Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN QUỐC VINH

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng, Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN QUỐC VINH

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã Số: 62.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ
PGS.TS. Bùi Quang Bình

Đà Nẵng, Năm 2020


ĐÀ NẴNG – 10/2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trong
luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nghiên
cứu nào.
Đà Nẵng ngày ... tháng .... năm 2020
Tác giả

Trần Quốc Vinh


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học của luận án ..........................................................................4
5. Kết cấu luận án .................................................................................................7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI ĐẠI GIA SÚC ................................................................................................8
1.1. Lý thuyết về phát triển nông nghiệp ....................................................................8
1.1.1. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo ba giai đoạn ...................................8
1.1.2. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hàm sản xuất trong nông nghiệp.........9
1.1.3. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo dịch chuyển năng suất lao động .....11
1.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ........................................12
1.2.1. Các nghiên cứu có liên quan tới phát triển nông nghiệp..........................12
1.2.2. Các nghiên cứu liên quan tới phát triển chăn nuôi đại gia súc ................17
1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu: ........................................................................24
1.3. Khái niệm, đặc điểm và nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc ...................24
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của chăn nuôi đại gia súc ...................................24
1.3.2. Khái niệm về phát triển chăn nuôi đại gia súc .........................................27
1.3.3. Nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc ................................................28
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi đại gia súc ..............................34
1.4.1. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................35
1.4.2. Yếu tố vốn ................................................................................................36
1.4.3. Yếu tố Lao động .......................................................................................37


iii

1.4.4. Yếu tố cơng nghệ .....................................................................................38
1.4.5. Quy hoạch và chính sách..........................................................................38
1.4.6. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................39
1.4.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ...................................................................40
1.4.8. Một số yếu tố khác dưới góc độ vi mô của hộ chăn nuôi ........................41
Kết luận chương 5 .....................................................................................................43
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................44

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................44
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ...........................................................................47
2.1.3. Đánh giá chung ........................................................................................48
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................49
2.2.1. Phương pháp tiếp cận, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích ..........49
2.2.2. Phương pháp phân tích .............................................................................51
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................59
Kết luận chương 2 .....................................................................................................62
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC TỈNH
BÌNH ĐỊNH .............................................................................................................63
3.1. Tăng trưởng sản lượng chăn ni đại gia súc ....................................................63
3.2. Cơ cấu chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định.....................................................68
3.3. Thực trạng huy động phân bổ và sử dụng nguồn lực cho chăn nuôi đại gia súc ...
...................................................................................................................................72
3.4. Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc..............................................................79
3.5. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn ni đại gia súc ...........................82
3.6. Thực trạng kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ chăn nuôi đại gia súc .......87
Kết luận chương 3 .....................................................................................................92
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC ....................................................................94


iv

4.1 Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc bằng số liệu
vĩ mơ ..........................................................................................................................94
4.1.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng theo mơ hình kinh tế
lượng ..................................................................................................................94
4.1.2. Các nhân tố có liên quan khác ...............................................................101

4.2. Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc bằng số
liệu vi mô .................................................................................................................112
Kết luận chương 4 ...................................................................................................120
Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ HÀM Ý VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI ĐẠI GIA SÚC ............................................................................................123
5.1. Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới và các dự báo có liên quan đến phát
triển chăn ni đại gia súc tỉnh Bình Định..............................................................123
5.1.1. Bối cảnh chăn ni đại gia súc thế giới .................................................123
5.1.2. Các dự báo có liên quan đến phát triển chăn ni đại gia súc tỉnh Bình
Định ..................................................................................................................124
5.2. Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định ..........................129
5.2.1. Quan điểm phát triển chăn ni đại gia súc ...........................................129
5.2.2. Định hướng phát triển ............................................................................130
5.2.3. Mục tiêu .................................................................................................131
5.3. Hàm ý về các giải pháp phát triển chăn ni đại gia súc tỉnh Bình Định ........132
5.3.1. Hàm ý về giải pháp liên quan tới nội dung phát triển ............................132
5.3.2. Hàm ý về giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực và khắc phục, hạn chế
các tác động tiêu cực ........................................................................................135
Kết luận chương 5 ...................................................................................................145
KẾT LUẬN ............................................................................................................147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH


Biến đổi khí hậu

CNĐGS

Chăn ni đại gia súc

CNH

Cơng nghiệp hóa

ĐGS

Đại gia súc

GTSX

Giá trị sản xuất

GRDP

Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên
địa bàn

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư


NN

Nông nghiệp

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OECD

Organization for Economic Co-operation and
Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu quan trọng ....................................... 56
Bảng 3.1. Quy mô GTSX chăn nuôi đại gia súc ........................................................ 63
Bảng 3.3. Độ ổn định tăng trưởng GTSX chăn nuôi đại gia súc ........................... 65
Bảng 3.4. Quy mô đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng của đại gia súc tỉnh

Bình Định .............................................................................................................................. 66
Bảng 3.5. So sánh quy mô chăn nuôi ĐGS thực tế và quy hoạch phát triển ...... 67
Bảng 3.6. Thay đổi tỷ trọng chăn nuôi đại gia súc trong GTSX ngành chăn ni
tỉnh Bình Định ..................................................................................................................... 69
Bảng 3.7. Cơ cấu đàn bị theo địa phương tỉnh Bình Định ..................................... 70
Bảng 3.8. Cơ cấu đàn lợn theo địa phương tỉnh Bình Định .................................... 71
Bảng 3.9. Phân bổ diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh cho chăn nuôi .................. 73
Bảng 3.10. Diện tích đất trồng cỏ và sản xuất thức ăn của hộ chăn ni đại gia
súc ở tỉnh Bình Định .......................................................................................................... 73
Bảng 3.11. Lượng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn ni................ 74
tỉnh Bình Định ..................................................................................................................... 74
Bảng 3.12. Vốn đầu tư cho chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định .................... 75
Bảng 3.13. Hiệu quả vốn đầu tư trong chăn ni đại gia súc...................................... 74
Bảng 3.14. Tình hình vốn kinh doanh của hộ chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định
................................................................................................................................................. 76

Bảng 3.15. Tình hình một số chỉ tiêu liên quan tới lao động của chăn nuôi đại
gia súc tỉnh Bình Định ....................................................................................................... 77
Bảng 3.16. Chất lượng lao động của hộ chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định . 78
Bảng 3.17. Kết quả sản xuất và Quy mô nguồn lực của hộ chăn nuôi ĐGS ở
tỉnh Bình Định ..................................................................................................................... 88
Bảng 3.18. Kết quả sản xuất - GO của hộ chăn ni ĐGS theo huyện ở
tỉnh Bình Định ..................................................................................................................... 89


vii

Bảng 3.19. Kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ chăn ni ĐGS tỉnh Bình Định
................................................................................................................................................. 90


Bảng 3.20. Năng suất từng phần của hộ chăn ni ĐGS tỉnh Bình Định ........... 91
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mơ hình .................................................... 95
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến .............................................................. 96
Bảng 4.3. Diễn giải các biến sử dụng trong mơ hình ................................................ 98
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng......................................................................................... 100
Bảng 4.5. Mức ảnh hưởng của quy hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc ..... 102
Bảng 4.6. Mức ảnh hưởng của chính sách phát triển chăn ni đại gia súc ..... 105
Bảng 4.7. Mức ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở ............................................................ 106
Bảng 4.8. Mức ảnh hưởng của công tác khuyến nông............................................ 108
Bảng 4.9. Mức ảnh hưởng của công tác thú y .......................................................... 110
Bảng 4.10. Mức ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ khác ....................................... 111
Bảng 4.11. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ............................................... 112
Bảng 4.12. Ma trận tương quan giữa các biến .......................................................... 113
Bảng 4.13. Diễn giải các biến sử dụng trong mơ hình ........................................... 114
Bảng 4.14. Kết quả ước lượng ...................................................................................... 117


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Đường biểu diễn sản lượng nơng nghiệp trong giai đoạn sơ khai ......9
Hình 1.2. Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn đang phát
triển ....................................................................................................................10
Hình 1.3. Đường biểu diễn sản lượng nơng nghiệp trong giai đoạn phát triển .10
Hình 2.1. Khung phân tích .................................................................................51
Hình 3.1. Chuỗi giá trị bị và lợn ở Bình Định...................................................82
Hình 3.2. Tỷ lệ ý kiến về các thơng tin cần thiết cho hộ chăn ni ...................86
Hình 4.1. Phân phối xác suất của lnk .................................................................96
Hình 4.2. Phân phối xác suất của lnl ..................................................................96
Hình 4.3. Phân phối xác suất của hh ..................................................................97

Hình 4.4. Phân phối xác suất của thoitiet ...........................................................97


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Phát triển nơng nghiệp nói chung và chăn ni đại gia súc nói riêng là mục
tiêu của hầu hết các nước đang phát triển. Đây cũng là chủ đề rất được quan tâm bởi
các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách. Vì thế đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu về chủ đề này.
Các nghiên cứu mang tính lý thuyết cho chủ đề này gồm nhóm lý thuyết về
mơ hình tăng trưởng kinh tế trong Kinh tế Phát triển, nhóm lý thuyết về mơ hình
phát triển nông nghiệp. Các lý thuyết về phát triển nông nghiệp như: Lý thuyết phát
triển nông nghiệp theo ba giai đoạn, Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hàm sản
xuất trong nông nghiệp và Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo dịch chuyển năng
suất lao động. Các lý thuyết trên là nền tảng lý luận cho nghiên cứu phát triển nông
nghiệp nói chung và phát triển chăn ni đại gia súc nói riêng. Từ cơ sở các nghiên
cứu đó có nhiều nhà nhà kinh tế đã công bố các kết quả nghiên cứu có liên quan tới
chủ đề này. Tuy các công bố này đã đề cập tới nội dung phát triển chăn ni đại gia
súc trên nhiều góc độ khác nhau và tập trung vào phạm vi nền kinh tế quốc gia và
trong trường hợp cụ thể ở một nước đang phát triển, nhưng chưa có một khung phân
tích, cũng như vận dụng cơ sở lý thuyết về phát triển ngành chăn nuôi này để
nghiên cứu phát triển chăn nuôi đại gia súc cho một địa phương như trường hợp cụ
thể tỉnh Bình Định.
Bình Định là một tỉnh nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
Những năm qua nền kinh tế có sự phát triển khá, tăng trưởng GRDP thường khoảng
trên 8,5% và quy mô GRDP năm 2016 là 41.185,5 tỷ đồng theo giá 2010. Cơ cấu
kinh tế đã có sự thay đổi tích cực và cơng nghiệp ngày càng có vai trị quan trọng.
Tuy nhiên, đến năm 2016, tỷ trọng của khu vực nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm

27,41% (tỷ trọng GDP khu vực nông lâm ngư nghiệp của cả nước chiếm 20,58%)
nhưng lại tạo ra việc làm và thu nhập cho 49% lao động của tỉnh. Ngành chăn ni
đại gia súc có vị trí vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh khi đóng góp rất
lớn vào kết quả cuối cùng của nền kinh tế và việc làm của tỉnh. Năm 2016, giá trị
sản xuất chăn nuôi đại gia súc chiếm tới gần 75,74% giá trị sản xuất ngành chăn
nuôi và chiếm 26,11% giá trị sản xuất của nông lâm thủy sản hay 8% giá trị sản


2

xuất của nền kinh tế. Lao động làm việc trong chăn nuôi ĐGS năm 2016 là hơn 38
ngàn người, chiếm 16,84% trong tổng lao động nông nghiệp, tương đương khoảng
8% tổng lao động của nền kinh tế.
Thực tế phát triển chăn ni đại gia súc những năm qua đã có sự phát triển khá
nhanh và đạt được những thành tựu đáng kể. Đó là: Sự phát triển chăn ni đại gia
súc tỉnh Bình Định khá nhanh dựa vào sự gia tăng của năng lực sản xuất, sự thay
đổi cơ cấu tích cực đang có sự dịch chuyển để phát triển các loại đại gia súc mà tỉnh
có nhiều tiềm năng và hình thành các vùng chuyên canh tập trung; Huy động khá
lớn tiềm năng nguồn lực cho phát triển, hiệu quả sử dụng nguồn lực có được cải
thiện nhất định; Tổ chức sản xuất bước đầu có sự chuyển biến dần sang theo mơ
hình trang trại và theo chuỗi; Hiệu quả trong chăn ni có sự chú trọng cải thiện và
gia tăng ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển sản xuất chăn nuôi đại gia súc
đã vẫn thể hiện nhiều hạn chế: Sự phát triển về lượng, kém về chất, chủ yếu dựa vào
lợi thế tĩnh của địa phương; Cơ cấu chăn nuôi đại gia súc cũng thể hiện rõ sự mất
cân bằng trong phân bố sản xuất cũng như việc thay đổi cấu trúc đàn chưa thực sự
chắc chắn, chủ yếu thay đổi về lượng, thiếu sự bảo đảm bởi khả năng thích ứng với
thị trường hoặc chưa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn nhờ yếu tố chỉ dẫn địa lý; Các
nguồn lực huy động và phân bổ để phát triển chăn vẫn theo lối mòn, chú trọng tăng
về lượng hơn đầu tư về chất; Sản xuất vẫn dựa trên mơ hình hộ gia đình và gia trại
là chủ yếu; phương thức chăn nuôi chưa phát triển; tổ chức sản xuất có mối liên kết

lỏng, chưa phát triển tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp đầu đàn
tham gia và đóng vai trò cốt lõi trong cả sản xuất và phân phối; Hiệu quả sản xuất
cịn khá thấp và có sự khác nhau lớn giữa vùng.
Từ thực tiễn đó địi hỏi phải có một nghiên cứu xem xét sự phát triển chăn
ni gia súc tỉnh Bình Định theo các nội dung: Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại
gia súc; Thay đổi cơ cấu chăn nuôi đại gia súc; Nguồn lực được huy động và phân
bổ cho chăn nuôi đại gia súc hiệu quả; Tổ chức sản xuất tốt và tham gia chuỗi giá trị
chăn nuôi đại gia súc quốc gia và quốc tế và Hiệu quả chăn nuôi đại gia súc cũng
như cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của chăn nuôi đại gia súc.
Đồng thời cũng cần có những hàm ý chính sách cho địa phương. Chính vì vậy, việc


3

nghiên cứu đề tài “Phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định” có ý nghĩa cả lý
luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn ni đại
gia súc Bình Định dưới góc độ của các nhà hoạch định chính sách kinh tế phát triển.

2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận án tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, tổng hợp và khái quát khung lý thuyết cho nghiên cứu phát triển
chăn ni đại gia súc.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh
Bình Định.
Thứ ba, nhận diện và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát
triển chăn ni đại gia súc tỉnh Bình Định.

Thứ tư, đề xuất được một số hàm ý về giải pháp phát triển chăn ni đại gia
súc tỉnh Bình Định những năm tới.
Để đạt được mục tiêu trên, những câu hỏi nghiên cứu sẽ được làm rõ
trong luận án
Một là, thực trạng phát triển chăn ni đại gia súc tỉnh Bình Định thời gian
qua như thế nào?
Hai là, các nhân tố nào tác động đến phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình
Định ?
Ba là, những chính sách nào nhằm phát triển chăn ni đại gia súc tỉnh Bình
Định trong thời gian đến?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển chăn
nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển chăn ni đại gia súc ở
tỉnh Bình Định trên góc độ của các nhà hoạch định chính sách kinh tế phát triển. Đó


4

là (i) xem xét cách thức hay cơ chế huy động phân bổ nguồn lực cho phát triển chăn
nuôi ĐGS; (ii) Mục tiêu cần hướng tới là khai thác sử dụng và duy trì mở rộng các
nguồn lực nhằm bảo đảm sự phát triển chăn ni ĐGS duy trì dài hạn; (iii) cơ chế
chính sách của chính quyền địa phương.
Khơng gian: Nghiên cứu này khảo sát tại 7 huyện, gồm Phù Mỹ, Hoài Nhơn,
An Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn và Phù Cát tỉnh Bình Định. Đây là các
huyện có quy mơ đàn đại gia súc chiếm tỷ trọng lớn.

Thời gian: Các số liệu thứ cấp dùng trong nghiên cứu chủ yếu có khoảng thời
gian từ 1991 đến 2016 và các số liệu từ thời kỳ tái lập tỉnh 1986. Các số liệu sơ cấp
được khảo sát qua hai đợt: đợt 1 từ tháng 8 - 10/2016 và đợt 2 từ tháng 2 - 4/2017.
Thời gian có tác dụng của các hàm ý rút ra từ 2020 - 2030.

4. Ý nghĩa khoa học của luận án
4.1. Những đóng góp về mặt thực tiễn, lý luận
Thứ nhất, lý luận về phát triển chăn ni nói chung và phát triển chăn ni đại
gia súc nói riêng được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau tùy theo điều kiện và bối
cảnh của các lý thuyết khác nhau về chủ đề này. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu
lý thuyết và thực nghiệm về chủ đề này thường gắn với bối cảnh nền kinh tế của
quốc gia hay liên vùng trong quốc gia. Do đó, khi nghiên cứu chủ đề này trên phạm
vi nền kinh tế một tỉnh như Bình Định thành cơng thì những kết luận rút ra sẽ là sự
đóng góp và làm phong phú, tăng thêm sự đa dạng và đặc thù cho mảng lý luận về
phát triển chăn nuôi đại gia súc ở một địa phương của một nước đang phát triển.
Thứ hai, luận án đã vận dụng cơ sở lý thuyết về phát triển nông nghiệp để
nghiên cứu q trình phát triển chăn ni đại gia súc của một tỉnh dưới tác động của
các nhân tố vĩ mô và vi mô. Đây là khác biệt so với nhiều nghiên cứu về chủ đề này
ở Việt Nam khi chỉ tập trung vào biểu hiện nội dung phát triển chăn ni đại gia
súc. Vì thế có thể coi đây là sự đóng góp vào học thuật và lý luận.

4.2. Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
4.2.1. Kết quả nghiên cứu của luận án đã phần nào lấp đầy khoảng trống
nghiên cứu về thực tiễn.
Đó là trạng thái và trình độ phát triển chăn ni đại gia súc ở Bình Định cho
đến hiện nay trên các khía cạnh:


5


Thứ nhất, kết quả của luận án đã rút ra được những đánh giá tồn diện về q
trình phát triển chăn nuôi đại gia súc trên các cách tiếp cận khác nhau, đó là:
Những thành cơng
(i) Sự phát triển chăn ni đại gia súc tỉnh Bình Định khá nhanh dựa vào sự
gia tăng của năng lực sản xuất, sự thay đổi cơ cấu tích cực đang có sự dịch chuyển
để phát triển các loại đại gia súc mà tỉnh có nhiều tiềm năng và hình thành các vùng
chuyên canh tập trung;
(ii) Huy động khá lớn tiềm năng nguồn lực cho phát triển, hiệu quả sử dụng
nguồn lực có được cải thiện nhất định;
(iii) Tổ chức sản xuất bước đầu có sự chuyển biến dần sang theo mơ hình
trang trại và theo chuỗi;
(iv) Hiệu quả trong chăn ni có sự chú trọng cải thiện và gia tăng ở mức độ
nhất định.
Những hạn chế
(i) Sự phát triển về lượng, kém về chất, chủ yếu dựa vào lợi thế tĩnh của địa
phương;
(ii) Cơ cấu chăn nuôi đại gia súc cũng thể hiện rõ sự mất cân bằng trong phân
bố sản xuất cũng như việc thay đổi cấu trúc đàn chưa thực sự chắc chắn, chủ yếu
thay đổi về lượng, thiếu sự bảo đảm bởi khả năng thích ứng với thị trường hoặc
chưa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn nhờ yếu tố chỉ dẫn địa lý;
(iii) Các nguồn lực huy động và phân bổ để phát triển chăn ni vẫn theo lối
mịn, chú trọng tăng về lượng hơn đầu tư về chất;
(iv) Sản xuất vẫn dựa trên mơ hình hộ gia đình và gia trại là chủ yếu; phương
thức chăn nuôi chưa phát triển; tổ chức sản xuất có mối liên kết lỏng, chưa phát
triển tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp đầu đàn tham gia và đóng
vai trị cốt lõi trong cả sản xuất và phân phối;
(v) Hiệu quả sản xuất cịn khá thấp và có sự khác nhau lớn giữa vùng.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố tới q trình phát triển chăn ni đại gia súc ở Bình Định.



6

Các nhân tố vĩ mô
(i) Yếu tố lao động mà gồm cả lượng lao động và vốn con người có mức tác
động tích cực lớn nhất;
(ii) Vốn vẫn rất quan trọng với sự phát triển chăn nuôi đại gia súc và tác động
dương, nhưng cần sử dụng nguồn lực này cho thâm canh và tiếp nhận chuyển giao
và ứng dụng công nghệ hiện đại để cải thiện;
(iii) Điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển những
năm qua nhưng trước bối cảnh biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính ngày càng mạnh
khiến cho nhiệt độ sẽ tăng cao hơn. Việc phát triển chăn ni này sẽ phải đối mặt
với những khó khăn nếu khơng tìm ra hướng đi phù hợp;
(iv) Quy hoạch phát triển chăn ni có vai trị rất lớn trong định hướng phát
triển chăn ni đại gia súc ở Bình Định những năm qua. Quy hoạch đã bảo đảm sự
phân bổ sản xuất trong mối quan hệ với các ngành khác và là cơ sở để đàn đại gia
súc ở đây bảo đảm tăng trưởng về lượng và cơ cấu đàn nhất là nâng cao tỷ trọng đàn
gia súc lai. Tuy nhiên quy hoạch cũng bộc lộ những vấn đề cần khắc phục trong đó
đặc biệt là chất lượng quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch;
(v) Chính sách phát triển chăn nuôi của tỉnh trong những năm qua đã trở
thành các cơng cụ hữu hiệu của chính quyền để tác động tới sự phát triển chăn nuôi
đại gia súc. Các chính sách phát triển đã tạo điều kiện cho người chăn nuôi cải thiện
và nâng cao chất lượng giống đại gia súc với năng suất cao hơn và góp phần giải
quyết những khó khăn về vốn, đất đai cho chăn nuôi;
(vi) Sự phát triển của chăn nuôi đại gia súc chịu ảnh hưởng đồng thời thúc đẩy
sự phát triển hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên hạ tầng thương mại và chế biến giết mổ đại
gia súc chưa thực sự phát triển theo kịp sự phát triển của chăn nuôi, hệ thống hạ
tầng thương mại chưa phát triển và thiếu tính kết nối với thị trường khu vực và toàn
quốc để tạo đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi;
(vii) Các công tác tác khuyến nông và thú y đã bảo đảm từng bước chuyển

giao và nâng cao trình độ quản lý và kỹ thuật trong chăn ni và bảo đảm phịng
chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Tuy nhiên các công tác này đã và đang có những
tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu từ sự phát triển của ngành này;


7

(viii) Dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc đã có sự phát triển ở tỉnh Bình Định
những năm qua nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển chăn nuôi.
Các nhân tố vi mô
Các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng tích cực tới kết quả sản xuất của hộ trừ chi
phí thức ăn tinh; chi phí thức ăn thơ và diện tích cây trồng hàng năm có có mức tác
động mạnh nhất; cần thay đổi thói quen lạm dụng thức ăn công nghiệp và chế biến
bằng nguồn thức ăn tự chế biến và phụ phẩm từ nông nghiệp cho chăn nuôi; cải
thiện yếu tố vốn con người sẽ giúp cho chăn ni có hiện quả hơn và cơ sở vật chất
của các hộ chăn nuôi cùng cần được cải thiện hơn nữa sẽ giúp nâng cao kết quả
chăn nuôi đại gia súc.

4.2.2. Kết quả nghiên cứu của luận án đã phần nào lấp đầy khoảng
trống nghiên cứu về yêu cầu hoạch định chính sách và phục vụ đào tạo
chuyên ngành
Thứ nhất, các hàm ý về giải pháp phát triển chăn nuôi ĐGS rút ra từ kết quả
nghiên cứu của luận án cũng sẽ là các gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh
Bình Định trong quá trình soạn thảo, cải thiện và nâng cao chất lượng chính sách
phát triển nơng nghiệp nói chung và chăn ni đại gia súc nói riêng.
Thứ hai, kết quả của luận án cũng sẽ làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên cao học và nghiên cứu sinh ngành Kinh tế phát triển.

5. Kết cấu luận án
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi đại gia súc

Chương 2: Đặc điểm địa bàn và Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển chăn ni đại gia súc ở tỉnh Bình Định
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển chăn ni đại gia
súc ở Bình Định
Chương 5: Định hướng và hàm ý về giải pháp phát triển chăn ni đại gia súc
tỉnh Bình Định


8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI ĐẠI GIA SÚC
1.1. Lý thuyết về phát triển nông nghiệp
1.1.1. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo ba giai đoạn
Lý thuyết này được Todaro (1998) vận dụng nhiều trong kinh tế phát triển nói
chung và kinh tế nơng nghiệp nói riêng. Theo đó, phát triển nơng nghiệp trải qua ba
giai đoạn từ thấp đến cao[64].
Giai đoạn 1: Nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn
này thể hiện ở các mặt sau: Phần lớn sản phẩm sản xuất ra được tiêu dùng nội bộ
trong khu vực nông nghiệp, sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu là từ các loại cây
lương thực và một số con vật nuôi truyền thống; công cụ thô sơ, phương pháp sản
xuất giản đơn, đất, lao động là những yếu tố sản xuất chủ yếu, đầu tư vốn còn thấp.
Do đó xu hướng lợi nhuận giảm dần được thể hiện rõ khi sản xuất mở rộng trên
diện tích đất không màu mỡ, sản lượng nông nghiệp vẫn gia tăng nhưng chủ yếu là
do mở rộng diện tích và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Giai đoạn 2: Chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp theo hướng đa dạng hóa. Đa dạng
hóa sản xuất nông nghiệp là bước trung gian từ sản xuất tự cung tự cấp sang chun
mơn hóa. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này thể hiện ở các mặt sau: Cơ cấu cây
trồng con vật nuôi tên từng diện tích đất nơng nghiệp, trên từng hộ, được phát triển

theo hướng hỗn hợp và đa dạng, để thay thế cho chế độ canh tác độc canh trong sản
xuất trước kia. Nhờ vậy, tính thời vụ của sản xuất nơng nghiệp được hạn chế đáng kể;
sử dụng giống mới kết hợp với phân bón hóa học và nước tưới tiêu chủ động làm
tăng năng suất trong nông nghiệp. Sản lượng lương thực tăng nhưng đồng thời tiết
kiệm được diện tích đất sản xuất, phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác, sản
lượng nơng nghiệp gia tăng chủ yếu từ nâng cao sản lượng trên 1 đơn vị diện tích đất
nơng nghiệp và sản xuất hướng tới thị trường, thốt khỏi tự cung tự cấp.
Giai đoạn 3: Nông nghiệp hiện đại. Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của
nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này thể hiện ở các mặt sau: Trong các


9

trang trại được chun mơn hóa, sản xuất được cung ứng hoàn toàn cho thị trường
và lợi nhuận thương mại là mục tiêu của người sản xuất, yếu tố vốn và công nghệ
trở thành các yếu tố quyết định đối với việc tăng sản lượng nông nghiệp, dựa vào
lợi thế về quy mô áp dụng tối đa công nghệ mới, hướng vào sản xuất một vài loại
sản phẩm riêng biệt.

1.1.2. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hàm sản xuất trong nông nghiệp
Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hàm sản xuất trong nông nghiệp được
phát triển bởi Sung Sang Park (1992) [50]. Theo đó, mỗi giai đoạn phát triển, sản
lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau.
Giai đoạn sơ khai: Người sản xuất nông nghiệp chưa sử dụng các yếu tố đầu
vào được sản xuất từ khu vực công nghiệp. Trong giai đoạn đầu, sản lượng nông
nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, thời tiết khí hậu và lao động.
Mối quan hệ đầu ra với đầu vào được khái quát bởi hàm sản xuất như sau:
Y=F(N,L) (1)
Trong đó Y: Sản lượng nông nghiệp, N: yếu tố tự nhiên, L: lao động.
Trong giai đoạn sơ khai, quy luật năng suất biên giảm dần thể hiện trong SX.

Đường biểu diễn (F1) trên hình 1 cho biết số quan hệ giữa số lao động nơng
nghiệp (L) và sản lượng tính trên 1 ha đất nông nghiệp (Y/S). Lúc đầu, khi tăng
thêm 1 đơn vị lao động, sản lượng trên 1 ha sẽ tăng hơn 1 đơn vị. Sau đó, phần gia
tăng của sản lượng trên 1 ha sẽ giảm dần khi số lao động tiếp tục tăng thêm.
Nguyên nhân của năng suất biên giảm dần chủ yếu là do không chuyển được số lao
động dư thừa trong khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Y/S

F1

Năng suất biên của lao động nơng nghiệp

L

Hình 1.1. Đường biểu diễn sản lượng nơng nghiệp trong giai đoạn sơ khai


10

Giai đoạn đang phát triển : Trong giai đoạn kế tiếp này: sản lượng nơng
nghiệp cịn phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào được sản xuất từ khu vực cơng nghiệp
(phân bón, thuốc hóa học)
Mối quan hệ này được khái quát bởi hàm sản xuất sau: Y=F(N,L)+F(R) (2)
Trong đó R: đầu vào do công nghiệp cung cấp.
Trong giai đoạn đang phát triển, sản lượng trên 1 ha đất nông nghiệp (năng
suất đất) tăng lên tương ứng với lượng phân bón và thuốc hóa học sử dụng tăng lên.
Đường biểu diễn (F2) cho thấy sản lượng trên 1 ha ở giai đoạn đang phát triển cao
hơn nhiều so với giai đoạn sơ khai (F1). Thay vì tăng lao động trên 1 ha đất, mà
thêm vào đó là sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn làm cho sản lượng tăng nhanh,
rồi sau đó giảm xuống theo quy luật năng suất biên giảm dần.

Y/S

F2

F1

0

Năng suất biên của lao động nơng nghiệp

Hình 1.2. Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn đang
phát triển
Giai đoạn phát triển:
y

l
T

y2

l1

y1

l2
F4
K1 K2
K
L2
L1

Năng suất lao động và thu nhập của một lao động nơng nghiệp

Hình 1.3 Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn phát
triển


11

Mối quan hệ này được khái quát bởi hàm sản xuất sau:
Y = F(N,L) + F(R) + F(K)

(3)

Trong đó: K: vốn sản xuất;
Trong giai đoạn phát triển, sản lượng trên 1 lao động (năng suất lao động, y)
tăng lên tương ứng với lượng vốn sản xuất (K) sử dụng tăng thêm và thu nhập của 1
lao động (I) cũng tăng lên tương ứng.
Trong hình 1.3. trên, lúc đầu ở mức vốn K1, năng suất lao động (y1) và thu
nhập là I1 (tương ứng số lao động là L1). Khi vốn tăng lên K2, năng suất lao động
(y2) và thu nhập là I2 (tương ứng số lao động là L2). Như vậy, do thay đổi vốn làm
cho năng suất lao động tăng, nâng cao thu nhập và tiết kiệm được lao động (L2 –L1).
Thu nhập bình quân của người lao động nông nghiệp trong các nước đang phát
triển và phát triển có sự chênh lệch rất lớn vì khác nhau năng suất lao động. Để thu
hẹp khoảng cách này, theo Park khơng có con đường nào khác ngồi việc dịch
chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp.
Hàm sản xuất của giai đoạn phát triển cho thấy để tăng năng suất đất cần tăng
đầu tư cho khu vực công nghiệp để tăng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho
nông nghiệp. Vậy muốn tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp cần tăng đầu tư
vốn cho nơng nghiệp dưới dạng máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Như vậy theo lý thuyết này quá trình phát triển nông nghiệp thay đổi hàm sản

xuất hay thay đổi cách sử dụng đầu vào theo hướng chuyển dần từ thâm dụng yếu tố
chiều rộng sang yếu tố chiều sâu – công nghệ.

1.1.3. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo dịch chuyển năng suất lao động
Lý thuyết này được phát triển từ tổng kết thực tiễn quá trình tăng trưởng năng
suất lao động nông nghiệp của các nước trên thế giới. Quá trình tăng năng suất này
dựa trên mối quan hệ giữa năng suất nông nghiệp được quyết định bởi năng suất đất
(sản lượng trên 1 đơn vị diện tích) và quy mô đất trên lao động theo công thức (4).
Công thức để xác định năng suất lao động nông nghiệp như sau:
yA 

YA
LA

Trong đó: yA : Năng suất lao động nông nghiệp


12

YA : Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp
LA : Số lượng lao động nơng nghiệp
Phương trình trên có thể viết dưới dạng:
yA 

YA La
x
La LA

Trong đó: La: Diện tích đất nông nghiệp
Như vậy năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào (i) năng suất đất

(YA/La) và (ii) quy mơ diện tích đất nơng nghiệp (La/LA).
Theo lý thuyết này q trình phát triển là q trình nâng cao khơng ngừng
năng suất lao động nơng nghiệp. Q trình này diễn ra nhờ chuyển dần từ sử dụng
tài nguyên ( diện tích đất/lao động) sang cải tiến kỹ thuật áp dụng cơng nghệ mới để
tăng năng suất đất (sản lượng/diện tích). Cụ thể: trong thời thời kỳ đầu phát triển
nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp tăng chủ yếu do tăng diện tích đất
nơng nghiệp. Dân số cịn thấp so với quy mô đất nên công nghệ sản xuất trong nông
nghiệp chủ yếu là quảng canh, tức sản lượng tăng nhanh do mở rộng diện tích. Tài
ngun đất nơng nghiệp có giới hạn, trong khi dân số khơng ngừng tăng lên. Do đó,
cơng nghệ mới được áp dụng vào sản xuất (giống mới, các loại phân bón hóa học,
thủy lợi) để đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích
và thâm dụng lao động. Giai đoạn phát triển cao, nông nghiệp áp dụng công nghệ cơ
giới hóa và cơng nghệ này có thể làm tiết kiệm lao động hơn, nhưng vẫn tiến hành
sản xuất được nhiều đơn vị diện tích đất, từ đó năng suất lao động nơng nghiệp
được tăng lên.
Nhìn chung các lý thuyết phát triển nông nghiệp đã chỉ ra con đường phát triển
nông nghiệp từ sản xuất tự cấp tự túc đa canh sang chun mơn hóa, từ dựa vào tài
ngun sang dựa vào công nghệ.

1.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
1.2.1. Các nghiên cứu có liên quan tới phát triển nơng nghiệp
Các nghiên cứu ở ngồi nước
Quan điểm phát triển chăn nuôi thể hiện ngay từ thời David Ricacdo (1772 –
1823). Nhà kinh tế học người Anh cho rằng phát triển nông nghiệp phải chú trọng


13

phát triển chăn ni qua đó sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất quan trọng nhất là
đất đai và nâng cao trình độ kỹ thuật cơng nghệ sản xuất nơng nghiệp góp phần tăng

năng suất và thu nhập của nông dân [86].
Theo Lewis (1954) đại diện cho trường phái tân cổ điển muốn phát triển nơng
nghiệp thì phải chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang những ngành có năng
suất cao hơn như chăn ni, cơng nghiệp. Khu vực nơng nghiệp, tồn tại tình trạng
dư thừa lao động và lao động dư thừa này dần dần được chuyển sang khu vực cơng
nghiệp. Chính Lewis đã chỉ ra tầm quan trọng của sự phát triển nơng nghiệp trong
q trình này đã tạo ra sự tích lũy vốn cho sự phát triển các ngành phi nơng nghiệp
hay q trình chuyển dịch sẽ giúp cho cả nông nghiệp và công nghiệp cùng phát
triển và do đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong ngành nông nghiệp, khác với ngành
trồng trọt, ngành chăn ni có khả năng phát triển sản xuất lớn theo hướng cơng
nghiệp hóa và do đó sẽ thu hút lao động dư thừa từ trồng trọt [82].
Dwight H. Perkins et al (2013) đã khẳng định nơng nghiệp có ý nghĩa quan
trọng trên cả kinh tế vĩ mô lẫn vi mô ở hầu hết các nước đang phát triển do mức
đóng góp lớn vào sản lượng cũng như việc làm cho lao động ở đây. Hiện nông
nghiệp chiếm một vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập quốc gia nhưng cũng
rõ ràng rằng vai trò quan trọng của ngành này có xu hướng giảm. Cũng theo tác giả
muốn phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển thì phải tập trung giải quyết
tình trạng cơng nghệ lạc hậu và thay thế bằng công nghệ hiện đại hơn, đi cùng với
đó là chính sách phát triển hợp lý mà trong đó là chính sách đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng và cuối cùng là thể chế cho phát triển nông nghiệp [93].
Các tác giả Dinesh Kumar, Sivamohan, Nitin Bassi (2013) đã bàn tới nội dung
phát triển nông nghiệp ở các nước thế giới thứ ba gắn với chiến lược an ninh lương
thực trong nền kinh tế ở đây mà trường hợp điển hình là Ấn Độ. Một quốc gia có
nền nơng nghiệp tương đối phát triển, có tài nguyên thiên nhiên như đất, nước
phong phú nhưng đang chịu áp lực rất lớn do quá trình phát triển kém bền vững của
ngành. Kết quả đã chỉ ra con đường để phát triển nơng nghiệp. Đó là phải chú trọng
tới công tác thủy lợi, làm cơ sở nâng cao năng suất nông nghiệp một cách bền
vững [78].



14

Nghiên cứu của Bellon, Stephane, Penvern, Servane (2014) đã xem xét tới xu
thế và cách thức để phát triển nông nghiệp trong điều kiện có những thay đổi nhu
cầu của thị trường nông sản các nước. Xu thế này đang diễn ra theo chiều hướng
giảm dần khối lượng nông sản khơng thân thiện mơi trường và thâm dụng phân hóa
học và chất bảo vệ thực vật tổn hại môi trường. Nghiên cứu đã chỉ ra cách thức để
có thể gia tăng sản lượng lương thực nhưng không phải sử dụng các phương pháp
phòng trừ sâu bệnh gây tổn hại đến môi trường và sức khỏe con người. Nghiên cứu
này cũng giúp các nhà nghiên cứu có sự hiểu biết về quan điểm và những thách thức
trong tương lai khi nghiên cứu về nông nghiệp sạch hiện nay [74].
Các tác giả Bouman, Jansen, Schipper, Hengsdijk, (2011) đã trình bày ý tưởng
phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận hệ thống. Kết quả của nghiên cứu này
khẳng định rằng sự phát triển nông nghiệp phải dựa nhiều hơn vào các yếu tố khoa
học, kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đây là một nghiên cứu rất hữu ích cho nghiên cứu
về phát triển nơng nghiệp với các nền kinh tế có điều kiện như Bình Định nhất là
nội dung phát triển chăn ni [76].
Tác giả Julian M.Alston (2014) cho rằng vai trị của khoa học cơng nghệ của
trong q trình phát triển nơng nghiệp đối với nền kinh tế tồn cầu trong tương lai.
Nghiên cứu phát hiện sản lượng nông nghiệp của các nền kinh tế có thu nhập cao
như Mỹ sẽ suy giảm trong khi có sự gia tăng ở các nước thu nhập trung bình như
Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia. Từ các nhận định trên, theo tác giả muốn
phát triển nông nghiệp các nền kinh tế này cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành
nơng nghiệp, có như vậy mới tạo ra sự phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Đây
chính là định hướng cho phát triển chăn nuôi đại gia súc [81].
Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, nhiều cơng trình khoa học cũng đề cập đến phát triển nơng
nghiệp thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau.
Nội dung đầu tiên mà nhiều nghiên cứu như Nguyễn Sinh Cúc (2003), Đặng
Kim Sơn (2008) và Hồng Thị Chính (2010) đã khẳng định là sự gia tăng quy mô

sản lượng trồng trọt và chăn nuôi thông qua chỉ tiêu giá trị sản xuất nông nghiệp.
Nhưng nội dung này mới chỉ phản ánh về mặt lượng, các nghiên cứu còn đi vào


15

xem xét năng suất của các ngành, các sản phẩm chủ yếu trong nơng nghiệp. Khơng
dừng ở đó các nghiên cứu còn đề cập tới nội dung tới sự phát triển của các ngành
trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp [15].
Việc huy động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất được đề cập tới,
Nguyễn Xuân Thảo (2004) và Nguyễn Sinh Cúc đề nghị đầu tư nhiều hơn cho nông
nghiệp, Đặng Kim Sơn (2001, 2008) và Đào Thế Tuân (2008) khẳng định phải nâng
cao trình độ kỹ thuật và cơng nghệ trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và chăn
ni nói riêng. Tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng được đề cập tới, ở Việt Nam
những đột phá trong tổ chức sản xuất nơng nghiệp đã trở thành cú hích cho phát
triển. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Đặng Kim Sơn (2008), Bùi Quang Bình (2007)
khẳng định nên sử dụng mơ hình kinh tế trang trại và thực hiện dồn điền đổi thửa
mở rộng quy mơ chăn ni ĐGS. Ngồi ra thu nhập của các hộ nông dân cũng được
quan tâm nghiên cứu [9].
Vũ Thị Ngọc Phùng (2006) cho rằng q trình phát triển nơng nghiệp có thể
chia làm 3 giai đoạn: nơng nghiệp truyền thống, chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp –
đa dạng hóa cây trồng và giai đoạn thứ 3 là chuyên môn hóa sản xuất – nơng nghiệp
thương mại. Nghiên cứu đã chỉ ra mỗi giai đoạn này có những đặc trưng nhất định
làm cơ sở để nhận biết và định hướng phát triển. Nhưng với tính khái quát chung
cho các nền kinh tế đang phát triển nên việc vận dụng kết quả nghiên cứu này vào
thực tế của mỗi nền kinh tế cần phải tính tới các đặc thù riêng [49].
Theo nghiên cứu của Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung, Lưu Văn Duy (2009)
nêu rõ: vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm là nội dung trọng tâm của chính sách
nơng nghiệp của các quốc gia. Hoạch định chiến lược và chính sách cho an ninh
lương thực và thực phẩm cần có quan điểm và giải pháp tồn diện cả về lương thực

và thực phẩm, cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu linh hoạt, phát triển hệ thống thị trường,
tạo việc làm và thu nhập để tăng sức mua cho người tiêu dùng [17].
Đinh Phi Hổ (2003) đã trình bày lý thuyết về sản xuất nông nghiệp theo cách
tiếp cận kinh tế học vi mô. Ở đây tác giả dựa trên hàm sản xuất để phản ánh quá
trình tạo ra sản lượng của người sản xuất. Hàm sản xuất – hàm số phản ánh q
trình tạo ra sản lượng nơng nghiệp của người sản xuất thông qua kết hợp các yếu tố


×