Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây thông quan đằng ( marsdenia tenacissima ( roxb ) moon) ở hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ VÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC
DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY
THÔNG QUAN ĐẰNG (MARSDENIA
TENACISSIMA (ROXB.) MOON)
Ở HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ VÂN
MÃ SINH VIÊN: 1501545

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC
DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY
THÔNG QUAN ĐẰNG (MARSDENIA
TENACISSIMA (ROXB.) MOON)
Ở HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. ThS. Nghiêm Đức Trọng


Nơi thực hiện:
Bộ môn Thực Vật –
Trường Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, động viên, giúp đỡ từ các thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới ThS. Nghiêm Đức Trọng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình tơi thực hiện và hồn thành
khóa luận này.
Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện khóa luận tôi cũng nhận được sự
giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy cơ, anh, chị khác. Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc tới ThS. Phạm Thị Linh Giang, ThS. Lê Thiên Kim và tất cả các kỹ
thuật viên Bộ môn Thực vật đã luôn chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận
này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường Đại học
Dược Hà Nội đã dìu dắt tơi trong 5 năm học qua. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới gia đình, bạn bè đã ln là chỗ dựa, động viên tơi mỗi khi khó khăn, giúp
tơi hồn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Phạm Thị Vân


MỤC LỤC

MỤC LỤC ...............................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN ...................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về chi Marsdenia R. Brown ..................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại chi Marsdenia R. Brown............................................ 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân loại chi Marsdenia R. Brown .................. 2
1.2. Tổng quan loài Marsdenia tenacissima (Roxb.) Moon ............................. 6
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố lồi Marsdenia tenacissima (Roxb.)
Moon ............................................................................................................. 6
1.2.2. Thành phần hóa học ............................................................................ 7
1.2.3. Sử dụng trong Y học cổ truyền ......................................................... 10
1.2.4. Tác dụng sinh học ............................................................................. 10
1.2.5. Sử dụng trên lâm sàng ....................................................................... 12
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 14
2.1. Nguyên liệu, thiết bị ................................................................................. 14
2.1.1. Nguyên liệu ....................................................................................... 14
2.1.2. Thiết bị .............................................................................................. 14
2.1.3. Hóa chất............................................................................................. 14
2.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu ......................................................... 15
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật .......................................................... 15
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học ........................................................ 16
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng sinh học ........................................................... 20
Chương 3 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ...................................................... 22
3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật ..................................................... 22
3.1.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................ 22
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu lá........................................................................... 24
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu thân....................................................................... 26

3.1.4. Đặc điểm bột lá ................................................................................. 28
3.1.5. Đặc điểm bột thân ............................................................................. 28
3.2. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học .................................................. 29


3.2.1. Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học ........................................ 29
3.2.2. Kết quả định tính cắn tồn phần bằng sắc kí lớp mỏng .................... 31
3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng sinh học in vitro ........................................ 33
Chương 4 BÀN LUẬN ....................................................................................... 34
4.1. Về đặc điểm thực vật................................................................................ 34
4.2. Về thành phần hóa học ............................................................................. 35
4.3. Về tác dụng sinh học ................................................................................ 36
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 38
ĐỀ XUẤT............................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................
Tài liệu Tiếng Việt ..................................................................................................
Tài liệu Tiếng Anh ..................................................................................................
PHỤ LỤC ................................................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

M. tenacisisma

Marsdenia tenacissima

Rf

Hệ số lưu


SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự

TT

Thuốc thử

UV254nm

Đèn tử ngoại bước sóng 254nm

UV365nm

Đèn tử ngoại bước sóng 365nm

PUHH

Phản ứng hóa học

PU

Phản ứng

TBUT


Tế bào ung thư

TCA

Trichloracetic acid

SRB

Sulforhodamin

a.formic

Acid formic


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm nổi bật của 7 loài trong chi Marsdenia ................................ 3
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ ............................................ 30
Bảng 3.2. Giá trị Rf và màu sắc các vết trên sắc kí đồ ....................................... 31
Bảng 3.3. Kết quả thử tác dụng gây độc tế bào ung thư ..................................... 33


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo 6 nhóm steroid......................................................... 8
Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo của một số chất khác trong nhóm steroid ............... 9
Hình 3.1. Đặc điểm hình thái của cây Thơng quan đằng .................................... 23
Hình 3.2. Hình ảnh vi phẫu lá cây Thơng quan đằng ......................................... 25
Hình 3.3. Hình ảnh vi phẫu thân cây Thơng quan đằng ..................................... 27
Hình 3.4. Hình ảnh bột dược liệu lá cây Thơng quan đằng ................................ 28
Hình 3.5. Hình ảnh bột dược liệu thân cây Thơng quan đằng ............................ 29

Hình 3.6. Hình ảnh sắc kí của cắn tồn phần với hệ dung mơi 6 ....................... 33
Hình 4.1. Hình ảnh cây Thơng quan đằng mọc tự nhiên .................................... 35


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Thơng quan đằng có tên khoa học là Marsdenia tenacissima (Roxb.)
Moon, thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae) là một loại thảo dược được nhiều quốc
gia sử dụng. Thông quan đằng đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc 2015.
Trong y học cổ truyền, thân và rễ cây được sử dụng để điều trị ho, hen suyễn,
viêm khí quản, viêm amidan, viêm họng, viêm bàng quang, viêm phổi và sốt [9].
Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Thông quan đằng cũng đã được
báo cáo từ rất lâu [23], [25], [27], [28], có khoảng 196 chất thuộc các nhóm
steroid, triterpen, acid hữu cơ đã được phân lập. Dịch chiết thô và các hợp chất
được phân lập từ cây Thông quan đằng đã thể hiện các tác dụng dược lý khác nhau
như: gây độc tế bào ung thư, ức chế sự kháng thuốc, ức chế sự tạo mạch và một
số tác dụng khác [26]. Ngoài ra, sản phẩm thuốc tiêm từ dịch chiết của cây Thông
quan đằng được bán trên thị trường Trung Quốc với tên thương mại là Xiaoaiping
[Phụ lục ], sử dụng kết hợp với hóa trị liệu để điều trị nhiều loại bệnh ung thư
khác nhau như: ung thư phổi, gan, thực quản, ruột [17], [20], [21], [22].
Ở Việt Nam, cây Thông quan đằng đã được tìm thấy ở An Giang, Đắk
Nơng, Gia Lai với tên thường gọi là Dây hàm liên, Hàm liên nam [1], [6]. Tuy
nhiên, chưa có những nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lí của
lồi cây này. Để bước đầu xây dựng được một cơ sở dữ liệu đầy đủ về cây Thông
quan đằng tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực
vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Thông quan đằng
(Marsdenia tenacissima (Roxb.) Moon) ở Hà Giang” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm thực vật của cây Thông quan đằng.
2. Xác định thành phần hóa học: các nhóm chất hữu cơ thường gặp trong
dược liệu.
3. Xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư in vitro của dịch chiết thân

cây Thông quan đằng.

1


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Marsdenia R. Brown
1.1.1. Vị trí phân loại chi Marsdenia R. Brown
Theo các tài liệu [1], [4], [8] chi Marsdenia R. Brown được xếp vào họ
Thiên lý (Asclepiadaceae). Trong hệ thống phân loại thực vật, vị trí của chi
Marsdenia R. Brown được tóm tắt dưới đây:
Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
Phân lớp Bạc hà – Lamiidae
Bộ Long đởm – Gentianales
Họ Thiên lý – Asclepiadaceae
Phân họ Bông tai - Asclepiadoideae
Chi Hàm liên - Marsdenia
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân loại chi Marsdenia R. Brown
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái
Chi Marsdenia lần đầu tiên được R. Brown mô tả vào năm 1810, có đặc
điểm chung như sau:
Cây leo hay trườn, khơng có rễ phụ phát triển trên thân. Lá mọc đối, không
nạc. Cụm hoa xim ở nách lá. Hoa nhỏ. Thuỳ đài nhỏ, thường hình trứng, đầu hơi
tù, gốc đài có các tuyến mọc xen với lá đài, ít khi khơng có tuyến đài. Tràng 5,
hình cái hũ, thùy tràng khơng gập vào trong nụ, xoắn sang phải, họng tràng thường
có lơng, mặt trong thùy tràng khơng dày lên (khơng có gờ). Tràng phụ đơn, dính
với cột nhị nhụy, vảy tràng phụ thường ngắn, hình tam giác. Chỉ nhị dính nhau;
bao phấn 2 ơ, có phần phụ ở đỉnh; hạt phấn dính thành khối phấn và có sáp bao
bên ngồi vách khối phấn, khối phấn khơng có mỏm ở đỉnh; cơ quan truyền phấn

có gót đính và 2 chi; khối phấn hướng lên; chỉ có một khối phấn trong mỗi ơ
phấn. Đầu nhụy phẳng, gồ ghề hay tạo thành hình mỏ chim; đỉnh bầu khơng thót
lại thành hình vịi nhụy. Quả dày, nhọn, gồm 2 đại, mặt ngồi nhẵn hay có cánh,
đơi khi vỏ ngồi có nước dịch. Hạt có mào lơng ở 1 đầu [1], [31].
2


1.1.2.2. Đa dạng và phân bố
Trên thế giới có khoảng 100 loài ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi nhiệt đới; có
25 lồi ở Trung Quốc [31]: M. incisa, M. oreophila, M. officinalis, M.
yunnanensis, M. griffithii, M. formosana, M. koi, M. medogensis, M.tenii, M.
longipes, M. brachyloba, M. tenacissima, M. hainanensis, M.yuei, M. cavaleriei,
M. stenantha, M. pseudotinctoria, M. pulchella, M. glomerate, M. tomentosa, M.
sinensis, M. lachnostoma, M. schneideri, M. tinctoria, M. glabra. Ở Việt Nam đã
ghi nhận 7 loài là: M. tenacissima, M. hainanensis, M. koi, M. balansae, M.
glabra, M. tinctoria, M. tonkinensis [1]. Như vậy, ở Việt Nam có 2 loài khác với
Trung Quốc là: M. balansae, M. tonkinensis.
1.1.2.3. Một số loài thuộc chi Marsdenia R. Brown, Prodr ở Việt Nam
Theo tài liệu [1] ở Việt Nam chi Marsdenia đã ghi nhận 7 loài: M.
tenacissima (1), M. hainanensis (2), M. koi (3), M. balansae (4), M. glabra (5),
M. tinctoria (6), M. tonkinensis (7) có một số đặc điểm khác nhau nổi bật có thể
dùng để phân biệt các lồi được liệt kê trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Đặc điểm nổi bật của 7 lồi trong chi Marsdenia
Đặc
điểm
Lơng
che
chở

1




2



Hình
Phiến trứng,

đỉnh
nhọn

Hình
trứng

Gốc


Hình
gần tim

Hình
tim

3

4

5


Lơng
Lơng Nhiều
chỉ có
chỉ có lơng màu
khi non,
ở hoa nâu
già nhẵn
Hình
trứng
Hình
thn,
Hình
trứng
hay hình trứng
rộng
bầu dục, thn
hay
mặt dưới hay bầu
trứng
lơng màu dục
thn
vàng –
nâu
Gốc hình Gốc
Hình
trịn hay trịn hay
tim
hình tim nêm


3

6

7

Lơng chỉ
Lơng chỉ

khi


non, già
phần non
nhẵn
Hình
thn
đến trứng
rộng,
Hình
màu
trứng
xanh
nhạt khi
khơ
Hình trịn
đến hình Hình tim
tim



Đặc
điểm
Ngọn


1
Nhọn

2
Nhọn

3
Nhọn

4


5

6

7

Nhọn
hay có Nhọn
mũi

Nhọn

Khơng phân nhánh

Cuống cụm hoa ngắn hơn 5 cm
Cụm
hoa

Mặt
ngồi
tràng có
lơng

Hoa

Cuống Trục
dài 7 - xoắn rõ,
cuống
9 cm
Trục cụm hoa thẳng
cụm hoa
có lơng
màu nâu
Tràng
gần
hình
Mặt
Tràng
chn
hình cái
ngồi
g, mặt
hũ, mặt
Chiều dài ống tràng

ngồi
tràng
ngồi
ngắn hơn 4cm
nhẵn,
ống tràng
nhẵn
mặt
nhẵn
trong

lơng
Vảy
Chiều
dài ống
tràng
tràng
phụ
khoảng
5 mm
khơng
Vảy
Vảy
nhơ lên tràng tràng phụ
Cuống
Cuống
hình
hoa dài 1
cao hơn phụ
hoa dài

hình
trứng
mm, có
3-5 mm
ống
trứng rộng
lơng
– mác
tràng

Phân nhánh

Vảy
tràng
phụ nhơ
lên cao
hơn ống
tràng

Đỉnh có Đỉnh
2 đến 4 khơng
răng

có răng
4


Đặc
điểm


1

2

5

6

7

Quả

Quả
hình
Quả đại
Quả đại, bầu
to,
cỡ 14×3 dục,
12×4
cm
cỡ 5cm
10×2.
5-4cm

Quả đại
hình
mác, cỡ
5

7×0.6-1

cm, mũi
dài,
nhẵn
đến có
lơng

Quả đại
thn –
hình
mác, cỡ
510×0.8-1
cm, có
lơng

Quả đại,
thn,
cỡ 7.59×1.5
cm, có
lơng
vàng
nhạt

Hạt

Hình
dẹp

Hình
trứng
thn,

cỡ
1.5×7
mm

Hạt
hình
trứng,
cỡ
810×45cm

Hạt hình
trứng, cỡ
10×3
mm, mào
lơng dài
1-2 cm

Hạt cỡ 812×5
mm, vỏ
cứng
màu nâu
– vàng
nhạt

Mào
lơng

dài
Có mào
khoảng

lơng
5 cm

dài 2.5
cm

Dài đến Dài 1 – 2 Có mào
4 cm
cm
lơng

Hình
trứng

3

4

5


Khóa định loại các lồi thuộc chi Marsdenia ở Việt Nam [1].

1A. Cụm hoa phân nhánh.
2A. Mặt ngồi tràng có lông; vảy tràng phụ nhô lên cao hơn ống tràng, đỉnh
có 2 (-4) răng …………………………………….…………...1. M. tenacissima
2B. Mặt ngồi tràng nhẵn, vảy tràng phụ không nhô lên cao hơn ống tràng,
đỉnh khơng có răng (ngun) ………………………………..…2. M. hainanensis
1B. Cụm hoa không phân nhánh.
3A. Chiều dài cuống cụm hoa lớn hơn hay bằng 7cm ……….…3. M. koi

3B. Chiều dài cuống cụm hoa ngắn hơn hay bằng 5cm.
4A. Trục cụm hoa xoắn rõ …………………………...4. M. balansae
4B. Trục cụm hoa thẳng.
5A. Chiều dài ống tràng khoảng 5 mm ………….5. M. glabra
5B. Chiều dài ống tràng ngắn hơn 4 mm.
6A. Cuống hoa dài 3 – 5 mm …………..6. M. tinctoria
6B. Cuống hoa dài 1mm ………...….7. M. tonkinensis

1.2. Tổng quan loài Marsdenia tenacissima (Roxb.) Moon
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Marsdenia tenacissima (Roxb.) Moon
- Tên khoa học: Marsdenisa tenacissima (Roxb.) Moon
- Tên đồng nghĩa: Asclepias echinate Hook.f, Asclepias tenacissima Roxb.,
Asclepias tomentosa Hook.f, Gymnema tenacissima (Roxb.) Spreng,
Marsdenia tenacissima Wight Arn, Pergularia tenacissima (Roxb.) D. Dietr.
- Tên thường gọi: Dây hàm liên, Hàm liên nam.
- Đặc điểm hình thái: Dây leo to, có lơng dày đặc ở các bộ phận ngoại trừ ở dưới
tràng. Lá mọc đối, có phiến rộng hình trứng, cỡ 3 - 10 × 3 - 6.5 cm, mặt dưới có
lơng dày và nhạt màu, đỉnh nhọn, gốc hình tim sâu. Gân gốc 5 - 7 gân; gân bên 2
- 3 cặp, cuống dài 4 – 6 cm, mảnh. Cụm hoa phân nhánh, mọc ở nách lá, chiều
rộng dài hơn chiều cao, cuống cụm hoa dài đến 2 cm. Cuống hoa dài 6 – 8 mm.
6


Thùy đài hình bầu dục kích thước 3 × 1 - 1.3 mm, đỉnh trịn. Tràng hoa màu vàng,
hình chng, phủ đầy lơng ở mặt ngồi, chia thùy. Thùy tràng hình thn, cỡ 4 ×
2.2 mm, đỉnh trịn, mặt ngồi có lơng. Vảy tràng phụ nhơ lên khỏi ống tràng, đỉnh
có 2 - 4 răng. Chỉ nhị dính nhau, bao phấn 2 ơ, có phần phụ ở đỉnh thn. Hạt
phấn dính thành khối phấn và có sáp bao bên ngồi vách khối phấn, khối phấn
khơng có mỏm ở đỉnh; cơ quan truyền phấn có gót đính và 2 chi; khối phấn
hướng lên, chỉ có 1 khối phấn trong mỗi ơ phấn. Đầu nhụy hình trụ rộng. Mùa hoa

vào tháng 5 - 6. Quả đại to kích thước 6 cm × 8 mm; hạt dẹp, có lơng.
- Phân bố: thường ở độ cao 1500 m ở các vùng nhiệt đới đến cận nhiệt châu Á. Ở
Việt Nam, đã tìm thấy ở An Giang, Đắc Nơng, Gia Lai. Ở Trung Quốc, tìm thấy
chủ yếu ở tỉnh Vân Nam, Quý Châu. Ngoài ra, cịn có ở Ấn Độ, Sri Lanka,
Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia, Indonesia [1], [6], [31].
1.2.2. Thành phần hóa học
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của loài
Marsdenia tenacissima [11], [23], [24], [25], [32], [33]. Có khoảng 196 chất thuộc
các nhóm steroid, triterpen và acid hữu cơ đã được phân lập từ cây Thông quan
đằng. Trong đó chủ yếu là các chất thuộc nhóm steroid, đây là nhóm thành phần
đặc trưng và gây ra tác dụng dược lý [26], [37].
1.2.2.1. Steroid
Các chất thuộc nhóm steroid đã được phân lập từ cây Thông quan đằng chia
làm 6 nhóm với khung chất chính là: tenacigenin B, 17β – tenacigenin B,
tenacigenin A, 17β – tenacigenin C, 17 – marsdenin, dihydrosarcostin [Hình 1.1].
Ngồi ra, một số steroid đã được phân lập có cấu trúc khác như: marstenacisside
A8 (1), marstenacisside B10 (2), marstenacisside B11 (3), cissogenin (4),
tenasogenin (5), tenacigenin C (6), 17α-marsdenin (7), isodrevogenin-P (8),
tenacigenin D (9) [Hình 1.2] [26].

7


A. Tenacigenin B

B. 17β – tenacigenin B

C. Tenacigenin A

D. 17β – tenacigenin C


E. 17 β – marsdenin

F. Dihydrosarcostin

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo 6 nhóm steroid

8


1. R1=glc-allo-ole, R2=Tig, R3=Bz

4. R1=R2=R3=H

2. R1=glc-glc-allo-ole, R2=Tig, R3=Bz

5. R1=R3=H, R2=Tig

3. R1=glc-glc-allo-ole, R2=Tig, R3=Tig

6

7. R1=R2=R3=R4=H
8. R1=R2=R3=H, R4=OH

Tig

9

glc-allo-ole


Bz

glc-glc-allo-ole

Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo của một số chất khác trong nhóm steroid

9


1.2.2.2. Triterpen
6 triterpen đã được phân lập và xác định từ M. tenacissima . Ngoại trừ 13(31,31-dimethyl-30-methylene-21α-acetoxytetradecanyl)

-29-methyl-perhy-

drophenanthr-1,3-diene được phân lập từ rễ của M. tenacissima [13], thì các hợp
chất như: amyrin, betulin, axit betulinic, lupeol và 3- O - acetyloleanane -18-ene3β-ol đều được phân lập từ dịch chiết thân cây [26].
1.2.2.3. Acid hữu cơ
2 acid hữu cơ đã được phân lập từ dịch chiết cây Thông quan đằng: amber
acid, clorogenic [12], [38]
1.2.2.4. Một số chất khác
Ngoài ra, một số chất khác đã được phân lập từ cây Thông quan đằng như
conduritol, dihydro-conduritol, poke-weed cerebroside, N-carboxyl-2-hydroxy-4pyrrole,
galactitol,

methyl-β-D-theveropyranosyl-(1→4)-β-D-cymaropyranoside,
marsectobiose,

ethyl-β-D-xylopyranoside,


D-

1-(4-hydroxy-3-

methoxyphenyl)-2-{2-methoxy-4[1-(E)-propen-3-ol]-phenoxy}-propan-1,3-diol
(erythro), scopoletin, daucosterol, β-sitosterol, stigmasterol, scutellarein-40methylether, kaempferol-40-methylether, kaempferol, butanedioic acid, 2hydroxy-1,4dibutylester, propanoic acid, 3-propoxy-butyl ester, propanoic acid 3ethoxybutyl ester, methyl shikimate, protocatechualdehyde [12], [26].
1.2.3. Sử dụng trong Y học cổ truyền
Thơng quan đằng có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh phổi. Cơng năng: giảm
ho, giảm thở khò khè, tiêu đờm, hạ sốt và loại bỏ độc tố. Chủ trị: ho, thở khị khè,
nhiều đờm, khơng có sữa sau sinh, thấp khớp, lở loét và áp xe với liều dùng: 20 –
30 g [9].
Ở Việt Nam, rễ cây Thông quan đằng dùng để xổ, lá cây dùng điều trị sốt
[6].
1.2.4. Tác dụng sinh học
Độc tế bào ung thư

10


Dịch chiết thân cây M. tenacissima cho thấy tác dụng mạnh chống lại các
khối u huyết học. Nó có thể gây ra apoptosis tế bào khối u trong thử nghiệm in
vitro và in vivo [35], [36]. Chiết xuất M. tenacissima ức chế sự tăng sinh tế bào
thông qua việc bắt giữ chu kì tế bào G0/G1 trong các tế bào ung thư thực quản
người (KYSE150 và Eca – 109) [30]. Tenacissoside H trong thử nghiệm in vitro
thường ức chế tăng sinh tế bào theo cách phụ thuộc thời gian và liều lượng, còn
trong thử nghiệm in vivo tenacissoside H thể hiện tác dụng ức chế mạnh sự tăng
trưởng và thể tích khối u [26]. Tenacissoside C trong thử nghiệm in vitro cho thấy
rõ tác dụng gây độc trên dòng tế bào K562 với giá trị IC50 lần lượt là 31.4, 22.2,
15.1 μM trong 24, 48, 72h, thử nghiệm in vivo trên chuột mang tế bào K562 cho
kết quả ức chế khối u rất tốt [35]. Ngoài ra, trên chuột mang NOD/SCID, cả 11αO-benzoyl-12β-Oacetyl-tenacigenin B và tenacigenoside A đều ức chế sự tăng

trưởng khối u, tăng khả năng gây chết tế bào khối u. Nghiên cứu về cơ chế chỉ ra
rằng 11α-O-benzoyl-12β-Oacetyl-tenacigenin B và tenacigenoside A tăng
apoptosis tế bào khối u trên chuột mang u lympho[34]. Một nghiên cứu cho thấy,
một loại polysaccharide trong dịch chiết nước có thể cải thiện chức năng miễn
dịch ở chuột và ức chế sự phát triển của khối u ở tế bào ung thư biểu mô gan H22
[19].
Ức chế sự kháng thuốc
Một nghiên cứu sơ bộ đã cho thấy rằng tenacissimoside A có thể điều chỉnh
tính kháng đa kháng qua trung gian P - glycoprotein thơng qua tương tác trực tiếp
với vị trí cơ chất P - glycoprotein [26].Thử nghiệm in vitro và in vivo cho thấy
dịch chiết M. tenacissima có thể khơi phục độ nhạy của gefitinib trong các tế bào
ung thư phổi không tế bào nhỏ kháng với các đột biến K-ras hoặc đột biến EGFR
T790M. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chứng minh rằng dịch chiết Thơng quan
đằng có thể khơi phục độ nhạy của gefitinib trong các tế bào ung thư phổi không
tế bào nhỏ kháng gefitinib H460 và H1975 in vivo và in vitro thơng qua việc điều
hịa giảm các con đường ERK1/2, c-Met và PI3K/AKT/mTOR [14], [15], [16].
Tenacigenin D, một hợp chất được xác định từ thân cây Marsdenia tenacissima,
đã tăng cường hoạt động của erlotinib và gefitinib trong hai dòng tế bào ung thư
11


phổi không tế bào nhỏ kháng thuốc H292 và H460, thông qua việc đảo ngược cả
hai đột biến K-Ras và P-glycoprotein [34].
Ức chế tạo mạch
Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu liên quan trực tiếp tới sự tăng sinh
các khối u. Một thử nghiệm in vivo trên phôi gà đã sử dụng dịch chiết M.
tenacissima, kết quả cho thấy dịch chiết ức chế sự tăng sinh, di chuyển và hình
thành ống của tế bào nội mơ tĩnh mạch rốn của con người và làm giảm sự hình
thành các mạch máu trong phôi gà [17], [26]. Một nghiên cứu khác cho thấy dịch
chiết M. tenacissima đã ức chế sự tạo thành mạch trong khối u lympho chuột A20

[10].
Tác dụng dược lý khác
Các thí nghiệm trên động vật cho thấy M. tenacissima glycoside có tác dụng
trực tiếp lên co thắt phế quản, được gây ra bởi histamin và khơng có tác dụng đối
với phế quản ở trạng thái bình thường. Ngồi ra, dịch chiết M. tenacissima còn
cho thấy tác dụng hạ huyết áp nhẹ trong thời gian ngắn bằng cách làm giãn mạch
máu trực tiếp và chống lại tác dụng của epinephrin hoặc norepinephrin trên mạch
máu. Bên cạnh đó, một thử nghiệm in vivo đã sử dụng dịch chiết ethanol với liều
100 mg/kg và dịch chiết nước với liều 200 mg/kg cho thấy tác dụng hạ sốt đáng
kể trên chuột bị sốt do nấm men gây ra [26].
1.2.5. Sử dụng trên lâm sàng
Nhiều nghiên cứu về thuốc tiêm Xiaoaiping được sản xuất từ dịch chiết của
thân cây Thông quan đằng đã được tiến hành từ rất lâu [22]. Huang và cộng sự đã
tiến hành một thử nghiệm lâm sàng trên 62 bệnh nhân bị ung thư phổi không phải
tế bào nhỏ tiến triển. Nhóm thử nghiệm được điều trị bằng sự kết hợp giữa tiêm
sản phẩm từ dịch chiết thân cây Thơng quan đằng và hóa trị, nhóm đối chứng chỉ
sử dụng hóa trị. Sau hai vịng điều trị, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong
nhóm thử nghiệm cao hơn so với bệnh nhân trong nhóm đối chứng.. Một thử
nghiệm tương tự khác được thực hiện trên 68 bệnh nhân ung thư dạ dày tiến triển.
Tất cả các bệnh nhân được điều trị hóa trị giống nhau và chỉ có nhóm thử nghiệm
12


được tiêm sản phẩm từ dịch chiết của thân cây Thơng quan đằng. Sau bốn vịng
điều trị, dữ liệu đáp ứng của bệnh nhân trong nhóm thử nghiệm cao hơn so với
bệnh nhân trong nhóm đối chứng [18], [26].
Như vậy, cây Thông quan đằng đã được sử dụng để điều trị rất lâu đời với
nhiều tác dụng nổi bật khác nhau. Ở Trung Quốc, sản phẩm từ dịch chiết thân cây
Thông quan đằng đã được ứng dụng trên lâm sàng từ lâu. Nhiều thử nghiệm lâm
sàng đã cho kết quả rõ ràng là dịch chiết của cây Thông quan đằng có tác dụng hỗ

trợ điều trị ung thư khi sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với hóa trị liệu. Từ những
kết quả này cho thấy giá trị trong Y học của cây Thông quan đằng là rất lớn.

13


CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
- Mẫu Thông quan đằng thu hái tại Hà Giang tháng 7/2019, tháng 6/2020
được giám định tên khoa học và lưu giữ mẫu tại bộ môn Thực vật – Trường
Đại học Dược Hà Nội với mã số tiêu bản là HNIP/18619/20,
HNIP/18620/20.
- Mẫu để nghiên cứu đặc điểm hình thái và làm tiêu bản mẫu khơ: mẫu tươi
- Mẫu để nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng sinh học: mẫu lá, thân
tươi, làm sạch, sấy khô ở 60oC, nghiền nhỏ
2.1.2. Thiết bị
2.1.2.1. Thiết bị nghiên cứu đặc điểm thực vật
- Kính hiển vi A. Kruss Optronic GmbH
- Máy ảnh kỹ thuật số Canon EOS 60D + Canon 100mm f2.8 Macro
2.1.2.2. Thiết bị nghiên cứu thành phần hóa học
- Máy cơ quay Buchi.
- Bản mỏng silicagel GF 254 Merck
- Hệ thống máy sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao CAMAG gồm: máy chấm
sắc ký Linomat 5, buồng triển khai ADC2, máy nhúng thuốc thử
CAMAG, buồng phát hiện TLC Visualizer, phần mềm phân tích
winCATS và VideoScan.
- Các dụng cụ thủy tinh: cốc có mỏ, bình định mức, ống nghiệm, pipet
chính xác các loại, đũa thủy tinh, phễu thủy tinh, bình gạn.
2.1.2.3. Thiết bị nghiên cứu tác dụng sinh học

- Đĩa 96 giếng nhựa (Corning, USA), máy đọc ELISA 96 giếng (Bio-rad).
2.1.3. Hóa chất
- Dung mơi: methanol, toluene, ethylacetat, acid formic, nước
- Thuốc thử: thuốc thử vanilin - acid sulfuric, thuốc thử định tính các nhóm
hợp chất hữu cơ
14


- Các dòng tế bào ung thư:
+ MCF7: Ung thư vú ở người (human breast carcinoma)
+ HepG2: Ung thư tế bào gan ở người (human hepatocellular carcinoma)
+ A549: Ung thư phổi ở người (human lung carcinoma)
- Chất chứng dương: Ellipticine
- TCA (Sigma), SRB (Sigma)
- Các hóa chất thơng thường khác
2.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
- Phân tích hình thái: Mơ tả phân tích đặc điểm hình thái của các mẫu nghiên
cứu theo phương pháp mơ tả phân tích ghi trong tài liệu “Thực tập thực vật và
nhận biết cây thuốc”. Trong nghiên cứu các đặc điểm được mơ tả thuộc các nhóm:
Dạng sống, thân, lá [7].
- Xác định tên khoa học: Tên khoa học được xác định bằng phương pháp
so sánh hình thái dựa trên khóa phân loại và mơ tả lồi trong các tài liệu: “Thực
vật chí Trung Quốc”, “Thực vật chí Việt Nam” và các tiêu bản lưu trữ tại Viện
Thực vật Quảng Tây (Guangxi Instutite of Botany).
- Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu:
+ Chọn mẫu: lá (bánh tẻ) và thân được ngâm trong cồn 70%
+ Cắt tiêu bản bằng phương pháp cắt trực tiếp để thu được các lát mỏng
+ Tẩy và nhuộm tiêu bản theo phương pháp tẩy nhuộm kép
+ Lên tiêu bản theo phương pháp giọt ép và soi dưới kính hiển vi để phân tích đặc

điểm giải phẫu của lá và cành mẫu nghiên cứu [7]
- Nghiên cứu đặc điểm bột:
+ Quan sát hình dạng, màu sắc, ngửi, nếm, nhận biết mùi vị của bột
+ Bột lá và thân được nghiên cứu bằng phương pháp soi bột [2]

15


2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
2.2.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học
Định tính các nhóm chất hữu cơ thường gặp trong dược liệu bằng các phản
ứng hóa học dựa trên các tài liệu [2], [3], [5].
a. Định tính các thành phần trong dịch chiết ether dầu hỏa
Cân khoảng 5 g bột dược liệu cho vào bình chiết soxhlet. Chiết bằng 50 ml
ether dầu hỏa đến khi dung mơi trong bình chiết khơng màu. Dịch chiết đem cất
thu hồi bớt dung môi. Dịch chiết đậm đặc thu được dùng để làm các phản ứng
định tính chất béo, tinh dầu và sterol.
Định tính chất béo:
Nhỏ vài giọt dịch chiết lên giấy lọc, hơ khô thấy để lại vết mờ trên giấy.
Định tính sterol (phản ứng Liebermann – Burchardt):
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết ether dầu hỏa. Bốc hơi dung môi đến
cắn. Thêm 1ml anhydrid acetic, lắc đều cho cắn tan hết, nghiêng 450. Cho từ từ
theo thành ống 0,5 ml acid sulfuric đặc, tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Ở mặt
tiếp xúc giữa hai lớp chất lỏng xuất hiện vịng màu tím đỏ, lớp dưới có màu hồng,
lớp trên màu xanh lá.
b.

Định tính các thành phần có trong dịch chiết cồn
Cân khoảng 5 g dược liệu vào bình nón dung tích 50 ml, thêm 50 ml cồn


900, đun sôi cách thủy vài phút. Dịch chiết được lọc và cơ cịn khoảng 10 ml để
làm các phản ứng định tính flavonoid, coumarin, acid amin.
Định tính coumarin
- Phản ứng mở đóng vịng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml
dịch chiết cồn, ống 1 thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10%, ống 2 để ngun. Sau
đó đun sơi cách thủy cả 2 ống nghiệm trong vài phút. Để nguội rồi quan sát thấy
ống 1 có màu vàng hoặc tủa đục màu vàng, ống 2 trong. Thêm vào cả 2 ống
nghiệm mỗi ống ml nước cất, lắc đều rồi quan sát, thấy ống 1 trong suốt, ống 2
có tủa đục. Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc thì ống 1 trở lại đục như ống
2.
16


Định tính flavonoid
- Phản ứng Cyanidin (phản ứng Shinoda):
Cho 1ml dịch chiết cồn vào ống nghiệm, thêm một ít bột magnesi kim loại,
nhỏ từng giọt HCl đậm đặc (3 - 5 giọt). Để yên một vài phút, dung dịch chuyển
từ màu vàng sang đỏ.
- Phản ứng với kiềm:
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch NaOH 10%,
thấy xuất hiện tủa vàng.
- Phản ứng với FeCl3:
Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết cồn, thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5%,
thấy xuất hiện tủa xanh đen.
Định tính acid amin
Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết cồn, thêm vài tinh thể ninhydrin thấy
xuất hiện màu xanh tím
c. Định tính các thành phần trong dịch chiết nước
Lấy 1 g bột dược liệu vào bình nón dung tích 50 ml, thêm 20 nước cất, đun
sôi cách thủy trong vài phút, để nguội, lọc lấy dịch chiết để định tính nhóm đường

khử, acid hữu cơ và tanin.
Định tính đường khử
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết nước, thêm 0,5 ml thuốc thử Fehling A
và 0,5 ml thuốc thử Fehling B. Đun sôi cách thủy vài phút thấy xuất hiện tủa đỏ
gạch.
Định tính acid hữu cơ
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết nước, thêm vài tinh thể natri carbonat
thấy xuất hiện bọt khí.
Định tính saponin (phản ứng tạo bọt):
Cho vào ống nghiệm 0,1 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước cất. Lắc mạnh
trong 5 phút, để yên. Nếu còn bọt bền vững sau 15 phút thì sơ bộ kết luận dược
liệu có chứa saponin.
d. Định tính các nhóm chất khác
17


×