Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

tóm tắt luận án cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hóa xã hoằng lộc (hoằng hóa, thanh hóa) thời kì trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.92 KB, 33 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


MAI PHƯƠNG NGỌC
CƠ CẤU KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA XÃ
HOẰNG LỘC (HOẰNG HÓA, THANH HÓA)
THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại
Mã số: 62.22.54.01
1
Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tường
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc
Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Minh Đức
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Duy Mền
Khoa Sử học, Học viện Khoa học Xã hội.
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội
Vào hồi giờ ngày tháng năm
2
Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
- Thư viện Viện Sử học
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dưới thời quân chủ, có hai sự kiện thường làm xôn xao cả làng xã, thứ nhất: có người thi đậu, được cả làng rước
về vinh qui bái tổ. Thứ hai, có quan về làng: khi đi trong đường làng, dường như người ta ai cũng muốn ra để được trông


thấy ông quan. Và hầu như, với tất cả những ai đang sống trong làng, những người đỗ đạt thành danh đã đi khỏi làng,
cũng đều mong muốn được hưởng cái giây phút trở thành nhân vật chính trong hai sự kiện ấy. Bởi lẽ, quyền được làm
người một làng là quyền thiêng liêng, không thể tước đoạt của mỗi người, cho dù đó là ông quan nhất phẩm, hay người
dân cày nghèo quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Người dân Việt Nam trước hết là người của làng, thành
3
viên của làng, sau đó mới là dân của nước. Điều đó để thấy rằng, làng xã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi
người Việt Nam như thế nào.
Không chỉ vậy, trong suốt chiều dài lịch sử dựng và giữ nước, làng xã là nơi cố kết sức mạnh cộng đồng, nơi
hình thành, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Bản sắc và bản lĩnh Việt Nam có cội nguồn từ
trong văn hoá làng, hay nói cách khác làng xã là cơ sở nền tảng của văn hoá, văn minh Việt Nam. Nghiên cứu về làng xã
không chỉ nhằm làm sáng tỏ lịch sử hình thành, phát triển của làng Việt mà thông qua đó góp phần nhận diện rõ hơn về
lịch sử đất nước, về tâm lí, cốt cách con người Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài về làng xã luôn nhận được quan tâm của
đông đảo các nhà nghiên cứu, là vấn đề mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Sở dĩ, chúng tôi lựa chọn xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) để nghiên cứu vì những lí do sau đây:
Thứ nhất, từ lâu các làng xã thuộc châu thổ sông Hồng đã được nghiên cứu khá kỹ, còn các làng xã thuộc châu
thổ sông Mã, dường như chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của giới sử học nước nhà.
Thứ hai, xã Hoằng Lộc là một trong những xã hình thành từ lâu đời, mang những sắc thái tiêu biểu của xứ
Thanh.
Thứ ba, tác giả là một người con được sinh ra và lớn lên ở quê hương Thanh Hóa, nên mong muốn tìm hiểu một
làng xã quê hương, vừa như một sự tri ân, vừa để hiểu chính mình…
Nghiên cứu về xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) là một nghiên cứu trường hợp. Với nghiên cứu này,
chúng tôi mong muốn hiểu rõ hơn về cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hóa của Hoằng Lộc dưới thời trung đại. Trên cơ sở
đó, chúng tôi hi vọng xây dựng nguồn tư liệu góp phần vào việc tìm hiểu sự ra đời và phát triển cũng như nhận diện về
đặc trưng, tính cách của làng xã vùng châu thổ sông Mã.
4
Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề: Cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hóa xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa,
Thanh Hóa) thời kì trung đại để làm đề tài Luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và làm rõ cơ cấu kinh tế xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thời kì trung đại: từ kinh tế nông
nghiệp, thủ công nghiệp đến kinh tế thương nghiệp và nghề dạy học.

- Tìm hiểu tổ chức xã hội xã Hoằng Lộc dưới thời trung đại, với các “cấu kiện đúc sẵn” và các kết cấu đặc trưng
riêng của Hoằng Lộc.
- Tìm hiểu đời sống văn hóa xã Hoằng Lộc thời kì trung đại, qua đó cho thấy nét đặc trưng của một làng quê xứ
Thanh hiếu học và khoa bảng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là cơ cấu kinh tế, xã hội, văn hóa xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa)
thời kì trung đại.
Về không gian, không gian nghiên cứu của Luận án được giới hạn là xã Hoằng Lộc, thuộc huyện Hoằng Hoá,
tỉnh Thanh Hoá - một đơn vị hành chính cấp cơ sở ngày nay. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi có sự quy chiếu để
thấy sự thay đổi địa giới hành chính của vùng đất này qua quá trình phát triển. Đến giữa thế kỉ XIX, vùng đất Hoằng Lộc
ngày nay gồm hai xã: Hoằng Đạo, Bột Thái và cuối thế kỉ XIX, đổi thành Hoằng Nghĩa và Bột Hưng, thuộc tổng Hành
Vĩ, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, có đôi chỗ, khi vấn đề trình bày cần có sự so sánh, đối
chiếu, Luận án cũng đề cập một số nét về các làng xung quanh hoặc các làng có vấn đề nghiên cứu tương đồng.
5
Về thời gian, Luận án nghiên cứu về xã Hoằng Lộc trong thời trung đại, giới hạn từ đầu thế kỉ X đến khoảng
giữa thế kỉ XIX. Tất nhiên, lịch sử là một dòng chảy liên tục, do vậy, trong khi nghiên cứu, nếu thấy cần thiết, chúng tôi
sẽ đề cập phần nào đến khoảng thời gian trước hoặc sau đó.
Về nội dung, Luận án tìm hiểu về cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hoá của Hoằng Lộc trong thời kì trung đại. Tuy
nhiên, chúng tôi không có tham vọng sẽ bao quát và đi sâu được mọi khía cạnh của các vấn đề, mà ở đây, chúng tôi giới
hạn tìm hiểu về những nét cơ bản nhất, đặc trưng nhất trong các lĩnh vực nêu trên.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu tham khảo: các thư tịch chữ Hán (đã được dịch ra tiếng Việt) như: các bộ địa lí học - lịch sử và sử học,
một số tác phẩm tùy bút, tạp ký bằng chữ Hán dưới thời trung đại và các công trình nghiên cứu có liên quan của các tác
giả đi trước.
- Tài liệu lưu trữ: tại phòng Địa chí Thanh Hóa và trung tâm lưu trữ Quốc gia I, bao gồm các sách như: Đăng
khoa lục Thanh Hóa, Thanh Hóa tỉnh địa dư chí, Địa bạ hai xã Hoằng Đạo, Bột Thái năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), tài
liệu Châu bản của triều Nguyễn cũng lưu lại 142 bản tấu, dụ, lệnh chỉ có liên quan đến Hà Duy Phiên v.v
- Tài liệu điền dã: các văn bia, thần tích, sắc phong, câu đối, các hương ước, thúc ước, các gia phả dòng họ, bằng
sắc, chúc thư, các tư liệu vật chất như văn chỉ, đình, chùa, lăng miếu, từ đường các dòng họ, các ngôi nhà cổ, giếng

làng , các tài liệu truyền miệng, bao gồm truyền thuyết dân gian về lịch sử làng, ca dao, tục ngữ v.v
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: luận án áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đánh giá,
phân tích và rút ra các kết luận.
6
Về phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành (phương pháp hệ thống - cấu trúc,
phương pháp hồi cố, thống kê, phương pháp phỏng vấn xã hội học v.v ) kết hợp phương pháp chuyên ngành
(phương pháp lịch sử và phương pháp logic) trong mối quan hệ tổng thể, bình đẳng.
5. Đóng góp của luận án
Luận án được hoàn thành sẽ góp thêm một công trình nghiên cứu về làng xã Thanh Hoá nói riêng và làng xã
Việt Nam nói chung. Từ nghiên cứu này để nhìn nhận rõ hơn về những nét chung cũng như tính đa dạng, đặc thù của
làng xã Việt Nam truyền thống.
Các kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng trong việc tìm hiểu về làng xã, nông thôn xứ Thanh trong
lịch sử. Qua đó, công trình có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương.
Từ các kết quả nghiên cứu của Luận án, những người con Hoằng Lộc có thể thấy được những giá trị văn hóa
cao đẹp của quê hương để tự hào, gìn giữ, phát huy; đồng thời khắc phục các hạn chế tiêu cực trong đời sống làng xã
hiện tại.
6. Kết cấu luận án:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2: Cơ cấu kinh tế
Chương 3: Tổ chức xã hội
Chương 4: Đời sống văn hoá
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Những nghiên cứu về làng xã trên toàn quốc
1.1.1. Các công trình của tác giả nước ngoài
Ngay từ thế kỉ XVII, làng Việt là đối tượng điều tra của các thương nhân và giáo sĩ phương Tây. Từ cuối thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX, để phục vụ cho công cuộc thực dân hoá, thực dân Pháp đã đẩy mạnh nghiên cứu về làng Việt.

Trong các giai đoạn về sau, ngày càng xuất hiện nhiều các công trình của các tác giả nước ngoài thuộc nhiều nước khác
nhau nghiên cứu về làng Việt, trong đó nhiều công trình đã được dịch và xuất bản như: Luật và xã hội Việt Nam thế kỉ
XVII, XVIII của tác giả Insun Yu, Làng Việt đối diện tương lai hồi sinh quá khứ của John Kleinen v.v Điều đó cho thấy,
muốn tìm hiểu thấu đáo về đời sống và cốt cách con người Việt Nam thì cần nhận diện rõ vai trò của làng Việt.
1.1.2. Các công trình của các tác giả trong nước
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, các tác giả như Nguyễn Văn Huyên, Phan Kế Bính đã có nhiều công trình
tìm hiểu về đời sống, phong tục, tập quán làng Việt. Sau Cách mạng tháng Tám, các nghiên cứu về làng xã ngày càng
phong phú và sâu sắc hơn, tiêu biểu như Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong (1959), Chế độ ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp thời Lê sơ của Phan Huy Lê (1959) v.v Đặc biệt, từ sau năm 1975, làng xã trở thành đề tài được quan
tâm nghiên cứu trên tất cả các phương diện với các công trình của nhiều tác giả tiêu biểu như: Trần Từ, Phan Đại Doãn,
Bùi Xuân Đính, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Duy Mền v.v
1.2. Nghiên cứu về Thanh Hóa và Hoằng Hóa
1.2.1. Các công trình của tác giả nước ngoài
Hiện nay, tại thư viện tỉnh Thanh Hóa còn lưu lại một số tài liệu nghiên cứu của các học giả nước ngoài liên
quan đến địa phương. Đặc biệt, cuốn sách Le Thanh Hoa (Tỉnh Thanh Hóa, 1929) của Ch.Robequain, dù có những vấn
8
đề về quan điểm cần phải xem xét, song những nhận định về làng Việt, về cây lúa, hoa màu, gia súc, nghề đánh cá, nghề
thủ công và việc buôn bán cho thấy quá trình tìm hiểu và điền dã thực tế một cách nghiêm túc, công phu của tác giả.
1.2.2. Các công trình của tác giả trong nước
Một số tác giả đã tập trung nghiên cứu về làng xã Thanh Hóa và Hoằng Hóa, có thể kể đến các công trình như: sách
Khảo sát làng văn hóa xứ Thanh của tác giả Hoàng Anh Nhân và Lê Huy Trâm, Làng nghề thủ công và làng khoa bảng thời
phong kiến ở đồng bằng sông Mã của Hà Mạnh Khoa, Địa chí văn hoá Hoằng Hoá (Ninh Viết Giao chủ biên) v.v Trường
hợp xã Hoằng Lộc, trước khi chúng tôi thực hiện đề tài này, đã có một vài công trình tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, phong tục,
tập quán và kiến trúc, bao gồm sách, luận văn cao học, một số bài viết trên các tạp chí và đăng trong kỉ yếu các cuộc hội thảo
khoa học. Tiêu biểu nhất cần phải kể đến cuốn sách Hoằng Lộc đất hiếu học của các tác giả Bùi Khắc Việt, Nguyễn Đức
Nhuệ (1996).
1.3. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luận án
Trong các công trình về Hoằng Lộc, các tác giả đã tập trung tìm hiểu nhiều nhất trên phương diện văn hóa, bao
gồm các vấn đề: truyền thống khoa bảng, Bảng Môn Đình, chùa Thiên Nhiên, lễ hội. Các kết quả của những tác giả đi
trước là nguồn tài liệu có giá trị cao đối với chúng tôi trong nghiên cứu. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa chúng tôi kế

thừa hoàn toàn các kết quả trước đó. Trên cơ sở các nguồn tư liệu mới, chúng tôi đi sâu phân tích, bổ sung các số liệu, từ
đó giải quyết các vấn đề đặt ra chính xác và khoa học hơn. Bên cạnh đó, các vấn đề về kinh tế, xã hội của Hoằng Lộc
thời trung đại vẫn là khoảng trống chưa được nghiên cứu. Chúng tôi hi vọng, dựa trên sự khảo cứu từ nhiều nguồn tư
liệu, Luận án sẽ mang lại những kết quả mới trong việc tìm hiểu về làng xã Hoằng Lộc thời kì trung đại.
Tiểu kết chương 1
Các tác giả trong nước và nước ngoài đã có sự khảo cứu toàn diện về nông thôn, làng xã Việt Nam trong lịch sử. Tuy
vậy, vẫn rất cần thêm những nghiên cứu chuyên sâu về các làng xã cụ thể trên toàn quốc. Đối với trường hợp xã Hoằng Lộc,
9
từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề, chúng tôi khẳng định rằng: vấn đề Cơ cấu kinh tế, xã hội và văn
hóa xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thời kì trung đại mà chúng tôi lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến
sĩ sử học, tại cơ sở đào tạo Học viện Khoa học xã hội Việt Nam là một đề tài mới, có sự kế thừa song không trùng lặp các công
trình đã công bố.
10
CHƯƠNG 2. CƠ CẤU KINH TẾ
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và địa giới hành chính Hoằng Lộc
2.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Trong tiểu mục này, chúng tôi khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Hoằng Lộc thời trung đại. Trong
đó, có một điểm quan trọng là, nhờ nằm trên con đường thiên lí xưa kia của đất nước mà Hoằng Bột có điều kiện tham
gia vào việc lưu thông thương mại, cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa từ Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Định vào và văn
hóa từ phương Nam ra.
2.1.2. Sự ra đời làng cổ và những thay đổi địa giới hành chính
Những tư liệu về tên cổ của làng (Kẻ Vụt) và những dấu tích khảo cổ thuộc thời kì văn hóa Đông Sơn được phát
hiện rất gần Hoằng Lộc cho phép chúng ta đoán định ít nhất đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn, trên địa bàn Hoằng Hoá
nói chung và Hoằng Lộc nói riêng, đã có sự tụ cư của người Việt cổ. Tác giả khảo cứu quá trình lịch sử để thấy rằng
vùng đất này đã nhiều lần thay đổi địa giới hành chính với các tên gọi khác nhau: Đường Bột, Đà Bột, Bột Thượng - Bột
Thái, Hoằng Đạo - Bột Thái, Hoằng Nghĩa - Bột Hưng Dưới thời trung đại, có một thời gian dài, Hoằng Lộc bao gồm
hai xã với hai bộ máy quản lý riêng biệt. Mặc dù vậy, đây vẫn là khối cộng đồng cư dân thống nhất tồn tại ổn định và
bền vững từ lâu đời. Người dân hai xã vẫn thờ chung một vị thần thành hoàng tại Bảng Môn Đình. Trong tâm thức
người dân, nơi đây vẫn chỉ là Làng Bột hay Lưỡng Bột hoặc Nhị Bột.
2.2. Nông nghiệp

2.2.1. Tình hình ruộng đất
Kết quả khảo sát tại Hoằng Lộc cho thấy: Ruộng được chia làm hai vùng: ruộng đồng (ruộng đồng sâu) và
ruộng bãi. Trong các tài liệu, phản ánh đầy đủ nhất về tình hình ruộng đất nơi đây chính là Địa bạ năm Minh Mệnh 15
11
(1834) của hai xã Hoằng Đạo, Bột Thái. Theo đó, công tư điền thổ các hạng của hai xã là 447.6.8.8. Công điền: 10.1.0.0
chiếm 2,26% trong tổng diện tích công tư điền thổ các hạng, chiếm 3,63% diện tích ruộng đất công và tư tại hai xã. Đây
là tỉ lệ thấp so với cả nước. Diện tích tư điền: 267.8.4.0, trong đó 92,9% là ruộng hạng 3. Với 52 người được chép tên
trong địa bạ Hoằng Đạo, Bột Thái thì mức bình quân ruộng đất/chủ sở hữu là: 2.3.9.2. Trong Luận án, tác giả đồng thời
đã so sánh tình hình ruộng đất của 2 xã Hoằng Đạo, Bột Thái với tất cả các làng xã lân cận và một số làng khoa bảng
khác của Hoằng Hóa.
Về xâm canh, trong số 267.8.4.0 diện tích ruộng tư của hai xã Hoằng Đạo, Bột Thái thì xâm canh chiếm
108.2.4.8 (40,42%), gồm 51 mảnh ruộng với 35 chủ sở hữu đến từ 8 xã trong huyện Hoằng Hóa. Xét chiều ngược lại,
phân tích địa bạ các xã có địa giới giáp với Hoằng Lộc, chỉ có 2 địa bạ có ghi người Hoằng Đạo, Bột Thái sang xâm
canh là thôn Ông Hòa, xã Đại Trung và Hành Đoan nhị xã.
Thông qua các kết quả phân tích, có thể thấy đặc điểm ruộng đất ở Hoằng Đạo, Bột Thái là những thửa ruộng
manh mún. Kết cấu sở hữu tư nhân về ruộng đất ở đây chủ yếu là nhỏ bé và phân tán. Một vài chức sắc có sở hữu ruộng
đất lớn hơn, ngoài ra, chủ yếu vẫn là sở hữu nhỏ, thậm chí không có sở hữu ruộng đất.
2.2.2. Sản xuất nông nghiệp
Ở Hoằng Lộc, xét về mùa vụ, cũng như nhiều địa phương khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trồng trọt
ở Hoằng Lộc có hai vụ: vụ hạ (vụ chiêm) vào tháng 5 và vụ thu (vụ mùa) vào tháng 10. Địa bạ Hoằng Đạo, Bột Thái
năm Minh Mệnh 15 cho biết cụ thể: diện tích công điền có 8.0.0 vụ hạ; 9.3.0.0 vụ thu; trong diện tích tư điền thì hạ vụ
chiếm: 95. 3.0.0 (35,58%); thu vụ: 172.5. 4.0 (64,42%). Như vậy, vụ thu vẫn chiếm diện tích gieo cấy nhiều hơn hạ vụ.
Về giống cây trồng, gần như suốt khoảng mấy trăm năm các giống cây trồng các loại vẫn không thay đổi. Vụ
mùa gần như hoàn toàn trồng lúa. Vụ chiêm, trên đất bãi có trồng thêm các loại hoa màu, đặc biệt là cây khoai lang và
12
xen ngô, đỗ, lạc. Ở Hoằng Lộc nói riêng và Hoằng Hóa nói chung, có một loại cây trồng nổi bật, đó là cây dừa. Về kĩ
thuật canh tác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: mặc dù chú ý thâm canh, chú ý tổng kết kinh nghiệm sản xuất, nhưng
người nông dân lại hầu như không chú ý đến việc cải tiến kĩ thuật. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày chìa vôi khẳng
khiu đi sau vẫn còn là hình ảnh phổ biến ở khắp mọi cánh đồng quê Việt Nam, thậm chí cho đến những năm cuối cùng
của thế kỉ XX. Do đó, năng suất lúa ở mức thấp.

Ngoài trồng trọt, ở đây còn có chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Có thể nói, dù nông nghiệp vẫn là loại hình
kinh tế cơ bản của cư dân các làng xã Việt Nam thời trung đại, tuy nhiên, thực tế ở Hoằng Lộc thời trung đại do ruộng
đất ít nên đời sống kinh tế của người dân nơi đây phải phụ thuộc vào nhiều nghề khác ngoài nông nghiệp. Đó chính là
nghề dệt, nghề “chạy chợ” và cả nghề dạy học.
2.3. Thủ công nghiệp
Ở Hoằng Lộc, các nghề thủ công đã từng tồn tại dưới thời trung đại có thể kể đến như nghề thợ xây, nghề bốc
thuốc, nghề dệt. Song, đúng tính chất là “nghề” đem lại giá trị trong đời sống kinh tế thì chỉ có nghề dệt. Vì vậy, ở đây,
chúng tôi tập trung nghiên cứu về nghề thủ công này.
Trong mục này, chúng tôi nghiên cứu về thời điểm du nhập nghề dệt, nguyên liệu, khung dệt và sự phát triển
của nghề dệt ở Hoằng Lộc thời trung đại. Qua đó, có thể khẳng định, nghề dệt đã có ở Hoằng Lộc từ rất sớm và đến thời
Lê Trung hưng, đã trở thành nghề phổ biến và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các gia đình ở Hoằng Bột. Từ khung
cửi thô sơ mộc mạc đã nuôi các “ông nghè, ông cống” ăn học thành danh. Những phân tích cũng cho thấy, đặc điểm của
nghề thủ công dệt vải tại Hoằng Lộc là vẫn không tách rời khỏi nông nghiệp, các thợ dệt ở đây không thành lập các
phường hội riêng biệt. Điều này làm cho các nghề thủ công ở Hoằng Bột, dù từng có những thời kì phát triển cũng
13
không thể vượt qua cái vòng luẩn quẩn của kinh tế nhỏ bé là đặc điểm chung của thủ công nghiệp làng xã Việt Nam thời
trung đại.
2.4. Thương nghiệp
2.4.1. Chợ Quăng
Chợ Quăng tên chữ Hán là Thiên Quan thị 天 關 市. Trong Luận án, tác giả đã khảo cứu về tên chợ, quá trình
phát triển và hoạt động của chợ. Thần phả Hoằng Bột cho biết chợ có từ thời nhà Lý. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi
rõ: Chợ Hoằng Nghĩa (tức chợ Quăng) là 1 trong số 44 chợ của tỉnh Thanh. Bên cạnh đó, các tư liệu lịch sử khác, từ
nguồn gia phả đến các bộ địa lí - lịch sử, các công trình nghiên cứu thông qua điền dã của người Pháp đều chứng tỏ, đây
là một trong những chợ có qui mô lớn, lượng hàng hóa phong phú, có sự tham gia buôn bán nhộn nhịp của những người
không chỉ trong huyện, mà cả trong tỉnh.
2.4.2. Chợ Điếm
Đây là chợ chưa từng được nhắc đến trong bất kì công trình nghiên cứu nào về Hoằng Lộc, chúng tôi đã phát
hiện trong đợt khảo sát tại làng xã này. Chợ Điếm tồn tại thời trung đại, đến nay không còn hoạt động. Sở dĩ có tên gọi là
chợ Điếm vì chợ họp tại điếm canh của làng, chỉ chuyên buôn bán vải, mua sợi, có thêm vài hàng quà bánh dành cho trẻ
nhỏ. Có thể nói, đây là chợ phục vụ riêng cho nhu cầu trao đổi hàng hóa và nguyên liệu của nghề dệt vải ở Hoằng Bột.

Bởi vậy, sự ra đời và hoạt động của chợ Điếm cũng gắn liền với sự thịnh suy của nghề dệt.
Sự tồn tại của chợ Quăng và chợ Điếm cũng cho thấy ở Hoằng Bột từ xưa đã hình thành một lớp người buôn
bán, nhưng chưa xuất hiện tầng lớp thương nhân lớn.
14
2.5. Nghề dạy học
Trong xã hội Việt Nam trước đây, kết cấu kinh tế làng xã có ba thành phần: nông nghiệp, thủ công nghiệp và
thương nghiệp là tương đối phổ biến. Ngoài ra, “còn có loại làng nông công thương sĩ (TG nhấn mạnh). Chẳng hạn
như làng Quỳnh Đôi (Nghệ An), Tiên Điền (Hà Tĩnh)… Ở những làng này, tầng lớp trí thức đóng vai trò quan trọng”
(Phan Đại Doãn). Hoằng Lộc cũng là một làng quê như vậy. Trong tiểu mục này, tác giả đã chứng minh rằng: Hoằng
Lộc là vùng đất có truyền thống hiếu học và khoa bảng, do đó, dạy học là một nghề danh giá, là con đường sống của một
bộ phận không nhỏ cư dân. Người Hoằng Lộc đến nay vẫn còn lưu truyền câu ca “Làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi
miệng” như một minh chứng cho giá trị kinh tế của nghề dạy học. Những tư liệu được chép trong gia phả cho thấy, chính
nghề dạy học là con đường nuôi sống nhiều con người, nhiều tài năng, nhiều gia đình ở làng quê này. Ở đây có nhiều
thầy giáo nổi tiếng, là một trong những trung tâm góp phần tạo nên hình ảnh “Ông đồ xứ Thanh” trong lịch sử.
Tiểu kết chương 2
Với diện tích ruộng ít hơn các làng xã xung quanh, các mảnh ruộng lại manh mún, nên mặc dù nghề nông dù là
nghề chính, quan trọng nhất đối với người nông dân làng xã, song, tại Hoằng Bột, đa số cư dân chỉ có trong tay những
thửa ruộng nhỏ, hoặc cũng có khi không có ruộng. Hiện tượng người Hoằng Lộc đi xâm canh tại các làng xã lân cận
cũng không nhiều. Hơn nữa, những người này cũng chỉ sở hữu ít ruộng đất, thậm chí không sở hữu ruộng tại bản xã,
điều đó chứng tỏ, ruộng đất không phải là phương thức tích trữ, cũng không phải là phương thức kiếm sống chủ đạo của
cư dân Hoằng Lộc thời trung đại. Vì vậy, những ngành nghề như nghề dệt, các hoạt động trao đổi buôn bán đóng vai trò
quan trọng trong cơ cấu kinh tế nơi đây.
15
Nghề dệt vải là nghề thủ công tiêu biểu của Hoằng Lộc thời trung đại. Có những thời kì, “vải Phú” của vùng Kẻ
Quăng đã trở thành mặt hàng buôn bán gần xa, đây cũng là điều kiện quan trọng khiến cho vùng đất Hoằng Lộc nhộn
nhịp hoạt động của chợ Quăng và chợ Điếm, trong đó chợ Quăng là chợ lớn của huyện Hoằng Hóa và của xứ Thanh.
Một đặc điểm nữa về kinh tế ở vùng đất này, đó là ngoài cơ cấu kinh tế: nông - thủ công - thương nghiệp thông
thường như đa phần các làng quê Việt Nam khác, còn có một nghề góp phần tạo dựng “cơm ăn áo mặc” cho một bộ
phận cư dân, đó là nghề dạy học. Điều quan trọng là, ở đây, người làm thợ, người đi buôn, người đi học, sự giao lưu, trao
đổi đã diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt thời trung đại. Chính các hoạt động kinh tế này đã cho chúng ta minh

chứng về “tính chất mở” của vùng đất Hoằng Lộc.
16
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC XÃ HỘI
3.1. Tổ chức quản lí làng xã
3.1.1. Bộ máy quản lí làng xã
Trong tiểu mục này, chúng tôi trình bày về tổ chức bộ máy quản lí làng xã Việt Nam trong lịch sử. Từ đó,
đối sánh với trường hợp xã Hoằng Lộc thời trung đại, các nguồn tài liệu gia phả, địa bạ cho biết nhiều thông tin về
các nhân vật làm Xã trưởng, rồi Lý trưởng, Phó lí, Hương mục, Trùm trưởng… cũng như cơ cấu của bộ máy này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, là hai xã thuộc đồng bằng sông Mã, Hoằng Lộc thời trung đại có bộ máy quản lí
tương đồng các làng xã khác. Song là một vùng đất khoa bảng nên ở đây có điểm đáng chú ý là không khí học hành
chi phối mọi hoạt động trong đời sống cộng đồng. Với Hoằng Lộc, tục hương ẩm trước tiên là “trọng khoa hơn
trọng hoạn” (trọng người đỗ đạt, có học vị, hơn là người phẩm trật quan tước), sau đó mới theo nguyên tắc: “ Hữu
quan nhượng quan, vô quan nhượng lão” (Nghĩa là: Nếu có quan tước thì nhường người có quan tước cao, còn nếu
không có quan chức thì nhường người nhiều tuổi).
3.1.2. Tính tự quản của làng xã qua hương ước
Ở Hoằng Lộc còn lưu lại bản Hương ước của thôn Bảo Trung, xã Bột Thượng ra đời năm 1811, có những quy
định cụ thể, chặt chẽ về việc khuyến khích học hành, và việc tổ chức các nghi lễ, đình đám trong thôn. Bản Hương ước
đã cho thấy nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với thôn, làng cũng như trách nhiệm của các tổ chức xã hội, làng xã đối với
từng thành viên. Thông qua hương ước, dù chỉ của một thôn, chúng ta cũng nhận thấy tính chất tự quản, tự trị của làng
xã Hoằng Lộc thời trung đại. Chính vì vậy, hương ước được các nhà nghiên cứu coi như công cụ để điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội trong cộng đồng làng, công cụ để quản lí làng xã.
3.2. Kết cấu dân cư
17
Ở tiểu mục này, tác giả đã phân tích kết cấu giai tầng với “tứ dân” bao gồm 4 thành phần: sĩ, nông, công, thương.
Song, cũng cần nhận thấy rằng: phân chia thế như trên chỉ mang tính chất tương đối, vì trong thực tế ở Hoằng Lộc:
người nông dân cũng đồng thời là thợ thủ công, người thợ thủ công cũng tham gia quá trình buôn bán v.v Thêm vào đó,
trong làng xã Việt Nam truyền thống còn có một tuyến phân hạng khác là dựa vào vị trí chính trị, thứ bậc xã hội và tuổi
tác để xác định ngôi thứ trong làng. Sự phân hạng này được phản ánh phần nào trong các tiểu mục khác của chương 3.
3.3. Các hình thức tổ chức và tập hợp dân cư của làng xã
3.3.1. Xóm

Xóm hay chòm là tập hợp dân theo không gian cư trú. Qua gia phả các dòng họ, chúng ta thấy xuất hiện nhiều tên xóm
của Hoằng Lộc dưới thời trung đại như: xóm Đình, xóm Sau, xóm Chùa, xóm Chúa, xóm Lay, xóm Mẫu; xóm Nghè

v.v
Đứng đầu mỗi xóm là Quản chiếu. Quản chiếu do xóm bầu. Trên bình diện chung của làng xã, xóm cũng là nơi
chính quyền cơ sở dựa vào để bảo vệ an ninh tập thể như: “Tuần xóm”, “Điếm xóm” Đồng thời, ở đây, mọi công việc
của làng, nước như thu bổ, an ninh trật tự, phu phen v.v đều do Quản chiếu đôn đốc xóm thực hiện.
3.3.2. Giáp
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giáp ở Hoằng Bột được tổ chức theo các thôn, tức theo địa vực. Trên cơ sở ghi
chép từ các gia phả, chúng tôi đã thống kê và bước đầu xác định được tên gọi các giáp đã từng tồn tại tại hai xã Bột
Thượng (sau này là Hoằng Đạo, Hoằng Nghĩa) gồm có: Nghĩa Đạo, Hanh Đông, Bình Đông, Bảo Phúc, Bảo Trung,
Bảo Toàn, Bảo Lộc, Thái Hòa, Nghĩa An và xã Bột Thái (sau này là Bột Hưng) có các giáp: Phúc Trù, Thị Chủ, Thiện
Khánh, Phú Nhu, Phúc Trạch, Anh Vinh, Lương Trạch. Đứng đầu mỗi giáp là Trưởng giáp hay còn gọi là Tri giáp,
ngoài ra mỗi giáp còn có Câu đương chịu trách nhiệm việc ghi chép những việc thu chi trong giáp.
3.3.3. Hội
18
Trong phần này, chúng tôi đề cập đến hai tổ chức hội đã tồn tại trong xã Hoằng Lộc thời kì trung đại: “Làng
văn” và “Làng hộ”. “Làng văn” (Hội tư văn) là nơi tập hợp những kẻ sĩ trong làng, nơi các nhà khoa bảng, những người
theo đuổi bút nghiên, được tụ họp tại đình làng để tổ chức các đợt bình văn thơ, giảng kinh sách, có trách nhiệm viết, đọc
văn tế ở đình miếu, bàn bạc, tổ chức việc tu sửa văn chỉ. Trong khi đó, “Làng hộ”, bao gồm tất cả trai đinh trong làng từ
18 tuổi trở lên, không được học hành, có nghĩa vụ phu phen tạp dịch, khênh kiệu, trải chiếu trong mỗi dịp làng tổ chức lễ
hội, đón rước, không được dự họp trong đình Bảng Môn, phải họp riêng tại điếm Làng hộ. Sự phân chia thành hai tổ
chức tập hợp dân với những điều phân biệt rõ nét về địa vị, quyền lợi và nghĩa vụ trong cùng một cộng đồng cư dân
thống nhất là một điểm độc đáo trong tổ chức xã hội ở Hoằng Lộc thời trung đại, điểm khác biệt so với tất cả các làng xã
khác đã được nghiên cứu. Chính sự tồn tại của “Làng văn” và “Làng hộ” đã khiến cho các gia đình nơi đây, dẫu nghèo
khó cũng cố gắng cho con em theo đòi chữ nghĩa để có dịp được vào “Làng văn”. Điều đó tác động tích tực trong việc
khuyến khích học hành của làng xã.
3.4. Gia đình, dòng họ
3.4.1. Gia đình
Về cấu trúc gia đình, trong làng Việt nói chung và Hoằng Lộc nói riêng vẫn tồn tại đồng thời hai kiểu gia đình,

song gia đình nhỏ là hình ảnh đặc trưng của các gia đình nông dân nghèo và là loại phổ biến, còn gia đình lớn là mục tiêu
vươn tới của các tầng lớp trên và chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Trong các tộc phả có ghi rõ về số vợ, con trong các gia đình tại
Hoằng Lộc thời trung đại, chúng tôi đã thực hiện thống kê và phân tích các bảng số liệu cho thấy tình trạng hôn nhân chủ
yếu là hôn nhân 1 vợ 1 chồng (139/174 trường hợp, chiếm gần 80%). Những trường hợp nhiều vợ như 3 vợ (7 trường
hợp), 4 vợ (2 trường hợp), 5 vợ (1 trường hợp) chủ yếu thuộc vào chức sắc các loại. Về tình trạng con cái, những gia
đình không có con hoặc có từ 7 con trở lên chiếm tỉ lệ không lớn (26/214 gia đình, chiếm 12,15%). Những gia đình có từ
1-3 con là dạng thức tiêu biểu cho tập hợp trên (188/214 gia đình, chiếm 87,85%).
19
Về chức năng của gia đình, ở Hoằng Lộc, ngoài chức năng là đơn vị sản xuất kinh tế thì vấn đề nổi bật của các
gia đình là việc nuôi dưỡng, giáo dục con cháu. Vì vậy, Hoằng Lộc có nhiều gia đình có nhiều thế hệ cùng đỗ đạt.
3.4.2. Dòng họ
Theo thần phả, vào thế kỉ XI, trang Đường Bột chỉ có 4 dòng họ: Nguyễn, Bùi, Lê, Nguyễn
1
. Thống kê ở Địa bạ
cho biết các tộc danh sau: Nguyễn, Bùi, Lê, Đặng, Trần. Tuy nhiên, ở Hoằng Lộc, mỗi tộc danh lại bao gồm nhiều dòng
họ không cùng gốc. Do vậy, xác định chính xác số dòng họ tồn tại ở Hoằng Lộc vẫn là điều khó thực hiện. Mặc dù chưa
thể khẳng định được con số cụ thể các dòng họ ở hai làng Bột cho đến cuối thế kỉ XIX, nhưng những điều đã dẫn ra ở
trên cho thấy Hoằng Bột có nhiều dòng họ sinh sống. Hơn thế nữa, ở đây có sự nhập cư nhiều dòng họ từ ngoài Bắc,
trong đó đa phần với các thế hệ thủy tổ có học vấn cao. Điều này góp phần đưa đến những nét văn hóa mới cho vùng đất
Hoằng Lộc dưới thời trung đại.
Trong mục này, chúng tôi cũng nghiên cứu các mối quan hệ trong dòng như: nghi lễ trong dòng họ, dòng họ với
việc hôn nhân, dòng họ trong tang lễ, dòng họ với việc học hành thi cử v.v…
Tiểu kết chương 3
Trên một vùng đất khoa bảng như Hoằng Lộc thời trung đại, để tổ chức quản lí xã hội, mặc dù bộ phận Lý dịch
là tầng lớp thực thi quyền hành, song Hội đồng Kì mục vẫn có tiếng nói quan trọng trong đời sống làng xã. Cũng trong
xã hội ấy, ngôi thứ được qui định chặt chẽ, với sự phân biệt rạch ròi “chỗ ngồi” - “vị thế” trong làng, ngoài đình.
Trong các hình thức tổ chức và tập hợp cư dân, các tổ chức xóm, giáp, hội vẫn tồn tại, song, bên cạnh những
nét chung như các làng xã truyền thống, nơi đây cũng có nhiều đặc trưng riêng. Đặc biệt, sự tồn tại của “Làng Văn” và
“Làng Hộ” là nét độc đáo của hai xã Bột, so với tất cả các làng xã khác đã được nghiên cứu.
Ở xã hội Hoằng Lộc thời trung đại, dù “tình làng, nghĩa xóm” đến độ có thể “bán anh em xa mua láng giềng

gần”, song, quan hệ huyết thống dòng họ vẫn có vai trò quan trọng. Ở đây, dòng họ là nơi củng cố, duy trì nhiều mối
1
Ở Hoằng Lộc có nhiều họ Nguyễn không cùng gốc. Ở đây thần phả không ghi cụ thể các dòng họ Nguyễn.
20
quan hệ xã hội, đặc biệt, là nơi nuôi dưỡng, phát huy truyền thống hiếu học. Bên cạnh đó, hình ảnh gia đình được phác
họa là gia đình phụ quyền, vẫn quen thuộc với “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai cũng được gọi là có
con, nhưng mười con gái vẫn là không con) của xã hội quân chủ Việt Nam. Thế nhưng, sự hiện diện của những dòng
chép về tên các con gái, về họ tên, quê quán người chồng của cô con gái, lại cả những dòng đề cao vai trò người mẹ,
người vợ trong các tộc phả đã phản ánh vai trò thực tế của người phụ nữ trong xã hội, và hơn nữa ít nhiều cho thấy nơi
đây sự phân biệt nam - nữ cũng không đến nỗi quá khắt khe. Tất cả những điều đó tạo nên diện mạo một làng quê xứ
Thanh với những sắc thái đa chiều, song thống nhất trong một nét chung, đó là “trọng học”, và “khuyến học”.
21
CHƯƠNG 4. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
4.1. Khái quát về cảnh quan, kiến trúc làng xã
Địa bạ Hoằng Đạo, Bột Thái cho biết tổng diện tích tự nhiên của hai xã là 810.8.14.8. Như vậy, diện tích trung
bình của một xã là: 405.4.7.4. Con số này cho thấy quy mô hai xã của Hoằng Lộc thời trung đại thuộc diện trung bình so
với các xã thôn Bắc Bộ và Bắc Trung bộ. Khảo sát Hoằng Lộc, chúng ta dễ dàng nhận thấy một quần thể kiến trúc hài
hòa với hội quán ở trung tâm làng, cách đó không xa là áng Thượng của làng Bột Thượng và áng Thái của làng Bột
Thái, nơi làng thường tổ chức hội lễ Đại kỳ phúc. Chùa Thiên Nhiên tọa lạc phía Nam làng nơi tĩnh mịch, chùa Thiên
Vương nằm ở cánh đồng ngoài làng. Có bốn cái miếu án ngữ ở bốn góc làng. Miếu Đệ Nhất, Đệ Nhị và Đệ Tam đều
hướng ra cánh đồng, Qua điền dã thực tế, chúng tôi đã khảo sát, thống kê và miêu tả khái quát về 26 ngôi nhà cổ, phác
họa sơ đồ cấu trúc nhà điển hình và miêu tả 8 giếng cổ của làng hiện vẫn còn tại Hoằng Lộc. Những điều đó chứng tỏ
dáng nét phong quang của một làng quê văn hiến.
4.2. Tôn giáo, tín ngưỡng
4.2.1. Bảng Môn Đình với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng
Thông qua các sắc phong và thần tích, có thể khẳng định, từ xưa, hai làng Bột đã thờ 3 vị nhiên thần (ở các miếu
Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam), 2 vị nhân thần là Nguyễn Tuyên và Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất làm thần Thành
hoàng. Qua xem xét kiến trúc Bảng Môn Đình, có thể nói đây là ngôi đình làng có lịch sử lâu đời với nhiều nét kiến trúc
tiêu biểu, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc gỗ. Hơn nữa, về mặt chức năng, Bảng Môn Đình không chỉ là nơi dành riêng
để thờ thần thành hoàng mà còn là chốn hội tụ nho sinh của làng xã và đề cao sự học. Chính bởi vậy, Bảng Môn Đình

được đánh giá là ngôi đình có nhiều giá trị đặc sắc và độc đáo trong các đình làng xứ Thanh.
4.2.2. Chùa làng - nơi diễn ra các sinh hoạt Phật giáo
22
Ở Hoằng Lộc xưa có hai ngôi chùa: chùa Thiên Nhiên và chùa Thiên Vương. Trong đó, theo văn bia do Tiến sĩ
Phạm Công Trứ soạn vào niên hiệu Đức Long thứ 6 thời vua Lê Thần Tông (1634) hiện còn ở sân chùa Thiên Nhiên cho
biết vào thời điểm bấy giờ, chùa Thiên Nhiên có quy mô khá lớn về kiến trúc, có sở hữu một số ruộng đất và trở thành
trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tụng niệm lễ Phật của tăng ni, phật tử, tín độ tôn giáo trong xã ngoài vùng. Chùa Thiên
vương nằm cách làng khoảng 1 km về phía Tây, nay chỉ còn lại dấu tích, song Địa bạ hai xã năm 1834 cũng cho biết
chính xác sự hiện diện của chùa: Đất thuộc chùa Thiên Vương: 5 sào. Khoảng đầu thế kỉ XVII, chùa Thiên Nhiên và
chùa Thiên Vương đều do một sư tăng trụ trì. Đó là sư tăng chính thống của chùa Bảo Thiên được Nhà nước cấp độ điệp
tên là Trần Công Hoa ở Diên Hà, Thái Bình.
4.2.3. Một số nơi thờ tự khác
Ở đây, chúng tôi đề cập đến một số nhà thờ họ (từ đường) và các kiến trúc có liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên tại Hoằng Lộc, đó là các khu lăng mộ. Về nhà thờ họ, theo kết quả khảo sát chúng tôi tiến hành tại Hoằng Lộc,
hầu như dòng họ nào cũng xây dựng nhà thờ khang trang, uy nghiêm. Chúng tôi đã lập bảng thống kê 23 nhà thờ họ còn
lại được xây dựng trong khoảng niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn. Điều đó cho thấy vai trò của nhà thờ họ trong đời
sống tín ngưỡng người dân Hoằng Bột.
Về lăng mộ, ở Hoằng Lộc có 2 khu lăng: khu lăng mộ Bùi Khắc Nhất và khu lăng mộ Hà Duy Phiên.
4.3. Giáo dục khoa cử Nho học
4.3.1. Văn chỉ ở đất Hoằng Lộc
Văn từ hay Văn chỉ đối với làng xã không chỉ là nơi thờ Khổng Tử, tiên nho, mà thực chất còn là một điểm tựa về
tâm linh cho các sĩ tử, đồng thời thể hiện sự khuyến khích học hành, thi cử đỗ đạt đối với các nam nhi trong xã hội quân
chủ. Dưới thời Nguyễn, Văn từ của huyện được đặt tại xã Hoằng Lộc. Văn từ ban đầu kết cấu gồm ba gian chính đường,
23
năm gian tiền đường, làm bằng tre. Đến năm Tự Đức thứ 14 (1861) được tu sửa, mở rộng, làm lại bằng gỗ lim, lợp mái
ngói, tường gạch, bệ đá. Qua mô tả, có thể thấy đây là một Văn từ có quy mô lớn, được xây dựng bề thế, khang trang.
Chính vì vậy, Văn từ (sau là Văn chỉ) đặt tại xã Hoằng Lộc xưa cho thấy sức qui tụ của vùng đất này đối với việc học
của cả Hoằng Hóa - một huyện vào hạng đứng đầu xứ Thanh về truyền thống khoa bảng!
4.3.2. Thành tựu khoa cử Nho học ở Hoằng Lộc
Trong hơn 4 thế kỉ khoa cử của mình, hai làng Bột có 12 vị đỗ đại khoa, trong đó 7 vị còn được ghi danh trên

bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám Thăng Long và ở Văn miếu Thừa Thiên Huế.
Qua xử lí tài liệu, chúng tôi nhận thấy: sách Hoằng Lộc đất hiếu học chép tên 256 hương cống, cử nhân dưới
triều Lê và triều Nguyễn. Đây là những thống kê được dẫn nguồn chủ yếu từ gia phả các dòng họ nên cần kiểm chứng
thêm. Sách Trạng nguyên, tiến sĩ, hương cống Việt Nam chép 98 người Hoằng Lộc đậu trung khoa. Ở đây, chúng tôi
thống kê từ Đăng khoa lục Thanh Hóa và Quốc triều hương khoa lục cho chúng ta danh sách 110 hương cống, cử nhân
của Hoằng Lộc. Trong Luận án, chúng tôi đã phân tích, đối sánh các số liệu đỗ đạt giữa Hoằng Lộc với các làng xã của
Hoằng Hóa, từ đó cho thấy Hoằng Lộc là một trong những xã có số người đậu đại khoa và trung khoa cao nhất của
huyện Hoằng Hóa.
4.3.3. Đóng góp của Nho sĩ Hoằng Lộc đối với tiến trình lịch sử dân tộc
Trong tiểu mục này, chúng tôi trình bày đóng góp của Nho sĩ Hoằng Lộc trong các lĩnh vực chính trị, bang giao,
đào tạo nhân tài. Từ các kết quả nghiên cứu có thể khẳng định, trên lĩnh vực nào, Nho sĩ Hoằng Lộc cũng có những cống
hiến to lớn với lịch sử dân tộc.
4.3.4. Thái độ của Nho sĩ Hoằng Lộc với các triều đại quân chủ Việt Nam
24
Chúng tôi trình bày thái độ của Nho sĩ Hoằng Lộc đối với các vương triều: Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Tây Sơn
và nhà Nguyễn. Trong đó, có một vấn đề đáng chú ý là, so với nét chung của lịch sử dân tộc thì lựa chọn cho lí tưởng
“trung quân” của Nho sĩ Hoằng Lộc - tiêu biểu cho Nho sĩ xứ Thanh, cũng có những điểm khác biệt, khi họ thể hiện thái
độ chống Tây Sơn và phò giúp vương triều Nguyễn. Đây là một thực tế lịch sử mà Luận án đã nghiên cứu, đồng thời lí
giải nguyên nhân của hiện tượng này.
4.4. Văn học viết và văn học dân gian
4.4.1. Văn học viết
Dấu vết thời gian đã làm cho các trước tác của tác gia Hoằng Lộc thời trung đại không còn lưu giữ nhiều. Song
những gì còn tìm được đủ để chúng ta cảm nhận về một vùng đất văn hiến lâu đời, đó là Thúc ước văn của hai làng Bột
Thượng, Bột Thái, là các văn bia, câu đối v.v Ngoài ra, những trước tác của Nguyễn Quỳnh, Lê Huy Du, Hà Duy
Phiên, Nguyễn Bá Nhạ cũng là minh chứng cho điều đó.
4.4.2. Văn học dân gian
Về những câu chuyện kể dân gian, người dân Hoằng Lộc còn lưu truyền rất nhiều những chuyện kể về lịch sử,
về những tục lệ làng xã. Những câu chuyện phản ánh khát vọng hiểu về quá khứ của làng, cho thấy niềm tự hào của
người dân Hoằng Bột về vùng đất khoa bảng, ví dụ như: Câu chuyện về Nguyễn Nhân Thiệm và chuyến đi sứ sang nhà
Minh năm 1597, Chuyện về Thượng thư Hà Duy Phiên ngày Tết về thăm quê v.v Bên cạnh đó, nơi đây còn lưu giữ

nhiều câu ca dao, tục ngữ mang đậm nét văn hóa địa phương.
4.5. Lễ hội
Hội làng là đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại làng xã. Ở Hoằng Bột, hội làng được tổ chức hằng
năm để tế Kỳ phúc vào các ngày từ mồng một đến mồng sáu tháng Giêng, mồng tám Đại tế. Mấy năm một lần vào tháng
25

×