Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tảo hôn – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.18 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là nền tảng của xã hội. Một xã hội có thể phát triển tốt đẹp chỉ khi
có những gia đình tốt đẹp. Sự phát triển của mỗi quốc gia gắn liền với sự tồn tại và
phát triển bền vững của gia đình. Nhưng để có được một gia đình tốt đẹp thì hơn
nhân chính là hạt giống để nảy mầm hạnh phúc. Nhận thức được điều này, Những
năm gần đây, Nhà nước ta đã tiến hành cuộc vận động đổi mới về mọi mặt hướng
tới xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, văn minh, hạnh phúc, bảo vệ tốt
quyền lợi bà mẹ và trẻ em, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu về hơn nhân và gia đình
nhằm đưa các quan hệ trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình vào khn khổ pháp lý
nhất định, vừa đảm bảo được bản chất của hôn nhân chế độ XHCN, vừa đảm bảo
trật tự, kỷ cương của xã hội.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong thực tế hiện nay vẫn
còn tồn tại những cuộc hôn nhân vi phạm các điều kiện kết hôn, đặc biệt là vi phạm
về độ tuổi kết hôn – hay cịn gọi là Tảo hơn. Tảo hơn là một tập tục hơn nhân lạc
hậu, cổ hủ đã có từ lâu đời ở nước ta và cho đến ngay nay nó vấn cịn tồn tại ở
nhiều địa phương trong cả nước như một thực trạng nhức nhối và đáng buồn.
Để hiểu rõ hơn về vấn nạn tảo hôn ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào, bài
viết sau đây của em sẽ làm rõ nội dụng “Tảo hôn – Thực trạng, nguyên nhân và
giải pháp”.

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm tảo hôn:
Kết hôn là sự kiện pháp lý được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ, khi hai bên nam nữ tuân thủ
quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Như vậy, khi thực
hiện việc kết hôn, hai bên nam nữ phải tuân thủ điều kiện kết hơn và đăng kí kết
hơn theo quy định của pháp luật nhằm duy trì và đảm bảo sự bền vững của hôn


nhân. Một trong những điều kiện quan trọng phải tuân thủ là độ tuổi kết hôn theo


quy định của pháp luật.
Theo điểm a, khoản 1, điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, thì tuổi
kết hơn hai bên nam, nữ được quy định như sau:“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên…”
Theo quy định trên thì độ tuổi kết hơn của nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ là
từ đủ 18 tuổi trở lên. Khái niệm “Đủ” ở đây tức là đủ ngày, đủ tháng, đủ năm. Khác
với Luật hơn nhân và gia đình năm 2000, tại khoản 1, Điều 9 quy định nam từ 20
tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Tức chỉ cần bước sang tuổi 20 đối với nam (đủ 19
tuổi + 1 ngày) và bước sang tuổi 18 đối với nữ (đủ 17 tuổi + 1 ngày) là có thể kết
hơn. Ở Luật hơn nhân và gia đình năm 1959 và năm 1986, tuy hình thức có khác
nhau nhưng đều quy định độ tuổi kết hôn đối với nam là từ 20 tuổi và nữ là từ 18
tuổi:
- Điều 6 luật hôn nhân và gia đình năm 1959 : “Con gái từ 18 tuổi trở lên, con
trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn”.
- Điều 5 luật hôn nhân và gia đình năm 1986: “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ
18 tuổi trở lên mơi được kết hôn”.
Luật hôn nhân và gia đình quy định độ tuổi kết hơn dựa trên sự phát triển
tâm sinh lý của con người, căn cứ vào các điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta và
hơn hết là để nam nữ có thể đảm đương trách nhiệm làm vợ, chồng, làm cha, mẹ
khi bước vào cuộc sống gia đình. Khi nam nữ đạt độ tuổi đúng đắn sẽ có những suy
nghĩ đúng đắn và nghiêm túc trong việc kết hôn của mình. Đó cũng là một trong
những yếu tố đảm bảo cho quan hệ hơn nhân có thể tồn tại bền vững. đồng thời khi
đến tuổi trưởng thành, nam nữ có thể tự mình lựa chọn và quyết định việc kết hôn.
Do vậy sẽ đảm bảo sự tự nguyện của nam nữ khi kết hôn. Theo kết quả nghiên cứu
của nền y học hiện đại thì nam từ khảng 16 tuổi trở lên, nữ từ 13 tuổi trở lên đã có
khả năng sinh sản. nhưng để đảm bảo cho con sinh ra được khỏe mạnh cả về thể
lực lẫn trí tuệ, nòi giống phát triển lành mạnh, đảm bảo con cái được giáo dục toàn



diện để trở thành cơng dân có ích cho xã hội, đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ
khi mang thai thì độ tuổi kết hơn phù hợp nhất đối với nam là từ 20 tuổi, nữ là từ 18
tuổi. Như vậy, quy định tuổi kết hôn tối thiểu không chỉ là bảo vệ lợi ích của cá
nhân mà cịn là lợi ích của gia đình và xã hội.
Tuổi kết hôn tối thiểu là quy định đã thi hành ở Việt Nam hơn 50 năm qua.
Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng nam nữ kết hơn trước tuổi luật định vẫn diễn ra ở
một số vùng miền trên toàn quốc, nhưng phổ biến là ở các vùng nông thôn, miền
núi – những nơi mà trình độ dân trí cịn thấp, cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống
còn lạc hậu. Việc lấy chồng, lấy vợ sớm trước tuổi pháp luật cho phép gọi là Tảo
hôn.
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Tảo
hơn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này”.Tổ chức tảo hôn là việc tổ chức
cho những người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hơn nhân và gia
đình lấy vợ, lấy chồng. Đặc trưng cơ bản của tảo hôn là hai bên nam nữ chưa đạt
đến độ tuổi kết hôn (không thỏa mãn điều kiện về tuổi kết hôn), và thường không
phải do hai bên nam nữ tự nguyện quyết định (không thể hiện ý chí đồng nhất của
hai bên nam nữ về mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng).
Hành vi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hơn nhân và gia
đình năm 2014. Tại khoản 2, Điều 5 quy định:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hơn;…”
Bên cạnh đó, theo luật hình sự thì hành vi tổ chức tảo hôn hoặc tảo hôn là tội
phạm được quy định tại Điều 148 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
cụ thể: “Người nào tổ chức việc kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hơn, hoặc cố ý
duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã
có quyết định của Tồ án buộc chấm dứt quan hệ đó, mà đã bị xử phạt hành chính



về hành vi này mà cịn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Như vậy tảo hơn là hình thức hơn nhân trái với quy định của pháp luật về độ
tuổi kết hôn. Pháp luật khi quy định không những chỉ dựa vào khoa học mà cịn đưa
ra tiêu chí dựa trên xã hội học về sự phát triển của kinh tế nước ta đồng thời có
những biện pháp chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hình thức hơn nhân trái pháp
luật này. Quy định như thế này là phù hợp, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà
nước đối với chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.
II. THỰC TRẠNG CỦA NẠN TẢO HƠN Ở VIỆT NAM:
2.1. Tình hình nạn tảo hôn ở Việt Nam:
Từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 được ban hành, hay gần đây
nhất là Lt Hơn nhân và Gia đình năm 2014, Nhà nước đã phổ biến, tuyên truyền
rộng rãi để người dân hiểu được tính ưu việt của pháp luật hơn nhân xã hội chủ
nghĩa, từ đó nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc kết hôn, đặc biệt là
ý thức trong việc tuân thủ các quy định về độ tuổi kết hơn. Nhờ đó, theo khảo sát
của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, trong năm năm từ năm 2005 đến
2010, tình trạng tảo hơn ở các dân tộc thiểu số giảm từ 80% xuống còn 31%, cho
thấy hiệu quả của quá trình tuyên truyền, áp dụng pháp luật vào đời sống. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nạn tảo hơn vẫn cịn tồn tại ở nhiều
địa phương trong cả nước.
a) Xét theo địa bàn cư trú: Có sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và thành
thị; giữa các vùng kinh tế - xã hội và các tỉnh, thành phố.
- Vùng Trung du miền núi phía Bắc (đặc biệt là vùng Tây Bắc) và Tây Ngun
có tỷ lệ tảo hơn cao hơn so với các vùng khác. Ở khu vực Tây Bắc, trong độ tuổi 10
-19, cứ 10 em trai thì có 1 em có vợ, 5 em gái có 1 em có chồng. Nhiều xã, tỷ lệ tảo
hơn lên tới trên 50%, như tại xã Lóng Lng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có tới
52% cặp vợ chồng kết hơn ở lứa tuổi 12 –17 tuổi; xã Vân Hồ, tỷ lệ tảo hôn là 68%;


xã có tỷ lệ tảo hơn thấp nhất là Muổi Nọi, huyện Thuận Châu cũng ở mức 27%.

Dân tộc Mông có tỷ lệ tảo hơn cao nhất với 33%, dân tộc Thái 23,1%, dân tộc
Mường chiếm 15,8% 1.
- Các tỉnh có tỷ lệ tảo hơn cao nhất trong cả nước như: Lai Châu, Hà Giang,
Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Kon Tum,Gia Lai đều
nằm trong các khu vực này, trong đó tỉnh Lai Châu có tỷ lệ tảo hơn cao nhất 2 có tới
18,65% số nam giới 15 -19 tuổi, 33,8% số nữ 15 -19 tuổi và, 21,2% số nữ 15-17
tuổi đang hoặc đã từng có vợ/chồng, tức là có khoảng gần 1/5 dân số nam và 1/3
dân số nữ 15-19 tuổi trong tỉnh đã từng kết hôn.
Như vậy, ở các tỉnh miền núi phía Bắc nơi tập trung của các đồng bào dân
tộc thiểu số, có tỷ lệ tảo hơn khá cao so với cả nước. Điển hỉnh là ở huyện Mù
Căng Chải, tỉnh Yên Bái có tốc độ tăng dân số hàng năm trên 2% đây cũng là
huyện có số vụ tảo hôn cao nhất của tỉnh Yên Bái. (Theo số liệu thống kê của
ngành dân số, tỷ lệ tảo hôn của tỉnh Yên Bái nói chung chiếm khoảng 7%, ở các xã
vùng cao trên 20%. Bên cạnh đó việc số người chung sống với nhau như vợ chồng
không đăng ký kết hôn cũng chiếm một con số đáng kể, khoảng 10%). Theo phong
tục của nhiều dân tộc, khi trẻ em vừa bước sang tuổi 15 - 16 là đã đến tuổi dựng vợ,
gả chồng. Cha mẹ hai bên sẽ làm lễ dạm ngõ rồi kết hôn cho con, hai đứa trẻ sẽ
chính thức trở thành vợ chồng sau đám cưới, nếu bị chính quyền địa phương biết và
can thiệp thì họ sẵn sàng "xin khất" để các cháu cứ tiếp tục làm vợ chồng, đợi đến
khi đủ tuổi sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Nhưng thực
tế cho thấy, số cặp vợ chồng tảo hôn tự nguyện lên xã đăng ký kết hôn khi đủ tuổi
khơng nhiều. Thậm chí, có rất nhiều trường hợp vợ chồng đã có đến 3, 4 con chung
mà cha mẹ vẫn chưa có hơn thú hợp pháp.
Ở Sơn La, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào người Mông, nạn tảo hơn vẫn
chưa được xóa bỏ do vẫn cịn tồn tại tục cướp. Nhiều trẻ em dưới 12 tuổi đã được
1 Báo cáo củaBan Dân tộc tỉnh Sơn La.
2 Theo số liệu điều tracủa Chi cục Dân sốvà KHHGĐ, từ năm 2004 -2011, tỉnh Lai Châu có trên 1600 người tảo hơn,
trong đó tập trung chủ yếu ở một sốdân tộc Thái, Mông, Dao, Mảng, Cống, La hủ… ở các dân tộc Mảng, Cống, La
hủ chiếm khoảng 80% so với tỷ lệ tảo hơn trên địa bàn tồn tỉnh.



gia đình tổ chức cướp vợ. Chính nạn tảo hơn đã góp phần kìm hãm sự phát triển
kinh tế ở những vùng rừng núi vốn heo hút này. Qua khảo sát của ngành tư pháp
tỉnh Sơn La thì có 47.665 trường hợp các cặp vợ chồng sống với nhau mà không
đăng ký kết hôn; 101.036 trường hợp trẻ em ra đời đã lớn nhưng chưa được khai
sinh. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tại 10 huyện miền núi của tỉnh có hơn 500
trường hợp vi phạm Luật Hơn nhân và Gia đình.
Tại khu vực Tây Ngun, nạn tảo hơn cũng là một hiện tượng phổ biến. Theo
ủy ban dân số - gia đình và trẻ em huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, tồn huyện có
14 xã nhưng xã nào cũng có tình trạng tảo hơn, xã vùng sâu có tỷ lệ cao hơn. Tổng
số cặp vợ chồng tảo hôn của tỉnh là 213 cặp. Tại Kontum, nơi có tỷ lệ đồng bào
thiểu số là 53% cũng có tới 269 cặp vợ chồng tảo hôn. Đáng lưu ý là tỉnh Gia Lai
có tới 974 cặp vợ chồng kết hơn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, ở những khu vực có đơng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa, vùng miền núi, tình trạng tảo hơn cịn xảy ra rất phổ biến với tỷ lệ cao.
Tuy vậy, khơng riêng gì các tỉnh miền núi mà ở Tại khu vực đồng bằng và thành
thị, tình trạng tảo hơn vẫn cịn là tình trạng nhức nhối. Tại An Giang có 185 cặp vợ
chồng tảo hơn, Đồng Thó 179 cặp, Ninh thuận 76 cặp. Ngay cả đến khu vực đơ thị
lớn có trình độ dân trí cao như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cịn có các
cặp tảo hơn với con số lần lượt là 42 cặp và 37 cặp. Đối tượng chủ yếu đều là các
em học sinh do chơi bời không được sự quan tâm giáo dục của gia đình, do ảnh
hưởng của lối sống đô thị mà bỏ học để lấy chồng.
b) Xét theo giới tính và nhóm tuổi:
- Tỷ lệ tảo hôn, kết hôn sớm của cả nam giới và nữ giới ở nhóm 15 - 19 tuổi
đều có xu hướng gia tăng từ 2,4% v à 8,4% năm 2011 lên 3,1% và 11,2%
năm 20133. Phụ nữ có xu hướng kết hơn sớm hơn và ở nhóm tuổi dưới 15 và
dưới 18 thì tỷ lệ tảo hơn ở nữ dân tộc thiểu số cao hơn gần 3 lần so với nam
dân tộc thiểu số (tỷ lệ tương ứng là 4,7% và 15 ,8% so với 1,8% và 5,8%);
3 Kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2013



- Tỷ lệ tảo hôn ở nam giới các dân tộc thiểu số cao xấp xỉ 6 lần so với nam
giới dân tộc Kinh và gấp 3 lần so với tỷ lệ chung của cả nước (tỷ lệ tương
ứng lần lượt là 18,0% so với 3,3% và 5,8%);
- Phụ nữ sống ở khu vực nơng thơn có xu hướng kết hơn sớm hơn và có tỷ lệ
tảo hơn cao gấp 2 lần so với khu vực thành thị (15,2% so với 6,2% năm
2011 và 13,5% so với 6,7% năm 2013).
Có dưới 1% phụ nữ kết hôn tr ước 15 tuổi, tuy nhiên, tỷ lệ kết hôn sớm tăng
lên tới 12.3% ở nhóm phụ nữ từ 20 - 49 tuổi đã kết hơn trước 18 tuổi (tảo hơn).
Xét nhóm phụ nữ từ 15 - 19 tuổi: Vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tây
Nguyên và Tây Nam bộ là các vùng có tỷ lệ đã kết hơn sớm cao nhất trong 6 vùng,
lần lượt tương ứng là 18,8% - 15,1% - 16,3% năm 2011 và 18,9% - 15,8% - 14,1%
năm 2014. Có 17,7% phụ nữ thuộc nhóm hộ nghèo nhất hiện đã kết hôn so với
2,8% sống trong các hộ gia đình giàu nhất.
c) Xét theo dân tộc:
- Các dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hơn chung là 8,4%, cao gấp 6 lần so với dân
tộc Kinh (1,4%) v à gấp gần 3,5 lần so với tỷ lệ chung của cả n ước (2,5%);
- Có 25/53 dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hơn trên 10%. Dân tộc Mơng, Xinh
mun có tỷ lệ tảo hơn cao nhất, tới 29,1% và 27,4%, tiếp đến là các dân tộc Lô
lô (24,0%), Mảng (23,8%), La ha (22,8%), Lự (17,9%), Lào (17,6%), La
chí (17,3%), Cơ lao (17,1%), Hà nhì (16,4%), La hủ (16,3%), Phù lá
(14,5%), Ơ đu (14,3%), Dao (14,0%), Khơ mú (14,0%), Cống (13,9%), Gia
rai (13,5%), Xơ đăng (11,4%), Ba na (10,4%);
Dân tộc Mông, tỷ lệ kết hôn của nam giới ở nhóm tuổi dưới 15 - dưới 18
-dưới 20 lần lượt là 16,7% - 28,0 - 53,3%, của nữ ở nhóm tuổi dưới 15 - dưới 18 là
18,3% - 45,4%. Một số dân tộc khác có tỷ lệ kết hơn của nam và nữ theo nhóm
tuổi tương ứng là: Xinh mun 8,5% - 21,5% - 45,2% và 17,2% - 47,1%; Dao 4,1%
-11,5% - 30,4% và 5,4% -22,7%; Gia rai 0,6% - 8,8% - 31,0% và 8,7% - 22,7%; Ba
na 1,7% - 7,1 - 23,3% và 5,7% - 22,0%4...


4 Số liệu tổng hợp, phân tích từ tổng cục điều tra dân số và nhà ở năm 2009


- Đáng chú ý là, một số dân tộc có dân số dưới 10.000 người như: Lô lô,
Mảng, La ha, Lự, Cơ lao, La hủ, Ơ đu, Cống có tỷ lệ tảo hôn khá cao, từ 1224%5. Các dân tộc có tỷ lệ tảo hơn cao tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng
miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
d) Mức sống và đặc biệt là trình độ học vấn gây ra sự khác biệt trong mức độ
phổ biến của hiện tượng kết hôn sớm. Khoảng 1/3 phụ nữ từ 20 -49 tuổi (26,9%)
khơng có bằng cấp kết hơn trước 18 tuổi, trong khi đó đối với nhóm phụ nữ có
bằng trung học chuy ên nghiệp, trung cấp nghề hoặc cao đẳng trở lên chỉ có1,2%
kết hơn sớm.6
2.2. Hậu quả của tảo hôn:
Nam nữ kết hôn khi chưa đủ tuổi đã dẫn đến những hệ lụy xấu, mang đến
những gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.
Thứ nhất, việc kết hơn khi cịn q sớm, khi người con trai và người con gái
chưa kịp phát triển hoàn thiện về thể chất, tâm sinh lý đã buộc phải làm cha, làm
mẹ có thể để lại những hậu quả rất nguy hiểm cho tính mạng của cả con và mẹ như
đẻ sớm, đẻ dày, sinh con thiểu năng, thiếu cân, thiếu tháng, suy dinh dưỡng, hậu
sản. Hơn nữa việc các ông bố, bà mẹ trẻ không được đi học, không được giáo dục
về kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ em có thể khiến đứa trẻ khơng được ni
dưỡng, chăm sóc đầy đủ, ít được quan tâm giáo dục để trẻ em được phát triển một
cách toàn diện. Đời sống vật chất thiếu thốn sẽ đẩy các gia đình vào cảnh ốm đau,
đói rét, khó tiếp cận được với câc dịch vụ y tế và tất yếu sẽ có nhiều trẻ em bị suy
dinh dưỡng, bệnh tật.
Thứ hai, các cặp vợ chồng tảo hôn hiện nay thường đang trong độ tuổi đi học
nhưng vì phải lấy vợ, lấy chồng nên khơng thể tiếp tục đến trường được nữa, như

5 Số liệu tổng hợp, phân tích từ tổng cục điều tra dân số và nhà ở năm 2009
6 Kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS4 và MICS5) do Tổng cục Thống kê thực hiện, tỷ lệ
tương ứng năm 2011 và 2014 của các vùng còn lại là: Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (8,5% và 8,6%), Đông

Nam bộ (8,8% và 8,1%) và Đồng bằng sông Hồng (9,5% và 7,9%),


vậy việc kết hơn sớm có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội học tập và sự phát triển của
mỗi cá nhân, đặc biệt là người phụ nữ.
Thứ ba, những cặp vợ chồng tảo hôn (hầu hết đều phụ thuộc kinh tế vào cha
mẹ) chưa thực sự trưởng thành, chưa nhận thức được những khó khăn nảy sinh
trong cuộc sống gia đình, đến khi sống với nhau được một thời gian thì nảy sinh
mâu thuẫn khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt, có nhiều trường hợp dẫn đến ly thân,
ly hôn.
Thứ tư, nam nữ lấy vợ, lấy chồng trước tuổi thì khơng thể đăng ký kết hơn
nên quan hệ vợ chồng tồn tại trên thực tế mà không được pháp luật công nhận. Nếu
sau một thời gian chung sống, giữa các bên nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến muốn ly
hôn thì u cầu của họ sẽ khơng được chấp nhận mà Tịa án chỉ tun bố khơng
cơng nhận họ là vợ chồng. Hoặc có thể sau một thời gian chung sống, một trong hai
bên đăng ký kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác mà phát sinh
tranh chấp thì việc giải quyết sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này không chỉ ảnh
hưởng xấu đến tâm lý, tình cảm hoặc thiệt hại về tài sản cho một trong hai bên mà
cịn gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch cũng như Tòa án trong
việc giải quyết các yêu cầu của đương sự.
III. NGUN NHÂN DẪN ĐẾN TẢO HƠN:
Việc nam nữ kết hơn khi chưa đủ tuổi đã dẫn đến những hệ lụy xấu, ảnh
hưởng tới gia đình và cộng đồng. Trước tình trạng đáng báo động về tình trạng tảo
hơn trong cả nước, việc chỉ rõ nguyên nhân là vấn đề quan trọng trên cơ sở đó đề ra
những giải pháp hữu hiệu, thiết thực, triệt để ngăn chặn vấn nạn này. Đề hiều một
cách cụ thể và toàn diện về nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hơn ta phải xét trên
hai khía cạnh đó là: Ngun nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
1. Nguyên nhân khách quan:
a) Do ảnh hưởng của những quan niêm, thành kiến, phong tục, tập quán lạc
hậu:



Chế độ phong kiến có thời kỳ phát triển rất hưng thịnh ở Việt Nam, có những
tục lệ, nghi lễ đã “ăn sâu, bén rễ” vào đời sống cộng đồng và có sức ảnh hưởng
nhất định qua nhiều thế hệ người Việt Nam. Các quan hệ hôn nhân và gia đình cũng
khơng nằm ngồi sự chi phối đó, có những nghi lễ cho đến ngày nay vẫn tiếp tục
được duy trì. Điều đó, một mặt thể hiện những giá trị văn hóa tinh thần nhưng mặt
khác cũng gây ra ít nhiều phiền hà, tốn kém.
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theo
phong tục, tập quán; việc lấy vợ, lấy chồng mà chỉ cần sự đồng ý của những người
đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ và sự chứng kiến của gia
đình, họ hàng, làng xóm. Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; quan niệm kết
hôn trong họ tộc để lưu giữ tài sản trong gia đình khơng mang của cải sang họ khác
hay như tục lệ bắt vợ của ng ười Mông ở vùng Tây Bắc, tục “nối dây” ở một số dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên, hủ tục hứa hôn, cưỡng ép hơn mang tính gả bán,...
Khơng chỉ vậy, xuất phát từ những khó khăn trong cuộc sống cùng với thói quen
ở vùng núi, nhà nào cũng có tâm lý muốn sớm có con đàn cháu đống, có người nối
dõi, kết hơn sớm để gia đình có thêm lao động cho gia đình, có người làm nương
rẫy. Nhà nào có con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn, nhà nào có con trai thì
muốn cưới vợ sớm để lo toan cuộc sống ....đã kéo theo nhiều hệ lụy, mà điển hình
nhất là nạn tảo hơn.
Như vậy có thể khẳng định rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng
dẫn đến tảo hôn là do ảnh hưởng của phong tục tập quán và truyền thống văn hóa
của các dân tộc. Chúng ta ln trân trọng và giữu gìn bản sắc văn hóa của các dân
tộc nhưng đó phải là các giá trị nhân văn tiến bộ phù hợp với sự phát triển của xã
hội. Chúng ta quyết tâm loại bỏ những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu có ảnh
hưởng tới sự phát triển của cá nhân, sự bền vững của gia đình và cộng đồng.
b) Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường:
Nền kinh tế thị trường với những cơ chế thơng thống hơn cùng sự giao lưu
kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới đã mang đến một diện



mạo mới cho toàn xã hội. Một trong những hệ quả mà nó mang lại đó là sự phân
hóa sâu sắc giữa các giai tầng trong xã hội cũng như giữa các vùng miền, giữa
thành phố với nông thôn. Sự chênh lệch về giàu nghèo dẫn đến sự khác biệt về
trình độ, nhận thức, lối sống cũng như mức độ thụ hưởng của các phúc lợi xã hội
khác. Trong khi ở thành phố con người được đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu
sinh hoạt cũng như vui chơi giải trí thì ở nơng thơn đời sống lại ngheo nàn, lạc hậu
hơn rất nhiều. Đặc biệt là ở miền núi, vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống, thì từ xuất phát từ cuộc sống khó khăn cho nên theo thói quen nhà nào
có con gái cũng muốn gả đi cho “bớt được miệng ăn”, hay muốn cưới con dâu về
để sớm có người làm nương, làm việc nhà
Trong nền kinh tế thị trường, con người cũng dần biến đổi để thích nghi được
với điều kiện mới. Họ trở nên năng động, sáng tạo, linh hoạt và độc lập hơn trong
cách nghĩ, cách làm và lối sống. Ở những vùng kinh tế trọng điểm , sự phát triển
vượt bậc của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật,…đã tác động rất lớn tới thế giới nhân
sinh quan của mỗi người. Quan điểm sống của họ trở nên cởi mở hơn, đơn giản
hơn, khơng bị gị bó bởi các quan niệm, thành kiến đạo đức xưa cũ. Vì vậy con
người dễ dàng thiết lập các mối quan hệ với nhau, Một trong những hệ lụy đó là
việc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ trở nên hết sức bình thường và làm
gia tăng tỉ lệ mang thai sớm dẫn đến tăng tỷ suất sinh con vị thành niên (từ 99‰
năm 2011 lên 116‰ năm 2013 ở nhóm 15 – 18 tuổi của phụ nữ dân tộc thiểu số7).
Đây cũng là nguyên nhân khách quan làm gia tăng tình trạng tảo hơn ở vùng dân
tộc thiểu số.
Như vậy, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, tình trạng tảo hơn khơng
những khơng suy giảm mà cịn có xu hướng tăng với diễn biến phức tạp hơn so với
những năm trước.
c) Do những bất cập, hạn chế trong các quy định của Luật hơn nhân và gia
đình năm 2000 và các quy định pháp luật liên quan
7 TCTK: Kết quả điều tra đánh giá mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS4 và MICS5)



Nhiều quy định áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đối với các dân
tộc thiểu số cịn chung chung, thiếu tính khả thi và chậm được hướng dẫn thi hành;
công quản lý, thực thi pháp luật về hơn nhân và gia đình cịn nhiều bất cập. Tình
trạng lơi lỏng pháp luật, thực thi pháp luật chưa kiên quyết trong quản lý đăng ký
kết hôn ở vùng miền núi dân tộc còn lỏng lẻo; các chế tài xử phạt vi phạm trong
hôn nhân chưa đủ mạnh để ngăn ngừa, răn đe tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận
huyết trong vùng dân tộc thiểu số.
- Về tuổi kết hôn:
Thực tiễn thi hành quy định về tuổi kết hôn còn rất nhiều bất cập giữa quy
định của pháp luật và tập quán về tuổi kết hôn. Ở một số địa phương, cộng đồng,
người dân vẫn kết hôn theo độ tuổi trong tập qn dẫn tới tình trạng tảo hơn vẫn
cịn tồn tại ở các nhóm cộng đồng này. Báo cáo tổng kết của một số địa phương cho
thấy, tỷ lệ kết hôn trước tuổi luật định ở vùng cao, nơi đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống còn khá cao. Khi được tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình, bà con
hiểu quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, nhưng do phong tục, tập quán đã đi
vào cuộc sống của người dân từ rất lâu đời, các gia đình thường dựng vợ gả chồng
cho con từ rất sớm (15 - 16 tuổi thậm chí từ 14 tuổi). Vì chưa đủ tuổi theo luật định,
nên việc kết hơn khơng được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng
hai bên gia đình vẫn tổ chức đám cưới theo phong tục; họ hàng hai bên, cộng đồng
dân cư của cả bản vẫn mặc nhiên cơng nhận đó là một cặp vợ chồng.
- Về áp dụng tập quán trong hơn nhân và gia đình:
Khoản 1 Điều 3 Luật hơn nhân và gia đình quy định trách nhiệm của Nhà
nước và xã hội: “Vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn
nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện bản
sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hơn nhân và gia đình tiến bộ”, và Điều 6
của Luật quy định nguyên tắc: “Trong quan hệ hơn nhân và gia đình, những phong
tục, tập qn thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những ngun tắc
quy định tại Luật thì được tơn trọng và phát huy”. Tuy nhiên, qua tổng kết thi hành



Luật hơn nhân và gia đình cho thấy những quy định này tính khả thi cịn thấp, vì
chỉ mới thể hiện được thái độ tôn trọng của nhà nước đối với phong tục, tập quán
mà chưa thực sự tạo căn cứ pháp lý rõ ràng và đầy đủ để các cơ quan có liên quan
áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc về hơn nhân và gia đình.
Về điều kiện để áp dụng tập quán: quy định về điều kiện áp dụng tập quán
trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là khơng cụ thể, rất khó có sự thống
nhất trong áp dụng. Điều kiện chung là những tập quán tốt đẹp thì được kế thừa,
phát huy, nhưng “ tính chất tốt đẹp” lại là một giá trị trừu tượng, có thể được hiểu
ở nhiều góc độ khác nhau. Nội dung của giá trị này có thể thay đổi theo từng giai
đoạn phát triển của kinh tế - xã hội, phụ thuộc vào quan niệm của từng cá nhân, gia
đình, cộng đồng, tầng lớp xã hội. Vì vậy, trong thực tế, rất khó xác định tập quán
nào là tốt đẹp cần được kế thừa và phát huy; tập qn nào khơng tốt đẹp cần được
xóa bỏ. Do đó, việc đưa Luật hơn nhân và gia đình đi vào đời sống xã hội cịn gặp
nhiều khó khăn, nhất là ở các địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đơng bào dân tộc
ít người.
- Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp
tảo hơn cịn chưa phù hợp. Do trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhiều
bà con người dân tộc thiểu số còn hạn chế nên việc tự nguyện tự giác chấp hành các
quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình cịn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh
đó, việc xem xét, xử lý hành chính đối với các trường hợp vi phạm là người dân tộc
thiểu số lại càng khó khăn và khơng phải dễ thực hiện đối với những người có thẩm
quyền xử lý vi phạm. Tại điều 6 Nghị định số 87/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định mức xử phạt với hành vi tảo hôn, tổ
chức tảo hôn. Đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật vơi
những người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tịa án buộc chấm
dứt quan hệ đó; tổ chức việc kết hơn cho người chưa đến tuổi kết hôn với mức xử
phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng là chưa phù
hợp. Thực tế không đưa lại hiệu quả trong việc ngăn chặn nạn tảo hôn. Đối với đa



số những cặp vợ chồng nghèo, họ đều khơng có khả năng để nộp phạt, và trong
trường hợp đó, khả năng thực hiện các biện pháp cưỡng chế nộp phạt của chính
quyền địa phương là điều khơng thể thực hiện được. Do khơng có hình thức chế tài
nào khác nên các cặp vợ chồng nghèo vẫn tự do kết hôn khi chưa đủ tuổi mà không
lo bị xử phạt. Cũng có khơng ít cặp tảo hơn sẵn sàng lên xã nộp phạt. Họ coi việc
nộp phạt là đã tuân thủ pháp luật và sau khi nộp phạt thì họ đương nhiên được xã
công nhận là vợ chồng theo pháp luật. Ngồi ra, có khi cặp vợ chồng tảo hơn lại là
người thân quen của cán bộ xã nên xã vẫn cho tổ chức cưới hỏi rồi đợi đủ tuổi để
hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn chứ không hề đặt ra vấn đề xử phạt. Có nhiều
trường hợp cán bộ thực thi nhiệm vụ phát hiện ra những vi phạm của cơng dân
nhưng vì nể nang là chỗ thân quen, người làng, người xã nên vẫn giúp họ giải quyết
các công việc không đủ điều kiện theo quy định hoặc biết việc vi phạm nhưng cố
tình làm ngơ.
2. Nguyên nhân chủ quan:
a) Do trình độ dân trí thấp và ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế:
Nước ta là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu lại liên tiếp gánh chịu
hậu quả của những cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài. Vì vậy đời sống nhân dân
cực khổ lo cái ăn cái mặc đã khó chưa nói đến chuyện học hành, trường lớp. Điều
này đã dẫn đến tình trạng dân trí thấp, cũng đồng nghĩa với việc đặt ra yêu cầu cho
xã hội là cần phải từng bước nâng cao trình độ dân trí. Tuy đã đạt được những
thành tựu nhất định về phổ cập giáo tiểu học, nhưng đối với vùng dân tộc thiểu số,
nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp phải các thách thức lớn về chất
lượng giáo dục và bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa nhóm dân tộc thiểu số
với dân tộc đa số, giữa nông thơn và thành thị và giữa các vùng, miền.
Tình trạng học sinh bỏ học vẫn tái diễn mà nguyên nhân chính là do: Điều
kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng của
giáo dục, nâng cao dân trí, khơng khuyến khích con em họ đến trường mà muốn



con cái ở nhà làm việc giúp đỡ gia đình; mặt khác, rào cản về ngôn ngữ là một
trong những yếu tố quan trọng cản trở khả năng học tập của học sinh dân tộc thiểu
số khiến họ không theo kịp học sinh khác trong lớp dẫn đến tình trạng khơng thích
học và bỏ học.
Trình độ dân trí thấp khơng chỉ là một cản trở lớn cho việc phát triển kinh tế
- xã hội mà còn gây ra hàng loạt các vấn đề xã hội khác như; thất nghiệp, tệ nạn xã
hội, vi phạm pháp luật trên mọi lĩnh vực của xã hội.
Có thể nói sự hiểu biết về pháp luật có mối liên hệ trực tiếp với trình độ học
vấn. Những đối tượng có trình độ học vấn thấp thì hiểu biết về kiến thức xã hội nói
chung cũng như hiểu biết về pháp luật nói riêng rất hạn chế. Đây cũng là một
nguyên nhân chủ yếu dẫn đền tình trạng tảo hơn. Do nhận thức kém nên họ không
biết được những hệ quả của việc kết hôn sớm cũng như khơng biết được điều đó là
trái pháp luật. Điều này địi hỏi xã hội cần có những biện pháp để giải quyết tình
trạng này.
b) Do cơng tác tun truyền phổ biến pháp luật tại nhiều địa phương còn
hạn chế, chưa sâu rộng và hiệu quả chưa cao:
Tuyên truyền phổ biến pháp luật là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm. Trong những năm qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đã có
nhiều sự đổi mới về phương pháp, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung.
Được tiến hành thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Truyền
miệng, thông qua báo cáo của các báo cáo viên của các cấp ủy đảng và thông qua
quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên công tác tun truyền phổ biến pháp luật cịn nhiều khó khăn trở
ngại, hiệu quả tuyên truyền vẫn chưa cao. Nguyên nhân chính là do mặt bằng dân
trí khơng đồng đều giữa các vùng miền, ven biển, nông thôn và đô thị. Nhiều người
dân khơng biết tiếng kinh gây khó khăn cho việc tuyên truyền. Về mặt hạ tầng, hiện
nay nước ta cịn hàng trăm xã chưa có đường ơ tơ đến trung tâm, cịn hàng ngàn
thơn bản cũng khơng có đường giao thông, trạm y tế đạt chuẩn, thiếu trường học…



Ngồi ra cơng tác tun truyền cịn thiếu hiểu quả là do đội ngũ cơng tác
viên cịn chưa tích cực chưa mặn mà với cơng việc này có thể cũng do việc trợ cấp
cho cơng việc này q ít ỏi. Như vậy để nhanh chóng loại trừ nạn tảo hơn ra khỏi
đời sống xã hội, bên cạnh việc nâng cao trình độ dân trí thì cũng cần nâng cao trình
độ hiểu biết pháp luật cho người dân.
c) Do sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp
tảo hơn cịn chưa mạnh mẽ thiếu kiên quyết.
Việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói chung, loại bỏ tục tảo hơn
nói riêng ra khỏi đời sống xã hội được hiệu quả thì việc can thiệp mạnh mẽ, kiên
quyết của chính quyền địa phương là rất quan trọng. Đây là đội ngũ tiếp xúc trực
tiếp với người dân, hiểu rõ nhất cuộc sống của người dân tại địa phương mà họ
quản lí vì vậy vai trị của họ rất to lớn. Tuy nhiên, trên thực tế tảo hơn vẫn cịn tiếp
diễn và một phần lỗi khơng nhỏ thuộc về chính quyền địa phương. Thực tế cho
thấy, khơng chỉ những người dân mà cả gia đình cán bộ, Đảng viên là lãnh đạo xã,
phường cũng tiếp tay, thậm chí tảo hơn cịn diễn ra ngay trong gia đình của những
người cán bộ thì thử hỏi dân làm sao khơng làm theo.
Như vậy có thể khẳng định rằng dù chúng ta có tun truyền tốt đến mấy thì
chỉ cần một vài hiện tượng thể hiện sự dung túng, thiếu kiên quyết của chính quyền
địa phương đối với một cặp vợ chồng địa phương thì hiệu quả của việc tuyên
truyền sẽ giảm sút rất nhiều. Việc thực hiện các chính sách pháp luật của Đảng và
nhà nước về vấn đề hơn nhân và gia đình ở địa phương có nhiếu bất cập là một
trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho nạn tảo hơn vẫn cịn tồn tại và tiếp
tục phát triển.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NẠN TẢO HƠN:
Để từng bước hạn chế tình trạng tảo hôn, theo em cần tập trung vào một số
giải pháp sau:


Một là, chú trọng đẩy mạnh, nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến giáo

dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, trọng tâm là pháp luật về hôn nhân và gia
đình. Tuyên truyền linh hoạt bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với
thực tế địa phương để người dân, nhất là người ở độ tuổi vị thành niên, hiểu rõ các
quy định của pháp luật về dân số, hơn nhân và gia đình, những tác hại của việc tảo
hôn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật về hơn nhân và gia đình trong đồng
bào dân tộc thiểu số.
Hai là, thu hút, tập hợp người ở độ tuổi vị thành niên vào các tổ chức hội,
đồn thể, các hình thức vui chơi, sinh hoạt văn hóa lành mạnh đồng thời lồng ghép
các hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cap nhận thức. Tích cực vận động nhân
dân trên địa bàn xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xóa bỏ những hủ
tục lạc hậu. Thành lập điểm tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về hơn nhân gia đình,
chăm sóc sức khỏe sinh sản tại địa phương để từng bước nâng cao dân trí. Phát huy
vai trị của người có uy tín trong đồng bào dân tộc; nêu gương người tốt, việc tốt
trong thực hiện Luật hơn nhân và gia đình và cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia
đình dần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu tồn tại ở một số dân tộc thiểu số trong hơn
nhân trong đó có tảo hơn; chú trọng giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo... cho
người vị thành niên nghỉ học sớm.
Ba là, hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý đối với
các trường hợp tảo hôn. Pháp luật cần phải quy định cụ thể, rõ ràng và phù hợp hơn
về khái niệm tảo hôn, mức xử phạt đối với các trường hợp tảo hôn, hay quy định về
độ tuổi kết hôn cần thống nhất với quy định của BLDS năm 2015 về năng lực hành
vi dân sự. Việc xử lý các trường hợp vi phạm về điều kiện kết hôn cần phải được
xử lý nghiêm minh, triệt để có tác dụng giáo dục tích cực cho các gia đình khác
trong cộng đồng.
Bốn là, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xử lý
các trường hợp tảo hôn, khi phát hiện các trường hợp tảo hơn, chính quyền địa
phương phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đồn thể giải thích, vận động, lập biên


bản đình chỉ, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; nếu đủ yếu tố cấu thành

tội phạm thì lập hồ sơ đề nghị xử lý theo quy định. Đối với các trường hợp tảo hôn
của đồng bào dân tộc thiểu số thì tiến hành vận động xóa bỏ. Bên cạnh đó, cũng
cần quan tâm bảo vệ các quyền trẻ em cho những đứa trẻ là con của các cặp vợ
chồng tảo hôn.
Ngăn chặn và hướng đến loại bỏ tảo hôn cần sự kiên quyết và đồng bộ của
các cấp, các ngành và nhất là người dân. Việc đẩy lùi tình tình trạng tảo hơn và kết
hơn cận huyết thống là cả một q trình và cần phải có thời gian. Do vậy, cần sự
vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền; lấy cán bộ, đảng viên
làm thành phần nòng cốt trong tuyên truyền và phải gương mẫu chấp hành. Lồng
ghép xét các tiêu chí xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước ở các bản với
làm giảm tình trạng tảo hơn.

KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định nạn tảo hôn vẫn đang là vấn
đề nhức nhối tồn tại ở mọi địa phương, từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị đến
nông thôn. Vấn nạn này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người vi phạm, ảnh
hưởng đến thế hệ tương lai được sinh ra từ các cặp “vợ chồng” chưa đủ độ tuổi
được kết hôn theo quy định của pháp luật, mà cịn ảnh hưởng đến tồn thể cộng
đồng, xã hội. Hơn lúc nào hết vấn đề cấp bách đặt ra một cách nhanh chóng, đồng
bộ, hiệu quả đó là phải loại trừ hồn tồn hiện tượng tảo hôn ra khỏi đời sống xã
hội. Để làm được điều đó cần đến sự chung tay nỗ lực góp sức của cả cộng đồng.
Do thời gian có hạn và nguồn tài liệu cịn hạn hẹp nên trong q trình làm
bài khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những đóng góp q
báu của thầy cơ để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Giáo trình Luật hơn nhân và gia đình, trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Nxb.
Chính trị quốc gia.

 Giáo trình Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội,
Nxb.Cơng an nhân dân.
 Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam 2014.
 Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam 2000.




Trang web của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình:

/> Dự thảo Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban dân tộc, 2014.
 Kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2013.
 Vấn đề tảo hơn ở Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và giải pháp loại trừ,
Đoàn Thị Thu Hằng, người hướng dẫn Nguyễn Thị Mừng, Hà Nội – 2002.



×