Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.11 KB, 2 trang )
Nguyên lý hóa công nghiệp 5
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. PHÂN LOẠI CÁC QUÁ TRÌNH TRONG CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Nhìn chung các quá trình trong công nghệ hóa học được phân thành 4 loại sau:
1. Các quá trình cơ học: gồm các quá trình: đập, nghiền, sàng, … các vật liệu
rắn.
2. Các quá trình thuỷ lực: nghiên cứu về:
− Các định luật về thủy tĩnh, thủy động, chuyển động của chất lỏng, chất khí.
− Các thiết bị vận chuyển khí, lỏng (bơm, quạt, máy nén, …)
− Các phương pháp và thi
ết bị phân riêng các hệ khí, lỏng không đồng nhất (lắng,
lọc, ly tâm, …)
3. Các quá trình nhiệt: nghiên cứu về:
− Các định luật về truyền nhiệt (dẫn nhiệt, cấp nhiệt, bức xạ nhiệt, …)
− Các quá trình và thiết bị trao đổi nhiệt (đun nóng, làm nguội, ngưng tụ, cô đặc)
− Các quá trình làm lạnh.
4. Các quá trình chuyển khối: nghiên cứu về:
− Các định luật về s
ự di chuyển vật chất giữa các pha với nhau
− Các thiết bị chuyển khối (chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, sấy, trích ly, kết tinh,
…)
Nguyên lý hóa công nghiệp 6
1.2. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN KHỐI
1.2.1. Định nghĩa
- Là quá trình di chuyển vật chất từ pha này sang pha khác khi hai pha tiếp xúc
trực tiếp với nhau;
- Đây là quá trình đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp hóa học vô cơ,
hữu cơ, lọc hóa dầu, thực phẩm, …
1.2.2. Phân loại
Tuỳ theo đặc trưng của sự di chuyển vật chất và tính chất của 2 pha → phân loại: