Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.06 KB, 10 trang )

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
56
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY

5.1. Những thuận lợi, khó khăn trong thời gian qua của công ty trong thời
gian tới
5.1.1. Thuận lợi
Chính phủ, Bộ Y tế, Cục quản lý Dược Việt Nam đã có những chính sách
quốc gia thúc đẩy phát triển công nghiệp Dược, khuyến khích hệ thống điều trị
và người tiêu dùng quan tâm đến việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất
lượng cao.
Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các Sở ban
ngành Thành phố Cần thơ.
Sự hỗ trợ về tín dụng của nhà nước cũng như của các ngân hàng.
Sự đóng góp sáng tạo và hiệu quả của đội ngũ Ban lãnh đạo và toàn thể
người lao động trong công ty.
Sự tin cậy của người tiêu dùng trên cả nước đối với sản phẩm của Dược
Hậu giang.
5.1.2. Khó khăn
Sự tăng giá của nguyên vật liệu dược phẩm, vật tư ngành nhựa, ngành
giấy đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty
Cạnh tranh gay gắt về giá giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm
phần nào bị hạn chế.
5.2. Đánh giá tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu giang
5.2.1. Những mặt đã đạt được
* Về cơ cấu nguồn vốn


Qua ba năm ta thấy cơ cấu nguồn vốn không ngừng được cải thiện, năm
2006 công ty sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ việc đi vay ngắn hạn, nợ phải trả
chiếm 64% trong tổng nguồn vốn. Nhưng đến năm 2007 nợ phải trả bị thu hẹp lại
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
57
chỉ còn 30% trong tổng nguồn vốn, thay vào đó vốn chủ sở hữu chiếm tới 70%
trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2008 thì cơ cấu vốn này vẫn được duy trì vốn
chủ sở hữu chiếm 68% trong tổng nguồn vốn. Lúc này chính sách của công ty là
không sử dụng nguồn vốn đi vay để đầu tư vào tài sản cố định, vì dùng nợ ngắn
hạn để đầu tư vào tài sản cố định thì thời gian thu hồi lâu, có thể thể gặp bất lợi.
Do đó công ty huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư sẽ an toàn hơn, chủ
động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn, đồng thời với cơ cấu vốn mà vốn chủ sở
hữu chiếm tỷ lệ cao sẽ có lợi cho công ty rất nhiều trong việc khẳng định thế
mạnh tài chính của công ty mình. Với thế mạnh tài chính như vậy công ty sẽ dễ
dàng hơn trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng như đi vay vốn khi cần
thiết.
* Lợi nhuận sau thuế
Qua phân tích ở trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng.
Lợi nhuận sau thuế liên tục tăng là do Ban quản trị công ty cũng như toàn bộ
nhân viên cố gắng để tăng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu rất được các
nhà đầu tư quan tâm, vì khi một công ty hoạt động tốt thì lợi nhuận luôn tăng và
khi họ đầu tư thì chắc chắn họ sẽ thu được lợi nhuận. Ngoài ra, lợi nhuận sau
thuế tăng cũng góp phần làm cho khả năng tài chính của công ty ngày càng mạnh
hơn.
* Về việc lập các quỹ
Qua ba năm công ty luôn chú trọng việc lập quỹ dự phòng tài chính, đồng
thời với chủ trương của Ban lãnh đạo công ty là luôn quan tâm đến đời sống của

công nhân viên trong công ty, do đó quỹ dự phòng trợ cấp mất việc không ngừng
được bổ sung. Đây là chính sách rất đúng đắn của Ban lãnh đạo công ty, vì trong
khoảng thời gian bị ảnh hưởng khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, thì việc lập
hai quỹ dự phòng này là rất cần thiết.
* Về khả năng thanh toán
Qua ba năm công ty luôn cố gắng cải thiện khả năng thanh toán của mình,
cụ thể khả năng thanh toán hiện hành liên tục tăng. Năm 2008 thì một đồng nợ
được đảm bảo ít nhất bằng hai đồng tài sản lưu động. Với khả năng thanh toán
này các nhà đầu tư bên ngoài có thể hoàn toàn yên tâm với đồng vốn của mình.
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
58
Khi đầu tư vào một công ty thì các chỉ tiêu mà các nhà đầu tư quan tâm là
cơ cấu vốn, tình hình lợi nhuận và khả năng thanh toán của công ty. Như vậy, với
những tình hình cơ cấu vốn, khả năng sinh lợi của công ty và khả năng thanh
toán thì công ty hoàn toàn có thể khẳng định thế mạnh tài chính của mình.
5.2.2. Những mặt còn tồn tại
* Về khoản phải thu
Khoản phải thu của công ty tăng liên tục qua ba năm. Tỷ trọng khoản phải
thu trong tổng tài sản năm 2006 là 34%, năm 2007 và 2008 là 27%. Trong đó,
chủ yếu là khoản phải thu tiền hàng của các hiệu thuốc, khoản công ty cho mượn
tiền và khoản tài trợ. Ta thấy tỷ trọng khoản phải thu là tương đối lớn, sở dĩ
khoản phải thu liên tục tăng là do công ty đang mở rộng thị trường tiêu thụ, thị
trường tiêu thụ được mở rộng nên các chi nhánh hiệu thuốc chưa trả tiền kịp,
đồng thời do chính sách mở rộng thị trường của công ty nên công ty đã nới rộng
đối với việc thu tiền hàng của khách hàng. Khoản phải thu liên tục tăng như vậy
có thể sẽ không có lợi cho công ty vì từ đó công ty có thể bị chiếm dụng vốn. Do
vậy, công ty cần chú ý nhiều hơn nữa trong công tác thu tiền hàng từ các chi

nhánh, hiệu thuốc.
* Về khoản hàng tồn kho
Qua phân tích ở trên ta thấy hàng tồn kho không ngừng tăng qua ba năm,
hàng tồn kho tăng đã làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm xuống. Chính điều
này làm cho hiệu quả sử dụng tài sản lưu động không cao, tài sản lưu động chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, do đó việc giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu
động sẽ kéo theo hiệu quả sử dụng của tổng tài sản giảm xuống.
* Về chi phí
Qua phân tích trên ta thấy tổng chi phí qua ba năm tăng lên, điều này làm
cho lợi nhuận chỉ tăng nhẹ. Tổng chi phí tăng là do những khoản chi phí như: chi
phí mua nguyên vật liệu để sản xuất thuốc, chi phí bán hàng cụ thể là những
khoản chi cho nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quản lí doanh nghiệp
và chi phí lãi vay tăng, đặc biệt đáng chú ý là chi phí lãi vay trong năm 2007 là
15.394 triệu đồng, chi phí lãi vay tăng không phải do khoản đi vay tăng lên mà
do lãi suất đi vay cao. Nhìn vào sơ đồ DUPONT ta có thể thấy được những
khoản chi phí này qua ba năm tăng gần gấp đôi, điều này kéo theo tổng chi phí
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
59
qua ba năm cũng tăng gần gấp đôi. Chi phí tăng làm cho lợi nhuận tăng chậm lại.
Vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh nếu chi phí tăng lên sẽ ảnh hương trực
tiếp đến lợi nhuận,do đó công ty cần có những biện pháp để hạn chế chi phí tăng
lên.
5.3. Một số giải pháp
5.3.1. Về việc quản lí khoản phải thu
Để tăng cường hơn nữa trong công tác thu tiền hàng hóa từ những Đại lý,
Chi nhánh, Hiệu thuốc, và việc trả tiền hàng trước cho khách hàng ngoài nước và
trong nước của công ty, tránh tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn, công ty cần

có những biện pháp sau:
Việc mở rộng thời hạn thu tiền hàng của các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu
thuốc sẽ làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó cũng phát sinh
thêm một số khoản chi phí, và cũng có thể phát sinh nợ khó đòi. Do đó, để hạn
chế bớt thời gian thanh toán tiền hàng công ty nên có chính sách khuyến khích
việc thanh toán tiền hàng nhanh bằng cách tăng chiết khấu thanh toán. Nhưng
tăng ở mức vừa phải và công ty cần phải cân nhắc giữa số tiền mất do chiết khấu,
với số tiền công ty bị mất do việc bị chiếm dụng vốn.
Kế toán công nợ cần phải theo dõi chặt chẽ những khoản nợ đã đến hạn và
thường xuyên nhắc nhở những Chi nhánh, Đại lý hay Hiệu thuốc nhanh chóng
thanh toán tiền hàng. Đồng thời công ty cần có kế hoạch để thu hồi những khoản
nợ này.
Công ty nên phân công cho một số nhân viên kế toán công nợ chuyên
phân tích, xác định uy tín, khả năng thanh toán của khách hàng trước khi có
quyết định cho kéo dài thời gian thanh toán. Đồng thời, những nhân viên này
thường xuyên theo dõi món nợ có vấn đề và sớm có biện pháp thu hồi.
Công ty nên kí những hợp đồng với khách hàng trong đó đưa vào một số
ràng buộc trong thanh toán và sẽ có những ưu đãi đối với những khách hàng
thanh toán tiền sớm. Như vậy, vừa giúp thu hồi được nợ nhanh vừa giúp cho
chương trình khuyến mãi của công ty thêm sinh động.
Công ty nên hạn chế thanh toán tiền hàng trước cho những món hàng nhập
khẩu từ nước ngoài cũng như việc trả tiền trước cho việc mua hàng hóa của một
số khách hàng trong nước. Công ty cần xác định kĩ đối với những khoản nào cần
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
60
thanh toán cho người bán trước và những khoản nào chưa thực sự cần thiết thì
công ty không nên trả tiền trước. Mà công ty có thể kí những hợp đồng đặt hàng

trước, và kí quỹ L/C đối với một số mặt hàng cần nhập khẩu.
5.3.2. Về công tác quản lí hàng tồn kho
Các phân xưởng sản xuất cần nắm rõ kế hoạch sản xuất của công ty để có
kế hoạch dự trữ những nguyên liệu nào cho hợp lí. Đồng thời thủ kho phải
thường xuyên theo dõi số lượng thành phẩm cũng như nguyên liệu trong kho để
báo cáo, bên cạnh đó tránh việc thành phẩm hay nguyên liệu bị hư hao, mất phẩm
chất.
Công ty cần tăng cường những chương trình quảng bá giới thiệu sản
phẩm, tăng cường công tác khuyến mãi khi mua sản phẩm nhiều sẽ được tặng áo,
mũ, đồ chơi cho trẻ em có mang biểu tượng Dược Hậu giang. Qua đó, công ty có
thể nhanh chóng giảm lượng thành phẩm tồn trong kho.
Xác định những hợp đồng hay những mặt hàng mà thị trường cần để sản
xuất nhằm luôn đảm bảo có hàng hóa cung cấp, tránh sản xuất hàng loạt dẫn đến
thành phẩm tồn trong kho nhiều.
Không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong nước để sản xuất
mà không phải dự trữ nguyên liệu trong kho do phải mua trước từ thị trường
nước ngoài.
5.3.3. Về chi phí
Bên cạnh nguồn nguyên liệu công ty nhập khẩu từ những nước lớn và có
uy tín thì công ty nên tìm kiếm những nguồn nguyên liệu từ những nhà cung ứng
khác để giảm chi phí nguyên vật liệu xuống, nhưng đồng thời công ty cũng cần
đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm. Công ty cần dự trữ một số loại
nguyên liệu thực sự khan hiếm, đồng thời công ty nên thương lượng với những
nhà cung cấp về giá và kí hợp đồng mua hàng với trong một thời gian nhất định
hoặc cả năm để tránh biến động về giá làm giá vốn hàng bán tăng.
Công ty nên hạn chế lập những khoản dự phòng quá lớn như dự phòng
giảm giá đầu tư chứng khoán, bằng cách tìm hiểu công ty đó thật kĩ rồi mới có
quyết định mua cổ phiếu của công ty đó. Đồng thời có thường xuyên nhắc nhở
các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc thanh toán tiền hàng để tránh việc lập dự
phòng quá nhiều.

www.kinhtehoc.net

×