Tải bản đầy đủ (.doc) (339 trang)

(Luận án tiến sĩ) - Nghiên cứu đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 339 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
=============

CHÂU HỒNG CẦU

NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG NGÀNH
GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
=============

CHÂU HỒNG CẦU

NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG NGÀNH
GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ


TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS TRỊNH HỮU LỘC
2. TS. ÂU XUÂN ĐƠN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
trình bày trong luận án là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kì
một cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Châu Hoàng Cầu


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................6
1.1.Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể
chất trong nhà trường Đại học...........................................................................6
1.2. Đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng GDTC ở các trường
Đại học hiện nay.................................................................................................10
1.2.1. Đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng GDTC ở
các trường Đại học..................................................................................10
1.2.2. Đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng GDTC ở Bộ
môn GDTC trường Đại học Cần Thơ....................................................16
1.3. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:.....................................................20
1.4. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan:.............................................28
1.5. Các đặc điểm phát triển thể chất của sinh viên.......................................32
1.5.1. Đặc điểm về phát triển thể hình lứa tuổi sinh viên....................32
1.5.2. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của lứa tuổi sinh viên. 32
1.5.3. Các đặc điểm phát triển tâm lý của sinh viên.............................38
1.5.4. Đặc điểm phát triển sinh lý của sinh viên...................................40
1.6. Khái lược lịch sử phát triển và các đặc điểm của mơn cầu lơng............43
1.6.1. Vị trí, lịch sử phát triển môn cầu lông.........................................43
1.6.2. Đặc điểm chung của môn cầu lông..............................................46


1.6.3. Đặc điểm hoạt động kỹ thuật môn cầu lông...............................46
1.6.4. Đặc điểm hoạt động chiến thuật môn cầu lông...........................47
1.6.5. Đặc điểm hoạt động thể lực của vận động viên cầu lông...........48
1.7. Khái lược lịch sử phát triển trường Đại học Cần Thơ và sự hình thành
Bộ mơn Giáo dục Thể chất................................................................................48
1.7.1. Lịch sử phát triển trường Đại học Cần Thơ...............................48
1.7.2. Vị trí vai trị của trường Đại học Cần thơ ở khu vực Đồng bằng

Sơng Cửu Long........................................................................................51
1.7.3. Sự hình thành Bộ môn Giáo dục Thể chất tại trường đại học Cần
Thơ............................................................................................................51
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................54
2.1. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................54
2.1.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu.....................................................54
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu...........................................54
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm..................................................54
2.1.4. Phương pháp kiểm tra y học........................................................55
2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm:.................................................58
2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm............................................66
2.1.7. Phương pháp toán học thống kê..................................................66
2.2. Tổ chức nghiên cứu:...................................................................................69
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................69
2.2.2. Khách thể nghiên cứu:..................................................................69
2.2.3. Phạm vi, thời gian nghiên cứu:......................................................69
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...................................................71


3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy
cho sinh viên chun sâu cầu lơng ngành giáo dục thể chất theo học chế tín
chỉ tại trường Đại học Cần Thơ......................................................................71
3.1.1. Thực trạng về thực hiện chương trình giảng dạy cho sinh viên
chun sâu cầu lơng tại trường ĐHCT giai đoạn 2007-2014...............71
3.1.2. Thực trạng kết quả phỏng vấn của giảng viên về chương trình giảng
dạy cho SVCSCL hiện hành tại trường ĐHCT.........................................85
3.1.3. Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn CSCL tại Bộ
môn GDTC trường ĐHCT.....................................................................87

3.1.4. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy
cho SVCSCL tại trường ĐHCT.............................................................88
3.1.5. Thực trạng về sử dụng kinh phí dành cho giảng dạy chuyên sâu
cầu lông....................................................................................................91
3.1.6. Thực trạng về giảng dạy kỹ năng sư phạm cho SVCSCL tại trường
ĐHCT........................................................................................................92
3.1.7. Thực trạng về thể chất của SVCSCL khóa 41 trường ĐHCT...94
3.1.8. Thực trạng về mức độ hài lòng của sinh viên sau khi học
chương trình giảng dạy cầu lơng hiện hành.......................................101
3.2. Đổi mới và ứng dụng chương trình giảng dạy cho SVCSCL ngành GDTC
theo học chế tín chỉ tại trường ĐHCT qua 2 năm học 2015-2017.....................104
3.2.1. Xây dựng các kỹ năng sư phạm cho sinh viên chuyên sâu cầu
lông ngành GDTC theo học chế tín chỉ tại trường ĐHCT.................104
3.2.2. Đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông
ngành GDTC theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ..............108
3.2.3. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm chương trình giảng dạy cho
sinh viên chuyên sâu cầu lông..............................................................127


3.2.4. Ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy mới cho sinh
viên chuyên sâu cầu lông ngành GDTC theo học chế tín chỉ tại trường
ĐHCT, qua 2 năm học (2015 – 2017)...................................................128
3.3. Đánh giá hiệu quả việc thực nghiệm chương trình giảng dạy mới cho
SVCSCL ngành GDTC theo học chế tín chỉ qua 2 năm thực nghiệm tại trường
ĐHCT (2015-2017)...........................................................................................129
3.3.1. Đánh giá hiệu quả của việc đổi mới chương trình đến sự phát triển
thể lực và kỹ thuật của SVCSCL ngành GDTC (qua 2 năm 2015 – 2017).
.................................................................................................................129
3.3.2. Đánh giá mức độ hài lịng về chương trình giảng dạy cho SVCSCL
ngành GDTC tại trường ĐHCT...............................................................141

3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện các kỹ năng sư phạm của SVCSCL
tại Trường ĐHCT..................................................................................142
3.3.4. Đánh giá kết quả thực tập giảng dạy của SVCSCL tại các
trường THPT ở các Tỉnh Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ..........144
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ.........................................................................149
KẾT LUẬN............................................................................................149
KIẾN NGHỊ...........................................................................................150
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BGH

Ban giám hiệu

BM. GDTC

Bộ môn Giáo dục Thể chất


CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐC

Đối chứng

ĐH

Đại học

ĐBCL & KT

Đảm bảo chất lượng và khảo thí

ĐHCT

Đại học Cần Thơ

ĐHSP TDTT TP.HCM

Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố

ĐH TDTT


Hồ Chí Minh
Đại học thể dục thể thao

GDTC

Giáo dục thể chất

K41

Khóa 41

m
ml

Mét
Milimet

n

Số lượng

NQ

Nghị Quyết

s

Giây

SP


Sư phạm

SV

Sinh viên

SVCSCL

Sinh viên chuyên sâu cầu lông

TDTT

Thể dục thể thao

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm


BẢNG

DANH MỤC CÁC BẢNG
NỘI DUNG
So sánh các đặc điểm dạy học theo học chế tín chỉ với


TRANG

Bảng 1.1

dạy học truyền thống trong đổi mới chương trình

11

giảng dạy chuyên ngành.
Cấu trúc học phần và thời lượng chương trình giảng
Bảng 3.1

dạy SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT giai đoạn

73

2007 - 2009
Cấu trúc học phần và thời lượng chương trình giảng
Bảng 3.2

dạy SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT giai đoạn

74

2010 - 2014
Cấu trúc học phần và thời lượng chương trình giảng
Bảng 3.3

Bảng 3.4


Bảng 3.5

Bảng 3.6

Bảng 3.7

dạy cho SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT giai
đoạn 2014 – nay.
Chương trình giảng dạy cho SVCSCL ngành GDTC
theo học chế tín chỉ tại trường ĐHCT
So sánh sự khác biệt của chương trình giảng dạy mơn
chun sâu cầu lơng ở 3 giai đoạn theo học chế tín
chỉ.
Cấu trúc chương trình giảng dạy CSCL tại các trường
ĐH.
So sánh phân phối thời gian nội dung chương trình
giảng dạy cho SVCSCL tại trường ĐHCT với các

76

Sau 76

Sau 78

81

81

trường ĐH TDTT.
Bảng so sánh về nội dung và hình thức giảng dạy

Bảng 3.8

chun sâu cầu lơng tại trường ĐHCT với các trường

Sau 83

ĐH TDTT.
Kết quả phỏng vấn giảng viên về chương trình giảng
Bảng 3.9

dạy cho SVCSCL hiện hành tại trường ĐH TDTT

85

Bảng 3.10

(n=40).
Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy tại trường

87


Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18

Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21

Bảng 3.22

ĐHCT
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy
SVCSCL
Tài liệu giảng dạy cho SVCSCL tại trường ĐHCT
Thực trạng về sử dụng kinh phí dành cho giảng dạy
chuyên sâu cầu lông giai đoạn 2016 – 2019.
Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên
GDTC… (n=40)
Kết quả phỏng vấn SVCSCL về mức độ cần thiết học
tập các kỹ năng sư phạm môn cầu lông
Kết quả phỏng vấn các chỉ số đánh giá thể chất
SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT
Thực trạng thể chất của SVCSCL khóa 41 nhóm ĐC
trường ĐHCT
Thực trạng thể chất của SVCSCL khóa 41 nhóm TN
trường ĐHCT
Kết quả phỏng vấn SVCSCL ngành GDTC tại trường
ĐHCT
Kết quả phỏng vấn lần 1 các chỉ tiêu KNSP cho
SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT
Kết quả phỏng vấn lần 2 các chỉ tiêu KNSP
choSVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT
Kết quả kiểm định qua phỏng vấn lần 1 và lần 2 về
kỹ năng sư phạm cho SVCSCL ngành GDTC tại


89
90
91
Sau 92
93
96
97
98
Sau 101
Sau 106
Sau 106

107

trường ĐHCT
Bảng phân phối thời gian chi tiết của chương trình
Bảng 3.23

giảng dạy cho SVCSCL ngành GDTC theo hướng đổi

Sau 121

Bảng 3.24
Bảng 3.25

mới tại trường ĐHCT.
Phân phối nội dung và hình thức tổ chức giảng dạy.
Chương trình giảng dạy cho SVCSCL khóa 41 mới
Kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định chương


Sau 123
Sau 124

Bảng 3.26

trình giảng dạy chuyên sâu cầu lông tại trường ĐHCT

126

(n=5)


Bảng 3.27
Bảng 3.28
Bảng 3.29
Bảng 3.30
Bảng 3.31
Bảng 3.32

Bảng 3.33

Kết quả kiểm tra các test thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm
ĐC và TN trước thực nghiệm
Kết quả kiểm tra các test thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm
ĐC và TN sau 4 tháng thực nghiệm
Kết quả kiểm tra các test thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm
ĐC và TN sau 8 tháng thực nghiệm
Kết quả kiểm tra các test thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm
ĐC và TN sau 12 tháng thực nghiệm

Kết quả kiểm tra các test thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm
ĐC và TN sau 16 tháng thực nghiệm
Kết quả so sánh tự đối chiếu các test đánh giá thể lực,
kỹ thuật
Nhịp độ tăng trưởng của các test thể lực, kỹ thuật của
nhóm Đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm

Sau 129
Sau 133
Sau 134
Sau 135
Sau 136
Sau 137

Sau 137

(n=15)
Nhịp độ tăng trưởng của các test thể lực, kỹ thuật của
Bảng 3.34

Bảng 3.35
Bảng 3.36
Bảng 3.37
Bảng 3.38
Bảng 3.39
Bảng 3.40
Bảng 3.41

nhóm Thực nghiệm qua các giai đoạn thực nghiệm
(n=15)

Thang điểm đánh giá phát triển thể lực - kỹ thuật của
nhóm TN sau 4 tháng.
Thang điểm đánh giá phát triển thể lực - kỹ thuật của
nhóm TN sau 8 tháng.
Thang điểm đánh giá phát triển thể lực - kỹ thuật của
nhóm TN sau 12 tháng.
Thang điểm đánh giá phát triển thể lực - kỹ thuật của
nhóm TN sau 16 tháng.
Bảng điểm tổng hợp thể lực - kỹ thuật của nhóm TN
sau 4 tháng
Bảng điểm tổng hợp thể lực - kỹ thuật của nhóm TN
sau 8 tháng
Bảng điểm tổng hợp thể lực - kỹ thuật của nhóm TN
sau 12 tháng

Sau 137

Sau 139
Sau 139
Sau 139
Sau 139
Sau 140
Sau 140
Sau 140


Bảng 3.42
Bảng 3.43
Bảng 3.44


Bảng điểm tổng hợp thể lực - kỹ thuật của nhóm TN
sau 16 tháng
Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp thể lực, kỹ
thuật cho SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT
Xếp loại tổng hợp thể lực, kỹ thuật cho SVCSCL
ngành GDTC trường ĐHCT
Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ hài lịng về chương

Sau 140
Sau 140
Sau 140

Bảng 3.45

trình giảng dạy cho SVCSCL ngành GDTC tại trường

Sau 141

Bảng 3.46

ĐHCT (n = 40)
Kết quả đánh giá các kỹ năng sư phạm của SVCSCL
Mức độ hài lòng của SVCSCL sau khi học các kỹ

143

Bảng 3.47
Bảng 3.48
Bảng 3.49
Bảng 3.50

Bảng 3.51
Bảng 3.52
Bảng 3.53
Bảng 3.54
Bảng 3.55
Bảng 3.56
Bảng 3.57

năng sư phạm môn cầu lông (n=15)
Kết quả thực tập giảng dạy của SVCSCL (n = 15)
Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau 4
tháng
Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau 8
tháng
Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau
12 tháng
Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau
16 tháng
So sánh tự đối chiếu các test thể chất trước và sau 16
tháng TN của 2 nhóm khách thể nghiên cứu
Nhịp độ tăng trưởng các test thể chất của nhóm ĐC
Nhịp độ tăng trưởng các test thể chất của nhóm TN
Kết quả đánh giá mức độ hài lịng của SV sau khi học
xong chương trình giảng dạy đổi mới
Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của SV sau khi học
xong chương trình giảng dạy đổi mới

Sau 144
Sau 144
PL23

PL23
PL23
PL23
PL23
PL23
PL23
PL23
PL23


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4
Biểu đồ 3.5
Biểu đồ 3.6
Biểu đồ 3.7
Biểu đồ 3.8
Biểu đồ 3.9
Biểu đồ 3.10
Biểu đồ 3.11
Biểu đồ 3.12
Biểu đồ 3.13

NỘI DUNG
TRANG
Nhịp tăng trưởng test lực bóp tay thuận của 2
Sau 137

nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test nằm ngửa gập bụng của 2
Sau 137
nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test bật xa tại chỗ của 2 nhóm
Sau 137
ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test chạy 30m XPC của 2 nhóm
Sau 137
ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test ném quả cầu lơng của 2
Sau 137
nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test lăng vợt của 2 nhóm ĐC và
Sau 137
TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test nhảy dây của 2 nhóm ĐC và
Sau 137
TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test di chuyển ngang của 2 nhóm
Sau 137
ĐC và TN
Nhịp tăng trưởng test di chuyển 4 góc của 2 nhóm
Sau 137
ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test di chuyển tiến lùi của 2
Sau 137
nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test bật nhảy đập cầu của 2 nhóm
Sau 137

ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test phát cầu trái tay của 2 nhóm
Sau 137
ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test phát cầu thuận tay của 2
Sau 137
nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test đánh cầu cao sâu theo 1

Biểu đồ 3.14

đường thẳng của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai

Sau 137

Biểu đồ 3.15

đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test đánh cầu cao sâu theo 1

Sau 137


đường chéo của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai

Biểu đồ 3.16
Biểu đồ 3.17
Biểu đồ 3.18

đoạn thực nghiệm

Nhịp tăng trưởng test chặn cầu bên trái của 2
nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test chặn cầu bên phải của 2
nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test đập cầu dọc biên của 2 nhóm
ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm

Sau 137
Sau 137
Sau 137


danh MỤC các sơ ĐỒ, hình VẼ

SƠ ĐỒ,
HÌNH VẼ
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 3.1

NỘI DUNG

TRANG

Ngun lý Cấu trúc tương thích (John Biggs, 1999)
Chương trình dạy học và chất lượng chương trình đào tạo.
Sơ đồ sự hài lòng của sinh viên.
Sơ đồ chương trình dạy học (AUN – QA)


12
21
25
109


1
MỞ ĐẦU
Xây dựng và phát triển giáo dục và đào tạo trong các trường Đại học trên
cả nước đã trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi trường trong
việc chuẩn bị bồi dưỡng nguồn nhân lực, phục vụ các nhiệm vụ phát triển xã hội
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI (nghị quyết số 29-NQ/TW) ngày 4/11/2013 khẳng
định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của nhân dân”, và nêu rõ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo
để đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu
học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện (đạo
đức, thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ thuật lao động) và phát huy tố chất tiềm năng,
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào,
sống tốt và làm việc có hiệu quả [6].
Trong những năm gần đây Giáo dục Thể chất trong trường học đã có
những bước thay đổi quan trọng trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo nhằm góp
phần thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân
tài” cho đất nước. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước cũng tạo điều kiện cho mọi
người dân nhất là lớp trí thức trẻ có cơ hội “phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế
đó là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nghị quyết Trung ương IV khóa VII, Nghị quyết Trung ương II khóa VIII,
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X, đặc biệt là mục

tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển
khai cải tiến nội dung, chương trình các mơn học, nâng cao đội ngũ giáo viên
với yêu cầu về số lượng, đảm bảo chất lượng phù hợp với xu hướng phát triển
chung của ngành giáo dục và đào tạo [4], [5].
Cùng với xu hướng đổi mới để phát triển của nền giáo dục và đào tạo
nước nhà. Trong những năm gần đây trường Đại học Cần Thơ không ngừng phát
triển lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Trường Đại học Cần Thơ là
một trong những trường trọng điểm về giáo dục và đào tạo của cả nước và khu


2
vực Đồng bằng Sông Cửu Long, là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật. Nhiệm
vụ của chính trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng
như trong nước và quốc tế.
Trường Đại học Cần Thơ có bề dày lịch sử phát triển, đến nay trường đã
đào tạo được 50 năm. Là một trường đào tạo đa ngành nghề với các cấp bậc học
khác nhau. Bộ môn Giáo dục Thể chất là một bộ môn trực thuộc trường Đại học
Cần Thơ với khoảng 20 giảng viên tham gia giảng dạy các học phần không
chuyên và chuyên ngành thể thao. Bộ môn Giáo dục Thể chất trường Đại học
Cần Thơ đang trên đường xây dựng và hoàn thiện về mọi mặt với một khối
lượng công việc rất lớn và đa dạng.
Trước những thách thức trên Bộ môn Giáo dục thể chất cùng tập thể giảng
viên luôn luôn cố gắng nỗ lực hết mình trong việc nâng cao trình độ chun mơn
và cơng tác giảng dạy giáo dục thể chất ở trường Đại học Cần Thơ để đáp ứng
nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long nói
riêng và cả nước nói chung.
Năm 2004 trường Đại học Cần Thơ bắt đầu đào tạo cử nhân chuyên
ngành giáo dục thể chất với 5 chuyên ngành (Điền kinh, Bóng chuyền, Bóng đá,
Cầu lơng và Taekwondo), hàng năm Bộ mơn Giáo dục Thể chất đào tạo cử nhân

Sư phạm Giáo dục Thể chất mỗi khóa hơn 60 sinh viên và là nơi cung cấp nguồn
nhân lực cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó chun ngành mơn
Cầu lơng là một trong những chuyên ngành được sinh viên yêu thích, bởi vì cầu
lơng là một mơn thể thao có tính quần chúng và nghệ thuật cao, ngoài ra tập
luyện thi đấu cầu lơng cịn mang tính chất tranh đua quyết liệt để giành thứ hạng
ở các giải đấu.
Qua thực tiễn công tác giảng dạy đối với mơn cầu lơng thì việc đổi mới
chương trình chun sâu mơn cầu lơng cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất
bậc Đại học chưa được nghiên cứu cụ thể để áp dụng giảng dạy trong trường Đại
học Cần Thơ. Quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 ra đời đã tạo
điều kiện cho sự chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang đào tạo tín chỉ, vì vậy số
tiết học phần cũng giảm nhẹ so với đào tạo theo niên chế việc phân cấp sự tự


3
chủ và tự chịu trách nhiệm của các Trường Đại học trong việc đổi mới chương
trình đào tạo [12]. Do đó việc đổi mới chương trình chun sâu mơn cầu lông
cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục Thể chất bậc Đại học ở Bộ môn Giáo
dục Thể chất trường Đại học Cần Thơ có tính cấp thiết và cấp bách, xây dựng
chương trình giảng dạy trước đây chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của
bản thân và được biên soạn trong một thời gian ngắn. Sau khi biên soạn chương
trình và được kiểm duyệt thực hiện thì chương trình vẫn cịn nhiều điểm bất cập.
Chính vì thế được sự quan tâm của Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ,
Ban lãnh đạo Bộ môn Giáo dục Thể chất, cũng như Tổ môn Điền kinh và các
môn khác nên việc đổi mới chương trình chun sâu mơn cầu lơng cho sinh viên
ngành Sư phạm Giáo dục Thể chất bậc Đại học ở trường Đại học Cần Thơ, cần
phải được nghiên cứu chi tiết cụ thể để áp dụng giảng dạy ở trường Đại học Cần
Thơ trong thời gian sắp tới là phù hợp với sự phát triển chung của giáo dục đại
học và tinh thần đổi mới của Ban lãnh đạo Bộ mơn Giáo dục Thể chất nói riêng
cũng như Ban Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ nói chung.

Với xu thế phát triển của ngành Giáo dục hiện nay trên cả nước và quan
điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới Giáo dục Đại học, bản thân tơi mong
muốn đóng góp một phần cơng sức vào sự phát triển giáo dục môn cầu lông ở
Bộ môn Giáo dục Thể chất tại trường Đại học Cần Thơ, đồng thời làm phong
phú nguồn tài liệu tham khảo trong lĩnh vực khoa học thể dục thể thao nên tôi
mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh
viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại
chất trường Đại học Cần Thơ”.
Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông
ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ, góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy mơn cầu lơng nói riêng cũng như nâng cao chất
lượng đào tạo ngành giáo dục thể chất nói chung của trường Đại học Cần Thơ.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án cần giải quyết các mục
tiêu sau:


4
Mục tiêu 1: Nghiên cứu đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình
giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lơng ngành giáo dục thể chất theo học
chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ.
- Thực trạng về thực hiện chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên
sâu cầu lông (SVCSCL) tại trường Đại học Cần Thơ (ĐHTC) giai đoạn 20072014.
- Thực trạng kết quả phỏng vấn của giảng viên về chương trình giảng
dạy cho SVCSCL hiện hành tại trường ĐHCT.
- Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn chuyên sâu cầu lông
tại BM GDTC trường ĐHCT.
- Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho
SVCSCL tại trường ĐHCT.

- Thực trạng về sử dụng kinh phí dành cho giảng dạy chuyên sâu cầu
lông.
- Thực trạng về giảng dạy kỹ năng sư phạm cho SVCSCL tại trường
ĐHCT.
- Thực trạng về thể chất của SVCSCL khóa 41 trường ĐHCT.
- Thực trạng về mức độ hài lòng của sinh viên sau khi học chương trình
giảng dạy cầu lơng hiện hành.
Mục tiêu 2: Đổi mới và ứng dụng chương trình giảng dạy cho sinh viên
chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại
học Cần Thơ, qua 2 năm học tập (2015-2017).
- Xây dựng các kỹ năng sư phạm cho sinh viên chuyên sâu cầu lông
ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ.
- Đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông
ngành Giáo dục Thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ.
- Xây dựng kế hoạch thực nghiệm chương trình giảng dạy cho sinh viên
chuyên sâu cầu lông.
- Ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy mới cho sinh viên
chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại
học Cần Thơ, qua 2 năm học (2015-2017).


5
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả việc thực nghiệm chương trình giảng dạy
mới cho sinh viên chuyên sâu cầu lơng ngành giáo dục thể chất theo học chế tín
chỉ qua 2 năm thực nghiệm tại trường Đại học Cần Thơ (2015 – 2017).
- Đánh giá hiệu quả của việc đổi mới chương trình đến sự phát triển thể
lực và kỹ thuật của sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành GDTC (qua 2 năm
2015 – 2017).
- Đánh giá mức độ hài lịng của giảng viên về chương trình giảng dạy
SVCSCL đổi mới.

- Đánh giá kết quả thực hiện các kỹ năng sư phạm của SVCSCL tại
trường ĐHCT.
- Đánh giá kết quả thực tập giảng dạy của SVCSCL tại các trường THPT
ở các Tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ.
- Đánh giá về thể chất SVCSCL khóa 41 trường ĐHCT.
- Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên sau khi học xong chương trình
giảng dạy đổi mới.
Giả thuyết khoa học của luận án:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy cho
sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất tại trường Đại học Cần
Thơ và các trường Đại học Thể dục Thể thao, trên cơ sở đó cải tiến chương trình
giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục thể
thao theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo chuẩn đầu ra của nhà trường
theo mục tiêu đào tạo.
Những đóng góp mới của đề tài
- Đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông trong
trường Đại học Cần thơ theo hướng phát triển các năng lực sư phạm, các kỹ
năng nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
- Đào tạo nguồn nhân lực giáo viên thể dục thể thao có đầy đủ kiến thức,
kỹ năng, đạo đức, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện.


6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể
chất trong nhà trường Đại học
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xem trọng công tác nâng cao sức khỏe
cho nhân dân, đặc biệt là công tác GDTC và thể thao cho sinh viên trong các
trường Đại học, đó là lớp người giữ gìn và xây dựng phát triển đất nước. Vì vậy,

nâng cao cơng tác GDTC cho học sinh, sinh viên là trách nhiệm không chỉ ở
trường đại học mà là trách nhiệm của toàn xã hội.
GDTC trong các trường đại học hiện nay có một vai trị quan trọng khơng
thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục
tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước”.
Xuất phát từ những vấn đề trên các quan điểm về giáo dục thể chất và thể
thao trong nhà trường được Đảng và Nhà nước phát triển vận dụng một cách
linh hoạt sáng tạo. Trong thời kỳ phát triển đất nước, tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ
và tình hình thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta ln ln có những chỉ thị, nghị
quyết kịp thời, chủ trương đúng đắn để chỉ đạo công tác GDTC và phong trào
TDTT.
Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 “Về tiếp tục đổi mới sự
nghiệp giáo dục và đào tạo”;
Chỉ thị 36 – CT/TW ngày 24/3/1994 Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam về công tác Thể dục Thể thao trong giai đoạn mới và tầm quan
trọng của Giáo dục Thể chất trong trường học: “Thực hiện giáo dục thể chất
trong tất cả các trường học làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành
nếp sống hàng ngày của học sinh, sinh viên… Cải tiến chương trình giảng dạy,
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên thể dục thể thao cho từng
trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ
giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học” [2], [3].
Nghị quyết TW 2 khóa 8, ngày 16/12/1996, định hướng chiến lược phát
triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000. Bộ chính trị chỉ đạo một số nhiệm vụ,
giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2000 như: “Nâng cao chất lượng giáo dục


7
toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh
viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý (nội dung này cần coi trọng cả ba mặt
giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề)”. “Tiếp tục đổi mới chương trình,

tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục … sớm khắc phục tình trạng
quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính
sáng tạo của người học. Nhiệm vụ này nêu rõ, cần cải tiến và nâng cao chất
lượng chương trình... Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ
bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo,
hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho
học sinh, sinh viên..”. Trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước về phát
triển giáo dục, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: “Đẩy mạnh giáo dục
toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, giáo dục pháp luật và giáo
dục hướng nghiệp, tích hợp ở những lớp dưới, phân hóa mạnh ở những lớp trên,
chú trọng giáo dục quốc phòng an ninh, tăng cường các hoạt động xã hội của
học sinh để bảo tồn các truyên thống văn hóa của xã hội, xây dựng nền học vấn
phổ thông cơ bản, vững chắc phát triển năng lực cá nhân của người học, phù
hợp với điều kiện của mỗi các nhân, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại”.
“Chương trình giáo dục… biến quá trình dạy học thành q trình tự học có
hướng dẫn …”. Những sự thay đổi trên đây rất quan trọng đối với nhiệm vụ đổi
mới chương trình đào tạo giáo viên trong các cơ sở đào tạo [4].
Chỉ thị 113/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/3/1996, cần phải quy
hoạch xây dựng phát triển ngành Thể dục Thể thao “ Bộ Giáo dục và Đào tạo
cần đặc biệt coi trọng việc Giáo dục Thể chất trong nhà trường, cải tiến nội
dung giảng dạy Thể dục Thể thao nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể cho học sinh các cấp học. Có quy chế bắt buộc đối với cơng tác
Giáo dục Thể chất trong nhà trường” [24].
Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 đổi mới toàn diện về giáo dục
Việt Nam. Đối với giáo dục đại học: “Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng thực
tiến và hiện đại. Mục tiêu đào tạo sinh viên (Tiềm năng học tập nghiên cứu sáng
tạo, kỹ năng phát triển cá nhân liên kết với xã hội, kỹ năng sáng nghiệp)” [29].
Điều 39 Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 qui định:



8
- Mục tiêu của giáo dục đại học là: “Là đào tạo người học có phẩm chất
chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực
hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc’’.
- Nội dung Giáo dục đại học đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức
khoa học và kiến thức chun mơn tương đối hồn chỉnh; có phương pháp làm
việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn.
- Phương pháp đào tạo trình độ Đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý
thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng
tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên
cứu, thực nghiệm, ứng dụng [53].
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đề ra một
trong những định hướng phát triển kinh tế - xã hội : “Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo”,
trong đó đặc biệt nhấn mạnh chủ trương “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương
trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để
từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới” [6].
Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 01/12/2011 về “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao
đến năm 2020” [8].
Quyết định số 711/ QĐ – TTg, Thủ tướng Chính phủ ngày 13/06/2012
khẳng định: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân…”. “Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội
nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
phát triển khoa học công nghệ, tập trung nâng cao chất lượng đạo đức, lối
sống, năng lực sáng tạo…” [31].
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 và Chỉ
thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đặt ra nhiệm vụ quan


9
trọng: “Triển khai thực hiện Chương trình phát triển ngành sư phạm và các
trường sư phạm đến năm 2020”.
Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
về “Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. “… Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết … mục tiêu, nội dung, phương
pháp … Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát
triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới …
Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn …” [6].
Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014, Ban hành quy chế
đào tạo ĐH và CĐ theo hệ thống tín chỉ. Quyết định này nhằm sửa đổi, bổ sung
1 số điều khoản của Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT, kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, có hiệu lực
kể từ ngày 10/02/2013. QĐ số 17/VBHN-BGDĐT ra đời tạo điều kiện thuận lợi
cho đổi mới chương trình đào tạo theo tín chỉ triệt để cũng như đổi mới chương
trình giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học ở trường ĐHCT [15].
Tóm lại: Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục và Đào
tạo nhất là công tác Giáo dục Thể chất và Thể thao trong trường học, được thể hiện
qua Hiến pháp, luật, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thơng tư của Đảng,
Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành, Đồn thể, chính trị, xã hội có liên quan.
Các quan điểm chỉ đạo đó được cụ thể hóa trong nghị quyết số 44/NQ-CP
ngày 9/6/2014; Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục (Ban hành kèm theo
Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo); Bộ GD&ĐT số 394/TB-BGDĐT, Hà Nội, ngày
10/06/2016, kết luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc với Giám

đốc, Hiệu trưởng các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng trực
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục …”, đồng thời là cơ sở để các Trường cải tiến,
nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho người học và đáp ứng yêu
cầu của xã hội về nguồn nhân lực [16].


10

1.2. Đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng GDTC ở các trường
Đại học hiện nay
1.2.1. Đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng GDTC ở các
trường Đại học
Đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng GDTC ở các trường
Đại học hiện nay là tạo ra những cán bộ có phẩm chất đạo đức, tác phong nhân
cách tốt, có thể lực và trí thức tốt, có năng lực nghề nghiệp vững vàng, sẵn sàng
vượt qua mọi khó khăn thử thách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới chương trình đào tạo nhằm bổ sung thêm cho sinh viên các kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực… ngoài ra trang bị
thêm cho các em kiến thức lý luận về phương pháp tập luyện thể dục thể thao, ý
thức tổ chức kỷ luật để không ngừng phát triển con người cân đối toàn diện,
nâng cao hiệu quả học tập, lao động và kỹ năng thực hành nghề nghiệp [2].
1.2.1.1. Đổi mới hình thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ
Đào tạo theo học chế tín chỉ được coi là một cuộc cách mạng trong giáo
dục đại học, ra đời từ năm 1872 tại Đại học Harvard, Hoa kỳ và nhanh chóng
phát triển, lan rộng ra các nước trên thế giới. Với triết lý tôn trọng người học,
xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo; chương trình đào tạo mềm
dẻo, dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực đã
chứng tỏ rõ ưu thế của phương thức đào tạo này so với phương thức đào tạo

truyền thống theo niên chế cứng nhắc, thụ động. Đào tạo theo học chế tín chỉ đã
trở thành xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện
nay (Hội thảo khoa học “Đào tạo theo học chế tín chỉ” 2013) [84].
Ở nước ta, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của
Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam giai đoạn
2006-2020 đã chỉ rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào
tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức,
chuyển đổi ngành nghề, liên thơng, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong
nước và ở nước ngoài”. Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT, 26/06/2006 của


×