Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giải thích các quá trình có thể xảy ra khi nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chảy trực tiếp xuống sông Tô Lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 18 trang )

Đề tài 14 : Trên quan điểm của nhà hóa học mơi trường,
hãy giải thích các q trình có thể xảy ra khi nước thải sinh
hoạt từ các hộ gia đình chảy trực tiếp xuống sơng Tơ Lịch.

MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề………………………………………………………….3
Phần II: Các nguồn nước thải tác động đến sơng Tơ Lịch…………………4
Phần III: Phân tích nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình khi chảy trực tiếp
xuống sông Tô Lịch…………………………………………………………5
1. Khái quát, thành phần của nước thải sinh hoạt……………………5
2. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về giới hạn tối đa các thành phần ô

nhiễm trong nước thải sinh hoạt…………………………………...5
3. Hiện trạng chất lượng hệ thống nước sông Tơ Lịch……………….7
Phần IV: Các q trình có thể xảy ra khi xả trực tiếp nước thải sinh hoạt từ
các hộ gia đình xuống sơng Tơ Lịch………………………………………..10

1


1. Quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn..10
2. Q trình oxi hóa NH4+ thành NO3- trong nước……………….....13
3. Q trình oxi hóa các chất khử trong nước……………………....13
4. Quá trình tác dụng với các ion kim loại nặng – rác thải của các khu
công nghiệp xung quanh khu vực thải xuống sông Tô Lịch……..13
5. Các quá trình khác………………………………………………..14
Phần V: Tác hại của việc xả nước thải sinh hoạt trực tiếp từ các hộ gia đình
xuống sơng Tơ Lịch………………………………………………………...14
Phần VI: Hiện trạng xử lí và một số biện pháp giảm thiểu………………....15
Phần VII: Đề xuất giải pháp………………………………………………...15
Phần VII: Kết luận, nhận xét………………………………………………..16


Tài liệu tham khảo………………………………………………………….18

BÀI LÀM

I.Đặt vấn đề
Ơ nhiễm mơi trường hiện nay đã và đang là một vấn đề nóng trên tồn cầu,
đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Ở nước ta, vấn đề môi trường cũng trở
nên cấp bách, nhất là môi trường nước ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tại thành
phố Hà Nội, một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất là ô nhiễm môi trường
nước, đặc biệt là môi trường nước của hệ thống sông Tô Lịch khi nước thải từ
nhiều nguồn chưa qua xử lí đã được xả trực tiếp xuống sông, gây nên những hệ lụy
lâu dài. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, làm
cho chất lượng nước sông ngày càng kém, môi trường xung quanh và cuộc sống
của con người cũng bị suy giảm rất nhiều.
Dựa trên cơ sở đó, nhóm chúng em thực hiện bài báo cáo với chủ đề: “Trên
2


quan điểm của nhà hóa học mơi trường, hãy giải thích các q trình có thể xảy ra
khi nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chảy trực tiếp xuống sông Tô Lịch.”

3


II. Các nguồn nước thải tác động đến sông Tô Lịch.
(Người thực hiện : Cao Khánh Ly)
Sông Tô Lịch là 1 con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội,
có chiều dài khoảng 14 km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện: Ba Đình, Cầu
Giấy, Đống Đa, Thanh Xn, Hồng Mai, Thanh Trì.


Hình ảnh sơng Tơ Lịch trên bản đồ.
Từ nhiều năm nay, dưới sức ép của quá trình đơ thị hóa, quy hoạch xây
dựng khơng đồng bộ cùng với sự thiếu ý thức của người dân sống ven sơng
đã làm cho lịng sơng bị thu hẹp, hành lang bảo vệ bị lấn chiếm ở nhiều đoạn,
chất lượng nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp xuống sơng.
Ngun nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên là do: Sông Tô Lịch là
con sông chính tiếp nhận nguồn nước thải của thành phố Hà Nội, mật độ

4


nước thải đổ ra sông là rất lớn.
Một số nguồn nước thải chính mà ta có thể thống kê được là: Bệnh
viện Lao, Bệnh viện Nhi Thuỵ Điển, Bệnh viện Phụ Sản, bệnh viện Giao
Thơng, nhà máy Giầy Thượng Đình, nhà máy Cao Su Sao Vàng, nhà máy
Bóng đèn, nhà máy Bia Hà Nội, nhà máy Nhựa Đại Kim, nhà máy Sơn Tổng
Hợp.
Đặc biệt, nguồn nước thải sinh hoạt của hơn 3 triệu dân nội thành
(khách sạn, nhà hàng, khu chợ…) cùng với những cơ sở sản xuất nhỏ len lỏi
qua hệ thống cống thoát nước đổ ra hệ thống sông Tô cũng chiếm tỷ lệ cao
và không kém phần độc hại.
III. Phân tích nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình khi chảy trực tiếp xuống
sơng Tơ Lịch.
(Người thực hiện : Vũ Thúy Loan, Nguyễn Thu Hiền )
1. Khái quát, thành phần của nước thải sinh hoạt.
- Khái niệm : Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ các hoạt
động sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt, rửa, vệ sinh… của cộng đồng
dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải
trí, cơ quan cơng sở,…

- Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là : chất hữu cơ ( cacbohydrat,
protein, dầu mỡ,…) , chất dinh dưỡng ( photpho, nito) , chất rắn và vi
trùng, vi sinh vật gây bệnh.
2. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về giới hạn tối đa các thành phần ô

nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
TT
1
2

Thông Số
pH
BOD5 (20 độ C)

Đơn vị

mg/l

5

Giá Trị C
A
5-9
30

B
5-9
50



3

Tổng chất rắn lơ
lửng (TSS)

mg/l

4

Tổng chất rắn hịa
tan
Sunfua (tính theo
H2S)
Amoni (tính theo N)
Nitrat (NO3-) (tính
theo N)

mg/l

Dầu mỡ động, thực
8
vật
9
Tổng các chất hoạt
động bề mặt
10 Photphat (PO43-) (tính

mg/l

5

6
7

theo P)
Tổng Coliforms

11

mg/l
mg/l
mg/l

mg/l

50

100

500

1000

1

4

5

10


30

50

10

20

5

10

6

10

3000

5000

mg/l
MPN/
100ml

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14/
2008/BTNMT.
Trong đó:
- Cột A quy định giá trị C của các thơng số ơ nhiễm làm cơ sở tính tốn giá
trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước
được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương

đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt).
- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính tốn giá
trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước
không được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước
tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).

6


Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08/2008/BTNMT
3. Hiện trạng chất lượng hệ thống nước sông Tô Lịch.

7


Nguồn : Cơng ty TNHH MTV Thốt nước Hà Nội, năm 2012.

8


 Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình xả trực tiếp xuống sông Tô
Lịch với ô nhiễm hữu cơ, coliforms và dầu mỡ là chính. Hàm lượng kim loại
nặng, F- , CN- , đều nằm trong mức cho phép.
 Kết quả quan trắc nước sông Tô Lịch của Trung tâm Quan trắc và
phân tích tài ngun mơi trường - Sở TN&MT Hà Nội tiến hành năm 2013
cho thấy: Lượng ơxy hịa tan (DO) thấp hơn 2 lần so với tiêu chuẩn; Lượng
ơxy hóa học trong nước (COD), ơxy sinh học trong nước (BOD5), khuẩn
coliform trong nước, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng dầu, mỡ, hàm lượng

amoni (NH4+)… đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước sông chuyển
thành màu đen, có váng, cặn lắng và mùi hơi. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm trầm
trọng về cuối nguồn.

9


Hình ảnh một khúc sơng Tơ Lịch bị ơ nhiễm nặng.
IV.Các q trình có thể xảy ra khi xả trực tiếp nước thải sinh hoạt từ các hộ
gia đình xuống sông Tô Lịch.
(Người thực hiện : Vũ Thúy Loan, Nguyễn Thu Hiền)

Hình ảnh một số cửa cống thải nước thải sinh hoạt trực tiếp ra sông Tô Lịch khúc
sông tại khu vực Đường Láng – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội.
( 11h30 ngày 12/10/2019 )
1. Quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn :
a) Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học : chất đường, protein, chất béo,
dầu mỡ động thực vật.
 Nhóm vi khuẩn dị dưỡng :
 Vi khuẩn hiếu khí (aerobe) : Cần oxi hịa tan khi phân hủy chất hữu
cơ để chúng sinh trưởng :
{CH2O} + O2 → CO2 + H2O
 Đây là hình thức tiêu hao oxy phổ biến trong nước nhiễm bẩn như
nước thải sinh hoạt.
 Vi khuẩn kị khí (anaerobes) : Chỉ hoạt động được trong mơi trường
khơng có oxi, sử dụng các ion nitrat (NO3-) và ion sunfat (SO42-) thay thế oxi.
10


 {CH2O} + NO3- → CO2 + NO2- + H2O

 {CH2O} → axit hữu cơ + CO2 + H2O + E
hoặc {CH2O} → CH4 + CO2 + E
 Sự phân hủy các hợp chất hữu cơ làm xuất hiện axit humic và fulvic làm
nước ở một số nơi có màu vàng.
 Trong điều kiện yếm khí (trong nước cống, dưới lớp bùn) sunfat có
thể bị vi sinh vật (nhóm vi khuẩn khử sunfat: Desulfovibrio,
Desulfotomaculum, Desulfobacter v.v..) khử về dạng sunfua (S2-) và kết hợp
với proton thành sunfua hydro (H2S) theo sơ đồ tổng quát sau:

 {CH2O} + SO42- + vi sinh → S2- + H2O + CO2
S2- + 2H+ → H2S
 Khí H2S và các loại khí nguồn gốc lưu huỳnh hữu cơ thốt vào
khơng khí trên bề mặt nước thải trong cống, một phần khí này bị tích tụ tại
các hốc bề mặt nhám của cống và có thể bị vi khuẩn Thiobacillus
ferrooxidans oxy hoá thành H2SO4. Axit này sẽ gây xâm thực vật liệu, mặt
11


khác khí H2S hoặc sunfua hữu cơ như mercaptan (CH4S) dễ phát tán ra môi
trường xung quanh, gây mùi hôi, khó chịu và độc hại cho con người.

Sơ đồ quá trình hình thành sunfua và ngưng tụ thành axit sunfuric trên vịm ống
thốt nước.
 H2S + 2O2 →

H2SO4

 Nhóm vi khuẩn tự dưỡng :
Một số phản ứng chuyển hóa Nitơ do vi khuẩn :
 Phản ứng Nitrit hóa NO3- thành NO2- (Phản ứng khử Nitrat) :

2NO3- + {CH2O} → 2NO2- + CO2 + H2O
 Phản ứng khử NO3- , NO2- thành N2 dẫn tới sự tuần hồn của N2
trong khí quyển :
4NO3- + 5{CH2O} + 4H+ → 2N2 + 5CO2 + 7H2O
 Phản ứng Nitrat hóa :
2NH4+ + 3O2 → 2NO2- + 4H+ + 2H2O + E (Vi khuẩn Nitromosnat)

12


NH3 + O2 → H+ + NO2- + H2O + E (Vi khuẩn Nitromosnat)
NO2- + O2 → NO3- + E (Vi khuẩn Nitrobacter)
b) Các chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học : rất bền trong mơi trường nước,
có độc tính cao:
- Photpho hữu cơ (malthion, methyl parathion,…)
- Clo hữu cơ (lindane, aldrin, dieldrin, DDT, 2,4-D, 2,4,5-T,…)
- Cacbamat (carbaryl, cacbofuran,…)
- Phenoxyaxetic (2,4-D, 2,4,5-T,…)
- Pyrethroid tổng hợp (allethrin, fenvalerate,…)
Nhiều chất trong số đó, đặc biệt là các clo hữu cơ bị phân hủy rất chậm trong
mơi trường, có khả năng tích lũy trong cơ thể sinh vật và con người. Nhiều loại
trong số các hóa chất bảo vệ thực vật có chứa tác nhân gây ung thư.


2. Q trình oxi hóa NH4+ thành NO3- trong nước. Dễ đồng hóa với thực
vật :
VD : Tảo
 NH4+

+ 2O2 → NO3- + 2H+ + H2O


 Gây hiện tượng phì dưỡng trong hệ sinh thái nước
 Làm cạn kiệt oxy trong nước
 Gây độc đối với hệ sinh vật trong nước
 Tăng nguy cơ ô nhiễm Nitrat và Nitrit trong nước, các ion này đặc biệt gây
độc hại cho sức khỏe con người (ung thư).
3. Q trình oxi hóa các chất khử trong nước :
 4Fe2+ + O2 + 10H2O → 4Fe(OH)3 (r) + 8H+
 Làm xuất hiện chất rắn màu nâu đỏ lắng đọng xuống dưới đáy sông.
 2SO32- + O2 → 2SO424. Quá trình tác dụng với các ion kim loại nặng – rác thải của các khu công
nghiệp xung quanh khu vực thải xuống sông Tô Lịch :
13


 Hợp chất sunfua cũng rất dễ tạo thành muối với các ion kim loại nặng
thành hợp chất khó tan lắng xuống dưới đáy các vực nhận nước. Trong các
quá trình yếm khí nước thải và bùn thải hữu cơ có nguy cơ hình thành khí
H2S, ức chế hoạt tính của vi sinh vật trong cơng trình xử lý.
Hg2+ + S2- → HgS(r) 
Cu2+ + S2- → CuS(r) 
Pb2+ + S2- → PbS(r) 
Pb2+ + SO42- → PbSO4(r) 
Cu2+ + OH- → Cu(OH)2 (r) 
 Tạo thành các kết tủa lắng đọng xuống dưới đáy sông, gây nên sự biến
đổi màu sắc của nước sông, gây độc hại cho các lồi sinh vật sống dưới nước =>
Cá, tơm sinh sống dưới sơng Tơ Lịch chết hàng loạt.
5. Các q trình khác
- Dầu và mỡ là có trong nước thải sinh hoạt tạo nên màng trên bề mặt
nước làm giảm sự trao đổi oxy giữa nước và khơng khí. Mặt khác, dầu có
khối lượng phân tử lớn bám dính vào các hạt lơ lửng trong cột nước và lắng

đọng xuống đáy sông, rạch làm ảnh hưởng tới sinh vật sống trong vùng đáy.
= > Làm thiếu oxy trong nước dẫn đến các sinh vật sống dưới nước chết.
- Mặt nước có màu nâu đen do trong nước có hàm lượng vật chất hữu cơ
rất lớn cùng với sự lưu thơng dịng chảy là khơng có nên hàm lượng oxy hịa
tan rất thấp (do phải tiêu hao để oxi hóa các chất hữu cơ có trong nước thải
sinh hoạt đổ vào).
- Nước có mùi khó chịu : một phần do sự xuất hiện của sản phẩm phân hủy
chất hữu cơ trong nước, một phần do các thành phần có sẵn trong nước thải
sinh hoạt : mùi phân C8H5CHCH3 , mùi trứng thối H2S , mùi cá ươn của
amin, mùi thịt thối của điamin,...
V. Tác hại của việc xả nước thải sinh hoạt trực tiếp từ các hộ gia đình xuống
sơng Tơ Lịch.
(Người thực hiện : Cao Khánh Ly)
1. Đối với con người
14


- Hậu quả chung của tình trạng ơ nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh
cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung
thư, bệnh ngoài da… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm
ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.
2. Đối với vi sinh vật sống dưới nước
- Sinh vật không thể sống được trong môi trường ơ nhiễm này.
- Ngồi ra cịn xuất hiện những sinh vật lạ gây bệnh là nguyên nhân của
những căn bệnh lạ, mới ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3. Đối với mơi trường xung quanh
- Ơ nhiễm khơng khí nặng nề, bốc mùi khó chịu ảnh hưởng đến hơ hấp của
con người cũng như sinh vật.
- Mặt nước đen, rác thải, xác động vật nổi trên mặt nước làm mất mĩ quan
mơi trường.

VI. Hiện trạng xử lí và một số biện pháp giảm thiểu.
(Người thực hiện : Vũ Thúy Loan , Cao Khánh Ly)
1. Hiện trạng xử lí nước thải sông Tô Lịch :
- Năm 2010, thực hiện 2 biện pháp: Bổ sung nước sông Tô Lịch bằng nước
sông Hồng, giúp duy trì cân bằng nước, giảm nồng độ ô nhiễm và xây
dựng các trạm xử lý nước thải kết hợp với xử lý nước thải ngay tại nguồn.
- Đặc biệt, thành phố đã tiến hành triển khai Dự án xây dựng, cải tạo, nâng
cấp đường bờ sông Tô Lịch kết hợp với xử lý các nguồn nước thải trước
khi đổ vào sơng; mời chun gia nước ngồi khảo sát, nghiên cứu, hỗ trợ
công nghệ xử lý ô nhiễm phù hợp.
- Tăng cường trồng cây xanh, tu sửa kè bờ, các vườn hoa, bãi cỏ, đường
dạo ven sông và thường xun nạo vét lịng sơng.
2. Một số biện pháp khác :
- Quy hoạch đồng bộ hệ thống cấp thoát nước giữa các khu đơ thị mới và
cũ.
- Tìm các cơng nghệ mới có thể xử lý nước thải hiệu quả, lâu dài, tiết kiệm
15


chi phí.
- Thực hiện các biện pháp làm sạch sơng bằng các sản phẩm vi sinh kết
hợp với các thực vật thủy sinh (bèo Nhật Bản) mà không gây ảnh hưởng
đến hệ sinh thái, tốc độ dòng chảy và sức khỏe con người.
- Tăng cường công tác tuyên nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về môi
trường đến tất cả các đối tượng nhân dân, đẩy mạnh việc giáo dục trong
các nhà trường để nâng cao hiểu biết cho học sinh.
- Kêu gọi nhân dân cùng tham gia vào q trình quản lí, giám sát và đóng
góp ý kiến, đề xuất vào việc xử lí nước ơ nhiễm ở sơng Tơ Lịch.
VII. Đề xuất giải pháp xử lí nước sông Tô Lịch.
(Người thực hiện : Cao Khánh Ly)

-Thau rửa nước sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng.
- Xây dựng nhà máy xử lý nước thải và nạo vét bùn sơng Tơ Lịch.
- Áp dụng cơng nghệ nước ngồi.
- Ngăn chặn nguồn nước thải chưa qua xử lý.
- Khơi thông dịng chảy.
- Chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án cơng trình xử lý nước thải
để và thu hút người dân tham gia, cần có chính sách phù hợp để thu hút vồn đầu tư
nước ngoài.
VIII. Kết luận, nhận xét:
(Người thực hiện : Vũ Thúy Loan, Cao Khánh Ly, Nguyễn Thu Hiền)
- Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình đặc trưng là ơ nhiễm vơ cơ, ô
nhiễm hữu cơ, colifrom và dầu mỡ. Hàm lượng kim loại nặng, florua,
sunfua, phenol, xianua đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
- Qua kết quả phân tích các quá trình có thể xảy ra khi xả trực tiếp nước
thải sinh hoạt xuống sông Tô Lịch cho thấy :
 Chủ yếu là quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ dưới tác động của
vi khuẩn.
16


 Bên cạnh đó cịn có q trình chuyển hóa Nitrat, trong đó q trình
chuyển hóa thành Nitrit đặc biệt gây hại đến sức khỏe con người.
 Không thể tách rời quá trình tác dụng với các ion kim loại nặng –
rác thải của các khu công nghiệp xung quanh khu vực thải xuống sơng
Tơ Lịch. Các q trình này đa phần sẽ làm xuất hiện kết tủa màu, lắng
đọng xuống đáy sơng, gây cản trở dịng nước chảy và gây độc cho các
loài sinh vật sống dưới nước.
 Một số hợp chất hữu cơ, đặc biệt là clo hữu cơ khó phân hủy hoặc
phân hủy rất chậm trong mơi trường nước, tích tụ và gây độc, một số
chất chứa tác nhân gây ung thư.

- Hệ quả : Sông Tô Lịch bị ơ nhiễm nặng, nước có màu nâu đen, một số nơi
có màu vàng do sự xuất hiện của các sản phẩm phân hủy hữu cơ, axit
humic và fulvic; nước có mùi khó chịu ( một phần do các ion có sẵn trong
nước, một phần do các sản phẩm phân hủy hữu cơ, đặc biệt là các hợp
chất của lưu huỳnh); kéo theo sự ơ nhiễm khơng khí của môi trường xung
quanh, gây mất mĩ quan đô thị; sinh vật dưới nước chết hàng loạt, gia
tăng sự ô nhiễm nước sông, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các vi khuẩn, vi
sinh vật, virus gây các bênh lạ; tác động trực tiếp đến cuộc sống và sức
khỏe của những hộ dân sống quanh khu vực lân cận.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] : PGS.TS Đặng Đình Bạch, giáo trình “Hóa học mơi trường”.
[2] : PSG.PTS Đặng Kim Chi, giáo trình “Hóa học mơi trường”.
[3] : Cơng ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, năm 2012, “Báo cáo về hiện trạng
nước sông Tô Lịch”
[4] : Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN08/2008/BTNMT.
[5] : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14/2008/BTNMT.
[6] : Trần Văn Ngân, Ngô Thị Nga (2002), Giáo trình “Cơng nghệ xử lý nước
thải” NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[7] : Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Hữu Huấn (2010), “Khả năng sinh khí H2S từ
nước sơng”.
[8] : />%85m-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-s%C3%B4ng-T%C3%B4-L
%E1%BB%8Bch:-Th%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%A1ng-v%C3%A0-gi%E1%BA
%A3i-ph%C3%A1p-38586

18




×