Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Văn xuôi nguyễn quang lập trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.07 KB, 116 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ THỊ HỒI

VĂN XI NGUYỄN QUANG LẬP
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN HUY DŨNG

VINH - 2011


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Quang Lập là nhà văn có thành tựu sáng tác khá nổi bật
trong văn học Đổi mới. Ông thuộc thế hệ lớn lên trong chế độ xã hội chủ
nghĩa, sống với những biến cố lớn của đất nước: hai miền Nam Bắc bị chia
cắt bởi chiến tranh; độc lập thống nhất và những thăng trầm... Văn xuôi
Nguyễn Quang Lập đã thể hiện sự quan sát, thẩm thấu nhạy bén những vận
động, thay đổi của đất nước.
Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Quang Lập gây được sự chú ý,
từng đạt nhiều giải thưởng: Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ 1986 1987, giải thơ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1981 1987, giải Sân khấu năm năm Bộ Quốc phòng 1985 – 1990, giải Hội Nghệ sỹ


Sân khấu, giải biên kịch liên hoan Bông sen vàng lần thứ 14, 2002... Ông là
hiện tượng sáng tác đa thể loại, thể hiện được sự trăn trở tìm tịi, tạo dấu ấn,
nhất là gần đây Nguyễn Quang Lập đã tạo được dư luận với Ký ức vụn.
Tác phẩm Nguyễn Quang Lập biểu hiện được bản sắc xứ sở, dân tộc.
Ông vẫn đang tiếp tục trăn trở với văn chương, vẫn đang chứng tỏ một tiềm
năng, trữ lượng sáng tạo dồi dào. Trong thời điểm bây giờ, việc nghiên cứu về
sáng tác của ơng, nhất là văn xi, đã có được điều kiện chín mùi.
1.2. Qua nghiên cứu văn xi Nguyễn Quang Lập, ta có thể hiểu thêm
được nhiều vấn đề của văn học Việt Nam đương đại cũng như lý luận văn
học. Với riêng chúng tơi, đề tài này có thể giúp bản thân nâng cao kiến thức
văn chương, khả năng lý luận và bổ sung nhiều hiểu biết về kỹ năng sáng tác.
1.3. Cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống
đóng góp văn học của Nguyễn Quang Lập. Trong khoa học, sự khám phá đầu
tiên là thách thức, và cũng là niềm hứng khởi. Đây chính là một lý do nữa thơi
thúc chúng tơi đến với đề tài nghiên cứu này.


3

2. Lịch sử vấn đề
Những truyện ngắn, cùng với tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng
(1992) khép lại một giai đoạn sáng tác của Nguyễn Quang Lập. Trong bài tựa
cho tiểu thuyết này, “Người thuốc thang cho vết thương chiến tranh” (1988)
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: “Năm truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Quang
Lập thì ba truyện (Cây sến lửa, Tiếng lục lạc, và Đò ơi) đều được trao giải
thưởng, cho đến nay vẫn thuộc về truyện ngắn hay trong vài ba năm trở lại
đây. Từ đó đến nay Nguyễn Quang Lập đã in hai tập truyện ngắn, viết và
phóng tác hai vở kịch, xong bản thảo tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng,
tất cả đều thống nhất trong một thế giới hình tượng và tư tưởng, khiến cho
Nguyễn Quang Lập nổi lên như một cây bút viết về chiến tranh sâu sắc và

mới lạ...”. Đánh giá trực tiếp tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng, Hoàng
Phủ Ngọc Tường viết: “Trước đó chưa ai nói về chiến tranh giống như
Nguyễn Quang Lập cả”, và “... Nguyễn Quang Lập đã mang dấu ấn riêng cho
cả một thế hệ...”, “viết về chiến tranh nhưng không để ca ngợi chiến công, mà
để bày tỏ nỗi lo lắng về vết thương.”
Bài viết Những mảnh đời đen trắng của Nguyễn Quang Lập của Thuỵ
Khuê, cập nhật ngày 14/ 1/2011 trên http:// www.diendan.org đã nhận xét
Những mảnh đời đen trắng: “...không tố cáo ồn ào mà chứa đựng những nhận
thức tinh tế và sắc bén về bản chất con người trong xã hội miền Bắc sau
54...”, “Nguyễn Quang Lập viết về những thảm kịch chi phối và dằn vặt con
người trong xã hội miền Bắc sau 54. Một xã hội có vết hằn của chiến tranh cũ
( chống Pháp), trực diện với chiến tranh mới (chống Mỹ) và trầm mình trong
cuộc chiến tranh lạnh, một thứ bi kịch giữa người và người phải chung sống
với nhau (...) nhưng khơng hiểu nhau (...) vì trình độ khác biệt, vì khơng cùng
q khứ và nhất là khơng có cùng với nhau một điểm tựa tri thức và tâm
linh”, và “Những mảnh đời đen trắng là một tác phẩm mạnh và dứt khoát. Là


4
cuộc xung đột giữa hai tầng lớp xã hội, hai quan niệm sống khác nhau”.
Thuỵ Khuê cũng cho rằng Nguyễn Quang Lập “viết không đều tay,
phần đầu kỹ càng, cô đọng, phần cuối dễ dãi xơ lệch. Những tình tiết lâm ly
có tính cách dàn xếp phá vỡ mạch văn, mạch truyện”.
Phạm Xuân Nguyên trong bài Nhà văn Nguyễn Quang Lập viết blog
(http:// www.thethaovanhoa.vn, cập nhật ngày 13/7/2008) viết: “Phải nói hắn
có giọng, giọng văn trời phú như chỉ cho riêng hắn, hắn lại biết cách kể
chuyện...”
Trương Thái Du viết trên : “Tôi tin
Nguyễn Quang Lập đã, đang và sẽ là nhà văn đứng về phía nhân dân, đứng
bên cạnh kẻ yếu, kẻ hèn.”, và “...song sự thông minh nhạy bén của anh hồn

tồn có thể thử nghiệm một hai giọng điệu mới, làm cho phong phú các trang
viết, thì sẽ tuyệt vời biết chừng nào.”
Bút danh sokienhanh trên , cập nhật ngày
16/1/2009, có bài Blogger Nguyễn Quang Lập đã viết: “Khơng cịn nghi ngờ
gì nữa, Nguyễn Quang Lập là người đã khai sinh ra một thể văn xuôi mới:
Khẩu văn, một thể loại đang làm Nguyễn Quang lập nổi đình nổi đám trong
giới blogger.” Tác giả này viết: “Vậy khẩu văn là gì? Có thể hiểu nơm na đó
là một thể văn viết theo lối dân gian pha trộn tuỳ bút. Nó pha trộn hơi thở
Folklore, dạng những câu chuyện lưu truyền, kể cho nhau nghe lúc nhàn đàm,
nhưng nó lại khơng thể kể được vì kể thì q ít việc. Phải đọc, phải tận mắt
thưởng thức từng con chữ cựa quậy mới nhấm nháp được khoái cảm. Bởi nó
trước hết là văn được viết theo lối Nói (...) Nó là văn học dân gian hiện đại.
Dường như sức hút của Nguyễn Quang Lập với cư dân mạng chính nhờ bởi
thể văn độc đáo này. Lối kể chuyện tếu táo mang phong cách bình dân (...)...”.
Và: “Nguyễn Quang Lập có dun kể chuyện, cảm giác rằng khơng có chất
liệu nhưng ông vẫn dựng và kể thành chuyện. Ấy là cái tài của ơng. Ơng vừa


5
kể, vừa cười vừa vén áo lên gãi bụng sồn sột... cái độc của ông là ở những
hành động trữ tình ngoại đề này (...) rất nhiều (...) tâm đắc của bạn đọc...”.
Nguyễn Lâm Cúc trong Nguyễn Quang Lập với dòng văn bụi trên
, 21/2/2009 nhận định: “Tạo được cảm
giác hài đến tận cùng, và bi thương cảm thán đến tận cùng! Cười đó rồi chảy
nước mắt cùng nhân vật liền đó. Hơn thế nữa, nhiều từ ngữ trong truyện là
tục, nhưng lại không gợi nên chuyện giường chiếu, chỉ thấy trong truyện ngắn
của Nguyễn Quang Lập”. Và: “Với một giọng văn bụi bặm, giểu cợt, nhà văn
đã để lại trong từng truyện, từng tản văn những vấn đề xã hội vừa đương đại,
vừa như củav trăm năm trước, và cũng chưa thể mất đi, hết đi trong trăm năm
sau.”

Ký ức vụn - Khối tình lớn- Đọc đã đời của Nguyễn Ái Học (đăng ngày
12/5/2009 trên ) viết: “Đọc Ký ức vụn, cảm giác
ban đầu thấy Nguyễn Quang Lập nói tồn chuyện “tầm bậy tầm bạ” “cù rờ cù
rựng”, nói tục kinh khủng! Suy ngẫm một chút dễ thấy giọng văn ở đây có vẻ
ba trợn ba trạo mà thực chất không “ba láp”, “ba hoa” tưởng “cù rờ cù rựng”
mà thực chất toàn chuyện cần thiết, nghiêm chỉnh, chuyện trung tâm con
người...” Và, “Nguyễn Quang Lập như không viết văn mà ngồi kể chuyện
“cộ” (tiếng miền Trung “cộ” là “cũ”). Sự sống hiện ra như nó đã có. Nhưng
mỗi câu chuyện của anh bao giờ cũng vút lên một điều gì đó làm ta nhức
nhối, rưng rưng - với lối viết văn ngắn gọn, hiện đại. Đoạn kết mỗi chuyện,
ngôn ngữ của Nguyễn Quang Lập “ngầm” xoẹt ngang một “nhát”, như bom
sát thương, làm ta điếng người.” Và, “Không thể khơng nói đến tài dựng chân
dung của Nguyễn Quang Lập”... “Nhưng với mọi cuộc đời, mọi số phận,
Nguyễn Quang Lập đều kín đáo gửi gắm một niềm cảm thơng nhiều chiều,
chân tình, da diết. Đằng sau câu chữ nhiều lúc xót xa, đắng đót và có vẻ thẳng
tưng, bỗ bã, nhiều khi rất tục kia, văn anh giấu một niềm tin yêu”, “Nguyễn
Quang Lập nói tục để tạo cho ta những phản ứng thẩm mỹ bất ngờ, gợi cho ta


6
suy ngẫm nỗi đời, gợi niềm khát khao cái đẹp đích thực, làm cho ta tê tái –
u thương”.
Nói “cái tục” trong văn Nguyễn Quang Lập, Kim Sen trong một bài
viết cập nhật lúc 14/5/2009 trên http:// www.baodatviet.vn, đã khẳng định lại
một ý kiến của Phạm Xuân Nguyên rằng "Nguyễn Quang Lập nói tục rất có
duyên".
Tiểu Quyên trong bài Ghép lại nghững mảnh vụn ký ức (30/5/2009 –
http:// www.nld.com.vn) có so sánh văn chương Nguyễn Quang Lập ở hai
giai đoạn sáng tác: “Có khác chăng là giọng văn của Nguyễn Quang Lập 20
năm sau đã khác hơn, dí dỏm hơn và ngơn ngữ cũng tự do phóng khống

hơn...” Và, “Hai mươi năm sau vẫn là những góc đời buồn, nhưng Nguyễn
Quang Lập đã thả vào Ký ức vụn những nụ cười hài hước nhưng đầy ưu tư
suy ngẫm.”
18/6/2009, cập nhật bài Tản mạn về món khẩu
văn của Nguyễn Quang Lập, tác giả Nguyễn Thanh Bình viết: “ Khơng một
lời nói đầu hay nói cuối, cũng khơng trích dẫn lời nhận xét của bất cứ ai như
một chiêu thức PR mà nhiều cuốn sách bây giờ vẫn thực hiện, Nguyễn Quang
Lập chọn ra 59 bài trong tổng số hơn 115 bài anh đã viết và xếp vào 5 phần:
“Những người bạn khó quên”, “Buồn vui một thủa”, “Những người từng
gặp”, “Thương nhớ mười ba”, “Bạn văn”...”. Tác giả điểm kể quá trình sáng
tác, quá trình đến với blog, sau khi đến với blog của Nguyễn Quang Lập, và
nói về Ký ức vụn: “Có nhiều chi tiết khiến tơi bùi ngùi. Cũng có chi tiết tơi
băn khoăn. Có lẽ nó “tự nhiên” quá, hoá dung tục chăng?” Và kể lại: “Khi
cầm cuốn sách trên tay, việc đầu tiên là Nguyễn Quang Lập đọc lại những
dịng chữ của mình, và thấy chao ôi sao mà nhiều lỗi thế. Có những lỗi khiến
câu văn trở nên ngô nghê, làm bạn đọc hiểu sai ý tác giả. Lúc ấy, anh đã định
thống kê hết những lỗi đó, rồi đưa lên blog như một lời đính chính, nhưng rồi
anh lại thơi, và âm thầm chờ một ngày nào đó sách được tái bản”.


7
Lê Thiếu Nhơn viết bài: Bạn văn kiểu Nguyễn Quang Lập đăng trên tạp
chí Trí tuệ số tháng 6 -2009, đã điểm những sáng tác của Nguyễn Quang Lập
để nói lên cái “tài hoa lấp lánh và đa dạng của Nguyễn Quang Lập dẫu ghét
dẫu yêu cũng không thể nào phủ nhận được”.
Bài Ký ức vụn của Hạ Minh, o đăng ngày 5/7/2009,
đoạn kết viết: “...với giọng văn vừa lém lỉnh, vừa dạn dĩ, vừa hài hước tếu táo,
thậm chí hơi “láo”, hơi quá đà tưng tửng chen lẫn những khúc trầm đột ngột,
lặng lẽ. Qua những mẩu chuyện này thấy những con - người - nghệ - sỹ được
Nguyễn Quang Lập “xoi mói” ở nhiều góc độ, họ có thể gây ngạc nhiên bởi

khác hình dung của mọi người, nhưng đó chính là “mặt thật”, “mặt đời” của
họ, và cũng là cái làm nên sức hấp dẫn của những người nổi tiếng”.
Ký ức vụn: Một cách tự trào và hoá giải, đăng trên http://quechoa. info,
ngày 11/7/2009 của Mai An Thảo, đã có những ý kiến, những kiến giải về thể
loại, “tập trung sâu hơn” phần mà người viết cho là “quan trọng nhất”: 25chân
dung bạn văn. Bài viết chú ý chất “tự trào” của Ký ức vụn. Theo tác giả, “Tự
trào có một năng lực hướng ngoại rất lớn. Trong khi tự thán tự mê, chủ yếu
như cách ngắm vuốt chính mình (...) tự trào... phải cần đến bản lĩnh vì lúc đó,
quan niệm thẩm mỹ của anh ta, cái tạo nên tiếng cười, đôi khi chống lại xung
quanh, thách thức một cái nhìn cũ”.
Tác giả bài viết đánh giá sự đóng góp trong xây dựng thể loại của Ký
ức vụn: “Với một ý thức rõ ràng về nhập cuộc với đời sống văn học thì các
nhà văn đột phá trong thể loại này sẽ đem lại một không khí mới cho văn đàn,
làm giải nhiệt những địi hỏi (...) giảm sự chú ý của văn đàn vào những thói
quen cũ để mở ra chiều hướng có tính khả thi hơn trong thời điểm cụ thể đó
chính là sự hoà giải”. Tác giả bài viết dự báo: “Hoà giải, do vậy, đơi khi, là
một điểm đáng khích lệ. Tuy nhiên, ít khi có một sự bảo hiểm chắc chắn đối
với một sự hoà giải kiểu như Ký ức vụn. Nói rộng hơn, số phận của Ký ức
vụn, theo tơi nhanh chóng trở thành những câu chuyện giai thoại, điều nằm


8
ngoài chủ ý nghiêm túc của tác giả là chứng minh nó rất xác thực. Và, “lột
xác tín trở thành giai thoại, thì phải chăng là cách tự trào?”
Trần Đăng Khoa trong Ký ức vụn mà không vụn (http://quechoainfo
ngày13/8/2009 - nguồn Văn học tuổi trẻ) cho tác phẩm này là “hoàn toàn
ngẫu hứng”, là “hấp dẫn, ấn tượng”, là “thâm trầm, sâu sắc, là “cuốn sách đặc
sắc nhất” của văn chương blog, “giọng văn rất riêng”, “Khẩu khí đặc biệt”,
“ngơn ngữ vỉa hè, bặm trợn, thậm chí rất tục mà đọc lại không thấy tục”, và
“không nên bắt chước khi chưa đủ vốn văn hoá và sự từng trải...”. Trần Đăng

Khoa kết luận: “Ký ức vụn là cuốn sách hay. Lại dễ đọc. Và đã đọc rồi thì rất
khó qn”
Trịnh Quốc Dũng viết trong Vài cảm nhận đọc “Ký ức vụn” (24.7.2009
– o): “Tơi q trọng Nguyễn Quang Lập ở chỗ anh viết rất
thật về những suy nghĩ, thái độ của mình đối với hiện thực khách quan. Đó là
cái chân trong văn chương, cũng là cái tâm của người cầm bút.”
“Vụn mà không tạp”, bài của Minh Thương trên o
đăng ngày 8/8/2009, viết: “ Nguyễn Quang lập không đặt quá khứ lên bệ thờ
mà vừa giễu nhại, vừa cợt nhả, lại vừa bao bọc cái ký ức ấy trong một khơng
gian đầy chất thơ và cái nhìn đơn hậu.”, và “Có bao nhiêu phần trăm sự thật
(...). Ký ức có thể khơng thực, nhưng phải thật (...) hiểu như thế, Ký ức vụn
của Nguyễn Quang Lập rất thật”. Tác giả này còn cho rằng: “Nếu chỉ tồn tại ở
dạng blog cá nhân trên mạng, dù sức lan toả có rộng lớn, nhưng nó khơng
mang ý nghĩa chính thống và dễ trượt qua trong thế giới quá ư bề bộn của
những blog ảo. Việc xuất bản thành sách đem lại ý nghĩa tực tiễn cho cuốn
sách, một bước đi thông minh khi Ký ức vụn bước từ thế giới ảo ra ngoài đời
thực.”
13/8/2009, o đăng bài Đọc Ký ức vụn- Lâu lắm rồi tôi
mới bắt gặp cảm giác này của Khánh An: “Tại sao tôi lại bị ám ảnh bởi cuốn
sách? Có vẻ rất bình dị, đơi khi có vẻ rất buồn cười, hài hước, có gì đâu. Hay


9
chỉ tại tơi đã nhìn thấy ở đó có những con người, những số phận khác nhau có
khi làm ta đau xót, có khi trăn trở,có khi là nể phục, trân trọng và học hỏi
được rất nhiều. Hay tại tôi cảm nhận và khơng qn được lối viết “khẩu văn”
hóm hỉnh, có vẻ bất cần ấy là một tấm lịng nhân ái bao dung, nói về cái xấu
để hướng thiện ở nhà văn”.
, 7/9/2009, lấy bài của Bảo Ninh từ nguồn Văn
nghệ trẻ: Đọc Ký ức vụn. Bảo Ninh viết: “Bản thân Nguyễn Quang Lập nói

mình dùng “khẩu văn”, nhiều người khác cũng bảo vậy với cái ý là hành văn
theo kiểu hoạt khẩu. (...) Anh viết dường như rất dễ, nhưng sự dễ ấy trái
ngược hoàn toàn với sự dễ dãi. Đố anh nào viết được như thế (...). Viết được
như thế thật sướng, nhưng muốn sướng được như vậy phải đổi cả một đời trần
ai, nào ai dám đổi.”
o, ngày 20/9/2009 đăng Ký ức vụn và dòng văn bạch
thoại của Đỗ Cao Sang. Tác giả này viết: “Có vẻ nó là một sản phẩm tất yếu
của cuộc sống gấp gáp hiện đại. Và nó là con đẻ của mạng internet. Viết
không được dài, không cần và cũng không được cầu kỳ chọn từ vựng...” và: “
văn của bọ đọc cho ai nghe cũng được. Người lắm chữ cảm nhận kiểu lắm
chữ, người ít chữ thưởng thức kiểu ít chữ”. Tác giả này thừa nhận từ Ký ức
vụn “... khẩu vị (văn chương) của dân Việt mình đã có thay đổi”.
Thanh niên online - cập nhật ngày
21/9/2009 bài: Ua chầu chầu Nguyễn Quang Lập của Ngô Minh. Bài viết bao
lướt hành trình sáng tác, những đặc điểm, tính cách con người Nguyễn Quang
Lập. Ngô Minh viết : “Cho đến khi cuốn tiểu thuyết Những mảnh đời đen
trắng (1989) của Lập ra đời với bao lời khen, cùng với búa rìu dư luận, có nhà
phê bình cho rằng nhà văn đang “phủ nhận, bôi đen, cười cợt đối với lịch sử”,
thì tơi mới giật mình, chú tâm đọc lại văn Lập. Và tôi nhận ra cái hay ấy, cái
mà có nhà phê bình gọi là phủ nhận, cười cợt ấy chính là cái chất người thật con - người - nhân - loại trong từng nhân vật mà Lập đã phát hiện ra. Vì Nhân


10
vật của Lập đều là những số phận éo le, bi kịch, thậm chí kỳ dị, ai cũng mang
đầy mình những mất mát đau khổ trong chiến tranh. Mà chuẩn mực đạo đứcthẩm mỹ lúc đó lại ln là ta tốt địch xấu, ta thắng địch thua, cho nên Lập bị
búa rìu là phải. Phải nói rằng Lập là một trong những nhà văn đầu tiên đưa
cách nhìn mới về chiến tranh với tất cả những bi thương đau đớn của nó vốn
như nó đã xảy ra vào chuyện. Nhờ thế mà bức tranh hiện thực chiến tranh trở
nên chân thật, sinh động. (...) Những “cái thật” ấy làm cho văn chương viết về
chiến tranh cảu Lập đáng tin cậy hơn, và cuộc chiến ấy có giá cao hơn. Và

Lập vẫn trung thành với cái thật ấy trong suốt mấy chục năm cầm bút ở nhiều
thể lạo khác như sân khấu, phim. Nhờ vậy mà ở các vở kịch hay phim như
Trên mảnh đất người đời, Đờ cát, Thung lũng hoang vắng... của Lập đều làm
cho người xem rơi nước mắt vì số phận bi thương, vì tấm lịng bao dung nhân
hậu của các nhân vật. Phim, kịch, của Lập ăn khách, được giải cao vì cái chất
người rất thật ấy”. Và: “Quả là Nguyễn Quang Lập đã thành công với một cáh
viết chân dung riêng của mình. Chỉ mấy nét đã ra vóc dáng nhân vật,khơng
lẫn. Lập khơng kể chuyện để vui, mà đằng sau sự tếu táo đó là chuyện đời
sắc bén sâu thẳm.”
27/11/2009, http://quechoa. info, đăng bài của Lê Ngọc: Ký ức vụn từ
âm mưu phá vỡ vùng cấm văn chương đến khát vọng dân chủ trong sáng tạo
đã “mổ xẻ” tác phẩm ra nhiều khía cạnh: như bàn đến: “Nghệ thuật “thơ tục
hố” ngơn ngữ”; “Cách “hiện thực hố” đời sống người bình dân”; “Lối “bình
dân hố” hình tượng người nghệ sỹ”; “Cách tiếp cận xã hội và con người thể
hiện ước mơ về một xã hội dân chủ đúng nghĩa”; “Nói “chuyện giường chiếu”
phá vỡ “vùng cấm” văn chương đạo đức để đến gần mức “dân chủ hố” cơng
khai”; “Đến khát vọng dân chủ trong sáng tạo”.
Đinh Thị Thanh Bình viết: “Khơng để những ngun lý thơng thường
cuốn đi”, đăng o ngày 27/11/2009, đã nói đến những cái làm
nên đặc điểm ngòi bút Nguyễn Quang Lập.


11
Ký ức vụn và chất cười đa giọng điệu của Nguyễn Anh Thế, đăng
o ngày 27/11/2009. Bài viết chú ý đến một đặc điểm nghệ
thuật nổi bật của Ký ức vụn, mà nhiều bài viết cũng đã đề cập đến : “...không
phải chỉ là cái cười mua vui, không phải là cái cười thuần tuý mà nhiều khi
chính tiếng cười ấy là tiếng khóc cho một thân phận khơng tên giữa cuộc
đời.”
Nói tới Chất hài trong Ký ức vụn, bài của Vũ Thị Huyền Trang đăng

27/11/2009 - o, đã tìm hiểu: “Chất hài trong khẩu văn, trong
cái “tục””; “Chất hài từ trong cách kể chuyện”; Tác giả đánh giá: “Chuyện nói
tục trong văn Nguyễn Quang lập khơng phải để tạo cảm giác, để gây ấn
tượng, cao tay hơn nó đã tạo được cảm xúc thẩm mỹ, gợi cho người đọc suy
nghĩ, triết lý sâu sắc về cuộc đời... đó là cái tục có ý nghĩa và được đón nhận.”
Những bài phê bình, đặc biệt là phê bình Ký ức vụn là con đẻ của blog,
văn chương thời internet. Ký ức vụn đón nhận bài phê bình từ nguồn internet
rất nhiều, đó là sự tương tác, cộng hưởng, hơ ứng, hâm mộ của đông đảo của
độc giả, trở thành một hiện tượng phê bình rất hiếm thấy ở những cuốn sách
khác.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu có hệ thống
những sáng tác, đóng góp văn chương của Nguyễn Quang Lập.
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Như tên gọi của luận văn đã chỉ rõ, trong cơng trình này, đối tượng
nghiên cứu của chúng tôi là : văn xuôi Nguyễn Quang Lập trong bối cảnh đổi
mới của văn học Việt Nam đương đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Khảo sát bối cảnh văn học Việt Nam đương đại, sự chuyển biến,
đổi mới của nó để nhìn nhận đánh giá chính xác những sáng tác văn xuôi của
Nguyễn Quang Lập.


12
3.2.2. Làm rõ những thể nghiệm, cách tân trong truyện ngắn, tiểu
thuyết của Nguyễn Quang Lập.
3.2.3. Phân tích những thành cơng của Nguyễn Quang Lập khi thể
nghiệm hình thức “khẩu văn” với Ký ức vụn.
4. Phạm vi tư liệu khảo sát
1. o.

2. Nguyễn Quang Lập (2009), Ký ức vụn, Nxb Hội nhà văn – Trung
tâm văn hóa Đơng Tây.
3. Nguyễn Quang Lập (1989), Những mảnh đời đen trắng, blog Quê
choa.
4. Nguyễn Quang Lập (2010), Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập, Nxb
Thanh niên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
phương pháp khảo sát - thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương
pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương pháp loại
hình, phương pháp phối hợp các tri thức khoa học liên ngành.
6. Đóng góp của luận văn
Là cơng trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách có hệ thống về văn
xi Nguyễn Quang Lập.
Làm rõ những tìm tịi, cách tân của văn xi Nguyễn Quang Lập trong
bối cảnh đổi mới của văn học Việt Nam đương đại.
Làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về những sáng tác của
Nguyễn Quang Lập.


13
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Nhu cầu đổi mới văn học Việt Nam từ thập kỷ 80 (thế kỷ
XX) và sự xuất hiện của Nguyễn Quang Lập.
Chương 2: Những tìm tịi, cách tân nghệ thuật của Nguyễn Quang Lập
trong truyện ngắn và tiểu thuyết.
Chương 3: Việc thể nghiệm hình thức “khẩu văn” với Ký ức vụn.



14
CHƯƠNG 1
NHU CẦU ĐỔI MỚI VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẬP KỶ 80
(THẾ KỶ XX) VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN QUANG LẬP
1.1. Nhu cầu đổi mới văn học Việt Nam thời hậu chiến
1.1.1. Những đòi hỏi từ hiện thực cuộc sống
Từ 1975 đất nước thống nhất, hai miền Nam Bắc cùng xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Tự do, độc lập đem lại những giá trị tinh thần mới, là niềm tự
hào vui say to lớn, nhất là đối với một dân tộc trải qua những năm tháng chiến
tranh triền miên. Và khơng chỉ thế, cả những tàn tích, hậu họa chiến tranh,
chấn thương tinh thần, đói nghèo, lạc hậu, bao khó khăn hiện hữu, và khơn
lường... đã làm nên bức tranh cuộc sống đa sắc diện.
Hết gian khổ của chiến tranh, đất nước lại phải đối diện với vô vàn khó
khăn thách thức mới. Dân tộc nhỏ chiến thắng đế quốc lớn điều đó khơng làm
cho chúng ta giảm được khó khăn bề bộn sau gi¶i phãng, ngược lại, tâm lý
ngạo nghễ chủ quan vì một dân tộc lạc hậu đã chiến thắng kẻ thù đến từ xứ sở
văn minh đã gây cản trở cho chúng ta. Cho đến khi thực tế chứng minh chúng
ta xây dựng đất nước, làm kinh tế chật vật, lúng túng, cả thất bại, và hoài nghi
đường lối.
Từ trong chiến tranh chống Mỹ, đất nước qua bao khó khăn để xây
dựng nền kinh tế chủ nghĩa xã hội, nhưng rồi lại phải xóa bỏ hợp tác xã,
chuyển sang khốn, bỏ các cơng trường, cơng ty quốc doanh, xóa bao cấp,
chuyển sang xây dựng kinh tế nhiều thành phần, chúng ta phải mò mẫm, thử
nghiệm, tốn nhiều thời gian, tinh thần tư tưởng con người bị níu kéo, rồi nhËn
ra nhiều vấn đề kh«ng như lý thuyết, kỳ vọng. Những đúng sai, được mất…
đã dẫn đến những đổi thay trong nhận thức. Những tư tưởng tiên phong, tiến
bộ xuất phát từ những nhận thức về thời đại, trăn trở về những vấn đề lớn của
dân tộc dẫn đến cuộc cách mạng trong tư duy và hành động.



15
Tư tưởng, nhận thức, học vấn của nhân dân, nhất là của văn sỹ trí thức
ngày càng lớn mạnh, trở thành nội lực để làm những cuộc cách mạng mới.
Con người trải qua nhiều biến chuyển càng tiến xa về nhận thức, đó mới là
gốc của mọi vận động.
Sự chín muồi về nhận thức tư tưởng trong con người là kết quả mọi
thay đổi, là thay đổi bên trong, thuộc về chất, có tính tất yếu, quyết định,
chính nó là nguyên nhân, động lực của sự thay đổi, là điểm cuối quan trọng
chốt lại, tạo nên một hiện thực “biết địi hỏi”, xuất hiện một thế hệ, những con
người có khả năng đổi mới, xuất hiện một thế hệ, những con người biết địi
hỏi sự thay đổi. Đó là đỏi hỏi từ hiện thực cuộc sống.
1.1.2. Những đòi hỏi tự thân của văn học
Sự vật hiện tượng phát triển, thay đổi có thể hồn tồn do sự tác động
từ bên ngồi, có thể do yếu tố tự thân cơ bản quyết định, tuy nhiên để có được
những “địi hỏi tự thân”, bao giờ cũng do sự vận động theo thời gian nhất
định của các yếu tố được sinh ra trong hồn cảnh riêng của nó. Lịch sử văn
học đã chứng minh sự vận động tự thân của nó. Mốc phát triển, chuyển đổi
của văn học có thể trùng khít với mốc lịch sử, bước ngoặt của thời đại, nhưng
nếu xét đầy đủ mọi phương diện của văn học, thì văn học vẫn đi con đường
riêng của nó, khơng chịu ảnh hưởng hoàn toàn bởi biến động của lịch sử.
Bằng sự vận động tự thân, văn học hiện đại Việt Nam đã hình thành
theo mốc riêng của nó đó là vào đầu thế kỷ XX, tức sau nửa thế kỷ Việt Nam
có biến động lịch sử, xã hội: thực dân Pháp xâm lược, văn minh phương Tây
xâm nhập, chế độ phong kiến chuyển thành chế độ thực dân nửa phong kiến
(1858)…. Biến động lịch sử lớn (1858) ở đây không hề có tính quyết định lên
sự vận động của văn học, văn học chứng tỏ sự tự thân của nó, tư tưởng, quan
niệm, ý thức… của con người theo thời gian dần chịu ảnh hưởng, thay đổi,
làm nên nội lực, mới làm nên đòi hỏi tự thân của văn học. Mọi xâm nhập của
cái mới phải có thời gian để thành điều kiện có thể làm nên sự đổi khác trong



16
văn học. Đó là khi cách nhìn nhận, cách quan niệm về con người, cuộc
sống… thay đổi, cách dùng ngôn ngữ, nhu cầu thể loại, phương thức phản ánh
mới… và những yếu tố đó đi hết hành trình: hình thành, phát triển, đạt đỉnh,
và lụi tàn, hành trình ấy có thể là mấy chục năm, có thể là hàng trăm năm, đó
là sự vận động tự thân của văn học.
Phong trào thơ mới (1932- 1945) chứng minh sự vận động tự thân của
văn học. Văn học 1945 – 1975 lịch sử thay đổi, nhưng văn học khơng có gì
mới về thi pháp, giai đoạn này, sự vận động của văn học bị can thiệp, khó
được “tự thân”. Khi được hồn nhiên thể hiện, được tự do, khơng điều kiện thì
đó là điều kiện lý tưởng để văn học “tự thân”.
Trước 1986 là một giai đoạn văn học dần nghèo nàn, xơ cứng, bị định
hướng… nhưng trải qua thời gian dài, nó lại thành nội lực phát triển, thành
đỏi hỏi tự thân của văn học, nó khơng chịu phụ thuộc mãi vào định hướng,
vào lối mòn ( ngợi ca một chiều, đề tài giới hạn, góc nhìn hẹp…), nó tự bứt
phá khi đến độ chín muồi của nhiều yếu tố.
Manh nha từ những năm đầu thập kỷ 80, cho đến 1986 thì ý thức đổi
mới văn chương thành phong trào. Quan niệm, cách nhìn, cách phản ánh về
con người, cuộc sống… được đổi mới sau hàng chục năm vận động. Mốc
1986 không nổi bật biến động xã hội, lịch sử như mốc 1975, văn học đã vận
động hàng chục năm để đi đến chứng tỏ nó, đó là sự địi hỏi tự thân.
1.2. Sự đồng lòng đổi mới văn học ở những cây bút nhạy cảm
1.2.1. Trăn trở, tìm tịi của những nhà văn đã thành danh từ hai
cuộc kháng chiến
Nhà văn Ngun Ngọc nhìn thấy rõ, và nói lên những vấn đề then chốt,
bao quát tình hình đời sống văn học: “Văn học nghệ thuật đã thường quen chỉ
nói một chiều. Chỉ nói thắng lợi khơng nói thất bại; chỉ nói bằng thành tích,
khơng nói tổn thất; chỉ nói sự đúng đắn, khơng nói sai lầm... tuy ai cũng biết



17
rằng mỗi thắng lợi trong cuộc chiến tranh đều đã phải trả giá bằng biết bao
nhiêu tổn thất hy sinh, thất bại và cả sai lầm cay đắng.”
Và: “...suốt mấy mươi năm chúng ta đã nói rất nhiều, rất đậm về tình
đồng chí, quan hệ đồng chí, điều ấy là đúng và tốt quá. Song ta lại chưa kịp,
chưa có thời gian... và cũng qn khơng nói về một cái sơ đẳng hơn, nhưng
cũng gốc gác hơn của con người là tình bạn... Hoặc chúng ta đã nói nhiều, sâu
về đất nước, về Tổ quốc, về Đảng, về nhân dân, về kẻ thù..., nhưng gần như
đã quên hẳn một thời gian rất dài khơng nói gì với các cháu bé của chúng ta
về cha mẹ, về gia đình... Trong việc xây dựng tư tưởng, tình cảm, nhân cách
cho con người, ta vừa đạt được những tầm rất cao, lại vừa có sự hụt hẫng ở
một số mặt gốc rễ, cơ bản, lâu bền. Có thể nói chừng nào đã có xu hướng
"thực dụng" ở đây. Đó là một sự phiến diện không nhỏ.
Điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh cũng dẫn đến khuynh hướng
đồng nhất tất cả với chính trị. Cả giáo dục, cả văn học nghệ thuật, thậm chí cả
những phạm trù khoa học như sử học, đạo đức học, tâm lý học... đều nhất loạt
bị đồng nhất với chính trị.
Cuộc chiến tranh giải phóng ác liệt đặt lên hàng đầu sự mất cịn của
tồn dân tộc. Số phận của toàn dân tộc lấn át hết mọi quan hệ khác. Trong văn
học nghệ thuật điều ấy cũng in dấu rõ: cái chung, cái cộng đồng, cái toàn dân
tộc là quan trọng nhất; cái riêng hầu như chưa được biết đến, nói đến. Chưa
có quyền của cái riêng...
Tất cả những điều trên đây là dễ hiểu, có tính lịch sử, là đương nhiên
của một "thời kỳ văn học nghệ thuật chiến tranh". Chỉ có điều, khi chuyển
sang thời kỳ khác, thời kỳ xây dựng hịa bình, tức là trở lại cuộc sống bình
thường, lâu dài, hàng ngày... của một đất nước, một xã hội, nếu chúng ta
không kịp nhận ra và kịp thời khắc phục những hạn chế có tính lịch sử trước
đây, thì những hạn chế đó sẽ trở thành những nhược điểm, thậm chí những

khuyết điểm sai lầm, cản trở sự phát triển của văn học nghệ thuật.


18
Tiếc thay, vừa qua chúng ta đã phạm đúng điều này trong sự lãnh đạo
văn học nghệ thuật. Thật ra, từ gần 10 năm trước đây, có người cũng đã thấy
và chỉ ra. Nhưng liền bị quy chụp là "phủ nhận thành tựu", là ảnh hưởng đủ
thứ quan điểm tư tưởng sai trái này nọ. Và những ý kiến trăn trở ấy bị dập đi.
Theo tôi, chúng ta đã chậm trễ mất khoảng mươi năm. Trong văn học
nghệ thuật mươi năm có thể là cả một thế hệ! Thế mới biết lỗi ở chỗ này
không nhỏ.
Đấy là một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo nàn trong văn
học nghệ thuật vừa qua như đồng chí Tổng Bí thư nhận xét ” [52].
Tác giả Đất nước đứng lên đã nói lên sự thật, đại diện cho tâm huyết,
khát vọng, và những nung nấu, ấp ủ của các nhà văn. Nguyên Ngọc đã khơi
lên nhiều ngọn lửa sáng tạo, và thúc dục thời đại mới của văn chương đang
sẵn sàng.
Trong không khí chung đó, nhà văn Nguyễn Tn cũng bày tỏ quan
điểm: “Đổi mới trong văn học theo tôi phải gọi sự vật đúng với cái tên của nó,
phải phản ánh hiện thực trong cái vẻ toàn diện, nhiều chiều, nhiều mặt của nó
chứ khơng chỉ một chiều. Tơi phải nói ngay rằng nói đúng sự thật khơng phải
là dễ. Vừa qua ta phản ánh vào văn học, nói về cái hay của ta thì ta cũng chưa
nói được hết, cịn về cái dở thì ta lại q kiêng kỵ, nói vịng vo bên rìa cho
nên văn học chưa góp phần tích cực cải tạo xã hội, cải tạo thế giới được là vì
thế” [69].
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xốy thêm vào tình trạng văn chương:
“Trong khi đó những cây bút minh họa, những tác phẩm minh họa hoặc ca
ngợi một chiều thì lại thoải mái, người viết cầm bút thoải mái mà chẳng có gì
phải luồn lách, phải đắp đậy, rào đón, chỉ phải cái nó cơng thức và sơ lược, nó
nhạt, và càng ngày người đọc càng thấy nó giả, mỗi ngày người đọc càng thấy

rõ ở những tác phẩm minh họa và ca ngợi một chiều một sự giả dối không thể
nào bào chữa nổi, đắp đậy nổi, so với cuộc đời thực bên ngoài” ; “Giá mấy


19
chục năm qua văn nghệ không chủ yếu lấy minh họa làm đường hướng, đừng
có cái hành lang hẹp và thấp ấy, cả cái bầu khơng khí nghi ngờ lơ lửng trên
đầu các văn nghệ sĩ, mà chủ trương khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng
tạo và chấp nhận đa dạng, chấp nhận sáng tối, hồn tồn đặt lịng tin vào
lương tri của các nhà văn, không nửa tin nửa nghi ngờ và đề phòng, để cho
văn nghệ một khoảng đất rộng rãi hơn nữa thì các nhà văn và những nghệ sĩ
sáng tạo đến nay đã đầu bạc phơ, kẻ còn người mất, họ còn để lại cho chúng
ta nhiều hơn thế này" [12].
Người ta nhắc đến tên tuổi của nhà văn Nguyễn Minh Châu, xem ông
là thủ lĩnh của đổi mới, không chỉ ở tuyên ngôn, mà cả ở khả năng biến tuyên
ngôn, khát vọng thành những tác phẩm đậm dấu ấn cho một thời kỳ văn học
chuyển mình. Thực ra, những trăn trở của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện ở
những tác phẩm từ trước 1986 (Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa, Bến quê...),
và khi nhu cầu đổi mới thành cao trào, ông tiếp tục với những tác phẩm giàu ý
nghĩa : Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở Miền Nam,
Phiên chợ Giát...
Một thời kỳ mới trong văn chương được bắt đầu không phải bởi ở
những bài viết, những quan điểm ý kiến trong các hội nghị, hội thảo vào
những năm 1986, 1987... Trước đó sự trăn trở đã thể hiện qua những tác phẩm
như Đứng trước biển (giải thưởng Hội Nhà Văn 1982) của nhà văn Nguyễn
Mạnh Tuấn, Mưa mùa hạ” (1982) Mùa lá rụng trong vườn (1985) của nhà
văn Ma Văn Kháng, Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu... Như vậy, sự thay da
đổi thịt của văn chương không phải là kết quả của ngày một ngày hai, mà nó
là một q trình được ấp ủ, nung nấu, rồi chín bằng tác phẩm. Tác phẩm là
tuyên bố, và chứng minh về đổi mới như tất yếu của thời đại, của văn chương.

Những tác phẩm mới lần lượt trình làng, đến một cao trào trao đổi về
đổi mới, đi đầu là những nhà văn thành danh từ hai cuộc kháng chiến, những
nhà văn đã viết vì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đã ca ngợi con người,


20
đất nước anh hùng, bất khuất, giàu hy sinh... như một lẽ tất nhiên. Nhưng họ
cũng thấm thía hơn ai hết rằng, những phản ánh của văn chương không thể
như cũ khi mà cuộc sống đã đổi thay, không thể giới hạn nó, khi cuộc sống rất
rộng mở, khơng thể định hướng nó, khi mà nó, văn chương thuộc lĩnh vực
sáng tạo. Luôn trăn trở, và thực hiện bằng được khát vọng vươn đến cái mới,
được sáng tạo, và phải có ích... đó mới là nghệ sỹ đích thực, và sự thật là
những nhà văn đã làm nên nền văn học cách mạng, làm nên một phần lịch sử
văn học nước nhà, họ đã không thể yên khi không làm “cách mạng” trong văn
chương.
1.2.2. Khát khao khẳng định mình của những cây bút mới
Từ nền tảng chung, từ sự bứt phá của các vị “tiền bối”, thế hệ trẻ tiếp
nối khẳng định mình là tất yếu của qui luật phát triển. Những tên tuổi mới
được khẳng định, điều đó bắt nguồn từ những ấp ủ, trăn trở, những tiếp nhận
và chối bỏ âm thầm, quyết liệt. Họ có cái nhìn, thái độ mới trước các vấn đề,
nhận ra những bức bách, thiết thực của cuộc sống và văn chương, đem lại
những cách tân, sự sung lực cho văn chương.
Nguyễn Huy Thiệp tỏ thái độ phê phán, trung thực lật xới những ẩn
nấp, che dấu làm tê liệt, chết mòn cuộc sống, yêu cuộc sống không theo cách
ca ngợi, và chủ quan, thẳng thắn với cái xấu, những hậu quả, hệ lụy từ nó, ơng
cho ra đời một giọng văn “kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng”, những câu chuyện
để lại dư vị buồn, xót đắng, tái tê. Văn chương khơng có mùi “son phấn”, mà
là mùi của trước hoặc sau cơn bão, những tan hoang, gãy đổ, hoặc sắp sửa gãy
đổ... làm sốt lên sự bất an, lo lắng, nghi ngờ, hoang mang, ông đã phá lối, đi
vào những chỗ mà trước đây bị ngăn cấm…bảo vệ những giá trị đẹp đẽ của

cuộc sống theo một cách khác trước.
Những năm 80 thế kỷ XX, nhà văn Bảo Ninh viết chưa nhiều, kể cả
Phạm Thị Hoài cũng vậy, nhưng họ nổi tiếng bởi sự đổi mới về cách nhìn,
góc nhìn. Bảo Ninh viết Nỗi buồn chiến tranh khác với cả một nền văn học đã



×