Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu tác dụng của lá chè đắng ( ilex kudingcha c j tseng) trên mô hình tự kỷ thực nghiệm gây bởi muối valproat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA
LÁ CHÈ ĐẮNG (Ilex kudingcha C. J. Tseng)
TRÊN MƠ HÌNH TỰ KỶ THỰC NGHIỆM
GÂY BỞI MUỐI VALPROAT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ PHƯƠNG
Mã sinh viên: 1501396

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA
LÁ CHÈ ĐẮNG (Ilex kudingcha C. J. Tseng)
TRÊN MƠ HÌNH TỰ KỶ THỰC NGHIỆM
GÂY BỞI MUỐI VALPROAT
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng
2. TS. Chử Thị Thanh Huyền
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược học cổ truyền
2. Viện Dược liệu



HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Thị
Nguyệt Hằng, trưởng khoa Dược lý - Sinh hóa, Viện Dược liệu. Cơ là người đã
trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu khoa học tại khoa, truyền đạt
cho em định hướng, tư duy khoa học, giúp em tháo gỡ các vướng mắc trong q
trình làm nghiên cứu và hồn thành tốt nhất khóa luận của mình.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Chử Thị Thanh Huyền Bộ môn
Dược học cổ truyền - Trường Đại học Dược Hà Nội. Em cảm ơn các cô đã cho em
cơ hội được nghiên cứu khoa học trong một môi trường chuyên nghiệp, ln bên
cạnh động viên cổ vũ dìu dắt em trong suốt q trình thực hiện khố luận tốt
nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại khoa Dược lý - Sinh
hóa - Viện Dược liệu và Bộ môn Dược học cổ truyền đã giúp đỡ, hướng dẫn em về
kỹ thuật cũng như tạo điều kiện để em có thể hồn thành được nghiên cứu thực
nghiệm tại khoa.
Nhân dịp này, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng tồn thể
các thầy cơ giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong thời gian em học tập tại trường.
Cuối cùng, em gửi lời yêu thương và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè
đã luôn bên em, ủng hộ và động viên em, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em
suốt những năm tháng học tập vừa qua, để em có thể vượt qua khó khăn và bước
đi trên con đường của mình.
Do thời gian làm thực nghiệm cũng như kiến thức của bản thân có hạn,
khóa luận này cịn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cơ, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2020

Sinh viên
Đỗ Thị Phương


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về bệnh tự kỷ ............................................................................................ 2
1.1.1. Khái niệm và lịch sử nghiên cứu bệnh tự kỷ ............................................................ 2
1.1.2. Dịch tễ .................................................................................................................... 3
1.1.3. Triệu chứng của tự kỷ ............................................................................................. 3
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ........................................................................... 5
1.1.5. Phân loại tự kỷ ........................................................................................................ 6
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ..................................................................................... 7
1.1.7. Điều trị.................................................................................................................... 8
1.1.8. Các nghiên cứu về tự kỷ ........................................................................................ 10
1.2. Tổng quan về cây Chè đắng ..................................................................................... 11
1.2.1. Tên gọi, vị trí phân loại ......................................................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố ............................................................................... 11
1.2.3. Y học cổ truyền ..................................................................................................... 12
1.2.4. Thành phần hóa học .............................................................................................. 12
1.2.5. Tác dụng dược lý .................................................................................................. 13
1.3. Tổng quan về mơ hình gây tự kỷ trên chuột bằng muối natri valproat ...................... 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 17
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ........................................................................................... 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 17
2.1.2. Động vật thí nghiệm .............................................................................................. 18
2.1.3. Hóa chất, dụng cụ, thiết bị..................................................................................... 18

2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 19
2.2.1. Thiết kế và diễn tiến nghiên cứu ............................................................................ 19


2.2.2. Mơ hình gây tự kỷ cho chuột thực nghiệm bằng natri valproat .............................. 20
2.2.3. Đánh giá tác dụng giải lo âu trên chuột gây mơ hình tự kỷ .................................... 20
2.2.4. Đánh giá tác dụng cải thiện hành vi tương tác xã hội............................................. 21
2.2.5. Đánh giá tác dụng cải thiện nhận thức trên chuột gây mơ hình tự kỷ ..................... 22
2.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................. 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 24
3.2. Đánh giá tác dụng giải lo âu trên chuột được gây mơ hình tự kỷ .............................. 24
3.2.1. Đánh giá tác dụng giải lo âu trên chuột được gây mơ hình tự kỷ thơng qua thử
nghiệm không gian mở ................................................................................................... 24
3.1.2. Đánh giá tác dụng giải lo âu trên chuột được gây mơ hình tự kỷ thông qua thử
nghiệm hoạt động tự nhiên .............................................................................................. 25
3.3. Đánh giá tác dụng cải thiện hành vi tương tác xã hội thông qua thử nghiệm với mê
lộ ba buồng ..................................................................................................................... 26
3.4. Đánh giá tác dụng cải thiện nhận thức của chuột được gây mơ hình tự kỷ thơng
qua thử nghiệm nhận diện đồ vật chuyển vị trí ................................................................ 27
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 30
4.1. Mơ hình gây tự kỷ cho chuột thực nghiệm bằng natri valproat ................................. 30
4.2. Bàn luận về mức liều cao chuẩn hóa lá CĐ sử dụng ................................................. 30
4.3. Đánh giá tác dụng giải lo âu trên chuột được gây mơ hình tự kỷ bằng VPA ............. 31
4.4. Tác dụng cải thiện hành vi tương tác xã hội ............................................................. 32
4.5. Tác dụng cải thiện nhận thức của chuột được gây mơ hình tự kỷ bằng VPA ............ 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 35


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt


Viết đầy đủ theo Tiếng Anh

Viết đầy đủ theo Tiếng Việt

1

ASD

Autism Spectrum Disorder

Rối loạn phổ tự kỷ

2



Ilex kudingcha C. J. Tseng

Chè đắng

3

Ach

Acetylcholin

Achetylcholin

4


OFT

Open Field Test

Thử nghiệm không hian mở

5

OLT

Object Location Test

Thử nghiệm thay đổi vị trí

6

CDC

Centers for Disease Control and

Trung tâm Kiểm sốt và

Prevention

Phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ

7

GABA


Acid gama – aminobutyric

Acid gama – aminobutyric

8

DSM-V

Diagnostic and Statistical Manual
of Mental Disorders – V

9

LD50

LD50

10

ABA

Applied Behavioral Analysis
Treatment and Education of

11

TEACCH

Autistic and Related

Communication - Handicapped
Children

Cẩm nang Chẩn đoán và
Thống kê Rối loạn Tâm thần
–V
Liều gây chết 50% động vật
thí nghiệm
Phân tích hành vi ứng dụng
Điều trị và giáo dục can thiệp
trẻ tự kỷ và khuyết tật liên
quan đến giao tiếp
Phân tích hành vi ngơn ngữ

12

VBA

Verbal Behaviour Analysis

13

VPA

Valproic acid

Acid valproic

14


W/V

Weight/ Volume

Khối lượng/ Thể tích

15

ASAT

Aspartate aminotransferase

Aspartate aminotransferase

nói


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Hình ảnh cây Chè đắng (Ilex kudingcha C.J Tseng)Error! Bookmark not
defined.
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình chiết suất cao chuẩn hóa lá CĐError!

Bookmark

not

defined.
Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu .............................Error! Bookmark not defined.
Hình 2.3. Mơ hình khơng gian mở (OFT) .................. Error! Bookmark not defined.1
Hình 2.4. Mơ hình đếm số lần vận động theo chiều dọc của chuột bằng máy đếm hồng

ngoại. ...........................................................................Error! Bookmark not defined.
Hình 2.5. Mơ hình mê lộ ba buồng............................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.6. Mơ hình thử nghiệm nhận diện đồ vật (OLT)Error!

Bookmark

not

Bookmark

not

defined.
Hình 3.1.Thời gian chuột ở vùng trung tâm trong 5 phútError!
defined.
Hình 3.2. Số lần chuột vận động theo chiều dọc trong 11 phútError! Bookmark not
defined.
Hình 3.3 Thời gian chuột khám phá hộp có chứa chuột lạ và hộp khơng có chứa chuột
lạ .................................................................................Error! Bookmark not defined.
Hình 3.4 Thời gian chuột khám phá vật thể ở vị trí cũ và vật thể ở vị trí mới, giai đoạn
luyện tập. .....................................................................Error! Bookmark not defined.
Hình 3.5. Thời gian chuột khám phá vật thể ở vị trí cũ và vật thể ở vị trí mới, giai đoạn
kiểm tra ..................................................................... Error! Bookmark not defined.8


2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát triển tâm thần lan tỏa, xuất hiện sớm

trong ba năm đầu đời, kéo dài trong cuộc sống, đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng
hòa nhập xã hội, suy giảm khả năng giao tiếp, có những hành vi rập khn, lặp lại và
những quan tâm mang tính hạn hẹp [38], [11]. Kể từ những mô tả đầu tiên trong y văn
về bệnh tự kỷ của Hans Asperger từ năm 1938 hay của Leo Kanner từ năm 1943
[11], [34], nhiều nghiên cứu đã tập trung nhằm tìm ra những yếu tố then chốt trong cơ
chế bệnh sinh cũng như nhận dạng, xác định các yếu tố, nguy cơ là nguyên nhân dẫn
tới bệnh tự kỷ. Tuy nhiên cho đến nay, chúng ta mới chỉ chứng minh được rằng bệnh
xuất hiện liên quan đến các yếu tố di truyền, môi trường và sự tương tác giữa gen và
môi trường [8], [53], còn nguyên nhân trực tiếp và cơ chế bệnh sinh của bệnh tự kỷ
vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Trẻ bị rối loạn tự kỷ xuất hiện những thay đổi về phát
triển não, giao tiếp xã hội và các hành vi thường ngày... gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến cuộc sống của trẻ. Hiện nay, tự kỷ được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại với tỷ
lệ mắc tăng lên nhanh chóng ở tất cả các quốc gia [38]. Do chưa có biện pháp điều trị
triệt để, các biện pháp can thiệp chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng, các thuốc
điều trị triệu chứng gặp phải một số vấn đề liên quan đến tác dụng phụ cũng như chi
phí điều trị cao. Do vậy việc nghiên cứu phát hiện, phát triển các thuốc mới, đặc biệt là
các thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, dược liệu lành tính hơn đang là vấn đề cần
được quan tâm nghiên cứu.
Chè đắng có tên khoa học là Ilex kudingcha C. J. Tseng (Ilex latifolia) là loài
cây thân gỗ sống lâu năm mọc trên các vùng núi đá vôi ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở
một số tỉnh như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hịa Bình và Ninh Bình. Trong y học
cổ truyền Việt Nam, Chè đắng được sử dụng làm vị thuốc để loại bỏ các độc tố, kháng
khuẩn, giảm cơn khát và ho, ngứa mắt, mắt đỏ, đặc biệt là để tăng cường sự tập trung
và cải thiện trí nhớ [40]. Trong nghiên cứu của tác giả Kim và các cộng sự đã chỉ ra
rằng Chè đắng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương thần kinh tại các điểm thiếu
máu cục bộ ở chuột nhắt [49]. Bên cạnh đó chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của
cây Chè đắng trên bệnh tự kỷ.
Vì những lí do trên, đề tài được thực hiện với mục tiêu:
Đánh giá tác dụng của cao chiết lá Chè đắng (Ilex kudingcha C. J. Tseng) trên
mơ hình tự kỷ thực nghiệm gây bởi muối valproat.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh tự kỷ
1.1.1. Khái niệm và lịch sử nghiên cứu bệnh tự kỷ
Bệnh tự kỷ lần đầu tiên được đề cập đến từ những năm 1900, nguồn gốc từ
tiếng Hy Lạp “Autos” - “tự thân”, mơ tả những bệnh nhân có biểu hiện cô lập, rút lui
khỏi xã hội. Năm 1938, Hans Asperger sử dụng thuật ngữ học Bleuler “chứng tự kỷ”
trong mô hình hiện tại để mơ tả các hành vi “hội chứng tự kỷ tâm thần học”, sau được
gọi là hội chứng Asperger. Sau đó đến năm 1943, bác sĩ tâm thần nhi khoa Leo Kanner
đã mô tả tự kỷ như một chứng rối loạn tâm thần hiếm gặp ở trẻ em. Mơ tả một nhóm
trẻ có những biểu hiện phát triển khơng bình thường như: có những khiếm khuyết về
tương tác xã hội, khiếm khuyết trong quá trình phát triển ngơn ngữ, có những hành vi
kỳ lạ lặp đi lặp lại nhiều lần, khởi phát sớm trước 3 tuổi và khái niệm “tự kỷ” được ra
đời từ đó [11], [34].
Cho đến cuối những năm 50, và đặc biệt những năm 60 của thế kỷ 20 quan
niệm về tự kỷ đã thay đổi rõ rệt. Những luận thuyết về bản chất sinh học của tự kỷ
được quan tâm. Bernard Rimland (1964) và một số nhà nghiên cứu khác (thời kỳ
1960-1970) cho rằng nguyên nhân của tự kỷ là do những thay đổi của cấu trúc lưới
trong bán cầu não trái, hoặc do những thay đổi về sinh hóa và chuyển hóa ở những đối
tượng này. Do đó, những trẻ tự kỷ có khả năng liên kết các kích thích thành kinh
nghiệm của bản thân, khơng giao tiếp được vì thiếu khả năng khái quát hóa những điều
cụ thể. Từ đó, quan niệm này được nhiều chuyên gia y tế chấp nhận trong một thời
gian dài đó là một bệnh lý thần kinh đi kèm với tổn thương chức năng của não [11].
Quan niệm này được dùng cho tới tận năm 1999 tại Hội nghị toàn quốc về tự kỷ
ở Mỹ. Sau hội nghị này, các chuyên gia (đặc biệt của bang New York) cho rằng tự kỷ
nên được xếp vào nhóm các rối loạn phát triển lan tỏa. Theo đó, tự kỷ là một hội
chứng thần kinh - hành vi sinh ra do bất thường chức năng của hệ thần kinh gây nên
các rối loạn phát triển, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng giao tiếp và quan hệ

xã hội [11].
Như vậy, những hiểu biết và quan niệm hiện nay về bản chất, căn nguyên của
chứng tử kỷ chưa hẳn đã rõ ràng mặc dù đã có những thay đổi rõ rệt trong nhận thức
và phương pháp can thiệp. Cho nên quá trình tìm hiểu về bản chất của dạng tàn tật
phát triển ở trẻ em này vẫn đang được tiến hành [11].
2


Theo trang web của tổ chức Liên hợp quốc về tự kỷ, tự kỷ được định nghĩa như
sau: Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện
trong ba năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của
não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc
hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của tự kỷ là những khiếm khuyết về tương
tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngơn ngữ; có hành vi, sở thích và hoạt động
mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại [27].
1.1.2. Dịch tễ
Theo số liệu của CDC, tỷ lệ tự kỷ chung trên thế giới trước năm 1985 là
0,5/1000 trẻ, đến năm 2012 đã là 12/1000 trẻ [38]. Trẻ nhũ nhi có nguy cơ bị tự kỷ
được xác định ngày càng gia tăng và ở tuổi sớm hơn. Tuy nhiên cũng có những trẻ
khơng được chẩn đốn cho đến khi đi học mẫu giáo. Rice C thống kê tại nhiều điểm
nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tỷ lệ trung bình của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em 8 tuổi là
9/1000, trong số những trẻ em tự kỷ, tỷ lệ bệnh liên quan tới giới tính (bé trai/bé gái)
dao động từ 3,2/1 cho đến 7,6/1 [48].
Ở Việt Nam hiện vẫn chưa có các báo cáo mang tính hệ ̣thớ ng về tình trạng
bệnh tự kỷ cũng như chưa có các nghiên cứu, điều tra tổng thể để từ đó có thể đưa ra
được các thống kê mang tính đại diện chung cao; mỗi cơ sở y tế tự nghiên cứu với quy
mơ nhỏ và có số liệu điều tra, khám chữa bệnh riêng của mình. Tuy chưa có số liệu
cơng bố chính thức, nhưng từ năm 2000 đến nay số trẻ được chẩn đoán và điều trị
chứng tự kỷ tại các cơ sở y tế công lập ngày càng tăng. Theo số liệu của Khoa Phục
hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2000 số trẻ tự kỷ đến khám tăng

122% so với năm trước và năm 2007 số trẻ tự kỷ đến khám tăng lên đến 268%. Tại
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000 chỉ có 2 trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng 1 khám và
điều trị chứng tự kỷ, thì năm 2008 số trẻ đến khám là 324. Trong những năm gần đây,
số lượt trẻ đến khám tại Khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương được chẩn đốn
rối loạn phổ tự kỷ hay có dấu hiệu tự kỷ ngày càng gia tăng [8].
1.1.3. Triệu chứng của tự kỷ
Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỷ: Trẻ bị
tự kỷ có khó khăn lớn trong việc kết bạn, duy trì tình bạn và tiếp thu các luật lệ xã
hội. Trẻ không biết khởi xướng, bắt đầu làm quen, hoặc khó tiếp nhận một người
3


bạn mới. Trẻ ít quan tâm và khơng có nhu cầu chia xẻ hứng thú, nhu cầu và hoạt
động với bạn bè và mọi người xung quanh. Ngược lại, khi được chia sẻ, trẻ khơng
biết đáp ứng, thể hiện tình cảm hoặc sự quan tâm với đối tác [11].
Một số dấu hiệu rối loạn khả năng quan hệ xã hội như:


Trẻ ít giao tiếp bằng mắt.



Ít đáp ứng khi gọi tên.



Khơng có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp: khơng biết chỉ tay, khơng biết
chìa tay xin mà hay kéo tay người khác, không gật đầu lắc đầu.




Trẻ kém chú ý liên kết: khơng nhìn theo tay chỉ, khơng làm theo hướng
dẫn. Trẻ không chơi tương tác với trẻ cùng tuổi, không mỉm cuời đáp
lại. Trẻ không để ý đến thái độ và khơng đáp ứng trao đổi tình cảm với
nguời khác.

Những biểu hiện bất thuờng về ngôn ngữ và giao tiếp:


Chậm nói, trẻ khơng nói hoặc nói ít, phát âm vơ nghĩa.



Nói nhại lời, nói theo quảng cáo, hát hoặc đọc thuộc lòng, đếm số, đọc
chữ cái, hát nối từ cuối câu.



Chỉ nói khi có nhu cầu thiết yếu như địi ăn, địi đi chơi.



Ngơn ngữ thụ động: chỉ biết trả lời mà không biết hỏi, không biết kể
chuyện, khơng biết khởi đầu và duy trì hội thoại, khơng biết bình phẩm.



Giọng nói khác thường: như cao giọng, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói
ríu lời, nói khơng rõ ràng.




Trẻ khơng biết chơi trị chơi giả vờ mang tính xã hội hoặc trị chơi có
luật như những trẻ cùng tuổi.

Những biểu hiện bất thuờng về hành vi:


Có những hành vi định hình như: đi kiễng gót, quay trịn người, ngắm
nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư nguời, nhảy lên nhảy xuống [4].



Trẻ có thể thích duy nhất một đồ vật, hoặc chỉ chơi với một người nào
đó trong gia đình...



Trẻ có thể chỉ quan tâm một chi tiết của vật: bánh xe, ống khói.



Trẻ có thể có những phát ngơn hoặc phát ra âm thanh nào đó một cách
định hình: tự phát, khơng có chủ ý và trong mọi tình huống.
4




Trẻ có thể nhạy cảm với một số loại kích thích (khi bị vuốt ve, sờ, chạm

hoặc có ánh sáng, tiếng động...) [11].

Những thói quen thường gặp là: quay bánh xe, quay đồ chơi, gõ đập đồ chơi,
nhìn các thứ chuyển động, đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng
một vị trí, đóng mở cửa nhiều lần, giở sách xem lâu, ln bóc nhãn mác, bật nút điện,
bấm vi tính, bấm điện thoại, tháo rời đồ vật tỉ mỉ, xếp các thứ thành hàng.
Những ý thích bị thu hẹp thể hiện như: cuốn hút nhiều giờ xem ti vi quảng cáo,
luôn cầm nắm một thứ trong tay như: bút, que, tăm, giấy, chai lọ, đồ chơi có màu q
thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau.
Nói chung, trẻ tìm kiếm sự an tồn trong mơi trường ít biến đổi và thường
chống đối lại sự thay đổi hoặc không vừa ý bằng ăn vạ, ném phá, cáu gắt, đập đầu, cắn
hoặc đánh người.
Nhiều trẻ có biểu hiện tăng động, ngược lại, một số trẻ lại sợ hãi lo lắng quá
mức. Nhiều trẻ ăn uống khó khăn như ăn không nhai, chỉ ăn một số thức ăn nhất định.
Nhiều trẻ có rối loạn cảm giác do nhận cảm thế giới xung quanh dưới ngưỡng
hoặc trên ngưỡng.
Một số trẻ có khả năng đặc biệt như có trí nhớ thị giác khơng gian và trí nhớ
máy móc rất tốt, bắt chước thao tác với đồ vật rất nhanh nên dễ nhầm tuởng là trẻ q
thơng minh.
Có 5 dấu hiệu chỉ báo nguy cơ của tự kỷ:


Khơng bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi.



Khơng có cử chỉ khi 12 tháng tuổi: chỉ tay, vẫy tay...




Khơng nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi.



Khơng tự nói câu 2 từ khi 24 tháng tuổi.



Mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào [4].

1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân của tự kỷ vẫn chưa được xác định, nhưng được cho là đa yếu tố
với vai trò chính là di truyền. Nhiều gen bất thường kết hợp với sự tác động một phần
của yếu tố bất lợi do môi trường đã gây tự kỷ [4], [53].
Nguyên nhân do gen hoặc các bất thường nhiễm sắc thể chiếm từ 10 -20% các
trường hợp ASD, và anh chị em trong gia đình có người mắc ASD có nguy cơ mắc cao
5


hơn 50 lần [54]. Tự kỷ điển hình và hội chứng Asperger gặp ở nam nhiều hơn ở nữ
nên được cho là có liên quan đến nhiễm sắc thể X [11], [4]. Liên kết các dữ liệu về hệ
gen cho thấy các nhiễm sắc thể 2q, 7q, 15q và 16p là những vị trí nhạy cảm trong gen,
mặc dù điều này chưa được sáng tỏ [11], [57], [58], và những bất thường này liên quan
tới sự thiếu hụt kết nối thần kinh, phát triển não bộ và hình thái học của synap/ tế bào
tua [22], [28]. Nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra mối liên hệ giữa gen ENGRAILED 2
trong sự phát triển hành não và hội chứng tự kỷ [29], thống kê cũng cho thấy 40% các
trường hợp ASD có sự thay đổi của gen này. Một gen khác là UBE3A, hệ thống gen
GABA và gen mã hoá cho chất vận chuyển serotonin cũng là yếu tố liên quan tới ASD
[44].
Yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng tới các giai đoạn trước sinh khi tiếp xúc với

các yếu tố gây quái thai ví dụ như thalidomid, virus (rubella bẩm sinh) và các thuốc
chống co giật như acid valproic; mới sinh: trẻ thiếu cân, đẻ non, ngạt thở ở trẻ; sau
sinh: bệnh tự miễn, nhiễm vi, thiếu hụt oxy, độc thuỷ ngân… là những nhân tố gây ra
ASD [11], [46].
Trẻ tự kỷ cũng thường có những rối loạn thần kinh khác. Nguyên nhân của tự
kỷ không liên quan đến sự xa cách tình cảm giữa trẻ với cha mẹ. Nhiều nghiên cứu xác
định khơng có bằng chứng về mối liên quan giữa tự kỷ với tiêm vacxin [4].
Tự kỷ được cho là bệnh lý của não do rối loạn phát triển thần kinh. Có sự bất
thường về sinh hóa thần kinh liên quan đến dopamin, catecholamin và serotonin. Tuy
nhiên những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết. Những hành vi bất thường như
động tác định hình, thói quen rập khn, ý thích thu hẹp, được giải thích là do có mối
liên hệ bất thường giữa não giữa, tiểu não với vỏ não đã làm trẻ trở nên quá nhạy cảm
hoặc kém nhạy cảm đối với những kích thích bên ngoài [4].
1.1.5. Phân loại tự kỷ
1.1.5.1. Phân loại theo thể lâm sàng
1. Tự kỷ điển hình (tự kỷ Kanner): bao gồm các dấu hiệu bất thường trong những
lĩnh vực: tương tác xã hội, chậm hoặc rối loạn ngôn ngữ giao tiếp, hành vi định
hình cùng với những mối quan tâm bị thu hẹp, khởi phát truớc 3 tuổi.
2. Hội chứng Asperger (tự kỷ chức năng cao): có các dấu hiệu kém tương tác xã
hội nhưng vẫn có quan hệ với người thân, có khả năng nói được nhưng cách
6


giao tiếp bất thường, không chậm phát triển nhận thức. Các dấu hiệu bất thường
xuất hiện sau 3 tuổi.
3. Hội chứng Rett: hầu như chỉ có trẻ gái bị mắc, sự thối triển các kỹ năng ngơn
ngữ, giao tiếp, tương tác, vận động xảy ra khi trẻ ở lứa tuổi 6 – 18 tháng, có
những động tác định hình ở tay, vẹo cột sống, đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ
mức nặng.
4. Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ: sự thoái lùi phát triển đáng kể xảy ra trước 10 tuổi

về các kỹ năng: ngơn ngữ, xã hội, kiểm sốt đại tiểu tiện, kỹ năng chơi và vận
động.
5. Rối loạn phát triển lan tỏa khơng đặc hiệu: có những dấu hiệu bất thường thuộc
một trong 3 lĩnh vực của tự kỷ điển hình nhưng khơng đủ để chẩn đốn tự kỷ
điển hình. Dạng này thường là tự kỷ mức độ nhẹ, tự kỷ khơng điển hình [11],
[4].
1.1.5.2. Phân loại theo khả năng trí tuệ và phát triển ngơn ngữ:
 Tự kỷ có trí thơng minh cao và nói được.
 Tự kỷ có trí thơng minh cao nhưng khơng nói được.
 Tự kỷ có trí tuệ thấp và nói được.
 Tự kỷ có trí tuệ thấp và khơng nói được [4].
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ
Chẩn đoán tự kỷ phải dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM – V [56]:
Nhóm A: Khiếm khuyết về giao tiếp xã hội phải hội đủ tất cả 3 tiêu chuẩn dưới
đây:
1. Trẻ biểu hiện sự vô cảm, không biết rung động, chia sẻ tình cảm, sở thích
của mình với người khác, khơng thể bắt chuyện, nhập chuyện, và cách đối
đáp trong giao tiếp xã hội rất khác thường.
2. Trẻ có những khiếm khuyết về sự bày tỏ cử chỉ, hành vi, dùng lời và không
7 dùng lời, qua sự giao tiếp bằng mắt, không thể hiểu và diễn đạt bằng điệu
bộ, hoặc bày tỏ cảm xúc trên nét mặt.
3. Trẻ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kết bạn và duy trì tình bạn, ngoại trừ
cha mẹ và những người chăm sóc khác, không thể thay đổi hành vi theo sự

7


địi hỏi của mọi người trong những hồn cảnh khác nhau, thiếu khả năng
chơi giả vờ, và khơng có hứng thú sinh hoạt chung theo nhóm.
Nhóm B: Những giới hạn, lặp lại, rập khn về hành vi, sở thích và hoạt động,

phải hội đủ tối thiểu 2 trong 4 tiêu chuẩn dưới đây:
1. Trẻ nói lặp lại, hoạt động tay chân hay sử dụng đồ vật theo lối rập khuôn.
2. Trẻ khăng khăng muốn giữ nguyên nề nếp, thói quen, thường chống lại sự
đổi thay trong môi trường sinh hoạt hằng ngày.
3. Trẻ bị cuốn hút vào những sở thích “độc nhất vơ nhị”, chẳng hạn thích sưu
tầm những chủ đề về thời tiết, lịch trình xe bt, tạp chí, v.v…
4. Phản ứng mạnh hay thiếu phản ứng đối với những tác động thuộc về giác
quan. Ví dụ, trẻ khơng cảm nhận được nhiệt độ lạnh hay nóng, khơng có
cảm giác đau đớn khi ngã té, trầy xước đến chảy máu, nhạy cảm đối với âm
thanh, vải sợi, ngửi và sờ chạm vật thể nào đó q mức bình thường, hoặc
có những hành vi tự kích thích như quay vịng đồ chơi, mê mẩn nhìn đèn
điện, quạt xoay trên trần nhà.
Nhóm C: Những khiếm khuyết hay những triệu chứng trên phải biểu hiện lúc
trẻ cịn nhỏ tuổi (nhưng, có thể chưa lộ rõ cho đến khi sự đòi hỏi của xã hội vượt xa so
với khả năng hạn chế của trẻ).
Nhóm D: Những triệu chứng nêu trên có ảnh hưởng đối nghịch và hạn chế khả
năng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Nhóm E: Những triệu chứng nêu trên khơng thể giải thích được bởi khuyết tật
trí tuệ hay sự chậm phát triển bao quát của trẻ. Tự kỷ thường đi đơi với khuyết tật trí
tuệ. Trong trường hợp có sự chẩn đoán này, khả năng giao tiếp xã hội của trẻ phải ở
dưới mức trung bình so với những trẻ có sự phát triển ngơn ngữ bình thường và đúng
theo độ tuổi.
1.1.7. Điều trị
1.1.7.1. Ngun tắc điều trị
Hiện khơng có thuốc đặc hiệu điều trị ASD mà chỉ có thuốc điều trị một số triệu
chứng kèm theo. Một số thuốc an thần kinh có tác động làm giảm hành vi tăng động,
cơn hờn giận, hung tính, tự gây thương tích, hành vi định hình, rối loạn ám ảnh nghi
thức [4], [6]. Bên cạnh đó phải kết hợp với các biện pháp điều trị trên nhiều lĩnh vực
8



khác như tâm lý, ngôn ngữ, giáo dục, hoạt động trị liệu… trong đó trọng tâm vào
những kỹ năng trẻ còn thiếu và yếu hơn so với trẻ cùng tuổi.
1.1.7.2. Thuốc điều trị
Thuốc chống loạn thần (antipsychotic edicines): haloperidol, risperidon và
thioridazin. Thuốc có tác dụng thay đổi các tác động của hóa chất trong não, có thể
giúp giảm bớt hành vi hung hăng, giận dữ, tự gây hại có thể xảy ra ở trẻ tự kỷ. Tuy
nhiên, các thuốc trên đều có các tác dụng khơng mong muốn nên được áp dụng cho
một số trường hợp đặc biệt và có sự chỉ định của ác sĩ chuyên khoa tâm thần nhi.
Thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (selective serotonin reuptake
inhibitors): citalopram, fluoxetin và sertralin. Những thuốc này có tác dụng giảm các
biểu hiện trầm cảm, lo lắng và hành vi ám ảnh, gây hấn và xung động xã hội, giúp cải
thiện quan hệ xã hội [6].
Một số biện pháp can thiệp khác có nhiều triển vọng như dùng chất chống oxi
hóa, chất ức chế acetylcholinesterase, liệu pháp âm nhạc, liệu pháp oxy cao áp, trị liệu
tế bào gốc [6], [50].
1.1.7.3. Can thiệp về hành vi và trị liệu về ngôn ngữ
Can thiệp về hành vi là những hoạt động, quá trình, hay chương trình được thiết
kế để thay đổi hành vi của trẻ tự kỷ, xây dựng những hành vi có lợi về mặt xã hội và
hạn chế các hành vi xấu. Các phương pháp can thiệp hành vi phổ biến là: phương pháp
ABA - phân tích hành vi ứng dụng, phương pháp TEACCH - điều trị và giáo dục can
thiệp trẻ tự kỷ và khuyết tật liên quan đến giao tiếp. Can thiệp hành vi thường kết hợp
với trị liệu tâm vận động như liệu pháp Floortime - chơi trên sàn, giúp trẻ mở rộng khả
năng giao tiếp kết hợp với vui chơi [11], [8], [45].
Lĩnh vực ngôn ngữ trị liệu dạy trẻ giao tiếp, giúp trẻ bộc lộ nhu cầu, tăng cường
kỹ năng giao tiếp xã hội. Tùy mức độ phát triển về trí tuệ, khả năng của trẻ mà các
chun gia ngơn ngữ có thể dạy trẻ giao tiếp bằng lời nói, bằng cử chỉ hoặc bằng hình
vẽ. Trị liệu ngơn ngữ hiện nay được áp dụng phổ biến là biện pháp VBA - phân tích
hành vi ngơn ngữ nói. VBA là biện pháp ứng dụng khoa học phân tích hành vi vào
việc huấn luyện ứng xử ngơn ngữ nói [11], [45].


9


1.1.8. Các nghiên cứu về tự kỷ
Trên Thế Giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, các nghiên cứu hiện tại tập
trung chủ yếu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sàng lọc - chẩn đoán - đánh giá - can
thiệp. Đề tài "Nhận thức của trẻ tự kỷ" của Ngô Xuân Điệp, nghiên cứu về khả năng
nhận thức của trẻ tự kỷ, đánh giá mức độ và sự phát triển của trẻ tự kỷ thông qua các
công cụ đánh giá thích hợp, đồng thời ứng dụng cách thức can thiệp hiệu quả nhằm
nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ tự kỷ [7]. Một số nghiên cứu về can thiệp cho trẻ
tự kỷ có thể kể đến như đề tài của tác giả Nguyễn Nữ Tâm An cho thấy được một góc
nhìn về vấn đề định hướng và điều trị trẻ tự kỷ thông qua giao tiếp, cách vận dụng
phương pháp TEACCH vào trong quá trình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ [1].
Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề can thiệp cho trẻ tự kỷ, tuy
nghiên hầu hết các nghiên cứu này đều tìm hiểu các vấn đề liên quan đến can thiệp
theo hướng tâm lý - giáo dục trong khi đó can thiệp theo hướng y học thì chưa thật sự
được nghiên cứu rộng rãi. Can thiệp y học với các quan điểm đưa ra các biện pháp
chữa trị, tác động có liên quan đến thuốc, chế độ dinh dưỡng, cơng nghệ hóa - sinh…
Hiện nay tự kỷ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Như vậy việc nghiên cứu phát hiện
được ra những thuốc/ sản phẩm chức năng, đặc biệt thuốc có nguồn gốc tự nhiên đang
là thách thức đối với các nhà nghiên cứu. Để làm được điều này, việc nghiên cứu trên
những mơ hình động vật có cơ chế bệnh sinh giống như trên con người là rất cần thiết.
Trong thời gian gần đây, đã có một số nghiên cứu thực hiện đánh giá hiệu quả điều trị
hội chứng tự kỷ trên mơ hình tự kỷ thực nghiệm.
Trên mơ hình chuột thực nghiệm, Kim và cộng sự đã chứng minh tác dụng của
Donepezil - một chất đối kháng cholinesterase giúp cải thiện trí nhớ nhận thức của
chuột trên mơ hình chuột tự kỷ gây bởi VPA đánh giá thơng qua thử nghiệm thay đổi
vị trí đồ vật [35]. Hay trong năm 2015, tác giả Phạm Thị Nguyệt Hằng và cộng sự đã
đánh giá tác dụng của cao chiết rau đắng biển trong việc cải thiện hội chứng tự kỷ trên

mơ hình chuột tử kỷ gây bởi VPA. Kết luận của nghiên cứu cho thấy rằng cao chiết
rau đắng biển liều 54 mg/kg có tác dụng cải thiện hành vi trên mơ hình chuột nhắt tự
kỷ thực nghiệm gây bởi VPA (500 mg/kg) thơng qua các tiêu chí bao gồm giải lo âu
bằng thử nghiệm không gian mở và hành vi vận động; tăng khả năng tiếp xúc với cộng
đồng bằng thử nghiệm tương tác cộng đồng; và chống trầm cảm bằng thử nghiệm bơi
cưỡng bức [10].
10


Trên mơ hình ruồi giấm, năm 2019, tác giả Phạm Thị Bích Phượng và cộng sự
cũng đã đánh giá tác dụng của cao chiết saponin lá CĐ trên mơ hình ruồi giấm chuyển
gen mang bệnh tự kỷ. Kết quả đã chứng minh rằng cao chiết saponin lá CĐ có tác
dụng cải thiện một số hành vi tự kỷ như: cải thiện sự suy giảm hành vi tương tác cộng
đồng, cải thiện hành vi rối loạn giấc ngủ của ruồi giấm ở liều 2 mg/ml và cải thiện khả
năng vận động của ấu trùng ruồi giấm ở liều 4 mg/ml. Đồng thời cao chiết saponin lá
CĐ liều 1 mg/ml và 2 mg/ml còn giúp thay đổi cấu trúc thần kinh cơ ở ấu trùng ruồi
giấm mang gen tự kỷ [15].
1.2. Tổng quan về cây Chè đắng
1.2.1. Tên gọi, vị trí phân loại
Chè đắng (CĐ), cịn có tên gọi khác là ché khơm, khổ đinh trà, là một lồi thực
vật mọc ở vùng núi đá vôi thuộc tỉnh Cao Bằng và một số địa phương khác có tên
khoa học là Ilex kudingcha C. J. Tseng (với tên đồng nghĩa là Ilex kaushue S. Y. Hu,
Ilex latifolia). Chi Ilex thuộc họ Nhựa ruồi hay họ Bùi hay Trâm bùi (Aquifoliaceae,
tên khác là Ilicaceae), bộ Celetrales, phân lớp Rosidae (phân lớp Hoa hồng), ngành
Ngọc Lan [3].

Hình 1.1. Hình ảnh cây Chè đắng (Ilex kudingcha C. J. Tseng)

1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố
Chè đắng là cây thân gỗ, cao 6-20 m, đường kính thân từ 20-60 cm, có cây

đường kính lên tới 1,2 m. Cành thơ, màu nâu xám, khơng có lơng, cành non hình trụ
11


có nhiều gờ nhỏ. Lá đơn mọc cách, dai như da. Phiến lá hình bầu dục đến thn hoặc
hình mác ngược. Kích thước là rất thay đổi, ở cây trưởng thành lá thường dài 12-17
cm, rộng 5-6 cm; ở cây non lá lớn hơn cỡ. Hoa màu trắng ngà, đơn tính khác gốc. Cụm
hoa ở nách lá, trục cụm hoa dài gần 1 cm, cụm hoa đực dạng ngù, cụm hoa cái dạng
chùm giả. Quả hạch gần hình cầu, khi chín có màu đỏ chứa 3-4 hạt. Hạt hình thn,
mặt lưng và mặt bên có vân và dãnh dạng mạng lưới. Cây CĐ ra hoa vào tháng 2-4,
quả chín vào tháng 6-8 [16].
Cây CĐ phân bố tản mạn ở một số địa phương miền núi phía bắc nước ta như
Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hịa Bình, Ninh Bình, trong đó theo số liệu năm 2002,
Cao Bằng là địa phương được xác định có 6/12 huyện có mật độ phát triển của cây CĐ
cao, chiếm 32,6% diện tích tồn tỉnh [16].
1.2.3. Y học cổ truyền
Cây CĐ đã được sử dụng làm thuốc và nước uống ở miền Nam Trung Quốc từ
cách đây 2000 năm [32]. Theo kinh nghiệm, lá CĐ được sử dụng trong nhân dân để
làm thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng cường trí nhớ; thuốc tăng lực, kích
thích tiêu hóa, kéo dài tuổi thọ. Ngồi ra, lá CĐ còn được sử dụng để giải độc, trị đau
đầu, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản...
Trong y học cổ truyền Việt Nam, CĐ được sử dụng làm vị thuốc để loại bỏ các
độc tố, kháng khuẩn, giảm cơn khát và ho, ngứa mắt, mắt đỏ, đặc biệt là để tăng cường
sự tập trung và cải thiện trí nhớ [40]
Thời gian gần đây, CĐ đã được coi là một loại đồ uống dành cho người ăn
kiêng và đang trở nên phổ biến. Uống CĐ thường xuyên như một loại trà thảo dược có
vai trị tích cực trong ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch, bệnh mạch não, tiểu
đường, viêm họng và ung thư, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến xơ cứng động
mạch, cao huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, đánh trống ngực, đau tức ngực do các bệnh
tim mạch [60]. CĐ có hoạt tính sinh học trên chuyển hóa lipid, chống oxy hóa, ức chế

khối u, có tác dụng hạ đường huyết, và bảo vệ hệ thống tim mạch tương tự như trà
xanh [41].
1.2.4. Thành phần hóa học
Một số nghiên cứu về cây CĐ ở Trung Quốc đã chứng minh rằng, thành phần
hóa học chủ yếu của CĐ bao gồm triterpenoid, acid phenoleic, flavonoid và các tinh
12


dầu [39], [61]. Một số saponin triterpenoid trong CĐ: Các ursan triterpenoid với vịng
lacton ở vị trí C20 và C28 được gọi là α-kudinlacton, β-kudinlacton và γ-kudinlacton
được xem là thành phần hóa học chính trong CĐ
Ở Việt Nam, đã phát hiện trong lá CĐ thu hái tại Cao Bằng cũng có saponin
triterpenoid tương tự như lá CĐ ở Trung Quốc. Ngồi ra, cịn có flavonoid, β-caroten,
polysaccharid, coumarin, acid hữu cơ, acid amin [9], [13],[14]. Nghiên cứu của tác giả
Trần Thị Diệu Anh (2009), đã chiết tách và xác định được cấu trúc hóa học của 4
saponin triterpenoid pentacyclic (kudinosid A, C, D) và 2 flavonoid (kaempferol 3rutinosid, Kaempferol 3-glucosid) - là 2 chất lần đầu tiên phân lập được từ lá CĐ (Ilex
kudingcha) [2].
1.2.5. Tác dụng dược lý
1.4.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
 Tác dụng bảo vệ mạch
Cao nước của CĐ làm tăng sự chảy của dòng máu trong động mạch vành trên
tim lợn cô lập và làm tăng dòng máu động mạch não trên thỏ được gây mê, kéo dài
thời gian sống sót của chuột trong tình trạng thiếu oxy và bảo vệ chuột do thiếu máu
cơ tim gây bởi pituitrin. Các tác dụng này có lợi trong phòng ngừa và điều trị các bệnh
mạch vành và đau thắt ngực [62].
 Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh
Trong một nghiên cứu, Kim và cộng sự đã báo cáo rằng CĐ bảo vệ tế bào thần
kinh khỏi tổn thương thần kinh do thiếu máu cục bộ thoáng qua ở chuột nhắt. Tác
dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương do thiếu máu cục bộ thoáng qua ở chuột
của CĐ có thể do tác dụng ngăn chặn sự chết tế bào, là kết quả của tác dụng chống oxy

hóa và tác dụng chống viêm của nó [36].
1.2.4.2. Các nghiên cứu trong nước
 Tác dụng trên hệ thần kinh
Trên mơ hình chuột thực nghiệm, tác giả Trần Thị Diệu Anh đã kết luận rằng
cao chiết saponin lá CĐ có tác dụng tăng cường khả năng nhận thức và ghi nhớ [2].
Trên mơ hình ruồi giấm chuyển gen mang bệnh Alzheimer, tác giả Nguyễn Hữu
Sơn (2019) kết luận rằng cao chiết saponin lá CĐ với mức liều 2 mg/ml và 4 mg/ml có
tác dụng điều trị Alzheimer trên mơ hình ruồi giấm thực nghiệm. Kết luận này dựa trên
13


các kết quả như sau: Khả năng vận động của ruồi giấm được sử dụng cao chiết CĐ
được cải thiện giai đoạn ấu trùng và trưởng thành so với nhóm chứng bệnh lý. Khả
năng học tập và tuổi thọ của ruồi giấm được sử dụng cao chiết CĐ được cải thiện so
với nhóm chứng bệnh lý [17].
 Tác dụng chống oxy hóa, ức chế xơ gan, chống viêm cấp và mạn tính của
chế phẩm saponin tồn phần
Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Mai Huy (2003) cho thấy flavonoid trong lá
CĐ có hoạt tính ức chế q trình peroxy hóa lipid rất rõ do vậy có tác dụng chống oxy
hóa bảo vệ tế bào gan và não chuột. Hoạt tính này tăng tỷ lệ thuận với nồng độ
flavonoid. Flavonoid toàn phần trong lá Chè đắng cũng có hoạt tính thu dọn gốc tự do
anion superoxide trong hệ xanthin/xanthin oxidase, khả năng thu dọn gốc tự do cũng
tăng tỷ lệ thuận với nồng độ flavonoid toàn phần [14].
 Tác dụng chống độc
Các tác giả trường Đại học Y Thái Nguyên đã thử tác dụng của dịch chiết lá CĐ
trên mơ hình chuột bị gây độc bằng dioxin (2,4D). Kết quả cho thấy dịch chiết CĐ có
tác dụng giảm 20-40% sự tác động của 2,4D tới dòng bạch cầu (nhất là bạch cầu đa
nhân và bạch cầu lympho), đồng thời giảm 36% tác hại của 2,4D tới enzym ASAT ở
gan từ đó bảo vệ chức năng gan [18].
 Tác dụng giảm huyết áp, hạ cholesterol máu

Nghiên cứu của các tác giả trường Đại học Y Thái Nguyên còn cho thấy dịch
chiết lá CĐ có tác dụng giảm HA rõ rệt trên mơ hình chó thực nghiệm đồng thời có tác
dụng hạ cholesterol máu. Mức độ giảm HA từ từ, thời gian và mức độ giảm HA phụ
thuộc vào liều lượng, liều càng cao tác dụng càng mạnh. Mức độ hạ cholesterol máu
cũng phụ thuộc vào liều lượng thuốc [18].
 Tác dụng cải thiện các triệu chứng của tự kỷ
Năm 2019, tác giả Phạm Thị Bích Phượng cộng sự với đề tài “Nghiên cứu tác
dụng điều trị tự kỷ của cao chiết saponin lá Chè đắng (Ilex kudingcha C.J.Tseng) trên
mơ hình ruồi giấm chuyển gen”. Nghiên cứu đã kết luận rằng cao chiết saponin lá CĐ
có tác dụng điều trị tự kỷ trên mơ hình ruồi giấm chuyển gen mang bệnh tự kỷ [15].
 Độc tính của CĐ
Trần Thị Diệu Anh đã chỉ ra rằng: Về độc tình cấp, cao chiết saponin lá CĐ và
cao nước lá CĐ có độc tính cấp thấp và được xếp vào loại chế phẩm không xác định
14


được LD50 theo đường uống. Về độc tính bán trường diễn, sau khi uống cao chiết
saponin lá CĐ và cao nước lá CĐ với liều tương đương 10g dược liệu/kg thể trọng liên
tục trong 30 ngày thì khơng có sự ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, chức năng tạo
máu của thỏ, đồng thời cũng không gây tổn thương đến tế vào gan, tế bào cầu thận, tế
bào ống thận của thỏ. Ngồi ra, cao chiết saponin lá CĐ khơng ảnh hưởng đến sự phát
triển của cơ quan sinh dục, hoạt động sinh dục của chuột cống trắng đực và khả năng
sinh sản của chuột cái [2].
1.3. Tổng quan về mơ hình gây tự kỷ trên chuột bằng muối natri valproat
Acid valproic (C8H16O2) là một acid béo được tổng hợp từ năm 1882, được sử
dụng ban đầu như một dung môi hữu cơ ở dạng muối natri valproat (C8H15NaO2)
VPA được chỉ định điều trị trong nhiều bệnh như động kinh, đau nửa đầu và rối
loạn lưỡng cực. Tác dụng chống động kinh của valproat có lẽ thơng qua chất ức chế
dẫn truyền thần kinh là acid gama-aminobutyric (GABA). Valproat có thể làm tăng
nồng độ GABA do ức chế chuyển hóa GABA hoặc tăng hoạt tính của GABA ở màng

sau synap. Do vậy, valproat có thể dùng trong nhiều loại cơn động kinh. VPA hấp thu
nhanh sau khi uống.
Nồng độ đỉnh của VPA trong huyết tương đạt vào 1-4 giờ sau khi uống liều duy
nhất acid valproic hoặc dạng muối natri valproat, 3-5 giờ sau khi uống liều duy nhất
natri divalproex. Hiệu quả điều trị bắt đầu xuất hiện sau từ vài ngày đến hơn một tuần
kể từ khi bắt đầu dùng thuốc.
Thời gian bán thải của VPA trong huyết tương nằm trong phạm vi 5-20 giờ
(trung bình là 10,6 giờ). Thuốc thường có thời gian bán thải nằm trong phạm vi thấp ở
người bệnh dùng thêm thuốc chống động kinh khác có khả năng gây cảm ứng enzym.
Valproat liên kết nhiều (90%) với protein huyết tương ở liều điều trị, tuy nhiên sự liên
kết phụ thuộc vào nồng độ và giảm khi nồng độ valproat cao. Sự liên kết này thay đổi
tùy theo người bệnh và có thể bị ảnh hưởng bởi các acid béo hoặc các thuốc liên kết
mạnh như salicylat. Nồng độ valproat tự do là yếu tố có thể phản ánh đúng hơn sự
thâm nhập valproat vào hệ thần kinh trung ương. Valproat chuyển hóa chủ yếu ở gan.
Các đường chuyển hóa chính là glucuronic hóa, beta oxy hóa ở ty thể và oxy hóa ở
microsom. Các chất chuyển hóa chính được tạo thành là chất liên hợp glucuronic, acid
2-propyl-3-ceto-pentanoic và các acid 2-propylhydroxypentanoic. Đường thải trừ
15


chính của các chất chuyển hóa này qua nước tiểu. Bệnh lý ở gan làm giảm khả năng
thải trừ VPA [5].
Phơi nhiễm trong tử cung người mẹ với VPA có liên quan tới tổn thương ở trẻ
sinh ra như: khuyết ống thần kinh, dị dạng mặt và đôi khi bất thường một số cơ quan
quan trọng như bộ máy hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu và hệ vận động [5]. Con
của những người phụ nữ dùng thuốc này khi điều trị bệnh tâm thần, động kinh trong
thời kỳ đầu mang thai có nguy cơ cao bị tự kỷ [59], [30], [24]. Nhiều nghiên cứu trên
động vật gặm nhấm sử dụng liều VPA từ 100 mg/kg đến 800 mg/kg cân nặng cho
chuột mẹ trong khoảng từ ngày 9 đến ngày 15 của thai kỳ cũng thu được các đặc điểm
tự kỷ trên chuột con [30]. Về hành vi, chuột con biểu hiện tăng hành vi rập khuôn, lặp

lại, giảm tương tác xã hội, thay đổi sự nhạy cảm với các kích thích giác quan, tăng
hành vi lo lắng, suy giảm tính linh hoạt, tăng trí nhớ sợ hãi… phù hợp với biểu hiện
của bệnh tự kỷ [37], [42]. Các tổn thương về mặt giải phẫu bệnh và hình ảnh cấu trúc
não trên chuột con được sinh ra trong mô hình chuột phơi nhiễm với VPA có sự tương
đồng với các tổn thương trên bệnh nhân tự kỷ như: giảm số lượng tế bào vận động của
các dây thần kinh vận nhãn, thần kinh sinh ba, thần kinh số VI và thần kinh dưới lưỡi;
tiểu não nhỏ hơn với giảm số lượng tế bào Purkinje ở cả hai bán cầu và trong thùy
nhộng [23], [33]. Về di truyền, phơi nhiễm với VPA dẫn đến giảm biểu hiện của các
gen NLGN và NRXNs - là các gen quan trọng liên quan đến bệnh tự kỷ [37]. Về miễn
dịch cũng có những bất thường như giảm khối lượng tuyến ức, giảm tỷ lệ I Nγ/IL-10.
Hầu hết những bất thường này tìm thấy chỉ ở các con đực, điều đó cũng phù hợp với
xu hướng nghiêng về nam giới trong tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ [52]. Trên mơ hình chuột
phơi nhiễm với VPA khi áp dụng các biện pháp can thiệp cũng có tác dụng tương tự
như trên người, một lần nữa khẳng định các biểu hiện trên động vật có cơ chế tương tự
như trên bệnh nhân.
Bên cạnh mơ hình gây tự kỷ bằng VPA trước sinh cịn có một số mơ hình gây
tự kỷ khác như các mơ hình gây tổn thương tiểu não, hạch hạnh nhân của não hay một
số mơ hình di truyền gây đột biến các gen liên quan đến tự kỷ… Tuy nhiên các mơ
hình này khá phức tạp, chi phí cao và có sự can thiệp lớn đến não bộ của chuột làm
thay đổi lớn đến sinh lý bình thường ở chuột, khiến kết quả đánh giá giá hành vi sẽ
khơng thực sự chính xác [20].
16


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cao chuẩn hóa lá Chè đắng. Lá CĐ dùng trong nghiên
cứu này được thu thập tại tỉnh Cao Bằng, Việt Nam (tháng 6/2018), được giám định
đúng tên khoa học là Ilex kudingcha C. J. Tseng bởi Khoa tài ngun - Viện Dược

liệu.
Quy trình chiết cao chuẩn hóa lá CĐ: Lá CĐ thu hái được sấy khô trong tủ sấy
ở 50oC, sau đó được nghiền thành bột. Bột được ngâm trong cồn 65% (với tỷ lệ 1/10
w/v) trong 46,8 giờ. Dịch chiết cồn được cô lại ở áp suất thấp, 50oC cho đến khi đạt tỷ
lệ 1: 2 (w/v). Tiếp tục thêm nước theo tỉ lệ 4/1, phân tán đều, để qua đêm, lọc lấy tủa.
Dịch lọc sau đó sấy khô trong tủ sấy chân không ở nhiệt độ 60oC cho đến cao khô
(hàm ẩm < 5%).

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình chiết suất cao chuẩn hóa lá CĐ

17


×