Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.46 KB, 20 trang )

“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”

MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

2

1.Tên sáng kiến

2

2. Lý do chọn đề tài

2

3. Mục đích nghiên cứu

3

4 Đối tượng nghiên cứu
5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm

3

6.Phương pháp nghiên cứu

3

7. Giới hạn phạm vị -Thời gian nghiên cứu


3

PHẦN II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ

4

1. Cơ sở lý luận

4

2. Cơ sở thực tế

4

3. Biện pháp thực hiện

6

4. Biện pháp từng phần
4.1 Dạy trẻ biết cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân

6

4.2. Tạo sự tự tin cho trẻ khi tham gia hoạt động

7

4.3. Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ


10

4.4. Hướng dẫn trẻ cách hợp tác với các bạn trong nhóm:

11

4.5 Cơng tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình

12

4.6 Cơ giáo là tấm gương sấng

13

5.Kết quả thực hiện có so sánh,đối chứng

13

6. Bài học kinh nghiệm

14

PHẦN III: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ

15

1. Kết luận

15


2. Khuyến nghị

15

Hình ảnh minh chứng cho các biện pháp

1/31

16-19


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.TÊN ĐỀ TÀI : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5-6 TUỔI NHỮNG KỸ
NĂNG SỐNG CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG MẦM NON”

2. Lý do chọn đề tài
2.1 Lý do về mặt lý luận:
Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế
giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhà
giáo dục thế giới đã cùng nhau tìm ra cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm
lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng
ngày, đó là kỹ năng sống. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống
của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác
động tích cực, cịn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc
biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em khơng có những kiến thức cần
thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, khơng có những năng lực để
ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ

gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho
mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng mà
chúng ta cần phải bàn đến.
Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hịa, tồn diện về nhân
cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các
em sống lành mạnh, giúp các em hiểu và biết cách ứng phó trước nhiều tình
huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong
mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Trẻ từ 2 tuổi đã bắt đầu tiếp
thu từ môi trường sống xung quanh như giọng nói của người lớn khi trị chuyện
với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ... tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ.
Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành ngay từ
bậc học ở mầm non.
2.2 Lý do về mặt thực tiễn
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên thiết yếu
nhằm góp phần đào tạo " con người mới " với đầy đủ các mặt: " đức, trí, thể, mỹ
". Ngạn ngữ có câu " Gieo hành vi, gặt thói quen – Gieo thói quen, gặt tính cách
". Giáo dục kỹ năng sống có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, bởi vì lứa tuổi này
đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về
kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào,
biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với các bạn chơi
như thế nào cho đúng…
Bản thân tôi là một giáo viên trong ngành mầm non, trong năm học này,
được sự phân công của BGH tơi nhận nhiệm vụ chăm sóc, nuỗi dưỡng và giáo
dục trẻ 5-6 tuổi. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 5 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ cũng rất cần thiết vì trẻ bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào
2/31


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”

là sai, điều gì cần làm và điều gì khơng được làm… Giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ
giúp trẻ thích nghi được với mơi trường xung quanh, khơng những thế cịn giúp
cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách
phối hợp với các bạn chơi trong nhóm.
Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi có hiệu quả
và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi ln đặt
ra cho tơi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài: " Một số biện pháp
dạy trẻ 5-6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản tại trường mầm non "
3. Mục đích nghiên cứu.
Trong cơng tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ làm quen với những
kỹ năng sống là khơng thể thiếu. Những kỹ năng đó giúp trẻ phát triển tồn diện
nhất về mọi mặt, vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống là việc làm cần thiết và quan
trọng đối với trẻ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Qua đề tài nghiên cứu giúp
giáo viên có những định hướng phù hợp trong cơng tác chăm sóc và giáo dục
cho trẻ mầm non ở 5÷6 tuổi. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho
q trình hình thành nhân cách cho trẻ
4. Đối tượng nghiên cứu.
“Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản tại trường mầm
non”
5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Trẻ 5 - 6 tuổi lớp A3 Trường mầm non Vân Hịa A –Xã Vân Hịa – Ba Vì – Hà
nội
6 . Phương pháp nghiên cứu
Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài bản thân đã sủ dụng một số phương pháp :
- Trước hết phải nhận định được thực trạng của đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu sách báo, tài liệu về các hoạt động pháp triển nhận thức cho trẻ.
- Dự giờ trao đổi kinh nghiệm.
- Cho trẻ thực hành.
- Ghi chép quan sát.

- Động viên khen thưởng.
Khi giảng dạy và làm đề tài tôi đã kết hợp một cách linh hoạt các phương
pháp. Sau đó phân tích, tổng hợp số liệu.
Xây dựng đề cương, thống kê số liệu sáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn
thành sáng kiến.
7 Giới hạn phạm vi– Thời gian nghiên cứu
Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tơi vận dụng vấn đề mà
bài viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non từ 5-6
tuổi ở chính đơn vị trường tơi đang cơng tác .
Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020 tại lớp
Mẫu giáo 5 tuổi tại trường nơi tôi công tác .

3/31


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận.
Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chăm
sóc và giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, việc đưa giaó dục kỹ năng sống vào nhà
trường, nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên
thế giới và mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau. Tại Việt Nam thì
việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào lứa tuổi mầm non cũng được chú trọng vào
các năm gần đây.
Chuyên gia tâm lý người Nga đã nói " Nếu trẻ sống với sự phê
bình thì trẻ sẽ học cách chỉ trích", do đó những điều như trên là tối kỵ trong
việc giáo dục nói chung và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói riêng. Lên cao

hơn nữa, các em cần phải được trang bị những kỹ năng để sống chung và ứng
phó, xử lý những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Vậy một số
“Kỹ năng sống” cần thiết đối với trẻ 5-6 tuổi đó là:
+ Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân: Trẻ biết tự xúc cơm, tự
mặc quần áo, tự biết chăm lo nhu cầu vệ sinh cá nhân, biết giữ gìn vệ sinh
thân thể ln sạch để phòng chống các loại bệnh.
+ Tạo sự tự tin cho trẻ: Đây là kỹ năng mà giáo viên cần chú tâm để
giúp trẻ có sự tự tin vào chính mình. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là
ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Kỹ năng sống
này luôn giúp trẻ cảm thấy tự tin trong mọi tình huống.
+ Tạo cho trẻ môi trường giao tiếp: Đây là một trong những kỹ năng
quan trọng nhằm liên kết các kỹ năng sống cơ bản khác. Trẻ cần biết thể hiện
bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Trẻ cần cảm
nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh.
+ Ln gây sự tị mị cho trẻ: Trẻ con học bằng chơi, chơi mà học cho
nên lứa tuổi này trẻ rất thích được khám phá thế giới xung quanh và tị mị
muốn tìm hiểu mọi thứ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các
hoạt động mang tính chất khác lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những
thứ cụ thể dễ đoán trước được.
+ Trẻ biết cách hợp tác trong các hoạt động: Bằng các trò chơi, câu
chuyện bài hát, giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm, cùng chơi với bạn bè.
Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ
giúp trẻ biết cảm thông và chia sẻ với bạn.
2. Cơ sở thực tế trước khi thực hiện đề tài
2.1. Đặc điểm tình hình chung:
Trường mầm non nơi tơi đang cơng tác có khung cảnh sư phạm xanh
sạch - đẹp. Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác
4/31



“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”
chăm sóc và giáo dục trẻ, tại các nhóm lớp nhà trường đã trang bị các tài liệu
và đồ dùng để giáo viên có điều kiện hồn thành tốt cơng việc được giao.
Phong trào: "Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực" của
trường mầm non nơi tơi đang cơng tác vẫn ln được chú tâm. Trong đó việc
dạy cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản để giúp trẻ rèn luyện bản thân ngay từ
nhỏ là một việc không thể thiếu trong mọi môi trường nhất l về trẻ. Tôi
tránh dùng những câu như:" Cất hết đồ chơi đi, tất cả về hết chỗ ngồi…" vì
những câu nói đó mang tính ra lệnh sẽ làm ảnh hưởng khơng tốt đến ngôn ngữ
cho trẻ sau này bởi trẻ con học cách nói chuyện của người khác rất nhanh. Nếu
như ta nói: “ Cơ mời các con cất đồ chơi và lại đây với cơ nào " câu nói này sẽ
không tạo cho trẻ cảm thấy bị áp lực và trẻ khơng nhận thấy như mình đang bị ai
đó ra lệnh cho mình.
- Trong lớp học bầu khơng khí rất ảnh hưởng tới sự giao tiếp của trẻ, khi
trẻ thấy cơ cáu gắt thì trẻ có cảm giác sợ và khơng dám nói nữa, cho nên khi lên
lớp tơi và các cô luôn tạo cảm giác thật thoải mái cho trẻ để trẻ mạnh dạn giao
tiếp. Trẻ con bất cứ lúc nào cũng muốn được thể hiện mình một cách linh hoạt,
rõ ràng nhưng khi trẻ của tơi gặp khó khăn trong việc giải thích một cái gì đó thì
tơi nhẹ nhàng khuyến khích trẻ tiếp tục nói ra điều trẻ đang nói, tơi khơng ngắt
ngang lời trẻ đang nói như thế thì tơi tỏ ra khơng tơn trọng ý trẻ.

10/31


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”
Ví dụ: Khi trẻ chơi bán hàng thì trẻ phải biết cách bán hàng như thế nào?
Đây là lúc trẻ phải tự học cách giao tiếp giữa người mua hàng và người bán
hàng.

- Hãy để cho trẻ biết rằng trẻ cũng có quyền nói lên tiếng nói của mình,
tơi ln dành thời gian để lắng nghe trẻ nói, hiểu về những gì trẻ đang suy nghĩ
và mong muốn. Trẻ sẽ khơng bao giờ nói lên ý kiến của mình khi người lớn
khơng lắng nghe trẻ nói. Khi được nói ra ý nghĩa của mình, trẻ sẽ thấy được giá
trị của bản thân. Nếu trẻ thấy cơ của mình chẳng bao giờ nghe mình nói, chúng
sẽ tin rằng sẽ chẳng có ai nghe trẻ nói và trẻ dần dần ngại giao tiếp với mọi
người.
- Môi trường giao tiếp trong lớp học ảnh hưởng tới trẻ rất nhiều, để trẻ
luôn muốn giao tiếp thì trước tiên tơi cần gần gũi trẻ hơn và ln lắng nghe các
ý kiến của trẻ. Bên cạnh đó là một cơ giáo thì khi tơi giao tiếp với trẻ trong tất cả
các hoạt động, tôi phải chú ý cách nói sao cho đúng mực vì trẻ học giao tiếp từ
người khác rất nhanh.
- Trẻ không chỉ học giao tiếp từ cơ mà trẻ cịn học giao tiếp từ các bạn của
trẻ. Tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp giữa các trẻ với nhau thông qua
các hoạt động học cũng như hoạt động vui chơi. Trẻ càng được giao tiếp với
nhau nhiều thì trẻ càng được mở rộng vốn kiến thức và trẻ ngày một tự tin hơn
khi giao tiếp.
Ví dụ: Tết cổ truyền đến tơi cho trẻ thực hành làm các món ăn cho ngày
tết, lúc này trẻ sẽ về nhóm của mình và các bạn trong nhóm sẽ tham khảo ý kiến
của nhau để làm sao làm được món đó như lúc cơ hướng dẫn.
Trong quá trình khám phá cháu được trao đổi thảo luận ngơn ngữ cũng
phát triển và từ đó hình thành ý thức chăm sóc bảo vệ thiên nhiên như nhặt cỏ,
bắt sâu, tưới nước, ngồi ra cịn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các
tranh ảnh về thế giới tự nhiên .
Ngoài các giờ văn học ra tơi thường xun kể chuyện cho trẻ nghe và
sau đó tơi cho trẻ học cách kể lại chuyện đó dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của tôi.
Khi trẻ đã quá thuộc câu chuyện rồi thì tơi hướng dẫn cho trẻ đóng kịch, lúc này
trẻ rất thích thú vì mình được đóng vai các nhân vật mà trẻ thích và trẻ sẽ bộc lộ
khả năng giao tiếp của mình cho mọi người thấy.
4.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ cách hợp tác với các bạn trong nhóm

Việt Nam có câu tục ngữ:" Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao "
Câu ca dao khẳng định cho chúng ta một điều khi biết hợp tác, liên kết nhau sẽ
tạo ra thành cơng lớn. Có những cơng việc trẻ có thể tự làm một mình như trẻ
chơi lắp ghép ngôi nhà, trẻ vẽ một bức tranh về gia đình trẻ, nhưng nếu trẻ biết
cách hợp tác với các bạn khác thì kết quả sẽ cao hơn. Hợp tác có thể hiểu theo
nhiều nghĩa, đó là mọi người cùng nhau hồn thành một việc gì đó hay cùng
11/31


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”
nhau làm việc vì một mục đích và nó cịn mang ý nghĩa cùng nhau vui vẻ làm
việc. Chính vì thế, hợp tác là quan trọng vì có những cơng việc trẻ cần sự chia sẻ
của các bạn mới hoàn thành được, qua đó trẻ thấy vui hơn, có tình cảm với bạn
bè và tạo được niềm vui cho mình và cho cả bạn mình nữa. Kỹ năng hợp tác với
các bạn trong nhóm của trẻ được phát triển qua nhiều hoạt động như:
- Trẻ tham gia chơi trị chơi đóng vai (Bán hàng, nấu ăn, bác sỹ…) khi trẻ
tham gia chơi trẻ sẽ là một thành viên của nhóm. Để hịa thuận khi chơi thì trẻ
phải học cách chia sẻ, luân phiên, điều chỉnh các hoạt động với nhóm và giải
quyết các xung đột trong nhóm mà khơng cần sự giúp đỡ của người lớn. Để
nhóm trẻ chơi tốt trị chơi này thì tơi gợi ý cho trẻ tự phân vai nhau và theo thứ
tự lần lượt đóng các vai như: người bán hàng, người thu tiền, người làm mẹ,
người làm con, người làm bệnh nhân, người làm bác sỹ… Khi trẻ chơi tơi ln
đứng bên ngồi quan sát và xem trẻ giải quyết các tình huống xung đột giữa các
bạn trong nhóm như thế nào, nếu trẻ giải quyết tốt rồi tơi để trẻ chơi tiếp cịn
chưa giải quyết được tôi sẽ là người giúp đỡ trẻ.
- Khi trẻ tham gia chơi góc âm nhạc, tơi chuẩn bị cho nhóm trẻ đó một số
dụng cụ âm nhạc cần thiết như: Đàn ghi ta, trống nhỏ, phách tre… Việc còn lại
tôi cho trẻ tự thiết lập một ban nhạc theo ý trẻ và trong ban nhạc đó sẽ tự bầu ra

một ban nhạc trưởng. Tôi đứng quan sát xem trẻ làm như thế nào, nhưng tôi thấy
trẻ đã biết kết hợp với nhau và cùng chơi để tạo thành một âm thanh riêng cho
chính trẻ sáng tác.
- Giờ hoạt động góc các nhóm trẻ thường được giao lưu lẫn nhau và cùng
nhau chơi cho nên lúc này mới cần đến sự hợp tác giữa các trẻ để trẻ không
tranh giành nhau đồ chơi, vai chơi. Nhất là góc lắp ghép khi trẻ chơi hay ồn nhất
và hay tranh cãi nhau vì đồ chơi, tơi thường xun nhắc trẻ khi chơi phải biết
nhường nhịn lẫn nhau. Góc xây dựng thì lại cần sự tỉ mỉ và các bạn trong nhóm
phải biết phân công công việc cho nhau sao cho hợp lý thì mới hồn thành cơng
trình do trẻ xây lên. Lúc đầu trẻ chưa có kỹ năng chơi và chưa biết cách phối
hợp trong nhóm, nhưng sau khi có sự chỉ bảo thêm của tôi trẻ đã biết phối hợp
với nhau chơi tốt hơn.
Qua các hoạt động chơi theo nhóm, trẻ hiểu được khi tham gia nhóm chơi
với nhau thì cần phải biết cách phối hợp giữa các bạn thì kết quả đem lại sẽ tốt
hơn theo ý cá nhân trẻ.Với kỹ năng này trẻ được tập làm việc để biết cách chơi
theo nhóm và chấp nhận lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh và đây là yếu tố rất cần
thiết trong cuộc sống của trẻ hiện tại và tương lai sau này.
4.5. Biện pháp 5: Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình:
Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối kết
hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để giáo
dục trẻ. Gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ có điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt. Ngược
lại, trẻ sẽ khơng có gì khi khơng được gia đình quan tâm giáo dục. Như vậy,
xuất phát điểm của trẻ là chưa công bằng. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà
trường sẽ xóa đi rào cản đó. Vì vậy, Giáo viên và phụ huynh đều phải tiến hành
12/31


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”
giáo dục trẻ song song với nhau. Tôi luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh hằng

ngày trong giờ đón trả trẻ về sự tiến bộ hay những hạn chế của trẻ để phụ huynh
nắm bắt kịp thời và tiếp tục rèn luyện cho trẻ ở nhà. Đối với những trẻ mà giáo
viên cần lưu ý hơn đó là trẻ có thể lực yếu, suy dinh dưỡng, trẻ thụ động, trẻ hay
nghịch thì tơi ln tranh thủ đến tận nhà để trực tiếp gặp gia đình của cháu trao
đổi về thực trạng của cháu và cùng với gia đình trẻ có biện pháp giúp đỡ cho trẻ
tốt hơn. Những cử chỉ và việc làm tốt của trẻ ở trường và ở gia đình tơi thường
nêu ra và tun dương trẻ đó trước lớp trong giờ nêu gương để trẻ khác cùng học
tập.
4.6. Biện pháp 6 :Cô giáo là tấm gương sáng :
Ở trường cô giáo là người mẹ thứ hai đối với trẻ. Trẻ rất thích được cơ u
thương, gần gũi. Mọi hành động cử chỉ của cô trẻ rất lưu tâm và bắt chước theo.
Vì vậy cơ phải ln ln chuẩn mực trong mọi lĩnh vực: như cách giao tiếp với
phụ huynh, với trẻ hay tác phong của cô, hành động cử chỉ của cô… Tôi luôn ân
cần dịu dàng thương yêu trẻ, luôn tạo mối thân thiện giữa cô và trẻ. Cô là tấm
gương cho trẻ thực hiện và nói theo.
Ví dụ: Khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ mối quan
hệ giữa các cô giáo và giữa cô với trẻ, người lớn khơng nói cám ơn thì trẻ sẽ
khơng hình thành ý thức của việc nên cám ơn người khác. Khi thấy trên sân
trường có lá cây, cơ giáo đi qua và bảo trẻ: Con hãy nhặt bỏ vào thùng rác đi.
Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến.Cũng tình huống trên: Cô nhặt lá cây bỏ vào
thùng rác và hỏi trẻ: Con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng rác khơng? Giải
thích cho trẻ hiểu: việc làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học
và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: nhặt rác làm
sạch sân trường.
5. Kết quả thực hiện có so sánh ,đối chứng
Sau gần một năm thực hiện các biện pháp trên cùng với sự ủng hộ và giúp
đỡ nhiệt tình của nhà trường, các đồng nghiệp và học sinh lớp tơi thì đạt được
kết quả như sau:
- 100% Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ bản thân, biết chăm sóc chính
mình như: biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết xúc cơm và cầm bút bằng

tay phải, ăn song biết lấy đúng khăn lau miệng, biết lấy đúng cốc khi uống nước,
biết cách thay quần áo và gấp quần áo…
- 95% Trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với cô, các bạn và mọi người
xung quanh trẻ. Trẻ đã biết cách giao tiếp như thế nào cho đúng và điều gì
khơng được làm, được nói lúc giao tiếp.
- Trẻ luôn chủ động, hào hứng tham gia cùng các bạn trong nhóm chơi và
trẻ hiểu được vì sao trẻ phải kết hợp với các bạn trong nhóm chơi.
- Thơng qua các trị chơi trẻ đã học được rất nhiều kỹ năng cho trẻ sau này.

13/31


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”
Bảng kết quả khảo sát cuối năm: Số trẻ : 27 cháu
STT

1

2
3

Kết quả

NỘI DUNG

Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ
bản thân, biết chăm sóc chính mình

Trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với

cô, các bạn và mọi người xung quanh
trẻ.
Trẻ luôn chủ động, hào hứng tham gia
cùng các bạn

TỐT-KHÁ

TB

YẾU

27
(100%)

0

0

25
( 92,6%)

2
(7,4%)

0

27
( 100%)

0


0

Nhìn vào bảng trên ta thấy các kỹ năng, sự hứng thú của trẻ tăng lên rõ
rệt. Như vậy có thể nói những biện pháp tơi đưa ra và áp dụng ở sáng kiến, bằng
sự linh hoạt của cơ giáo đã giúp trẻ hứng thú tích cực trong các, hoạt động, biết
tự phục vụ bản thân biết chăm sóc chính mình… từ đó giúp trẻ phát triển một
cách toàn diện .
6. Bài học kinh nghiệm.
Để đạt được kết quả cao trong giáo dục kĩ năng sống cơ bản cho trẻ, bản
thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau
-Giáo viên nắm vững phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
- Kỹ năng sống được lồng ghép thơng qua các hoạt động có trong nhà trường và
ở mọi lúc mọi nơi, các hoạt động chuyên môn, lễ hội…
- Công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với
trẻ với phụ huynh thơng qua các giờ đón trả trẻ, các hoạt động giao lưu văn
nghệ, các hoạt động lễ hội…
- Cô giáo là trung tâm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, là một khuôn mẫu để trẻ
tiếp cận và học tập. Trong quá trình áp dụng các biện pháp, cần chú ý kết hợp
nhiều biện pháp với nhau để đạt hiệu quả cao.

14/31


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Kỹ năng sống là gì? Có nhiều người cho nó là một cái gì đó trừu tượng và
mới mẻ nhưng thực chất trong cuộc sống hàng ngày khi trẻ ở nhà hay ở trường

trẻ đều được rèn luyện " Kỹ năng sống " cơ bản. Để dạy trẻ kỹ năng sống, chính
là người lớn hãy chứng tỏ mình là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng
sống cho trẻ thơng qua mọi hoạt động.
Từ đó, tơi nhận thấy rằng:
- Người lớn phải là tấm gương soi cho trẻ và luôn tôn trọng, yêu thương
trẻ.
- Giáo viên không được áp đặt mọi thứ trong khuôn khổ nhất định, không
ép trẻ học nhiều quá sẽ gây áp lực chán nản cho trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ vừa học, vừa chơi như thế trẻ sẽ hăng hái tham gia
phát biểu ý kiến.
- Luôn ln khích lệ, động viên trẻ trong mọi hoạt động để giúp trẻ tự tin
vào chính trẻ.
- Nếu trẻ chưa làm được việc gì đó và làm khơng đúng u cầu giao cho
thì ta khơng nên qt mắng trẻ mà hãy kiên trì, quan tâm, động viên cho trẻ làm
được việc đó.
2. Khuyến nghi, đề xuất:
Sau q trình thực hiện đề tài tôi xin được đề xuất một số ý kiến:
- Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp
giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên.
- Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường nhằm
tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã triển khai thực hiện. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, chị em đồng
nghiệp để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn trong năm
học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tôi xin cam đoan đề tài do tôi viết không sao chép của ai. Nếu sai tôi
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

15/31



“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”
Hình ảnh minh chứng cho các biện pháp

Hình ảnh 1 và 2:trẻ lấy đúng kí hiệu cốc và khăn lau mặt.
(Biện pháp 1 trang 7)

Hình ảnh 3 và 4 : trẻ rửa tay trước khi ăn và xúc miệng nước muối sau
khi ăn xong (Biện pháp 1 trang 7)

16/31


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”

Hình ảnh 5:Trẻ đang gấp quần áo (Biện pháp 1 trang 8)

Hình ảnh 6 :Trẻ đang tự cởi bớt áo khi nóng(Biện pháp 1 trang 8)

17/31


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”

Hình 7 :Trẻ sáng tạo theo ý thích
(Biện pháp 2 trang 9)


Hình 8 :Trẻ đóng vai bác sĩ
(Biện pháp 2 trang 9 )

Hình 9 :Trẻ vui biểu diễn văn nghệ (Biện pháp 2 trang 10 )

18/31


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
tại trường mầm non”

Hình 10 :Trẻ chơi góc bán hàng

Hình 11:bé chăm sóc cây xanh

(Biện pháp 3 trang 11)

Hình 12 :nhóm trẻ chơi nấu ăn
(Biện pháp 4 trang 12)

(Biện pháp 3 trang 11)

Hình 13 : trẻ chơi ở góc xây dựng
(Biện pháp 4 trang 12)

19/31


“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản

tại trường mầm non”
PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
1: Chương trình giáo dục mầm non mới
2:Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
3: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 -2020
4: Quy chế nuôi dạy trẻ
5: Đọc sách báo về về kĩ năng sống cho trẻ

20/31



×