Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Luyện tập văn nghị luận văn học - Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.7 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LUYỆN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC</b>


1. “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả
<i>mn vật, mn lồi...”. (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương).</i>


<i>Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện</i>
<i>người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ), Bánh trơi nước</i>
<i>(Hồ Xuân Hương) và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Nguyễn Du - Truyện Kiều).</i>


<i>2. Nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên Đường chủ nhân - nhà</i>
bình luận văn học nổi tiếng thế kỉ XIX viết: Nguyễn Du là người "có con mắt nhìn
xun sáu cõi, có tấm lịng nghĩ suốt nghìn đời”.


Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua đoạn trích
<i>Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập một, NXB</i>
Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 93 - 94).


<i>3. Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Qua</i>
<i>thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận</i>
định trên.


4. Trình bày nhũng cảm nghĩ của anh/chị về tình cảm gia đình qua các tác phẩm:
<i>Bếp lửa của Bằng Việt, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, Mây và sóng của</i>
R.Ta-go.


<i>5.Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh</i>
Khuê đều là những truyện ngắn hay, đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt
Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Anh/chị hãy phân tích nhân vật anh thanh niên và nhân vật Phương Định trong sự
đối sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong việc thể


hiện chủ đề đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Dù ở gần con,
Dù ở xa con,


Lên rừng xuống bể,
Cị sẽ tìm con,
Cị mãi u con.


Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đòi, lòng mẹ vẫn theo con...
<i>(Chế Lan Viên, Con cò)</i>


Chân phải bước tới cha Chân trái
bước tới mẹ Một bước chạm tiếng
nói


Hai bước tới tiếng cười


Người đồng mình u lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa


Vách nhà ken câu hát...
<i>(Y Phương, Nói với con)</i>


<b>Gợi ý</b>


<b>1.</b> <i><b>* Giải thích ý kiến</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Giá trị nhân đạo là một phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân chính.


Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể
sau: lịng thương u, sự cảm thơng, xót xa trước nhũng hoàn cảnh, những số phận bất
hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi
ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý; trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát
vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.


* Giá trị nhân đạo qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Bánh trơi
nước và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích


- Tấm lịng u thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ nữ tài sắc
mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời: số phận của Kiảu bị ném vào nhà chứa,
rồi giam lỏng ở lầu Ngưng Bích vói nỗi cơ đơn, buồn tủi, thương thân, xót phận; là
tình cằnh oan khiên, nghiệt ngã của Vũ Nương, đến mức nàng phải dùng cái chết để
chứng tỏ tấm lịng trong trắng, tiết hạnh của mình; là số phận long đong chìm nổi, phụ
thuộc của người phụ nữ...


- Qua bi kịch thân phận của người cõn gái trong thơ Hồ Xuân Hương, của Thuý
Kiều và Vũ Nương, các tác giả đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo
đã tước đi quyền sống, chà đạp lên nhân phẩm của con người. Đó là chiến tranh phi
<i>nghĩa, là chế độ nam quyền (Chuyện người con gái Nam Xưong, Bánh trôi nước), là</i>
bọn quan lại tham lam, là lũ buôn thịt bán người không từ một thủ đoạn nào chỉ vì
<i>đồng tiền (Truyện Kiều).</i>


- Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, dù cuộc đòi
của họ truân chuyên, nhọc nhằn. Đó là lịng chung thuỷ, sự hiếu hạnh, giàu tình u
thương, ln sống vì người khác, nghĩ cho người khác của Kiều và Vũ Nương; đó là
thái độ dứt khốt vươn lên mạnh mẽ để “giữ tấm lịng son” của người phụ nữ trong
thơ Hồ Xuân Hương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tình yêu, hạnh phúc, phẩm giá, về một mái ấm gia đình bình dị, sum vầy.


* Đánh giá


- Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là ý kiến đúng
đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học:
Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
-“Văn học là nhân học” (M. Go-rơ-ki).


<i>- Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục) của</i>
<i>Nguyễn Dữ, bài thơ Bánh trơi nước của Hồ Xuân Hương và đoạn trích Kiều ở lầu</i>
<i>Ngưng Bích (trích Truyện Kiềù) của Nguyễn Du dù được viết bằng những thể loại</i>
hoàn toàn khác nhau nhưng đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi
cả ba tác phẩm ấy đều là những sáng tác mang giá trị nhân đạo cao eả, hướng tói con
người, vì con người.


- Ba tác giả vừa kế thừa tư tưởng nhân đạo truyền thống, mặt khác lại có thêm
những nét sâu sắc, mói mẻ. Nguyễn Dữ, Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương xứng đáng là
những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Họ đã làm phong phú thêm chủ nghĩa nhân đạo
trong văn học Việt Nam.


- Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Có được một giọng điệu riêng, phong cách độc
đáo là hết sức khó, nhưng đó là điều kiện và yêu cầu của.sáng tạo nghệ thuật. Muốn có
được điều đó cần tạo ra được cách cảm và đặc biệt cách thể hiện khác nhau. Tuy
nhiên, cái gốc của nhà văn vẫn là tấm lịng (“Chữ tâm kia mói bằng ba chữ tài”) vì thế
trên hết nhà văn phải viết vĩ cuộc đời, vì con người, tức phải là nhà nhân đạo chủ
nghĩa.


<b>2. HS có thể làm theo nhiều cách nhưng phải làm sáng tỏ những nội dung cơ bản</b>
sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>- Sáu cõi là Đông, Tây, Nam, Bắc và Trên, Dưới: chỉ vũ trụ.</i>


<i>- Con mắt là cái nhìn chỉ sự cảm nhận, đánh giá.</i>


<i>- Nghìn địi chỉ thịi gian từ xưa đến nay.</i>
<i>- Nghĩ là những suy nghĩ, tình cảm.</i>


=> Nguyễn Du cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc, thấu suốt về cuộc đời, về con người
đến mức xưa nay hiếm. Cơ sở của cái nhìn và suy nghĩ ấy chính là tấm lịng của
Nguyễn Du đối với cuộc đời. Ơng khơng chỉ hiểu địi, hiểu người mà cịn u thương
con người sâu sắc.


* Chứng minh qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích "Truyện Kiều”
-Nguyễn Du).


(1)Nguyễn Du hiểu được tâm trạng cô đon, trơ trọi, ngổn ngang trăm mối, chán
ngán, tủi buồn, thương mình, bơ vơ vô hạn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu
Ngưng Bích.


- Từ lầu cao trơng ra xa chỉ thấy nước mây thăm thẳm, núi cũng xa vòi. “Trăng
gần” chẳng xố được sự hoang vắng. Dưới mặt đất thì “bốn bề bát ngát”, những cát và
bụi. Cái mênh mông vắng lặng đến lạnh người khiến Kiều càng chìm đắm trong nỗi
niềm cô đơn, bẽ bàng.


- Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng vài nét bút tài hoa: “non xa”, “trăng
gần”, “cát vàng”, “bụi hồng”... đã làm nổi bật tâm trạng như bị sẻ chia của Thuý Kiều.
(2) Nguyễn Du đã hiểu và cảm thơng vói nỗi nhớ ngậm ngùi, khắc khoải
của Thuý Kiều đối với người yêu và cha mẹ.


- Nhớ ngưòi yêu.


+ Kiều nhớ tới Kim Trọng là điều hồn toẩn phù họp với tâm lí.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

khi trăng gọi nhớ vầng trăng, chén rượu thề nguyền càng xót xa ân hận “Tưởng ngưịi
dưới nguyệt chén đồng”.


+ Càng nhớ ngưịi u càng thấm thìa tình cảnh bơ vơ nơi chân trời góc biển với
một trái tim yêu thương nhỏ máu (“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”).


- Nhớ cha mẹ.


+ Kiều xót xa hình dung cha mẹ ngóng trơng tin nàng (“Xót người tựa cửa hơm
mai”).


+ Day dứt khơn ngi vì khơng được phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ ngày càng
già yếu (“Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”).


-> Kiều đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ tới người yêu và cha mệ. Kiều là
người tình thuỷ chung, ngưịi con hiếu thảo, người phụ nữ có tấm lịng vị tha đáng
trân trọng.


(3) Nguyễn Du như cảm nhận được tiếng thét gào nổi loạn và tuyệt vọng, sự
mặc cảm cơ đơn trong lịng Kiều.


- “Cánh buồm xa xa” thấp thoáng trong buổi chiều tà gọi nỗi buồn nhớ quê hương
xa cách.


- Cánh “hoa trôi man mác” gợi nỗi buồn về thân phận lênh đênh, vô định.


- “Nội cỏ rầu rầu” đến tận chân mây là nỗi bi thương, vơ vọng.


- “Gió cuốn mặt duềnh” và “ầm ầm tiếng sóng" gợi tâm trạng hãi hùng, lo sợ


trước tai hoạ. Dự báo một tương lai khủng khiếp đầy tai ương, bất trắc đang chờ đọi
Kiều.


* Đánh giá chung


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Để người đọc cùng yêu thương, trân trọng, xót xa cho nhân vật của mình, Nguyễn Du
phải là người có một tài năng lớn, “có con mắt nhìn xun sáu cõi, có tấm lịng nghĩ
suốt nghìn địi”.


<b>3.</b> <i>* Giải thích ý kiến của Xn Diệu</i>


Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: thơ là một hình thức sáng
tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngơn từ đặc biệt, giàu
nhạc tính, giàu hình ảnh và gọi cảm...


<i>- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn\ tóc là nội dung, ý nghĩa của bài</i>
<i>thơ. Xác. tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, việc tổ</i>
chức ngơn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ...


- Như vậy, theo Xuân Diệu, thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng
như hình thức nghệ thuật, khơi gọi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối
vói người đợc. Chỉ khi đó thơ mói đạt đến vẻ đẹp hồn mĩ của một chỉnh thể nghệ
thuật.


- Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo
của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm vân học được tạo nên từ sự kết
họp hài ho à giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải
được truyền tải bằng một hình thức phù họp thì người đọc mói dễ cảm nhận, tác phẩm
mói có sức hấp dẫn bền lâu.



<i>* Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, háy cả bài.</i>


-Về nội dung:


+ Bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, chân thành của tác giả trước mùa xuân của thiên
nhiên, đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nhà thơ đã gọi lên một phong cảnh mùa xuân tưoi tắn, thơ mộng, đậm phong vị
xứv<sub>Huế: dịng sơng xanh, bơng hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời. Bức</sub>


tranh xn có khơng gian thống đãng, có màu sắc tươi tắn, hài hồ, có âm thanh rộn
rã, tươi vui, cảnh vật tràn đầy sức sống. Thanh Hải có cái nhìn trìu mến với cảnh vật.
Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân được thể hiện trong một động tác trữ
<i>tình đón nhận, vừa trân trọng vừa tha thiết: Từng giọt long lanh rơi - Tơi đưa tay tơi</i>
<i>hứng. Hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa, vừa là thơ vừa là nhạc, vừa là hoạ, thể</i>
hiện được cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào
xuân. Phải có một tình u tha thiết, một tâm hồn lạc quan với cuộc sống mới có thể
đón nhận mùa xuân và viết về mùa xuân như vậy.


• Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, tác giả cảm nhận về mùa xuân của đất
nước. Hình ảnh lộc xuân theo người ra trận, theo ngưòi ra đồng làm đẹp ý thơ về cuộc
sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ - hai nhiệm vụ không thể tách rời của
đất nước. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên,
đất nước. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức
của người cầm súng, người ra đồng. Nhà thơ bộc lộ niềm tự hào về một đất nước anh
hùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn vĩnh cửu cùng vũ trụ, sẽ toả sáng như
những vì sao trong hành trình đi đến tương lai rực rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Đó là
ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào, lạc quan của cả dân tộc.


+ Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi


cuộc đời và dạt dào khát vọng hiến dâng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Đây Ịà một quan niệm sống đẹp và
đầy trách nhiệm. Khơng chỉ có vậy, nhà thơ còn nguyện ước được làm một mùa xuân,
tức là giữ mãi được sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân - khi tóc
<i>bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác: "Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời - Dù</i>
<i>là tuổi hai mươi - Dù là khi tóc bạc". Đây khơng chỉ là khát vọng của mỗi người mà là</i>
khát vọng của mọi lóp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏi cho đất
nước. Những câu thơ này khơng chỉ là lịi tự nhắn nhủ bản thân mình mà còn như một
sự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời. Vượt lên đớn đau của bệnh tật, Thanh
Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng mạnh
mẽ được cống hiến cả cuộc đời mình, được hố thân vào mùa xuân đất nước.


-Về hình thức


<i>+ Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất họp lí, chứa</i>
đụng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm.


+ Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên mà chặt chẽ, lơ-gíc, dựa trên sự
phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuân của đất
nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xn lớn của cuộc địi chung.


+ Bài thơ được viết bằng thể thơ ngũ ngôn không ngắt nhịp trong từng câu, nhạc
điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi vói dân ca miền Trung, xứ Huế. Sử dụng cách gieo
vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dịng cảm xúc.


+ Hình ảnh thơ: Kết họp nhũng hình ảnh tự nhiên, giản dị vói những hình ảnh giàu
ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng này
thường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi
mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân).



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

thuật đảo cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp từ, điệp
ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp độc đáo, giàu ý nghĩa. Cách sử dụng đại từ nhân xưng:
<i>tôi -ta...</i>


<i>+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu có</i>
sự biến đổi phù họp với nội dung từng đoạn: vui tươi, say sưa ở đoạn đầu; trầm lắng,
thiết tha ở đoạn bộc bạch nhũng tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết.


*Đánh giá, nâng cao


<i>- Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã tác</i>
động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình yêu thiên nhiên đến tình yêu
quê hương, đất nước, từ khát vọng nhỏ bé, khiêm nhường của một cá nhân nâng lên
<i>thành lẽ sống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế vói Mùa xn nho nhỏ ta không thể</i>
chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn.


- Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú thêm
cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng
tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức. Điều đó
vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhặ thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của
sáng tạo nghệ thuật.


<i>- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có</i>
sự tri âm, sự đồng cảm vói tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm
đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.


<b>4.</b> <i>* Tác giả, tác phẩm</i>


* Gặp gỡ



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

trong cuộc địi).


- Là tình cảm riêng của mỗi con người nhưng không hề bé nhỏ, cô đơn vĩ luôn ít
<i>nhiều gắn vói tình cảm u nước [Bếp lửa, Chiếc lược ngà), hoặc gắn vói thiên nhiên</i>
<i>đất trịi cao rộng (Mây và sóng).</i>


- Là tình cảm lớn mang tầm nhân loại, nhưng không chung chung trừu tượng, mà
được thể hiện bằng những chi tiết, sự việc, cảm xúc rõ ràng, cụ thể.


* Nét riêng


<i>- Bếp lửa là một tác phẩm trữ tình nói lên tình cảm bà cháu, qua cảm xúc của</i>
người cháu đã trưởng thành khi nhớ về bà. cần phân tích được: Hình ảnh ngưịi bà,
người mẹ Việt Nam qua hồi ức của người cháu. Tình yêu thương, chăm sóc, che chở
của bà vói cháu. Lịng thương nhớ, ngưỡng mộ, biết ơn của cháu vói bà.


<i>- Chiếc lược ngà là một tác phẩm tự sự. Ở tác phẩm này ta bắt gặp tình cảm cha</i>
con qua cái nhìn của người thứ ba, trong những tình huống éo le và độc đáo. Cần phân
tích được: Tình cảm u q bền vững khơng dễ gì thay đổi của cơ bé ngây thơ, hồn
nhiên nhưng bướng bỉnh và đầy bản lĩnh đối vói ngưịi cha bộ đội. Tình thương con
cao đẹp của người cha hết lịng vĩ con mà khơng có điều kiện chăm sóc con.


<i>- Mây và sóng là một tác phẩm trữ tình có chất tự sự. Đây là lời ngợi ca tình mẫu</i>
tử thiêng liêng, bất diệt qua lời kể hồn nhiên của em bé và những hình ảnh thiên nhiên
giàu ý nghĩa tượng trưng, cần phân tích được: Vì mẹ, con từ chối tất cả những vui thú
mòi gọi. Và sự từ chối của con nhận được sự đồng tình của cuộc đời. Nhưng cũng
chính nhờ mẹ, con có được cuộc địi đẹp đẽ, lớn lao, có niềm hạnh phúc trong sự che
chở, yêu thương.



* Đánh giá


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Bằng Việt, Nguyễn Quang Sáng, R. Ta-go là những nhà thơ, nhà văn có phong
cách nghệ thuật riêng, độc đáo.


- Bày tỏ cảm xúc của bản thân.


<i><b>5.* Giới thuyết về tác giả, tác phẩm</b></i>


- Văn học cách mạng giai đoạn 1965 - 1975 tập trung vào hai đề tài lớn là xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước.


<i>- Tiêu biểu cho hai đề tài đó là các truyện ngắn: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành</i>
<i>Long và Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Mỗi tác phẩm đều xây dựng được</i>
nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp con người Việt Nam trong cơng cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Đó là nhân vật anh thanh niên làm cơng tác khí tượng và nhân vật
Phương Định - nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là những
con người hăng say, nhiệt tình trong lao động; dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong
chiến đấu; giàu lí tưởng, lạc quan, yêu đời, nguyện hiến trọn tuổi thanh xuân cho non
sông, đất nước.


* Vẻ đẹp chung của hai tác phẩm và hai nhân vật


<i>- Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh</i>
Khuê cùng ra đời trong một giai đoạn lịch sử đầy cam go, quyết liệt của dân tộc, các
táe phẩm đều hướng vào phản ánh hiện thực ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Thời đại anh hùng đã hun đúc nên những anh hùng sẵn sàng xả thân vì lí tưởng,
<i>vì sự sống cịn của dần tộc. Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa và cô thanh</i>
<i>niên xung phong Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi mang phẩm chất chung</i>


của thanh niên thời đại. Song mỗi nhân vật một vẻ đẹp, mỗi người là một tấm gương,
một bông hoa trong vườn hoa mn sắc rực rỡ của dân tộc.


• Vẻ đẹp riêng của mỗi nhân vật


Mỗi nhân vật được đặt trong những hoàn cảnh thử thách khác nhau, nên việc
khám phá, phản ảnh của mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật cũng khác nhau.


<i>- Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa:</i>


+ Điều kiện làm việc: Một mình sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m
(thuộc Sa Pa - Lào Cai), quanh năm mây phủ, cô đơn, công việc nhàm chán, đơn
điệu...


+ Ý thức trách nhiệm: Công việc nhàm chán, đơn điệu nhưng cũng rất gian khổ,
đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao, anh thanh niên đã làm rất
tốt điều đó. Bởi anh xác định rõ lí tưởng sống, trách nhiệm đối vói quê hương, đất
nước nên anh rất yêu cơng việc của mình, làm việc hăng say, ln hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ.


+ Nhân cách sống đẹp, mộc mạc, bình dị, hồn nhiên, yêu đời, yêu con người, yêu
cuộc sống:


• Đối với anh em làm các cơng việc khác: anh khâm phục, u mến.


• Đối vói bản thân: anh sống ngăn nắp, nền nếp, u địi (trồng hoa, ni gà), tự
giác học tập nâng cao trình độ (đọc sách).


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

• Khiêm tốn, thật thà: thấy mình chưa xứng đáng được ca ngọi như các bạn đồng
nghiệp trên đỉnh Phan-xi-păng và dưói Sa Pa... thì thực lịng từ chối và giói thiệu họ.



=> Nét nổi bật của nhân vật: giàu lí tưởng, sống đẹp, nguyện dâng hiến tuổi trẻ
cho q hương, đất nước, góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào cơng cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước.


<i>- Nhân vật Phương Định trong Nhưng ngôi sao xa xôi:</i>


Nếu anh thanh niên tiêu biểu cho thanh niên miền Bắc tham gia cùng đất nước xây
dựng chủ nghĩa xã hội thì Phương Định lại tiêu biểu cho nữ thanh niên miền Bắc tham
gia vào tuyến lửa miền Nam đánh Mĩ, bảo vệ Tổ quốc.


+ Điều kiện sống và làm việc của Phương Định cũng như hàng ngàn, hàng vạn nữ
thanh niên xung phong thời chống Mĩ trên tuyến lửa Trường Sơn đầy cam go và ác
liệt. Phương Định cùng các chị em (đồng chí, đồng đội) của mình sống trên một trọng
điểm bắn phá hằng ngày của không quân Mĩ. Sự sống luôn kề bên cái chết nhưng
Phương Định và đồng đội của chị sống rất hồn nhiên, hiên ngang, bất khuất.


+ Ln đồn kết, thương u đồng chí, đồng đội.


+ Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc: phá bom, san lấp, đảm bảo
thông tuyến cho bộ đội tiến vào Nam đánh giặc.


+ Sống lạc quan, hồn nhiên, yêu đòi, hay hát, hay mơ mộng...


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

* Nhận xét cách xây dựng nhân vật của mỗi nhà văn


- Các nhân vật được đặt trong một hồn cảnh khác nhau, ngưịi lao động xây dựng
đất nước, người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Mỗi nhân vật được khám phá ở vẻ đẹp
riêng nhưng đểu tập trung ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam
trong những năm đất nước lâm nguy.



- Anh thanh niên là nhân vật chính được đặt trong tình huống gặp gỡ các nhân vật
khác, từ đó nhân vật chính được soi chiếu dưới nhiều góc độ, làm nổi lên vẻ đẹp tâm
hồn, lí tưởng sống...


- Nhân vật Phương Định được lựa chọn vừa là nhân vật chính vừa là nhân vật kể
chuyện (người chứng kiến sự việc và tự bộc lộ nội tâm, tâm trạng) khiến câu chuyện
trở nên chân thực, sống động, hấp dẫn. Ngôn ngữ trẻ trung phù họp với nhân vật kể
chuyện. Phương Định mang vẻ đẹp tiêu biểu cho nữ thanh niên xung phong thời kì
chống đế quốc Mĩ trên tuyến lửa Trường Sơn.


* Đánh giá chung


- Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo. vệ Tổ quốc
thòi đánh Mĩ là vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng của một dân tộc ra “ngõ gặp
anh hùng”.


- Thế hệ trẻ Việt Nam vừa tiếp nối, phát huy được truyền thống yêu nước của dân
tộc, vừa thể hiện được sức mạnh và lí tưởng sống của thế hệ mình, làm cho cả thế giói
phải trân trọng, cảm phục.


- Mỗi tác phẩm một khám phá, một sáng tạo riêng, khơng chỉ có tác dụng ngợi ca
vẻ đẹp con người Việt Nam trong những năm tháng hào hùng, oanh liệt mà cịn có tác
dụng động viên, thơi thúc thế hệ trẻ lúc đó lên đường xây dựng và bảo vệ giang sơn,
đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

chỉ, hội nhập tốt, xây dựng đất nước phồn hoa, hạnh phúc.


<b>6. HS có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ</b>
bản dưới đây:



* Giới thuyết về hai tác giả và hai tác phẩm.


* Hai đoạn thơ là sự cảm nhận sâu sắc, chân thực và xúc động về vẻ đẹp của tình
cảm gia đình:


- Ca ngợi tình mẹ, tình cha bao la, sâu rộng, bất tử. Cha mẹ là người ln che chở,
dìu dắt, yêu thương và chăm lo cho con cái từ thuở lọt lòng cho đến lúc trưởng thành.


- Từ những cảm xúc gần gũi, chân thực, hai tác giả đã khái qt thành những triết
lí sâu xa về tình cảm giá đình, ru những đứa con vào bài học làm người có ý nghĩa.


* Mỗi đoạn thơ thể hiện một cách cảm nhận riêng về tình cảm gia đình:


-Về nội dung:


<i>+ Ở đoạn thơ trong bài Con cò là lời ru thấm đượm tình mẫu tử. Người mẹ được</i>
hình tượng hố trong hình ảnh con cị quen thuộc của ca dao để nói lên quy luật mn
đời của tình cảm mẫu tử, đó là sự quan tâm, dìu dắt và u thương đến suốt đời của
mẹ đối với con... (lấy dẫn chứng phân tích).


<i>+ Ở đoạn thơ trong bài Nói với con là lời tâm sự chân thành, gần gũi của người</i>
cha đối với người con. Lời tâm sự vừa nói với con về tình yêu thương, sự sự nâng đỡ
của cha mẹ đối với con cái vừa khắc sâu vào tâm trí con vẻ đẹp của truyền thống quê
hương... (lấy dẫn chứng phân tích).


- về nghệ thuật:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i>+ Đoạn thơ trong bài Nói với con cuốn hút người đọc bởi hình ảnh thơ giàu sức</i>
biểu cảm, đăng đối, hài hồ, trìu mến, phù họp với một lời dặn dò, giọng thơ chân


thành, gần gũi và ấm áp...


*Đánh giá


- Hai nhà thơ đều là những người cha, trải nghiệm cảm xúc gia đình, thấu hiểu sâu
sắc tình cảm cha - con (mẹ - con) nên đã có sự đồng điệu khi viết về vẻ đẹp của tình
cảm thiêng liêng này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18></div>

<!--links-->

×