Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550 KB, 13 trang )

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 49 SVTH: Võ Thị Cm Thu

CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG
CÔNG CỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1.1. Phân tích yếu tố bên trong
5.1.1.1. Các điểm mạnh (S)
a. Doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả
Doanh nghiệp đã sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả cụ thể,
Doanh nghiệp sử dụng lực lượng nhân viên thu tiền điện sẵn có để thu cước Viễn
thông công cộng được xem là một lợi thế quan trọng của ngành điện. Góp phần
làm giảm chi phí của Doanh nghiệp và giảm áp lực thiếu nhân sự.
b. Có hệ thống các cửa hàng, đại lý rộng khắp Thành phố bảo đảm
cung ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của khách hàng
Đại lý là kênh phân phối vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc
mọi nơi, vừa giảm bớt chi phí về nhân lực, thiết bị, nhà xưởng cho Doanh nghiệp.
Một số đại lý ở các Quận, Huyện trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
+ Quận Ninh Kiều có 21 Đại lý: Cửa hàng VT3 phát triển, chi nhánh trung
tâm, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Hải Minh, Đại lý Huỳnh
Hữu Nghị, Nguyễn Minh Tân, Võ Công Thành,…
+ Quận Bình Thủy có 9 Đại lý: Đại lý điện thoại di động Phương Bình,
Hoàn Vũ, Đại lý Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Hữu Lợi, Đại
lý Lộc Thành Phát, Đại lý Doanh nghiệp tư nhân Thượng Hải,…
+ Huyện Vĩnh Thạnh có 7 Đại lý: Chi nhánh điện Vĩnh Thạnh, Đại lý hợp
tác xã Điện Nông Công Nông,…
c. Doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài
Tiền thân của Điện lực Thành phố Cần Thơ là do Công ty Thuỷ Điện tư


nhân SCEE từ thời Pháp thuộc quản lý. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, chính
quyền mới đã tiếp thu toàn bộ xí nghiệp và đổi tên thành Công ty Điện lực Việt
Nam (CDV). Do đó, Doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài đã
www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 50 SVTH: Võ Thị Cm Thu
tạo được sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng trong Thành phố. Đây là điều
kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp khi kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng.
d. Các dịch vụ của loại hình Viễn thông công cộng do EVNTelecom
cung cấp đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chun
quốc tế ISO9001:2000 điều này đã nâng cao uy tín các dịch vụ của loại hình
Viễn thông công cộng mà Doanh nghiệp làm Đại lý trên địa bàn Thành phố.
BẢNG CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG DNCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
Số: 1814/CB EVNTel-KT
Chất lượng dịch vụ: ĐIỆN THOẠI TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI
ĐỘNG MẶT ĐẤT
Phù hợp tiêu chun: TCN 68-186:2006: Dịch vụ điện thoại trên mạng
Viễn thông di động mặt đất - Tiêu chuNn chất lượng
Bảng 15: DANH MỤC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG DNCH VỤ
BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
Dịch vụ: Điện thoại trên mạng di động mặt đất
STT Tên chỉ tiêu
Mức theo
TCN 68-
186:2006
Mức
công bố
1 Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ≥92% ≥92%
2 Chất lượng thoại (điểm chất lượng thoại trung bình) ≤5% ≤5%

3 Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi ≥3% ≥3%
4
Độ chính xác ghi cước
Tỷ lệ ghi cuộc gọi bị ghi cước sai
Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai

≤0,1%
≤0,1%

≤0,1%
≤0,1%
5 Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hóa đơn sai ≤0,01% ≤0,01%
6 Độ khả dụng của dịch vụ ≥99,5% ≥99,5%
7
Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ
(Số khiếu nại/100 khách hàng/3 tháng)
≤0,25% ≤0,25%
8
Hồi âm khiếu nại của khách hàng (tỷ lệ hồi âm khiếu nại cho khách
hàng trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu nại)
100% 100%
9
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua điện thoại
Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công
và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại trong vòng 60 giây
24 h/ngày
≥80%
24 h/ngày
≥80%

(Bản tiếp nhận công bố chất lượng dịch vụ BCVT số 134/QLCL-NV ngày23/4/2007)
www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 51 SVTH: Võ Thị Cm Thu
5.1.1.2. Các điểm yếu (W)
a. Doanh nghiệp chỉ là Tổng đại lý cung cấp dịch vụ của EVNTelecom
nên nguồn cung phụ thuộc hoàn toàn vào sự cung ứng của EVNTelecom. Giá
mua và bán do EVNTelecom quy định tùy theo từng thời kỳ
b. Đội ngũ cán bộ - công nhân viên Viễn thông công cộng còn thiếu
kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản
Thực hiện sự chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện
lực 2, Công ty đã không ngừng phấn đấu để bắt tay vào công việc kinh doanh còn
rất mới mẻ này. Lúc đầu với đội ngũ cán bộ còn ít kinh nghiệm nên đã gặp nhiều
khó khăn trong công tác giao tiếp cũng như cung cấp thông tin để mọi người hiểu
về tất cả các tính năng mà chiếc điện thoại cố định không dây mang lại. Phần lớn
nhân viên đều là những người có trình độ chuyên môn về kỹ thuật điện nên còn
lúng túng khi chuyển sang làm công việc mới, đòi hỏi sự linh hoạt, hiểu biết rộng
về công tác kinh doanh Viễn thông công cộng. Các nhân viên tuy có qua đào tạo
nhưng thời gian đào tạo ngắn lại không được bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên
nên ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
c. Chất lượng mạng chưa cao do chậm lắp đặt các trạm thu phát sóng
Mạng của Doanh nghiệp được tích hợp với tầng số 450 Mhz (đây là một
tầng số thấp chỉ thích hợp cho những vùng có không gian rộng, ít bị che chắn
như: Vùng ngoại thành và nông thôn), còn ở đô thị dân cư đông đúc có nhiều nhà
cao tầng thì khả năng bắt sóng của thiết bị đầu cuối sẽ bị hạn chế làm ảnh hưởng
tới chất lượng dịch vụ nên sóng yếu, hay bị rớt cuộc gọi.
d. Chiến lược giữ chân và thu hút khách hàng mới chưa thật sự hấp
dẫn
Một số khách hàng phàn nàn về khâu chăm sóc khách hàng. Khi máy trục

chặc dù khách hàng nhiều lần phản ánh nhưng bộ phận kỹ thuật không cử người
xuống xem xét mà chỉ kiểm tra cho thấy máy vẫn hoạt động bình thường, sóng
khu vực rất tốt, khi khách hàng phản ánh giá cước nhân viên không tìm hiểu rõ
nguyên nhân đã vội cắt thuê bao.
Nhiều khách hàng than phiền về dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi. Cụ thể,
dịch vụ trả trước cho E-Mobile cũng có nhiều gói cước phù hợp với từng đối
tượng khách hàng. Tuy nhiên, phần mua bộ KIT để hòa mạng E-Mobile trả trước,
www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 52 SVTH: Võ Thị Cm Thu
khách hàng đến với E-Mobile không những không có tiền thêm trong tài khoản
mà còn phải mua SIM mới là: 22.000 đồng. Trong khi đó, các nhà khai thác khác
khi khách hàng hòa mạng mới thì số tiền trong tài khoản của họ lớn gấp 2-3 lần
số tiền họ phải bỏ ra để mua SIM mới. Đây là một yếu tố thiếu cạnh tranh trên thị
trường chúng ta cần phải có chính sách khuyến mại tốt hơn để thu hút được
khách hàng mới.
5.1.2. Phân tích yếu tố bên ngoài
5.1.2.1. Các cơ hội (O)
a. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viễn thông công cộng ngày một gia
tăng
Trước sự kiện Thành phố Cần Thơ trở thành Thành phố loại 1, cầu Cần
Thơ hoàn thành sẽ thu hút các nhà đầu tư phát triển, nhu cầu từ các dịch vụ Viễn
thông công cộng dần dần trở thành nhu cầu không thể thiếu nhất là trong thời đại
công nghệ như ngày nay và trình độ dân trí ngày càng cao nên nhu cầu sử dụng
các dịch vụ Viễn thông công cộng ngày một gia tăng. Cụ thể, theo thống kê của
Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Cần Thơ, tổng số thuê bao điện thoại
cố định tính đến tháng 05-2008 đạt 144.855 thuê bao. Tính trung bình mật độ
thuê bao điện thoại cố định trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 12,63 máy/100
dân. Trước nhu cầu sử dụng dịch vụ của các Doanh nghiệp và người dân đang

tăng mạnh, nhất là khu vực nông thôn, nơi có địa hình phức tạp, khó kéo cáp,
trục đường dây Viễn thông hữu tuyến (điện thoại cố định có dây) thì con số này
vẫn còn khá khiêm tốn. Hiện nay, thị trường dịch vụ điện thoại cố định ở Thành
phố Cần Thơ vẫn là có khá nhiều nhu cầu cho 3 Doanh nghiệp: Viễn thông Cần
Thơ - Hậu Giang, Điện lực Thành phố Cần Thơ và Tổng Công ty Viễn thông
Quân đội (Viettel) chi nhánh Cần Thơ khai thác. Tốc độ tăng trưởng điện thoại
cố định ở Thành phố Cần Thơ tăng nhanh do nhu cầu sử dụng của người dân
nông thôn tăng, chi phí đầu nối thiết bị đầu cuối (cước phí hòa mạng ban đầu, lắp
đặt đường dây,…) ngày càng giảm mạnh, nhiều ưu đãi lớn dành cho khách hàng
liên tục được triển khai trong năm.
b. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ phát triển
Ngày 18/01/2007, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đưa dự án Viễn thông
nông thôn do EVN làm chủ đầu tư vào danh mục ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi
www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 53 SVTH: Võ Thị Cm Thu
của Chính phủ Trung Quốc và ngày 9/10/2007, Bộ Công Thương đã thông qua
báo cáo đầu tư dự án Viễn thông nông thôn với tổng mức đầu tư 1.644 tỷ đồng.
Trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1.036 tỷ đồng,
tương đương với 102,272 triệu USD.
5.1.2.2. Các đe dọa (T)
a. Thị phần của Doanh nghiệp có nguy cơ giảm trước tình hình cạnh
tranh gay gắt
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam
nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và có chiều hướng phát triển
chậm lại, ngược lại sự cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ Viễn thông
công cộng cũng ngày càng mạnh mẽ hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2008, các đơn
vị trong EVN đã hết sức nỗ lực thực hiện song song hai việc chăm sóc và phát
triển khách hàng các loại hình dịch vụ Viễn thông công cộng, phấn đấu hoàn

thành đúng tiến độ các hạng mục đầu tư xây dựng, mở rộng mạng lưới.
Các dịch vụ Viễn thông công cộng nói chung và các dịch vụ CDMA nói
riêng cụ thể: Điện thoại cố định không dây đang phải cạnh tranh khá gay gắt với
G-Phone (VNPT), HomePhone (Viettel); điện thoại di động do giá bán ngày càng
rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn và có đầy đủ các tính năng như: gọi, nhắn tin, nghe
nhạc, đài FM, ghi âm,... Thị trường di động Việt Nam đang cạnh tranh quyết liệt
và đầy đủ với 7 mạng di động. Nhưng 3 mạng di động MobiFone, VinaPhone và
Viettel vẫn đang chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, GTel Mobile và HT Mobile
dự định tham gia vào thị trường di động. Bên cạnh đó, cánh cửa vào WTO đã mở
ra đối với Việt Nam cũng như nhiều lĩnh vực khác, Viễn thông Việt Nam đang ở
trong tình trạng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Doanh nghiệp nước
ngoài.
b. Tình hình kinh tế không ổn định
Năm 2008, là một năm đặc biệt khó khăn đối với hoạt động sản xuất -
kinh doanh - đầu tư xây dựng. Chi phí đầu vào không ngừng tăng cao, nhất là chi
phí nhiên liệu, giá các hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo
sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại
nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh
tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng
www.kinhtehoc.net

×