đào hoa, dù hầu hết những người phụ nữ sống với ông đều phải chịu đựng đau khổ.
Với Mao Phúc Mai: Chỉ có một lá thư ly hôn
Năm 1901, theo sự “chỉ đạo” của mẹ, Tưởng Giới Thạch khi đó chỉ 14 tuổi đã phải lấy cô gái
cùng làng ở Phục Hóa (Ninh Ba, tỉnh Triết Giang) tên là Mao Phúc Mai. Nhà họ Mao vừa làm
ruộng, vừa buôn bán, lúc đó được coi là loại khá giá trong làng.
Hai anh trai của Mao Phúc Mai được đi học, biết chữ, nhưng truyền thống của nhà họ Mao –
con gái phải ở nhà, làm công việc gia đình, và coi “nữ tử vô tài là đức”. Do đó, Mao Phúc Mai
không hề biết chữ, chỉ đi làm đồng. Cô hơn Tưởng Giới Thạch 5 tuổi. Lúc đó Tưởng Giới
Thạch đã đi học 9 năm. Hai người về tuổi tác, tư tưởng hay tình cảm đều khác biệt nhau.
Từ trái qua phải: Mao Phúc Mai, mẹ Tưởng Giới Thạch và Tưởng Giới Thạch
Hai năm sau kết hôn, Tưởng Giới Thạch đến Ninh Ba học, có một thời gian ông mang vợ đi
cùng. Đây là thời gian hòa hợp nhất giữa hai người. Nhưng cuộc sống hạnh phúc đó không
kéo dài, đến năm 1905, Tưởng Giới Thạch phải sang Nhật học, kể từ đó, tình cảm của ông
đối với vợ ngày càng lạnh nhạt.
Ngay cả khi con trai Tưởng Kinh Quốc chào đời vào năm 1910, ông cũng không thể cải thiện
tình cảm. Lúc con trai lên 3 tuổi, Tưởng Giới Thạch đã mang một người phụ nữ khác là Diêu
Dã Thành từ Thượng Hải về. Đến khi đó, cuộc hôn nhân giữa ông và Mao Phúc Mai chỉ còn
trên danh nghĩa.
Ngày 4/4/1921, Tưởng Giới Thạch viết một bức thư dài cho anh trai của Mao Phúc Mai nói
rằng: “… Ngày hôm nay, tôi quyết tâm ly hôn là để chấm dứt 10 năm đau khổ trong cuộc
hôn nhân không hạnh phúc với em gái anh. Anh là người thông minh, có thể hiểu cho tôi
đang kiếm tìm một hạnh phúc thật sự…”.
Tuy nhiên, đến năm 1927, Tưởng Giới Thạch mới chính thức làm xong thủ tục ly hôn với Mao
Phúc Mai, vì lúc đó ông ta xác định kết hôn với Tống Mỹ Linh, mà nhà họ Tống đưa ra hai
yêu cầu: thứ nhất là Tưởng Giới Thạch phải đi theo Cơ đốc giáo; thứ hai là theo nghĩa giáo
của Cơ đốc giáo, không thể có hai vợ cùng một lúc.
Tưởng Giới Thạch về quê thảo luận các vấn đề liên quan đến ly hôn với Mao Phúc Mai. Lúc
đó, cô đã làm vợ của Tưởng Giới Thạc 26 năm, rất chu đáo trong việc chăm sóc người nhà họ
Tưởng. Họ đã coi cô là con cháu họ Tưởng, tuyệt đối không muốn để cô rời khỏi nhà họ
Tưởng. Vì thế, hai người quyết định ly hôn, về pháp luật, Mao Phúc Mai không còn là vợ của
Tưởng Giới Thạch nữa, nhưng cô vẫn sống trong nhà họ Tưởng, với tên thực của mình.
Ngày 12/12/1939, quân Nhật xâm chiếm Trung Quốc, bom rơi xuống nhà họ Tưởng, Mao
Phúc Mai trúng bom và qua đời. Năm đó, bà mới 57 tuổi.
Với Diêu Dã Thành – một nửa bức thư đều nhắc đến “Vĩ nhi”
Người phụ nữ thứ hai trong thiên tình sử của Tưởng Giới Thạch là Diêu Dã Thành, là người
Giang Tô, cùng tuổi với ông. Cha mẹ cô mất sớm, do người bác nuôi dưỡng trưởng thành,
sau đó được gả cho một nông dân cùng làng. Sau khi kết hôn, hai người lên Thượng Hải
kiếm sống. Nhưng không lâu sau, người chồng của cô nghiện thuốc phiện, khiến tình cảm vợ
chồng trở nên tồi tệ.
Sau khi cách mạng Tân Hợi 1911, Tưởng Giới Thạch trở về Thượng Hải và tình cờ gặp Diêu
Dã Thành. Năm 1913, Tưởng Giới Thạch đưa Diêu Dã Thành về quê “ra mắt”. Mao Phúc Mai
lúc đó mới biết được sự thật chồng mình đã có vợ lẽ.
Tưởng Giới Thạch và Diêu Dã Thành
Diêu Dã Thành khá dễ thương, lại đối xử hiếu thảo với mẹ của Tưởng Giới Thạch, cuộc sống
của một bà mẹ chồng và hai nàng dâu cũng khá hài hòa. Năm 1919, Tưởng Giới Thạch đem
con trai Tưởng Vĩ Quốc 3 tuổi đến ở cùng với Diêu Dã Thành.
Nhưng không lâu sau, quan hệ giữa Diêu Dã Thành và Tưởng Giới Thạch cũng xuất hiện rạn
nứt. Tưởng Giới Thạch ghét thói cờ bạc đã thành bản chất của vợ. Trong nhật ký ngày
18/10/1919, ông viết: “Dã Thành liên tục đánh bạc, rất xấu, gây quá nhiều phiền toái!”.
Ngoài ra, Diêu Dã Thành cũng không chăm sóc ông chu đáo.
Ngày 16/5/1920, trong nhật ký khác ông viết: “Gần đây, vì cờ bạc mà Dã Thành không quan
tâm đến bệnh tình của tôi, lại nói ra những lời vô tâm, hành động chống đối, khiến tôi vô
cùng đau lòng”.
Ngày 24/7/1923, Tưởng Giới Thạch lại viết trong nhật ký: “Dã Thành nguyền rủa người khác,
lòng dạ trở nên hẹp hòi, bị mọi người xung quanh ghét bỏ”. Vì tất cả những điều đó khiến
Tưởng Giới Thạch phải suy xét và quyết định rời xa Diêu Dã Thành.
Tưởng Vĩ Quốc là “sợi dây” gắn kết duy nhất trong quan hệ giữa Tưởng Giới Thạch và Diêu
Dã Thành. Trong thời gian hơn nửa năm, ông đã viết 7 bức thư cho Diêu Dã Thành, trong đó
có 4 bức đều không quên nhắc Dã Thành chăm sóc cẩn thận Tưởng Vĩ Quốc (còn gọi là Vĩ
nhi), nhưng không hề nhắc đến chuyện tình càm của ông với vợ.
Cho đến sau này, khi Tưởng Giới Thạch xác định kết hôn với Tống Mỹ Linh, Diêu Dã Thành
mới từ giã nhà họ Tưởng, mang theo Tưởng Vĩ Quốc về ở Tô Châu, mọi chi phí sinh hoạt đều
do Tưởng Giới Thạch chu cấp. Năm 1949, Tưởng Vĩ Quốc tự mình đưa Diêu Dã Thành đến
Đài Loan. Năm 1966, bà mất, thọ 79 tuổi.
Tưởng Vĩ Quốc muốn tổ chức long trọng tang lễ cho mẹ, nhưng Tưởng Giới Thạch khi đó
đang sống cùng với Tống Mỹ Linh, từ chối yêu cầu này của con trai. Theo những ghi chép
trong cuốn tự truyền của Tưởng Vĩ Quốc, anh ta phải âm thầm chôn cất thi thể người mẹ
nuôi Diêu Dã Thành tại nghĩa trang của thành phố Đài Trung và ghi trên tấm bia dòng chữ
“80 năm khổ cực và dành 50 năm nuôi dưỡng con”.
Với Trần Khiết Như: Viết thư tỏ tình đầy thương yêu sau khi bị từ chối
Năm 1919, mẹ của Tưởng Giới Thạch lâm bệnh nặng. Lúc đó, ông mới 32 tuổi và tình cảm
với Mao Phúc Mai và Diêu Dã Thành đều nhạt nhòa, vì vậy ông đã quen Trần Khiết Như mới
13 tuổi, là người nhà của Trương Tĩnh Giang – một cán bộ cùng với Tưởng Giới Thạch trong
Quốc dân Đảng.
Trần Khiết Như là người Tô Châu, gia đình làm nghề buôn bán, được đi học đàng hoàng, là
một cô giá vừa xinh đẹp, thông minh lại có văn hóa. Tưởng Giới Thạch đã yêu cô ngay từ cái
nhìn đầu tiên, sau đó bắt đầu theo đuổi và tấn công. Tuy nhiên, mẹ của Trần Khiết Như thấy
tuổi con gái còn nhỏ, và không hài lòng trước hành động của Tưởng Giới Thạch.
Trần Khiết Như
Tưởng Giới Thạch bị nhà họ Trần từ chối nhưng không hề bỏ cuộc, đã viết thư tình cho Trần
Khiết Như: “Em Phượng (tên hồi nhỏ của Trần Khiết Như) thân yêu! Cách mạng Trung Quốc
chưa được hoàn thành, với anh là một nhà cách mạng, cảm thấy hết sức đau lòng vì không
thể dốc toàn tâm toàn ý cống hiến cho quốc gia. Ngày nào anh cũng nghĩ về em, coi em là
nguồn an ủi động viên. Anh chỉ muốn em hứa với anh một điều, sau đó anh mới có thể dốc
toàn lực cho cách mạng… Em yêu đất nước, chính là em đã mang lại hạnh phúc cho một
người cách mạng tận tâm vì đất nước đó. Anh sẽ để trái tim mình trong lòng em. Hãy nói cho
anh biết em sẽ rộng lòng đến với anh, và sớm được nói chuyện với em. Hãy để anh nhìn thấy
em trong ngày hôm nay!”.
Tháng 9/1921, cha của Trần Khiết Như qua đời, Tưởng Giới Thạch đã giúp gia đình cô việc
tang lễ hết sức tận tình, cuối cùng cũng lấy được cảm tình của mẹ Trần Khiết Như. Tưởng
Giới Thạch lại hứa từ bỏ quan hệ với Mao Phúc Mai và Diêu Dã Thành, đồng thời mời vợ
chồng Trương Tĩnh Giang ra mặt kết hợp, mới thuyết phục được nhà họ Trần gả Trần Khiết
Như.
Sau khi kết hôn, Trần Khiết Như không thể sinh con, nên ông đã mang Tưởng Kinh Quốc đến
Thượng Hải giao cho Khiết Như chăm sóc. Khi Tưởng Giới Thạch đảm nhận chức Hiệu trưởng
Học viện Quân sự, Trần Khiết Như được coi là thư ký, thay ông xử lý và bảo lưu thư tín, tài
liệu thông thường; Khiết Như còn dốc toàn lực phò tá chồng tham gia cách mạng.
Song, thời kỳ “mặn nồng” của hai người kéo dài không được bao lâu. Năm 1926, thông qua
các thủ đoạn chính trị, Tưởng Giới Thạch đã cướp đoạt quyền lực chính trị và quân sự của
Quốc dân Đảng. Sự thay đổi địa vị và bành trướng tham vọng quyền lực khiến tiêu chuẩn lựa
chọn người vợ bên cạnh ông cũng đổi thay. Trần Khiết Như xuất thân bình thường, không
thể trợ giúp cho con đường thăng tiến của chồng trong tương lai.
Ngày 30/7/1926, trong bức thư Tưởng Giới Thạch viết cho Trương Tĩnh Giang đã để lộ tâm ý
muốn rời bỏ Trần Khiết Như với lý do chê vợ không có quyết tâm học hành, không biết trị
gia, không thể giúp chồng trong sự nghiệp chính trị, nhưng thực chất là ông muốn kết hôn
với Tống Mỹ Linh.
Trong sự sắp đặt của Tưởng Giới Thạch, Trần Khiết Như khi đó mới 21 tuổi sẽ sang học ở
Mỹ. Được biết, sau khoảng thời gian cực khổ ở nơi đất khách quê người, Trần Khiết Như đã
lấy được bằng thạc sỹ của Trường Đại học Columbia, rồi về sống ở Thượng Hải, sau sang
HongKong định cư. Năm 1971, Trần Khiết Như qua đời ở tuổi 65 trong sự cô đơn.
Với Tống Mỹ Linh: Bức thư cầu hôn sau khi rơi vào bước đường cùng
Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh gặp nhau năm 1922. Trong lần gặp đầu tiên, Tống Mỹ
Linh – là em gái của Tống Khánh Linh – phu nhân của Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch đã
bị chao đảo bởi dung mạo và phong thái của cô. Sau đó, Tưởng Giới Thạch đã nhờ Tôn
Trung Sơn làm thuyết khách để kết đôi cho hai người, nhưng bị một số người nhà họ Tống
phản đối.
Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh
Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, địa vị của Tưởng Giới Thạch nhanh chóng được nâng cao
trong Quốc dân Đảng, vì thế quan hệ của ông với Tống Mỹ Linh cũng dần có “lối thoát”.
Tháng 1/1927, trong thư, Tống Mỹ Linh đã gọi Tưởng Giới Thạch là “anh trai thân yêu”.
Cũng trong thời điểm này, quân cách mạng Trung Quốc chuyển về Vũ Hán. Lúc này, họ phát
hiện thấy ý đồ phản bội cách mạng của Tưởng Giới Thạch, bắt đầu tước bỏ bớt quyền lực của
ông. Tưởng Giới Thạch nhận thấy tình hình không ổn, liền “lập kế hoạch” tạo nên một cuộc
hôn nhân với Tống Mỹ Linh, để tranh thủ sự ủng hộ của nhà họ Tống.
Ngày 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch tạo nên một cuộc chính biến phản cách mạng, bị Trung
ương Quốc dân Đảng Vũ Hán khai trừ khỏi đảng, sau đó lại chịu thất bại trong cuộc nổi dậy
“Đông chinh dẹp Tưởng”. Tháng 8/1927, Tưởng Giới Thạch rơi vào bước đường cùng, nhà họ
Tống trở thành hy vọng duy nhất để ông trở lại thời cuộc.
Vì thế, Tưởng Giới Thạch một lần nữa viết thư cho Tống Mỹ Linh để bày tỏ sự tuyệt vọng khi
mất quyền lực và mong muốn có một người bạn tri kỷ bên cạnh. Trước bức thư cầu hôn dạt
dào tình cảm, Tống Mỹ Linh vô cùng cảm động và đồng ý kết hôn. Ngày 1/12/1927, Tưởng
Giới Thạch và Tống Mỹ Linh làm lễ cưới. Sau 40 ngày kết hôn, Tưởng Giới Thạch tuyên bó,
Tống Mỹ trở thành “đệ nhất phu nhân” trong lòng ông và hai người sống đến đầu bạc răng
long.
Sau khi Tưởng Giới Thạch mất (năm 1975), Tống Mỹ Linh cũng xa rời vũ đài chính trị, sang
New York (Mỹ) sống những tháng ngày cuối cùng. Năm 2003, Tống Mỹ Linh qua đời, hưởng
thọ 106 tuổi.