Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách san SAĐÉC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.83 KB, 7 trang )

Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn
SaĐéc
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung
1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được
mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Khi các doanh nghiệp tham
gia vào thương trường muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng cạnh tranh,
không ngừng phát triển vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực phấn đấu,
cải thiện tốt hơn về mọi mặt để phát triển bền vững. Một trong những tiêu chí để
xác định vị thế đó là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và quan trọng nhất
trong kết quả đầu ra của doanh nghiệp đó là lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng
định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả kinh
doanh giúp doanh nghiệp không chỉ đánh giá kết quả kinh doanh mà còn đánh
giá chất lượng tạo ra kết quả đó. Từ đó, doanh nghiệp tìm ra những mặt mạnh để
phát huy và những mặt hạn chế để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường
xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Mặt khác, qua phân tích giúp doanh nghiệp nắm chắc các nguồn tiềm
năng về lao động, vật tư, vốn mà còn nắm chắc về cung cầu thị trường, các đối
thủ cạnh tranh để khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng những cơ hội thị
trường giúp doanh nghiệp ngày phát triển.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1 Căn cứ khoa học
Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh thực


trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn là vấn
đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta
dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh.
Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.
www.kinhtehoc.net

Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn
SaĐéc
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung
2

Và người ta dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi nhuận thực hiện
năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công
ty, hay nói cách khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả không?
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động
tuyệt đối và mức biến động tương đối. Trong đó:
- Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu
giữa hai thời kỳ, đó là kỳ phân tích và kỳ gốc hay chung hơn so sánh số phân tích
và số gốc.
- Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã
được chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy
mô của chỉ tiêu phân tích.
Mặt khác, nhà phân tích cũng sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn
nhằm tìm ra nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực, nhân tố nào ảnh hưởng tích cực đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời để đánh giá tình hình tài chính, người ta còn xem xét một số chỉ
tiêu về tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu về khả năng sinh lợi. Các tỷ số về khả năng
sinh lợi được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà phân phối tài chính quan
tâm. Chúng là cũng cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi bao gồm:
- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu
thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh
với các tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong
cùng ngành.
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
- Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận
trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Công thức tính được thiết lập như sau :
Lợi nhuận thuần
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì mang
lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
ROS =
x 100%
ROE =
x 100%
www.kinhtehoc.net

Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn
SaĐéc
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung
3

- Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản:Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ
vào sản xuất thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Lợi nhuận thuần
Tổng tài sản
Ngoài ra, người ta còn dùng một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn để
đánh giá tổng quát về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn
Nhà hàng – Khách sạn là loại hình kinh doanh nhằm cung cấp những dịch
vụ tiện ích nhằm phục vụ nhưng nhu cầu thiết yếu cho một bộ phận người dân:
ăn uống, lưu trú, tiệc…Ngoài việc mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp mình thì
loại hình dịch vụ này cũng góp phần đáng kể vào nền kinh tế tỉnh nhà cũng như
của cả nước.
Kinh doanh dịch vụ là ngành kinh doanh sản phẩm vô hình, chất lượng
khó đánh giá vì chịu tác động từ nhiều phía: nhà cung cấp, người mua dịch vụ và
thời điểm chuyển giao dịch vụ vì có nhiều loại hình dịch vụ phụ thuộc vào thời
vụ. Mặt khác, sản phẩm dịch vụ là các sản phẩm vô hình nên các sản phẩm này
có sự khác nhau về cơ cấu sản phẩm so với các sản phẩm vật chất khác. Quá
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ thường diễn ra đồng thời ngay cùng
một địa điểm nên cung - cầu dịch vụ không thể tách rời nhau mà phải tiến hành
đồng thời.
Trong tình hình khủng hoảng kinh tế, tài chính hiện nay đã có tác động
tiêu cực đến sự phát triển của hầu hết các ngành kinh doanh. Để đạt được hiệu
quả trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương
hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các
nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố
ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động
kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh
doanh.
Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục
tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật - tài chính của doanh
nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không
hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, đánh
ROA =
x 100%
www.kinhtehoc.net


Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn
SaĐéc
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung
4

giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để nhằm phát
huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát
huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh
nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Tài liệu của phân tích
kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu
thế phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Không giống như những ngành kinh doanh khác, kinh doanh dịch vụ cụ
thể là hoạt động nhà hàng, khách sạn là ngành kinh doanh sản phẩm vô hình, chất
lượng khó đánh giá vì chịu nhiều yếu tố tác động từ phía người bán, người mua
và thời điểm chuyển giao dịch vụ đó và còn phụ thuộc vào thời vụ. Chính vì tầm
quan trọng của vấn đề tôi chọn đề tài “ Phân tích kết quả kinh doanh và giải
pháp nâng cao hiệu quả khách sạn SaĐéc” làm đề tài tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng kết quả kinh doanh và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Khách sạn SaĐéc qua 3 năm 2006, 2007, 2008.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn thông qua các chỉ tiêu:
doanh thu, lợi nhuận và chi phí của khách sạn.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách
sạn.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình kinh doanh khách sạn qua 3 năm 2006-2008 thay đổi như thế
nào? Tăng, giảm ra sao?

- Nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khách sạn? Nhân tố nào
tác động tích cực? Nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh?
- Giải pháp khả thi nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Luận văn được thực hiện tại Khách sạn SaĐéc, Thị xã SaĐéc - Đồng
Tháp.
www.kinhtehoc.net

Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn
SaĐéc
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung
5

1.4.2 Thời gian
- Luận văn được thực hiện trong thời gian thực tập từ 02.02.2009 đến
25.04.2009.
- Số liệu sử dụng trong luận văn từ năm 2006 đến năm 2008.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Khách sạn kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ: dịch vụ lưu trú, kinh doanh
nhà hàng nhưng chủ yếu là nhận tiệc cưới, kinh doanh rượu, bia, nước ngọt và
một số dịch vụ khác: họp mặt, liên hoan, massage, karaoke, giặt, ủi…Nhưng nhìn
tổng thể, khách sạn kinh doanh chủ yếu là dịch vụ lưu trú, kinh doanh nhận đặt
tiệc cưới, do đó đề tài chủ yếu phân tích về các hoạt động này.
- Phân tích doanh thu chung, chi phí và lợi nhuận khách sạn.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, chi phí dịch
vụ lưu trú và dịch vụ nhận đặt tiệc cưới của khách sạn.
- Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

1. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trần Tuấn An (2008) với đề tài
“Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Khách sạn Khánh Hưng”.
Tác giả đề ra mục tiêu chung của nghiên cứu: Phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty Khách sạn Khánh Hưng và từ đó đề ra một số giải
pháp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm
2005-2007.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua một số chỉ tiêu tài
chính cơ bản.
- Tìm ra những thuận lợi, khó khăn và những nguyên nhân tồn tại những
khó khăn đó.
- Đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty trong thời gian tới.
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để phân tích
tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty. Đồng thời sử dụng một số chỉ
www.kinhtehoc.net

×