Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Khởi nghiệm độc đáo lối viết khẩu văn trong tập tạp văn ký ức vụn của nguyễn quang lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.32 KB, 8 trang )

Bài giữa kỳ
Môn: Những vấn đề cơ bản của văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay
Đề: Khởi nghiệm độc đáo lối viết khẩu văn trong tập tạp văn Ký ức vụn của Nguyễn
Quang Lập
Bài làm:
1. Đôi nét về tác giả:
Nguyễn Quang Lập sinh năm 1956 tại Thị xã Ba Đồn – Quảng Bình. Ơng tốt
nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, là kỹ sư vô tuyến điện. Nhưng lại theo đuổi nghiệp
văn như em ông Nguyễn Quang Vinh và dần định hình được một phong cách riêng trong
văn đàn Việt Nam.
Nguyễn Quang Lập tham gia quân đội từ 1980 - 1985, là bộ đội tên lửa Qn
chủng phịng khơng, đóng quân ở đảo Cái Bầu (Quảng Ninh), sau chuyển vào Quảng
Nam Đà Nẵng. Một số tác phẩm đầu tay của ông được viết trong thời kỳ này. Sau khi rời
qn ngũ ơng từng có thời gian cơng tác tại Nhà Xuất bản Kim Đồng và báo Sài Gòn
Tiếp Thị.
Nguyễn Quang Lập là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu
Việt Nam, Hội Điện ản Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam.
Trong hành trình sáng tạo của mình, ơng đã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc mang
nhiều giá trị như: Người thổi kèn Trom-pet, Một giờ trước lúc rạng sáng (tập truyện ngắn,
1986), Kỷ niệm thời trai trẻ (1988), Tiếng gọi nơi mặt trời lặn (tập truyện ngắn, 1989),,
Những mảnh đời đen trắng (tiểu thuyết, 1989), Mười tám truyện ngắn Nguyễn Quang
Lập (1997) , Ký ức vụn (2009), Bạn văn (2011)… Ơng cịn là tác giả của nhiều kịch bản

Trang 1


phim đạt được nhiều danh hiệu danh giá như: Đời cát (giải vàng Liên hoan phim châu ÁThái Bình Dương, giải Bông sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 và nhiều giải
thưởng khác… Thung lũng hoang vắng (giải Fipresci, Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim
Việt Nam lần thứ 13). Cũng trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13, Nguyễn Quang
Lập được trao giải Nhà biên kịch xuất sắc nhất.
2. Đặc điểm của tạp văn và tạp văn Ký ức vụn Nguyễn Quang Lập


Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Tạp văn là một loại tản văn có nội dung rộng, hình
thức khơng gị bó, bao gồm những bài bình luận ngắn, tiểu phẩm, tuỳ bút, v.v.
Tạp văn là mọt thể viết khái phóng bút lực của người sáng tạo, nhờ vậy mà giải nén được
những cảm xúc của tác giả, như có một nhận định: “Nếu như truyện là một khơng gian
hồn tồn tưởng tượng với những nhân vật tưởng tượng thì tạp văn có lúc nhân vật chính
là mình, nói tiếng nói của chính mình, giải tỏa được nhiều tâm tư tình cảm của mình”...
Đó là lời giãi bày của Nguyễn Ngọc Tư khi được hỏi vì sao chị chọn tạp văn. Trong khi
đó họa sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng thì cho rằng: “Tạp văn thú vị vì nó
cho người viết thoải mái với đối tượng, không câu nệ về bố cục viết và có thể viết rất
mâu thuẫn, những ý trái ngược nhau trong cùng một bài và ngắn dài thế nào cũng được”,
(Giãi bày với tạp văn – báo Tuổi trẻ, số ra 29.8.2010). Bởi vậy, nên có thể coi tạp văn là
“ngơn hữu tận nhi ý vơ cùng” (Lời hết nhưng ý chưa dứt)
Có nhiều người viết tạp văn được nhiều người biết đến như Nguyễn Quang Thiều,
Đỗ Trung Quân, Dạ Ngân, Lý Lan, Trần Tiến Dũng, Nam Đan, Phan Cẩm Thượng,
Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Ngọc Tư… Trong số ấy, Nguyễn
Quang Lập hiện lên lừng lững với một phong cách tạp văn không thể lẫn với ai, mà ngay
trong cuốn tạp văn Ký ức vụn đã thể hiện được điều đó.

Trang 2


Cuốn tạp văn Ký ức vụn với những ghi chép về “những người bạn khó quên, người
từng gặp, bạn văn, những buồn vui một thuở”… đánh dấu sự trở lại của Nguyễn Quang
Lập sau 20 năm xa văn đàn. Mỗi câu chuyện chỉ vài trang giấy, nhưng cũng tạo ra những
suy nghĩ cắc cớ trong lòng người đọc. Ký ức vụn là văn chương từ trên mạng bước
xuống, ngồi ngay ngắn vào những trang sách đóng dịng, đóng quyển. Nguyễn Quang
Lập cho rằng, thế giới ảo chỉ là nơi để nhà văn thử thách những trang viết của mình. Vì
thế ngay từ đầu, ông xác định những trang viết tung lên blog chỉ là bản thảo đầu tiên của
cuốn sách.
3. Lối viết khẩu văn độc đáo

Đọc Ký ức vụn, nhiều người cười nghiêng ngả vì cái tục, cái thanh được hòa vào
làm một. Văn Ký ức vụn rất tục, giống giọng người ta thường nói khi cùng ngồi chén chú
chén anh. Những câu chửi cửa miệng như “mịa”, “bố mày”, “cụ chúng mày”, hoặc
phương ngữ như “ẻ vô”…, được sử dụng hợp ngữ cảnh tới nỗi chỉ khiến người đọc chỉ
biết cười, khơng thấy gợn gặn. Có lẽ vì thế TS Đỗ Ngọc Thống thấy cái tục trong văn
Nguyễn Quang Lập là một biện pháp tu từ. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thấy “Lập
nói tục rất có duyên”
Có rất nhiều từ thuộc vùng “cấm kỵ” được sử dụng trong Ký ức vụn mà theo
Nguyễn Quang Lập, nếu bỏ đi thì nhất định khơng phải văn của “bọ Lập” nữa. Còn dưới
con mắt PGS.TS Trần Ngọc Vương, đến lúc nhà văn miền Trung có thể nói năng phóng
túng là điều đáng mừng. Theo vị PGS này, ảnh hưởng từ những anh hùng cái thế ra đi từ
mảnh đất khô cằn sỏi đá đơi khi lấn át tính hài hước, dí dỏm của những người cầm bút
nơi đây, khiến cảm xúc văn chương của người miền Trung rất mạnh mẽ, hướng thượng.
Nhìn nhận cuốn tạp văn Ký ức vụn, Nguyễn Đình Xuân có nhận định rằng:
“Nguyễn Quang Lập là người có tài trong cách kể chuyện, sử dụng khẩu ngôn linh hoạt

Trang 3


và dân dã. Điều đó giúp anh được bạn đọc ưa thích. Anh cũng khéo kết hợp sử dụng lối
kể chuyện dân gian trong tiếu lâm, sự hóm hỉnh trào lộng và tính thơng tấn trong các bài
viết. “Ký ức vụn” có năm phần, nhưng tơi thích những bài viết về những con người lam
lũ ở quê; họ có cá tính, cả sự khơng trọn vẹn về thân thể. Tơi thấy có mình ở“Thương
nhớ mười ba”, đồng cảm ở sự day dứt khi “hồn quê” xa vắng. Tập sách này, Nguyễn
Quang Lập lạm dụng nhiều những câu văn mà người ta cho là tục, đôi khi quá liều, dẫn
đến sự tự nhiên chủ nghĩa. Tên tập sách là những mảnh ký ức của Nguyễn Quang Lập,
tưởng là vụn vặt nhưng chúng nói lên rất nhiều khía cạnh của xã hội, của văn chương và
điều đó đáng để bạn đọc suy ngẫm…”
Cuốn tạp văn ‘’Ký ức vụn’’ được đánh giá là “đem lại những nụ cười hài hước mà
ưu tư suy ngẫm”. Ngôn ngữ sử dụng trong các tác phẩm của nhà văn rất gần gũi, đời

thường, nhiều lúc bị đánh giá là dung tục, nhưng tốt lên trên hết đó là tính nhân văn sâu
sắc. Như trong bài viết về Trung Trung Đỉnh, tác giả có đoạn: “Một hơm cịn thấy anh
Đỉnh ngồi với một ông to lắm, ôm vai hót cổ, nói ơng ơng tơi tơi, say lên cịn vọc chim
ơng ấy, cười khe khé, mình thấy mà thất kinh”. Hay “Cái số anh này thế mà may, đi Nga
học trường Gorki ba tháng… Còn tán được em Nga chân dài miên man, ngực to bằng cái
rổ, đã đời”. Những từ như “vọc chim”, “ngực to bằng cái rổ” là những “khẩu ngôn” đã
được tác giả sử dụng trong bài viết, mang lại sự hóm hỉnh và độc đáo cho tác phẩm.
Hồn nhiên, lôi cuốn và khéo léo khi sử dụng phương ngữ của Nguyễn Quang Lập
để nói tục, hay dùng yếu tính “tục” để chuyển tới người nghe những mẩu chuyện tiếu lâm
thời đại mà phía sau đầy ắp bài học cho người đọc..... Buồn dĩ nhiên không thể cười,
nhưng có những cái cười cịn hơn khóc được Nguyễn Quang Lập Lập kể lại bằng khẩu
văn làm ướt lịng người hiểu chuyện. Khi được hỏi điều gì làm văn tác giả cuốn hút như
vậy, Nguyễn Quang Lập trả lời rằng: “Có hai điều mà tơi biết ch8c1 vì thế mà bạn đọc
thích, đó là văn tơi khơng phải là loại văn đạo đức giả, thứ hai là văn tơi khơng hề có ý
định giáo dục ai. Tơi viết chơi, mọi người đọc cho vui, vậy thôi.
Trang 4


Nhưng khi đọc văn Nguyễn Quang Lập, ta không chỉ thấy nó hiện lên tự nhiên, gần
gũi mà cũng thấm đẫm sâu cay, như Ký ức năm hào, là ký ức về “con Hà” của những
ngày tuổi thơ trong cảnh đạn bom tới tấp, những trong trẻo hồn nhiên cứ hiển hiện như
một bức tranh cuộc đời, thực mà sinh động. Lối viết dỏng tuột khơng hoa hịe, màu mè:
“Con Hà dong dỏng cao, trằng trẻo, tóc dài…Mới 11 tuổ, ngực nó đã nhú trái cau. Thỉnh
thoảng nó lại vén áo cho mình xem núm vú bé xíu của nó”… Để rồi, ky ức ấy ướt nhèm
khi đôi bạn mãi mãi cách rời bởi sự ác nghiệt của chiến tranh: “Con Hà nằm trên tấm
chiếu hoa giữa sân, phủ một tấm vải trắng trùm kín đầu. Khơng thấy gì hết, chỉ thấy bàn
tay nhỏ xíu của nó chùi ra khỏi tấm phủ đang nắm chặt khư năm hào. Khi đó mình khơng
khóc, mình nhớ như in khi đó mình khơng khóc”. Năm hào của ký ức trẻ thơ đã biết sẻ
chia buồn vui khi lấy chính tiền của mình để cho bạn để đổi lấy nụ cười hồn nhiên của
bạn, để khơng thấy bạn ủ rũ trong nỗi buồn, hóa ra, ngồi cái lớp ngơn ngữ có vẻ xù xì,

dung tục kia lại ẩn chứa cái tình trong trẻ mà dịu ngọt, lấp lánh như những giọt nước mắt
vơ hình mà tác giả bảo rằng “mình nhớ như in là lúc đó mình khơng khóc”….
Như Nguyễn Ái Học từng n hận định rằng: “Đọc Ký ức vụn, cảm giác ban đầu thấy
Nguyễn Quang Lập tồn nói chuyện “tùm bậy tùm bạ”, “cù rờ cù rựng”, nói tục kinh
khủng! Suy ngẫm một chút ta dễ thấy giọng văn ở đây có vẻ ba “ba trợn ba trạo mà thực
chất không “ba láp”, “ba hoa”, tưởng “cù rà cù rựng” mà thực chất toàn chuyện cần thiết
nghiêm chỉnh, chuyện trung tâm của con người… Tồn những chuyện đời, chuyện rất chi
là đời…
Ví như chuyện Anh cu Đô là một trong số nhiều bài tạp bút nằm trong cuốn tạp văn
chọn lọc Ký ức vụn của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Với lối hành văn dí dỏm và cách
nhìn rất qi, rất tinh, độ cảm nhận sâu sắc và độc đáo, sử dụng triệt để “khẩu văn” vào
tác phẩm, đi từ những chi tiết giản đơn mà khai phóng những vấn đề to lớn, ý nghĩa đã
tạo một dấu ấn rất riêng cho phong cách của Nguyễn Quang Lập.

Trang 5


Anh cu Đô trong Ký ức vụn cũng là một-mẩu-chuyện-nhỏ giữa đời thường, nhưng
đã gợi mở nhiều vấn đề mà ít ai dám đề cập, ít ai dám vén tấm màn thời gian đã phủ trùm
suốt bao năm qua. Tiếp cận câu chuyện, độc giả cảm giác rất gần, rất thật, để khi kết thúc
những câu chữ cuối cùng lại chợt mỉm cười bởi sự thâm thúy được diễn giải đấy tếu táo,
hóm hỉnh, nhưng cũng khiến người đọc có “một cách nhìn nhận khác” cho một vấn đề,
mà ở đây là vấn đề con người.
Câu chuyện là một mẩu ký ức về những năm 1965-1975, khi chiến tranh đang hồi
ác liệt, xoay quanh anh cu Đô ở làng Đông cách thị trấn Ba Đồn có chục cây. Anh này
được tác giả miêu tả rất gọn: lùn, đen, xấu, nhà nghèo, khơng có vợ, con liệt sĩ, được
miễn lính... Tóm lại, ở anh khơng có gì nổi bật ngồi lùn, đen, xấu và chưa vợ. Và, người
ta cũng chỉ thấy anh làm có hai việc: đi đập lúa thuê và nơm cá lấy tiền. “Cứ mùa lúa là
anh lại đi đập lúa cho các gia đình có chồng con đi bộ đội. Một đêm đi đập lúa được trả
vài lon gạo. Thế cũng đủ sống, lại được tiếng giúp đỡ gia đình bộ đội…”

Nếu câu chuyện chỉ có vậy thì chẳng có gì đáng kể. Điều đặc biệt là nhân vật tôi –
tác giả, đã thành thật một cách rất hóm rằng, anh cu Đơ hay mặc một chiếc áo bộ đội dài
gần gối cịn bên trong thì… thả rơng, không mặc quần.
Nhân vật tôi đã chứng kiến anh cu Đô vào nhà chị H trong một đêm khuya khoắt,
một người phụ nữ có “chồng vừa chết bom năm ngối”. Thường ngày, “chị vẫn say xưa
sinh hoạt đoàn, biến đau thương thành hành động cách mạng, hăng hái phát biểu lý
tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu…v..v” nhưng đêm đến,
chị và anh cu Đô lại lén lút với nhau, tác giả nghe tiếng âm thanh của bản năng trỗi dậy,
tiếng khoái lạc của người phụ nữ “tiếng chị H kêu hệt như tiếng mèo kêu”.
Và khơng chỉ có một mình chị H, “ở trong làng có hơn trăm nóc là nhà, hoặc là
chồng đi công tác xa hoặc là chồng chết bom chết bệnh. Không biết anh cu đô chui vào
bao nhiêu nhà trong số trăm nóc ấy, chỉ biết suốt cuộc chiến tranh 1965-1975, tối nào cứ

Trang 6


đến ba bốn giờ sáng anh lại mặc cái áo bộ đội dài đến đầu gối không thèm mặc quần đi
hết nhà này đến nhà kia, năm giờ sáng thì về”.
Rõ ràng, có 2 vấn đề chính nổi lên từ câu chuyện này. Thứ nhất là về những người
phụ nữ vắng chồng và chồng mất vì chiến tranh. Ban ngày, họ vẫn là những người phụ nữ
được xã hội gọi là đoan chính, được xem là gương mẫu trong mọi phong trào. Thế nhưng,
khi màn đêm bng xuống, khi có sự xuất hiện của anh cu Đô, một-người-đàn-ông, là
cực hút của tính dục nữ. Và ngay cả cái tên của nhân vật nam, “anh cu Đơ” có lẽ cũng là
“một ý đồ” của tác giả nhằm ám chỉ về kích thước của bộ phận sinh dục và sự thịnh
vượng tính dục của nhân vật. Mà “những gì cấm kị càng trở nên kích thích sự ham muốn
của con người, đặc biệt là tính dục”. Sự trỗi dậy bản năng tính dục của những người phụ
nữ dưới sự “đồng lõa” của bóng đêm như là sự giải tỏa những ức chế sinh lý bấy lâu của
một con người đồng thời cũng phá vỡ mọi quy tắc ràng buộc của xã hội, mâu thuẫn với
chính bản thân mình khi giữa hai hình ảnh người phụ nữ ngày và đêm hoàn toàn trái
ngược nhau. Những xung động tâm lý, mà thực chất là sự tìm về của bản năng tính dục,

là sự “hư hỏng” trong bản năng vô thức của con người, khi những đòi hỏi thỏa mãn nhu
cầu của con người bấy lâu bị kìm hãm bằng cơng việc, chiến tranh, đạo đức. Trong bóng
đêm, tất cả đã bị phá vỡ bởi một Libido mạnh mẽ, bởi những khát vọng bản năng của
người phụ nữ. Đó cũng là sự khai phóng của những ẩn ức tính dục bị “tù đày” trong thế
giới thực. Và hành động ấy, đi ngược với đạo đức xã hội, đi ngược với quan niệm Á
Đông đã tồn tại từ bấy lâu nay.
Thứ hai, phải chăng đây cũng là một hình thức “giải thiêng” quá khứ, khi người ta
cứ thích “tơ son điểm phấn” xây dựng những hình tượng cao đẹp, những khuôn khổ và hy
sinh để làm lu mờ sự thật, nhấn chìm đi niềm mong mỏi hạnh phúc cá nhân. Những
người phụ nữ kia hàng ngày vẫn phát biểu những khẩu hiệu “lý tưởng, hoài bão, tiên tiến,
thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu…v..v” nhưng về đêm họ lại tìm đến “một thế giới
hồn tồn khác” để chìm đắm, để si mê. Vậy, đâu mới là con người thật của họ? Điều đó
Trang 7


thật khó lý giải nhưng ta dễ thấy những mâu thuẫn đang từng ngày diễn ra trong tâm trí
họ. Có thể, họ bị phụ thuộc vào môi trường nhưng lửa tính dục vẫn hừng hực cháy và sẵn
sàng bung phát để thiêu hủy tất thảy những hình ảnh thường ngày của họ. Và rồi, nhân
vật anh cu Đô lại là người nhìn nhận rõ hơn hết những góc khuất ẩn sau vẻ hình thức bề
ngồi kia, mà hững hờ với tất thảy những gì cả xã hội đang lao theo, đang hướng đến.
Một cái kết bất ngờ khiến người đọc cười ra nước mắt, trùng trùng nghĩ suy, có cái nhìn
rõ hơn về những gì đã qua, về một chặng đường khơng hồn tồn là bịa đặt trong những
năm tháng “tên bay đạn lạc”.
Anh cu Đô chỉ là một mẩu ký ức nhỏ trong hàng trăm những ký ức của thời gian
mà nhà văn Nguyễn Quang Lập đã viết nên bằng những xung động cảm xúc và chiều sâu
trí tuệ của mình. Đọc tác phẩm với lối viết khẩu văn gần gũi, thẩm thấu nó theo nhiều
phương diện khác nhau giúp ta đến gần hơn với ý niệm mà tác giả gửi gắm dẫu là từ thẳm
sâu vô thức. Để rồi tất cả chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại những gì đã qua, có
cách đánh giá khách quan nhất cho từng số phận con người và cuộc đời, mà ở đó, có
những mẩu ký ức cứ khiến ta cười mà lòng lại đau, đau rất thật…


Trang 8



×