Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học chương các định luật bảo toàn vật lí 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.38 KB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lương Bích Trâm Anh

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC
ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN”- VẬT LÍ 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lương Bích Trâm Anh

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC
ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN”- VẬT LÍ 10

Chun ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ANH THUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục với đề tài: “Xây dựng vàsử

dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học chương “Các định luật bảo tồn” Vật lí 10 ” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các nội dung và kết quả trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
cơng trong nào khác.
Tác giả
Lương Bích Trâm Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm,
động viên và giúp đỡ từ quý Thầy cô, đồng nghiệp, các em học sinh, bạn bè và gia
đình. Tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới:
- TS. Nguyễn Anh Thuấn, người đã động viên và định hướng cho tôi thực hiện

nghiên cứu, tiến hành và hồn thành luận văn.
- Ban Giám hiệu, Phịng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Vật lí và tổ bộ mơn

Lí luận và Phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này.
- Ban Giám hiệu trường THPT Củ Chi, huyện Củ Chi cùng tồn thể q thầy

cơ trong tổ bộ mơn Vật lí và các em học sinh lớp 10A4 đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm.
Do điều kiện thực hiện đề tài này có giới hạn về thời gian và đối tượng nên
khơng thể tránh được các thiếu sót, tơi kính mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và
các anh chị học viên để đề tài được hồn thiện hơn.

Tơi xin chân thành cám ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm
2018
Tác giả
Lương Bích Trâm Anh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình – sơ đồ - biểu đồ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

5

1.1. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.......................................................... 5
1.1.1. Khái niệm................................................................................................. 5
1.1.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo................................5
1.2. Bài tập sáng tạo............................................................................................ 10
1.2.1. Khái niệm............................................................................................... 10
1.2.2. Phân loại bài tập sáng tạo....................................................................... 10
1.2.3. Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo nhằm phát triển năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh

13

1.2.4. Sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo nhằm phát triển năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo của học sinh

14

1.3. Kết luận chương 1........................................................................................ 15
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP

SÁNG

TẠO TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT
BẢO TOÀN” - VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN
LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO

NĂNG
CHO HỌC

SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

17

2.1. Sơ đồ cấu trúc các kiến thức và mục tiêu dạy học của chương “Các định
luật bảo tồn” – Vật lí 10.............................................................................. 17
2.1.1. Sơ đồ cấu trúc các kiến thức cơ bản chương “Các định luật bảo
tồn”- Vật lí 10


17


2.1.2. Mục tiêu dạy học của chương “Các định luật bảo tồn”- Vật lí 10.......18
2.1.3. Cách xây dựng các kiến thức chương “Các định luật bảo tồn” –
Vật lí 10

20

2.1.4. Thực trạng việc dạy học chương “Các định luật bảo tồn” – Vật
lí 10 25
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10........................................................................................................ 26
2.3. Sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học chương “Các định luật
bảo toàn” – Vật lí 10..................................................................................... 51
2.3.1. Sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong xây dựng kiến thức mới........51
2.3.2. Sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong ôn tập chương “Các định
luật bảo tồn” – Vật lí 10 67
2.4. Kết luận chương 2........................................................................................ 76
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................. 77
3.1. Mục đích, đối tượng, thời gian, địa điểm, phương pháp và nhiệm vụ thực
nghiệm sư phạm............................................................................................ 77
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm....................................................... 77
3.1.2. Thời gian, đối tượng và địa điểm thực nghiệm sư phạm........................77
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm....................................................... 77
3.1.4. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm...................................................... 78
3.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm................................................................... 78
3.2.1. Chuẩn bị................................................................................................. 78
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm........................................................................... 78
3.2.3. Kết quả TNSP........................................................................................ 79
3.3. Kết luận chương 3........................................................................................ 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 95
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các biểu hiện/ tiêu chí của NLGQVĐ&ST............................................ 6
Bảng 1.2. Các mức độ đo chỉ số hành vi của NLGQVĐ&ST................................. 8
Bảng 1.3. Phân loại bài tập sáng tạo và đặc điểm của từng loại...........................10
Bảng 2.1. Bảng ma trận các thành tố của NLGQVĐ&ST mà HS đạt được khi
giải hệ thống BTST 50
Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10.......89


DANH MỤC CÁC HÌNH – SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ

Hình 2.1.

Bộ thí nghiệm đệm khơng khí............................................................ 32

Hình 2.2.

Bộ thí nghiệm cần rung điện.............................................................. 32

Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ cấu trúc các kiến thức cơ bản chương “Các định luật bảo
toàn”- Vật lí 10

Sơ đồ 2.2.

17

Sơ đồ tiến trình dạy học kiến thức “Định luật bảo toàn động lượng

53
Sơ đồ 2.3.

Sơ đồ tiến trình dạy học kiến thức “Định lí động năng”....................61

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra chương “Các định luật bảo tồn” –
Vật lí 10

90



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là hướng tới phát triển các năng lực
cần thiết cho người học, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Mục
tiêu này được thể hiện rõ trong dự thảo của trình giáo dục tổng thể: “Mục tiêu của
bậc THPT giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối
với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học
tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều
kiện và hồn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào
cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh tồn cầu
hóa và cách mạng cơng nghiệp mới”.Theo đó, chương trình giáo dục phổ thơng
hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
- Những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp

tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Những năng lực chuyên môn: năng lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực

tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ,

năng lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ
thơng cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.

Để đạt được mục tiêu này, Giáo viên phải thực sự tích cực và chủ động trong
việc đổi mới phương pháp dạy học của mình.Giáo viên có thể tự nghiên cứu và đề ra
phương pháp mới hoặc tham khảo các nghiên cứu có sẵn của các tác giả như: Lê Đức
Hậu “Phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh thông qua dạy học chương Cảm ứng
điện từ -Vật lý 11 THPT ” (luận văn Thạc sĩ), Nguyễn Minh Ngọc “Xây dựng và sử

dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Cơ học chất lưu” Vật lí 10 nhằm
phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh” (luận văn Thạc sĩ), Phạm Thúy
Diễm “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần “Quang hình học” lớp 11 THPT
nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh” (luận văn Thạc sĩ), Nguyễn Ngọc
Hương Mỹ “Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần


2

“Quang hình học” – Vật lí 11 nâng cao nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học
sinh” (luận văn Thạc sĩ) v.v....
Đối với môn vật lý, một trong những phương tiện giúp phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh là bài tập vật lý.Tuy nhiên các nghiên cứu hiện
tại chỉ nhằm giúp phát triển một trong hai năng lực cho học sinh là năng lực giải quyết
vấn đề hoặc năng lực sáng tạo, chưa có nghiên cứu nào giúp phát triển kết hợp cả hai
năng lực này theo mục tiêu của chương trình giáo dục tổng thể.Mặt khác, các kiến thức
của chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10 gắn liền với thực tế nên rất thuận lợi
cho GV khi sử dụng các bài tập sáng tạo trong quá trình dạy học.

Từ những lý do trên và với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy –
học vật lý ở trường phổ thông, tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập sáng tạo trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo chương “Các định luật bảo
toàn”- Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học
sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học chương “Các định luật bảo
tồn”-Vật lí 10.

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 trong quá trình học bài tập chương
“Các định luật bảo tồn”- Vật lí 10.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng được hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học
chương “Các định luật bảo tồn”– Vật lí 10 một cách hợp lý thì sẽ phát triển được
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo
chương “Các định luật bảo tồn”- Vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.
Phạm vi nghiên cứu : Trường THPT Củ Chi -Tp.HCM.


3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của NLGQVĐ&ST, cơ sở lý thuyết của bài tập vật
sáng tạo.
Nghiên cứu chương trình vật lý 10 phổ thơng.
Khảo sát thực trạng của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương
“Các định luật bảo toàn” - Vật lý 10 ở trường Trung học phổ thông.
Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo chương “Các định luật bảo tồn” – Vật lí 10.
Đề xuất các tiến trình dạy học hệ thống bài tập đã xây dựng vào dạy học ở trường

THPT.
Tiến hành TNSP để khẳng định giả thuyết nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu


7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu lý luận, tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp điều tra để điều tra thực tiễn dạy và học Vật lý 10 ở
trườngTHPT.
Sử dụng phương pháp TNSP để tiến hành lên lớp theo hai loại giáo án để so
sánh...
7.3. Phương pháp xử lý thống kê kết quả thực nghiệm
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu.
8. Đóng góp của luận văn

Về mặt lý luận: Xây dựng và đề xuất được các tiến trình dạy học có sử dụng
hệ thống bài tập sáng tạo chương “Các định luật bảo tồn” – Vật lí 10 nhằm phát
triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.
Về mặt thực tiễn: Các giáo án dạy học có sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo nhằm
phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong chương “Các định luật
bảo tồn”– Vật lí 10 có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho GV vật lý THPT.


4

9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương :
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ

THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
- Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO


CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”-VẬT LÝ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG.
- Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ
THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
1.1. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
1.1.1. Khái niệm
Thế nào là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo? Hiện tại, khái niệm này còn
khá mới mẻ đối với các giáo viên ở các trường THPT vì mới được đề cập trong nội
dung của chương trình giáo dục tổng thể. Do đó, trước khi đưa ra định nghĩa
NLGQVĐ&ST chúng tơi đã tìm hiểu và lựa chọn các khái niệm cơ bản sau:
Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định
nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như
hứng thú, niềm tin, ý chí, .... (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).
NLGQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu qủa các quá trình nhận thức, hành động
và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó khơng
có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thơng thường (Nguyễn Thị Kim Thoa, 2014).

“Sáng tạo là hoạt động tạo ra những cái mới chưa từng có trong tự nhiên hay
trong xã hội” (Nguyễn Mạnh Hùng, 2006).
Kết hợp khái niệm năng lực, khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và khái niệm
sáng tạo ở trên, chúng tôi đưa ra khái niệm NLGQVĐ&ST như sau: NLGQVĐ&ST là

khả năng cá nhân giải quyết các tình huống có vấn đề một cách thành thạo với những
nét độc đáo riêng, theo chiều hướng luôn đổi mới, phù hợp với thực tế .

1.1.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
NLGQVĐ&ST thuộc nhóm năng lực chung. Cấu trúc của năng lực này gồm 6
thành phần /thành tố chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).
- Nhận ra ý tưởng mới
- Phát hiện và làm rõ vấn đề
- Hình thành và triển khai ý tưởng mới
- Đề xuất, lựa chọn giải pháp
- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề


6
- Tư duy độc lập

Các chỉ số hành vi của các thành phần/ thành tố trên được cụ thể hóa bằng
những biểu hiện/tiêu chí khi HS tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề. Các biểu
hiện/tiêu chí này được mô tả trong bảng 1.2 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).
Bảng 1.1. Các biểu hiện/ tiêu chí của NLGQVĐ&ST
Thành
tố/
thành
phần

Nhận ra
ý tưởng
mới

Phát hiện

và làm rõ
vấn đề

Hình
thành và
triển khai
ý tưởng
mới



Thành
tố/
thành
phần

Đề xuất,
lựa chọn
giải pháp

Thực
Thực
hiện và
đánh giá
giải pháp
giải
quyết
vấn đề

Tư duy

độc lập


Căn cứ vào các biểu hiện/ tiêu chí trên, chúng tôi đưa ra các mức độ đo chỉ số
hành vi theo bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2. Các mức độ đo chỉ số hành vi của NLGQVĐ&ST
Thành tố/
Thành
phần

Nhận ra ý
tưởng mới

Phát hiện
và làm rõ
vấn đề

Hình thành
và triển
khai ý
tưởng mới


9

Đề xuất,
lựa chọn
giải pháp

Thực hiện

và đánh giá
giải pháp
giải quyết
vấn đề
Tư duy độc
lập


10

-Biết sử dụng các lập
luận và minh chứng
thuyết phục
- Biết xem xét, đánh giá
lại vấn đề.
1.2. Bài tập sáng tạo
1.2.1. Khái niệm
Bài tập sáng tạo về mặt vật lí là bài tập mà giả thuyết khơng có thơng tin đầy đủ
liên quan đến hiện tượng q trình vật lí, có những đại lượng vật lí được ẩn dấu,
điều kiện bài tốn khơng chứa đựng chỉ dẫn trực tiếp và gián tiếp về angơrit giải
hay kiến thức vật lí cần sử dụng (Nguyễn Văn Phương, 2017).

Đây là loại bài tập dùng cho việc bồi dưỡng các phẩm chất của tư duy sáng tạo là:
tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính độc đáo, nhạy cảm. Tính chất sáng tạo thể hiện ở chơ
khơng có angơrit cho việc giải bài tập, đề bài che giấu dữ kiện khiến người giải liên hệ
tới một angơrit đã có. Với bài tập sáng tạo người giải phải vận dụng kiến thức linh hoạt
và sáng tạo trong những tình huống mới, phát hiện điều mới, phải có những đề xuất độc
lập mới mẻ không thể suy luận một cách đơn thuần từ kiến thức đã học.

1.2.2. Phân loại bài tập sáng tạo

Sau khi tìm hiểu cách phân loại BTST (Hồ Thị Xuân Thu, 2012), chúng tôi
thống kê các loại BTST theo bảng 1.3 sau:
Bảng 1.3. Phân loại bài tập sáng tạo và đặc điểm của từng loại
Tiêu chí

Dựa trên chu
trình sáng tạo
khoa học



Dựa trên các
phẩm chất của tư
duy sáng tạo


12

hợp bài tốn cho thừa dữ kiện quan trọng hơn

chính q trình giải
Đây là những bài tốn mà trong đề bài
chứa đựng một sự ngụy biện nên đã dẫn đến
nghịch lý: kết luận rút ra mâu thuẫn với thực
tiễn hoặc mâu thuẫn với những nguyên tắc,
định luật vật lí đã biết. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn
nhận các yếu tố này một cách hình thức thì có

thể nhầm tưởng rằng chúng phù hợp với các
định luật vật lí và logic thơng thường. Song

khi xem xét một cách cặn kẽ, có luận chứng
khoa học, dựa trên các định luật vật lí thì mới
nhận ra sự nghịch lý và ngụy biện trong bài
toán.
Bài tập nghịch lý và ngụy biện là những
Bài tập nghịch lí,

ngụy biện

bài tập được soạn thảo dựa trên những suy
luận sai lầm về tri thức vật lý của học sinh
trong những biểu hiện đa dạng của các sự
kiện, hiện tượng, q trình vật lí…Các bài
tốn nghịch lý và ngụy biện ln đa dạng cho

nên các bài tốn thuộc loại này bao giờ cũng
chứa đựng nhiều yếu tố mới, bất ngờ, dễ kích
thích óc tị mị tìm hiểu của người giải.
Các bài tốn nghịch lý và ngụy biện có tác

dụng bồi dưỡng tư duy phê phán, phản biện
của học sinh, giúp cho tư duy có tính độc đáo
nhạy cảm, đặc biệt các bài tốn nghịch lý có
giá trị lớn phát triển sự khám phá, tìm tịi thêm
tri thức. Ưu điểm của dạng bài tập này là kích

thích hứng thú học tập cao độ của học sinh.


13


Dạng bài tập này được soạn thảo không
theo khuôn mẫu nào. Mục đích sử dụng để
chống suy nghĩ rập khn, máy móc. Việc giải

bài tập này khơng áp dụng ngay công thức đã
Dạng bài tập

không theo
khuôn mẫu

biết. Điều cơ bản là học sinh phải tìm ra được

mối liên hệ “ngầm” từ đó hình thành những
kết hợp mới của đề bài. Loại bài tập này kích
thích học sinh khả năng đưa ra các giải pháp
lạ, cách giải quyết vấn đề theo hướng riêng,
độc đáo, khơng bị gị bó lệ thuộc vào cái đã
có. Đây là loại bài tập nhằm bồi dưỡng tính
độc đáo của tư duy.
Theo M.Bun-xơ-man bài tốn “hộp đen”
gắn liền với việc nghiên cứu đối tượng mà cấu
trúc bên trong là đối tượng nhận thức mới
(chưa biết), nhưng có thể đưa ra mơ hình cấu
trúc của đối tượng nếu cho các dữ kiện “đầu

Bài toán “hộp

đen”.


vào”, “đầu ra”. Giải bài tốn hộp đen là q
trình sử dụng kiến thức tổng hợp, phân tích
mối quan hệ giữa các dữ kiện đầu vào, đầu ra
để tìm thấy cấu trúc bên trong của hộp đen.
Các bài tốn hộp đen ngồi chức năng giáo
dưỡng cịn có chức năng bồi dưỡng năng lực
sáng tạo.

Trong các loại BTST này, ngoài việc phải vận dụng một số kiến thức đã học,
HS bắt buộc phải có những ý kiến độc lập mới mẻ, không thể suy ra một cách logic
từ những kiến thức đã học.
1.2.3. Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo nhằm phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
a. Yêu cầu của hệ thống bài tập


14

Để có một hệ thống bài tập tốt thì mơi bài tập phải thỏa mãn các yêu cầu sau
(Nguyễn Minh Ngọc, 2017):
- Đảm bảo gắn với mục tiêu kiến thức, kỹ năng của chương trình SGK
- Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học của nội dung liên quan đến kiến thức

Vật lí và các mơn khoa học khác, phù hợp với thực tiễn
- Đảm bảo phù hợp với trình độ kiến thức, khả năng giải toán của học sinh
- Đảm bảo cân đối giữa thời gian học lý thuyết và giải bài tập, có tính phân hóa,

vừa sức với học sinh
- Đảm bảo tính hệ thống
- Đảm bảo tính kế thừa: Bài tập phần trước chuẩn bị cho bài tập phần sau, bài


tập phần sau phát triển cho bài tập phần trước. Tất cả các bài tập cùng với nội dung
lý thuyết tạo nên một sự hoàn chỉnh về kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực
cho học sinh
- Đảm bảo phát huy được thái độ tích cực, hứng thú của học sinh trong khi giải

quyết vấn đề được đặt ra trong hệ thống bài tập
- Đảm bảo tính sư phạm: ngơn ngữ của bài tập phải chuẩn mực, ngắn gọn,

mạch lạc, dễ hiểu. Số lượng bài tập đủ để hình thành các kĩ năng cầnthiết
- Đảm bảo tính khả thi: học sinh có thể thực hiện được trong q trình học bộ

mơn Vật lí.
b. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập
Quy trình xây dựng hệ thống bài tập gồm các bước sau (Nguyễn Minh Ngọc,
2017):
- Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung của hệ thống BTST mà HS cần tiếp thu
- Bước 2: Thu thập và lựa chọn các bài tập
- Bước 3: Tiến hành soạn thảo hệ thống bài tập
- Bước 4: Tham khảo, trao đổi thông tin với đồng nghiệp
- Bước 5: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung

1.2.4. Sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo nhằm phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
a. Nguyên tắc sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo


×