Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài tập môn lý luận văn học suy nghĩ của mình về số phận của văn học trong thời đại của bùng nổ văn hóa nghe nhìn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.58 KB, 21 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC
Họ và tên: Lê Thị Thảo
Lớp C: Khoa Ngữ Văn
Giảng viên: Đỗ Văn Hiểu
Đề bài: “Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về số phận của văn học trong
thời đại của bùng nổ văn hóa nghe nhìn. Trong tương lai con người có cần đến văn
học nữa hay khơng? Vì sao?”
Bài làm
I.

Đặt vấn đề

“Tác phẩm văn học vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây
truyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lịng”. Hẳn vậy mà văn học
đã đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển, hoàn thiện nhân cách, phẩm giá
con người. Đơi lúc, nhờ có văn học mà cứu dỗi tâm hồn cằn cõi, hun đúc, nảy mầm
sự sống cho trái tim bầm dập bao vết thương về tinh thần. Ta tìm đến văn học như
một con cừu non khát sữa mẹ, tìm đến nó để thanh lọc, gột rửa tâm hồn, để hái trái
thơm kiến thức, để gặt hái vựa lúa của tình người ấm áp. Có thể thấy rằng: “Văn
học như một bước đi song hành cùng với sự hình thành, phát triển của xã hội loài
người”. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ của văn hóa nghe nhìn thì văn học cịn
giữ vững được vai trị, vị thế của mình nữa hay khơng? Trong tương lai con người
có cần đến văn học nữa hay khơng? Đó là một vấn đề lớn cần được giải đáp. Song
ta vẫn khẳng định một điều rằng: Văn học chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục và tồn tại cho
dù đứng trước thách thức của các loại hình nghệ thuật khác đang ngày càng bùng
nổ và chiếm ưu thế. Để lý giải vấn đề này tôi xin bàn về chức năng và chất liệu của
văn học trong tương quan với các loại hình nghệ thuật khác. Từ đó, làm rõ nét khác
biệt, nổi trội, ưu thế của văn học mà không một loại hình nghệ thuật nào có thể
thay thế được.
II.
1.



Nội dung
Khái niệm văn học là gì?

Trước tiên, ta phải khẳng định rằng có rất nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm
văn học là gì. Có ý kiến cho rằng văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những
vấn đề của đời sống xã hội và con người. Có ý kiến khác lại cho rằng văn học cũng
chỉ là hiện thực đời sống. Song, tựu chung lại, văn học là một loại hình ý thức xã


hội thẩm mĩ thuộc kiến trúc thượng tầng, là tác phẩm bằng ngôn từ - đây cũng là
bản chất của văn học, nhằm phân biệt văn học với các loại hình nghệ thuật khác.
2.

Vị trí của văn học trước khi bùng nổ văn hóa nghe nhìn

Như chúng ta đã thấy, văn học đối với đời sống con người là vô cùng quan
trọng. Nếu như trước kia người ta coi văn chương như một phương tiện để
truyền tải đạo lí “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngơn chí”, văn chương dùng để nói trí,
để tun truyền đạo đức, ứng xử ở đời. Văn học đóng vị trí vơ cùng quan trọng.
Trong thời phong kiến để tuyển chọn người tài người ta tổ chức các cuộc thi về
văn. Quan văn – quan võ ngang bằng nhau trong xã hội, đây là hai yếu tố được
đề cao với một bậc quân tử, người tài. Người ta tìm đến văn chương như một
người bạn, là nguồn tri thức khổng lồ để hoàn thiện nhân cách, trí tuệ bản thân.
Và dường như văn học là nguồn cung cấp kiến thức, tìm kiếm sự giải trí, sự
đồng điệu về cảm xúc duy nhất. Sự hạn chế về cơng nghệ, các loại hình giải trí
khác chưa được đề cao và phát triển rực rỡ như ngày nay thì vị trí của văn học
càng được đề cao.
Tuy nhiên, ngày nay với sự bùng nổ của văn hóa nghe nhìn thì số phận, vai trị
của văn học cũng ít nhiều thay đổi. Người ta tìm đến nhiều nguồn khác nhau để

giải trí, giáo dục, thưởng thức: hội họa, ca nhạc, nhảy múa,… Vậy câu hỏi đặt
ra và cần được giải quyết là: điều gì làm cho văn học có thể tiếp tục tồn tại và
con người vẫn luôn cần đến văn học. Để minh chứng cho vấn đề trên tôi sẽ đi
làm sáng rõ giá trị, sự khác biệt trong chất liệu và chức năng của văn học so với
các loại hình nghệ thuật khác.
3.

Chất liệu của văn học (ngơn từ) trong tương quan chất liệu với các loại
hình khác. Từ đó, thấy được sự khác biệt, cũng như giá trị của việc
dùng ngôn từ trong biểu đạt giá trị tác phẩm và tư tưởng của nhà văn.

Văn học khơng chỉ là một loại hình thái ý thức xã hội mà cịn là một loại hình nghệ
thuật. Do đó phải tiến lên so sánh với các loại hình nghệ thuật khác. Đặc trưng của
các loại hình nghệ thuật xét đến cùng cũng là bắt nguồn từ chất liệu của nó. Nếu
như chất liệu của hội họa là màu sắc, đường nét, của âm nhạc là âm thanh và tiết
tấu, của vũ đạo là hình thể và động tác,… đều là vật chất với những trạng thái của
nó. Thì chất liệu của văn học chính là ngơn từ, khơng phải là bản thân vật chất mà
chỉ là một hệ thống những kí hiệu mà thơi. Nói văn học là nghệ thuật của ngôn từ
nhưng không phải là những ngôn từ logic chỉ tác động chủ yếu vào lý tính như
chính trị, triết học,… mà phải là ngơn từ giàu hình ảnh và tình cảm, tác động chủ


yếu vào tâm hồn con người. Dưới đây, tôi sẽ làm rõ nét độc đáo, giá trị trong việc
sử dụng ngôn từ trong tương quan với chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác:
a.

Ngơn từ có khả năng biểu đạt thế giới chủ quan của con người cả về
cảm xúc, tư tưởng, cảm giác

Do ngôn ngữ là cái “vỏ bọc trực tiếp của tư duy” (theo quan điểm của Mác), là kí

hiệu của tư duy cho nên những suy nghĩ, cảm xúc hoặc bất cứ trạng thái tư tưởng
tình cảm nào của con người dù khơng nói ra cũng phải thơng qua ngơn ngữ để tư
duy. Chính vì ngơn ngữ là vỏ bọc của tư duy nên để giải phóng khả năng tư duy
người ta phải hướng tới cách tân và mở rộng ngôn ngữ.
Thứ nhất, văn học lấy ngơn ngữ làm chất liệu nên có thể bộc lộ trực tiếp cảm
xúc, tình cảm của nhân vật hay của chính nhà văn.
Trong thơ Xn Diệu, tiếng lịng của một hồn thơ khát khao sự sống, khát khao
tình yêu được thể hiện một cách rõ nét:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời
Nhớ đơi mắt đang nhìn anh đắm đắm”
Trong tình u làm sao để khơng có nỗi nhớ. Nỗi nhớ đã trở thành một hương vị
quen thuộc khơng thể thiếu trong tình u. Nỗi nhớ cháy bỏng, cồn cào đang gào
thét trong trái tim dường như muốn nổ tung vì nhớ em. Trong thơ Xuân Diệu nỗi
nhớ càng được đẩy lên cao trào. Khi yêu nhau họ nhớ nhau từ hình bóng, mái tóc,
đơi mắt long lanh đang rực cháy ngọn lửa của tình u. Có gì đâu nếu con người ta
bộc lộ nỗi nhớ, ca dao xưa cũng có câu:
“Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Cái hay của văn học là tình cảm của nhân vật, cảm xúc của họ không phải được thể
như: tiếng nấc, gào thét tuyệt vọng như trong phim, không phải là giai điệu trầm
lắng hay cao vót trong âm nhạc, có thể dùng tai, mắt để cảm nhận. Mà trong văn
học cảm xúc nhân vật tuy được bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ, nhưng để hiểu và thấu


cảm được ta phải lắng nghe tiếng lòng đồng cảm của chính mình và tưởng tượng,
liên tưởng.
Thứ hai, văn học với chất liệu là ngơn từ cịn thể hiện q trình tư duy. Hình

tượng văn học có được là một quá trình đọc và nghiền ngẫm của bạn đọc. Nếu các
loại hình nghệ thuật khác quá trình tư duy gần như rất ít, bởi đó là các loại hình vật
chất, tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Ngược lại, khi đọc một
tác phẩm văn học đòi hỏi bạn đọc phải đọc toàn bộ tác phẩm, mỗi chương, mỗi
phần là sự chuyển mình trong thế giới nội tâm nhân vật. Hình tượng nhân vật chỉ
hồn thiện khi ta khép lại trang cuối của cuốn sách.
Khi đọc “Ngàn mặt trời rực rỡ” chắc hẳn chúng ta mới thấu hiểu cuộc sống, tâm tư
của con người bị vùi dập cả thể chất lẫn tinh thần do mảnh vỡ chiến tranh ở
Afghanistan. Và phải đọc từng trang sách, thông qua cả một quá trình tư duy ta
mới xây dựng được hình tượng của nhân vật Mariam trong trí tưởng tượng. Một
Mariam mạnh mẽ, đầy sự đau khổ, bất hạnh với diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp.
Mariam là con gái ngoài giã thú của một trong những doanh nhân thành đạt nhất ở
thành phố Herat, Jalil. Cô lớn lên trong một túp lều nhỏ bên ngoài thành phố cùng
với người mẹ. Cuộc sống xa cách với xã hội, không được hưởng một nền giáo dục,
không bạn bè, tuổi thơ của cô bé bị ám ảnh bởi sự xấu hổ với thân phận một
harami. Sự xấu hổ, đau đớn, giằng xé hơn khi cơ tin rằng mình là ngun nhân
khiến mẹ tự tử. Xấu hổ khi cảm thấy mình khơng là gì, khơng quan trọng với cha.
Rồi đau thương chồng chất đau thương khi chồng cũng xa lánh vì cơ không thể
sinh cho anh ta một đứa con trai.
“Hãy nhớ lấy điều này và nhớ kĩ con gái ạ. Giống như chiếc kim la bàn ln chỉ về
hướng Bắc, ngón tay buộc tội của người đàn ông luôn trỏ tay vào người phụ nữ.
Luôn luôn là như vậy.” Cuộc đời của Mariam được đánh dấu bởi cái chết chăng:
Cái chết của mẹ Nana, cái chết của đứa con còn chưa kịp cất tiếng khóc chào đời,
cái chết của chồng và cuối cùng là cái chết của chính mình nhằm bảo vệ Laila và
những đứa con của cô – vợ thứ hai của chồng mình và đó cũng là người cơ u
thương duy nhất cịn sống sót. Mariam như một tảng đá dưới suối không chai sạn,
vô cảm mà càng mặn nồng yêu thương hơn trước sóng gió cuộc đời, một người
phụ nữ đầy nghị lực, niềm tin và lòng nhân ái.
Có lẽ, phải đọc đến trang cuối cùng hình ảnh của một Mariam mới hoàn thiện trong
ta với tất cả phẩm chất, thế giới nội tâm, dòng suy tưởng, quá trình đấu tranh tâm

lý mãnh liệt của người phụ nữ trong xã hội đầy rẫy áp bức, bất công.


b.

Ngôn ngữ là hiện tượng phi vật thể - xuất hiện trong tưởng tượng, liên
tưởng của người đọc

Chất liệu của tất cả các loại hình nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, phim ảnh đều là
các vật chất, vật thể có thể tác động trực tiếp đến các giác quan của con người, tạo
sự tập trung, thu hút lớn. Như chúng ta có thể trực tiếp xem được tượng Phật bà
nghìn mắt nghìn tay, chùa Dâu,… Tất nhiên nghe nhìn xong, công chúng cũng tha
hồ tưởng tượng thêm nhưng vốn đã có hình ảnh trực quan ban đầu.
Trái lại, ngơn ngữ không phải là vật thể cụ thể mà chỉ là một hệ thống kí hiệu. Cho
nên hình tượng mà thơ văn xây dựng lên khơng thể nghe nhìn một cách trực quan
mà phải thông qua tưởng tượng, liên tưởng.
Vẻ đẹp của nàng Vân, nàng Kiều trong thơ Nguyễn Du chỉ sống cùng năm tháng,
sống trong trái tim bạn đọc khi đọc tác phẩm kết hợp với liên tưởng để hình dung
vẻ đẹp của hai nàng:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Thuý Vân hiện lên với những gì đẹp đẽ nhất, đặc sắc nhất, thiêng liêng nhất
của tinh hoa đất trời: Hoa, trăng, ngọc, mây, tuyết. Đó là sự quy tụ của vẻ đẹp trời
đất, của thiên nhiên. Đó cũng là chuẩn của vẻ đẹp con người cần hướng đến trong
thi pháp văn học trung đại. Mỗi câu thơ, là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung
giai nhân. Cử chỉ, dáng đi đứng rất trang trọng, quý phái. Cách xử sự rất đúng mực,
đoan trang. Đây là vẻ đẹp toàn bích của một thiếu nữ trong sáng, dịu hiền, khơng
vướng một chút bụi trần.

Tác giả miêu tả khuôn mặt của Th Vân đầy đặn, sáng trong như khn
trăng trịn vành vạnh. Tiếng nói trong như ngọc. Miệng cười tươi như hoa. Tóc
mềm bóng mượt đến nỗi “mây thua”. Da trắng làm cho tuyết phải “nhường”. Rõ
ràng, ở nàng Vân là cái đẹp phúc hậu, đoan trang, cái đẹp chinh phục được xung
quanh.
Nếu vẻ đẹp của Vân là thuần phác, dịu hiền, đằm thắm, thì Kiều hiện lên với sự sắc
sảo, mặn mà hiếm có.
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn


Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hơn kém xanh”
Cái “thần” trong bức chân dung của Thúy Kiều nằm ở đôi mắt. Mắt nàng Kiều
xanh trong như nước mùa thu, lông mày thanh tú như dáng vẻ, nét núi mùa xuân .
Thế là đủ cho một tuyệt sắc. Trong nhân tướng học Trung Hoa, phàm ai có đơi mắt
vậy thì rất đa đoan và nặng tình. Chính “làn thu thủy” ấy đã dự cảm cho số phận
nghiệt ngã của nàng Kiều trong suốt 15 năm trời lưu lạc sau này.
Như vậy, hình ảnh nhân vật khơng trực tiếp tác động đến các giác quan của con
người mà ta chỉ có thể cảm nhận bằng năng lực cảm thụ, liên tưởng mà thôi. Đây là
nét đặc trưng, riêng biệt của văn học mà khơng loại hình nghệ thuật nào có thể có
được.
c. Khả năng biểu hiện khơng gian – thời gian
Chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác, mặc dù là vật chất, vật thể, nhưng hiển
nhiên hồn tồn có khả năng chuyển hóa thành những kí hiệu tượng trưng cho các
sự vật khác. Tuy nhiên, cho dù có gộp tất cả những chất liệu như: âm thanh, tiết
tấu, màu sắc, đường nét, hình thể,... cũng khơng thể nào tượng trưng cho mọi sự
vật, hiện tượng trong nhân sinh và vũ trụ này. Chính vì thế các loại hình nghệ thuật
khác đều mang những hữu hạn trong việc biểu hiện không gian, thời gian ở những
mức độ và hình thức khác nhau. Mặt khác, với tư cách là vật thể, những chất liệu

ấy cho dù có thứ nhẹ như lơng hồng thì tác phẩm cũng rất cồng kềnh. Một bức
tranh không thể vẽ hết được một cánh rừng bất tận, một bài hát khơng thể nói hết
được khói bụi chiến tranh,…
Trái lại, với tư cách là những kí hiệu phi vật thể, ngơn ngữ hay ngơn từ có thể cố
kết lại trong văn bản cực kì gọn nhẹ. Và đúng như một câu đố Nga: “Không phải là
mật nhưng lại dính với tất cả”, ngơn ngữ hay ngơn từ có thể hình dung bất kì sự vật
nào trong thế giới vĩ mô cũng như vi mô, hữu hình cũng như vơ hình. Lấy ngơn từ
làm chất liệu văn học mang tính cực trị và cực tiểu về không gian, cực lâu và cực
nhanh về thời gian là như vậy.
Thứ nhất, văn học tái hiện được cả không gian vật lý với cây đa, bến nước,
sân đình:
“Đầu làng cây duối
Cuối làng cây đa
Cây duối anh để làm nhà
Cây đa bóng mát này ra anh chào”
Hay:
“Hỏi đâu trúc mọc bờ ao
Ai xinh ai đứng nơi nào cũng xinh


Hỏi đâu táo rụng sân đình”
Cây đa, bến nước sân đình là biểu tưởng của làng quê Việt Nam, là nơi hị hẹn của
những đơi trai gái u nhau, nơi tụ tập sum họp, lễ hội của người dân, là nơi dừng
chân nghỉ ngơi sau ngày làm đồng vất vả, cùng nhau trò chuyện vui vẻ, cùng hát
cũng câu ca, điệu hị, điệu lí dân ca. Hiện thực cuộc ấy đi vào trong thơ ca như một
người tình yêu dấu tram năm không lỡ lời thề.
Thời gian trong văn học cũng vơ cùng độc đáo, đó là ánh nắng dịu ngọt của mật
vào buổi sáng bình minh, là ánh nắng vương vấn cuối ngày của buổi hồng hơn.
“Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Thứ hai, văn học khơng chỉ tái hiện khơng gian, thời gian vật lý, mà khung
thời gian tâm lý, tâm linh được diễn tả sâu sắc:
“Dạo hiên vắng thầm reo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác địi phen
Ngồi rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lịng thiếp riêng bi thiết mà thơi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Giữa khơng gian tĩnh mịch và vắng vẻ người chinh phụ bồn chồn, thấp thỏm chờ
tin chồng trở về. Nỗi cô đơn, buồn tủi phủ khắp bầu khơng gian để người thiếu phụ
cơ đơn, lẻ bóng suốt đêm thâu bao tháng ngày. Nếu tiếng yêu thúc giục nàng Kiều
“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” thì ở đây trước hiên vắng người chinh
phụ lại “thầm gieo từng bước”. Không gian nghệ thuật mà người nghệ sĩ gợi ra
chính là “hiên vắng” nhỏ hẹp trước nhà. Nàng lo lắng đi đi lại lại trong vô thức như
muốn reo rắc vào lòng người đọc những thanh âm của khổ sầu. Thẳm sâu trong
tâm hồn đang chất chứa bao nỗi khổ đau không nơi giãi bày. Cả không gian “trong
rèm” và “ngoài rèm” đều nặng nỗi buồn, bao phủ một lớp bụi hiu quạnh, cô đơn.
Phải chăng là:
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Sự chia lìa của thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử mới chua xót làm sao:
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dịng nước buồn thui hoa bắp lay”


Khơng gian gió mây chia lìa như một nghịch cảnh đầy ám ảnh. Trong thiên nhiên
gió mây vốn là người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ chẳng bao giờ chia lìa. Vậy mà

trong thơ Hàn Mặc Tử gió mây lại chia cắt đơi ngả như tình và lịng người bấy lâu,
như chính mối tình của Hàn Mặc Tử.
Nhìn lại quan niệm về thời gian, không quan qua các thời kì và thơng qua lăng
kính của người nghệ sĩ là vô cùng khác nhau. Nếu thời gian trong thi ca trung đại
là “thời gian tuần hoàn” nghĩa là thời gian được hình dung như một vịng trịn quay
liên tục, tái diễn, hết vòng này đến vòng khác. Đã là vòng trịn tuần hồn thì thời
khắc, thời đoạn có qua đi thì cũng có thể quay trở lại. Quan niệm thời gian tuần
hồn xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm
thước đo thời gian.
Ngược lại, thời gian trong thơ Xuân Diệu là “thời gian tuyến tính” nghĩa là thời
gian được hình dung như một dịng chảy xi chiều, một đi khơng trở lại. Vì vậy
mỗi khoảnh khắc trơi qua là mất đi vĩnh viễn. Cho nên tâm trạng của con người
trước cuộc đời vì thế cũng khơng cịn an nhiên, chậm rãi mà sống nhanh, sống vội,
sống gấp hơn.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”
Xn Diệu nhìn cuộc đời bằng đơi mắt xanh non biếc rờn nhưng cũng khơng tránh
khỏi những hồi nghi, mất mát. Điều thi sĩ sợ nhất là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau
tới, bởi thời gian là tuyến tính nên thời gian như một dòng chảy mà mỗi một
khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Bởi vậy, cách sống Xuân Diệu lựa chọn là
sống nhanh để tận hưởng, tận hiến thời gian.
“Nhanh lên chứ, vội vàng lên mới chứ
Em ơi em, tình non sắp già rồi”
d. Tính phổ thông của văn học trong sáng tác, truyền bá, tiếp nhận, lưu
trữ
Ngơn ngữ có một đặc điểm tuyệt diệu là vốn sở hữu chung của mọi người nhưng
đồng thời cũng là sở hữu riêng trọn vẹn không cần phải chia cho từng người. Do
đó, là một phương tiện vừa để tự biểu hiện lại vừa để giao tiếp với người khác. Từ
đó, về mặt sáng tác, nếu quả mỗi người đều có mầm mống nghệ sĩ thì nghệ sĩ ngôn
từ dễ nảy mầm nhất. Và dễ dàng nhận thấy việc sáng tác, xuất bản, lưu trữ, phát

hành, tiếp nhận,… của văn học ít phải đầu tư về phương diện vật chất hơn nhiều so
với các loại hình nghệ thuật khác. Chỉ cần nhắc tới việc xuất bản một số lượng lớn
những tác phẩm văn học mà vẫn đưa được bản chính đến tận tay từng người đọc,
chứ chưa cần đề cập đến vốn đầu tư cho một cuốn phim lớn như thế nào. Đó là
chưa kể tùy theo sở thích và hồn cảnh của mình người đọc được tự do tuyệt đối
trong việc thưởng thức: đọc nhanh, đọc chậm, liền mạch hay nhảy cóc, đọc dở
dang hay đọc đi đọc lại.


Tiểu kết:
Tác phẩm văn học không chỉ phụ thuộc vào chất lượng mà còn phụ thuộc vào rất
nhiều điều kiện khác nhau trong quá trình truyền bá, tiếp nhận của bạn đọc. Ngày
nay, trong xã hội hiện đại, bùng nổ của văn hóa nghe nhìn đầy hấp dẫn, thú vị, mới
mẻ, tính chất phi trực quan của văn học ngày càng tỏ ra ít thuận tiện và ưu thế. Tuy
nhiên, do văn học là nghệ thuật ngôn từ, văn học bao giờ cũng bộc lộ khuynh
hướng tư tưởng sâu sắc hơn và phản ánh hiện thực toàn diện hơn với cách tiếp
nhận và cảm nhận bằng chính sự liên tưởng của người đọc.
4. Chức năng của văn học
Để làm rõ được luận điểm: “Trong tương lai con người có cần đến văn học nữa hay
khơng? Vì sao?”, chúng ta phải làm rõ giá trị của văn học trong tương quan với các
loại hình nghệ thuật khác.
Xuất phát từ nhu cầu giáo dục, giải trí, thẩm mỹ, mà văn học ra đời nhằm đáp ứng
những nhu cầu đó. Như vậy, nhận xét từ phía cá tính sáng tạo, từ bản chất văn học,
từ góc độ tiếp nhận thưởng thức có thể thấy văn học mang nhiều chức năng trong
bản thân nó như một hành động ý thức xã hội từ sáng tạo đến tiếp nhận. Tính đa
chức năng của văn học được quyết định bởi tính thống nhất đa dạng của đối tượng
nghệ thuật và tính đa nhu cầu của đời sống xã hội và chủ thể sáng tác.
Chức năng của văn học thường vận động, biến đổi theo sự đổi thay nhu cầu của
con người trong đời sống xã hội. Mỗi một thời đại, một dân tộc tùy hoàn cảnh lịch
sử cụ thể của mình mà có những u cầu khác nhau đối với hoạt động văn học và

mỗi cộng đồng, mỗi giai cấp, mỗi cá nhân lại tùy vào điều kiện thực tại của mình,
mục đích thực tiễn của mình để có thể khai thác, tận dụng các khả năng tiềm tàng
khác nhau của văn học.
Khi cuộc sống thanh bình người ta thích ngâm thơ, vịnh nguyệt tìm thú vui trong
thưởng thức văn chương. Lúc cả xã hội dồn sức đấu tranh chống giặc ngoại xâm
thì chức năng, nhận thức giáo dục của văn học được đề cao: “Văn chương là vũ khí
chiến đấu”.
a. Chức năng thẩm mỹ (chức năng bản chất của văn học)
Tình cảm thẩm mỹ là đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật. Nó cho phép văn
học thể hiện chức năng tình cảm thẩm mỹ. Chức năng này là chức năng bao chum
đặc trưng của văn học.
Thẩm mỹ là một phạm trù mang đặc điểm vừa có nét khách quan, vừa có nét chủ
quan. Trong tiếp nhận, đánh giá theo một cách nhìn nào đó mang quan hệ người thì
trăng sao, cây cỏ, cái chết, sự sống,… lại có thể trở thành cái đẹp, cái xấu, cái cao
cả anh hùng hay cái bi, cái hài, trở thành những xúc động có thể làm con người
thỏa mãn, thích thú, sung sướng, hay khó chịu, khổ đau.
Cái thẩm mỹ tồn tại rất nhiều ở dưới các dạng cụ thể khác nhau. Giá trị thẩm mỹ
không chỉ là cái đẹp mà ngay cả cái xấu, cái thấp hèn. Đó là những khách thể thẩm
mỹ gắn với con người chủ thể thẩm mỹ, cái thẩm mỹ hiện ra với nhiều cung bậc,



cấp độ khác nhau: xúc động thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ. Trong
tác phẩm nghệ thuật thì hình tượng thẩm mỹ là đặc trưng bản chất thể hiện sức
sáng tạo của nghệ thuật, khơng có các phương diện thẩm mỹ thì khơng thành hoạt
động văn học nghệ thuật.
Như vậy, thẩm mỹ trong văn học là tiếng nói của tình cảm thẩm mỹ (hay tình cảm
của con người xã hội mang tính thẩm mỹ) nghệ thuật như một hoạt động từ sáng
tạo đến tiếp nhận đều khởi đầu bằng xúc động thẩm mỹ. Khi xúc động thẩm mỹ
kéo dài sẽ thành tình cảm thẩm mỹ. Ngược lại, khơng có xúc động thẩm mỹ, tình

cảm nghệ thuật thì khơng có hoạt động nhận thức, sáng tạo nghệ thuật.
Thứ nhất, chức năng thẩm mỹ thể hiện ở việc phản ánh cái đẹp ngay cả
những cái xấu (thẩm xú). Trước hết, phản ánh và nhận biết cái đẹp trong văn
chương không phải là sao chép, chụp ảnh một cách nguyên xi mà phải chọn lọc,
khái quát một cách công phu, thực hiện điển hóa nghệ thuật. Nghĩa là làm cho cái
đẹp trong hiện thực hiện lên rõ hơn, sâu sắc hơn, xúc động hơn. Nhờ nghệ thuật mà
cái đẹp trong cuộc sống thực vốn dễ trơi qua với dịng chảy liên tục của cuộc sống
được cố định, lưu giữ. Đời sống được bổ sung, giàu có thêm bởi cái đẹp của thế
giới nghệ thuật, giúp con người có điều kiện chiêm ngưỡng, suy ngẫm cái đẹp
thiên hình vạn trạng như vĩnh hằng, như thoảng qua của vũ trụ, trái đất, con người,

Cái đẹp của tạo hóa thiên nhiên được đưa vào trong thơ đầy lãng mạn, thi vị trong
thơ của Nguyễn Khuyến:
“ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trơng như từng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”

Mùa thu của vùng đồng bằng Bắc Bộ có cái dịu ngọt, nhè nhẹ, khoan thai rất hợp
với lòng người. Một màu “xanh ngắt” chứ chẳng phải mang màu xanh lục, xanh
dịu, màu xanh ấy không chỉ đơn thuần là nền màu của bầu trời mà nó cịn mang cả
cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu. Không gian mở ra theo cả chiều sâu
biết “mấy tầng cao”, và nổi bật lên cùng những hình ảnh ấy là những “cần trúc”
đang khẽ đung đưa trong gió thu. Từ láy “lơ phơ” khơng làm cho khung cảnh trở
nên vắng vẻ đìu hiu, mà nó lại hịa hợp với tiết trời sang thu đến lạ kì. Xuân đến
mang những mầm non mới mọc cho đến ngày thu về, những thân măng đã trở
thành thân tre, có hình dáng cong cong như chiếc cần câu cùng với những chiếc lá
xanh non thưa thớt. Làn gió hắt hiu, nhè nhẹ sự có mối liên kết với những cành
trúc nhỏ, mang đến một cảm giác rất ấm áp, sâu kín, nhẹ nhàng và tinh tế. Thu



trong thơ Nguyễn Khuyến khiến lòng người tê dại, khung cảnh của một vùng quê
thanh bình, giản dị, mộc mạc.
Văn chương còn phản ánh cái đẹp trong xã hội, cách ứng xử giữa con người với
con người. Giữa cuộc sống mưu sinh, vật lôn với cơm áo gạo tiền của những cậu
bé trong “Chiến binh cầu vòng” vẫn giàu nghị lực, khát vọng vươn lên trong cuộc
sống. Mười một em với mười một cá tính, ước mơ, hồn cảnh riêng nhưng trong
đôi mắt đều rực cháy khát vọng được đến trường, được ánh sáng của con chữ soi
sáng cuộc đời. Cuộc sống của những cô cậu bé phải làm culi để kiếm sống vẫn
luôn yêu thương, giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập. Người nọ truyền lửa cho
người kia. Cứ thế các em viết lên câu chuyện tuổi thơ của riêng mình tuy nghèo
khổ nhưng ngập tràn tình yêu thương.
Đến với văn chương chúng ta tìm thấy những xúc cảm, giá trị của tình người từ
hiện thực cuộc sống. Những cung bậc cảm xúc dường như khó diễn tả mà qua
ngôn từ của nghệ thuật văn chương bỗng trở nên chân thực, chạm đến cảm xúc của
lòng người.
Nếu hiểu giá trị thẩm mỹ chỉ là cái tốt thì hơi phiến diện mà giá trị thẩm mỹ còn đề
cập đến cả cái ác, cái xấu, cái đê hèn, thấp kém. Nhưng đề cập đến những khía
cạnh ấy khơng phải làm hạ thấp giá trị văn học mà nói đến cái xấu, cái ác, để hủy
diệt cái xấu, hướng tới những điều tốt đẹp. Trong đời sống nói chung, cái đẹp và
cái xấu, “ánh sáng” và “bóng tối” khơng phải bao giờ cũng phận biệt rạch ròi.
Chẳng những thế, con người có một đặc tính mà như L. Tơn- xtơi gọi là tính “lưu
luyến” (fluidité). Khi thơng minh, khi lại ngu dốt, khi mạnh mẽ, khi lại yếu đuối,
khi ác, khi thiện, khi vui, khi buồn… Chính con người cần đến văn chương để bồi
đắp lí tưởng thẩm mĩ, dùng cái nhìn của văn học để nhận thức, phân biệt thiện – ác,
tốt – xấu. Quan trọng hơn, văn nghệ, văn học giúp người ta ghét cái ác, yêu cái
thiện, ghê cái xấu, mến cái tốt. Hoặc bằng thái độ phê phán hoặc châm biếm, có
khi cả hai, văn chương giúp con người tránh xa cái xấu, vươn tới cái đẹp, cái thiện.
Có thể nói, văn chương chân chính từ xưa đến nay, ngay cả khi nói về cái xấu, cái
ác cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện của con người. Trong văn

học Việt Nam, từ truyện cổ tích, từ ca dao đến thơ ca ngày nay đều mang đặc tính
ấy. Truyện Tấm Cám xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập thuộc hai thái cực hoàn
toàn trái ngược nhau. Mẹ con Cám là các nhân vật phản diện, là hiện thân của cái
ác. Ở đây, tác giả dân gian khai thác, thể hiện sự tăng tiến của cái ác. Từ việc đối
xử không công bằng với Tấm đến những âm mưu và hành động hãm hại Tấm,
thậm chí lấy mạng cơ Tấm. Chính sự gia tăng tội ác này mới đáng sợ. Qua quá
trình gia tăng ấy, tác giả dân gian muốn hình thành ở người đọc sự căm ghét và
phản đối ngày một quyết liệt hơn. Quan trọng hơn, khát vọng về cái đẹp, cái thiện


được đề cao. Cụ thể qua hai tình tiết. Thứ nhất, mặc dù mẹ con Cám hết lần này
đến lần khác hãm hại Tấm, thậm chí ngày một tàn độc hơn, cơ Tấm vẫn bền bỉ, vẫn
tiếp tục hóa thân để chuẩn bị cho sự trở lại. Nhân dân thể hiện niềm tin vào cái đẹp,
cái thiện, cơng lí. Rằng chúng là bất diệt, cái ác không bao giờ chiến thắng được
hoàn toàn cái thiện. Thứ hai, với sự “lên ngôi” của cô Tấm và việc mẹ con Cám bị
trừng phạt, tác giả dân gian thể hiện khát vọng về chiến thắng cuối cùng của cái
đẹp, cái thiện cũng như sự diệt vong của cái ác, cái xấu! Mặc dù trong phần lớn
câu chuyện, cái ác, cái xấu liên tục thắng thế, chèn ép cái thiện, cái đẹp. Nhưng khi
truyện kết thúc, độc giả vẫn hài lòng với sự bất diệt tất yếu của cái đẹp.
Văn học chân chính qua bao thời đại vẫn giữ nguyên lập trường về cái xấu, cái ác.
Không bao giờ và không ở đâu cái xấu, cái ác lại được đề cao, trân trọng. Văn
chương trung đại đã có biết bao bản cáo trạng bằng thơ đanh thép tố cáo tội ác của
quân xâm lược như Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỗ xuống dưới hầm tai vạ.
Những tội ác mà “trúc Lam Sơn không ghi hết tội” ấy, nghìn đời khơng thể
dung thứ. Và tác giả của áng “thiên cổ hùng văn” đã thể hiện rất rõ thái độ căm hận
đối với tội ác quân thù, giống như Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn khi xưa
mang mối hận “chưa xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu” quân thù. Cái khát vọng
bình yên no ấm cho nhân dân, khát vọng tự do cho dân tộc đã được thể hiện qua

cách mà các nhà thơ, cũng như những viên tướng trực tiếp chiến đấu chống ngoại
xâm, gửi gắm trong thơ ca. Cái ác trong văn chương của họ hiện lên làm bất cứ
người dân Việt Nam nào cũng phải trào sôi nỗi căm hận quân thù và xót thương
cho số phận nhân dân ta.
Có thể nói văn học viết về cái xấu, cái ác cịn là trên góc độ những nạn nhân của
chúng. Tức là khai thác mâu thuẫn giữa cái đen tối và cái tốt đẹp cũng như với thân
phận con người. Từ việc chỉ ra cái xấu, cái ác và sự xâm hại của nó đến cái đẹp,
đến những giá trị cao cả, văn học đem đến cho con người cảm nhận về cái bi
(tragic). Cái bi cũng hướng tâm hồn con người đến cái đẹp, cái thiện. Và cũng như
Arít-xtốt nói, có khả “thanh lọc” (catharsis) tầm hồn con người. Ông viết trong Thi
học: “… Với những tình tiết làm thức tỉnh tình thương và sự sợ hãi, và qua đó,
thực hiện sự thanh lọc đối với những cảm xúc ấy”.
Từ góc độ mĩ học, có thể nhìn nhận cái xấu, cái ác như những phạm trù thẩm mĩ
cục bộ – với cái đẹp – mang ý nghĩa khái quát, là hạt nhân của mĩ học, cái mà để
chính xác nên gọi là cái thẩm mĩ (aesthetic). Có thể nói, cái xấu, cái ác cũng là một


phần tạo nên cái thẩm mĩ, là mặt biện chứng của cái đẹp (cục bộ). Do đó hồn tồn
có thể xuất hiện trong nghệ thuật. Cố nhiên, nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm
thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện. Nếu viết về cái tiêu cực mà khơng có điểm
tựa lí tưởng thẩm mĩ và nhất là định hướng thẩm mĩ, tác phẩm sẽ rơi vào chủ nghĩa
tự nhiên hoặc chủ nghĩa dung tục. Chức năng thẩm mĩ là chức năng quan trọng
nhất của văn chương, nó làm cho nghệ thuật trở thành hoạt động tinh thần khơng
thể thay thế được.
Nhà văn phải có con mắt tinh đời để phát hiện ra bản chất cuộc sống, những bản
chất khơng hiện lộ ra ngồi ở những điều dễ thấy. Nhà văn cần phải có tài năng để
xây dựng một thế giới hình tượng hấp dẫn và có tâm huyết để phản ánh đúng sự
thật cuộc sống mà khơng thốt li, ảo tưởng.
Thứ hai, văn học khơng chỉ phản ánh cái đẹp mà còn sáng tạo cái đẹp (cái cần
có, nên có trong hiện thực cuộc sống). Văn chương đồng nghĩa với sự sáng tạo.

Mỗi “sáng tạo nghệ thuật chân chính” ln phải tốt ra ở nội dung tư tưởng, một
thái độ suy nghĩ của người viết ẩn sâu trong đó, và một tình cảm, tấm lịng mà
người nghệ sĩ muốn gửi gắm đến bạn đọc. “Mỗi sáng tạo nghệ thuật chân chính
tuyệt nhiên khơng phải là sự minh họa đơn giản cho tư tưởng này hoặc tư tưởng
khác, cho dù ấy là tư tưởng rất hay”. Bởi mỗi tác phẩm được xem là thành cơng, có
chỗ đứng trong lòng bạn đọc cũng như trụ vững với thời gian không bao giờ đồ
chiếu y nguyên hiện thực cuộc sống, cũng không bao giờ là lời lên gân cho những
tư tưởng trong tác phẩm. Rõ ràng, để thể hiện suy nghĩ, thái độ, cũng như tư tưởng
trong sáng tác của mình, người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những hình tượng độc đáo,
và qua hình tượng ấy để nói lên quan niệm suy nghĩ, thái độ bản thân. Mỗi một “sự
minh hoạ giản đơn” sẽ không bao giờ làm nên sức sống của tác phẩm, sẽ bị đào
thải cùng với thời gian, đúng như nhà văn Nam Cao đã từng nói: “Văn chương
khơng cần đến những người thợ khéo tay làm nên một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tịi, khơi những nguồn chưa ai
khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Người nghệ sĩ trong q trình lao động nghệ
thuật ln ln phải tìm tịi sáng tạo, có khi là dùng nhân vật hình tượng để gửi
gắm tâm tư tình cảm của mình, có khi phát biểu tư tưởng ấy bằng một hình thức
nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, chính điều đó sẽ góp phần tạo nên thành cơng cho
tác phẩm.
Ở Việt Nam ta không thể không nhắc đến Nam Cao- nhà văn nhân đạo lớn. Tại sao
nói ơng là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy? Những trang viết của Nam Cao về người
trí thức nghèo trước cách mạng tháng Tám cũng chính là những suy tư, trăn trở của
chính con người Nam Cao. Trong đó bi kịch của nhân vật Hộ trong “Đời thừa” thể


hiện rõ nhất những trăn trở, suy tư của ông với tư cách con người và nghệ sĩ. Hộ
vấp phải bi kịch đầu tiên đó là bi kịch về những giấc mộng văn chương. Đối với
anh, văn chương là trên hết, là khát vọng lớn nhất của anh. Anh muốn viết tác
phẩm “lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng lịng thương tình
bác ái, sự cơng bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Một giấc mơ cao cả và

chính đáng, anh có quyền mơ như thế với tư tưởng lớn như vậy. Thế nhưng đớn
đau thay “cơm áo không đùa với khách thơ”. Anh khơng thể sống ích kỷ cho riêng
mình, anh cịn có mẹ già và vợ con, anh phải sống có trách nhiệm. Chính những
nỗi âu lo về tiền bạc đã níu kéo giấc mộng văn chương của đời trai trẻ. Làm thế
nào đây khi mai lại đến hạn nộp tiền? Sống sao khi đàn con thơ chưa ăn được bữa
no? Anh phải viết, bắt buộc phải viết thật nhanh và vội để khơng chết đói. Cái
nghèo đói và trách nhiệm gia đình đã đẩy anh vào bi kịch văn chương. Anh khơng
khóc nhưng có lẽ ta có thể thấu những những giọt nước mắt chua xót bất lực của
anh. Có người cho rằng anh chính là hình ảnh của Nam Cao thời kỳ trước cách
mạng. Khơng, Nam Cao đã có có thể bị áo cơm ghì chặt nhưng ơng vẫn hơn Hộ,
ông đã viết nên những áng văn hay nhất về cuộc đời và những kiếp lầm than như
Chí Phèo, Làng, Đời thừa... Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc
đáo trong Đời thừa. Đó là ca ngợi khát vọng đẹp đẽ của Hộ và sự cảm thơng sâu
sắc với người trí thức nghèo. Phải có những hiểu biết sâu sắc về tâm tư tình cảm
con người thì Nam Cao mới viết nên những câu văn lay động lịng người như thế.
Nhà văn khơng “phản ánh để phản ánh” mà sau những câu chữ dường như lãnh
đạm ấy lại chính là một tấm lịng sơi nổi, nhiệt thành, một trái tim của tình nghĩa.
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đời vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền tây.”
Người nghệ sĩ phải hút lấy chất mật ngọt tinh túy nhất của “quặng” cuộc đời,
chưng cất những chất liệu hiên thực để tạo nên tác phẩn thật sự có giá trị ở đời.
Sáng tạo nghệ thuật là một hành trình lao động miệt mài và thấm đẫm những giọt
nước mắt. Để trở thành nhà văn khơng khó nhưng một nhà văn chân chính lại
khơng hề dễ dàng. Người nghệ sĩ phải sống thật với đời, “cảm” sâu những tiếng
nói tình cảm vẫn ngày đêm thổn thức giữa chốn bộn bề, khơng ngừng sáng tạo và
bồi dưỡng tâm hồn mình để tư tưởng tình cảm tốt đẹp có thể lan tỏa muôn nơi. Văn
học dẫu cho cùng vẫn là câu chuyện của những trái tim đồng điệu, của những tiếng

nói đồng tình, đồng chí, đồng ý vì thế bạn đọc phải nâng cao nhận thức cũng như
không ngừng bồi đắp trái tim cho đẹp, cho tốt. Khi ấy văn học đã hoàn thành sứ


mệnh thiêng liêng của mình: hướng con người đến giá trị đích thực Chân – Thiện –
Mỹ.
Văn chương mn đời là mảnh đất bí ẩn cần được khai thác. Chắt chiu từng những
hạt bụt vàng giữa cuộc đời để đúc nên “bông hồng vàng”, nhà văn thực sự đem lại
hạnh phúc cho cuộc sống và chính mình. Tác phẩm văn học dù cho viết về cái xấu
hay cái tốt, lương thiện hay tàn ác nhưng một khi đã bắt rễ vào hiện thực và chất
chứa những giá trị nhân văn to lớn thì mãi mãi văn học sẽ sống và bầu bạn với con
người dẫu “mọi lý thuyết là màu xám, chỉ cầy đời mãi mãi xanh tươi” (Gớt)
Thứ ba, văn học giúp chúng ta bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ. Nhờ tiếp xúc với
các tác phẩm nghệ thuật, con người dễ nhận ra cái hay, cái đẹp của văn chương, có
được những kinh nghiệm thẩm mỹ để nhìn ra cái đẹp của đời sống xã hội và tâm
hồn con người. Văn học nghệ thuật là nơi ni dưỡng tình cảm thầm mỹ, gìn giữ
và phát triển chất nghệ sĩ nơi tâm hồn, làm con người biết yêu thương, chân quý
cái tốt, cái đẹp, biết căm ghét cái xấu, cái ác. Chính ở chỗ này văn học giúp con
người vươn đến cái đẹp, cái hồn thiện, nhân đạo hóa con người, làm con người trở
thành Người hơn.
b. Chức năng nhận thức
Xuất phát từ nhu cầu khác nhau của con người mà văn học ra đời nhằm thỏa mãn
những nhu cầu đó. Như vậy, chức năng nhận thức cũng nhằm thỏa mãn yêu cầu
của con người. Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn
học. Nó có thể đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời
sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên
nhiên ở nước mình và trên khắp thế giới. Văn học là bộ bách khoa toàn thư về cuộc
sống. Ăng-ghen cho rằng đọc tiểu thuyết của Ban-zắc, người ta có thể hình dung và
hiểu về xã hội nước Pháp hơn là đọc sách của nhiều ngành khoa học xã hội cộng
lại. Được như vậy là nhờ chức năng nhận thức của văn học.

Mặt khác, văn học cịn giúp con người nhận thức về bản thân mình. Từ bao nhiêu
thế kỉ nay, con người thường băn khoăn trước những câu hỏi lớn:
“Mình từ đâu đến?”; “Mình sống để làm gì?”; “Vì sao đau khổ; “Làm thế nào để
sung sướng, hạnh phúc ?”… Toàn bộ văn học cổ kim, đơng tây đều thể hiện sự tìm
tịi, suy nghĩ không mệt mỏi của con người để giải đáp những câu hỏi đó. Ở nước
ta, văn học dân gian và các tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Ngơ Tất Tố,
Nam Cao, Tố Hữu… đều cho thấy cái gì là đáng yêu, đáng ghét trong xã hội, giúp
chúng ta có khả năng phân tích, đánh giá để nhận ra chân giá trị của mỗi con
người. Nguyễn Du miêu tả những cảnh đời, những số phận bị vùi dập, khổ đau để
thấy khát vọng về quyền sống của cọn người mãnh liệt biết chừng nào. Văn học
cách mạng thể hiện quan điểm sống chết của nhiều thế hệ sẵn sàng hi sinh cho sự


nghiệp cứu dân, cứu nước. Thậm chí, từ những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt trong
cuộc sống được nhà văn đưa vào tác phẩm cũng giúp người đọc soi mình vào đó để
sống tốt hơn. (Đi đường, Tự khun mình, Ốm nặng – Hồ Chí Minh; Con cá chột
nưa, Trăng trối – Tố Hữu…).
Bộ sử thi Mahabrahata cho ta thấy tồn cảnh xã hội Ấn Độ thời kì cổ đại, những
giá trị, quan niệm về đạo đức, đạo lý, về tình u, sức mạnh,… Khơng những vậy,
văn học giúp ta nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính đời sống tinh thần của con
người và của chính mình. Đó là những chấn thương tâm lý, những ẩn ức, nỗi đau
thầm kín hay do ảnh hưởng bởi chấn thương tâm lý khi còn nhỏ đã ám ảnh, day dứt
con người như thế nào. Đến với “Nỗi buồn chiến tranh” ta càng thấm thía hơn điều
đó. Chiến tranh qua đi nhưng đau thương cịn mãi. Người lính được trở về gia đình,
q hương, trở lại cuộc sống thanh bình, rời xa khói lửa của chiến trường, của chết
chóc, của những thây xác đồng đội ngã xuống không manh chiếu che thân, không
mảnh vải đắp lên người,…Nhưng khi trở về cuộc sống thực họ vẫn ln bị ám ảnh
những kí ức của chiến tranh, đặc biệt là sự chết chóc, thương tâm, đau xót từ
những người anh em đồng đội. Thậm chí, họ khơng thể ngủ bởi giấc mơ kinh

hồng, cuộc sống họ bị đảo lộn và thực tế cho thấy việc hòa nhập lại với cuộc sống
của cộng đồng thời bình cũng gặp vơ vàn khó khăn.
Văn học đã khai thác ngay cả những góc khuất tưởng chừng như sâu kín nhất của
con người. Đến với cuốn sách “Báu vật cuộc đời” ta có thể nhìn thấu được xã hội
Trung Hoa một thời với những hủ tục trà đạp lên người phụ nữ đầy tàn nhẫn. Báu
vật ở đời của ông đã khái quát trọn vẹn cả một giai đoạn lịch sử hiện tại đầy bi
tráng của đất nước Trung Hoa thông qua số phận các thế hệ trong gia đình Thượng
Quan. Ngẫu nhiên ta sẽ bắt gặp chút nét đẹp mà buồn như Kawabata từng viết
trong “Người đẹp ngủ mê”. Chỉ cần khơi gợi chút ít thơi cũng đủ sức ảnh hưởng dữ
dội đến tâm hồn ta. Hình ảnh những người phụ nữ ấy, các biểu tượng phồn thực
như những thiên thể có hình dáng ngực và mơng tràn đầy sức sống nhưng bị trói
nhốt bởi các hủ tục nặng nề: tục bó chân, bạo lực phụ nữ, bởi tuổi tác, bởi chính
bản thân con người họ đã thâu tóm trịn đầy linh hồn bộ tiểu thuyết đồ sộ hơn một
nghìn trang.
Như vây, văn học đã cung cấp tri thức để chúng ta tự nhận thức. Đây là điểm
rất khác biệt của văn học so với các loại hình nghệ thuật khác. Bởi đó là cả một q
trình nhận thức, tư duy để tìm hiểu cuộc sống, thế giới với mn hình vạn trang,
tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán và ngay cả thế giới nội tâm, những ẩn ức
cá nhân của mỗi con người. Văn học thường thể hiện đời sống tinh thần qua trường
hợp, mối quan hệ cụ thể. Người nghệ sĩ sẽ thiết lập một ranh giới của thế giới nghệ
thuật và người đọc sẽ trải nghiệm trong thế giới nghệ thuật mà người nghệ sĩ tạo
ra, từ đó chiêm nghiệm, tự rút ra cho mình bài học, kĩ năng, tri thức. Đây cũng là


cách ghi nhớ vô cùng sâu sắc, giúp ta thu nạp thêm nhiều tri thức. Tuy nhiên, năng
lực nhận thức của mỗi người là khác nhau, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như
năng lực cảm thụ cái đẹp, vào cách nhìn, cách lý giải, năng lực cảm thụ cái đẹp của
người tiếp nhận và người sáng tác. Nhờ tính cá thể trong q trình tiếp nhận văn
học mà chiều sâu nhận thức cũng rất đa dang, phong phú, nhiều màu sắc, cung bậc.
Đó là cái đẹp riêng của văn chương mà các hình thức nhận thức khoa học khơng

thể có được. Với những tác phẩm văn học lớn, giá trị nhận thức, thẩm mỹ của nó
như mãi trường tồn và sâu rộng thêm cùng thời gian và các thế hệ người đọc khác
nhau.
c. Chức năng giáo dục
Bắt nguồn từ nhu cầu sống về nhiều phương diện, văn học nghệ thuật trong hoạt
động của nó có mục đích truyền đạt tri thức, kinh nghiệm sống nói chung, trong đó
có phương diện thẩm mỹ cho người tiếp nhận. Chức năng giáo dục của văn học
cũng xuất phát từ đó. Ở mỗi thời kì, văn học lại thực hiện những chức năng giáo
dục riêng. Từ cổ xưa, Kinh Thi đã rất chú ý giáo dục lễ giáo, phẩm hạnh con
người. Arixtot nhận mạnh tác dụng thanh lọc của hài kịch. Văn học phong kiến
Trung Hoa, Việt Nam trong nhiều thế kỉ đề cao nhiệm vụ “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ
ngôn chí”. Văn chương giáo huấn đạo đức phong kiến thấm sâu trong Lục Vân
Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Mỗi nhân vật đều biểu tượng cho phẩm chất đạo đức
nhất định: người anh hùng trượng nghĩa, cương trực, khảng khái, người anh hùng
lý tưởng của dân, gần dân, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho nhân dân –
Lục Vân Tiên. Một Kiều Nguyệt Nga thủy chung son sắt, mang vẻ đẹp của người
con gái công – dung – ngôn – hạnh,…
Văn học thế kỉ XVIII ở châu Âu coi trọng nhiệm vụ khai sáng. Letxing cho rằng
sân khấu phải trở thành trường học đạo đức và tất cả các thể loại thơ ca đều phải
uốn nắn chúng ta. Văn thơ yêu nước, cách mạng Việt Nam luôn thấm nhuần chức
năng giáo dục tinh thần yêu nước, yêu dân, chí khí anh hùng bất khuất:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền khơng khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Nguyễn Đình Chiểu coi thơ văn là phương tiện dùng để chiến đấu, để cổ vũ sự
nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân, cổ vũ tinh thần anh dũng trong các
cuộc chiến.
Thứ nhất, từ bản chất thẩm mỹ của mình văn học có điều kiện thực hiện chức
năng giáo dục thẩm mỹ. Đó là q trình nâng cao năng lực thẩm mỹ của con
người trong đó có việc bồi dưỡng các cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lý
tưởng thẩm mỹ. Từ đó, con người có khả năng tiếp cận và tiếp nhận cái đẹp một

cách có hiệu quả hơn.


Các tác phẩm ở những thời đại khác nhau cho chúng ta biết được sự đánh giá về
cái đẹp của giai đoạn đó. Từ những nhân vật cụ thể trong tác phẩm mà người đọc
xây dựng cho mình lý tưởng thẩm mỹ cho phủ hợp.
Hình tượng Từ Hải trong “Truyện Kiều” ngoài ý nghĩa là mơ ước tự do và cơng lí
của Nguyễn Du, nó cịn có tác dụng khơi dậy ở người đọc ý chí độc lập tự do, ý
thức không cam tâm làm nô lệ, ý thức tháo củi sổ lồng đạp bằng mọi bất công ở
con người. Hình tượng Kiều lại giáo dục con người ta lịng hiếu nghĩa với cha mẹ,
lòng chung thủy vợ chồng, ý thức ln ln khơi dậy trong cuộc sống.
Trong khi đó thì Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh … là những hình tượng làm cho
người đọc căm ghét thì Từ Hải lại là nhân vật làm cho người ta thương yêu, trân
trọng, đấy chính là mặt trái và mặt phải của tác dụng thẫm mĩ của hình tượng văn
học.
Thứ hai, văn học khêu gợi tư tưởng, tình cảm, ni dưỡng tâm hồn, niềm tin
vào con người. Văn học có khả năng hướng thiện: luôn hướng con người đến cái
thiện thông qua việc hình thành quan điểm đạo đức, khơi gợi tình cảm đạo đức cho
con người thơng qua hình tượng nhân vật điển hình. Từ những hình tượng như Lạc
Long Qn, Âu Cơ, Thánh Gióng, cơ Tấm, Thạch Sanh,… trong truyện cổ tích;
hình tượng Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga,… trong văn học chữ Nơm
đến hình tượng mẹ Tơm, mẹ Suốt, anh hùng Núp, Tnú,… trong văn học hiện đại đã
ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm đạo đức của lớp lớp thế hệ người Việt Nam.
Thứ ba, văn học là nơi ni dưỡng tình cảm nhân ái. Những tác phẩm văn học
ưu tú ln có khả năng khơi dậy trong chúng ta khả năng đồng cảm; làm cho ta
biết yêu, biết buồn; dậy cho ta biết yêu, biết ghét, biết khinh bỉ sự phản trác, cái tẹp
nhẹp, tầm thường, lười biếng,… Ta thương Sọ Dừa vì hình dáng tội nghiệp nhưng
luôn luôn cố gắng vươn lên; ta thương Cơ Tấm vì ln bị kẻ xấu hãm hại; ta thích
Thạch Sanh vì ln chiến đấu vì người khác, bảo vệ nhân dân; ta mến Gióng vì
nhỏ tuổi nhưng có quyết tâm đánh giặc cứu nước,…Ta ghét mẹ con nhà Cám, Lý

Thơng,… vì chúng ln dùng thủ đoạn để hãm hại người tốt, mong muốn có được
danh lợi nhờ sự lừa lọc, lợi dụng kẻ khác,…
Thứ tư, văn học khơi dậy trong tâm hồn ta niềm tin vào sự tất thắng của cái
thiện, niềm tin vào cuộc sống,…Cô Tấm hay Thạch Sanh dù có phải trải qua bao
nhiêu sóng gió, bao nhiêu thử thách trong hành trình của mình nhưng vẫn giành
được thắng lợi cuối cùng, vẫn có được tình yêu và hạnh phúc.


Ngồi ra, chức năng giáo dục của văn học cịn ở tính chiến đấu của nó. Văn
chương là vũ khí đấu tranh giai cấp. Tính chất “vũ khí” của văn chương biểu hiện
tập trung ở chỗ này. Cải tạo là phê phán cái cũ, cái xấu, cái lạc hậu, đề xuất cái mới
cái tốt cái tiến bộ cách mạng. Nếu văn chương chỉ vạch ra cái tiêu cực khơng thơi
thì mới là được nhiệm vụ “phá” mà chưa làm được nhiệm vụ “xây”. Như thế có
nghĩa là chưa thực hiện trọn vẹn chức năng cải tạo. Mặt khác, khơng có một vụ
"xây" nào mà không gắn với phê phán, phá bỏ cái cũ, cái xấu, cái lạc hậu, cái cản
trở sự phát triển đi lên. Lênin đã từng gọi “Người mẹ” của Gorki là “quyển sách
kịp thời” bởi vì chính “Người mẹ” đã có sức mạnh cải tạo, sức mạnh của một vũ
khí tinh thần và tư tưởng cho cơng nhân Nga lúc bấy giờ. Người nói: “Quyển sách
này là cần thiết, nhiều công nhân đã tham gia phong trào cách mạng một cách vô ý
thức, tự phát, và bây giờ họ đọc “Người mẹ”, điều đó sẽ mang lại ích lợi lớn cho
bản thân họ”.
Và quả thật, những hình tượng điển hình về những cơng nhân - những chiến sĩ
cách mạng Nga, qua sự miêu tả của nhà sáng lập ra nền văn chương hiện thực xã
hội chủ nghĩa, đã tỏ ra là những tấm gương mà nhờ đó nhiều thế hệ chiến sĩ đấu
tranh nhằm giải phóng nhân loại khỏi ách áp bức đã học tập được.
Đặc biệt, văn học biến sự giáo dục thành tự giáo dục, giúp cho con người tự
hoàn thiện nhân cách. Nhân cách con người được hình thành một cách trọn vẹn
thơng qua văn học. Các hình tượng văn học đã được nhà văn cẩn thận chọn lọc và
gây xúc cảm tự nhiên trong lòng người đọc.
Ta ghét Mã Giám Sinh, Sở Khanh hay Hồ Tơn Hiến vì chúng đã thể hiện được bộ

mặt thật của mình qua những hành động như: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” hay “Rẽ
song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”,…Nhờ sự yêu, ghét hay thương cảm cho các nhân
vật mà từ đó, nhân cách được hình thành trong người đọc một cách tự giác, dẫn
biến tu tưởng, tình cảm thống qua ấy thành nhận thức của người đọc. Văn học
giáo dục chính bằng sự cuốn hút, hấp dẫn của nó chứ khơng phải bằng những hình
thức khơ khan. Tất cả những chân lý, luân lý, đạo đức, tư tưởng, tình cảm của văn
học mang lại khơng khơ khan, trừu tượng như triết học hay khoa học mà rất sống
động và giàu hình ảnh, được người đọc cảm nhận một cách thích thú. Khi dạy cho
đứa trẻ hiểu về tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, đoàn
kết, yêu thương lẫn nhau, bảo vệ mơi trường, tránh phân biệt chủng tộc,… thì
khơng có gì gây thiện cảm hơn cho trẻ bằng những bài thơ như: “Tiếng ru” (Tố
Hữu), “Việt Nam đất nước ta ơi!” (Nguyễn Đình Thi) hay “Bài ca về trái đất”
(Định Hải).


Như vậy, văn học là phương tiện hữu hiệu nhất làm cho những con người có cùng
chung nỗi đau, khát vọng, quan niệm đạo đức và lý tưởng thẩm mỹ xích lại gần
nhau, đồn kết với nhau; biến những tư tưởng, tình cảm, chuyển nhận thức của họ
thành hành động thực tiễn.
III.

Kết luận

Như vậy, với sự chứng minh trên chúng ta có thể thấy rằng. Trong tương lai con
người vẫn rất cần đến văn học vì khơng có một loại hình nghệ thuật nào có thể thay
thế được giá trị của văn học trong đời sống.
Chức năng của văn học được xem xét trong sự thống nhất chung của nghệ thuật
với tư cách là một loại hình thái ý thức xã hội. Nhưng với tư cách riêng là nghệ
thuật ngôn từ, chức năng của văn học có điểm khác biệt so với các loại hình nghệ
thuật khác. Văn học vẫn luôn cần trong cuộc sống của con người như một phần

khơng thể thiếu. So với các loại hình nghệ thuật khác, ta cũng phải thừa nhận sự
hạn chế của văn học trong chất liệu, cách tác động trực tiếp đến cảm xúc, nhận
thức của con người,… Song chính cái hạn chế đó lại là ưu điểm, sự nổi trội, khác
biệt của mình. Văn học đi vào đời sống bằng cách riêng của mình mà khơng một
loại hình nghệ thuật nào có thể thay thế.
Văn học vẫn ln cần và ln có một vị trí nhất định trong thế giới nghệ thuật nói
riêng và đời sống của con người nói chung cho dù đứng trước sự bùng nổ của văn
hóa nghe nhìn.
Tài liệu tham khảo:
Lý Luận Văn Học – Phương Lựu (chủ biên)




×