Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống ubnd xã a thu hồi đất trái pháp luật đối với hộ gia đình ông hoàng nguyên b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.09 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K6A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: Xử lý tình huống UBND xã A thu hồi đất trái pháp
luật đối với hộ gia đình ơng Hồng Ngun B

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Linh
Đơn vị công tác: Ban quản lý dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................5
I. Mơ tả tình huống..................................................................................... 5
II. Phân tích tình huống..............................................................................6
1. Cơ sở pháp lý...........................................................................................6
2. Xây dựng mục tiêu tình huống.............................................................14
3. Phân tích ngun nhân......................................................................... 14
III. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống.............................. 16
1. Phương án xử lý 1..................................................................................16
2. Phương án xử lý 2..................................................................................16
3. Lựa chọn phương án xử lý....................................................................18
IV.Kế hoạch thực hiện phương án đã lựa chọn...................................... 19
KẾT LUẬN................................................................................................ 21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................23

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, vai trò quản lý nhà nước về đất đai ở cơ sở
được tăng cường; nhờ đó khắc phục được tình trạng giao, cấp đất trái thẩm
quyền; tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai
giảm hơn trước. Cơng tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã lập
xong điều chỉnh bổ sung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và ở
tất cả các xã, đảm bảo theo đúng quy định. Thực hiện tốt việc công bố công
khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và có biện pháp kiểm tra, theo dõi việc
thực hiện, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng
đất thực tế, khắc phục tình trạng quy hoạch “treo”. Cơng tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ( GCNQSDĐ ) đất đã có nhiều tích cực từ huyện
đến cơ sở, UBND các xã đã rà soát và nắm chắc nguyên nhân của các trường
hợp chưa được cấp giấy; các khu vực còn vướng mắc trong việc lập các thủ
tục kê khai đăng ký từ đó đề ra giải pháp thực hiện trong thời gian tới nhằm
hoàn thành thắng lợi kế hoạch đã đề ra. Q trình thực hiện đều có sự nỗ lực
và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng của trung ương tới địa
phương trong việc giải quyết các hồ sơ, thủ tục xin cấp GCNQSDĐ của hộ
gia đình, cá nhân. Trong quá trình xét cấp GCNQSDĐ, UBND các xã đã có
sự linh hoạt trong việc giải quyết đối với các trường hợp cụ thể có tính chất
đặc thù của địa phương (đất chưa bàn giao nhưng có giải thửa rõ ràng) nhằm
đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người sử dụng đất. Nhờ vậy tỷ lệ cấp giấy
CN.QSDĐ đạt 95,24% số thửa trên địa bàn huyện cần phải cấp giấy.
Bên cạnh những thuận lợi, công tác quản lý tài ngun và mơi trường
cũng cịn một số khó khăn nhất định, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai
đó là: Cơng tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng rất phức tạp,

chiếm rất nhiều thời gian, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cơ
quan chun mơn như Phịng Kinh tế hạ tầng, Phịng Nơng nghiệp và phát
triển nơng thơn, Hội đồng bồi thường, UBND các xã … hỗ trợ đẩy nhanh
công tác thu hồi đất, quy chủ, cập nhật chỉnh lý biến động đất đai, bồi
3


thường, giải phóng mặt bằng, bàn giao đất. Nhìn chung hiện nay vấn đề về
đất đai và môi trường là hai vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hàng năm các
vụ tranh chấp được giải quyết tại tòa án thường liên quan tới tranh chấp về
đất đai là chủ yếu và các khiếu nại tố cáo cũng vậy đa số là liên quan tới đất
đai. Vậy trước tình hình nổi cộm hiện nay bản thân tôi qua học tập và nghiên
cứu về các chuyên đề thuộc chương trình đào tạo , bồi dưỡng kiến thức quản
lí nhà nước chương trình chuyên viên do trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức – Bộ Nội vụ tổ chức, tôi đã lĩnh hội được những kiến thức cơ bản
về công tác quản lí hành chính nhà nước từ sự giảng dạy nhiệt tình của thầy
cơ. Cũng trong khoảng thời gian ngắn này tôi cũng đã học hỏi thêm được
nhiều kinh nghiệm kĩ năng quản lý của các anh chị của các bạn bè cùng lớp.

Là chuyên viên công tác tại Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển
đô thị Hà Nội, đơn vị thực hiện các dự án trọng điểm do UBND Thành phố
Hà Nội quyết định đầu tư. Việc xử lý giải quyết tranh chấp đất đai, tìm được
tiếng nói chung với người dân có ý nghĩa quyết định đến thu hồi mặt bằn g
góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Vậy sau đây tôi xin đi vào phân
tích một tình huống có thật trong cuộc sống liên quan tới tranh chấp đất đai,
tình huống có tên là: “UBND xã A thu hồi đất trái pháp luật đối với hộ
gia đình ơng Hồng Ngun B”
Do kiến thức và thời gian có hạn, chính vì vậy trong nội dung bài tiểu
luận không thể tránh khỏi một số sai sót nhỏ. Vì vậy Tơi rất mong được sự
quan tâm của thầy cơ và các bạn đồng nghiệp góp thêm ý kiến để tiểu luận

của Tơi có nội dung tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày….tháng…năm….
Người viết tình huống

4


PHẦN NỘI DUNG
Mơ tả tình huống
Ơng Hồng Ngun B sinh năm 1955 sinh ra và lớn lên tại xã A – huyện

I.

Y – Thành phố HN. Hiện nay, ông B đã 60 tuổi, là chủsởhữu hơpp̣ pháp thửa
ruô p̣ ng 6.000 m2 đất taịxa ̃ A – huyện Y – Thành phố HN theo GCNQSDĐ
sốQSDĐ /4203-LA do UBND Huyêṇ Y cấp ngày 24 tháng 4 năm 2003.
Thực hiện chủ trương nâng cấp các cơng trình xây dựng, hồn thiện cơ
sở vật chất để ổn định đời sống của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt nam
trên trường quốc tế. Đặc biệt hơn nữa, đời sống của nông dân các địa
phương – là tầng lớp chủ yếu cung cấp lương thực cho tồn Việt Nam và có
thể đem lại kim ngạch xuất khẩu với những lợi nhuận thu được từ hoạt động
này cho ngân sách nước ta. Mặt khác, nằm trong chiến lược xây dựng và
hoàn thiện cơ sở hạ tầng của đất nước ta thì khơng thể bỏ qua việc xây dựng
các cơng trình thủy lợi, đê điều để giúp cho hoạt động sản xuất của người
dân được nâng cao, mùa màng bội thu. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã
quyết định đưa ra nhiều chính sách nhằm tăng cường chi ngân sách để xây
dựng và nâng cấp các cơng trình thủy lợi như: mương, máng, kênh ngịi,
rạch…để có thể cung cấp nước kịp thời vào mùa vụ cho bà con nông dân gia
tăng sản xuất. Sự hoạch định chính sách này đã được thực hiện ở khá nhiều
địa phương với quy mơ rộng lớn.

Chính vì vậy, để thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước ngày
20/6 chính quyền xã A đã quyết định triển khai dự án mở rộng một con kênh
thủy lợi để cung cấp nước cho mùa màng, phục vụ hoạt động sản xuất của
nơng dân xã A. Do vậy, chính quyền xã đã tiến hành lên kế hoạch thu hồi
đất, xây dựng kênh thủy lợi.
Kế hoạch thu hồi đất và xây dựng kênh thủy lợi của chính quyền xã A
được tiến hành từ 27/8 đến 28/9/2014, nhiều diện tích đất của các hộ gia đình
tại xã A đã rơi vào diện tích bị thu hồi trong đó có trường hợp của gia đình
ơng B. Phần đất của con kênh đi vào chính giữa phần đất của ông B
5


(đất hangp̣ nhất hai vu p̣ lú)a không nhưng ̃ làm mất trắng của ơng2.000 m2
vng đất màhiêṇ taịvâñ cịn đang naọ vét thêm. Đất sau khi nạo vét thì đem
đổđi nơi khác, làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của ông.
Trước sư p̣viêcp̣ bị thu hồi đất trên, ông B đa ̃làm đơn khiếu naịUBND xa ̃
A. Theo biên bản làm viêcp̣ giữa UBND xa ̃ A vàông B ngày 9/10/2014 vừa
qua thiU
̀ BND xa ̃ A cũng đã thừa nhận việc cho đến thời điểm này , xã vẫn
chưa trao bất kim
̀ ôṭquyết đinḥ thu hồi đất nào cho ông màchỉgiải thich́
hết sức chung chung, không dưạ vào bất cứ môṭcơ sởpháp línào ca..
AI.

Phân tích tình huống
1. Cơ sở pháp lý.
A. Luật Đất đai:
Điều 134 Luật đất đai 2013 về đất trồng lúa
1.


Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất

trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp. Trường hợp cần thiết
phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích
khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử
dụng đất trồng lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng
khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất,
chất lượng cao.
2.

Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu

mỡ của đất; khơng được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu
năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nơng
nghiệp nếu khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3.

Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích

phi nơng nghiệp từ đất chun trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để
Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu
quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

6


Điều 67 Luật đất đai 2013 về thông báo thu hồi đất và chấp hành
quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh
tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng

1.

Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất

nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nơng nghiệp, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phải thơng báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội
dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát,
đo đạc, kiểm đếm.
2.

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ

quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy định tại khoản
1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất
mà khơng phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
3.

Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức

làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong q trình điều tra, khảo
sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4.

Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt được cơng bố cơng khai, người có đất thu hồi phải chấp hành quyết
định thu hồi đất.
Điều 126 Luật đất đai 2013 về đất sử dụng có thời hạn
1.


Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp đối với

hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản
1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50
năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp
nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại
khoản này.
2.

Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân

khơng q 50 năm. Khi hết thời hạn th đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có
nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.

7


3.

Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục

đích sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ,
làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư;
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định
trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50
năm.
Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư

vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất,
cho thuê đất không quá 70 năm.
Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê
hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định
theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất
được sử dụng đất ổn định lâu dài.
Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được
Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định
tại khoản này.
4.

Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước

ngồi có chức năng ngoại giao khơng q 99 năm. Khi hết thời hạn, tổ chức
nước ngồi có chức năng ngoại giao nếu có nhu cầu sử dụng đất thì được
Nhà nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác, mỗi lần gia hạn không
quá thời hạn quy định tại khoản này.
5.

Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nơng nghiệp sử dụng vào mục

đích cơng ích của xã, phường, thị trấn là không quá 05 năm.
6.

Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp cơng lập

tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này và các cơng
trình cơng cộng có mục đích kinh doanh là khơng q 70 năm.


8


Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được
Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định
tại khoản này.
7.

Đối với thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích thì thời hạn sử dụng

đất được xác định theo thời hạn của loại đất sử dụng vào mục đích chính.
8.

Thời hạn giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều này được tính từ

ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Điều 57 Luật đất đai 2013 về chuyển mục đích sử dụng đất
1.

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a)

Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi

trồng thủy sản, đất làm muối;
b)


Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước

mặn, đất làm muối, đất ni trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c)

Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử

dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nơng nghiệp;
d)

Chuyển đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất sang đất phi nơng nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g)

Chuyển đất xây dựng cơng trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích

cơng cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ;
chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng cơng trình sự nghiệp sang đất
cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp

9



luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp
dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Điều 68 Luật đất đai 2013 về tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng; quản lý đất đã thu hồi
1.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ

chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2.

Đất đã thu hồi được giao để quản lý, sử dụng theo quy định sau

đây:
a)

Đất đã thu hồi theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này thì giao

cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công
về đất đai để quản lý;
b)

Đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d

khoản 1 Điều 65 của Luật này thì giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai
để quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất.
Trường hợp đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a,
b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này là đất nông nghiệp của hộ gia đình,
cá nhân ở nơng thơn thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Quỹ đất
này được giao, cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân khơng có đất hoặc thiếu

đất sản xuất theo quy định của pháp luật.
3.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 66 Luật đất đai 2013 về thẩm quyền thu hồi đất
1.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường

hợp sau đây:
a)

Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở

nước ngồi, tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều
này;
b)

Thu hồi đất nơng nghiệp thuộc quỹ đất cơng ích của xã, phường, thị trấn.
2.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường

hợp sau đây:
10


a)


Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b)

Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà

ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu
hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi
đất.
B.

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về

bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
C.

Luật khiếu nại năm 2011.

Điều 12 quy định về Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1.

Người khiếu nại có các quyền sau

đây: a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc
khiếu nại;

Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất
hoặc vì lý do khách quan khác mà khơng thể tự mình khiếu nại thì được ủy
quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc
người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b)

Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại

để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy
định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật
hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình;
c)

Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham

gia đối thoại;

11


d)

Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải

quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thơng tin, tài liệu thuộc
bí mật nhà nước;
đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thơng tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thơng tin, tài liệu

đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho
người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
e)

Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn

cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành
chính bị khiếu nại;
g)

Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về

chứng cứ đó;
h)

Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết

định giải quyết khiếu nại;
i)

Được khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi

thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
k)

Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tồ án theo quy

định của Luật tố tụng hành chính;
l)


Rút khiếu nại.

2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a)

Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

b)

Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp

lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải
quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và
việc cung cấp thơng tin, tài liệu đó;
c)

Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu

nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm
đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
d)

Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu

lực pháp luật.
12


3.


Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định

của pháp luật.
Điều 13 quy định về quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu
nại 1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a)

Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi

hành chính bị khiếu nại;
b)

Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người

giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu
thuộc bí mật nhà nước;
c)

Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý

thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thơng tin, tài liệu
đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho
người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
d)

Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a)


Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham

gia đối thoại;
b)

Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn

vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
c)

Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải

trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm
tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
d)

Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu

lực pháp luật;
đ) Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành
chính bị khiếu nại;
e)

Bồi thường, bồi hồn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành

chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.
13



3.

Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy

định của pháp luật.
Điều 28 quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ
lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn
giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý
D. Luật Tố tụng hành chính
Điều 7 Luật Tố tụng Hành chính quy định : Quyền quyết định và tự định
đoạt của người khởi kiện
“ Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án
hành chính. Tịa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án”.
Khoản 1 Điều 28 Luật Tố tụng Hành chính năm 2010 quy định:
“Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết
định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong
các lĩnh vực quốc phịng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ
quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ
của cơ quan, tổ chức.”
2. Xây dựng mục tiêu tình huống.
Xử lý tình huống trên nhằm vào một số mục tiêu sau:
Thứ nhất: Dựa trên các quy định của Luật Đất Đai về thẩm quyền thu hồi
đất theo Luật Đất đai 2013 của Uỷ ban nhân dân xã A là đúng hay sai?
Thứ hai: Sau khi phát hiện ra vụ việc vi phạm thẩm quyền trong việc thu

hồi đất của Ủy ban nhân dân xã A thì hành vi của ơng B tiến hành khiếu nại
và khiếu kiện có đúng hay khơng? Vì sao?
Thứ ba: Giải quyết quyền lợi cho hộ gia đình nhà ơng Hồng Nguyên B
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
14


Tình trạng xảy ra các tranh chấp đất đai hiện nay giữa các cá nhân đặc
biệt là giữa các cá nhân và cơ quan, tổ chức thể hiện sự bất cập của công tác
quản lý các lĩnh vực trong đời sống hiện nay. Đó là sự khơng chấp hành của
các cơ quan có thẩm quyền như: vi phạm thủ tục, áp dụng không đúng các
quy định của pháp luật.
Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền lợi dụng chức vụ quyền hạn mà
vi

phạm pháp luật. Khi ra quyết định không dựa trên các quy định của pháp

luật như: chưa có quyết định thu hồi đất của ông B đã tiến hành thi cơng, nạo
vét gây thiệt hại cho diện tích đất của ơng. Hơn nữa, khi thực hiện sai
phía chính quyền xã A cũng khơng có một câu trả lời thỏa đáng cho ơng B,
chỉ giải thích một cách chung chung cho quyết định của mình. Do vậy, đã
gây nên sự thiếu tin tưởng trong điều hành và quản lý hành chính nhà nước
cũng như lịng tin của nhân dân.
Qua vụ việc trên có thể thấy, sự thiếu trách nhiệm cũng như hiểu biết
pháp luật của đội ngũ cán bộ còn chưa cao. Bởi lẽ, việc làm đầu tiên là phải
tiến hành quy hoạch diện tích đất cần thu hồi và báo với những đối tượng
thuộc diện thu hồi đất cho cơng trình đó nhưng Uỷ ban nhân dân xã A không
hề thực hiện các quyết định này mà thực hiện ngay việc nạo vét , làm tổn hại
đến diện tích đất của ơng B. Mặt khác việc thu hồi đất không thuộc thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân xã, thẩm quyền này thuộc về UBNB huyện Y.

Nếu cần phục vụ cho mục đích thủy lợi của tồn xã thì UBND xã A phải có
văn bản thơng báo lên UBND xin ý kiến, nếu UBND huyện đồng ý thì cơ
quan ra quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình ơng B và các hộ gia đình
khác là UBND huyện Y. UBND xã chỉ có thẩm quyền thơng báo phối hợp
cùng với UBND huyện trong việc thu hồi đất cũng như xây dựng cơng trình
thủy lợi và có thẩm quyền quản lý đất sau khi đã thu hồi. Vấn đề này luật đất
đai năm 2013 cũng đã có những quy định rõ về thẩm quyền thu hồi đất. Từ
đó cho thấy thực trạng quản lý của các cơ quan hành chính trong lĩnh vực đất
đai cịn nhiều bất cập. Đặc biệt ở cấp xã khi sự hiểu biết về pháp luật chưa
cao làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
15


Một nguyên nhân nữa cũng cần phải đề cập, đó là công tác xây dựng và
thực hiện quy hoạch quản lý và sử dụng đất đai của các cấp chính quyền cịn
nhiều hạn chế. Nếu làm tốt cơng tác quy hoạch sử dụng đất thì hạn chế được
các vụ việc phức tạp tương tự như trên đã xảy ra.
III. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống.
Từ vụ việc trên có thể nhận thấy, tranh chấp giữa ơng B và Ủy ban nhân
dân xã A là một dạng của tranh chấp đất đai liên quan đến đất nông nghiệp.
Tranh chấp này địi hỏi phải có một phương án tối ưu để giải quyết.
1. Phương án xử lý 1.
-

Ông B có quyền khởi kiện việc mình bị thu hồi đất tại cơ quan Tòa án

đề bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Do đó, Ủy ban nhân dân xã A phải tiến
hành bồi thường thiệt hại 2.000 mét vuông diện tích đất cho ơng B cho hành
vi


tiến hành nạo vét gây thiệt hại cho tài sản của ông mà chưa có quyết định

thu hồi đất.
-

Ủy ban nhân dân xã A phải dừng lại việc tiến hành nạo vét, đổ đất gây

thiệt hại cho diện tích đất của ơng B trước khi có quyết định thu hồi đất chính
thức. Đồng thời phải cơng khai xin lỗi hộ gia đình nhà ông B vì hành vi trái
pháp luật của mình. Những cán bộ ra quyết định tiến hành nạo vét 2.000 mét
vuông đất nông nghiệp nhà ông B phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Phương án xử lý 2.
-

Ủy ban nhân dân xã A phải tiếp nhận đơn khiếu nại của ơng B về diện tích

đất của mình bị thu hồi và giải quyết khiếu nại của ông B. Từ đó, có những giải
thích rõ ràng cho hành vi của mình dựa trên những cơ sở pháp lý của pháp luật.
Đồng thời, với hành vi sai phạm này, Ủy ban nhân dân xã A phải tiến hành công
khai xin lỗi ông B trên các phương tiện thông tin đại chúng và tiến hành bồi
thường thiệt hại cho diện tích đất bị thiệt hại của ông B.
-

Ủy ban nhân dân xã A phải thu hồi lại quyết định tiến hành nạo vét

kênh mương trên diện tích đất của ơng B mà đã gây thiệt hại cho ơng.
Có thể nhận thấy, mỗi phương án đều có cách giải quyết tối ưu của mình.
Tuy nhiên, mỗi phương án đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất
16



định. Vì vậy, khi áp dụng cần phải dựa vào thực tế của cơ quan đó và địa
phương đó để chọn cho mình một phương án thích hợp nhất để đảm bảo hiệu
lực, hiệu quả của hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước. Đồng thời qua
đây, cũng xin nhấn mạnh một số điểm về hành vi của chủ thể tham gia quan
hệ pháp luật trong tình huống.
*

Quyết định thu hồi đất và nạo vét kênh mương trên diện tích đất của

ơng B của Ủy ban nhân dân xã A.
Trong tình huống này, việc thu hồi đất của UBND xã A là sai. Vì Ơng C
có GCNQSDĐ số QSDĐ/4203 -LA do UBND huyện Y – thành phố HN cấp
ngày 24/4/2003 vì vậy ơng C là chủ sử dụng hợp pháp của mảnh đất này và
được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tồn bộ diện
tích đất này của ơng C là đất chun trồng lúa nước nên theo Điều 134 Luật
đất đai 2013 về đất trồng lúa “Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa,
hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp.
Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử
dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất
hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Nhà nước có chính sách hỗ trợ,
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại
cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao”.
Hơn nữa, một phần diện tích đất trồng lúa của ơng B được thu hồi để sử
dụng vào mục đích vì lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, thì việc thu hồi đất
đối với trường hợp này được quy định rõ ràng, chặt chẽ về mặt trình tự, thủ
tục, và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Khoản 1 và 2
Điều 67 Luật đất đai năm 2013: “Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm
nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nơng

nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thơng báo thu hồi đất cho
người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch
thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người sử dụng
đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thu hồi đất trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân
17


dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết
thời hạn thông báo thu hồi đất”.
Nhưng đến khi bị UBND xã A thu hồi đất, ơng B vẫn chưa được thơng
báo về diện tích đất bị thu hồi cũng như những vấn đề trên mà hiện tại phần
diện tích đất trồng lúa của ơng “vẫn còn đang nạo vét thêm”, mà đất sau khi
nạo vét thì đem đổ đi nơi khác, làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của
ông bởi đây là đất hạng nhất hai vụ lúa, và theo Điều 126 Luật đất đai 2013
thì thời hạn sử dụng đất của ơng là năm mươi năm, nghĩa là ông vẫn đang
trong quá trình sử dụng đất, có các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất. Hơn nữa, việc thu hồi đất trong trường hợp này chỉ được tiến hành khi
đã có quyết định thu hồi đất của UBND cấp huyện. Căn cứ vào Khoản 1,
Điều 66 Luật đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất trong trường hợp này là
của UBND huyện Y chứ không phải UBND xã. Như vậy, UBND xã A đã
thu hồi đất trái với thẩm quyền thu hồi đất theo luật định.
Ơng B có chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật
về đất đai. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vậy ơng B đã đủ điều kiện để được bồi thường theo quy định của pháp luật
(có GCNQSDĐ), và đất trồng lúa của ông là đất hangp̣ nhất hai vu p̣ lúa ,
nhưng UBND xã A không thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định.
*

Hành vi gửi đơn khiếu nại của ông B lên Ủy ban nhân dân xã A.


Hành vi này của ơng B hồn tồn đúng. Bởi vì, theo như trên phân tích
hành vi của Ủy ban nhân dân xã A là sai vì khơng đúng thủ tục và thẩm
quyền: đó là cơ quan này chưa hề có một quyết định thu hồi đất nào với ông
B đã tiến hành khai thác và nạo vét và gây thiệt hại cho diện tích của ơng
đồng thời Ủy ban nhân dân xã A chỉ có quyết định thu hồi đất khi đã có
quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nhưng trong trường hợp này
không hề có quyết định nào.
3.Lựa chọn phương án xử lý
Đứng từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước tơi sẽ chọn phương án xử lý
2, bởi lẽ dựa trên những căn cứ pháp lý cũng như thực tiễn UBND xã A đã
18


thực hiện hành vi trái pháp luật đó là hành vi thu hồi đất và tự ý nạo vét diện
tích đất nhà ơng B để xây dựng cơng trình thủy lợi. Chính vì vậy để sự việc
khơng diễn ra q phức tạp UBND xã phải có phương án thích hợp, nhận ra
sai lầm, nhận sai lầm và sửa chữa những sai lầm đã mắc phải . Có như vậy
mới có thể thực hiện tốt chức năng quản lý, mặt khác gia đình nhà ơng B sẽ
được bồi thường thỏa đáng, quyền và lợi ích hợp pháp được đảm bảo. Từ đó
nhân dân sẽ có lịng tin hơn vào các cơ quan quản lý nhà nước
Theo đó, Ủy ban nhân dân xã A sẽ tiếp nhận đơn khiếu nại của ông B về
diện tích đất của mình bị thu hồi và giải quyết khiếu nại của ơng B. Từ đó, có
những giải thích rõ ràng cho hành vi của mình dựa trên những cơ sở pháp lý
của pháp luật. Đồng thời, với hành vi sai phạm này, Ủy ban nhân dân xã A phải
tiến hành công khai xin lỗi ông B trên các phương tiện thông tin đại chúng và
tiến hành bồi thường thiệt hại cho diện tích đất bị thiệt hại của ông B.

IV.Kế hoạch thực hiện phương án đã lựa chọn
Bước 1:

Các công việc cần phải làm:
-

Dừng việc nạo vét trên diện tích ruộng nhà ơng B

-

Nghiên cứu lại các văn bản pháp luật bao gồm: Luật Đất đai

năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Khiếu nại năm 2011
-

Vạch ra những điểm trái pháp luật trong các quyết định của

mình và tiến hành tự kiểm điểm
-

Thông báo cho UBND huyện Y

-

Tiếp nhận đơn thư khiếu kiện của ông B

-

Giải quyết một cách thấu đáo đơn thư khiếu kiện của ông B

-

Đưa ra phương án bồi thường cho hộ gia đình nhà ơng B


-

Tiến hành kỷ luật những cán bộ liên quan đến vụ việc

Thời gian để tiến hành những công việc trên khoảng 3 tháng
Bước 2:
Các công việc cần ưu tiên:
-

Dừng ngay việc nạo vét diện tích đất ruộng nhà ơng B

-

Thơng báo cho UBND huyện Y
19


-

Giải quyết một cách thấu đáo đơn thư khiếu kiện của ông B

-

Đưa ra phương án bồi thường cho hộ gia đình nhà ơng B

Dự kiến thời gian hồn thành kế hoạch: khoảng 2 tháng kể từ ngày tiếp
nhận đơn khiếu nại của ông B

20



KẾT LUẬN
Ơng Hồng Ngun B sinh năm 1955 là chủsởhữu hơpp̣ pháp thửa ruôngp̣
6.000 m2 đất taịxa ̃ A – huyện Y – Thành phố HN theo GCNQSDĐ số
QSDĐ/4203-LA do UBND Huyêṇ Y cấp ngày 24 tháng 4 năm 2003.
Ngày 20/6 chính quyền xã A đã quyết định triển khai dự án mở rộng một
con kênh thủy lợi để cung cấp nước cho mùa màng, phục vụ hoạt động sản
xuất của nơng dân xã A. Do vậy, chính quyền xã đã tiến hành lên kế hoạch
thu hồi đất, xây dựng kênh thủy lợi.
Kế hoạch thu hồi đất và xây dựng kênh thủy lợi của chính quyền xã A
được tiến hành từ 27/8 đến 28/9/2014, nhiều diện tích đất của các hộ gia đình
tại xã A đã rơi vào diện tích bị thu hồi trong đó có trường hợp của gia đình
ơng C. Phần đất của con kênh đi vào chính giữa phần đất của ơng C(đất hạng
nhất hai vụ lúa) không những làm mất trắng của ông2.000 mét vuông đất mà
hiêṇ taịvâñ còn đang naọ vét thêm. Đất sau khi nạo vét thì đem đổ đi nơi
khác, làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của ông.
Trước sư p̣viêcp̣ bi p̣thu hồi đất trên, ông B đa ̃làm đơn khiếu naịUBND xa ̃A
Từ vụ việc xảy ra giữa ông B và Ủy ban nhân dân xã A đã cho chúng ta
thấy những bất cập trên thực tế về những vấn đề liên quan đến cấp đất, thu
hồi đất hiện nay. Từ những quy định còn thiếu sót của pháp luật, sự thiếu
hiểu biết và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cơng chức có thẩm quyền và
nhận thức yếu của một bộ phận dân cư đã khiến cho tình tình tranh chấp đất
đai ngày càng mở rộng và phát triển hơn, gây bất ổn cho xã hội. Đây thực sự
là một bài toán cần được Đảng và Nhà nước ta nhanh chóng giải quyết.
Cũng từ tình huống trên cho ta thấy, việc quản lý nhà nước không chỉ
trong lĩnh vực đất đai mà trên tất cả các lĩnh vực hết sức phức tạp. Việc xảy
ra sai lầm trong cách quản lý không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nhận thức
được những sai lầm đó và đưa ra phương án xử lý phù hợp sẽ làm khắc phục
phần nào những yếu kém trong quản lý nhà nước đồng thời bảo đảm được

quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
21


Kiến nghị:
1.

Đối với cơ quan Nhà nước: Xây dựng và hoàn thiện các quy định của

pháp luật về vấn đề quản lý hành chính trên các lĩnh vực đặc biệt là đất đai.
Các quy định cần bám sát thực tế và đưa ra các cách giải quyết tối ưu nhất
cho tình trạng tranh chấp đất đai hiện nay.
2.

Đối với các cơ quan chức năng: Cần xây dựng đội ngũ cán bộ am

hiểu pháp luật và có trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ của mình.
Đồng thời tiến hành nâng cao trình độ chun mơn cho các đối tượng này.
3.

Đối với người dân: Tiến hành tuyên truyền, nâng cao hiểu biết pháp

luật cho người dân để họ có ý thức cao hơn trong việc chấp hành pháp luật.
Từ những hiểu biết đó, người dân có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình và
cũng góp phần giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước.

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên, Quyển I: Kiến thức

chung. NXB Bách Khoa
2.

Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên, Quyển II: Kỹ năng.

NXB Bách Khoa
3.

Luật Đất đai 2013,

4.

Luật Khiếu nại 2011

5.

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014

6.

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ

quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
7.

Vietlaw.gov.vn


23



×