung
và như tính đa dạng, đặc thù của làng xã Việt Nam cổ truyền.
Luận án cung cấp thêm một số tư liệu địa phương, góp phần bổ sung cho chính sử
khi nghiên cứu về nhân vật, sự kiện lịch sử, giáo dục khoa cử, tôn giáo...
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu, tìm
hiểu về làng xã Thanh Hóa trong lịch sử. Cơng trình cịn góp phần bổ sung tư liệu,
làm rõ về địa danh tên chùa, tên nghè, những nhân vật lịch sử vốn vẫn cịn tồn nghi,
từ đó phục vụ cho việc biên soạn lịch sử làng xã, giáo dục truyền thống lịch sử, văn
hóa cho địa phương.

Từ kết quả nghiên cứu của luận án, nhân dân làng Cổ Định thêm hiểu biết và
tự hào về lịch sử, các giá trị văn hóa của q hương mình. Từ đó, có những việc làm
thiết thực góp phần vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của
quê hương, đồng thời nhận ra những hạn chế tiêu cực để khắc phục trong công cuộc
xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận:
Nghiên cứu về làng xã Việt Nam đến nay khơng cịn là chủ đề mới, nhưng
khơng bao giờ cũ, bởi ngồi những đặc điểm chung thì mỗi làng xã đều có những đặc
trưng kinh tế, xã hội và văn hóa riêng. Vì vậy, luận án được hồn thành sẽ góp phần
củng cố thêm về mặt lý luận, phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận khi nghiên cứu
về một làng xã cụ thể ở Việt Nam nói chung và làng xã xứ Thanh nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn:
Làng xã Việt Nam nói chung, làng Cổ Định nói riêng hiện nay đang có những
sự biến đổi, nhiều ngôi làng thuần nông, hay làng thủ công đến nay khơng cịn được
duy trì nữa. Sự thay thế những cánh đồng lúa vốn là sinh kế nhiều đời của người nông
dân, bằng những khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhiều ngơi đình, ngơi chùa vốn tồn
tại đến hàng trăm năm, là nơi sinh họat văn hóa của cộng đồng làng xã, gắn bó với
biết bao thế hệ, nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, nhưng do thiếu nhận thức về các giá
trị lịch sử, văn hóa đã được nhân dân dễ dàng hạ giải và thay vào đó là một cơng trình

8


bê tông cốt thép, khang trang. Kinh tế làng xã phát triển, đời sống nhân dân được
nâng cao, các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ hơn, tuy nhiên bên
cạnh đó làng xã cũng phát sinh nhiều vấn đề mới, sự thay đổi lối sống, nhiều giá trị
thuần phong, mỹ tục khơng cịn được coi trọng. Vì vậy, luận án của tác giả góp phần
quan trọng để người dân Cổ Định, chính quyền địa phương thêm hiểu biết về đặc
trưng kinh tế, xã hội và văn hóa cổ truyền của làng xã mình, từ đó có những định

hướng để bảo tồn và các giá trị truyền thống của làng xã, cũng như phát huy nguồn
lực để phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của Luận
án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án
Chương 2: Quá trình thành lập làng và hoạt động kinh tế
Chương 3: Tổ chức xã hội
Chương 4: Đời sống văn hóa

9


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về làng xã Việt Nam
1.1.1. Các cơng trình của tác giả nước ngồi
Đến nay, các cơng trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam của các tác giả nước
ngồi đã được cơng bố có thể kể đến như: Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài (1994)
của Alecxandre de Rhodes, Tập du ký mới và kì thú về Vương quốc Đàng Ngoài
(2005) của Jean Baptiste Tavernier, Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688
(Nxb Thế giới, tái bản, 2011) của tác giả Dampier William, Một chuyến du hành đến
đến xứ Nam Hà (1792 - 1793), của J. Barrow,… Đây là những cơng trình chủ yếu ghi
chép theo dạng ký sự của các học giả nước ngoài về vùng đất Đàng Ngoài vào thế kỷ
XVII, trên các lĩnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đương thời. Do vậy, các cơng
trình trên mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của làng xã Việt Nam và chưa phản
ánh được những nét đặc trưng cụ thể hay nghiên cứu về một làng xã cụ thể.
Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến thập niên 40 của thế kỷ XX, Việt Nam dưới sự
cai trị của thực dân Pháp. Để phục vụ cho công cuộc thực dân hóa, chính quyền đơ
hộ đã cho triển khai nghiên cứu về các nước Đơng Dương (Việt Nam, Lào,

Campuchia), trong đó có một số cơng trình của các học giả Pháp đã được xuất bản
như: Tiểu luận về người Bắc Kỳ (1908) của Domautier. Trong cơng trình này tác giả
cho biết đến năm 1724 hầu hết các nghề thủ công đã xuất hiện ở Việt Nam, cùng
với đó tác giả đi sâu vào khảo tả về đời sống, phong tục, tập qn của người nơng
dân Bắc Kỳ. Cơng trình Làng xã An Nam ở Bắc Kỳ (1894) của P.Ory, Thành bang
An Nam (1909) của C.Briffaut, Economie agricole de L’Indochine (Kinh tế nông
nghiệp Đông Dương, Hà Nội 1832) của Y.Henry, Le problème escomomique
Indochinois (Vấn đề kinh tế Đông Dương, Paris, 1934) của Paul Bernard,... được
nghiên cứu chủ yếu về lĩnh vực nông nhiệp như: sở hữu ruộng đất, cây trồng và vấn
đề lao động phục vụ trong ngành nông nghiệp.
Tiêu biểu cho các cơng trình nghiên cứu của người Pháp về đời sống kinh tế
của người nông dân đầu thế kỷ XX là, Les Payns du Delta Tonkinois (Người nông
dân châu thổ Bắc Kỳ, Paris, 1936) tác giả Pierre Gourou (Nguyễn Khắc Đạm, Đào
Hùng, Nguyễn Hoàng Oanh dịch, xuất bản năm 2007), nghiên cứu một cách toàn
diện về đời sống kinh tế - xã hội của người nông dân vùng đồng bằng châu thổ sông

10


Hồng. Các vấn đề được tác giả đặt ra cụ thể khi nghiên cứu về làng xã và đời sống
nhân dân như: điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành làng xã, nhà cửa, dân số,
hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ cơng nghiệp và thương nghiệp. Đây có thể xem
là cơng trình tiêu biểu của người Pháp nghiên cứu về đời sống người nông dân. Với
phương pháp, cách tiếp cận mới, tác giả giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về đời
sống vật chất, tinh thần của người nông dân châu thổ Bắc Kỳ.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, làng xã Việt
Nam ít được các học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu, nhưng vẫn có một số
cơng trình tiêu biểu như: Hickey. Gerld. C: Village in Vietnam (Làng ở Việt Nam),
Newhaven Yale University Press, 1964. Từ sau khi đất nước thống nhất năm 1975
đến năm 1986, một số cơng trình về làng xã của nước ngồi có thể kể đến như:

James C.Cott: The Moral Economy of Peasant (Nền kinh tế đạo đức của nông dân),
Newhaven Yale University Press, 1976; Samuel L.Popkin: The Rational Peasan
(Nông dân hợp lý) The Political Economy of Rural Society in Việt Nam, University
of California, Press, 1978; Neil Jamieson: The tradition Village in Vietnam (Làng
truyền thống Việt Nam), Vietnam Forum 1980.
Từ sau năm 1986 nhiều cơng trình nghiên cứu và chương trình hợp tác nghiên cứu
giữa người Việt và các học giả nước ngoài về làng xã Việt Nam có thể kể đến như:
Cơng trình Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII (1994) của Insun Yu,
nghiên cứu về cấu trúc làng xã truyền thống của người Việt, trong đó tác giả tập
trung giải quyết các mối quan hệ trong làng xã như: quan hệ gia đình, dịng họ và
làng xã. Một vấn đề được tác giả quan tâm là mối quan hệ giữa “phép nước” với “lệ
làng”, từ đó lý giải tại sao trong làng xã luôn coi trọng lệ làng mà dân gian vẫn
thường gọi “phép vua thua lệ làng”. Cơng trình đã khai thác được nhiều nguồn tư
liệu phong phú từ hương ước, văn bia, do vậy có giá trị tham khảo khi nghiên cứu
về làng xã Việt Nam.
Cơng trình Làng Việt đối diện tương lai hồi sinh quá khứ (2007) của John
Kleinen, trước khi thực hiện nghiên cứu này tác giả đã nhiều lần đến tìm hiểu những
ngơi làng ở Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1991, cuối cùng
ông chọn làng Tơ một ngôi làng thuần nông nghiệp ở Bắc Bộ để nghiên cứu. Bằng
phương pháp khảo tả nhân học trên thực địa, tác giả đã nhận diện rõ những yếu tố
khả biến và những yếu tố bất biến trong đời sống làng xã. Những yếu tố bất biến đó
có những lúc chìm đi nhưng khơng bao giờ mất hẳn, mà luôn chờ cơ hội để nổi lên

11


chiếm giữ vai trò chủ đạo, J. Kleinen đã hướng nghiên cứu của mình vào mối quan
hệ thân tộc và vai trò của các dòng họ đối với sự thành đạt cá nhân, đời sống tinh
thần và nghi lễ, tính tự trị và tính cố kết của làng,… Từ nghiên cứu trên, tác giả đặt
làng xã Việt Nam trong bối cảnh hiện tại trước những thách thức mới về sự biến đổi

trong tương lai, qua đó có những gợi ý cho việc xây dựng các chính sách phù hợp
với đời sống làng xã trong giai đoạn hiện nay.
Chương trình hợp tác nghiên cứu của người Việt với các học giả - tổ chức
nước ngồi có thể kể đến như: Làng ở vùng châu thổ sơng Hồng: Vấn đề cịn bỏ
ngỏ (2002) do tác giả Philippe Papin và Oliver Tessier (cb), đây là kết quả hợp
tác nghiên cứu giữa Pháp và Việt Nam về Nghiên cứu làng xã Việt Nam vùng
đồng bằng sông Hồng được tiến hành trong thời gian từ năm 1996 đến năm
1999. Cơng trình được nhóm tác giả lựa chọn 4 làng gồm: Tả Thanh Oai, Ninh
Hiệp (thuộc Hà Nội), Mộ Trạch (Hải Dương) và làng Hay (Phú Thọ), nghiên cứu
làng xã trên các phương diện như: cảnh quan, tình hình quản lý và sở hữu ruộng
đất, cơ cấu kinh tế, kết cấu gia đình, dịng họ, các sinh hoạt tơn giáo, tín
ngưỡng,… từ đó giúp cho người đọc có một cái nhìn đối sánh về những đặc
trưng kinh tế, xã hội, văn hóa với các làng xã khác, đồng thời gợi mở thêm cho
hướng nghiên cứu mới về làng xã Việt Nam.
Chương trình nghiên cứu Việt - Nhật giữa Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và
Giao lưu văn hóa của Đại học Quốc gia Hà Nội với các học giả Nhật Bản, theo sáng
kiến của GS.Yumio Sakurai (Đại học Tokyo, Nhật Bản), đã chọn làng Bách Cốc1 ở
vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng. Nội dung nghiên cứu một cách tổng thể các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của làng để từ đó đưa ra một cấu trúc mơ hình
làng, đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại có vai trị quan trọng trong đời sống của
người Việt. Dự án kéo dài suốt 14 năm (từ 1994 đến 2008), thu hút 176 nhà khoa
học từ 17 trường đại học của Nhật Bản cùng nhiều nhà khoa học và các cơ quan
nghiên cứu của Việt Nam trên các lĩnh vực Sử học, Dân tộc học, Văn hóa học, Tâm
lý học, Xã hội học, Khảo cổ học, Địa lý, Mơi trường,... Trong q trình khảo sát,
các nhà khoa học đã phát hiện nhiều tài liệu, dấu vết của các giai đoạn lịch sử từ
thời Hùng Vương đến các triều đại phong kiến Việt Nam cùng hệ thống các di vật
phong phú, các loại hình di sản văn hoá độc đáo như: Lăng mộ, văn bia, trống đồng,

1


Làng Bách Cốc, nay thuộc xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

12


đồ đá, các đạo sắc phong, thần tích, thần sắc, gia phả. Kết quả nghiên cứu được thể
hiện bằng 10 tập tư liệu dày dặn và đăng công bố bằng tiếng Nhật. Đây là một xu
thế nghiên cứu mới với cách tiếp cận liên ngành, đa ngành, qua đó nhận thức đầy đủ
hơn về làng Việt cổ truyền.
1.1.2. Các công trình của tác giả trong nước
Đây là mảng đề tài đã và đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu,
qua các thời kỳ nhiều cơng trình đã được xuất bản như: Trước năm 1945 cơng trình
Việt Nam phong tục (1915) của Phan Kế Bính đã có những nghiên cứu chung nhất
về làng xã, sinh hoạt đời sống văn hóa, phong tục, tập qn của làng Việt; cơng
trình Vấn đề dân cày (1937) của Qua Ninh, Vân Đình, lại trình bày một cách khái
quát về sở hữu ruộng đất, thuế khóa và đời sống của nhân dân trong các làng xã.
Giai đoạn này cịn có các cơng trình: Việt Nam văn hóa sử cương (1938) của Đào
Duy Anh; Sở hữu cơng ở Bắc Kỳ, góp phần nghiên cứu lịch sử pháp luật và kinh tế
công điền công thổ nước An Nam (1939) của Vũ Văn Hiền,... làng xã bắt đầu trở
thành đề tài nghiên cứu sôi nổi, trên nhiều lĩnh vực khác nhau về đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội.
Sau năm 1945, có nhiều cơng trình nhiên cứu về làng xã Việt Nam tiếp tục
được công bố như: Xã thôn Việt Nam (1959) của Nguyễn Hồng Phong, Chế độ
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ (1959) của Phan Huy Lê, Kinh tế Việt
Nam 1945 - 1960 (1960), Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam (1960), là hai cơng
trình của Viện kinh tế học. Bộ cơng trình của tác giả Toan Ánh viết vào những
năm 60 của thế kỷ XX gồm 6 cuốn: Nếp cũ: Tín ngưỡng Việt Nam (hai quyển
thượng, hạ), Hội hè đình đám (hai quyển thượng, hạ), Con người Việt Nam, Làng
xóm Việt Nam và Phong tục Việt Nam (tục thờ cúng tổ tiên). Tiếp đến là các cơng
trình Phong tục làng xóm Việt Nam (đất lề quê thói) (1968), của Nhất Thanh,

Phong tục làng xóm Việt Nam (tái bản 2005), của Nhất Thanh, Vũ Văn Khiếu,....
Bên cạnh làng xã Bắc Kỳ và Trung Kỳ, làng xã ở Miền Nam cũng đã được quan
tâm nghiên cứu, các cơng trình ở thời kỳ này tập trung vào quá trình khai phá
vùng đồng bằng sông Cửu Long, sự thành lập và phát triển của các thơn, ấp có thể
kể đến như: Việt sử xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (1970) của Phan Khoang, Thoại
Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang (1972) của Nguyễn Văn Hầu,
Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973) của Sơn Nam. Đây có thể được xem là
những cơng trình được các nhà nghiên cứu về làng xã cổ truyền Việt Nam tham

13


khảo nhiều. Nội dung trình bày một cách đa dạng về đời sống kinh tế, xã hội và
văn hóa ở làng Việt trên các lĩnh vực cụ thể như: sở hữu ruộng đất, kinh tế nông
nghiệp, đồng thời phản ánh về thiết chế quản lý làng xã, sinh hoặt văn hóa, phong
tục, tập qn, tín ngưỡng của làng xã.
Từ sau năm 1975, đất nước được thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng nền
kinh tế và tiến lên chủ nghĩa xã hội, mảng đề tài về nông nghiệp, nông thôn và nông
dân càng được quan tâm nhiều hơn. Trước hết phải kể đến hai tập Nông thôn Việt
Nam trong lịch sử do Viện Sử học chủ trì biên soạn (tập 1, 1977; tập 2, 1978). Cơng
trình có sự tham gia của nhiều chuyên gia nghiên cứu về làng xã, phản ánh nhiều
khía cạnh khác nhau về làng xã từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đến các vấn đề
cụ thể như sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, thủ cơng nghiệp, thương nghiệp
hay vai trị của làng xã đối với công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân
tộc,... Cơng trình: Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ (1984) của Trần Từ;
Lệ làng phép nước (1985) của Bùi Xn Đính, Tìm hiểu làng Việt (1990) do Diệp
Đình Hoa (cb); Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử
(1994) của Phan Đại Doãn, Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ (1996) của
Nguyễn Hải Kế, Hương ước và quản lý làng xã (1998) của Bùi Xuân Đính, Tìm về
cội nguồn, tập 1 (1998), tập 2 (1999) của Phan Huy Lê, Làng Việt Nam - một số vấn

đề kinh tế - xã hội (2001), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử
(2004) đây là cụm cơng trình của Phan Đại Dỗn, Tục lệ cổ truyền làng xã người
Việt (2006) do Đinh Khắc Thuân (cb); Hành trình tìm về làng Việt cổ truyền tập 1
(Các làng quê xứ Đoài) (2008) của Bùi Xuân Đính,... Đây là những cơng trình
nghiên cứu một cách tồn diện nhất về làng xã Việt Nam, nội dung đã phản ánh
những đặc trưng về kinh tế, xã hội và văn hóa của làng Việt cổ truyền.
Bên cạnh các nghiên cứu chung về làng xã Việt Nam cịn có nhiều cơng trình
nghiên cứu cụ thể ở từng lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa như: Tìm hiểu chế độ
ruộng đất Việt Nam đầu thế kỷ XIX (1979) của Vũ Huy Phúc, Chế độ ruộng đất Việt
Nam từ thế kỷ XI - XVIII (gồm 2 tập, tập I thế kỷ XI - XV (1982), tập II thế kỷ XVI
- XVIII (1983)) của Trương Hữu Quýnh, Một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế
kỷ XVIII - XIX (1993) của Nguyễn Quang Ngọc, Nghề nông cổ truyền Việt Nam qua
thư tịch Hán Nôm (1994) của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thủy lợi và mối quan hệ
làng xã (1997) của Mai Văn Hai, Bùi Xn Đính, Làng nghề thủ cơng truyền thống
Việt Nam (1998) của Bùi Văn Vượng, Lễ hội - một nét đẹp sinh hoặt văn hóa cộng

14


đồng (1998) của Diệp Đình Hoa, Về hương ước lệ làng (1998) của Lê Đức Tiết,
Văn hóa làng dân gian vùng ven biển (2000) của Ngô Đức Thịnh, Chợ quê trong
quá trình chuyển đổi (2000) của Lê Thị Mai, Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam
(2001) của Vũ Ngọc Khánh, Hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam với luật KanTo
Nhật Bản thế kỷ XII - XIX (2001) của Vũ Duy Mền, Hồng Minh Lợi, Hương ước
trong q trình thực hiện dân chủ hóa ở nơng thơn Việt Nam (2003) của Đào Trí Úc
(cb), Mơng Phụ một làng ở đồng bằng sông Hồng (2003) do Nguyễn Tùng (cb),
Làng nghề truyền thống trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (2004) của
Trần Thị Yến, Làng nghề truyền thống Việt Nam (2004) của Phạm Cơn Sơn, Tìm lại
làng Việt xưa (2006) của Vũ Duy Mền, Làng Việt Nam trong kháng chiến chống
ngoại xâm (từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX) (2006) của Viện Lịch sử Quân sự, Nghề

cổ đất Việt (2007) của Vũ Từ Trang, Đình làng miền Bắc (2008) của Lê Thanh Đức,
Một số vấn đề làng xã Việt Nam (2009) của Nguyễn Quang Ngọc, Làng nghề, phố
nghề Thăng Long - Hà Nội (2009) của Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo, Làng nghề,
phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển (2010) của Vũ Quốc Tuấn
(cb), Làng nghề và những nghề thủ công truyền thống ở Bắc Giang (2010) của
Nguyễn Thu Minh và Trần Văn Lạng, Hương ước cổ làng xã Bắc Bộ (2010) của Vũ
Duy Mền,... Các cơng trình nghiên cứu trên đã tiến thêm một bước, góp phần làm
sáng tỏ các vấn đề về làng xã trên các lĩnh vực cụ thể về đời sống kinh tế, xã hội và
văn hóa. Trong lĩnh vực kinh tế với các nghề nông nghiệp, thủ công nghiệp và
thương nghiệp đã được các tác giả đánh giá nhìn nhận ở mỗi làng xã có sự hiện diện
khác nhau với những nét đặc trưng kinh tế riêng. Trong làng xã hương ước giữ vai
trò quan trọng, là cơ sở để cấu kết các thành phần dân cư trong cộng đồng, đồng
thời là những quy chế, quy định của làng xã mà buộc các thành viên phải chấp
hành, do vậy đây cũng là chủ đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu về làng xã bài viết Làng, liên
làng và siêu làng - Mấy suy nghĩ về phương pháp, Tạp chí Xưa và Nay (2009) của
Hà Văn Tấn, bài viết đã hướng cho các nhà nghiên cứu một cách tiếp cận mới về
phương pháp khi tìm hiểu về làng xã. Bởi ở mỗi làng xã bên cạnh tính độc lập
tương đối cịn có mối quan hệ với các làng xã khác trong khu vực để tạo thành một
sợi dây kết nối các làng xã với nhau. Tác giả Nguyễn Quang Ngọc với bài Đổi mới
cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu lịch sử làng xã Việt Nam, in trong Sử học
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, Nxb Thế giới, 2012, đã giúp các

15


nhà nghiên cứu về làng xã nhận thức một cách đầy đủ hơn về đối tượng nghiên cứu
của làng xã trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong đó, đổi mới cách tiếp
cận, phương pháp nghiên cứu về lịch sử làng xã Việt Nam là một vấn đề được đặt ra
để hướng các nhà nghiên cứu nhìn nhận một cách khách quan, tồn diện và đa chiều

về làng xã Việt Nam.
Ngoài sách chuyên khảo viết về làng xã còn phải kể đến các bài viết được
đăng trên tạp chí chuyên ngành, hội thảo quốc gia, quốc tế như: Về tài sản ruộng
đất của một số chức dịch trong làng xã thuộc huyện Từ Liêm vào cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (số 165/1975); Mấy nét phác thảo về
chợ làng qua những tài liệu các thế kỷ XVII - XVIII, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (số
2 (194), 1980) của Nguyễn Đức Nghinh; Về tính chất sở hữu ruộng đất cơng làng
xã, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (số 4/1981) của Phan Đại Dỗn; Về quy mơ làng xã
người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử (số 1 (202), 1982) của Nguyễn Đức Nghinh; Hương ước khốn ước trong làng xã, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (205), 1982) của Vũ
Duy Mền; Chợ làng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 (1991), Tạp chí Dân tộc
học (số 2/1991) của Nguyễn Đức Nghinh, Nguyễn Thị Hòa; Nguồn gốc và điều kiện
xuất hiện hương ước trong làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử (số 1 (266), 1993) của Vũ Duy Mền; Thử phân tích yếu tố dịng họ trong
cấu trúc ruộng đất của một làng thuộc đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XIX, Tạp chí Dân
tộc học ( số 3/1994) của Vũ Văn Quân; Qua tư liệu địa phương bổ sung thêm chính
sử, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (số 1 (302), 1999) của Nguyễn Đức Nhuệ; Vài nét
nhận xét về đội ngũ chức sắc làng xã ở Bình Định nửa đầu thế kỷ XIX qua tư liệu
địa bạ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 322 (2002) của Phan Phương Thảo; Làng
Việt cổ truyền - mặt hay nét dở, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á (số 1 (58), 2003)
của Trần Quốc Vượng v.v... Sự phong phú về hệ đề tài trên cho thấy nghiên cứu về
làng xã trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa khơng chỉ được giới sử học quan
tâm mà còn là mảng đề tài hay, cuốn hút được các nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực:
dân tộc học, xã hội học, tâm lý học,... với số lượng các cơng trình cơng bố chiếm
một tỷ lệ khá lớn được đăng tải trên các tạp chí chun ngành đã góp phần làm sáng
tỏ hơn về các đặc trưng kinh tế, xã hội và văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử.
Làng xã cịn là hệ đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, Luận án Tiến sĩ đã
được công bố như: Nguyễn Hồng Dương với Làng công giáo Lưu Phương (Ninh

16



Bình) từ năm 1829 đến năm 1945 (quá trình hình thành và phát triển) (1995), Luận
án Phó Tiến sĩ lịch sử; Bùi Thị Tân với Tình hình ruộng đất và phương thức sử
dụng ruộng đất công ở Câu Hoan (huyện Hải Lăng - Quảng Trị) thế kỷ XIX, Luận
án Tiến sĩ Lịch sử; Vũ Văn Quân với Làng xã huyện Thanh Trì (ngoại thành Hà
Nội), đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa bạ (2002), Đề tài Khoa học cấp Quốc gia, mã số
QX 97.04, Hà Nội; Nguyễn Thế Hoàn với Cấu trúc văn hóa làng xã người Việt ở
Quảng Bình nửa đầu thế kỷ XIX (2003), Luận án Tiến sĩ Lịch sử; Phạm Văn Hiệp
với Làng nghề Cúc Bồ trong cảnh quan văn hóa xứ Đơng (2004), Luận án Tiến sĩ
Lịch sử; Phan Chí Thành với Dịng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ
qua tư liệu ở một số xã thuộc huyện Thạch Thất - Hà Tây (2006), Luận án Tiến sĩ
Lịch sử; Ngô Văn Cường với Kinh tế, xã hội và văn hóa làng Vân (xã Vân Hà,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) thế kỷ XVII-XIX (2016), Luận án Tiến sĩ Lịch sử;
Đinh Văn Viễn với Làng Cơi Trì (n Mơ, Ninh Bình) từ thành lập đến giữa thế kỷ
XIX (2019), Luận án Tiến sĩ Lịch sử,... đây là những cơng trình nghiên cứu về một
số làng xã cụ thể ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp tác giả có cái
nhìn bao qt các nội dung cần triển khai liên quan đến luận án. Bên cạnh đó tác giả
cịn so sánh làng Cổ Định với một số làng xã lân cận và một số làng xã tiêu biểu
thuộc đồng bằng sông Mã, sông Hồng để làm nổi bật đối tượng nghiên cứu.
Trên đây, tác giả mới chỉ dẫn ra một số cơng trình nghiên cứu về làng xã Việt
Nam tiêu biểu qua các giai đoạn lịch sử. Có thể thấy làng xã là một đề tài hấp dẫn
thu hút được nhiều học giả nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các cơng
trình trên giúp chúng tơi có thêm những hiểu biết chung nhất về làng xã Việt Nam
truyền thống, khi tiến hành thực hiện nghiên cứu ở một làng xã cụ thể.
1.2. Tình hình nghiên cứu về Thanh Hóa và làng Cổ Định
1.1.2. Các cơng trình của tác giả nước ngoài
Nghiên cứu của các học giả nước ngoài về làng xã Thanh Hóa đến nay khơng
nhiều, trong đó có thể kể đến như: cuốn L’Annam (1906) do Hội đồng tư vấn hỗn
hợp thương mại và canh nông Trung Kỳ biên soạn, Tập san Buleetin des Amis du

Vieux Hue (Những người bạn cố đô Huế), ra số đặc biệt về Trung Kỳ (số 1, 2 năm
1931). Hai cơng trình trên đã tập hợp được nhiều bài viết về lĩnh vực kinh tế đồn
điền, thương mại, canh nông ở khu vực Bắc Trung Kỳ. Ngồi ra, cịn có một số
bài viết về kinh tế nông nghiệp và các lĩnh vực hoạt động sản xuất nơng nghiệp ở
Thanh Hóa được đăng tải như: Trồng lúa ở Thanh Hóa (1910), Cây bơng ở Thanh

17


Hóa (1910) của M.H. Gilbert (được đăng tải trên Tập san Kinh tế Đông Dương),
Cuộc khủng hoảng của các đồn điền cà phê ở Thanh Hóa (1932) của
Cucherousset, Dẫn thủy nhập điền ở Thanh Hóa của Petavin,... Đây là những cơng
trình nghiên cứu về ruộng đất, sản xuất nơng nghiệp và các loại cây trồng cụ thể
như lúa, bông, cà phê ở địa phương.
Cơng trình được cho là nghiên cứu khá tồn diện và có hệ thống về Thanh Hóa
được cơng bố đó là: La Province de Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hóa, 1918), của H.Le
Breton, Le Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hóa, 1929) của Ch.Robequain. Đây là những cơng
trình nghiên cứu cơng phu, tồn diện về điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, các lĩnh
vực của đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa như: đặc điểm dân cư, kinh tế nông nghiệp
và các nghề thủ công trong làng xã, hoạt động giao thương buôn bán, đặc điểm cư trú
và các cuộc di dân,v.v.. Cơng trình nghiên cứu trên có giá trị tham khảo tốt cho tác giả
khi trình bày các vấn đề về đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa ở làng xã.
1.2.2. Các cơng trình của tác giả trong nước
Các cơng trình đã được xuất bản về lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa ở
Thanh Hóa nói chung như: Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào đấu tranh giải
phóng đất nước vào đầu thế kỷ XV (1969) của Phan Huy Lê, Phan Đại Dỗn; Tín
ngưỡng làng xã (1994) của Lê Huy Trâm; Văn hố làng Thanh Hóa (1996), Văn
hố làng và làng văn hố xứ Thanh (1996) của Hồng Anh Nhân; Hoằng Lộc - đất
hiếu học (1996) của Bùi Khắc Việt, Nguyễn Đức Nhuệ; Những thắng cảnh xứ
Thanh (1997) của Hương Nao; Nghề thủ cơng truyền thống Thanh Hóa, tập 1

(1999) do Ban Nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa biên soạn; Di tích và danh thắng
Thanh Hóa (2000) do Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa biên soạn; Khảo cứu về
văn hóa dân gian Thanh Hóa (2001) của Lê Huy Trâm; Đất và người xứ Thanh
(2002) do Ban nghiên cứu biên soạn lịch sử Thanh Hố biên soạn; Sơng đào ở
Thanh Hóa từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX (2002) của Hà Mạnh Khoa; Phác thảo lịch sử
kinh tế Thanh Hóa (2004) của Phạm Văn Đấu; Khảo sát văn hóa truyền thống làng
Cổ Bôn (2005) của Trần Thị Liên, Phạm Minh Trị; Lễ tục cổ truyền xứ Thanh
(2006), tập 1, 2 của Hồng Anh Nhân; Làng nghề thủ cơng và làng khoa bảng thời
phong kiến ở đồng bằng sông Mã (2006) của Hà Mạnh Khoa; Danh nhân họ Lê tỉnh
Thanh Hóa (2007) do Hội đồng họ Lê tỉnh Thanh Hóa biên soạn; Thần tích - thần
sắc Thanh Hóa (2015) của Nguyễn Văn Hải (cb),... Đây là những cơng trình nghiên
cứu ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa của làng xã Thanh Hóa. Nguồn tư liệu

18


trên giúp tác giả tham khảo về phương pháp, cách tiếp cận vấn đề trong quá trình
thực hiện đề tài.
Các luận văn, luận án về lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa ở các huyện, các
làng xã Thanh Hóa là chủ đề được nhiều tác giả chọn như: Tình hình sở hữu ruộng
đất và kinh tế nơng nghiệp huyện Đơng Sơn (Thanh Hóa) nửa đầu thế kỷ XIX
(2002), Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Trịnh Thị Thủy; Truyền thống hiếu học ở làng
Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (2006), Luận văn Thạc sĩ Văn hóa
học của Vũ Đình Mạnh; Thành Tây Đơ và vùng đất Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), từ cuối
thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XIX (2008), Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Thị
Thúy; Cơ cấu tổ chức làng xã truyền thống của làng Việt ven biển huyện Hậu Lộc,
tỉnh Thanh Hóa (2008), Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Phạm Văn Tuấn; Cơ cấu kinh
tế, xã hội và văn hóa xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thời kì trung đại
(2014), Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Mai Phương Ngọc.v.v... Các cơng trình trên đã
tiến thêm một bước về nghiên cứu làng xã ở Thanh Hóa, các vấn đề nghiên cứu khá

đa dạng gồm các vấn đề như: ruộng đất, giáo dục khoa cử, cơ cấu kinh tế, xã hội,
văn hóa,... qua đó giúp cho tác giả tiếp cận về phương pháp nghiên cứu, nguồn tư
liệu khi triển khai đề tài.
Các cơng trình viết về Thanh Hóa có liên quan đến làng Cổ Định như: Thanh
Hóa quan phong (1973), do tác giả Vương Duy Trinh biên soạn khi ông giữ các chức
Bố chính, Tổng đốc Thanh Hóa, (Bản phiên diễn của Nguyễn Duy Tiếu), Tủ sách cổ
văn - Ủy ban dịch thuật, Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh Niên. Đây là cơng trình
nghiên cứu về tỉnh Thanh Hóa một cách tương đối đầy đủ về dân - phong - sĩ - khí
cũng như thủy tú sơn kỳ của từng phủ, huyện và châu thuộc tỉnh Thanh Hóa, trong đó
huyện Nơng Cống được trình bày từ trang 63 đến trang 82 (thời kỳ này làng Cổ Định,
xã Tân Ninh chưa được tách về huyện Triệu Sơn). Cơng trình đã khái lược những nét
cơ bản nhất về huyện Nông Cống từ điều kiện tự nhiên, khí hậu, sơng ngịi, núi, đến
các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
Bộ sách Lịch sử Thanh Hóa (gồm 5 tập) do Ban Nghiên cứu và Biên soạn
Lịch sử Thanh Hóa chủ trì biên soạn: tập 1 (1990), tập 2 (1994), tập 5 (1996), tập 3
(2002), tập 4 (2008). Đây là bộ sách lịch sử chuyên khảo, do tập thể các nhà nghiên
cứu ở trung ương và địa phương biên soạn, nội dung trình bày theo lịch đại thời
gian từ khởi thủy đến năm 1945. Cơng trình giúp tác giả có cái nhìn chung nhất về
lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Thanh Hóa từ thời Tiền sử, Sơ sử, trải qua

19


×