Tải bản đầy đủ (.docx) (166 trang)

Truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ nguyễn khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.87 KB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HÀ NGỌC HỊA

TRUYỀN THỐNG BÁC HỌC VÀ TRUYỀN
THỐNG BÌNH DÂN TRONG THƠ

NGUYỄN KHUYẾN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành Phố Hồ Chí Minh -2007



LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả được
trình bày trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả luận án

Hà Ngọc Hòa

3


MỤC LỤC


MỤC LỤC.........................................................................................................................4
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................7
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................................7
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..............................................................................................7
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ............................................................................................................8
3.1. Giai đoạn trước năm 1945...........................................................................................8
3.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975.........................................................................9
3.3. Giai đoạn sau năm 1975............................................................................................ 11
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................... 15
4.1. Phương pháp hệ thống............................................................................................... 15
4.2. Phương pháp lịch sử - xã hội..................................................................................... 15
4.3. Phương pháp so sánh................................................................................................ 16
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI VẤN ĐỀ....................................................... 16
5.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 16
5.2. Phạm vi vấn đề.......................................................................................................... 16
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN.............................................................................................. 16

Chương 1: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG
ẢNH HƯỞNG TRUYỀN THONG TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN 17
1.1. Tìm hiểu văn bản tác phẩm Nguyễn Khuyến ................................................................
1.2. Quá trình chuyển biến tư tưởng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến .....................
1.2.1. Nhận diện sự trống rỗng, vơ nghĩa của tầng lớp trí thức đương thời ......................
1.2.2. Phản ánh cuộc sống, con người nông thôn ..............................................................
4


1.3. Những ảnh hưởng truyền thông trong thơ Nguyễn Khuyến....................................... 40
1.3.1. Tìm hiểu truyền thơng bác học và truyền thơng bình dân....................................... 40
1.3.2. Sự kết hợp của những yếu tố truyền thống trong thơ Nguyên Khuyến....................45
Tiểu kết chương I................................................................................................................. 50


Chương 2: TRUYỀN THỐNG BÁC HỌC VÀ TRUYỀN THƠNG BÌNH DÂN
TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN XÉT TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VE CON
NGƯỜI, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 52
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người............................................................................ 52
2.1.1. Con người ưu tư...................................................................................................... 53
2.1.2. Con người tự trào................................................................................................... 60
2.1.3. Con người của cuộc sống nông thôn....................................................................... 68
2.2. Không gian nghệ thuật................................................................................................. 74
2.2.1. Không gian tâm trạng............................................................................................. 76
2.2.2. Không gian sinh hoạt.............................................................................................. 83
2.3. Thời gian nghệ thuật.................................................................................................... 91
2.3.1. Thời gian tâm trạng................................................................................................ 92
2.3.2. Thời gian sự kiện..................................................................................................102
Tiểu kết chương 2..............................................................................................................107

Chương 3: TRUYỀN THỐNG BÁC HỌC VÀ TRUYỀN THONG BÌNH DÂN
TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN XÉT TỪ NGÔN NGỮ VÀ THỂ LOẠI .......
3.1. Ngôn ngữ .......................................................................................................................
3.1.1. Nghệ thuật sử dụng điển cố, thi liệu Hán học ........................................................
3.1.2. Nghệ thuật sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ ....................................................
3.2. Thể loại ..........................................................................................................................
5


3.2.1. Truyền thống và sáng tạo trong thơ Nôm Đường luật...........................................125
3.2.2. Truyền thống và sáng tạo trong thơ hát nói..........................................................136
3.2.3. Truyền thống và sáng tạo trong câu đối................................................................142
Tiểu kết chương 3..............................................................................................................147


KẾT LUẬN...................................................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................151
Tiếng Việt...........................................................................................................................151
Tiếng Pháp......................................................................................................................... 161

NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......................................................................................................162
Các bài báo......................................................................................................................... 162
Sách.................................................................................................................................... 162

6


MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trải qua mười thế kỷ xây dựng và phát triển, văn học trung đại Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn trong việc xây dựng nền văn học mang đậm bản sắc dân tộc và khẳng
định vị trí của mình so với các nước láng giềng phương Đơng. Để có được những thành tựu ấy,
các nhà thơ trong quá trình sáng tác vừa biết kế thừa, tiếp thu truyền thống, vừa cách tân, đưa
văn học đi xa hơn trong việc thực hiện những nhiệm vụ lớn lao của đất nước, hạnh phúc của
con người. Vì thế, kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật là điều kiện không thể thiếu và
không thể tách rời nhau trong quá trình phát triển văn học.
Văn học Việt Nam dường như ở giai đoạn nào cũng có sự tác động của truyền thống bác
học và truyền thống bình dân. Cố nhiên, cách tác động và sự tiếp thu của các giai đoạn, các tác
giả có khác nhau. Nguyễn Khuyến (1835 -1909) là một trong những nhà thơ lớn của văn học
Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tác phẩm của ông để lại phong phú
và đa dạng trên nhiều thể loại như thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm, câu đối, hát nói, văn tế... Thơ
Nguyễn Khuyến khơng chỉ có ý nghĩa phản ánh hiện thực như các nhà thơ đương thời, mà cịn
có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của lịch sử văn học nói chung. Sự xuất hiện của nhà

thơ đã góp phần đưa thơ ca Việt Nam từ trung đại chuyển dần sang cận đại. Những thành công
của nhà thơ về nội dung và hình thức phản ánh, thể hiện sự kế thừa một cách sáng tạo truyền
thống bác học và truyền thống bình dân. Vì vậy, để hiểu sâu hơn, tồn diện hơn về thơ Nguyễn
Khuyến, không thể không tiếp cận những truyền thống này và qua đó xem xét lại cách tiếp cận
truyền thống của các giai đoạn văn học trước. Đấy là lý do chúng tôi chọn đề tài “Truyền
thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ Nguyễn Khuyến”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đi sâu vào nghiên cứu truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ Nguyễn
Khuyến, để thấy được những sáng tác của nhà thơ luôn có sự kết hợp, sáng tạo tài tình tính
un bác của truyền thống bác học với tính nơm na giản dị của truyền thống bình dân. Từ đó,
rút ra kết luận về những đóng góp có giá trị của nhà thơ cho nền văn học nước nhà.
7


Thơ văn Nguyễn Khuyến từ trước tới nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và thu được
những thành tựu to lớn. Tuy nhiên các cơng trình ấy hầu như chỉ xoay quanh vấn đề "Con
người thơ" Nguyễn Khuyến. Ở đó, các nhà nghiên cứu lý giải tiếng cười trào phúng, phân tích
tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, tâm hồn thơ gắn liền với người dân, với làng cảnh Việt
Nam, giải quyết bi kịch xuất - xử... theo từng cảm hứng riêng lẻ mà ít nhận thấy tất cả đều
thống nhất trên hành trình tư tưởng của nhà thơ. Mải miết đi vào thế giới con người, các nhà
nghiên cứu chưa để ý đến cái làm nên tâm hồn nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến chính là mảnh
đất truyền thống của văn học. Chính vì vậy, trong q trình nghiên cứu, tìm hiểu về Nguyễn
Khuyến, chúng tơi cố gắng đi vào tồn bộ sáng tác của ơng, và so sánh đối chiếu với thơ ca của
các nhà thơ lớn trong từng giai đoạn văn học cụ thể, để có những đánh giá chính xác về con
người và tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Có thể thấy rằng, gần một thế kỷ qua "Nguyễn Khuyến - Đời và thơ" luôn được các nhà
nghiên cứu ở cả hai miền Nam - Bắc quan tâm và định vị. Dường như cứ mỗi chặng đường

nghiên cứu, lại phát hiện thêm đôi điều mới lạ về nhà thơ. Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của
chúng tơi thì do tính chất mục đích của các cơng trình nghiên cứu chi phối, nên đến nay vẫn
chưa có cơng trình, bài viết nào chun sâu tìm hiểu truyền thống bác học và truyền thống bình
dân trong thơ Nguyễn Khuyến. Để thấy được quá trình nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi
chia thành ba giai đoạn như sau:
3.1. Giai đoạn trước năm 1945
Các cơng trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Khuyến chưa nhiều. Năm 1925, tác phẩm
"Quốc văn trích diễm" của Dương Quảng Hàm giới thiệu 7 bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến.
Đến năm 1934, trong tác phẩm "Nam thi hợp tuyển", nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Ngọc đã có
những nhận xét tinh tế về Nguyễn Khuyến "Ơng là một bậc văn hay có tiếng, văn nơm ơng thì
đủ các lối ca, từ, thi, phú mà lối nào cũng lỗi lạc hơn người. Xét riêng thơ ơng, thì ơng là người
thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, bài nào khí văn cũng dồi dào, ý tứ cũng kín đáo." [98; 313]. Và
đến năm 1943, trong "Việt Nam văn học sử yếu", nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm đã xếp
nhà thơ Nguyễn Khuyến vào "khuynh hướng về trào phúng": "Ông cũng hay giễu cợt người
đời, chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rõ ra một bậc đại nhân quân tử muốn dùng
8


lời văn trào phúng để Khuyến răn người đời." [38; 398]. Ngồi ra trong giai đoạn này cịn có
hai bài viết trao đổi về bài thơ "Ông phỗng đá " của Việt Thường và "về bài của ông Việt
Thường" của Nguyễn Phường trên báo Tri tân năm 1942, khẳng định bài thơ "Ơng phỗng đá"
và bài hát nói cùng tên là của Tam Nguyên Yên Đổ.
3.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
Đất nước bị chia cắt thành hai miền: miền Nam và miền Bắc. Thời kỳ này thơ văn
Nguyễn Khuyến đã được in và phổ biến rộng rãi. Các nhà nghiên cứu bắt đầu tiếp cận thơ
Nguyễn Khuyến với những cảm quan, nhận định khác nhau.
- Ở miền Nam: Giai đoạn này có nhiều cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến như

Nguyễn Văn Mùi "Luận đề về Nguyễn Khuyến" (1959); Lam Giang, Vũ Ký "Giảng luận về
Nguyễn Khuyến" (1960); Minh Văn, Xuân Tước "Luận về Nguyễn Khuyến" (1960); Nguyễn

Xuân Hiếu, Trần Mộng Chu "Khảo luận về Nguyễn Khuyến" (1960); Phạm Văn Diêu "Việt
Nam văn học giảng bình" (1961)... với những ý kiến, nhận xét khác nhau. Đáng chú ý hơn cả là
những nhận xét về đề tài nông thơn trong thơ Nguyễn Khuyến. Nhóm các nhà nghiên cứu Lê
Kim Ngân, Nguyễn Tường Minh và Võ Thu Tịnh trong "Văn học Việt Nam thế kỷ XIX"
(1961) cho rằng "Ta chưa thấy một thi sĩ Việt Nam nào tha thiết với đồng quê của đất nước nhà
bằng Nguyễn Khuyến.. Ông như sống hẳn với nơng dân, cũng có cái lo lắng, băn khoăn, cái
tính chất phác, chân thật của họ." [97; 397]; nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ trong tác phẩm
"Việt Nam văn học sử giản ước tân biên" (1965. Tập 3) nhận định "Thơ ông phản ánh được cụ
thể phong tục và cảnh sắc q hương, thơ ơng có tính chất dân tộc đậm đà, một tính chất mới
phảng phất trong thơ Xuân Hương và vắng thiếu trong thơ Trung Quốc." [102; 51]. Với những
nhận định tương tự, trong tác phẩm "Bảng lược đồ văn học Việt Nam" (1967), nhà nghiên cứu
Thanh Lãng cho rằng Nguyễn Khuyến "... còn là ơng tổ của lối thơ bình dân, bình dân trong
những đề tài bình thường, bình dân với những tình cảm hồn nhiên, chất phác, bình dân với
những hình ảnh thôn quê, đồng ruộng." [76; 28]. Trên cơ sở những bài thơ viết về nông thôn,
nhà nghiên cứu Hà Như Chi đã phát hiện ra nhà thơ Nguyễn Khuyến đã "dung hòa được cái
cao nhã của nhà nho với cái xuề xòa chất phác của người dân đồng ruộng." Trong tác phẩm
"Việt Nam thi văn giảng luận" (1967) nhà nghiên cứu Hà Như Chi tiếp tục đánh giá cao
Nguyễn Khuyến "Tuy học rộng đỗ đạt cao, con người cụ luôn ln tỏ ra điều hịa cân đối
9


khơng thiên lệch và nhất là khơng xa lìa gốc gác dân tộc. Tóm lại, cụ là một "nhà nho Việt
Nam" với đầy đủ ý nghĩa của danh từ ấy." [13; 765].
Như vậy, ở miền Nam, các cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến, đều đánh giá cao
tính cách bình dân trong những đề tài viết về nông thôn của nhà thơ.
- Ở miền Bắc: So với miền Nam, thì công việc sưu tầm, khảo dị, nghiên cứu về thơ

Nguyễn Khuyến lại mang tính hệ thống và liên tục. Trong tác phẩm "Văn học sử Việt Nam hậu
bán thế kỷ XIX" (1952), hai nhà nghiên cứu Nguyễn Tường Phượng, Bùi Hữu Sủng xếp nhà
thơ vào "khuynh hướng trào phúng" cùng với Nguyễn Văn Lạc, Trần Tế Xương "Tuy tiêu cực,

yên vui với thiên nhiên nơi thôn giã nhưng vẫn không quên đánh thức lòng ái quốc của đồng
bào và dùng lời châm biếm để chỉ trích bọn tham quan lại nhũng hại dân, bán nước." [114;
129].
Cùng chung nhận định, Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Lê Trí Viễn trong tác phẩm "Thơ
văn Nguyễn Khuyến" (1957) đã xem nghệ thuật trào phúng và trữ tình của nhà thơ làm nên sắc
thái mới đầy giá trị hiện thực cho văn học giai đoạn này.
Gần hai năm sau, nhà nghiên cứu Văn Tân với "Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt
xuất", vận dụng quan điểm và phương pháp nghiên cứu mới đã phần nào định vị lại thơ văn
Nguyễn Khuyến. Thành công của tác giả là đã nhìn thấy phần tích cực của tư tưởng Nho giáo
chính thống trong nhà thơ và cuộc sống gần gũi với nhân dân đã làm nên "Tư tưởng yêu nước
của Nguyễn Khuyến nhất trí với tư tưởng yêu nước của nhân dân." [115; 36].
Thời kỳ này, bên cạnh "Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất" cịn có "Văn học
trào phúng Việt Nam" (1958) của Văn Tân; "Lịch sử văn học Việt Nam (Sơ giản)" (1961) của
Nguyễn Hồng Phong, Văn Tân; "Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam" (1964) của Viện Văn học,
nhưng tất cả chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận tư tưởng trung quân yêu nước của một nhà nho
chính thống, tố cáo hiện thực xã hội bằng tiếng cười trào phúng.
Một cái mốc quan trọng trong giai đoạn này là sự ra đời tác phẩm "Thơ văn Nguyễn
Khuyến" (1971) với bài tiểu luận của Xuân Diệu ở đầu sách. Việc sưu tầm một khối lượng thơ
chữ Hán và chữ Nôm tương đối lớn trong tập sách đã giúp cho các nhà nghiên cứu nhìn nhận,
đánh giá Nguyễn Khuyến một cách thỏa đáng và uyển chuyển hơn. Bên cạnh một Nguyễn

10


Khuyến, nhà thơ yêu nước đã có một Nguyễn Khuyến, nhà thơ trữ tình. Đặc biệt, bài tiểu luận
"Đọc thơ Nguyễn Khuyến của Xuân Diệu" có những nhận định mới lạ và làm sáng tỏ đơi điều
"mù mờ" (Trần Đình Hượu). Với Xuân Diệu, lần đầu tiên Nguyễn Khuyến đi vào văn học với
cụm từ "nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam". Cũng trong năm này, giáo trình "Văn học
Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX" (1971) của nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã khẳng định "dịng
sơng" dân gian tạo nên sự phong phú cho thơ Nguyễn Khuyến trong cái nhìn truyền thống

"Nguyễn Khuyến tiếp tục học tập ca dao, tục ngữ của những nhà thơ Nôm những thế kỷ trước,
nhưng ơng có cách phát triển riêng của mình... Cho nên tắm mình trong dịng sơng ấy, ngơn
ngữ thơ ca của Nguyễn Khuyến không những phong phú trong cách nói, mà cịn mỹ lệ, gợi
cảm, và có trường hợp nhà thơ có những sáng tạo về ngơn ngữ rất đặc biệt." [82; 763].
Ngoài ra trong giai đoạn này cịn có các bài trao đổi, các cơng trình nghiên cứu khác về
Nguyễn Khuyến như "Thơ văn yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX" (1970) của nhiều tác
giả; "Thơ văn trào phúng Việt Nam" (1974) của Văn Tân; "Về cuốn "Thơ văn Nguyễn
Khuyến" và bài tiểu luận của Xuân Diệu" (1972) của Thêu Dương; "Về cuốn "Thơ văn Nguyễn
Khuyến" (1972) của Nguyễn Cơng Hoan... Nhìn chung những cơng trình này vẫn chưa có phát
hiện gì mới và nói như nhà nghiên cứu Vũ Thanh "Việc nghiên cứu văn học theo quan điểm xã
hội, lịch sử đã đem lại nhiều thành công nhưng đồi khi được đẩy lên quá cao dẫn đến việc coi
nhẹ giá trị nghệ thuật của tác phẩm. "[134; 25].
Tóm lại, những cơng trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến trong giai đoạn này ở
miền Bắc đã đạt nhiều kết quả khả quan và đem đến cho người đọc bức chân dung khá hoàn
hảo về Nguyễn Khuyến. Đã có nhiều bài viết tiếp cận phong cách thơ Nguyễn Khuyến, ngôn
ngữ thơ Nguyễn Khuyến, sự kết hợp hài hịa giữa phong cách bác học và bình dân... Tất cả
những thành tựu trên sẽ được người đi sau kế thừa và tiếp tục phát huy.
3.3. Giai đoạn sau năm 1975
Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến tiếp tục được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu
bằng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau.
Chưa tách mình ra khỏi quan điểm xã hội, lịch sử, nên các tác phẩm "Lịch sử văn học
Việt Nam" (Tập 4A. 1976) của Lê Hoài Nam và "Văn tuyển văn học Việt Nam" (1981) của hai

11


tác giả Nguyễn Đình Chú và Nguyễn Khâm vẫn "đứng n", chưa có gì đổi mới so với giai
đoạn trước.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn, Trần Thanh Xuân với bài viết "Mối quan hệ giữa thơ trào
phúng và thơ trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến" (1983) đã báo hiệu sự chuyển mình từ quan

điểm xã hội sang tiếp cận thi pháp học, bằng những nhận xét sâu sắc "Nhìn chung, con người
thi nhân qua hai tấm gương thơ, có khi là một hình ảnh cùng song song xuất hiện, có khi là
những nét đơn nhất mâu thuẫn với nhau, song tất cả đều hòa hợp lại để khắc họa lại một chân
dung khá trọn vẹn" [166; 95] và đã nhìn thấy cả hai mảng thơ trào phúng, trữ tình đều là "biểu
hiện của trạng thái tính cách bi kịch".
Nếu như nhà nghiên cứu phê bình Engux Uylxơn khẳng định "Tơi khơng tin rằng trong
nghệ thuật nhất định phải có sự tiến bộ" thì trong nghiên cứu văn học sự "tiến bộ" là điều đáng
quan tâm. Sự đổi mới trong cách tiếp cận đã ghi nhận sự thành công đáng trân trọng của nhà
nghiên cứu Nguyễn Văn Huyền trong bài viết "Nguyễn Khuyến rất quen mà còn rất lạ" (1982)
và đặc biệt là cuốn sách "Nguyễn Khuyến tác phẩm" (1984). Cho đến nay đây vẫn là một cuốn
sách giới thiệu một cách đầy đủ nhất thơ văn của Nguyễn Khuyến. Không còn là những định
ngữ ước lệ như các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả đã "khai thác" từng mảng thơ riêng lẻ trong
từng thời kỳ nhất định để làm rõ tư tưởng nhà thơ và hệ thống lại vấn đề "Khi nghiên cứu về
ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết, người ta thấy ở các nhà thơ lớn, từ
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho đến Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du đều chịu ảnh hưởng
lớn của văn học dân gian. Nguyễn Khuyến cũng như thế." [52; 81].
Nhưng việc nghiên cứu cuộc đời, thơ văn Nguyễn Khuyến một cách đầy đủ và toàn diện
nhất đã diễn ra nhân dịp kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh Nguyễn Khuyến (15/11/1985). Viện
văn học đã cùng Sở Văn hóa thơng tin và Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh phối hợp tổ
chức Hội nghị khoa học lớn về nhà thơ. 70 tham luận của Hội nghị thông qua nhiều mảng tài
liệu mới đã lấp đi nhiều khoảng còn trống trong sưu tầm, nghiên cứu về Nguyễn Khuyến. Và
cũng từ 70 tham luận ấy, Viện văn học đã tuyển chọn được 27 tiểu luận để hình thành tác phẩm
"Thi hào Nguyễn Khuyến - Đời và thơ". Phần lớn những tiểu luận này đã được giới thiệu trên
Tạp chí văn học số 4 - 1985 và về sau được nhà nghiên cứu Vũ Thanh tuyển chọn lại trong
cơng trình "Nguyễn Khuyến - về tác gia và tác phẩm" (2001). Đây là những tiểu luận nghiên
12


cứu áp dụng phương pháp phân tích thi pháp tác giả như "Sự đa dạng và thống nhất trên quá
trình chuyển động của một phong cách" của Nguyễn Huệ Chi; "Dấu hiệu chuyển mình của tư

duy thơ dân tộc" của Nguyễn Huệ Chi; "Vấn đề xuất xử của nhà nho và sự lựa chọn của nhà
thơ" của Trần Đình Hượu; "Tính bi kịch trong thơ Nguyễn Khuyến" của Vũ Đức Phúc; "Đề tài
thiên nhiên và quan điểm thẩm mỹ" của Đặng Thị Hảo; "Nhân vật trữ tình trong thơ chữ Hán"
của Trần Thị Băng Thanh; "Thái độ trào lộng đối với con người và các hình thái biểu hiện của
nhân vật trào lộng" của Nguyễn Phạm Hùng... Những tiểu luận này đã đóng góp thêm cho văn
học trung đại Việt Nam "hình ảnh một Nguyễn Khuyến sống thực, rất nhiều vẻ nhưng cũng
sáng tỏ hơn, nhất quán hơn." [11; 8]. Trong số hàng chục tiểu luận nghiên cứu về thơ văn
Nguyễn Khuyến giai đoạn này, chúng tơi thấy có những bài viết đề cập đến sự "chuyển động"
trong tư duy thơ Nguyễn Khuyến từ bác học về với dân gian. Trong bài viết "Bước ngoặt quyết
định tạo nguồn cảm hứng cho thơ", nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi cho rằng "ở bước ngoặt
đó, Nguyễn Khuyến khơng chỉ đơn thuần cởi chiếc áo thụng xanh ra, mà còn cởi theo được
nhiều ràng buộc khác để từng bước nhận thức lại giá trị chân chính của đời sống, xác định lại ý
nghĩa sự sống trên một bình diện mới, cũng tức là tìm thấy lại bản lĩnh và nhân cách của mình."
[11; 46]. Nếu nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi nhìn thấy tâm hồn thơ Nguyễn Khuyến "phục
sinh" từ bước ngoặt quyết định thì nhà nghiên cứu Trần Đình Sử với "Quan niệm con người
trong sáng tác Nguyễn Khuyến" lại nhìn thấy Nguyễn Khuyến ở một phương diện khác "Ông là
nhà thơ cổ điển đầu tiên thấy cái rỗng không của con người lý tưởng truyền thống, là nhà thơ
mở đầu sự đổi thay các ý nghĩa tượng trưng của hệ thống thi pháp cổ xưa." [123; 139]. Cùng
nằm trên trường nhìn ấy, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu trong bài viết "Vấn đề xuất xử của
nhà nho và sự lựa chọn của nhà thơ" nhận định "Ông đã đưa văn chương nhà nho sang một nẻo
đường khác, và vì nhiều tài năng nên dầu khơng có ý định thay đổi gì cả mà phương hướng
mới cũng đã rõ nét: thơ gắn với cuộc sống, gắn với vận mệnh đất nước." [55; 226]. Khác với
các nhà nghiên cứu trên, nhà nghiên cứu Lê Chí Dũng trong bài viết "Sáng tạo trong thơ luật
Đường" đã đánh giá cao vai trò của văn học dân gian đối với Nguyễn Khuyến trong quá trình
sáng tác "không những chỉ khiến cho nhà thơ khai thác kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, cải
tạo chúng lại trong cơ cấu của thơ Đường luật, đồng thời làm cho thơ Đường luật mất đi cái vẻ
đường bệ trang trọng của mình." [11; 302]... Rõ ràng, những tiểu luận trên đều đánh giá cao

13



những dấu hiệu chuyển mình trong thơ Nguyễn Khuyến khi nhà thơ quay trở về cuộc sống đời
thường, với ngôn ngữ văn học dân gian, làm nên diện mạo mới cho thơ.
Ngoài những tiểu luận trên, trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX cịn có nhiều bài
viết khác, đem lại những kết quả mới về thơ văn Nguyễn Khuyến như "Nguyễn Khuyến với
thời gian" (1985) của Nguyễn Đình Chú; "Thơ Nơm đến Nguyễn Khuyến" (1985) của Trần
Ngọc Vương; "Địa vị Nguyễn Khuyến trong lịch sử văn học Việt Nam" (1985) của Nguyễn
Văn Hoàn; "Sự kết hợp phức điệu trào phúng với trữ tình" (1992) của Nguyễn Hữu Sơn; "Nét
riêng trong hát nói" (1992) của Đức Mậu; "Tam nguyên Yên Đổ trên hành trình tư tưởng thẩm
mỹ của văn học trung đại ở giai đoạn cuối cùng." (1996) của Biện Minh Điền...
Như vậy, nhờ những phương pháp tiếp cận, nghiên cứu mới mà cuộc đời và thơ văn
Nguyễn Khuyến sau năm 1975 đã được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan. Điều quan
trọng hơn là một số bài viết đã khai thác cuộc sống đời thường trong thơ Nguyễn Khuyến, tìm
hiểu những ảnh hưởng của ngơn ngữ văn học dân gian đến sáng tác của nhà thơ và những mối
liên hệ, tác động qua lại giữa văn học dân gian với văn học bác học... nhằm khẳng định vị trí
của nhà thơ trong nền văn học nước nhà.
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu, các nhận định, đánh giá về thơ văn Nguyễn Khuyến
ở cả hai miền Nam - Bắc trong gần một thế kỷ, chúng tôi nhận thấy:
- Thứ nhất, hầu hết các cơng trình nghiên cứu trước năm 1975 đều tập trung nghiên cứu

thơ văn Nguyễn Khuyến trên các bình diện tư tưởng yêu nước, khuynh hướng trào phúng và
cảnh sắc, con người nông thôn.
- Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu sau năm 1975, chủ yếu tiếp cận thơ văn Nguyễn

Khuyến trên các bình diện sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con
người, về thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ trữ tình.
- Thứ ba, nghiên cứu sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học bác học và văn học dân gian

trong thơ Nguyễn Khuyến, hầu hết các bài viết đều tập trung vào ảnh hưởng của văn học dân
gian đối với Nguyễn Khuyến trong quá trình sáng tác. Ảnh hưởng ấy khơng chỉ đối với thơ chữ

Nơm, câu đối mà cịn đối với thơ chữ Hán.

14


Những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu theo chúng tôi là khá thuyết phục và
đáng tin cậy. Tuy nhiên, do mục đích và giới hạn của các cơng trình nghiên cứu, nên chưa có
nhà nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu, phân tích những ảnh hưởng của truyền thống văn học
đối với Nguyễn Khuyến. Mọi công trình chỉ dừng lại ở những nhận xét chung nhất.
Trong quá trình thực hiện luận án, những nhận định trên sẽ là những tài liệu quý báu cho
chúng tôi tham khảo. Để giải quyết tốt vấn đề, chúng tơi có cách tiếp cận và thao tác riêng. Cụ
thể, phân tích truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ Nguyễn Khuyến từ
quan niệm nghệ thuật, ngôn ngữ và thể loại. So sánh, đối chiếu thơ Nguyễn Khuyến với các
nhà thơ khác trong từng giai đoạn tiêu biểu, để thấy được những đóng góp của Nguyễn Khuyến
cho nền văn học nước nhà.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện luận án "Truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong
thơ Nguyễn Khuyến", chúng tơi áp dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp hệ thống
Nội dung của đề tài nhằm đi tìm những yếu tố tiếp thu từ truyền thống và những sáng tạo
trong thơ Nguyễn Khuyến, phải thấy được quan niệm nghệ thuật về con người, không gian
nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến vừa tiếp nối thi pháp truyền thống
nhưng lại vừa có những yếu tố mới của cuộc sống, xã hội đương thời. Toàn bộ tác phẩm thơ
văn của Nguyễn Khuyến được chúng tôi xem xét trong một hệ thống để thấy tính thống nhất và
sự biến chuyển tư tưởng của nhà thơ.
Vận dụng phương pháp hệ thống sẽ tạo thuận lợi cho chúng tơi phân tích tổng hợp các
vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Thông qua đấy, chúng tơi dễ dàng khái qt một cách hệ
thống các bình diện nghiên cứu.
4.2. Phương pháp lịch sử - xã hội
Văn học là hình thái kiến trúc thượng tầng, ln ghi nhận và phản ánh cuộc sống hiện

thực. Khơng có một tác phẩm nào được khai sinh, mà bản thân lại không bắt đầu từ cuộc sống,
xã hội đương thời. Tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Khuyến có cội nguồn từ hiện thực lịch sử
và thời đại mà nhà thơ đang sống. Cho nên phương pháp lịch sử - xã hội luôn được chúng tôi
15


vận dụng trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu thái độ, tình cảm và những chuyển biến tư tưởng
nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến.
4.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được chúng tơi vận dụng khi phân tích tác phẩm, thông qua những dấu
hiệu và đặc điểm nghệ thuật mang tính nội dung để so sánh, đối chiếu Nguyễn Khuyến với các
nhà thơ khác, từ đó tìm được những yếu tố mới lạ trong thơ Nguyễn Khuyến. Khác với phương
pháp lịch sử - xã hội, phương pháp này "hiện diện" trong tồn bộ luận án và gắn liền với q
trình lựa chọn, phân tích, so sánh các vấn đề.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI VẤN ĐỀ
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyền thống bác học và truyền thống bình dân được
thể hiện trong thơ Nguyễn Khuyến. Vì vậy, đối tượng để khảo sát, tìm hiểu chính là tác phẩm
thơ Nguyễn Khuyến và những tác giả khác có liên quan đến đề tài.
5.2. Phạm vi vấn đề
Tìm hiểu, so sánh ảnh hưởng của truyền thống văn học đối với các nhà thơ lớn trong từng
giai đoạn văn học cụ thể và đối với Nguyễn Khuyến. Từ đó, tìm hiểu sâu hơn về Nguyễn
Khuyến - Thơ và đời.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được trình bày thành ba chương chính:
Chương 1. Q trình chuyển biến tư tưởng nghệ thuật và những ảnh hưởng truyền thống
trong thơ Nguyễn Khuyến.
Chương 2. Truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ Nguyễn Khuyến xét
từ quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật.
Chương 3. Truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ Nguyễn Khuyến xét

từ ngơn ngữ và thể loại.
Cuối cùng là tài liệu tham khảo và những cơng trình của tác giả đã cơng bố có liên quan
đến đề tài luận án.
16


Chương 1: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TRUYỀN THONG TRONG THƠ
NGUYỄN KHUYẾN

1.1. Tìm hiểu văn bản tác phẩm Nguyễn Khuyến
Tính từ năm 1917, khi Nam Phong tạp chí số 4, 5, 6 giới thiệu và công bố những bài thơ
của Nguyễn Khuyến trong mục "Thơ cụ Yên Đổ" (theo Vũ Thanh) [134; 383] cho đến nay, đã
có nhiều tuyển tập và hợp tuyển sưu tầm, giới thiệu thơ Nguyễn Khuyến. Việc sưu tầm, giới
thiệu thơ Nguyễn Khuyến với những bản dịch khác nhau ở các tuyển tập, vơ tình làm cho thơ
Nguyễn Khuyến trở nên sai lệch ít nhiều so với nguyên bản và tạo ra những khó khăn nhất định
cho người làm cơng tác nghiên cứu. Tuy có nhiều tuyển tập và hợp tuyển khác nhau ở cả hai
miền Nam - Bắc như vậy, nhưtig tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" của Nxb Văn học in lần
đầu năm 1971, tái bản năm 1979 với lời bình của nhà thơ Xuân Diệu, vẫn được các nhà nghiên
cứu đánh giá cao, xem đấy là tài liệu đáng tin cậy với những bản dịch hay và chuẩn mực. Tác
phẩm này được hình thành trên tư liệu của hai tuyển tập "Văn thơ Nguyễn Khuyến" của Hoàng
Ngọc Phách, Lê Thước, Lê Trí Viễn do Bộ Giáo dục xuất bản năm 1957 và "Nguyễn Khuyến,
nhà thơ Việt Nam kiệt xuất" của Văn Tân do Nxb Văn Sử Địa in năm 1959. Sau khi sửa chữa,
bổ sung, tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" đã giới thiệu được 87 bài thơ chữ Nôm, kèm 18
bài phụ lục đợi xác minh thêm, 18 câu đối và 166 bài thơ chữ Hán. Bên cạnh "Thơ văn Nguyễn
Khuyến" thì tuyển tập "Nguyễn Khuyến tác phẩm" của Nguyễn Văn Huyền sưu tầm, biên dịch
do Nxb Khoa học Xã hội in năm 1984, được các nhà nghiên cứu xem là tuyển tập giới thiệu thơ
văn Nguyễn Khuyến đầy đủ nhất từ trước đến nay (Tuyển tập bao gồm 86 bài thơ chữ Nôm,
267 bài thơ chữ Hán, 6 bài thơ dịch, 67 câu đối và 6 bài văn). Hầu hết các trích dẫn trong các
bài báo, các cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến đều được lấy từ hai tuyển tập trên.

Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi lấy tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" làm văn
bản chính để tham khảo và trích dẫn. Nhưng, vì sự cẩn trọng cần thiết, chúng tơi vẫn khảo sát
văn bản, vẫn tiếp tục sưu tầm thơ văn Nguyễn Khuyến trong các tuyển tập, hợp tuyển khác,
nhằm xác định những tác phẩm, những bản dịch theo chúng tơi là chính xác hơn cả. Với nguồn
tư liệu có được và bằng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, chúng tôi nhận thấy:
17


1. Tác phẩm "Nam thi hợp tuyển" của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, giới thiệu 20 bài thơ

chữ Nôm của Nguyễn Khuyến. Đối chiếu với tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" và những
tuyển tập khác, chúng tơi thấy có 5 bài thơ Nôm trong "Nam thi hợp tuyển": "Cái hỏa lị đun
nước"; "Dỗ người lấy lẽ"; "Cắt tóc"; "Rượu say"; "Nhân sinh thích chí" khơng có trong các
tuyển tập khác. 15 bài thơ cịn lại, chúng tơi đều tìm thấy trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn
Khuyến", mặc dầu có những tựa đề khác nhau, cụ thể:
- Bài thơ "Tượng sành đứng trên non bộ" (Nam thi hợp tuyển) là bài thơ "Ông phỗng

đá" (Thơ văn Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Lụt năm Ất Tị 1904" (Nam thi hợp tuyển) là bài thơ "Vịnh lụt" (Thơ văn

Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Thằng bán tơ trong truyện Kiều" (Nam thi hợp tuyển) là bài thơ "Kiều bán

mình" (Thơ văn Nguyễn Khuyến).
-Bài thơ "Cảm hứng tuổi già" (Nam thi hợp tuyển) là bài thơ "Tự thuật" (Thơ văn
Nguyễn Khuyến).
2. Tác phẩm "Việt Nam thi văn hợp tuyển" của Dương Quảng Hàm, giới thiệu 5 bài thơ

Nôm của Nguyễn Khuyến. Cả 5 bài thơ trên, chúng tơi đều tìm thấy trong tác phẩm "Thơ văn
Nguyễn Khuyến".

3. Tác phẩm "Văn học Việt Nam" của Dương Quảng Hàm, giới thiệu 10 bài thơ Nôm của

Nguyễn Khuyến, cả 10 bài thơ trên, chúng tơi đều tìm thấy trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn
Khuyến", trong đó có 5 bài thơ có tựa đề khác, cụ thể:
- Bài thơ "Tuổi già" (Văn học Việt Nam) là bài thơ "Than già" (Thơ văn Nguyễn

Khuyến).
- Bài thơ "Mậu Thân tự thọ" (Văn học Việt Nam) là bài thơ "Đại lão" (Thơ văn

Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Làm mộng" (Văn học Việt Nam) là bài thơ "Chốn quê" (Thơ văn Nguyễn

Khuyến) và là "Nhà nông than thở" (Nguyễn Khuyến tác phẩm).

18


- Bài thơ "Lên núi An Lão" (Văn học Việt Nam) là bài thơ "Vịnh núi An Lão" (Thơ

văn Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Vương ông mắc oan" (Văn học Việt Nam) là bài thơ "Kiều bán mình" (Thơ

văn Nguyễn Khuyến).
4. Tác phẩm "Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỷ XIX" của Nguyễn Tường Phượng và

Bùi Hữu sủng, giới thiệu 11 bài thơ chữ Nôm và 1 câu đối Nơm của Nguyễn Khuyến. Trong 11
bài thơ ấy, có 10 bài in trong tuyển tập "Thơ văn Nguyễn Khuyến". Riêng bài thơ "Chợ trời
chùa Thầy", chúng tơi tìm thấy trong tuyển tập "Nguyễn Khuyến tác phẩm". Câu đối Nôm
"Cáo quan về dạy học" trong "Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỷ XIX" là "Thú quê" trong
"Thơ văn Nguyễn Khuyến" và là "Cảnh về vườn" trong "Nguyễn Khuyến tác phẩm".

5. Tác phẩm "Văn học Việt Nam thế kỷ XIX" của Lê Kim Ngân, Võ Thu Tịnh, Nguyễn

Tường Minh, giới thiệu 32 bài thơ chữ Nôm và 3 câu đối Nơm của Nguyễn Khuyến. Trong 32
bài thơ ấy, có 30 bài in trong tuyển tập "Thơ văn Nguyễn Khuyến". Bài thơ "Chợ trời chùa
Thầy" in trong "Nguyễn Khuyến tác phẩm". Riêng bài thơ "Vào hè", nhiều nhà nghiên cứu xác
định không phải của Nguyễn Khuyến. Tác giả bài thơ ấy là nhà thơ Dương Bá Trạc (Xin xem
Cần Mẫn "Dứt khốt khơng phải của Nguyễn Khuyến", TC Văn học số 2, 1977). Chúng tơi
cũng tìm thấy bài thơ "Vào hè" nằm trong tác phẩm "Dương Bá Trạc - Con người và thơ văn",
Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2004, tr. 133. Trong những bài thơ cịn lại, có 10 bài thơ có tựa đề khác,
cụ thể:
- Bài thơ "Ngán đời" (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX) là bài thơ "Ngẫu hứng" (Thơ văn

Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Phường chèo nói chuyện với vợ" (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX) là bài thơ

"Lời vợ anh phường chèo" (Thơ văn Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Vương ông mắc oan" (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX) là bài thơ "Kiều bán

mình" (Thơ văn Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Gái góa" (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX) là bài thơ "Lời gái góa" (Thơ văn

Nguyễn Khuyến).

19


- Bài thơ "Đêm mùa hạ" (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX) là bài thơ "Than mùa hè"

(Thơ văn Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Mùa hè ngẫu hứng" (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX) là bài thơ "Vịnh mùa


hè" (Thơ văn Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Viếng cụ Nghè Vân Đình Dương Khuê " (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX) là

bài thơ "Khóc Dương Khuê" (Thơ văn Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Sng tình" (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX) là bài thơ "Bạn đến chơi nhà"

(Thơ văn Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Cảnh già " (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX) là bài thơ "Than già" (Thơ văn

Nguyễn Khuyến).
- Bài thơ "Mậu Thân tự thọ " (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX) là bài thơ "Đại lão" (Thơ

văn Nguyễn Khuyến).
Trong 3 câu đối Nôm, câu đối "Cáo quan về dạy học" (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX) là
"Thú quê" (Thơ văn Nguyễn Khuyến) và là "Cảnh về vườn" (Nguyễn Khuyến tác phẩm).
Riêng câu đối "Tự trào" (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX), chúng tôi không tìm thấy trong các
tuyển tập và hợp tuyển khác về thơ văn Nguyễn Khuyến.
6. Hợp tuyển "Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX" của nhiều tác giả, giới thiệu 12 bài

thơ của Nguyễn Khuyến (5 bài thơ chữ Nôm, 6 bài thơ chữ Hán và 1 câu đối Nơm). Cả 12 bài
thơ trên, đều có trong "Thơ văn Nguyễn Khuyến". Câu đối Nôm "Cảm đề thời thế" (Thơ văn
yêu nước nửa sau thế kỷ XIX) là "Tặng người quen" (Thơ văn Nguyễn Khuyến) và là "Làm
chơi" (Nguyễn Khuyến tác phẩm). Trong 6 bài thơ chữ Hán, có bài thơ "Giáp thân Trung thu
ngụ Hà Nội hữu cảm, ký đồng niên cử nhân Ngô" (Cảm nghĩ nhân dịp tiết Trung thu năm Giáp
thân ở Hà Nội, viết gửi cho bạn đồng niên là ông cử họ Ngô) do Nguyễn Khắc Hanh dịch là có
sự khác biệt so với tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" (Bài này do Nguyễn Văn Tú dịch).
7. Tác phẩm "Việt Nam thi văn giảng luận" của Hà Như Chi, giới thiệu 18 bài thơ chữ

Nôm và 2 câu đối Nôm của Nguyễn Khuyến. Ngoại trừ bài thơ "Vào hè" của Dương Bá Trạc

(chúng tôi đã chú thích ở trên), những bài thơ và câu đối cịn lại, đều có trong tác phẩm "Thơ
văn Nguyễn Khuyến".
20


8. "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam" tập IV, quyển 1 của nhiều tác giả, giới thiệu 31 bài thơ

của Nguyễn Khuyến (21 bài thơ chữ Nôm, 8 bài thơ chữ Hán và 2 câu đối chữ Nôm). Tất cả
đều có trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến".
9. Tuyển tập "Nguyễn Khuyến tác phẩm" của Nguyễn Văn Huyền, giới thiệu 86 bài thơ

chữ Nôm của Nguyễn Khuyến (chúng tôi thống kê có 63 bài trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn
Khuyến"), 47 câu đối chữ Nơm (16 câu đối có trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến"), 20
câu đối chữ Hán và 267 bài thơ chữ Hán (loi bài có trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn
Khuyến"). Trong loi bài thơ chữ Hán này, có 7 bài được giới thiệu bằng bản dịch khác so với
tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến", cụ thể:
- Bài thơ "Thu sơn tiêu vọng", trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" là Hoàng

Tạo dịch với đầu đề "Đêm thu trên núi trơng", cịn trong tuyển tập "Nguyễn Khuyến
tác phẩm" là do Nguyễn Văn Huyền dịch với đầu đề "Đêm thu trên núi ngắm cảnh".
- Bài thơ "Điệu quyên" (Viếng con cuốc), trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến"

là Nguyễn Văn Tú dịch, còn trong tuyển tập "Nguyễn Khuyến tác phẩm" là do Nguyễn
Văn Huyền dịch.
- Bài thơ "Độc La ngạn Đỗ Đình nguyên từ Bắc phiên thư" (Đọc bức thư từ chối chức

Bố chánh Bắc ninh của Đình nguyên họ Đỗ ở La ngạn), trong tác phẩm "Thơ văn
Nguyễn Khuyến" là Nguyễn Văn Tú dịch, còn trong tuyển tập "Nguyễn Khuyến tác
phẩm" là do Nguyễn Văn Huyền dịch.
- Bài thơ "Tức sự" (Tức sự), trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" là Hồng Tạo


dịch, cịn trong tuyển tập "Nguyễn Khuyến tác phẩm" là do Ngô Linh Ngọc dịch.
- Bài thơ "Hung niên III" (Năm mất mùa III), trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn

Khuyến" là Nguyễn Văn Tú dịch, còn trong tuyển tập "Nguyễn Khuyến tác phẩm" là
do Nguyễn Văn Huyền dịch.
- Bài thơ "Ngẫu tác" (Ngẫu tác), trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" là Đỗ

Ngọc Toại dịch, còn trong tuyển tập "Nguyễn Khuyến tác phẩm" là do Nguyễn Văn
Huyền dịch.

21


- Bài thơ "Sất xỉ" (Mắng cái răng), trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" là

Hồng Tạo dịch, cịn trong tuyển tập "Nguyễn Khuyến tác phẩm " là do Nguyễn Văn
Huyền dịch.
10. Tác phẩm "Thơ văn trào phúng Việt Nam" của Vũ Ngọc Khánh, giới thiệu 6 bài thơ

chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, cả 6 bài chúng tơi đều tìm thấy trong tác phẩm "Thơ văn
Nguyễn Khuyến".
11. Tác phẩm "Thi hào Nguyễn Khuyến - Đời và thơ" do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, giới

thiệu 25 bài thơ chữ Nôm. Cả 25 bài thơ này, chúng tơi đều tìm thấy trong tác phẩm "Thơ văn
Nguyễn Khuyến" và "Nguyễn Khuyến tác phẩm". Riêng về thơ chữ Hán, "Thi hào Nguyễn
Khuyến - Đời và thơ" giới thiệu 42 bài thơ, trong đó có 3 bài "Sơ hạ" (Đầu mùa hạ); "Hạ nhật
tân tình" (Ngày hè hửng nắng); "Điền gia tức sự ngâm" (Chuyện nhà người nơng phu) khơng
có trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" nhưng lại có trong tuyển tập "Nguyễn Khuyến
tác phẩm". Ở đây, có 6 bài thơ chữ Hán được giới thiệu bằng bản dịch khác so với tác phẩm

"Thơ văn Nguyễn Khuyến ", cụ thể:
- Bài thơ "Dục Thúy sơn" (Núi Dục Thúy) do Băng Thanh dịch. Trong tác phẩm "Thơ

văn Nguyễn Khuyến" là do Hoàng Tạo dịch.
- Bài thơ "Túy Hậu" (Sau khi say) do Nguyễn Huệ Chi dịch. Trong tác phẩm "Thơ văn

Nguyễn Khuyến" là do Đỗ Ngọc Toại dịch.
- Bài thơ "Xuân dạ liên nga" (Đêm xuân thương con thiêu thân) do Nguyễn Huệ Chi

dịch. Trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" là do Hoàng Tạo dịch.
- Bài thơ "Thoại tăng" (Nói chuyện với sư) do Băng Thanh dịch. Trong tác phẩm "Thơ

văn Nguyễn Khuyến" là do Nguyễn Văn Tú dịch.
- Bài thơ "Ký Châu Giang Bùi Ân Niên" (Gửi Bùi Ân Niên ở Châu Giang) do Băng

Thanh dịch. Trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" là do Đỗ Ngọc Toại dịch.
- Bài thơ "Nhân tặng nhục" (Có người cho thịt) do Nguyễn Huệ Chi dịch. Trong tác

phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" là do Đỗ Ngọc Toại dịch.
12. Tác phẩm "Thơ Nôm Đường luật" của Lã Nhâm Thìn, giới thiệu 28 bài thơ chữ Nơm

của Nguyễn Khuyến, cả 28 bài thơ này, đều có trong tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến".
22


13. "Tổng tập văn học Việt Nam", tập 16 do Đặng Đức Siêu chủ biên, giới thiệu 44 bài

thơ chữ Nôm, 9 bài thơ chữ Hán, 3 câu đối chữ Nơm và 1 câu đối chữ Hán của Nguyễn
Khuyến. Ngồi bài "Văn tế Ri-vi-e" (Henri Rivière), số còn lại đều có trong tác phẩm "Thơ văn
Nguyễn Khuyến". Theo nhiều nhà nghiên cứu bài "Văn tế Ri-vi-e" không phải của Nguyễn

Khuyến [116; 284] và chúng tơi cũng khơng tìm thấy bài này trong các tuyển tập, hợp tuyển
khác về thơ văn Nguyễn Khuyến.
Từ những kết quả trên, chúng tơi có thể nhận định:
1. Thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến tồn tại nhiều dị bản. Có những bài thơ được các nhà
nghiên cứu xác định không phải của Nguyễn Khuyến.
2. Phần lớn các hợp tuyển thơ văn Nguyễn Khuyến ở miền Nam trước năm 1975, chỉ

tuyển chọn và giới thiệu thơ chữ Nơm mà ít chú ý đến thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến.
3. Thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến hầu như khơng có dị bản. Phần phiên âm, dịch

nghĩa, dịch thơ chữ Hán ít có sự thay đổi (Thống kê cho thấy có 14 bài thơ chữ Hán là có
những bản dịch khác nhau).
4. Các hợp tuyển, các cơng trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến ở cả hai miền Nam
- Bắc sau năm 1975, hầu hết đều trích dẫn, tuyển chọn lại từ tác phẩm "Thơ văn Nguyễn

Khuyến".
Tiếp thu kết quả của những người đi trước và qua việc khảo sát văn bản tác phẩm Nguyễn
Khuyến, chúng tôi nhận thấy tác phẩm "Thơ văn Nguyễn Khuyến" là nguồn tư liệu chính xác,
đáng tin cậy cho chúng tơi trong q trình thực hiện luận án. Mọi trích dẫn về văn bản thơ chữ
Hán và chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, chúng tôi đều lấy từ tác phẩm này. Xin được nói thêm
trong 18 bài thơ chữ Nôm nằm ở phần phụ lục đợi xác minh thêm, chúng tơi thấy có 7 bài có
trong "Nguyễn Khuyến tác phẩm" và có trong những tuyển tập khác. Vì thế, chúng tơi sẽ tính
thêm 7 bài thơ này trong quá trình nghiên cứu. Chỉ khi nào cần thiết và thiếu tư liệu để làm
sáng tỏ vấn đề, chúng tôi mới tham khảo các tuyển tập khác. Có như vậy mới tạo nên sự thống
nhất về mặt văn bản và sự chính xác trong việc phân tích, đánh giá thơ Nguyễn Khuyến.

23


1.2. Quá trình chuyển biến tư tưởng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến

Văn học nghệ thuật là một hoạt động tư tưởng. Không thể nào tiếp cận một tác phẩm văn
học, mà người nghiên cứu lại "lơ đễnh" quên đi tư tưởng chủ nhân của nó. Có thể xem tư tưởng
là "kim chỉ nam" định hướng cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn và chi phối toàn bộ thế giới
nghệ thuật của họ. Vì thế, trong "Từ điển thuật ngữ văn học" các nhà nghiên cứu Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi đã cho rằng "Tư tưởng tác phẩm văn học là nhận thức, lý
giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học cũng như
những vấn đề nhân sinh đặt ra ở trong đó... là linh hồn, là hạt nhân của tác phẩm, là kết tinh của
những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời" [41; 262]
Để làm rõ khái niệm tư tưởng nghệ thuật, trong một bài viết về Puskin, nhà phê bình văn
học Nga Bielinxky nhận định "Một tư tưởng nghệ thuật không phải là một tam đoạn luận, một
giáo điều hay một quy tắc, đó là một say mê mãnh liệt, một nhiệt hứng... Trong tâm trạng nhiệt
hứng, tư tưởng xâm chiếm nhà thơ một cách đắm say như một người tình xinh đẹp bằng xương
bằng thịt mà ông ta chiêm ngưỡng, không phải bằng lý trí, bằng ngộ tính, bằng tình cảm hay
một năng lực nào đó của tâm hồn, mà bằng tồn bộ con người tinh thần của mình với tất cả nội
dung phong phú và tính tổng thể tồn vẹn của nó, vì thế, tư tưởng trong thơ khơng phải là một
tư tưởng trừu tượng hay một hình thái chết, mà là một sáng tạo sống động" [92; 9]. Như vậy tư
tưởng nghệ thuật là hình thái hoạt động tinh thần, thể hiện trong cách nhận thức, lý giải của nhà
văn bằng toàn bộ con người tinh thần với tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể tồn vẹn
của nó.
Tuy mỗi nhà văn đều có một vùng đối tượng thẩm mỹ riêng ghi đậm dấu ấn của chủ thể
sáng tác, nhưng tư tưởng nghệ thuật không phải là một vấn đề cố định, bất biến mà luôn luôn
vận động, biến đổi trong cuộc đời sáng tác của nhà văn. Ở đó, tư tưởng nghệ thuật vừa thể hiện
sự thống nhất, xuyên suốt cuộc đời sáng tác, vừa thể hiện sự khác nhau trong từng giai đoạn do
chịu sự chi phối của lịch sử, xã hội... Với cách hiểu như trên, trong q trình nghiên cứu, chúng
tơi mới chứng minh được sự thống nhất và cả quá trình chuyển biến tư tưởng nghệ thuật trong
thơ Nguyễn Khuyến.
Trong cuộc đời làm quan, làm dân, Nguyễn Khuyến để lại cho văn học nước nhà một
khối lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú và đa dạng trên nhiều thể loại như thơ chữ Hán, thơ chữ
24



Nơm, câu đối, hát nói, văn tế... Mỗi thể loại đều gắn liền với những chặng đường sáng tác và
những diễn biến phức hợp trong tâm hồn nhà thơ. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi "Sự
tinh tế của trạng thái tâm hồn, thơng qua con mắt nhìn ngoại cảnh, dễ thường trừ Nguyễn Du
ra, cũng chưa ai vượt được Nguyễn Khuyến" [11; 37]. Vì thế, tiếp cận thơ Nguyễn Khuyến và
tư tưởng nghệ thuật của ông, các nhà nghiên cứu thường đưa ra những khái niệm khác nhau
như: Nhà thơ trào phúng, Nhà thơ trào phúng - hiện thực, Nhà thơ yêu nước, Nhà thơ của dân
tình và làng cảnh Việt Nam... Những khái niệm ấy đều phản ánh đúng bản chất và tâm hồn thơ
Nguyễn Khuyến, nhưng để tái tạo chân dung một con người - theo chúng tơi cịn phải hội tụ
nhiều yếu tố khác nữa.
Để thấy được quá trình chuyển biến tư tưởng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến, chúng tơi
tìm hiểu khơng chỉ một vài tác phẩm, một vài chặng đường sáng tác, mà trong toàn bộ sáng tác của
nhà thơ như một hệ thống thẩm mỹ. Sự yếu đuối, nhu nhược và bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn,
cùng với việc đất nước mất hẳn vào tay giặc và sự bế tắc cùng cực khơng lối thốt dẫu hành đạo
hay ẩn dật của tầng lớp trí thức nho sĩ đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn
Khuyến, ở nhà thơ thiếu vắng tấm lịng "cuồn cuộn triều đơng" với vua với nước của Nguyễn Trãi,
thiếu vắng cái khí phách ngang tàng "đứng trong trời đất" của Nguyễn Công Trứ, thiếu vắng lời
nguyền "quỷ thiêng giết giặc" của Nguyễn Quang Bích... nhưng lại thừa im lặng và tâm trạng cô
đơn. Sự nhạt màu ngơn chí, làm nên hiện tượng cá biệt, lẻ loi, so với thơ ca đương thời. Nhưng
cũng chính sự nhạt màu ngơn chí cùng với qng đời cịn lại ở "vườn Bùi chốn cũ", nhà thơ
Nguyễn Khuyến, người đi trước thời đại mới làm nên một bước chuyển mình báo hiệu cho thơ ca
Việt Nam trên con đường từ trung đại sang cận đại.

1.2.1. Nhận diện sự trống rỗng, vơ nghĩa của tầng lớp trí thức đương thời
Mang tư tưởng Nho giáo đi vào cuộc "kinh bang tế thế", Nguyễn Khuyến khơng có quan
niệm nào khác là phải thực hiện bổn phận tơi trung "thượng trí qn, hạ trạch dân" (Trên thì
giúp vua, dưới thì chăm dân), giúp vua giúp nước thái bình thịnh trị. Nhưng những biến cố của
lịch sử dân tộc xảy ra, không cho phép nhà thơ thực hiện vai trò mẫu mực của một ông quan,
không đi trọn con đường mà gần nửa cuộc đời mình đã khao khát lựa chọn. Tiếng súng của
thực dân Pháp vang lên khắp hai miền Nam Bắc, những hàng ước liên tiếp được ký kết và sự

yếu đuối nhu nhược của triều đình Tự Đức đã thức tỉnh tâm hồn nhà thơ cũng như tầng lớp trí
25


×