Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phật giáo ở khánh hòa giai đoạn 1930 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.84 KB, 109 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----o0o-----

TRẦN TẤN TÂM
(THÍCH NHUẬN CHƯƠNG)

PHẬT GIÁO Ở KHÁNH HỊA GIAI ĐOẠN 1930-1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ TƠN GIÁO HỌC

HÀ NỘI -2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----o0o-----

TRẦN TẤN TÂM
(THÍCH NHUẬN CHƯƠNG)

PHẬT GIÁO Ở KHÁNH HỊA GIAI ĐOẠN 1930-1975

Chun ngành: TƠN GIÁO HỌC
Mã số: 8 22 90 09

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THANH HẰNG


HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phật giáo ở Khánh Hịa giai đoạn
1930-1975” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rỏ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo
quy định và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2020
Học viên

Trần Tấn Tâm
(Thích Nhuận Chương)


Mục Lục
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÁNH HÒA VÀ PHẬT GIÁO
Ở KHÁNH HÒA................................................................................................................................. 11
1.1. Khái quát chung về Khánh Hịa................................................................................... 11
1.2. Q trình du nhập, phát triển và đặc điểm của Phật giáo ở Khánh Hòa.......19
Tiểu kết chương 1
...........................................................................................................................................................

28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA PHẬT GIÁO Ở KHÁNH HÒA GIAI
ĐOẠN 1930 – 1975............................................................................................................................. 29
2.1. Thực trạng của Phật giáo ở Khánh Hòa giai đoạn 1930 - 1945.......................29
2.2. Thực trạng của Phật giáo ở Khánh Hòa giai đoạn 1945 - 1975.......................43

Tiểu kết chương 2
...........................................................................................................................................................

58
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN
1930 - 1975VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY.........60
3.1. Vai trò của Phật giáo Khánh Hòa giai đoạn 1930 - 1975................................... 60
3.2. Ý nghĩa đối với Phật giáo Việt Nam hiện nay........................................................ 73
Tiểu kết chương 3
...........................................................................................................................................................

76
KẾT LUẬN................................................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 81
PHỤ LỤC:................................................................................................................................... 88


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GHPGVN: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
HT: Hịa thượng
HCM: Hồ Chí Minh
KH: Khánh Hịa
NXB: Nhà xuất bản
PGVN: Phật giáo Việt Nam
PGKH: Phật giáo Khánh Hòa
PHVTPHĐNT: Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức Nha Trang

THĐNT: Tăng Học Đường Nha Trang
TP: Thành phố
VN: Việt Nam

VHPG: Văn hóa Phật giáo


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngay sau khi du nhập vào VN, PG nhanh chóng hịa quyện cùng văn hóa
người Việt, hình thành nên một PGVN đậm đà bản sắc dân tộc. Trong suốt quá trình
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, PG đã đồng hành, gắn bó cùng dân tộc ta. Trải qua q
trình phát triển, có lúc hưng thịnh (như thời Lý, Trần), có lúc suy vi, song dù thời
đại nào PG vẫn luôn đồng hành và phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc
trong mục tiêu hoàn thiện con người, phát triển xã hội. Những thành tựu như trên có
được, chính nhờ sự nỗ lực đóng góp của chức sắc, tín đồ PG trong suốt chặng
đường lịch sử lâu dài.
PGKH cũng vậy, từ khi định hình trên vùng đất này nửa sau thế kỷ XVII, đã
mang trên mình một sứ mệnh cao cả, là chỗ dựa tinh thần cho những người Việt di
dân nơi vùng đất mới. Theo bước chân Nam tiến, người Việt đến vùng đất hoàn toàn
xa lạ và đầy nguy nan đối với họ. Vì vậy, họ cần một chỗ dựa tinh thần, để gửi gắm
phần tâm linh của mình nơi xứ người quê khách. Francis Bacon (1561-1626) từng
khẳng định, con người cần có tơn giáo để vượt qua những lúc mềm yếu, bất lực [70,
tr.280]. Thật vậy, tôn giáo chính là niềm an ủi, là chỗ dựa tinh thần, không những
giúp họ nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, mà còn giúp họvươn lên để hướng đến
tương lai tươi sáng. PG là tôn giáo truyền thống bao đời của cha ông, hiển nhiên trở
thành chỗ dựa tâm linh cho mọi người trong cuộc hành trình tha phương ấy. Người
Việt khi đến lập nghiệp ở vùng đất mới, song song với việc tạo ra của cải vật chất để
phục vụ cho nhu cầu đời sống con người, họ đã xây dựng, phát triển những thiết chế
văn hóa truyền thống, trong đó có mái chùa Việt. Trong hai cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm (thực dân Pháp và đế quốc Mỹ), PGKH lại tiếp tục là điểm tựa tinh
thần cho người dân, đồng thời cơ sở thờ tự của PG lại là căn cứ hoạt động, nơi nuôi
dưỡng cách mạng chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền. Tín đồ PG là những
người trực tiếp hoạt động cách mạng và tham gia phục vụ kháng chiến ở cả hậu

phương lẫn tiền tuyến. Nghiên cứu về PGKH trong giai đoạn 1930-1975 để thấy
được vai trị của PG đối với tín đồ và xã hội, thấy được những đóng góp của PG
trong cơng cuộc đấu tranh giành độc lập bảo vệ tổ quốc. Đồng
-1-


thời, góp phần giáo dục, khơi dậy tinh thần yêu nước của thế hệ hiện nay khi nhìn
về quá khứ vẻ vang của cha ông trong công cuộc đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm,
bảo vệ bản sắc văn hóa nước nhà.
KH là một trong những trung tâm của PG miền Trung, là chiếc nơi đào tạo
Tăng tài cho PG tồn miền Nam, là điểm dừng chân hành đạo của biết bao danh
Tăng đương thời như HT Thích Tịnh Khiết, HT Thích Giác Nhiên, HT Thích Trí
Quang, HT Thích Trí Thủ, HT Thích Huyền Quang, HT Thích Thiện Minh, HT
Thích Trí Nghiêm, HT Thích Thiện Siêu, HT Thích Đỗng Minh, Thích Tuệ Sỹ, Lê
Mạnh Thát…. Chính tại nơi này, PHVTPHĐNT là nơi đã sản sinh, đã đào tạo và
nuôi dưỡng biết bao thế hệ Tăng tài cho PGVN. Chính trên mảnh đất này, nơi HT
Thích Quảng Đức đã ra đời, Ngài đã đi vào trang sử vàng của nhân loại với “Trái
tim bất diệt”, Ngài đã góp phần làm rạng danh PG nước nhà và gây được tiếng vang
trong cộng đồng PG thế giới. Đồng thời, Ngài đã khơi dậy và đun sơi lịng u nước
của biết bao tín đồ PG tại tỉnh nhà như ni sư Diệu Quang, sư cô Diệu Trí, sư cơ
Thơng Tuệ, Phật tử Yến Phi,(xem phụ lục số 1b) noi gương hiến thân cho đạo pháp
của bậc tiền nhân, các vị đã tự thiêu thân mình để nguyện cầu cho chánh pháp được
trường tồn. Nghiên cứu về PGKH trong giai đoạn này, để tìm ra nguyên nhân vì sao
quê hương đang bị ngoại xâm, mà PGKH có những thành tựu vẻ vang như thế, từ
đó có cơ sở để bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp, tích cực của PGKH trong
hiện tại và tương lai.
Mặc dù, trong quá khứ PGKH có những giai đoạn phát triển rực rỡ, từng là
điểm đến, là ước mơ, là tự hào của bao thế hệ Tăng Ni đương thời. Nhưng trong bức
tranh chung của lịch sử nước nhà và lịch sử PGVN, PGKH còn khá mờ nhạt, chưa
được quan tâm như đúng với những gì mà PGKH đã đóng góp cho xã hội, cho nhân

loại và cho đạo pháp trong thời gian qua. Hơn nữa, nghiên cứu PGKH giai đoạn
1930-1975 vào thời điểm này là điều cần thiết, bởi có những tư liệu, sự kiện chưa
được sách vở ghi lại, còn tiềm tàng trong dân gian do lớp người sắp đi vào dĩ vãng
lưu giữ, họ là những nhân chứng của lịch sử. Nếu không kịp thời khai thác, ghi lại
những thơng tin này, thì chúng sẽ sớm theo họ về bên kia thế giới.

-2-


Với những điều trăn trở trên, người viết xin chọn đề tài “PHẬT GIÁO Ở
KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 1930-1975” để làm luận văn tốt nghiệp của chính mình.
Luận văn sẽ tập trung làm rõ PGKH có những đặc điểm gì về q trình du nhập,
hình thành và phát triển? Có đặc điểm và vai trò như thế nào trong đời sống của xã
hội trong giai đoạn này và có ý nghĩa như thế nào đối với giáo hội và xã hội hiện
nay? Đồng thời luận văn góp phần làm phong phú nguồn lịch sử nước nhà, lịch sử
PGVN nói chung và lịch sử PGKH nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Với chiều dài lịch sử hơn 2000 năm, PGVN đã và đang được sự quan tâm
nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Hiện nay, mặc dù cả trong nước và
quốc tế đều đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về PGVN. Nhưng tất cả các nghiên
cứu đó đều tiếp cận dưới cái nhìn chung về PG trong suốt tiến trình lịch sử, cịn các
nghiên cứu trường hợp thì phải nói rằng cịn q ít. Riêng trên địa bàn tỉnh KH, dù
đã có một số tài liệu nghiên cứu về PGKH, nhưng chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu một cách chi tiết và hoàn chỉnh, đa số các bài viết chỉ đề cập ở mức độ
bộ phận hoặc phác thảo sơ lược.
2.1. Các nghiên cứu tiêu biểu về vùng đất, về văn hóa và con người Khánh Hịa
Tác giả Nguyễn Đình Tư (1968), Non Nước Khánh Hòa,Nxb Thanh Niên; đây
là một quyển địa phương chí, chuyên khảo cứu về địa lý, lịch sử của tỉnh KH. Nội
dung tác phẩm đề cập tổng quát từ vị trí địa lý, đến đời sống văn hóa xã hội, tôn
giáo, văn học dân gian, về tiềm năng kinh tế, những phong tục tập quán và con

người tại vùng đất KH. Tác phẩm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về KH
từ mọi phương diện.
Tác giả Nguyễn Đình Đầu (1997), Nghiên cứu địa bạ triều nguyễn Khánh
Hòa, Nxb Tp HCM và tác giả Nguyễn Viết Trung (1998) với tác phẩm, Tên làng xã
ở Khánh Hòa (2001)-Qua sưu tập địa bạ triều Nguyễn, tập 3, Bảo Tàng KH và chi

hội văn nghệ dân gian KH xuất bản. Nội dung hai tác phẩm chuyên nghiên cứu về
địa bạ, thổ nhưỡng, địa danh làng xã tỉnh KH, qua việc ghi lại quyền sở hữu từng
mảnh đất do các quan lại phụ trách. Thơng qua đó, hai tác phẩm cung cấp cho ta

-3-


những thông tin cơ bản về vùng đất, về quyền sở hữu vùng đất, về địa danh, về làng
xã ở tỉnh KH trong giai đoạn triều đình nhà Nguyễn.
Nhóm tác giả, Ngô Văn Ban, Nguyễn Viết Trung, Võ Khoa Châu (2012), KH Diện mạo văn hóa một vùng đất (10 tập), Nxb Văn HóaThơng Tin. Nội dung của bộ
sách này, thơng qua các loại hình văn hóa dân tộc để giới thiệu về vùng đất và con
người KH. Đồng thời tác phẩm cũng đi sâu nghiên cứu những vấn đề về khảo cổ, về
văn hóa tộc người, về địa danh, về văn học dân gian, về tôn giáo, về cách mạng….
Tập sách đã cung cấp những thơng tin tồn diện, phong phú về vùng đất, về văn
hóa, về tơn giáo và con người KH trong lịch sử cũng như trong hiện tại.
Tác giả Nguyễn Công Lý (2007), “Các tôn giáo ở Khánh Hồ”, Tạp chí
Nghiên cứu Tơn giáo (số 12), nội dung bài viết tác giả tập trung đề cập về các tơn
giáo có mặt tại KH, về thời gian du nhập, người truyền bá, về số lượng tín đồ và cơ
sở vật chất của từng tôn giáo từ khi du nhập cho tới hiện nay. Thông qua bài viết,
chúng ta có được những thơng tin cơ bản về các tôn giáo được nhà nước công nhận
tư cách pháp nhân đang sinh hoạt ổn định tại KH hiện nay.
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh KH (2003), Địa chí Khánh Hịa, Nxb Chính Trị Quốc
Gia, đây là quyển từ điển bách khoa thư về tỉnh KH, là cơng trình nghiên cứu tổng
hợp, toàn diện, được biên soạn bởi nhiều nhà nghiên cứu uy tín, có trình độ chun

mơn cao. Nội dung tác phẩm bao gồm nhiều phương diện từ địa lý tự nhiên, dân cư,
lịch sử, tơn giáo, văn hóa, chính trị, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng và
các thành quả đạt được trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh KH
từ khi thành lập cho tới ngày nay.
2.2. Các nghiên cứu tiêu biểu về lịch sử Phật giáo Việt Nam:
Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập I, II, III; xuất bản năm 1999,
2001 và 2002), Nxb TP HCM; Nguyễn Cao Thanh (2008), Khái lược Phật giáo Việt
Nam, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội; Nguyễn Tài Thư (1989), Lịch sử Phật giáo Việt Nam,
Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội; Nguyễn Đức Sự và Lê Tâm Đắc (2010), Mấy vấn
đề về Phật giáo trong lịch sử Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội; Thích Mật
Thể (1942), Việt Nam Phật giáo Sử lược, Nxb Tôn Giáo; Nguyễn Lang (1973), Việt
Nam Phật giáo Sử Luận, Nxb Lá Bói; Nguyễn Đại Đồng (2018), Phật giáo Việt
-4-


Nam từ khởi nguyên đến 1981, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội; Phan Huy Lê (Chủ biên)
(2012), Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục VN, Hà Nội … Đây là một số cơng trình
nghiên cứu tiêu biểu về lịch sử PGVN. Nội dung các tác phẩm này chuyên về khái
quát quá trình du nhập, định hình và phát triển của PG trên đất Việt, về quá trình hội
nhập, tiếp biến từ PG đến PGVN, về vị trí và vai trị của các vị thiền sư đối với triều
đình phong kiến, từ giai đoạn ban sơ cho đến thế kỷ XX và những vấn đề liên quan
đến lịch sử PGVN trong suốt tiến trình đồng hành cùng dân tộc Việt.
2.3. Các nghiên cứu liên quan đến Phật giáo Khánh Hòa
Quảng Văn Sơn (2014), “Phật giáo Chămpa từ tư liệu đến nhận thức”, Tạp chí
Nghiên cứu tơn giáo, số 6. Bằng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, tác giả cố gắng làm
rõ về PG Chămpa từ thế kỷ III đến thế kỷ X, từ lúc du nhập, phát triển và suy tàn.
Thông qua các bộ sử liệu, các bia ký, di tích, di vật mang dấu ấn PG Chămpa, bài
viết cịn phân tích ngun nhân vì sao PG Chămpa khơng cịn tồn tại trong đời sống
văn hóa xã hội của vương quốc này. Trong bài viết, tác giả có đề cập đến bia đá làng
Võ Cạnh và PG thời mới du nhập vào vùng đất này.

Thiền uyển tập anh (thế kỷ XIII-XIV), Lê Mạnh Thát dịch (1976), Nxb Đại
Học Vạn Hạnh – Sài Gịn. Bộ sách chun nói về lịch sử các vị thiền sư VN từ cuối
thế kỷ VI đến thế kỷ thứ XIII. Đây chính là tài liệu lịch sử cổ nhất về PGVN; Bộ An
Nam chí lược (nửa đầu thế kỷ XIV), ủy ban phiên dịch sử liệu VN (1961), Nxb
Thuận Hóa, là một bộ sử viết bằng chữ Hán do ông Lê Tắc biên soạn khi sống lưu
vong tại Trung Quốc ở khoảng nửa đầu thế kỷ XIV. Nội dung tác phẩm viết về địa
lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế, tôn giáo, v.v. . . Từ buổi đầu dựng nước cho đến cuối
đời Trần; Bộ Đại Việt sử kí tồn thư (1697), Viện Khoa Học Xã Hội VN dịch năm
1985-1992, Nxb Khoa Học Xã Hội ấn hành năm 1993. Đây là bộ quốc sử viết bằng
chữ Hán của VN, viết theo thể biên niên do Ngô Sĩ Liêm biên soạn, nội dung tác
phẩm ghi chép lịch sử VN từ thời Kinh Dương Vương, năm 2879 TCN đến năm
1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Ba bộ sử này đều có ghi lại lịch sử các vị
thiền sư Trung Quốc từ phương Bắc đã từng đến truyền bá Phật pháp nơi vùng đất
KH này (tức Chămpa xưa).

-5-


Thích Mật Thể (1942), Việt Nam Phật giáo Sử lược, Nxb Tôn Giáo, nội dung
tác phẩm chuyên về lịch sử PGVN từ thời du nhập cho tới thời hiện đại. Trong
chương 4, tác giả có đề cập đến vị Thiền sư Trung Hoa (thầy trò nhà sư Thảo Đường
người Trung Quốc, thuộc dòng thiền Tuyết Đậu Minh Giác) hành đạo trên vùng đất
này, năm 1069 vua Lý Thánh Tông (1054-1072) chinh phạt Chămpa bắt nhầm làm
tù binh.
Bộ Đại Nam Nhất Thống Chí, Quốc sử quán triều Nguyễn (biên soạn đầu thế
kỷ XIX), Nxb Thuận Hóa. Đây là một tác phẩm khơng những viết về địa lý mà cịn
cả về lĩnh vực lịch sử, kinh tế, chính trị, văn học nghệ thuật của làng xã VN dưới
thời phong kiến. Đồng thời, tác phẩm chứa nhiều thể loại truyện dân gian như
truyền thuyết, cổ tích và thần thoại. Tập 3, viết về KH trong mục đền miếu, chùa
quán. Một số ngôi chùa cổ tiêu biểu của PGKH cũng được liệt kê trong bộ sử này.

Lan Đình-Phương Anh, Nguyễn Duy Tinh (1963-Phật lịch 2507), Lửa thiêng
đạo mầu, Lược sử PG đồ đấu tranh chống kỳ thị tôn giáo (History of the Buddhist
struggle in Viet Nam), nhà sách Đại Ngun-Sài Gịn, dưới lăng kính của một nhà
báo, nhà nhiếp ảnh, trong tác phẩm 137 trang, tác giả viết về pháp nạn năm 1963
của PG miền Nam, về cuộc đấu tranh của tín đồ PG, về những vị danh Tăng, tín đồ
của PGVN, vì sự tồn vong của đạo pháp mà hy sinh, trong đó có những vị danh
Tăng, tín đồ của PGKH như HT Thích Quảng Đức, ni sư Thích Nữ Diệu Quang.
Quách Tấn (1969), với tác phẩm Xứ Trầm Hương, Nxb Lá Bói, Sài Gịn, trong
tác phẩm hơn 480 trang, dưới cái nhìn của một nhà thơ, tác giả đã ghi lại những điều
mắt thấy, tai nghe, về thiên nhiên, về con người, về văn hóa xã hội và tơn giáo của
tỉnh KH. Trong đó, PG cũng được điểm qua vài nét sơ thảo với hiện trạng của
những dòng phái PG, về lịch sử các vị thiền sư, về tín đồ PGKH với pháp nạn năm
1963 và những danh lam cổ tự nơi Xứ trầm hương.
Nguyễn Lang (1973), Việt Nam Phật giáo Sử Luận, Nxb Lá Bói, tác phẩm đề
cập đến các giai đoạn du nhập của PG vào VN, về vị trí và vai trò của các vị thiền
sư trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước qua các triều đại phong kiến. Tác phẩm viết
về PGVN từ lúc du nhập-định hình và trải qua các triều đại phong kiến cho đến thế
kỷ XX với phong trào chấn hưng PG. Từ trang 550-862 tác giả đề cập chi tiết về
-6-


tình hình PG cả nước nói chungtừ năm 1930-1975, trong đó tác giả sơ lược về lịch
sử của các danh Tăng từng đến KH hành đạo, về Phật Học Viện Trung Phần Hải
Đức Nha Trang và về pháp nạn năm 1963 của Tăng Ni Phật tử KH.
Nguyễn Hiền Đức (1995), với cơng trình Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Nxb
Tp HCM, tác phẩm nghiên cứu về PG Đàng Trong thời chúa, với hơn 452 trang của
tập sách, tác giả đã dành 44 trang (từ trang 122 đến trang 166) để khái quát đặc
điểm tiêu biểu của PGKH, với hành trạng những vị thiền sư của các Thiền phái, sự
phát triển của các dịng phái PG và một số ngơi chùa đầu tiên, tiêu biểu của PGKH.
Nguyễn Công Lý (2006), “Phật giáo ở Khánh Hòa và những danh lam cổ tự”,

Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, số 6. Thơng qua bài viết, chúng ta có thể thấy rõ mục
đích của tác giả là cung cấp cho người đọc những thông tin, kiến thức cơ bản, nhất
định về PGKH như PG truyền vào nơi này khi nào, những vị thiền sư đầu tiên đến
truyền giáo, về hoạt động của các dòng phái, hoạt động của tín đồ PG và giới thiệu
những danh lam cổ tự nổi tiếng trên vùng đất này.
Năm 2009 ban Phiên dịch Pháp Tạng PGVN kết hợp với Ban Văn hóa Tỉnh
Giáo hội PGKH biên soạn cuốn sách Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức Nha
Trang và tác giả Lê Cung (2016), với tác phẩm 60 Năm Phật Học Viện Hải Đức
Nha Trang (1965- 2016), Nxb Tổng Hợp TP HCM. Hai quyển sách này chỉ như một
tư liệu lịch sử, nhằm lưu lại những giá trị tốt đẹp thuộc về học viện Hải Đức, nội
dung hai tác phẩm này chủ yếu đi sâu nghiên cứu về PHVTPHĐNT, về đời sống tu
học và rèn luyện của Tăng Ni sinh cũng như những nhân vật lịch sử nơi này. Đồng
thời, tác giả cũng đề ra một số phương hướng cho việc tái thiết lập Học Viện Hải
Đức để tiếp tục xứ mạng đào tạo Tăng tài cho PG cả nước trong tương lai.
HT Thích Quãng Thiện (2015), Danh bộ tự viện Tăng Ni tỉnh Khánh Hòa, lưu
hành nội bộ, tập sách này cập nhật những thông tin cần thiết như địa chỉ, năm thành
lập, ai thành lập, vị trụ trì hiện tại của tất cả ngôi chùa trên địa bàn tỉnh, ngồi ra tập
sách cịn thống kê tự viện Tăng Ni an cư kiết hạ hằng năm, danh sách tấn phong
giáo phẩm, các Giới Đàn, danh sách chư Tăng Ni được bổ nhậm trụ trì, cũng như
danh sách Tăng Ni đã viên tịch và những cơ sở thờ tự được thành lập mới từ năm
1991 cho tới nay.
-7-


Tháng 9 năm 2018, PG tỉnh KH đã đăng cai và tổ chức thành công hội thảo
hoằng pháp khu vực 15 tỉnh miền Trung-Cao Nguyên với chủ đề “Hoằng Pháp
Trong Thời Đại Mới”, do ban Hoằng Pháp Trung Ương tổ chức. Thông qua kỷ yếu
hội thảo và các bài tham luận của các nhà nghiên cứu, PGKH có được những tư
liệu, những bài nghiên cứu thiết thực để hiểu thêm về vấn đề hoằng pháp của PG
tỉnh nhà trong thời gian qua và làm cứ liệu phục vụ cho phát triển PGKH trong

tương lai.
Ngồi ra, cịn nhiều bài viết khác đề cập về PGKH nhưng ở mức độ khía cạnh
và khá sơ lược. Vì vậy, việc nghiên cứu PGKH giai đoạn 1930-1975, một cách có
cơ sở, có căn cứ, có hệ thống khoa học là điều cần thiết, để có thêm một tư liệu hồn
thiện từ mọi góc độ và giúp mọi người hiểu hơn về PGKH giai đoạn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích:
Trên cơ sở xây dựng bức tranh tổng quan về KH và PGKH, luận văn tập trung
tìm hiểu thực trạng của PGKH từ năm 1930 đến năm 1975, từ đó rút ra vai trò của
PGKH từ năm 1930 đến năm 1975 và ý nghĩa đối với PG và xã hội VN hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, những nhiệm vụ cơ bản người viết cần phải thực
hiện là:
- Tìm hiểu khái quát chung về tỉnh KH; về quá trình hình thành, phát triển và
đặc điểm của PG ở KH.
- Phân tích thực trạng của PGKH (về các hoạt động thuần túy tơn giáo, hoạt

động văn hóa, giáo dục và các hoạt động hướng đến xã hội) từ năm 1930 đến năm
1975.
- Rút ra vai trò của PGKH từ năm 1930 đến năm 1975 và ý nghĩa đối với

PGVNvà xã hội VN hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. 1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là PG ở tỉnh KH từ năm 1930 đến năm 1975.
4. 2. Phạm vi nghiên cứu
-8-



Phạm vi về không gian: Tất cả những ngôi chùa thuộc các huyện, xã trên địa
bàn tỉnh KH hiện nay.
Phạm vi về thời gian: Từ năm 1930 đến năm 1975. Sở dĩ người viết chọn mốc
thời gian 1930, vì trong năm này, phong trào chấn hưng PG diễn ra trên khắp cả
nước, PG có sự khởi sắc, chư Tăng Ni khắp nơi thành lập đạo tràng giảng kinh, diễn
dịch và xuất bản kinh sách Việt ngữ, mở trường đào tạo Tăng tài tạo sự khởi sắc cho
PG sau nhiều năm bị suy thoái. Năm 1975 là mốc thời gian đất nước hồn tồn giải
phóng, PG vì thế bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng PGKH giai đoạn 1930-1975 trên
ba phương diện: Hoạt động thuần túy tơn giáo, hoạt động văn hóa, giáo dục và hoạt
động hướng đến xã hội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận định tính
và phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử-logic.
Luận văn tiếp cận lý thuyết thực thể Tôn giáo: Niềm tin tôn giáo, thực hành
tôn giáo và cộng đồng tôn giáo. Đồng thời, vận dụng lý thuyết cấu trúc chức năng
để thấy rõ những chức năng xã hội của PG trong vấn đề niềm tin, thực hành và cộng
đồng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu chuyên về vấn đề lịch sử, người viết đặc biệt chú trọng
các phương pháp tiếp cận sử học và tiếp cận theo hướng đa ngành, tùy từng trường
hợp cụ thể mà sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau để cho ra kết quả nghiên
cứu khách quan và trung thực.
Phương pháp tiếp cận sử học: Tham khảo, tra cứu, phân tích các tư liệu thư
tịch, những ấn phẩm lịch sử đã lưu hành, xuất bản và các hiện vật như tượng Phật,
văn bia, câu đối, liễn thờ, linh vị, các bản sắc phong, các bài minh, bài ký trên
chuông đại hồng chung, v.v... trên địa bàn tỉnh KH, để thu thập những thông tin
chính xác nhất về PG tỉnh KH trong giai đoạn 1930-1975.

Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như:
-9-


Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp
tài liệu có liên quan đến PGKH trong giai đoạn 1930-1975.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện đi phỏng vấn các vị lãnh đạo PG, các
vị Cao Tăng lớn tuổi, những vị Phật tử cao niên để có thêm thơng tin. Sau đó, đối
chiếu so sánh lại với những tư liệu đã tổng hợp được để làm căn cứ cho luận văn.
Phương pháp điền dã: Thực hiện đi đến từng ngôi chùa trên địa bàn để tìm
hiểu về lịch sử (năm thành lập, ai thành lập…. ), khảo cứu (văn bia, câu đối, liễn,
bài vị, linh vị…) để tự tạo ra tài liệu sơ cấp cho luận văn.
Phương pháp quan sát tham dự: Nhằm nắm bắt thêm thông tin về những biến
chuyển của PGKH trong các hoạt động Phật sự, nghi lễ, giáo dục, văn hóa.
Phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành dân tộc học, có kết hợp các ngành
sử học, tơn giáo học, xã hội học và văn hóa học để thấy rõ được đặc trưng của PG
từng vùng miền, từng thời điểm khác nhau.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận: Đề tài góp phần tái hiện lại bức tranh tổng quát về PGKH
trong giai đoạn 1930-1975, cung cấp tư liệu và bổ sung tư liệu có căn cứ khoa học
về lịch sử PGKH nói chung và lịch sử PGVN nói riêng.
Đề tài bổ sung tư liệu để phát triển ngành tôn giáo học, các ngành khoa học
liên quan và giúp người đọc hiểu sâu hơn về quá trình hoạt động, phát triển của
PGKH trong giai đoạn 1930-1975. Đồng thời giúp mọi người hiểu thêm về vai trò
của PG đối với xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.
Về mặt thực tiễn: Thông qua ý nghĩa về mặt lý luận, đề tài cung cấp cơ sở
khoa học để các cơ quan, đồn thể, giáo hội, chính quyền địa phương đề ra những
chương trình, chính sách, cách thức quản lý, định hướng bảo tồn và phát huy những
giá trị tốt đẹp mà PG đã mang lại cho xã hội và định hướng hoạt động phát triển cho
PG trong tương lai.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương và 6 tiết.

-10-


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÁNH HÒA VÀ PHẬT GIÁO
Ở KHÁNH HỊA

1.1. Khái qt chung về Khánh Hịa
1.1.1. Về vị trí địa lý và dân cư
- Về vị trí địa lý: KH là một tỉnh nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ

của nước ta. Bản đồ hành chính của tỉnh KH hiện nay cho thấy phía Bắc giáp ba
huyện Sơng Hinh, Đơng Hịa và Tây Hịa tỉnh Phú Yên. Phía Nam giáp hai huyện
Bác Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận. Phía Tây giáp hai huyện M’drăk, Krông
Bông của tỉnh Đắk Lắk và huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng. Phía Đơng giáp
biển Đơng, trên bán đảo Hịn Gốm, tại mũi Hịn Đơi, huyện Vạn Ninh, chính là
điểm cực Đơng trên đất liền của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa VN và có tọa độ
địa lý từ 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°29’55" kinh
độ Đông. Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90
km. TP Nha Trang là tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của KH, có bờ
biển đẹp với thế mạnh là phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. KH gồm có 2 TP (Nha
Trang và Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa), 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh
Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm và huyện Đảo Trường Sa), tổng cộng có 145 xã,
phường.
Tỉnh KH, ngồi phần lãnh thổ trên đất liền, cịn có vùng biển, vùng thềm lục

địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. KH là tỉnh nằm gần với đường hàng
hải quốc tế nên có ý nghĩa chiến lược quan trọng về mặt quốc phòng. Hơn nữa, KH
lại là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra biển Đơng. Do vị trí địa lý nằm ở đoạn cuối
dãy Trường Sơn Nam nên KH có chiều nghiêng theo hướng Tây-Đơng, trong đó địa
hình núi và bán sơn địa chiếm 3/4 tổng diện tích tồn tỉnh và chia làm ba vùng:
Vùng đồng bằng, vùng núi, vùng ven biển và các hải đảo. Diện tích tự nhiên tỉnh
KH là 5.197km², chiếm 1,56% diện tích cả nước và xếp hàng thứ 27 trong 64 tỉnh,
thành.
-Về dân cư: Hiện nay trên địa bàn tỉnh KH có 36 dân tộc đang sinh sống với
tổng số dân là 1.231.107 người [3.Tr.69]. Dân tộc Kinh có khoảng 1.159.159
-11-


người, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, TP, thị xã, thị trấn, cũng là dân tộc
có số lượng đông nhất tỉnh chiếm 94,1% dân số tỉnh. Dân tộc Raglai với 55.844
người sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và rải rác ở tại
xã miền núi các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa và TP Cam Ranh
chiếm 4,5% dân số tỉnh. Dân tộc Cơ-ho có khoảng5.724 người sống chủ yếu ở các
khu vực giáp ranh với Lâm Đồng và Đắk Lắk chiếm 0,38 % dân số tỉnh. Dân tộc Êđê có khoảng 3.759 người tập trung chủ yếu ở thị xã Ninh Hịa chiếm 0,30% dân số
tồn tỉnh. Dân tộc Hoa khoảng 1.969 người sống chủ yếu ở TP Nha Trang, thị xã
Ninh Hòa và huyện Diên Khánh chiếm 0,15% dân số tỉnh. Dân tộc Tày khoảng
1.682 người, dân tộc Nùng có 991 người. Ngồi ra cịn có các nhóm dân tộc khác
chiếm con số rất nhỏ trong thành phần dân số tỉnh KH như người Mường, người
Thái, người Chăm, người Khmer, người Thổ, người Brâu, người Gia Rai, người
Ngái, người Ibana, nười Xơ Đăng, người Sán Chay, người Sán Dìu, người Hrê,
người Mnơng, người Xtiêng, người Bru Vân Kiều, người Cơ Tu, người Giáy, người
Gié Triêng, người Mạ, người Khơ mú, người Co, người Chơ Ro, người Xinh Mun,
người Chu Ru, Lào, người Chứt.[73].[49].
Theo số liệu điều tra ngày 1 tháng 4 năm 2019: Dân số tỉnh KH có 1.231.107
người, mật độ dân số toàn tỉnh là 225 người/km², nam giới có khoảng 612.513

người (chiếm 49.75% dân số), nữ giới khoảng 618.594 người (chiếm 50.25% dân
số); tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 2009-2019 là 0,62%. Theo tổng điều tra biến
động dân số năm 2019, KH có 520.008 người sinh sống ở khu vực đô thị (chiếm
42,2% dân số toàn tỉnh) và 711.099 người sống ở khu vực nơng thơn (chiếm 57,8%
dân số tồn tỉnh).
Hiện nay, dân số KH phân bố không đều, tập trung đông ở TP Nha Trang
(chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh). TP Cam Ranh và huyện Diên Khánh mật độ dân số
khá cao (400 người/km²), thị xã Ninh Hòa và các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm mật
độ dân cư trung bình (khoảng 200 người/km²), các huyện miền núi có mật độ dân số
tương đối thấp là Khánh Sơn (62 người/km²) và Khánh Vĩnh (29 người/km²). Nơi
có mật độ dân số thấp nhất tỉnh là Huyện Đảo Trường Sa (0,39 người/km²).
1. 1. 2. Về văn hóa, xã hội:

-12-


Vị trí địa lý đã ưu đãi cho KH sự đa dạng về bức tranh văn hóa và xã hội, là
tỉnh dun hải có sựđa dạng về địa hình vừa có đồng bằng, vừa có miền núi vừa có
cả hải đảo. KH có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa hè khơng q nóng và mùa đơng
cũng khơng q lạnh, khí hậu tương đối ơn hịa do mang tính chất của khối khí hậu
đại dương, lại thêm bờ biển dài, cát trắng, phong cảnh hữu tình và đẹp, thích hợp
cho việc phát triển ngành du lịch và nghỉ dưỡng. Các huyện miền núi Khánh Sơn,
Khánh Vĩnh khí hậu mát mẻ, gầngiống như Đà Lạt và cùng với đó là những thắng
cảnh tự nhiên nổi tiếng như Thác Yangbay, Thác Tà Gụ, thác Dốc Quy. Khánh Sơn
còn được biết đến bởi di chỉ khảo cổ học Dốc Gạo và những bộ đàn đá cổ sơ nhất
của lịch sử lồi người.
Chính sự đa dạng về địa hình đã ban cho thiên nhiên KH sự đa dạng và phong
phú. Chỉ riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, các nhà khoa học đã thống kê có
41 lồi thực vật, 59 lồi động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ (như Vọoc, Gấu),


có 559 lồi thực vật nhiệt đới bao gồm 401 chi, 120 họ thực vật bậc cao và 4 lớp
chim, thú thuộc 27 bộ, 88 họ với 255 loài. Bác sĩ Alexandre Yersin đã từng sống và
làm việc tại đây. Song song với những thắng cảnh mà thiên nhiên đã ưu đãi cho
KH, từ những bàn tay khối ốc của các bậc tiền nhân đã xây dựng, tôn tạo những
công trình kiến trúc, những di tích-văn hóa-lịch sử có giá trị như Bia Võ Cạnh, Tháp
Bà Ponagar (Nha Trang), tượng Phật Trắng (chùa Long Sơn), Thành cổ Diên
Khánh, nhà Thờ Đá (Nha Trang), Đền thờ Trần Quý Cáp (Diên Khánh), Miếu thờ
Trịnh Phong (Diên Khánh), Phủ đường Ninh Hòa, Thành Hời, Đình Phú Cang (Vạn
Ninh),…Bên cạnh các di sản văn hóa vật thể là những di sản văn hóa phi vật thể
mang sắc thái bản địa như lễ hội Tháp Bà, lễ hội Am Chúa, lễ hội cá Ông, lễ hội cầu
ngư, lễ hội ăn mừng lúa mới của người Raglai, lễ hội yến sào.v.v…
Trầm Hương và Yến Sào là hai đặc sản mà thiên nhiên đã ban tặng cho KH.
1. 1. 3. Về tơn giáo:
Hiện nay, tồn tỉnh KH có 7 tơn giáo đang sinh hoạt ổn định và được nhà
nước, chính quyền địa phương cơng nhận tư cách pháp nhân gồm PG, Công giáo,
Tin Lành, Cao Đài, PG Hịa Hảo, Giáo hội Phật đường Nam Tơng Minh Sư Đạo và
Tịnh Độ Cư Sỹ Phật Hội VN. Toàn tỉnh có 620 cơ sở thờ tự tơn giáo, có 2736 chức
-13-


sắc, chức việc, tu sĩ và khoảng 386.937 tín đồ, chiếm khoảng 31,4% dân số tồn
tỉnh[50]. Trong đó, tín đồ là người dân tộc thiểu số có khoảng 9070 người, chiếm
2,58% tổng số tín đồ các tơn giáo [74]. PG là tôn giáo lâu đời và phát triển mạnh so
với các tơn giáo khác trên địa bàn. PGKH có 409 cơ sở tự viện được cơng nhận, có
241 chức sắc, 653 chức việc, 1.195 Tăng Ni và 208.536 tín đồ (chiếm 17% dân số
và chiếm 59% tín đồ tơn giáo cả tỉnh), tín đồ dân tộc thiểu số 17.369 người (Hoa,
Cơ-ho và Raglai) và hàng nghìn người có cảm tình với PG.[50].[43].
Bên cạnh PG, các tôn giáo khác cũng phát triển khá mạnh và có ảnh hưởng
nhất định đến đời sống tâm linh của người dân nơi đây như:
Công giáo: Công giáo du nhập vào vùng đất này cũng khá sớm, vào các năm

1653 có linh mục dịng tên Phêrơ Marques và năm 1655 một Linh mục Phanxicô
Rivas đã đến giảng đạo tại Dinh Thái Khang, đây được xem là những hoạt động
truyền giáo đầu tiên của đạo Công giáo trên vùng đất này. Nhưng đến năm 1671,
ngôi giáo xứ Chợ Mới mới được thành lập ở KH (Nha Trang). Điều này đánh dấu
mốc lịch sử cho những thành quả đầu tiên trong công tác truyền giáo của đạo Công
giáo tại đất KH. Giám mục Lambert de la Motte là người đã đặt nền móng và xây
dựng nên giáo xứ này. Cũng trong năm này (1671), các giáo xứ khác như Nha
Trang, Hà Dừa, Bình Cang, Ninh Hịa cũng được thành lập sau đó.
Hiện nay, tín đồ Cơng giáo ở KH sinh hoạt trong Giáo phận Nha Trang. Đây là
Giáo phận được hình thành khá sớm (1659) và thay đổi tên gọi trong từng giai đoạn
lịch sử (xem phụ lục số 12) và đến năm 1975, tòa thánh Vatican ra quyết định thành
lập Giáo phận Nha Trang gồm hai tỉnh KH và Ninh Thuận, từ đó sinh hoạt ổn định
cho tới ngày nay [48]. Nhà thờ Đá là nhà thờ chính tịa của Giáo phận Nha Trang.
Về tổ chức: Đứng đầu Giáo phận là Giám mục chính tịa do Giáo hồng bổ
nhiệm. Dưới Giám mục có Tịa giám mục, Giám mục Giáo phận còn được hỗ trợ
bởi Hội đồng Linh mục Giáo phận gồm 22 linh mục và Ban Tư vấn của Giáo phận
gồm 12 linh mục với nhiệm kỳ 5 năm. Ngồi ra, Giáo phận cịn có 21 Ban phụ trách
các vấn đề mục vụ. Giáo phận Nha Trang được chia thành 9 Giáo hạt: Vạn Ninh,
Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm, Cam Ranh (thuộc địa giới tỉnh KH) và Ninh
-14-


Hải, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Phước, Ninh Sơn (thuộc địa giới tỉnh Ninh
Thuận) với 9 Linh mục Hạt trưởng.
Theo số liệu hiện nay (6/2020), tồn tỉnh có 128.416 tín đồ, chiếm 10,4% dân
số tỉnh và chiếm 33,1% tổng số tín đồ tơn giáo tồn tỉnh, có 282 linh mục, 623 chức
sắc, có 166 cơ sở thờ tự và 5 giáo hạt (Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn
Ninh và Nha Trang). [50]Đại chủng viện Sao Biển là nơi đào tạo linh mục của Giáo
phận Nha Trang và các Giáo phận lân cận. Hiện tại Giáo phận Nha Trang có 15
dịng tu (5 dịng tu nam và 9 dịng tu nữ), với 656 nữ tu, 78 nam tu sĩ.

Tin Lành: Tin Lành du nhập vào KH từ những năm 1924, tới năm 1926 nhà
truyền đạo người Mỹ là Travis thuộc hệ thống truyền giáo Phúc Âm Liên Hiệp và
truyền đạo Lê Thành Lôi người Quảng Nam vào lập nên Hội Thánh Tin Lành Nha
Trang tại đất KH, ban đầu vì chưa có nhà thờ nên hội thánh đã mướn hai căn nhà để
làm cơ sở thờ phụng Chúa, một căn ở đầu đường Nhà Thờ, một căn ở số 9 đường
Nguyễn Du. Năm 1933, mực sư Trần Dĩnh phụ trách và xây dựng, Cung Hiến ngôi
nhà thờ đầu tiên của hội thánh Tin Lành Nha Trang tại đường Nhà Thờ. Do nhu cầu
sinh hoạt của tín đồ, năm 1952-1953, mục sư Trần Trọng Thục mua đất và phụ trách
xây dựng ngôi nhà thờ mới khang trang tại số 29 đường Lê Thành Phương–Tp Nha
Trang. Năm 2006 mục sư Lưu Văn Giáo tái thiết hội thánh cho phù hợp với nhu cầu
của tín đồ ngày một đơng hơn như hiện nay. Mục sư Phạm Sính hiện đang là chủ tọa
của hội thánh Nha Trang.
Hoạt động phát triển hội thánh Tin Lành tại KH: Năm 1928 thành lập hội
thánh thành Diên Khánh; năm 1930 thành lập hội thánh Ninh Hòa; năm 1949-1962
mở Hội Thánh Vĩnh Phước; năm 1957 thành lập nhà giảng Giang Lồ; Sông Cái và
Chà Liên ở Khánh Vĩnh; năm 1963-1970 mở Hội Thánh Phước Hải; năm 1965 mở
hội thánh Ba Ngòi; năm 1969 mở hội thánh Quảng Hòa; năm 1970 mở hội thánh
Mỹ Ca và Dục Mỹ; năm 1972 mở nhà nguyện Quân lao Nha Trang, năm 1973 mở
nhà nguyện tại Trí Ngun, (Saunăm 1975 thì hai nhà nguyện này khơng cịn). Hiện
nay, ở KH có 4 hệ phái Tin Lành đang hoạt động là Tin Lành CMA, Báp Tít, Cơ
Đốc Phục Lâm và Ngũ Tuần.

-15-


Theo thống kê hiện nay, tồn tỉnh có 20.735 tín đồ, chiếm 1,6% dân số tỉnh và
chiếm 5,3% tổng số tín đồ tơn giáo tồn tỉnh, có 41 chức sắc và có 8 chi hội, 4 hội
nhánh, 27 điểm nhóm, 12 mục sư, 5 truyền đạo, 4 nữ truyền đạo [50]
Cao Đài: Cao Đài được thành lập năm 1926 tại Tây Ninh, trong q trình phát
triển, đã phân hóa và hình thành 12 chi phái khác nhau và được truyền tới các tỉnh

khác trong thời gian sau đó. Đạo Cao Đài truyền đến KH vào thập niên 40 của thế
kỷ XX, với các chi phái như Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây
Ninh, Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan,
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý.
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh; vào những năm
1940-1941, các nhà truyền đạo là Cao Triều Phát, Cao Thường Mạnh từ miền Nam
đã bí mật đến truyền đạo tại KH, đến năm 1949 thì cơ sở đầu tiên mang tên “Cao
Đài đại đạo tam kỳ phổ độ tịa thánh Tây Ninh” chính thức được thành lập, nay
thuộc xã Diên Thủy, thị trấn Diên Khánh. Một năm sau, tòa thánh Tây Ninh bổ
nhiệm Thượng Lăng Thanh giữ chức Khâm Châu Đạo KH và từng bước phát triển
đạo Cao Đài tại đây. Sau gần 40 năm phát triển, đạo Cao Đài đã gặt hái được một số
thành tựu từ số lượng tín đồ, cơ sở vật chất và từng bước hoàn thành hệ thống hành
chính. Cấp tỉnh gọi là khâm đạo, cấp huyện gọi là tộc đạo và cấp xã là hương đạo.
Năm 1975, Khâm đạo KH có 6 Tộc đạo là Diên Khánh, Nha Trang, Vĩnh Xương,
Bắc Cam Ranh, Nam Cam Ranh và Ninh Hịa và có 35 Hương đạo (Diên Khánh 12,
Nha Trang 4, Vĩnh Xương 4, bắc Cam Ranh 3 và nam Cam Ranh 4).
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo: Chi phái này phát triển rất mạnh ở miền
Nam và truyền vào KH năm 1959 theo đường từ Tây Nguyên xuống, nên địa bàn
hoạt động chủ yếu là ở thị xã Ninh Hịa. Hiện nay, chi phái này có 2 hội thánh đặt
tại hai xã Ninh Phụng và Ninh Diêm với tổng số tín đồ khoảng 1000 người.
Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan: Chi phái này phát triển mạnh các tỉnh
miền Trung như Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên và truyền vào KH khoảng năm
1962-1965. Hiện nay, chi phái này có 4 cơ sở thờ tự là thánh thất Vân Thạch (Ninh
Hòa), thánh thất Liên Thành (Nha Trang), thánh thất Ba Ngòi (Cam Ranh) và thánh
thất Tân Hiệp (Cam Lâm).
-16-


Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài: Chi phái này phát triển mạnh ở miền Trung
và truyền vào KH khoảng năm 1960, hoạt động chủ yếu ở thị xã Cam Ranh. Hiện

nay, phái này có 1 cơ sở đạo Nha Trang (Nha Trang) và thánh thất Trung Hiệp ở
Cam Lâm và thánh thất Trung Chánh ở TP Cam Ranh.
Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý: Chi phái này có một cơ sở là thánh thất Nha
Trang tại phường Phước Hòa-Nha Trang.
Theo số liệu thống kê (6/2020), tồn tỉnh KH có 9.710 tín đồ, chiếm 0,7% dân
số tỉnh và chiếm 2,5% tổng số tín đồ tơn giáo tồn tỉnh, có 204 chức sắc, với 33 cơ
sở thờ tự.[50]
Phật giáo Hòa Hảo: Là một tôn giáo ra đời ở miền Nam VN, do đức giáo chủ
Huỳnh Phú Sổ khai đạo vào năm 1939. Với tôn chỉ là học Phật, tu Nhân, tại gia cư
sĩ, giáo huấn tín đồ về Tứ ân; thực hiện 8 điều răn cấm, cứu giúp người nguy khó,
tương trợ trong quan, hôn, tang, tế và hoạt động từ thiện hữu ích cho xã hội, đồng
thời chọn pháp môn Tịnh độ tông làm căn bản tu hành.
Về cơ cấu tổ chức: Hệ thống tổ chức của Giáo hội PG Hòa Hảo gồm 2 cấp:
Cấp toàn đạo gọi là Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PG Hòa Hảo. Người đứng đầu
Ban Trị sự Trung ương với chức danh là trưởng ban. Cấp cơ sở gọi là Ban Trị sự
Giáo hội PG Hòa Hảo xã, phường, thị trấn (gọi chung là ban trị sự xã). Đứng đầu
trưởng ban trị sự xã với chức danh là trưởng ban. Tại những tỉnh, TP có đơng tín đồ
PG Hịa Hảo lập Ban Đại diện PG tỉnh, TP (gọi chung là Ban Đại diện tỉnh).
PG Hòa Hảo được truyền vào KH những năm 2003, hiện nay PG Hịa Hảo
chủ yếu hoạt động ở thơn Ngọc Diêm, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hịa, với số tín đồ
394 người, 5 chức việc và 1 cơ sở thờ tự. [51] Đây cũng là trụ sở Văn phòng Ban trị
sự PG Hòa Hảo tỉnh KH.
Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư đạo: Minh Sư Đạo được truyền sang
VN vào khoảng cuối thế kỷ XIX, do công của Trưởng lão Đông Sơ Trương Đạo
Dương vào năm 1863. Chiếu Minh Phật Đường tại Cầu Kho (Chợ Lớn-Sài Gòn) là
cơ sở đầu tiên của giáo hội tại VN. Giáo hội hoạt động với phương châm “Phổ độ
chúng sinh-Chân tu giải thoát”.

-17-



Trong quá trình phát triển ở VN, Minh Sư Đạo đã hình thành các chi nhánh:
Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân tại các địa phương khác nhau.
Hiện tại chưa có tư liệu xác định Phật đường Nam Tơng Minh Sư có mặt tại
KH vào thời gian nào, nhưng có một điều chắc chắn rằng năm 1936 chùa Kim Long
(Nha Trang) đã là cơ sở của Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo. Vào năm 1936
đại lão sư Đinh Đạo Ninh tới Nha Trang có dừng chân hành đạo tại ngôi chùa này.
Năm 1952, dưới sự hướng dẫn của thầy trụ trì chùa Kim Long (thầy Lê Vĩnh
Nguyên) chùa Nam Hòa Phật Đường được thành lập tại Ninh Hòa. Hiện nay, tại
KH, văn phòng ban trị sự tỉnh hội Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư đạo đặt
tại chùa Kim Long (Nha Trang), do lão sư Vận Đức làm trưởng ban trị sự. Hiện tại,
giáo hội Phật đường Nam Tơng Minh Sư Đạo có khoảng 1.458 tín đồ, có 4 cơ sở
thờ tự và 22 chức sắc.[50]
Tịnh độ cư sĩ Phật hội VN: Do đức tôn sư Minh Trí (thế danh là Nguyễn Văn
Bồng) thành lập vào năm 1934 ở Nam bộ, trụ sở đặt tại Tổ đình Hưng Minh Tự, TP
HCM. Hội hoạt độngvới phương châm là “Phước Huệ Song Tu”, lấy niệm Phật làm
căn bản, dùng y đạo để cứu người.
Về cơ cấu tổ chức Giáo hội: Tịnh độ Cư sĩ Phật hội VN quản lý theo hệ thống
hành chính từ trung ương đến địa phương. Tỉnh, thành hội trực tiếp quản lý các
quận, huyện, phường, xã và ấp hội. Có 4 cấp quản lý là Ban Trị sự trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện/thị và cấp xã/phường. Đứng đầu Ban Trị sự Trung ương là Chánh
Hội trưởng. Ban Trị sự Trung ương là cấp quản lý–điều hành cao nhất của Giáo hội
Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội VN. Đứng đầu các Ban Trị sự Tỉnh, thành hội là Hội
trưởng. Đứng đầu các ban cấp quận, huyện, xã, phường hội gọi là Trưởng ban.
Tịnh độ Cư sĩ Phật hội VN truyền vào KH khoảng cuối thập niên 60 của thế kỷ
AX. Năm 1968, hai cơ sở Hưng Sơn Tự và Hưng Long Tự được thành lập ở TP Nha

Trang và huyện Diên Khánh, đánh dấu sự có mặt của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội VN tại
KH. Phòng thuốc Nam Phước Thiện, bốc thuốc và chữa bệnh miễn phí cho người
nghèo, là một trong những hoạt động nổi bật của hội tại KH, kể từ khi thành lập cho

tới ngày nay. Hoạt động của phòng khám Phước Thiện đã nhận được sự mến mộ
của bà con trong tỉnh nhà. Theo số liệu thống kê hiện nay, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội
-18-


VN tại KH có 1 cơ sở thờ tự, 22 tín đồ, 1 chức sắc.[50] (Ban đầu có 2 cơ sở thờ tự
nhưng sau này có 1 cơ sở đã gia nhập vào sinh hoạt trong hệ thống giáo hội PGVN,
đó là chùa Hưng Long ở Diên Khánh).
Ngồi các tơn giáo đã nêu, trên địa bàn tỉnh cịn có một số tơn giáo khác như
Pháp Tạng PGVN (có 1 cơ sở thờ tự tại thơn Vạn Thuận, xã Ninh Ích, thị xã Ninh
Hịa), Hồi giáo (94 tín đồ), đạo Bà-la-mơn (25 tín đồ), đạo Baha’i (13 tín đồ). Mặc
dù, địa bàn sinh hoạt của các tôn giáo đan xen lẫn nhau, nhưng từ xưa đến nay, các
tôn giáo luôn chung sống và sinh hoạt hồ hợp, ln cùng nhau đồn kết, đồng lịng
vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”. [50]
1.2. Q trình du nhập, phát triển và đặc điểm của Phật giáo ở Khánh Hòa
PG ra đời vào thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên tại Ấn Độ, do thái tử Tất Đạt
Đa sáng lập. Sau hơn 2500 năm tồn tại, PG đã phát triển mạnh và trở thành một
trong những tôn giáo lớn của thế giới. Đặc biệt ở các nước khu vực châu Á, PG hầu
như đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, trong đó có nước VN.
PG truyền vào VN khi nào, cho tới nay vẫn còn là một chủ đề gây nhiều tranh
cãi. Dựa trên cứ liệu và các nguồn sử liệu khác nhau, các học giả đưa ra nhiều ý
kiến khác nhau. Theo tài liệu công bố tại Viện Bảo Tàng Lịch sử TP HCM: “PG du
nhập vào VN khoảng thế kỷ thứ 2 trước công nguyên bằng hai con đường: Đường
biển từ phía Nam lên và đường bộ từ phía Bắc xuống” [42]. Giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh
Thát cho rằng: “Chân Ngun muốn nói rằng ngơi chùa Trúc Viên đã có từ thời Lữ
Gia, tức khoảng năm 110 tdltại núi Thầy (Sài Sơn), ở Sơn Tây. Điều này cũng có
nghĩa PG đã tồn tại ở nước ta vào thế kỷ thứ II tdl [59, tr.32]. Nhưng theo tác giả
Nguyễn Lang thì “Ðạo Phật truyền vào VN khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. Tài liệu
chắc chắn cho biết rằng vào hạ bán thế kỷ thứ hai, tại nước ta đãcó một trung tâm
PG phồn vinh và quan trọng rồi, nhưng cóthể đạo Phật đã du nhập vào nước ta

trong thế kỷ đầu của kỷ nguyên”[30, tr.21]. Như vậy đến thế kỷ thứ II, PG đã có ảnh
hưởng nhất định trong đời sống tinh thần của người dân, với giáo lý từ bi, hỷ xả, vô
ngã, vị tha, tri ân báo ân…của PG rất gần gũivới truyền thống văn hóa tương thân,
tương ái, uống nước nhớ nguồn của người Việt nên dễ dàng được mọi

-19-


người chấp nhận. Trong suốt quá trình tồn tại và đồng hành cùng dân tộc Việt, PG
đã nhanh chóng lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc VN, trong đó có tỉnh KH.
1.2.1. Quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Khánh Hòa
PG truyền vào vùng đất này khi nào hiện chưa tìm thấy sử liệu xưa ghi chép.
Nhưng trước khi cư dân người Việt đến vùng đất này, nơi đây đã từng tồn tại một
nền PG phát triển rực rỡ và gần như đã trở thành quốc giáo. Theo nhà sử học Lê
Mạnh Thát: “Chiếc bia Võ Cạnh tìm thấy tại làng Võ Cạnh ở Nha Trang, thường
được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế kỷ thứ II sau dương lịch viết
bằng Phạn văn. Để cho Phạn văn trở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào
thế kỷ ấy, nền văn minh Ấn Độ vào thời ấy chủ đạo là PG ”[59, tr.31]. Theo những
gì được ghi lại trên bia ký Võ Cạnh, vào thế kỷ thứ II Tây lịch, vùng đất này chịu
ảnh hưởng sâu sắc của nền PG Ấn Độ. PG là tơn giáo chính của vương quốc này.
Nhà vua là Phật tử sùng tín, bảo hộ PG, các vị Tăng Lữ cùng với nhà vua chủ trì các
nghi lễ của vương quốc. Qua tư liệu trên văn bia (xem phụ lục số 1a), ta có thể biết
PG Chămpa lúc này đã vượt qua giai đoạn truyền bá và có ảnh hưởng nhất định
trong nền văn hóa và đời sống tinh thần của dân tộc này [86]. Nhà nghiên cứu
Quảng Văn Sơn nhận định: “Kauthara ngoài là một trung tâm giao thương với các
nước láng giềng từ đầu Cơng ngun, cịn là địa điểm đầu tiên PG từ Ấn Độ truyền
sang, trở thành một trung tâm PG phồn thịnh và ảnh hưởng mạnh mẽ tới các trung
tâm PG Chămpa nổi tiếng sau này như Inrapura, Amaravati”[81, tr.48]. Học giả
Pháp George Coedes cho rằng “Đến thế kỷ III, PG đã phát triển mạnh mẽ ở vùng
mà ngày nay là Nha Trang. Thời kỳ này PG là tơn giáo của triều đình [85]. Thêm

một cứ liệu lịch sử khác, năm 875, vua Indravarman là một Phật tử, theo truyền
thống PG Đại thừa và chọn PG là quốc giáo. Ở trung tâm của Indrapura (Đồng
Dương ngày nay), ông đã xây dựng một tu viện PG (Vihara) để thờ Bồ Tát Quán
Thế Âm (Avalokiteśvara). Các vua của triều đại Indrapura đã xây dựng ở Mỹ Sơn
một số đền tháp vào thế kỷ IX và X. Thời kỳ PG ảnh hưởng ở Chămpa kết thúc năm
925 để nhường chỗ cho sự phục hồi của đạo thờ thần Siva [12, tr.72-184].

Thông qua các bộ sử như Thiền uyển tập anh (thế kỉ XIII – XIV), Đại Việt sử
kí tồn thư, An Nam chí lược, chúng ta lại có thêm thơng tin về hai câu chuyện:
-20-


×