Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận môn ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.1 KB, 11 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TIỂU LUẬN MÔN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG TRỒNG
TRỌT

Họ và tên: Trần Minh Tấn
Lớp KHCT K24


2
Phú Thọ – 2017


3
Câu 1: Phân tích hiện trạng ứng dụng nơng nghiệp công
nghệ cao ở Việt Nam? Các cơ hội và thách thức trong phát
triển NNCNC ở nước ta? Đề xuất phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao tại địa phương học viên?

PHẦN I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM

Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan
tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế
phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa
học cơng nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn
khoa học cơng nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp.


Phần Lan đến năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công
nghệ cao. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các
trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những
thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm
kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu
khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất,
tiêu thụ và dịch vụ.
Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ
ở Châu á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là
chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng cơng nghệ
sinh học, cơng nghệ tự động hố, cơ giới hố, tin học hố… để tạo
ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả.
Trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, các tỉnh, thành
phố trong cả nước đang triển khai xây dựng các khu nông nghiệp
công nghệ cao; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng cơng
nghệ cao và mơ hình sản xuất nơng nghiệp công nghệ cao.
Các khu công nghệ cao
- Trong các địa phương có khu Nơng nghiệp Cơng nghệ cao
(gọi tắt là Khu) TP. Hồ Chí Minh được đánh giá là đảm bảo được
tính đồng bộ liên hồn từ khâu nghiên cứu đến sản xuất, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm. Trong khu bao gồm khu thí nghiệm và trưng
bày sản phẩm, khu nhà kính, khu học tập và chuyển giao cơng
3


4
nghệ, khu bảo quản và chế biến, khu sản xuất kêu gọi đầu tư. Nhà
nước đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng tại tất cả các khu. Các

doanh nghiệp thu hút vào khu chủ yếu đầu tư vào sản xuất giống
cây trồng như các loại rau, hoa …, đồng thời, có thể cung cấp vật
tư nơng nghiệp để cung cấp cho nông dân sản xuất. Các loại nông
sản sẽ được doanh nghiệp mua lại với giá theo đúng hợp đồng đã
ký kết với nông dân.
Các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong Khu có sản lượng
hàng hóa tập trung, kiểm sốt được tiêu chuẩn, chất lượng nơng
sản, giảm được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng trên một đơn vị
diện tích. Được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước về
thuê đất, thuế các loại….
- Các mơ hình sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao thông
thường do một doanh nghiệp đầu tư, quy mô tùy theo khả năng
đầu tư vốn và sản phẩm của mơ hình là sản phẩm chủ yếu của
doanh nghiệp.
Chẳng hạn như ở TP. Hồ Chí Minh, Cơng ty Liên doanh hạt
giống Đông Tây đã đầu tư trại sản xuất hạt giống rau với việc
nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống lai F1 cùng với đầu tư
phịng thí nghiệm về công nghệ sinh học, xưởng chế biến hạt
giống phục vụ cho công tác nghiên cứu, lai tạo và chế biến hạt
giống đạt tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất
khẩu. Công ty Dalat Hasfarm và Công ty Cổ phần Rừng Hoa sản
xuất các lọai hoa ôn đới cao cấp. Sản phẩm chính là hoa cắt cành,
bao gồm hoa hồng, lily, cúc đơn, cúc chùm, cẩm chướng đơn, cẩm
chướng chùm, đồng tiền, baby, sao tím, salem và các loại lá trang
trí, hoa trồng chậu. Ngồi việc cung cấp cho thị trường trong nước
thông qua mạng lưới phân phối vững chắc và rộng khắp, Dalat
Hasfarm còn xuất khẩu sang Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Đài
Loan, Cambodia, v.v..
* Ưu điểm:
- Loại hình này có quy mơ đầu tư phù hợp với khả năng sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự họat động mang
tính độc lập và tự chủ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh định
hướng sản phẩm linh họat theo yêu cầu của thị trường và khả
năng đầu tư vốn của doanh nghiệp.
* Nhược điểm:
- Tuy nhiên, các mơ hình vẫn tập trung chủ yếu vào khâu
sản xuất, khả năng lan tỏa và chuyển giao cơng nghệ khó, một
phần do u cầu bí mật cơng nghệ của doanh nghiệp.
- Mặc khác, xây dựng các khu nơng nghiệp cơng nghệ cao
địi hỏi vốn đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nên khả năng thu hồi vốn
4


5
chậm, các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia
đầu tư.
Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ
cao
Đây là lọai hình phổ biến và mang tính đại trà, có ý nghĩa
trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp của nước ta trong điều kiện
hiện nay.
Việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao có khả năng ứng dụng cao trên một vùng chuyên
canh tạo nên khối lượng hàng hóa lớn; tận dụng được các lợi thế
về điều kiện tự nhiên và lao động tại vùng. Chỉ sử dụng một số
công nghệ cao phù hợp với một số khâu canh tác nên chi phí đầu
vào giảm, phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân. Tuy nhiên,
do áp dụng công nghệ cao không đồng bộ nên chất lượng sản
phẩm vẫn chưa đồng đều và cao. Khâu tiêu thụ sản phẩm phụ
thuộc vào các hợp đồng với các doanh nghiệp nên chưa ổn định.

Dẫu vậy, vẫn có những địa phương đã cố gắng khắc phục
những hạn chế trên để xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao thành công, mang lại cho ta nhiều bài
học kinh nghiêm quý giá.
Một số bài học kinh nghiệm rút ra
Từ những mô hình phát triển sản xuất nơng nghiệp ứng dụng
cơng nghệ cao trong nước và thế giới, ta có thể rút ra một số bài
học trong phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao trên địa bàn huyện Hồ Vang như sau:
Về cơng tác qui hoạch sử dụng đất đai
Hiện nay, diện tích đất nơng nghiệp ở huyện Hoà Vang đang
ngày càng giảm do việc chuyển đổi đất nơng nghiệp phục vụ q
trình đơ thị hố và cơng nghiệp hố nhằm phát triển kinh tế-xã
hội của thành phố. Do đó, mơ hình phát triển nơng nghiệp cơng
nghệ cao cho Hoà Vang phù hợp là xây dựng một số vùng sản
xuất ứng dụng công nghệ cao.
Để ổn định tâm lý và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho
doanh nghiệp, người dân yên tâm sản xuất thì nhất thiết cần có
giải pháp về quy hoạch một số vùng sản xuất nơng nghiệp tập
trung trên địa bàn huyện, ít nhất là phải giữ ổn định đến năm
2020 đối với các vùng hình thành trong giai đoạn 2012-2015, và
đến năm 2025 với các vùng hình thành trong giai đoạn 20162020, tránh gây xáo trộn, tâm lý e ngại cho người dân và doanh
nghiệp nông nghiệp sản xuất, kinh doanh trong vùng.
Về xây dựng mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp
5


6
Việc đầu tư xây dựng mơ hình nơng nghiệp ƯDCNC ngồi

địi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn cịn phải phù hợp với khí hậu, thời
tiết và điều kiện tự nhiên của từng vùng. Đồng thời, việc xác định
loại cây trồng, vật ni có lợi thế so sánh của huyện cũng cần đặc
biệt lưu ý. Do đó, trong từng mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao
trên địa bàn huyện, chúng ta không nên áp dụng nguyên xi các
công nghệ cao như các địa phương khác mà phải có sự điều chỉnh
để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó cần tập trung ứng dụng
công nghệ cao trong các khâu chọn tạo giống và bảo quản, chế
biến sản phẩm sau thu hoạch.
Về lao động
Việc ứng dụng các công nghệ cao trong nơng nghiệp địi hỏi
lao động phải có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những
kiến thức mới cũng như tham gia lao động nơng nghiệp thường
xun. Do đó, khi xây dựng các vùng nông nghiệp ƯDCNC trên
địa bàn huyện, cần chú ý đến việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật
cho người dân nhằm giúp người dân cập nhật kỹ thuật mới trong
sản xuất. Ít nhất trong mỗi tổ chức hợp tác (Hợp tác xã, câu lạc
bộ, tổ hợp tác) phải có từ 1-3 cán bộ chuyên trách về kỹ thuật tùy
theo quy mô tổ chức hoặc trên 50% số lao động đã qua đào tạo,
tập huấn kỹ thuật.
Đồng thời cần có những giải pháp cụ thể để thu hút lực lượng
lao động trẻ tham gia vào hoạt động sản xuất này, vì đó mới là
lực lượng lao động có khả năng tiếp thu và phát huy tốt nhất
trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Mối liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Qua mơ hình liên kết giữa hộ nơng dân và doanh nghiệp với
hình thức doanh nghiệp cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cũng
như vật tư nông nghiệp cho người dân sản xuất, có thể thấy chỉ có
thơng qua liên kết với doanh nghiệp việc sản xuất của người nông

dân mới được tiến hành quy củ hơn và hiệu quả mang lại cũng
đảm bảo hơn.
Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay, mối liên kết giữa
các hộ nông dân thông qua việc thành lập Hợp tác xã trên nguyên
tắc tự nguyện sẽ tạo thuận lợi hơn về mặt pháp lý trong việc giao
dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ và q trình đăng ký
thương hiệu nơng sản.
- Hợp tác xã sẽ đảm nhiệm vai trò đầu mối cho các xã viên
tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng liên kết
với doanh nghiệp trong cung cấp yếu tố đầu vào, đầu ra cho nông

6


7
dân, trên cơ sở tham khảo ý kiến và cân đối với khả năng sản xuất
ổn định của các xã viên.
- Người nơng dân khi đó chỉ tập trung vào công việc duy
nhất là sản xuất nông sản với chất lượng và số lượng theo kế
hoạch phát triển sản xuất của hợp tác xã.
- Về phía doanh nghiệp liên kết cần đảm bảo sự ổn định
trong các điều khoản cam kết và hỗ trợ đã ký kết với hợp tác xã.
Tránh tình trạng chậm trễ trong thanh tốn, và hành động có ý
tiêu cực với nơng dân.
Vai trị quản lý của nhà nước
Vai trị của nhà nước đóng vai trị rất quan trọng trong phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trước hết, là trong
công tác qui hoạch đất đai để tạo quỹ đất sản xuất ổn định, tâm
lý an tâm cho người nông dân, doanh nghiệp đầu tư.
Thứ đến, là công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các

vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời,
việc phát triển các công nghệ cao chủ yếu là các công nghệ mới
và vốn đầu tư tương đối lớn nên nhà nước cần phải kết hợp nguồn
lực từ ngân sách với khơi dậy nguồn lực từ trong dân với các hình
thức khác nhau để triển khai thực hiện đầu tư các mơ hình thí
điểm một cách hiệu quả. Từ đó tạo ra hiệu ứng “lan toả” tiến tới
nhân rộng toàn vùng.
Hơn nữa, việc tập huấn, chuyển giao công nghệ cũng phải
được nhà nước quan tâm nhằm giúp người dân tiếp cận với công
nghệ mới và có thể ứng dụng vào sản xuất một cách hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông- lâm- ngư
Công tác khuyến nơng-lâm-ngư (gọi tắt là khuyến nơng) có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao trình độ kiến thức
cho bà con nơng dân, góp phần đưa đường lối chính sách của
Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động sản xuất, trên hết là tạo
mối liên hệ khăng khít giữa người nông dân – nhà quản lý và nhà
khoa học. Cần thiết phải đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây
dựng hệ thống đến tận cơ sở. Tích cực thơng tin tuyên truyền các
chính sách, chủ trương hỗ trợ phát triển của Nhà nước và đào tạo,
tập huấn, triển khai mô hình trình diễn cho nơng dân, kịp thời
phản hồi tâm tư nguyện vọng của người dân đến các Sở, ban
ngành có liên quan để có phương án giải quyết thỏa đáng.

7


8

PHẦN II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC ỨNG
DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở NƯỚC

TA

Mặc dù đạt được những kết quả như trên song Nông nghiệp
công nghệ cao (NNCNC) ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức
trong thời gian tới, đặc biệt là về quy mô, trình độ và tốc độ phát
triển; mức độ đóng góp của NNCNC vào sự tăng trưởng của ngành
nông nghiệp vẫn chưa nhiều (Cao nhất như Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh thì sản phẩm NNCNC cũng mới chỉ chiếm 10-15% tổng giá
trị sản xuất nơng nghiệp). Vì vậy tăng trưởng ngành nơng nghiệp
nước ta trong những năm gần đây đang có xu hướng chậm lại
(Giai đoạn 1996-2000 là 4.01%; 2001-2005 là 3.83%; 2006-2010
là: 3.03%; 2009-2013 chỉ cịn 2.9%). Phần lớn nơng sản Việt Nam
đang được xuất khẩu ở dạng thô, sơ chế, giá trị gia tăng thấp,
nhiều loại nông lâm sản chưa có thương hiệu trên thị trường quốc
tế. Từ thực trạng đó chúng ta có thể thấy nền NNCNC nước ta
đang đứng trước một số những thách thức chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Khó khăn về vốn đầu tư.
Để phát triển NNCNC cần phải có vốn đầu tư ban đầu lớn.
Chẳng hạn như khu NNCNC đầu tiên của Việt Nam nằm trên địa
bàn huyện Từ Liêm – Hà Nội đi vào hoạt động từ năm 2004 đã có
tổng vốn đầu tư ban đầu là gần 20 tỷ đồng; năm 2009 dự án ni
bị sữa của TH True Milk tại Nghĩa Đàn – Nghệ An có tổng số vốn
đầu tư lên tới 1.2 tỷ USD. Tính theo giá trị hiện nay để xây dựng
được khu trang trại chăn nuôi quy mô vừa theo mơ hình NNCNC
cần từ 140-150 tỷ đồng gấp từ 4-5 lần so với trang trại chăn nuôi
8


9
truyền thống; 1 ha nhà kính hồn chỉnh với hệ thống tưới nước,

bón phân có kiểm sốt tự động theo cơng nghệ Israel cần ít nhất
10-15 tỷ đồng. Tính trung bình 1m 2 nhà lưới với đầy đủ các thiết
bị bên trong cần phải đầu tư trên 10 triệu đồng. Ngồi những chi
phí như trên, để sản xuất theo mơ hình NNCNC cịn phải có vốn
đầu tư cho việc hồn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, duy tu bảo
dưỡng, xử lý môi trường, vốn đầu tư cho giống, đào tạo người lao
động, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm…
Những số liệu trên cho thấy vốn đầu tư cho NNCNC là rất lớn
vượt quá khả năng ngân sách của địa phương và doanh nghiệp.
Trong khi đó theo thống kê của Bộ NN&PTNT hiện có tới 90%
doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nơng nghiệp có vốn dưới 10
tỷ đồng. Những doanh nghiệp này mới chỉ đáp ứng được từ 5-10%
nhu cầu vốn tối thiểu nếu muốn đầu tư phát triển NNCNC. Vốn
vay ngân hàng cho doanh nghiệp hiện cũng chỉ đáp ứng 50%.
Như vậy các doanh nghiệp còn thiếu khoảng 40% so với nhu cầu
vốn cần huy động. Đây là một con số không hề nhỏ và là 1 rào
cản rất lớn trong phát triển NNCNC ở nước ta.
Thứ hai: Khó khăn về tích tụ đất đai và hạ tầng cơ sở
khu vực nơng thơn.
Phát triển NNCNC, ngồi vốn lớn thì cần phải có đất đai quy
mơ lớn. Thực tiễn cho thấy, để sản xuất có hiệu quả với mỗi mơ
hình NNCNC địi hỏi những diện tích đất khác nhau nhưng thấp
nhất cũng cần khoảng 10 ha đối với sản xuất NNCNC, khoảng 100
ha đối với các khu Công nghệ cao. Để có diện tích như trên ở
những vị trí thuận lợi cho sản xuất và lưu thơng hàng hóa là một
khó khăn lớn, bởi hầu hết các vị trí đó, các địa phương ưu tiên cho
phát triển các khu, cụm cơng nghiệp, khu đơ thị, khu vui chơi giải
trí… Mặt khác đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn
còn manh mún với khoảng 70 triệu thửa đất nơng nghiệp và có tới
70% chủ thể đất đai là những hộ nơng dân. Vì vậy, nếu khơng có

cơ chế, chính sách của nhà nước vào cuộc của các cấp chính
quyền thì việc gom những diện tích nhỏ lẻ, manh mún để làm
cánh đồng lớn ứng dụng công nghệ cao sẽ khó thực hiện được, bởi
hầu hết tâm lý cảu người dân đều muốn sở hữu đất đai.
Hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn nước ta trong những năm
gần đây, nhất là từ khi triển khai xây dựng nông thơn mới đến nay
đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu của
9


10
sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao thì
cịn khoảng cách khá xa. Chẳng hạn ở Tây Nguyên nơi được xem
là vùng đất phát triển mạnh về NNCNC thì tính đến thời điểm
tháng 4/2014 vẫn cịn hơn 3% số xã bị chia cắt trong mùa mưa,
14% số xã chưa được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa đường đến
trung tâm xã; cịn tới 45,5% diện tích đất nơng nghiệp chưa đáp
ứng được nhu cầu nước tưới. Tình trạng hạ tầng nông thôn kém
phát triern như trên sẽ làm gia tăng chi phí trong sản xuất và là
một chở ngại lớn cho các doanh nghiệp khi muốn đầu tư phát
triển NNCNC vào những địa phương này.
Thứ ba: Khó khăn về nguồn nhân lực cho NNCNC
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất địi hỏi phải có nguồn
nhân lực chất lượng cao. Trong khi đó việc đào tạo đội ngũ chun
gia nơng nghiệp ở nước ta hiện cịn nhiều bất cập. Chương trình
đào tạo của các trường đại học chưa bám sát với yêu cầu thực tế
của cuộc sống. Đây là một trong những lý do làm cho các chương
trình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao gặp nhiều khó khăn,
trở ngại trong q trình triển khai thực hiện, nhất là ở các khu vực
có điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn như Miền Trung,

Tây Nguyên.
Thứ tư: Khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm NNCNC là vẫn đề cần phải đặc biệt chú ý.
Bởi vì, sản xuất NNCNC sẽ tạo ra số lượng nơng sản lớn, nếu
khơng tính tốn kỹ sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, cung
vượt cầu sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Thực tế mô hình sản xuất
lúa gạo theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn ở các tỉnh thuộc đồng
bằng Sông Cửu Long thời gian qua cho thấy: Cần phải khảo sát thị
trường, xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm, trước khi tiến
hành mơ hình này. Mặt khác, sản phẩm của NNCNC hiện đang
phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm được sản xuất theo
phương pháp truyền thống cũng là một bất cập lớn làm giảm
động lực của các doanh nghiệp NNCNC.
Những khó khăn, thách thức nêu trên có cả nguyên nhân
khách quan và chủ quan. Về khách quan là do NNCNC còn là lĩnh
vực tương đối mới mẻ ở nước ta, các nguồn lực bảo đảm cho nó
chưa thể đáp ứng kịp. Nông dân nước ta nhiều đời nay đã quen
với lối canh tác truyền thống, sản xuất nhỏ nên cũng cần phải có
thời gian để thích nghi với mơ hình sản xuất lớn, ứng dụng công
10


11
nghệ cao. Hơn nữa nông nghiệp hiện nay vẫn là lĩnh vực chứa
nhiều rủi ro, tốc độ thu hồi vốn chậm nên chưa tạo ra sức hút đối
với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Nguyên nhân chủ quan, trước hết là do nhận thức của các
cấp, các nghành của địa phương và doanh nghiệp về NNCNC chưa
đầu đủ nên chưa tích cực vào cuộc, cịn thụ động, cịn trơng chờ
vào sự đầu tư của Nhà nước. Hệ thống chính sách về đất đai,

thuế, tín dụng cho NNCNC cịn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà đã
trở thành rào cản đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào
NNCNC. Việc đào tạo nghề cho nông dân ở nước ta chưa theo kịp
với đòi hỏi của thực tiễn sản xuất, vì vậy đại bộ phận nơng dân
chưa đủ khả năng tiếp cận công nghệ mới.

PHẦN III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH
PHÚ THỌ

Mơ hình trồng rau trong nhà lưới tại huyện Đoan Hùng
Đối tượng cây trồng: Dưa leo, rau xanh
Quy mô: 150m2
Các kỹ thuật áp dụng: Hệ thống tự động mở vịm lưới, tự
động phun sương theo cơng nghệ tưới nhỏ giọt, tự động quạt để
điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ trong nhà lưới. Khi cần bón phân cơng
nhân hịa phân bón vào thùng rồi máy móc sẽ tính toán và tưới
cho từng gốc theo yêu cầu của cây.
Bộ phận cảm ứng trong nhà lưới sẽ báo các thông số về ẩm
độ, nhiệt độ, nhu cầu nước, dinh dưỡng về cho máy chủ. Máy chủ
sẽ tính tốn nhu cầu của cây để đáp ứng đủ dinh dưỡng tránh thất
thoát dinh dưỡng gây lãng phí.

11



×