Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống đất ngập nước nhân tạo nhằm xử lý nước thải xám tại cơ sở mở rộng trường đại học thủy lợi phố hiến, hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 70 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên: Tiến Vũ Huy Quang

Lớp:23KHMT21

Chuyên ngành đào tạo: Khoa học Môi trƣờng

Mã HV: 1582440301005
Mã số: 60440301

Tôi xin cam đoan luận văn đƣợc chính tơi thực hiện, với sự hƣớng dẫn của PGS. TS.
Nguyễn Thị Kim Cúc và TS. Nguyễn Hoài Nam với đề tài “ Nghiên cứu đề xuất xây
dựng hệ thống đất ngập nước nhân tạo nhằm xử lý nước thải xám tại cơ sở mở rộng
trường Đại học Thủy Lợi – Phố Hiến, Hưng Yên”.
Các kết quả đƣợc nghiên cứu và kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép
từ bất kỳ một nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo tài liệu đã đƣợc
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả luận văn
Chữ ký

Tiến Vũ Huy Quang

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Cúc và
TS. Nguyễn Hồi Nam - hai thầy/cơ là ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, truyền
đạt kiến thức cho em trong suốt q trình cơng tác và thực hiện luận văn tốt nghiệp.


Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Trƣờng đại học Thủy Lợi - Hà Nội, các cán bộ
của trƣờng Đại học Thủy Lợi cơ sở mở rộng tại Hƣng Yên đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho quá trình nghiên cứu của học viên.
Cuối cùng, khơng thể thiếu đƣợc, là lịng biết ơn đối với gia đình, những ngƣời thân
yêu nhất đã động viên tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đồ án tốt
nghiệp này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên luận án khơng thể tránh khỏi sai sót, học viên rất
mong nhận đƣợc sự nhận xét khách quan và ý kiến đóng góp từ các quý thầy cô, các
nhà khoa học.
Học viên xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu ....................................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................ 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................4
1.1 Nƣớc thải sinh hoạt ....................................................................................................4

1.1.1 Định nghĩa...............................................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm nƣớc thải từ các khu ký túc xá cao tầng .................................................5
1.1.3 Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải sinh hoạt và các cơng trình nghiên cứu về xử lý
nƣớc thải sinh hoạt...........................................................................................................7
1.2 Đất ngập nƣớc ..........................................................................................................11
1.2.1 Định nghĩa.............................................................................................................11
1.2.2 Các loại hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo và cấu tạo của chúng ......................... 12
1.2.3 Chức năng của đất ngập nƣớc ...............................................................................15
1.2.4 Ứng dụng đất ngập nƣớc nhân tạo trong xử lý nƣớc thải sinh hoạt ..................... 17
1.3 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu ...............................................................................18
1.3.1 Giới thiệu trƣờng Đại học Thủy Lợi – phố Hiến, Hƣng n ............................... 18
1.3.2 Tình hình tiêu thốt nƣớc và xử lý nƣớc thải ....................................................... 20
CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN NƢỚC, CHẤT
LƢỢNG NƢỚC KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................... 24
iii


2.1 Hiện trạng nguồn nƣớc cơ sở mở rộng trƣờng Đại học Thủy Lợi tại Hƣng Yên ... 24
2.1.1 Nguồn nƣớc cấp .................................................................................................... 24
2.1.2 Nguồn nƣớc mƣa .................................................................................................. 24
2.1.3 Nguồn nƣớc tại kênh tiếp nhận............................................................................. 24
2.2 Đánh giá chất lƣợng nƣớc ....................................................................................... 25
2.2.1 Tổ chức quan trắc ................................................................................................. 25
2.2.2 Đánh giá chất lƣợng nƣớc .................................................................................... 29
CHƢƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, TÍNH TỐN SƠ BỘ CÁC THƠNG SỐ KỸ
THUẬT CỦA BÃI ĐẤT NGẬP NƢỚC NHÂN TẠO ................................................ 35
3.1 Giải thích bài toán và vấn đề nghiên cứu ................................................................ 35
3.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu .................................................................................. 35
3.1.2 Ý tƣởng nghiên cứu .............................................................................................. 36
3.2 Sơ đồ hệ thống xử lý theo bãi đất ngập nƣớc nhân tạo ........................................... 37

3.2.1 Sơ đồ hệ thống xử lý dự kiến................................................................................ 37
3.2.2 Lựa chọn vật liệu, thực vật trồng trong bãi đất ngập nƣớc .................................. 42
3.2.3 Tính tốn các thơng số kỹ thuật sơ bộ .................................................................. 48
3.2.4 Tính tốn kinh tế ................................................................................................... 55
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 61

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tính chất nƣớc thải sinh hoạt ...........................................................................5
Bảng 1.2 Một số thông số đặc trƣng của nƣớc thải sinh hoạt .........................................6
Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu nƣớc thải .................................................................................25
Bảng 2.2 Vị trí lấy mẫu nƣớc mặt .................................................................................26
Bảng 2.3 Chất lƣợng nƣớc thải ...................................................................................... 28
Bảng 2.4 Chất lƣợng nƣớc mặt ...................................................................................... 28
Bảng 3.1 Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm trong đất ngập nƣớc .........................................42
Bảng 3.2 Chức năng của các bộ phận của cây .............................................................. 46
Bảng 3.3 Kết quả phân tích mẫu nƣớc sau khi qua bãi lọc ...........................................47
Bảng 3.4 Thông số nƣớc thải đầu vào ...........................................................................48
Bảng 3.5 Tiêu chuẩn thải nƣớc trong khu dân cƣ ......................................................... 49
Bảng 3.6 Giá trị tính tốn hệ thống bãi đất ngập nƣớc nhân tạo ...................................54
Bảng 3.7 Ƣớc tính chi phí thi cơng ...............................................................................56
Bảng 3.8 Ƣớc tính chi phí mua vật liệu và thiết bị........................................................ 56
Bảng 3.9 Dự tính chi phí nhân cơng ..............................................................................57
Bảng 3.10 Ƣớc tính chi phí điện....................................................................................58
Bảng 3.11 Tổng kinh phí xây dựng trạm xử lý ............................................................. 58

v



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Ứng dụng cơng nghệ Hofmann Klaro tại khu công nghiệp Đại An – Đà Nẵng
....................................................................................................................................... 10
Hình 1.2 Mơ hình Swim-bed xử lý nƣớc thải sinh hoạt ................................................ 11
Hình 1.3 Phân loại đất ngập nƣớc ................................................................................. 12
Hình 1.4 Sơ đồ đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm theo chiều ngang (Vymazal, 1997)
....................................................................................................................................... 14
Hình 1.5 Sơ đồ đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm theo chiều đứng (Cooper, 1996) . 14
Hình 1.6 Vị trí địa lý trƣờng Đại học Thủy Lợi cơ sở mở rộng tại tỉnh Hƣng n ...... 18
Hình 1.7 Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ của trạm xử lý ................................................. 21
Hình 2.1 Bản đồ các vị trí lấy mẫu trên kênh tiếp nhận nƣớc thải và tại trạm xử lý .... 26
Hình 2.2 Kết quả đo TSS các mẫu nƣớc thải ................................................................ 29
Hình 2.3 Kết quả đo BOD5 các mẫu nƣớc thải ............................................................. 30
Hình 2.4 Kết quả đo TSS các mẫu nƣớc mặt ................................................................ 32
Hình 2.5 Kết quả đo BOD5 các mẫu nƣớc mặt ............................................................. 33
Hình 2.6 Kết quả đo COD mẫu nƣớc mặt tại các vị trí trên kênh tiếp nhận nƣớc thải . 33
Hình 3.1 Hiện trạng hoạt động bể hiếu khí ................................................................... 36
Hình 3.2 Sơ đồ cơng nghệ của hệ thống xử lý .............................................................. 37
Hình 3.3 Đƣờng đi của các hạt rắn trong hệ thống ĐNN nhân tạo ............................... 38
Hình 3.4 Đƣờng đi của BOD/COD trong hệ thống ĐNN nhân tạo .............................. 39
Hình 3.5 Đƣờng đi của Nito trong hệ thống ĐNN nhân tạo ......................................... 41
Hình 3.6 Đƣờng đi của Photpho trong hệ thống ĐNN nhân tạo ................................... 41
Hình 3.7 Bố trí sử dụng vật liệu cho hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo ........................ 43
Hình 3.8 Cây sậy ........................................................................................................... 44
Hình 3.9 Mối quan hệ giữa KBOD với nhiệt độ đối với bãi lọc dịng chảy đứng ……..54
Hình 3.10 Bãi đất ngập nƣớc nhân tạo .......................................................................... 55
Hình 3.11 Vị trí xây dựng hệ thống xử lý sử dụng bãi đất ngập nƣớc nhân tạo ........... 59


vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5
Biological Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa sinh học sau 5
ngày (mg/L)
COD
Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học (mg/L)
ĐNN
Đất ngập nƣớc
ĐVT
Đơn vị tính
KLN
Kim loại nặng
+
NH4 - N
Nồng độ Amoni quy về nồng độ Nito (mg/L)
3PO4 - P
Tổng hàm lƣợng Phốt phát trong nƣớc thải quy về nồng độ Phốt
pho (mg/L)
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QCVN
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
14:2008/BTNMT
RNM
Rừng ngập mặn
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS
Tổng chất rắn lơ lửng
VSV
Vi sinh vật

vii



MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam, sự gia tăng dân số đã trở thành một hệ quả tất yếu từ q trình đơ thị
hóa tại các thành phố nói chung và Hà Nội nói riêng. Nhiều tịa nhà cao tầng đƣợc xây
dựng tuy nhiên hệ thống thoát nƣớc lại chƣa đƣợc đầu tƣ mở rộng đồng bộ với xu thế
phát triển nên dẫn đến tình trạng ở một vài nơi xuất hiện hiện tƣợng nƣớc thải ứ đọng
trong các hồ nƣớc gây ô nhiễm môi trƣờng.
Nƣớc thải sinh hoạt ở các khu dân cƣ đô thị, nông thôn tại Việt Nam hầu hết là chƣa
đƣợc xử lý đúng cách. Nƣớc thải từ các khu vệ sinh mới chỉ đƣợc xử lý sơ bộ tại các
bể phốt, chất lƣợng chƣa đạt yêu cầu xả ra môi trƣờng. Điều này là ngun nhân dẫn
đến tình trạng ơ nhiễm, lây lan bệnh tật. Đó là chƣa kể đến nƣớc thải xám (nhà bếp,
tắm giặt,…) thƣờng không đƣợc xử lý qua bể phốt, góp phần ơ nhiễm mơi trƣờng.
Đất ngập nƣớc đóng vai trị giống nhƣ bể lọc “tự nhiên” của Trái Đất, nó có tác dụng
giữ lại các chất lắng đọng và chất độc. Hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo (Constructed
Wetland) gần đây đƣợc biết đến trên thế giới nhƣ là một giải pháp xử lý nƣớc thải
trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trƣờng. Các vùng đất ngập nƣớc có thể
loại bỏ chất ơ nhiễm hoặc chuyển chúng thành các dạng vật chất ít gây ảnh hƣởng tới
sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng. Điều thuận lợi của việc sử dụng hệ thống đất ngập

nƣớc nhân tạo để xử lý nƣớc thải là quá trình xử lý diễn ra liên tục, khơng địi hỏi
nhiều kinh phí đầu tƣ, khơng u cầu máy móc thiết bị hiện đại đắt tiền, thân thiện với
môi trƣờng, đồng thời giúp gia tăng giá trị đa dạng sinh học, tạo cảnh quan môi trƣờng
sinh thái cho khu vực xung quanh. Hơn nữa, sinh khối thực vật, bùn phân hủy, nƣớc
thải sau xử lý từ hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo cịn có giá trị về mặt kinh tế.
Trƣờng Đại học Thủy Lợi – Hƣng Yên đang trong giai đoạn đƣa vào sử dụng, giai
đoạn đầu tiếp nhận hơn 3000 sinh viên tại khu ký túc xá và số lƣợng sinh viên dự kiến
đến giai đoạn hai (năm 2025) khoảng 7000 sinh viên nội trú. [1] Hiện nay theo thiết kế
dự án, trƣờng có xây dựng trạm xử lý nƣớc thải với công suất 1.100 m3/ngay.đêm.

1


Đề tài “Nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống đất ngập nước nhân tạo nhằm xử lý
nước thải xám tại cơ sở mở rộng trường Đại học Thủy lợi – Phố Hiến, Hưng Yên”
đƣợc thực hiện với mục đích xử lý nƣớc thải sinh hoạt từ khu ký túc xá và khu giảng
đƣờng bằng hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo trong bối cảnh cơ sở mở rộng trƣờng Đại
học Thủy Lợi đang vận hành trạm xử lý nƣớc thải công suất thiết kế 1100 m3/ngày
đêm phần lớn thời gian là khơng hoạt động. Nghiên cứu mang tính thân thiện với môi
trƣờng để xử lý nƣớc thải sinh hoạt xám của trƣờng, giúp giảm ô nhiễm môi trƣờng
cũng nhƣ giảm áp lực đối với nhà máy xử lý nƣớc thải trong tƣơng lai. Nƣớc thải sau
xử lý có thể dùng cho khu thực nghiệm nông nghiệp hoặc tái sử dụng lại làm nƣớc
tƣới.
2.

Mục tiêu

Đánh giá chất lƣợng nƣớc thải tại trạm xử lý và nƣớc thải tại kênh tiếp nhận nƣớc thải
của trƣờng Đại học Thủy Lợi – phố Hiến, Hƣng Yên;
Đề xuất đƣợc hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo nhằm cải thiện chất lƣợng nƣớc thải

sinh hoạt xám tại cơ sở mở rộng trƣờng Đại học Thủy Lợi – Phố Hiến, Hƣng Yên đạt
tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc thải với chi phí thấp.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1

Đối tượng nghiên cứu

Nƣớc thải từ khu dịch vụ của ký túc xá xả ra kênh tiếp nhận nƣớc thải và nƣớc thải từ
khu ký túc xá đã qua xử lý dẫn vào trạm xử lý nƣớc thải trƣờng Đại học Thủy Lợi cơ
sở mở rộng – phố Hiến, Hƣng Yên;
Dạng hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo nhằm xử lý nƣớc thải sinh hoạt của trƣờng Đại
học Thủy Lợi – phố Hiến, Hƣng Yên.
3.2

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong phạm vi:
Thí nghiệm: Thực hiện lấy mẫu tại hiện trƣờng là tại khu vực kênh tiếp nhận nƣớc thải
và tại trạm xử lý nƣớc thải trƣờng Đại học Thủy Lợi – Hƣng n; tại phịng thí

2


nghiệm phân tích chất lƣợng nƣớc thải sinh hoạt qua các thông số: Nhiệt độ, DO, pH,
BOD5, COD, TSS, Amoni, PO43- - P.
Nghiên cứu dừng lại ở đề xuất thiết kế xây dựng hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo cho
mục tiêu xử lý nƣớc thải sinh hoạt, cơ sở mở rộng Đại học Thủy Lợi, Hƣng Yên.

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu



Phƣơng pháp thực nghiệm: lấy và bảo quản mẫu;



Phƣơng pháp phân tích trong phịng thí nghiệm: Phân tích chất lƣợng nƣớc thải

sinh hoạt trƣớc khi xử lý qua các thông số: Nhiệt độ, DO, pH, BOD5, COD, TSS,
Amoni, PO43- - P đƣợc phân tích theo các TCVN tƣơng ứng;


Phƣơng pháp kế thừa: Kế thừa nghiên cứu lý thuyết về xây dựng hệ thống đất

ngập nƣớc nhân tạo nhằm xử lý nƣớc thải sinh hoạt.

3


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Các vấn đề nghiên cứu của luận văn bao gồm: tổng quan về nƣớc thải sinh hoạt,
tổng quan về đất ngập nƣớc và giới thiệu khu vực nghiên cứu.
1.1


Nƣớc thải sinh hoạt

1.1.1 Định nghĩa
Nƣớc thải sinh hoạt bao gồm nƣớc thải đen và nƣớc thải xám. Nƣớc thải từ bồn cầu
đƣợc gọi là nƣớc thải đen. Nƣớc thải đen chứa hàm lƣợng cao chất rắn và một lƣợng
đáng kể thức ăn cho vi khuẩn (Nito và Photpho). Nƣớc thải đen có thể đƣợc tách thành
hai phần: phân và nƣớc tiểu. Nƣớc thải xám bao gồm nƣớc từ hoạt động giặt rũ quần
áo, tắm rửa và nƣớc sử dụng trong nhà bếp. Nƣớc từ nhà bếp có thể chứa lƣợng lớn
chất rắn và dầu mỡ. Nƣớc thải sinh hoạt là 1 chất lỏng màu xám đục có mùi hơi
nhƣng vơ hại. Nó chứa nhiều chất rắn lơ lửng hữu cơ (nhƣ phân, vải vụn, hộp nhựa,
vỏ rau củ …)và các chất rắn lơ lửng ở dạng keo. Về đặc tính thì nƣớc thải sinh hoạt
khơng nguy hại nhƣng nó chứa 1 lƣợng lớn các sinh vật gây bênh cho con ngƣời.
Trong điều kiện ẩm và kín nƣớc thải sinh hoạt có thể tự làm sạnh nhờ các vi sinh kị
khí hoạt động bể phốt và bể phốt thƣờng có mùi khó chiụ đó là mùi hydrogen
sulphide (H2S).
Tính chất của nƣớc thải sinh hoạt đƣợc thể hiện tại bảng 1.1.

4


Bảng 1.1 Tính chất nƣớc thải sinh hoạt
Mức độ ơ nhiễm
TT

Thơng
số

ĐVT


QCVN
Trung

Nặng

Thấp

bình

14:2008/BTN
MTcột B

1

BOD5

mg/L

300

100

200

50

2

COD


mg/L

-

-

-

-

3

Dầu mỡ

mg/L

40

0

20

20

4

TSS

mg/L


600

120

350

100

5

T–P

mg/L

-

-

8

10

6

T–N

mg/L

85


25

50

50

7

Coliform

MPN/100ml

109

107

37.107

5000

Nguồn:Trần Văn Nhân, Ngơ Thị Nga [2]
1.1.2 Đặc điểm nước thải từ các khu ký túc xá cao tầng
1.1.2.1 Nước thải từ khu nhà cao tầng nói chung
Nƣớc thải từ các tòa nhà cao tầng bao gồm: Nƣớc thải từ gara ô tô; nƣớc thải từ nhà
hàng; nƣớc thải từ tồn bộ ngƣời dân, cán bộ văn phịng trong tịa nhà. [2]
Nƣớc thải phát sinh từ Gara ơ tô gồm nƣớc thải từ các hoạt động sản xuất và nƣớc thải
sinh hoạt. Nƣớc thải từ các hoạt động sản xuất gồm nƣớc thải rửa xe, nƣớc rửa tay
công nhân tại gara ơ tơ có nồng độ ơ nhiễm khá cao, chủ yếu là chất hữu cơ, cặn lơ
lửng và các hạt chất lỏng (dầu, mỡ). Các chất lơ lửng trong nƣớc gây ra độ đục cho
nguồn tiếp nhận. Các chất béo tạo lớp váng trên mặt nƣớc, gây thiếu oxy trong nƣớc

và gây mùi khó chịu. Ngồi ra, nƣớc thải còn chứa một số chất tẩy rửa từ quá trình rửa
xe. Nƣớc thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ bệ xí, chậu tiểu, nƣớc thốt sàn, từ q
trình rửa chân tay cơng nhân, nƣớc từ khu bếp ăn.

5


Nƣớc thải nhà hàng bao gồm nƣớc thải từ hoạt động nấu ăn và nƣớc thải từ các hoạt
động cá nhân của nhân viên trong nhà hàng. Đặc trƣng của nƣớc thải nhà hàng là chứa
nhiều chất tẩy rửa, amoni, cặn lơ lửng, chất hữu cơ tan, vi khuẩn,… Nồng độ ô nhiễm
đặc trƣng của nƣớc thải nhà hàng nhƣ sau:
Nƣớc thải sinh hoạt từ toàn bộ ngƣời dân, cán bộ văn phòng trong tòa nhà bao gồm
nƣớc thải từ các hoạt động tắm giặt, từ hoạt động nấu ăn, bể phốt. Thành phần chủ yếu
là chứa nhiều chất hữu cơ, dầu mỡ, cặn lơ lửng. Nồng độ ô nhiễm đặc trƣng của nƣớc
thải nhƣ sau:
Bảng 1.2 Một số thông số đặc trƣng của nƣớc thải sinh hoạt
Chỉ tiêu

ĐVT

Giá trị

QCVN 14:2008/BTNMT cột B

pH

-

5–8


5–9

TSS

mg/L

120 – 180

100

BOD5

mg/L

200 – 300

50

Dầu mỡ

mg/L

20 – 60

20

T–N

mg/L


30 – 60

50

T–P

mg/L

8 – 15

10

Coliform

MPN/100ml

103 – 106

5000

Nguồn:Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga [2]
1.1.2.2 Nước thải từ khu ký túc xá
Nƣớc thải phát sinh từ khu ký túc xá trƣờng đại học bao gồm nƣớc thải xám và nƣớc
thải đen. Nƣớc thải xám phát sinh chủ yếu từ các hoạt động: tắm rửa, giặt giũ, nƣớc
thải đen phát sinh từ bồn cầu. Nhìn chung, thành phần chất ơ nhiễm của nƣớc thải từ
khu ký túc xá không đáng kể. Loại nƣớc này chứa chủ yếu các chất lơ lửng và các chất
tẩy rửa nhƣng nồng độ các chất hữu cơ lại thấp và khó bị phân hủy sinh học. Ngồi ra,
trong nƣớc thải cịn có các thành phần vơ cơ, vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm. Thành
phần ơ nhiễm chính đặc trƣng cho nƣớc thải là: BOD5, COD, Nito, Photpho.
6



Thành phần chính nƣớc thải ký túc xá:


Thành phần vật lý:



Các chất khơng hịa tan ở dạng lơ lửng, kích thƣớc lớn hơn 10-4mm, có thể ở

dạng huyền phù, nhũ tƣơng hoặc dạng sợi, giấy, vải.


Các tạp chất bẩn dạng keo với kích thƣớc hạt trong khoảng 10-4 - 10-6 mm.



Các chất bẩn dạng hịa tan có kích thƣớc nhỏ hơn 10-6mm, có thể ở dạng phân

tử hoặc phân li thành ion.


Thành phần hóa học:



Các chất hữu cơ trong nƣớc thải chiếm 50 – 60% tổng các chất. Các chất hữu

cơ này bao gồm chất hữu cơ thực vật và các chất hữu cơ động vật. Các chất hữu cơ

trong nƣớc thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là protein (40 – 60%), hydrocacbon
(25 – 50%), chất béo và dầu mỡ (10%). Ure cũng là chất hữu cơ quan trọng trong nƣớc
thải.


Các chất vô cơ trong nƣớc thải chiếm 40 – 42% gồm: cát, đất sét, axit, bazo vơ

cơ… Nƣớc thải chứa các hợp chất hóa học dạng vô cơ nhƣ sắt, magie, canxi.


Thành phần vi sinh vật: Trong nƣớc thải có mặt nhiều dạng vi sinh vật: vi

khuẩn, virus, nấm, rong tảo, trứng giun sán… Về thành phần hóa học thì các loại vi
sinh vật này thuộc nhóm các chất hữu cơ.
1.1.3 Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và các cơng trình nghiên cứu về
xử lý nước thải sinh hoạt
1.1.3.1 Phương pháp cơ học
Các cơng trình cơ học thƣờng là lƣới chắn rác, bể lắng, bể lọc. Mục đích là nhằm tách
các chất khơng hòa tan và một phần keo ra khỏi nƣớc thải. Ƣu điểm của phƣơng pháp
này là có khả năng loại bỏ 60% tạp chất khơng hịa tan trong nƣớc thải sinh hoạt và có
thể giảm đến 20% nồng độ BOD5.

7


1.1.3.2 Phương pháp Hóa – Lý
Bản chất của phƣơng pháp là đƣa vào nƣớc thải chất phản ứng nào đó để tác động với
các chất bẩn, biến chúng thành các chất khác dƣới dạng căn hoặc chất hịa tan khơng
độc hại hoặc không gây ô nhiễm môi trƣờng. Các dạng đƣợc sử dụng nhiều nhất là
phƣơng pháp hấp phụ và trao đổi ion.

 Hấp phụ: Phƣơng pháp hấp phụ đƣợc dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nƣớc
thải khỏi các chất hữu cơ hoà tan sau khi xử lý sinh học cũng nhƣ xử lý cục bộ
khi trong nƣớc thải có chứa một hàm lƣợng rất nhỏ các chất đó. Những chất này
khơng phân huỷ bằng con đƣờng sinh học và thƣờng có độc tính cao. Nếu các
chất cần khử bị hấp phụ tốt và khi chi phí riêng lƣợng chất hấp phụ khơng lớn
thì việc áp dụng phƣơng pháp này là hợp lý hơn cả. Vật liệu hấp phụ thƣờng là
có độ rỗng, xốp đặc trƣng bởi kích thƣớc và hình dáng bên trong của khoảng
trống và lỗ xốp.
 Trao đổi ion: Phƣơng pháp trao đổi ion đƣợc ứng dụng để làm sạch nƣớc hoặc
nƣớc thải khỏi các kim loại nhƣ Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn… cũng nhƣ
các hợp chất của asen, photpho, xyanua và chất phóng xạ. Phƣơng pháp này cho
phép thu hồi các chất và đạt đƣợc mức độ làm sạch cao. Vì vậy nó là một
phƣơng pháp đƣợc ứng dụng rộng rãi để tách muối trong xử lý nƣớc và nƣớc
thải. Bản chất của quá trình trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên
bề mặt của chất rắn trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp
xúc với nhau. Các chất này đƣợc gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng hồn
tồn khơng tan trong nƣớc. Các chất trao đổi ion có khả năng trao đổi các ion
dƣơng từ dung dịch điện ly gọi là các cationit và chúng mang tính acid. Các
chất có khả năng trao đổi với các ion âm gọi là các anionit và chúng mang tính
kiềm. Nếu nhƣ các ionit nào đó trao đổi cả cation và anion thì ngƣời ta gọi
chúng là ionit lƣỡng tính. Các chất trao đổi ion có thể là các chất vơ cơ hoặc
hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp nhân tạo.

8


1.1.3.3 Phương pháp sinh học
Xử lý sinh học gồm xử lý kị khí; xử lý bằng bùn hoạt tính hoặc kết hợp cả hai. Ngƣời
ta cũng dùng chế phẩm sinh học nhằm xử lý chất thải rắn. Một số loài thủy sinh hoặc
cây trồng có thể hấp thu các thành phần độc hại (Kim loại nặng) trong nƣớc thải. Bản

chất của phƣơng pháp là dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật để oxi hóa chất
hữu cơ dƣới dạng keo và dạng hịa tan. Nhóm vi sinh vật chủ yếu là vi khuẩn dị dƣỡng
hoại sinh, sử dụng chất hữu cơ trong nƣớc thải làm nguồn dinh dƣỡng và tạo ra năng
lƣợng. Các cơng trình xử lý sinh học đƣợc chia làm hai nhóm chính: Xử lý trong điều
kiện tự nhiên và xử lý trong điều kiện nhân tạo. Các cơng trình xử lý trong điều kiện
nhân tạo thƣờng diễn ra nhanh hơn, có khả năng giảm tải lƣợng chất hữu cơ cao:
BOD5 tới 95%.
Cơng trình nghiên cứu trong nƣớc về xử lý nƣớc thải sinh hoạt bằng biện pháp sinh
học nổi bật có thể kể đến “Cơng nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh
học theo modun Hofmann Klaro” đƣợc thực hiện bởi KTS. Hofmann và đồng sự, với
các ƣu điểm vƣợt trội nhƣ: Sử dụng các nguyên tắc, nguyên lý của dòng chảy tự nhiên
và khơng khí để làm sạch 98% nƣớc trong 6h. Đạt tiêu chuẩn Âu Châu về xử lý nƣớc
thải sinh hoạt; Có thể áp dụng cho các loại nhà ở, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch,
khu đô thị,.... có quy mơ từ hộ gia đình đế hàng chục ngàn ngƣời; Khơng sử dụng hóa
chất, màng lọc, thiết bị cơ khí, tiết kiệm 75% điện năng so với các hệ thống xử lý nƣớc
thải khác; Tiết kiệm diện tích xây dựng, khai thác không gian ngầm, lắp đặt và vận
hành đơn giản; Kiểm soát tự động hệ thống xử lý nƣớc thải bằng cơng nghệ định vị
tồn cầu GPS; Có thể thay thế các nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung, các trạm xử lý
nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc hiện hữu; Đáp ứng các nhu cầu xử lý nƣớc thải theo nhu
cầu của khách hàng theo từng giai đoạn phát triển của dự án; Cung cấp các dịch vụ
đồng bộ cho khách hàng từ khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt, đào tạo, bảo dƣỡng,
bảo hành và kiểm soát từ xa hoạt động của hệ thống xử lý nƣớc thải. [3]

9


Hình 1.1 Ứng dụng cơng nghệ Hofmann Klaro tại khu công nghiệp Đại An – Đà Nẵng
Nguồn:Tổng hội xây dựng Việt Nam (VFCEA) [3]
Tại Thụy Điển, để điều tra về việc xử lý nƣớc thải bằng việc sử dụng các cây thủy
trúc, một nhà máy thí điểm đƣợc xây dựng lên trong nhà kính nằm ở Solna, Thụy

Điển. Kế hoạch bao gồm các bƣớc bao gồm thực hiện quy trình chu trình sinh hóa, xử
lý tảo và lọc cát. Hệ thống xử lý tiếp nhận khoảng 0,56 – 0,85 m3 nƣớc thải sinh hoạt
mỗi ngày từ khu vực Överjärva gård. Trải qua các cuộc thử nghiệm đƣợc thực hiện
trung bình hai lần mỗi tuần trong khoảng thời gian ba năm, bao gồm phân tích và đo
lƣờng chất lƣợng nƣớc và các thông số vật lý, nồng độ nƣớc thải đầu vào trung bình:
COD khoảng 475 mg/L, tổng Nito 100 mg/L, tổng Photpho là 12 mg/L. Qua quá trình
thực nghiệm, kết quả thu đƣợc là khoảng 85 – 90% nồng độ COD đƣợc xử lý; Nito là
khoảng 72% trong đó có khoảng 4% lƣợng Nito đƣợc loại bỏ đƣợc cây hấp thụ trong
giai đoạn sinh trƣởng; Photpho đƣợc hấp phụ trong bể thiếu khí và bể lọc cát, với
khoảng 47% lƣợng photpho bị loại bỏ bởi thực vật, vi khuẩn và tảo. [4]
Công nghệ Swim-bed xử lý nƣớc thải sinh hoạt tại Đà Lạt đƣợc thực hiện bởi trƣờng
Đại học Yersin – Đà Lạt, qua 90 ngày nghiên cứu với các tải trọng hữu cơ (OLR) là
0,5, 1,0 và 1,5 kg/m3.ngày, cho kết quả là hiệu suất xử lý COD, Nito và Photpho tƣơng
đối cao. Với COD lần lƣợt đạt 80,1%, 75,7% và 74,1%; với Nito lần lƣợt là 88,69%,
50,3% và 47,7% và 50,2%, 55,58% và 52,1% là hiệu suất xử lý Photpho qua các OLR.

10


Hình 1.2 Mơ hình Swim-bed xử lý nƣớc thải sinh hoạt
Nguồn: Đặng Hà và cộng sự [5]
1.2

Đất ngập nƣớc

1.2.1 Định nghĩa
Thuật ngữ “Đất ngập nƣớc” đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo quan điểm,
ngƣời ta có thể chấp nhận các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có khoảng trên 50 định
nghĩa về ĐNN đang đƣợc sử dụng (Dugan, 1990).
Theo Công ƣớc Ramsar (1971), ĐNN đƣợc định nghĩa nhƣ sau: ĐNN đƣợc coi là các

vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nƣớc dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nƣớc
thƣờng xuyên hoặc từng thời kỳ, là nƣớc tĩnh, nƣớc chảy, nƣớc ngọt, nƣớc lợ hay nƣớc
mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nƣớc khi thủy triều ở mức thấp nhất
không vƣợt quá 6m.

11


1.2.2 Các loại hệ thống đất ngập nước nhân tạo và cấu tạo của chúng
Đất ngập nƣớc

Dòng chảy ngầm
Thực vật bán ngập

Thực vật ngập

Phƣơng
ngang

Phƣơng
đứng

Dòng chảy mặt
Thực vật thân nổi

DC từ trên xuống

Thực vật lá nổi

DC từ dƣới lên


Theo triều

ĐNN kiểu lai

Hình 1.3 Phân loại đất ngập nƣớc
Nguồn: Lê Văn Khoa [6]
1.2.2.1 Đất ngập nước dòng chảy mặt (Surface Flow Wetland)
Là một hệ thống mô phỏng một đầm lầy hay ĐNN tự nhiên. Dƣới đáy hệ thống là một
lớp đất sét tự nhiên hay nhân tạo, hoặc rải một lớp vải nhựa chống thấm. Trên lớp
chống thấm là đất hoặc vật liệu phù hợp cho sự phát triển của thực vật có thân nhơ lên
khỏi mặt nƣớc. Dịng nƣớc thải chảy ngang trên bề mặt lớp vật liệu lọc. Hình dạng hệ
thống này thƣờng là kênh dài hẹp, vận tốc dòng chảy chậm, thân cây trồng nhô lên
trong hệ thống là những điều kiện cần thiết để tạo nên chế độ thuỷ kiểu dòng chảy đẩy
(plug-flow) [6]

12


1.2.2.2 Đất ngập nước dòng chảy ngầm
Hệ thống này mới xuất hiện gần đây và đƣợc biết đến với các tên gọi khác nhau nhƣ
lọc ngầm trồng cây (Vegetated submerged bed – VBS), hệ thống xử lý với vùng rễ
(Root zone system), bể lọc với vật liệu sỏi trồng sậy (Rock reed filter) hay bể lọc vi
sinh và vật liệu (Microbial rock filter). Cấu tạo của hệ thống đất ngập nƣớc ngầm trồng
cây về cơ bản cũng gồm các thành phần tƣơng tự nhƣ bãi lọc trồng cây ngập nƣớc
nhƣng nƣớc thải chảy ngầm trong phần lọc của bãi lọc. Lớp lọc, nơi thực vật phát
triển, thƣờng gồm có đất, cát, sỏi, đá dăm và đƣợc xếp theo thứ tự từ trên xuống dƣới,
giữ độ xốp của lớp lọc. Dòng chảy có thể có dạng chảy từ dƣới lên, từ trên xuống dƣới
hoặc chảy theo phƣơng nằm ngang. Dòng chảy phổ biến nhất ở bãi lọc ngầm là dòng
chảy ngang. Hầu hết các hệ thống đƣợc thiết kế với độ dốc 1% hoặc hơn. [6]

Hệ thống ĐNN nhân tạo dòng chảy ngang có khả năng xử lý CHC và chất rắn lơ lửng
tốt, nhƣng khả năng xử lý các chất dinh dƣỡng lại thấp, do điều kiện thiếu oxy, kị khí
trong các hệ thống khơng cho phép nitrat hố amoni nên khả năng xử lý nitơ bị hạn
chế. Xử lý phốtpho cũng bị hạn chế do các vật liệu lọc đƣợc sử dụng (sỏi, đá dăm) có
khả năng hấp phụ kém.


Hệ thống ĐNN nhân tạo với dòng chảy ngang (Horizontal subsurface flow -

HSF): Hệ thống này đƣợc gọi là dòng chảy ngang vì nƣớc thải đƣợc đƣa vào và chảy
chậm qua tầng lọc xốp dƣới bề mặt của nền trên một đƣờng ngang cho tới khi nó tới
đƣợc nơi dịng chảy ra. Trong suốt thời gian này, nƣớc thải sẽ tiếp xúc với một mạng
lƣới hoạt động của các đới hiếu khí, hiếm khí và kị khí. Các đới hiếu khí ở xung quanh
rễ và bầu rễ, nơi lọc O2 vào trong bề mặt. Khi nƣớc thải chảy qua đới rễ, nó đƣợc làm
sạch bởi sự phân hủy sinh học của VSV bởi các q trình hóa sinh. Loại thực vật sử
dụng phổ biến trong các hệ thống HSF là cây sậy.

13


Hình 1.4 Sơ đồ đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm theo chiều ngang (Vymazal, 1997)


Hệ thống ĐNN nhân tạo với dòng chảy thẳng đứng (Vertical subsurface flow

– VSF): Nƣớc thải đƣợc đƣa vào hệ thống qua ống dẫn trên bề mặt. Nƣớc chảy xuống
dƣới theo chiều thẳng đứng. Ở gần dƣới đáy có ống thu nƣớc đã xử lý để đƣa ra ngoài.
Các hệ thống VSF thƣờng xuyên đƣợc sử dụng để xử lý lần 2 cho nƣớc thải đã qua xử
lý lần 1. Thực nghiệm đã chỉ ra là nó phụ thuộc vào xử lý sơ bộ nhƣ bể lắng, bể tự
hoại. Hệ thống ĐNN nhân tạo cũng có thể đƣợc áp dụng nhƣ một giai đoạn của xử lý

sinh học. [7] Tuy nhiên, trên thực tế mô hình ĐNN nhân tạo đƣợc xây dựng theo hai
hệ thống: Bãi lọc trồng cây ngập nƣớc (SFW); Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm (hay
Bãi lọc ngầm trồng cây, với dòng chảy ngang hoặc dòng chảy thẳng đứng (SSF)).
Cách thức phân chia các hệ thống khác nhau nhƣng chúng hoạt động theo cùng một cơ
chế.

Hình 1.5 Sơ đồ đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm theo chiều đứng (Cooper, 1996)
14


1.2.3 Chức năng của đất ngập nước
1.2.3.1 Chức năng sinh thái


Nạp nƣớc ngầm: Nƣớc đƣợc thấm từ các vùng ĐNN xuống các tầng ngập nƣớc

trong lòng đất, nƣớc đƣợc giữ lại ở đó và điều tiết dần thành dịng chảy bề mặt.


Hạn chế ảnh hƣởng lũ lụt: Bằng cách giữ và điều hòa lƣợng nƣớc mƣa nhƣ

“bồn chứa” tự nhiên, giải phóng nƣớc lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ
lụt ở hạ lƣu.


Ổn định vi khí hậu: Do chu trình trao đổi chất và nƣớc trong các HST, nhơ lớp

phủ thực vật của ĐNN, sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển làm cho vi khí
hậu địa phƣơng đƣợc ổn định.



Chống sóng, ổn định bờ biển là chống xói mịn: Nhờ lớp phủ thực vật, đặc biệt

là RNM ven biển, thảm cỏ… có tác dụng làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất
của dòng chảy bề mặt.


Xử lý nƣớc, giữ lại chất cặn, chất độc…: Vùng ĐNN đƣợc coi nhƣ “bể lọc” tự

nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc.


Giữ lại chất dinh dƣỡng: Làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn của các sinh

vật sống trong HST đó.


Sản xuất sinh khối: Rất nhiều vùng ĐNN là nơi sản xuất và xuất khẩu sinh khối

làm nguồn thức ăn cho các sinh vật thủy sinh, các lồi động vật hoang dã cũng nhƣ vật
ni.


Giao thơng thủy: Hầu hết các sông, kênh rạch, các vùng hồ chứa nƣớc lớn,

vùng ngập lụt thƣờng xuyên hay theo mùa,… vận chuyển thủy đóng vai trị quan trọng
trong đời sống cũng nhƣ phát triển kinh tế của các cộng đồng dân địa phƣơng.


Giải trí du lịch: Các Khu bảo tồn ĐNN (Tràm Chim, Xuân Thủy,…), nhiều


vùng cảnh quan đẹp nhƣ Bích Động và Vân Long, cũng nhƣ nhiều đầm phá ven biển
miền Trung… thu hút nhiều khách tham quan, giải trí.

15


1.2.3.2 Chức năng kinh tế


Tài nguyên rừng: cung cấp một loạt các sản phẩm quan trọng nhƣ gỗ, than, củi

và các sản phẩm khác nhƣ nhựa, tinh dầu, tanin, dƣợc liệu… Nhiều vùng ĐNN giàu
động vật hoang dã cung cấp các sản phẩm có giá trị thƣơng mại cao.


Thủy sản: môi trƣờng sống và nơi cung cấp thức ăn cho cá, loài thủy sản.



Tài nguyên cỏ, tảo biển: thức ăn của nhiều loại thủy sinh vật, ngƣời và gia súc,

ngoài ra cịn làm phân bón và dƣợc liệu,…


Sản phẩm nơng nghiệp: các ruộng lúa nƣớc chuyên canh hoặc xen canh với các

cây hoa màu khác tạo nên nhiều sản phẩm quan trọng của vùng ĐNN.



Cung cấp nƣớc ngọt: là nguồn cung cấp nƣớc ngọt cho sinh hoạt, tƣới tiêu, cho

chăn nuôi gia súc và sản xuất công nghiệp.


Tiềm năng năng lƣợng: than bùn, các đập, thác nƣớc… là những nguồn năng

lƣợng quan trọng.
1.2.3.3 Giá trị đa dạng sinh học
Giá trị đa dạng sinh học là thuộc tính đặc biệt và quan trọng của ĐNN. Nhiều vùng
ĐNN là nơi cƣ trú thích hợp của các lồi động vật hoang dã, đặc biệt là các lồi chim
nƣớc, trong đó có nhiều lồi chim di trú.
Riêng HST RNM vùng cửa sông ven biển, một kiểu HST đƣợc tạo thành bởi môi
trƣờng trung gian giữa biển và đất liền, là một HST có năng suất cao, đóng vai trị
quan trọng trong nền kinh tế, bảo vệ mơi trƣờng và đa dạng sinh học. Đó là nơi cung
cấp các lâm sản, nông sản, hải sản có giá trị kinh tế cao.
Giá trị đa dạng sinh học của ĐNN bao gồm cả giá trị văn hóa, nó liên quan tới cuộc
sống tâm linh, các lễ hội truyền thống phản ánh ƣớc vọng của ngƣời dân địa phƣơng
sống trong đó và các hoạt động du lịch sinh thái… Giá trị văn hóa cịn bao gồm cả tri
thức bản địa của ngƣời dân nuôi trồng khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và
cách thích ứng của con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên. [6]

16


1.2.4 Ứng dụng đất ngập nước nhân tạo trong xử lý nước thải sinh hoạt
1.2.4.1 Trên thế giới
Ở miền bắc Thụy Điển, bãi lọc trồng cây ngập nƣớc đƣợc sử dụng để xử lý bổ sung
nƣớc thải sau các trạm xử lý đơ thị. Nhìn chung, khử nito là mục đích chính, mặc dù
hiệu quả xử lý TSS và BOD5 cũng khá cao. Nghiên cứu của J.L, Anderson, S. Kallner

Bastviken và K. S. Tonderski đã đánh giá hoạt động trong 3 – 8 năm của bốn bãi lọc
trồng cây quy mơ lớn (diện tích 20 – 28 ha). Hai bãi lọc tiếp nhận nƣớc thải đô thị, với
các khâu xử lý hóa học và cơ học. Hai bãi lọc cịn lại tiếp nhận nguồn nƣớc thải đã
đƣợc xử lý sinh học, do đó nồng độ BOD5 và NH4+ - N đầu vào bãi lọc thấp hơn. Các
bãi lọc hoạt động khá ổn định, loại bỏ 0,7 – 1,5 tấn N/ha. Năm. Đây là giá trị trung
bình trong thời gian nghiên cứu, với tải trọng biến đổi từ 1,7 – 6,3 tấn N/ha. Năm.
Lƣợng P bị khử cũng biến đổi trong khoảng 10 – 41 kg/ha. Năm, phụ thuộc vào các
giá trị tải trọng khác nhau, các dạng hợp chất P và vịng tuần hồn nội tại của P trong
các bãi lọc. [8]
1.2.4.2 Tại Việt Nam
Nghiên cứu xử lý nƣớc thải xám bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng
trong điều kiện Việt Nam do PGS. TS. Nguyễn Việt Anh và nhóm nghiên cứu thực
hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả loại bỏ các chất ô nhiễm nhƣ: với sơ đồ
bậc 1, chất lƣợng nƣớc đầu ra sau bể lọc trồng cây cho phép đạt tiêu chuẩn nƣớc loại B
đối với các chỉ tiêu COD, TSS, T – P. Với sơ đồ bậc 2 nối tiếp, chất lƣợng nƣớc đầu ra
sau bể lọc trồng cây đạt tiêu chuẩn loại A với các chỉ tiêu COD, TSS, T – P. Tuy
nhiên, với chế độ luôn ngập nƣớc, chỉ tiêu NH4 – N và vi sinh vật trong nƣớc còn vƣợt
quá tiêu chuẩn. [9]
Nghiên cứu sử dụng xỉ than nhà máy nhiệt điện Mông Dƣơng làm chất nền trong hệ
thống đất ngập nƣớc nhân tạo để xử lý nƣớc thải sinh hoạt do Ths. Nguyễn Thị Lan
Hƣơng thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơng thức có khả năng xử lý tốt nhất là
công thức 4 gồm 2 loại cây Thủy Trúc và Mon Nƣớc trồng trên vật liệu 4 (50% xỉ
than, cát to, cát mịn). Hiệu suất xử lý COD đạt từ 57 – 60%, TSS đạt từ 70 – 78%,
BOD5 đạt từ 78 – 83%. [10]

17


×