Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Ngọc Diệp

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THEO
TIÊU CHÍ THỰC HÀNH ÁP DỤNG
QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Ngọc Diệp

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THEO
TIÊU CHÍ THỰC HÀNH ÁP DỤNG
QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số


: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tôi được sự hướng dẫn của
giáo viên hướng dẫn và sự giúp đỡ của nhiều người, nhưng tôi xin cam đoan
đây là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Diệp


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Phòng
Đào tạo, Khoa Giáo dục mầm non, Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành
phố Hồ Chí Minh, q thầy cơ đã giảng dạy trong suốt khóa học, đặc biệt là
TS. Nguyễn Thị Thanh Bình – người đã dành rất nhiều thời gian, hướng dẫn
tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể trường Mầm
non trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình nghiên cứu.

Cuối cùng, tơi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè,
đồng nghiệp đã ln động viên giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình nghiên
cứu đề tài này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Diệp


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 7
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 12
1.2. Các khái niệm cơ sở của đề tài ............................................................. 19
Quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm................................... 19
Tổ chức hoạt động chơi của trẻ MN ............................................. 21
Thực hành áp dụng........................................................................ 24
Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong trường mầm non .................................................. 24
1.3. Nội dung 3. Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.

1.2.4.

làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi (gồm 6 tiêu chí,
18 chỉ số) ............................................................................................. 27
1.4. Một số lí luận liên quan đến đề tài ...................................................... 32
1.4.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ 5-6 tuổi ............................... 32
1.4.2. Những yêu cầu khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ................. 34
1.4.3. Tiến trình tổ chức hoạt động chơi .................................................. 36
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ....................... 38


Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 42
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIÊU CHÍ THỰC
HÀNH ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ
LÀM TRUNG TÂM TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Ở TP QUẢNG NGÃI ................................................................ 44
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 44
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 44
2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 44
2.2. Phương pháp tìm hiểu thực trạng ......................................................... 45
2.2.1. Các phương pháp thu thập số liệu ................................................. 45
2.2.2. Phương pháp xử lí số liệu .............................................................. 57
2.3. Kết quả tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động chơi theo tiêu chí
thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong
trường mầm non (cụ thể là nội dung 3) ................................................ 57
2.3.1. Một số thông tin của GVMN ở địa bàn khảo sát .......................... 57
2.3.2. Nhận thức của giáo viên mầm non về quan điểm giáo dục lấy

trẻ làm trung tâm và việc tiếp cận bộ tiêu chí thực hành áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường
mầm non. ....................................................................................... 59
2.3.3. Tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo
tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ....................................................................................... 62
2.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động chơi cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ...................................................... 86
2.3.5. Những đề xuất nhằm làm tốt hơn việc tổ chức hoạt động chơi
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .................................... 92


2.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn bộ tiêu chí thực
hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ
chức hoạt động chơi cho trẻ ................................................................ 93
2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ................................................................ 93
2.4.2. Một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn bộ tiêu chí thực
hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong
tổ chức hoạt động chơi cho trẻ ...................................................... 94
2.5. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi các biện pháp nhằm thực
hiện tốt hơn bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ...................... 100
2.5.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát................................. 100
2.5.2. Kết quả khảo nghiệm ................................................................... 101
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 110
PHỤ LỤC .................................................................................................... PL1



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

CBQL

Cán bộ quản lý

CSGD

Chăm sóc giáo dục

GD

Giáo dục

GDMN

Giáo dục mầm non

GVMN

Giáo viên mầm non

GV

Giáo viên


LTLTT

Lấy trẻ làm trung tâm

HĐVC

Hoạt động vui chơi

TCHĐVC

Tổ chức hoạt động vui chơi

TP

Thành phố


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Đối tượng khảo sát ...................................................................... 57

Bảng 2.2.

Thơng tin về trình độ chun mơn và số năm phụ trách lớp
5-6 tuổi của GVMN .................................................................... 58

Bảng 2.3.


Nhận thức của GVMN về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ..................................................................................... 59

Bảng 2.4.

Cách thức GVMN tiếp cận với bộ tiêu chí thực hành áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. ........................ 61

Bảng 2.5.

Mức độ quan tâm của GVMN đối bộ tiêu chí thực hành áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ
chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi........................ 62

Bảng 2.6.

Mức độ thường xuyên áp dụng bộ tiêu chí thực hành áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ
chức hoạt động chơi cho trẻ. ....................................................... 63

Bảng 2.7.

GVMN thực hiện như thế nào để đảm bảo các tiêu chí 1; 2;
3; 4; 5; 6. ..................................................................................... 65

Bảng 2.8.

Tổng hợp kết quả quan sát tổ chức hoạt động chơi ở lớp
5-6 tuổi. ....................................................................................... 70


Bảng 2.9.

Những yếu tố hưởng đến tố chức hoạt động chơi cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ........................................... 87

Bảng 2.10. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
đề xuất ....................................................................................... 101
Bảng 2.11. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............... 103


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Tranh cá được làm từ vỏ ốc ruốc .................................................. 76
Hình 2.2. Tranh gà được làm từ rơm, hạt gạo lứt. ........................................ 76
Hình 2.3. Cây xanh được các bé làm từ hạt đậu xanh, đậu đỏ ..................... 77
Hình 2.4. Góc chơi sắp xếp chưa thu hút trẻ ................................................ 78
Hình 2.5. Góc khoa học được bố trí bên ngồi ............................................. 79
Hình 2.6. Tình huống khám bệnh trong trị chơi bác sĩ ................................ 81
Hình 2.7. Trị chơi đóng vai “ Cơ giáo” ........................................................ 83
Hình 2.8. Trị chơi học tập ............................................................................ 83
Hình 2.9. Bé vẽ cảnh Biển ............................................................................ 84
Hình 2.10. Trò chơi học tập ............................................................................ 84


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm (learning – centered
approach) được xem là xu hướng trong giáo dục hiện đại ở tất cả các cấp học,

kể cả bậc học mầm non. Ở thế kỉ XVII, đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh
thức năng lực nhạy cảm, phán đốn, phát triển nhân cách… hãy tìm ra
phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Tuy
nhiên, thuật ngữ “Dạy học lấy người học làm trung tâm” chỉ mới xuất hiện và
được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây. Đối với Giáo dục mầm non
thì quan điểm lấy trẻ làm trung tâm đã luôn là nền tảng quan trọng trong giáo
dục trẻ nhỏ từ khi Froebel cho rằng trẻ em phải có trường học riêng. Những
người làm giáo dục đều tin tưởng vào những điều tốt đẹp tiềm ẩn trong trẻ, và
giáo viên là người tạo ra được mơi trường hồn hảo để trẻ có thể bộc lộ được
những điều tốt đó. Friedrich Froebel, Maria Montessori, và John Dewey là
những người đã đi tiên phong trong việc tìm ra những phương pháp mới và
những cách thức để tiếp cận phù hợp với tích cách, bản chất của mỡi trẻ đó
chính là cốt lõi của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (Carol Garhart Mooney,
2013). Trong học thuyết của Jean Piaget, Piaget cho rằng: Việc học là quá
trình tự kiến tạo tri thức của người học và giáo viên là người hướng dẫn học
sinh tự khám phá tri thức, tự thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, người học
chính là chủ thể tích cực trong hoạt động chiếm lĩnh kiến thức chứ không phải
là giáo viên (Carol Garhart Mooney, 2013). Từ đó các nhà giáo dục mầm non
đã đề cao vai trị chủ thể tích cực của trẻ khi tổ chức các hoạt động giáo dục
cho trẻ ở trường mầm non.
Trong những năm gần đây ngành Giáo dục mầm non ở nước ta ln có
sự tiếp cận và đổi mới theo xu hướng dạy học hiện đại, trong đó xem vận
dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình tổ chức hoạt động cho


2

trẻ là rất quan trọng. Theo Thông tư số: 56/KH-BGDĐT V/v Kế hoạch triển
khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016
– 2020 đã đưa ra mục tiêu tổng quát là: Xây dựng trường mầm non bảo đảm các

yêu cầu về môi trường giáo dục (GD), công tác quản lý, chỉ đạo; hoạt động chăm
sóc, giáo dục (CSGD) trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Cùng
với đó là Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm
trong trường mầm non bao gồm 6 nội dung, 56 tiêu chí và 145 chỉ số. Việc
triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” được
thực hiện ở các tỉnh thành trong cả nước sẽ mang đến sự thay đổi đáng kể trong
các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong đó phải kể đến hoạt động chủ đạo của
trẻ đó là hoạt động chơi.
Thực tế hiện nay cho thấy vấn đề tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi dựa trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm vẫn còn nhiều hạn
chế như: số lượng trẻ chơi chưa hợp lí, đồ chơi chưa phù hợp với độ tuổi và
nhu cầu của trẻ, cách sắp xếp đồ chơi chưa thuận tiện cho trẻ chơi và chưa
cuốn hút được trẻ; bố trí khơng gian chưa phù hợp; hơn nữa, sự tương tác
giữa cơ và trẻ trong q trình trị chơi diễn ra cịn mang tính áp đặt, chưa thật
sự hướng vào trẻ, làm hạn chế ý tưởng sáng tạo của trẻ trong khi chơi. Thực tế
ấy đã làm cho hoạt động chơi khơng phát huy hết vai trị chủ đạo đối với sự
phát triển của trẻ. Xuất phát từ vấn đề trên, nếu chúng ta nghiên cứu và làm rõ
thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ dựa theo tiêu chí thực hành áp dụng
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, làm cơ sở đề
xuất những biện pháp nhằm cải thiện và làm tốt hơn việc tổ chức hoạt động
chơi cho trẻ ở trường mầm non.
Từ lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng tổ chức
hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở Thành phố


3

Quảng Ngãi” với mong muốn tìm ra con đường tổ chức chơi phát huy tốt nhất
quan điểm dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” .

2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong trường mầm non ở TP Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện
pháp nhằm cải thiện và làm tốt hơn việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ ở
trường mầm non theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo tiêu
chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường
mầm non.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học

Việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5- 6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm ở trường mầm non còn nhiều hạn chế. Nếu đánh giá đúng thực
trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ dựa theo tiêu chí thực hành hành áp dụng
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ là cơ sở đề xuất một số biện pháp
nhằm cải thiện và làm tốt hơn việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

5.1. Giới hạn
Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non dựa theo Nội dung 3 trong Bộ tiêu chí thực hành áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Tiêu chí thực hành áp dụng



4

quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi (gồm 6 tiêu
chí, 18 chỉ số).
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì điều kiện nghiên cứu hạn chế nên chúng tơi chỉ tập trung tìm hiểu ở 8
trường mầm non trên địa bàn TP Quảng Ngãi (trong đó có 4 trường mầm non
tư thục và 4 trường cơng lập).
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận về quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức hoạt
động chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non theo tiêu chí thực hành áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm (cụ thể là nội dung 3 trong bộ tiêu chí).
- Lý giải thực trạng khảo sát và đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện
và làm tốt hơn việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm
non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
7. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra chúng tôi sử dụng kết hợp
các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này dùng để thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa
những tài liệu về lịch sử nghiên cứu quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức
hoạt động chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi, bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non nhằm hình thành cơ sở
lý luận cho đề tài và làm bằng chứng để lý giải thực trạng.



5

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng
tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non theo tiêu chí thực
hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nội dung cụ thể như
sau:
- Thế nào là quan điểm lấy trẻ làm trung tâm?
- Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm cần đảm bảo những yêu cầu gì ?
- Đánh giá của giáo viên về việc áp dụng tiêu chí thực hành áp dụng
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ
ở trường mầm non: những thành cơng và khó khăn.
- Thu thập những ý kiến đề xuất của giáo viên về những biện pháp nhằm
cải thiện và làm tốt hơn việc tổ chức hoạt động chơi theo tiêu chí thực hành áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.
- Thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, GVMN về tính cần thiết và mức
độ khả thi của các biện pháp đề xuất.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong q trình nghiên cứu chúng tơi cũng sử dụng phương pháp phỏng
vấn giáo viên mầm non, ban giám hiệu các trường mầm non, giảng viên các
trường đào tạo, cán bộ phịng quản lý chun mơn nhằm tìm hiểu ý kiến của
họ về đề tài nhiên cứu.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Kết hợp với các phương pháp trên chúng tơi cịn sử dụng phương pháp
quan sát thực tế quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5- 6 tuổi ở
trường mầm non. Quá trình quan sát sẽ được ghi lại bằng thiết bị ghi hình về
quá trình tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.



6

7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Chúng tôi sử dụng công cụ Excel nhằm xử lý số liệu nghiên cứu thu
được từ phiếu điều tra sau đó phân tích kết quả số liệu và đưa ra nhận xét. Kết
quả số liệu chỉ là bổ trợ cho những đánh giá định tính.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm một cách đầy đủ, từ đó giáo viên mầm non có thể hiểu
rõ vận dụng vào việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm
đem lại hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường
mầm non theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.
- Đề tài chỉ ra thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi theo
tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong
trường mầm non ở một số trường mầm non ở TP Quảng Ngãi .
- Đề tài cũng đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện và làm tốt hơn
việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi theo theo tiêu chí thực hành áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở TP.
Quảng Ngãi.
9. Dự thảo cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong trường mầm non và đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện
và làm tốt hơn việc tôt chức hoạt động chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ

làm trung tâm.


7

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, tác giả xin được đề cập đến
những nghiên cứu về “Quan điểm lấy người học làm trung tâm” trên thế giới
và ở Việt Nam từ trước đến nay.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm (learning – centered
approach) được xem là xu hướng trong giáo dục hiện đại ở tất cả các cấp học,
kể cả giáo dục mầm non. Theo chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại đã có
nhiều tư tưởng tiến bộ trong giáo dục thể hiện quan điểm “Lấy người học làm
trung tâm” , tuy nhiên thuật ngữ “Dạy học lấy người học làm trung tâm” chỉ
mới xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây.
- Ở phương Đông: Cách đây 2500 năm trước, Khổng Tử đã áp dụng cách
dạy tiến bộ: tùy tài trí từng học trị mà có phương pháp giáo dục khác nhau.
Ơng rất chú ý đến tính cách, năng lực và trình độ của học trị để có cách dạy
phù hợp. Theo ông đối với những người bậc trung trở lên có thể dạy bảo về
phần hình nhi thượng, đối với người từ bậc trung trở xuống thì khơng thể dạy
bảo về phần hình nhi vậy (Trần Thị Hương, 2011). Như vậy dạy học phải
hướng vào đặc điểm và năng lực cá nhân của từng người học để có phương
pháp dạy học phù hợp, mỡi độ tuổi mỡi trình độ khác nhau thì phương pháp
dạy phải khác nhau
- Ở phương Tây, từ thời cổ đại, nhà triết học Socrate (469 -339 trước
CN) đã đưa ra phương pháp đàm thoại, ông giúp người học phát hiện ra chân
lý bằng cách đặt câu hỏi gợi mở để họ dẫn tìm ra kết luận (Trần Thị Hương,
2011). Như vậy việc sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học đã giúp

người học tự tìm ra và chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người đặt câu hỏi và
hướng người học tới kết luận, tới đích đến của kiến thức, với phương pháp
giáo dục như vậy sẽ kích thích người học suy nghĩ nhiều hơn và đưa ra được


8

chính kiến của cá nhân, khơng rập khn theo mẫu của giáo viên. Socrate
cũng đã đề cập đến giáo viên cần tơn trọng khả năng trí tuệ và cá tính tự do
của mỗi người học (Trần Thị Hương, 2011). Đây là tư tưởng thể hiện quan
điểm lấy người học làm trung tâm, dạy học là tôn trọng người học, tôn trọng
năng lực cá nhân bởi mỗi người là một cá thể khác nhau, không ai giống ai,
tôn trọng những ý tưởng của người học, dựa vào khả năng và nhu cầu người
học để xác định nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy cho phù hợp
với họ.
- Đến thế kỷ thứ XVII, nhiều nhà giáo dục tiến bộ đã quan tâm đến việc
học lấy người học làm trung tâm. Komensky (1592 – 1679) đã viết “Giáo dục
có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách…
hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều
hơn” . Bên cạnh đó cịn có Rousseau (1712 – 1778), Ơng cho rằng người thầy
phải dựa vào sự phát triển của học sinh mà giảng dạy để giúp các thiên tính
của các em nãy nở . Các quan điểm trên đều có chung quan điểm là quan tâm
đến năng lực của người học và dạy học phải phát triển được những năng lực
tiềm tàng trong con người họ.
- Đầu thế kỷ XX, ở các nước phương Tây và Mỹ xuất hiện phong trào
“nhà trường mới” , nhiều nguyên tắc, phương pháp mới lấy học sinh làm
trung tâm. Tiêu biểu cho tư tưởng dạy học “Lấy người học làm trung tâm”
thuộc về nhà sư phạm người Mỹ Dewey (1859 – 1952). Ông đưa ra quan
niệm: Học sinh là mặt trời xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”
và nêu lên khẩu hiệu “Nói, khơng phải là dạy học, nói ít hơn, chú ý nhiều đến

việc tổ chức hoạt động của học sinh” (Phan Trọng Luận, 2007).
- Đối với giáo dục mầm non thì quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm
cũng được vận dụng, đã được nhiều người quan tâm đến lĩnh vực này đề cập
đến như: Motessori (1870 – 1952), một bác sĩ nhi khoa người Ý, người đã có
nhiều nghiên cứu về trẻ thơ, các lý thuyết của Montessori về trẻ em có


9

ảnh hưởng lớn đến các chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Bà cho rằng
việc của giáo viên là chuẩn bị môi trường, cung cấp những vật dụng cần thiết,
sau đó lùi ra sau dành cho trẻ thời gian và không gian để trãi nghiệm. Như
vậy quan điểm lấy trẻ làm trung tâm đã được thể hiện rõ: trẻ - chủ thể tích cực
hoạt động, giáo viên – là người tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động. Theo
Montessori môi trường phải đẹp, ngăn nắp trật tự, đồ dùng vừa kích cỡ trẻ và
mang tính cảm giác trực quan (Mooney, 2013). Hầu hết các chương trình mẫu
giáo ở Mỹ đều có nội thất và đồ dùng vừa kích cỡ trẻ em. Theo cách của
Montessori thì các giáo viên cần hiểu mơi trường tốt dành cho trẻ cần có
những tiêu chí sau:
+ Cung cấp các cơng cụ thật sự có thể dùng được như dao sắc, kéo tốt,
các đồ dùng bằng gỗ và công cụ lau dọn.
+ Để các vật dụng và thiết bị làm việc ở nơi trẻ có thể lấy được dễ dàng
và sắp xếp sao cho trẻ có thể tìm và cất những gì trẻ cần.
+ Tạo nên sự đẹp đẽ và trật tự trong lớp học.
Như vậy quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ quan tâm
đến đặc điểm, năng lực cá nhân của trẻ và có phương pháp dạy học phù hợp
mà cịn là tạo cho trẻ mơi trường tốt, để kích thích trẻ tích cực hoạt động, điều
đó có thể thấy được qua các tiêu chí mà Maria Montessori đề ra khi xây dựng
môi trường cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên việc xây dựng môi trường hoạt động
thể hiện quan điểm lấy trẻ làm trung tâm của Maria Montessori có sự khác

biệt với quy định về an toàn khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non
(theo qui định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN, ngày 26 tháng 6 năm
2009 của Bộ trưởng khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện
“Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em” và hợp vệ sinh):
“Bà cho rằng trẻ cần những công cụ thật (real tool) nếu chúng làm
những công việc thực tế (real work) hấp dẫn chúng. Trong các trường


10
mầm non của chúng ta, trẻ thường phải cắt giấy với những cây kéo cùm
hoặc cắt rau bằng những con dao nhựa để chúng không bị thương. Thật
không may những dụng cụ cùn này lại làm cho những nhiệm vụ đơn giản
đó trở nên khó khăn”
(Carol Garhart Mooney, 2013).

Montessori tin rằng trẻ hồn tồn có thể học cách sử dụng cơng cụ sắc
bén đó một cách an tồn, cịn việc cho các em những công cụ không thực sự
dùng được lại làm cùn mòn năng lực của các em.
- Theo lý thuyết của J.Piaget (1896 – 1980), Ông cho rằng trẻ học tốt
nhất khi được tự mình làm việc một cách thực sự và kiến tạo nên sự hiểu biết
cho riêng mình về những gì đang diễn ra thay vì nhận lấy những diễn giải mà
người lớn đưa ra. Những tương đồng giữa lý thuyết của J.Piaget,
M.Montessori và J.Dewey rằng trẻ học tốt nhất thông qua hoạt động thực tế
và vai trò của người lớn là bồi dưỡng những động cơ bên trong của đứa trẻ,
tạo cho trẻ những hứng thú tích cực khi tham gia hoạt động (Collete Gray &
Macblain, 2014). Cả Dewey và Piaget đều tin rằng một thầy giáo: Một thầy
giáo tập trung vào đứa trẻ là một người hướng dẫn và bố trí mơi trường, hơn
là một thầy dạy. Tất cả những lý thuyết này đều tin rằng giáo viên nên cung
cấp những tài liệu và những hoạt động tạo điều kiện cho đứa trẻ tiến bộ từ trãi
nghiệm và khám phá.

- Trong các nguyên tắc giáo dục Reggio Emilia của Loris Malaguzzy
cũng nổi bậc rõ quan điểm lấy trẻ làm trung tâm:
+ Trẻ phải được tham gia kiểm sốt định hướng học tập của mình.
+ Trẻ phải được học thông qua trãi nghiệm (tiếp xúc trực tiếp, di chuyển
– làm biến đổi đối tượng, lắng nghe và quan sát).


11

+ Trẻ phải có mối quan hệ với những trẻ khác và những thành phần vật
liệu của thế giới mà trẻ khám phá.
+ Trẻ phải sử dụng vô hạn các cách thức, cơ hội để thể hiện chính mình.
- Trong cuốn sách “Các lý thuyết về trẻ em của Dewey, Montessori,
Erikson, Piaget, Vygotsky” của Mooney, đã cho rằng:
“Lý thuyết của Vuwgotsky cho rằng phát triển là q trình mang
tính tương tác đã thay đổi cách nghĩ của chúng ta về quá trình học
tập của trẻ. Đối với giáo viên quan điểm cho rằng, trẻ có thể trợ
giúp lẫn nhau trong học tập là quan điểm q thống. Họ khơng tin
rằng đơi khi sự can thiệp của họ trong q trình trẻ làm việc nhóm
đã phá vỡ những cơ hội tuyệt vời để trẻ học hỏi lẫn nhau, khi mà họ
bắt trẻ phải xếp vòng tròn chỉ để ngồi và lắng nghe họ nói” .

Vygotsky đã giúp giáo viên nhận ra rằng trẻ khơng chỉ học bằng việc
làm mà cịn học qua trò chuyện, qua làm việc cùng bạn bè và sẽ tiếp tục trao
đổi khi trẻ “nắm được vấn đề” . Nhằm hổ trợ việc học mang tính tương tác xã
hội của trẻ, giáo viên có thể tạo ra rất nhiều cơ hội cho trẻ để các em có thể
trợ giúp bạn khác hoặc có thể làm việc theo những dự án mà các em lựa chọn.
Như vậy đã từ lâu quan điểm lấy người học làm trung tâm có nghĩa là
đặt người học ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học, xem cá nhân người học
– với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thể, vừa

là mục đích của quá trình đó, với sự trợ giúp của các phương tiện, thiết bị dạy
học để người học tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy tối đa những năng lực
tiềm ẩn sẵn có của của mỡi cá nhân. Trên tinh thần của quan điểm này, quan
điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong giáo dục mầm non cũng xem trẻ
trẻ là người kiến tạo kiến thức cho chính mình, là chủ thể tích cực của hoạt
động, giáo viên là người tạo môi trường, tạo điều kiện cho trẻ hứng thú và


12

tích cực với hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ được trãi nghiệm nhằm khơi dậy
những năng lực tiềm tàng trong mỗi đứa trẻ.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tiếp cận quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, Ở Việt Nam
cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và giáo trình đề cập đến quan điểm
này.
- Theo tác giả Nguyễn Kỳ, thì quá trình dạy - học tích cực lấy người học
làm trung tâm thực chất là quá trình tổ chức quá trình dạy học của thầy thành
q trình tự học của trị (Nguyễn Quang Huỳnh, 2006)
- Cũng với quan điểm đó, trong cuốn sách “Dạy học lấy học sinh làm
trung tâm” tác giả Lê Khánh Bằng đã đề cập đến vấn đề “lấy học sinh làm
trung tâm trên hai phương diện vĩ mô và vi mô, ở đây người dạy phải tính đến
nhu cầu, nguyện vọng của người học, đến những đặc điểm tâm sinh lí và các
cấu trúc tư duy của từng người” .
Trên phương diện vĩ mơ, trong q trình dạy học lấy học sinh làm trung
tâm, cần phải chú ý đến những yêu cầu của xã hội được phản ánh vào mong
muốn của học sinh và đáp ứng được những yêu cầu đó. Học sinh là nhân vật
trung tâm, giáo viên là nhân vật quyết định chất lượng. Một cách khái quát,
người dạy đại diện cho nhà trường, đại diện cho hệ thống giáo dục. Mối quan
hệ giữa nhà trường với người học thực chất là quan hệ của nhà trường và yêu

cầu của xã hội.
- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm về mặt vĩ mô phải thỏa mãn được
hai yêu cầu cơ bản là:
- Thứ nhất là sản phẩm hệ thống giáo dục quốc dân và nhà truờng đào
tạo ra đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu của nền kinh tế xã hội.
- Thứ hai là chú ý đầy đủ lợi ích của học sinh, tức là quan tâm đến các
đặc điểm tâm sinh lí và các điều kiện kinh tế xã hội của học sinh, tạo cho học
sinh có niềm vui và hạnh phúc trong học tập.


13

- Hai yêu cầu này đôi khi mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, khi mâu thuẫn
này nẩy sinh, cần có các cách giải quyết phù hợp.
Trên phương diện vi mô (trong quá trình dạy học), việc lấy học sinh làm
trung tâm gồm 4 điểm cơ bản sau:
- Việc dạy học phải xuất phát từ đầu vào (người học), tức là từ nhu cầu,
động cơ, đặc điểm và điều kiện của người học. Ở đây, cần thấy học sinh là
học sinh như nó đang tồn tại, với những ưu điểm và nhược điểm, những điều
chưa biết và đã biết. Phải tiến hành việc học tập trên cơ sở hiểu biết năng lực
đã có của học sinh.
- Cần địi hỏi học sinh tham gia tích cực vào q trình học tập, khơng
tiếp thu một cách thụ động. Học sinh cần tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt
động.
- Thực hiện phân hóa, chú ý đến tư duy của từng học sinh, khơng gị bó
theo cách suy nghĩ đã định trước của giáo viên.
- Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để học sinh tự kiểm tra, tự
đánh giá quá trình học tập của mình tiến tới tự đào tạo và giải quyết các vấn
đề lí luận và thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo (Lê Khánh Bằng & Đặng
Văn Đức, 1995).

Nhận thức được tâm quan trọng của quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, đã có một
số cơng trình nghiên cứu về việc vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
trong giáo dục mầm non như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Dỗn Thanh Đồi
với đề tài “Thực trạng vận dụng quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm
trong tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi ở một
số trường mầm non ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” . Đề tài đã hệ
thống cơ sở lý luận của quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm, và làm rõ
thực trạng vận dụng quan điểm này trong việc tổ chức hoạt động làm quen tác
phẩm văn học cho trẻ 5 -6 tuổi, chỉ ra những khó khăn tồn tại trong q trình


14

vận dụng quan điểm này để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện
thực trạng. Đây là vấn đề cần quan tâm và cần được nghiên cứu sâu hơn nữa
về việc vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức các hoạt động
ở trường mầm non ở nhiều địa phương khác trong cả nước.
Dựa theo kết quả điều tra EDI Việt Nam, 50, 68 % trẻ Việt Nam trong
độ tuổi từ 5-6 được điều tra bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ thiếu hụt ít nhất một
lĩnh vực phát triển. Đây là vấn đề đáng báo động của giáo dục Việt Nam. Để
thực sự nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đã đến lúc phải có sự thay
đổi, phải có sự nhất quán trong nhận thức và trong hành động, đó là việc thực
hiện chương trình giáo dục mầm non trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Và
để làm tốt hơn quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã đề ra Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho
trẻ mầm non với những Mô đun tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản
lý (CBQL) và giáo viên mầm non (GVMN). Trong đó có Mơ đun QL1, Mơ
đun này giúp cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non hiểu sâu sắc hơn về giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm, vấn đề xây dựng môi trường học tập cho trẻ và lập

kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Từ đó cán bộ quản
lý, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cơ sở (trường mầm non) biết áp dụng vào
công tác chỉ đạo, hỡ trợ giáo viên, trong thực hiện chương trình một cách có
hiệu quả, chất lượng, đảm bảo cho mỡi trẻ đều được phát triển một cách hài
hịa, tồn diện và đạt mục tiêu giáo dục.
Để vạch ra phương hướng cụ thể hơn cho việc thực hiện quan điểm lấy
trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non, vào ngày 25 tháng 1 năm 2017 Bộ
GDDT đã ban hành Thông tư số 56/ KH – BDGĐT về Kế hoạch triển khai
chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016
– 2020”, với mục tiêu cụ thể thể đến 2020 như sau:
- Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều
cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.


15

- Môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi
chung là trường mầm non) mang tính “mở” , kích thích sự tập trung chú ý, tư
duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt
động chơi và trải nghiệm đa dạng.
- Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) được nâng cao
nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện
Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm (LTLTT) phù hợp điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương.
- Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự
thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT.
Ban hành kèm theo Thông tư số 56/ KH – BDGĐT về Kế hoạch triển khai
chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016
– 2020” là Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
(Kèm theo Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo).
Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm gồm những nội
dung sau.
1. Mơi trường giáo dục
1.1. Đảm bảo an tồn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được
giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những
người xung quanh.
1.2. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của GV đối với trẻ và những người
khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
1.3. Mơi trường vật chất trong lớp, ngồi lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú
chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng
chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
1.4. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng
các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú,


×