Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.84 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------˜˜µ™™------

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI
TẠI VIỆT NAM, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9.31.01.06

TRẦN NGỌC MAI

Hà Nội – 2020


LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Chí Lộc

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
trường họp tại Đại học Ngoại thương
Vào hồi
giờ
ngày


tháng
năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường Đại học Ngoại thương


1.

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
Trần Ngọc Mai (2020), Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp trong bối cảnh tự do thương mại quốc tế, tạp chí Kinh
tế và dự báo, Số 20 tháng 07/2020 (738), Năm thứ 53, tr 1720.

2.

Ngoc Mai Tran (2020), Applying 2-stage DEA model to
evaluate the corporate social responsibility implementing
efficiency of FDI firms, Management Science Letters, 10
(2020) 2491-2500.

3.

Trần Ngọc Mai (2019), Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã
hội đối với các đối tượng hữu quan của các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam, tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 15 Tháng
05/2019 (697), tr 42-46.

4.


Trần Ngọc Mai (2018a), Thực hiện trách nhiệm xã hội đối
với các đối tượng hữu quan nhằm cải thiện danh tiếng của
doanh nghiệp: nghiên cứu trường hợp của 208 doanh nghiệp
FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, tạp chí Kinh tế đối ngoại,
Số 110 Tháng 10, 2018, tr 29-41.

5.

Trần Nguyễn Hợp Châu (chủ nhiệm), Trần Ngọc Mai (thành
viên) (2018b), Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài trong chiến lược kinh doanh - thực
tiễn tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học
viện Ngân hàng.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Khởi nguồn từ các nước phát triển, sau đó thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (CSR) phát triển rộng ra ở các nước đang phát triển và Việt Nam
không phải là ngoại lệ, đặc biệt trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt như
hiện nay. Khái niệm CSR tại Việt Nam thường được xem xét từ khía cạnh của
Chính phủ. Có nghĩa là, CSR thường là những u cầu, địi hỏi từ phía Chính phủ
trong q trình hoạt động tại địa phương, các doanh nghiệp (DN) cần phải có trách
nhiệm với địa phương nơi mình hoạt động. Ở góc tiếp cận này, các DN thực hiện
CSR một cách bị động, và dưới góc độ chấp hành các quy định về pháp lý.
Mặc dù vậy, trên thực tế, rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực hiện
CSR một cách chủ động có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho DN như nâng cao
năng suất của người lao động, tăng mức độ trung thành, tăng hiệu quả hoạt động,

cải thiện danh tiếng, cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan của DN... do đó
DN nên tiếp cận CSR một cách chủ động. Việc thực hiện CSR một cách chủ động
không những giúp DN thỏa mãn các yêu cầu từ Chính phủ nước sở tại mà còn
giúp DN đạt được các mục tiêu phát triển, mục tiêu chiến lược khác. Việc thực
hiện CSR, nếu được các DN nhìn nhận một cách nghiêm túc sẽ tạo niềm tin cho
người lao động và sự tin tưởng từ các nhà đầu tư. Do đó, bên cạnh hướng tiếp cận
từ chính phủ coi thực hiện CSR như một nghĩa vụ và sự tuân thủ pháp luật, Luận
án cũng đồng thời tiếp cận khái niệm CSR từ góc độ của chính DN, nhìn nhận
CSR như một cơng cụ mà DN có thể sử dụng để quản trị mối quan hệ với các bên
liên quan của DN qua đó đạt được các mục tiêu chiến lược.
Trong các mục tiêu chiến lược của DN, mục tiêu duy trì và cải thiện danh
tiếng dường như có vai trị quan trọng hơn cả. Danh tiếng khơng chỉ là mục tiêu
mà cịn là một bước trung gian giúp DN đạt được tất cả các mục tiêu cịn lại. Một
DN có danh tiếng tốt sẽ giúp tạo dựng sự tin tưởng đối với khách hàng, các đối
tác, Chính phủ qua đó giúp cho hoạt động kinh doanh, phát triển của DN thuận lợi
hơn, dễ dàng đạt được các mục tiêu về doanh số, thị trường, tài chính.
CSR không phải là một khái niệm mới nhưng ngày càng trở nên phổ biến
hơn ở các DN trên toàn cầu (KPMG, 2015; Porter, 2006; Reid & Toffel, 2009). Sự
phát triển của CSR luôn đồng hành với sự phát triển của các dòng vốn FDI vào
các nước đang phát triển những năm 1990s (Goyal, 2005). Sự tham gia của các
DN FDI có những tác động tích cực đến quốc gia nhận đầu tư thể hiện qua việc bổ
sung vốn vào tổng vốn đầu tư quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu tăng
trưởng kinh tế; góp phần cải thiện cán cân thanh tốn nói chung thơng qua việc
tăng thẳng dư của cán cân vốn; tạo điều kiện cho các nước tiếp cận công nghệ


2
mới, thúc đẩy q trình chuyển giao cơng nghệ, đồng thời nâng cao kỹ năng quản
lý, sản xuất, trình độ NLĐ (Cao Thị Hồng Vinh, 2016). Tuy nhiên, trên thực thế,
mặc dù nhận được nhiều ưu đãi, các DN FDI đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn

đề bức xúc về môi trường và xã hội liên quan đến ô nhiễm môi trường, vi phạm
đạo đức kinh doanh, thiếu trách nhiệm với an sinh an toàn của cộng đồng dân cư...
Chính những vấn đề đó đang địi hỏi các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các DN FDI,
phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu khơng bản thân sự phát triển kinh
tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả đắt về môi trường cũng như những vấn đề
xã hội. Do đó, các DN FDI cần ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát
triển bền vững của các quốc gia mà DN đó đầu tư vào. Nói cách khác, hoạt động
của các DN FDI ngồi mục tiêu lợi nhuận cịn cần phải gắn liền với thực hiện
CSR thông qua thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, bảo vệ mơi trường, đối xử có đạo đức
với NLĐ, người tiêu dùng và các trách nhiệm khác với cộng đồng.
Hiện nay, Việt Nam đang tham gia ký kết nhiều hiệp định thế hệ mới. Các
hiệp định thế hệ mới đều đề cập tới những khía cạnh khác nhau của CSR. Do đó
CSR của DN FDI đối với nước sở tại là yếu tố mang tính bắt buộc trong bối cảnh
hội nhập. DN FDI có vai trị vơ cùng to lớn đối với nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt
là các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Mặc dù
vậy, những nghiên cứu về đề tài CSR chủ yếu được thực hiện ở các nước đã phát
triển, còn ở các nước đang phát triển vẫn còn khá hạn chế, các lý thuyết CSR, khái
niệm CSR trên thế giới không thể được áp dụng một cách máy móc vào trường
hợp các nước đang phát triển hay trường hợp của Việt Nam do sự khác biệt về văn
hoá, cơ chế quản trị và đặc thù nền kinh tế. Do vậy, các tác động, các mối quan hệ
hay những kết quả của chủ đề này chưa được kiểm chứng, đánh giá đầy đủ mang
lại những khó khăn cho nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và thế giới. Vì vậy,
việc nghiên cứu về CSR đối với DN FDI tại các quốc gia đang phát triển lại càng
quan trọng hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh phát triển bền vững, các DN trên toàn thế giới đều quan tâm
đến mục tiêu và triển khai thực hiện CSR. Là nhóm DN có những ưu thế nhất
định, khi tiến hành phát triển kinh doanh quốc tế, các DN FDI ln tập trung thực
hiện CSR và coi đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển. Do đó,
nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam,
những vấn đề đặt ra và giải pháp” là cần thiết nhằm phân tích cụ thể việc thực

hiện các nội dung CSR của các DN FDI và đề xuất một số giải pháp để nâng cao
thực hiện CSR của nhóm DN này trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu :
Mục tiêu nghiên cứu:


3
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là nhằm nghiên cứu thực hiện CSR của
các DN FDI tại Việt Nam, chỉ ra những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm
hoàn thiện và thúc đẩy thực hiện CSR của DN FDI trong thời gian tới đến năm
2030.
Câu hỏi nghiên cứu:
1. CSR là gì? Cách tiếp cận CSR của Luận án là gì?
2. Các DN FDI tại Việt Nam thực hiện CSR ở những nội dung nào?
3. Các bên liên quan chính, quan trọng nhất, đặc thù của các DN FDI là
những đối tượng nào?
4. Thực trạng thực hiện CSR của các DN FDI tại Việt Nam trong giai đoạn
2010 – 2020 như thế nào? Những vấn đề còn tồn tại là gì? Ngun nhân của
những vấn đề đó là gì?
5. Giải pháp nào có thể được thực hiện nhằm nâng cao kết quả thực hiện
CSR của các DN FDI tại Việt Nam?
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đạt được mục tiêu và trả
lời các câu hỏi nghiên cứu, 4 nhiệm vụ cụ thể đã được xác định như sau:
(i) Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về CSR của DN (xác định nội hàm, các
bên liên quan và sự cần thiết của nghiên cứu CSR của các DN FDI)
(ii) Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện CSR của các DN FDI tại
Việt Nam
(iii) Tiến hành phân tích kết quả thực hiện CSR bằng cách sử dụng bảng
câu hỏi điều tra, phân tích tác động của việc thực hiện CSR đối với các bên liên

quan khác nhau của DN FDI đến danh tiếng của DN
(iv) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện CSR của các
DN FDI tại Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu việc thực hiện CSR của các DN FDI tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: việc thực hiện CSR của các DN FDI tại Việt Nam
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu việc thực hiện CSR của các DN FDI tại
Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020. Đây là thời gian số
lượng và sự đa dạng của các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam nhiều nhất, đóng góp
một phần lớn vào tăng trưởng kinh tế nước ta. Bên cạnh đó, đây là thời gian Việt
Nam tiến hành kí và thực thi các hiệp định quốc tế thế hệ mới như CPTPP và
EVFTA, hai hiệp định có mức độ cam kết cao với nhiều nội dung liên quan đến


4
CSR, việc nghiên cứu về CSR của DN FDI trong giai đoạn này sẽ có ý nghĩa quan
trọng do có tính đại diện cao và phù hợp với bối cảnh hội nhập. Các dữ liệu sơ cấp
được thu thập trong khoảng thời gian từ 2016-2020, đây là giai đoạn NCS thực
hiện luận án tiến sĩ, do vậy, các kết quả nghiên cứu về việc thực hiện CSR của các
DN FDI tại Việt Nam có giá trị cả về thực tiễn, lý luận và có giá trị tham khảo
trong các năm tới.
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu về thực hiện CSR dưới góc độ của DN
và của Chính phủ. Góc tiếp cận Chính phủ phù hợp với thực tiễ triển khai CSR tại
Việt Nam. Trong khi đó, góc tiếp cận DN là cách nhìn hiện đại, phù hợp với xu
thế phát triển, bởi với xu thế phát triển toàn cầu, vai trị cũng như sự can thiệp của
Chính phủ ngày càng được hạn chế, các DN cần theo đuổi việc thực hiện CSR
một cách chủ động, có tính chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể, chứ
không cịn là cách tiếp cận thụ động, dưới góc độ chấp hành các quy định về pháp

lý như trước. Nghiên cứu đầy đủ cả hai góc tiếp cận giúp cho kết quả nghiên cứu
có được sự đánh giá bao quát nhất về việc thực hiện CSR của DN.
Bên cạnh đó, do phạm vi về CSR của DN FDI khá rộng, NCS chỉ tập trung
vào trọng tâm nghiên cứu là phân tích thực trạng thực hiện, kết quả thực hiện CSR
và tác động của việc thực hiện CSR đối với các bên liên quan của các DN FDI tại
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020. Trên cơ sở đó, đánh giá
những mặt tích cực và hạn chế cũng như kết quả thực hiện và xác định nguyên
nhân sâu xa của những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, thực tiễn
nhằm thúc đẩy các hoạt động này trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh
hiện nay (từ năm 2020), số lượng và độ lớn của các dòng vốn FDI đổ vào Việt
Nam đang ngày càng tăng cao.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nguồn dữ liệu:
* Dữ liệu thứ cấp:
Các tài liệu được sử dụng để tham khảo trong Luận án bao gồm: Các số
liệu, dữ liệu thống kê, cũng như các luận điểm nghiên cứu của các báo cáo và tài
liệu nghiên cứu về CSR của các DN FDI tại Việt Nam được thực hiện bởi các cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Số liệu thống kê được lấy trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến năm 2020.
* Dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng
bảng câu hỏi. Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi các DN FDI trên lãnh thổ Việt
Nam.


5
Các thông tin trong bảng hỏi: NCS xây dựng một bảng hỏi nhằm tìm hiểu
việc thực hiện CSR của các DN FDI tại Việt Nam đối với bốn bên liên quan quan
trọng bao gồm: Chính phủ (CP), người lao động (NLĐ), khách hàng và cộng
đồng. Bên cạnh đó NCS cũng khảo sát đánh giá của DN về danh tiếng của DN.

Dữ liệu sơ cấp được sử dụng cho hai mục đích (1) phục vụ cho nghiên cứu thống
kê mơ tả, phân tích thực trạng thực hiện CSR của DN FDI đối với bốn bên liên
quan quan trọng của DN và (2) phục vụ chạy mơ hình kinh tế lượng phân tích kết
quả và tác động của việc thực hiện CSR đến danh tiếng của DN.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Nghiên cứu tại bàn (Phương pháp nghiên cứu tài liệu): Để thu thập dữ
liệu thứ cấp, NCS sử dụng phương pháp này để tìm kiếm, tổng hợp từ các nguồn
như sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo tổng hợp của Bộ kế
hoạch đầu tư, Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện nghiên
cứu kinh tế trung ương (CIEM), đề tài nghiên cứu của các trường đại học, các
website của các cơ quan ban ngành và các DN trong ngành cũng như của các tạp
chí trong và ngồi nước. Các dữ liệu thu thập được theo phương pháp này được sử
dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện CSR của các DN
FDI tại Việt Nam.
- Điều tra khảo sát: NCS sử dụng phương pháp này để thu thập được các
dữ liệu sơ cấp, phục vụ đánh giá sâu vào lĩnh vực nghiên cứu.
+ Mẫu nghiên cứu: Để thực hiện nghiên cứu, NCS đã tiến hành điều tra với
số mẫu là 500 phiếu, đối tượng được điều tra là các chủ DN, trưởng phòng bộ
phận chiến lược của DN FDI. Số phiếu thu về là 233 phiếu, đạt tỷ lệ 46,6%. Do
hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện luận án nên NCS sử dụng
phương pháp chọn mẫu thuận tiện – phi xác suất.
+ Đối tượng khảo sát: các chủ DN, trưởng phòng bộ phận chiến lược của
DN FDI trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là những người am hiểu về chức năng,
nhiệm vụ và các hoạt động của DN, do đó, câu trả lời của những đối tượng nay sẽ
mang tính đại diện cao nhất.
+ Thời gian điều tra tiến hành trong tháng 4/2018. Kết quả điều tra sau khi
đã làm sạch, thu được 208 phiếu có thể sử dụng để tiến hành chạy phân tích hiệu
quả bằng phần mền DEAP 2.1 và phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy
bằng phẩn mềm SPSS 22.

* Phương pháp phân tích dữ liệu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:


6
- Phương pháp định tính: NCS sử dụng các phương pháp thống kê, mơ tả,
phân tích và tổng hợp để phân tích các dữ liệu thứ cấp. Các đánh giá về thực trạng
thực hiện CSR cũng dựa trên một số các nhận định, báo cáo và tự đánh giá của các
bài nghiên cứu, đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước trong những năm gần đây.
- Phương pháp định lượng:
+) NCS sử dụng cơng cụ phần mềm phân tích dữ liệu DEAP 2.1 và SPSS
22 để tổng hợp, phân tích dữ liệu sơ cấp. NCS sử dụng phương pháp này với các
tiêu chí như số lượng, phần trăm, số trung bình, tần suất, tỷ lệ... để mơ tả thực
trạng thực hiện CSR và đánh giá kết quả thực hiện CSR đối với 4 bên liên quan
quan trọng bao gồm Chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng của các DN FDI
tại Việt Nam.
+) NCS sử dụng phương pháp DEA để phân tích kết quả thực hiện CSR
của các DN FDI tại Việt Nam
+) NCS sử dụng phương pháp kiểm tra độ tin cậy thang đo (hệ số
Cronbach’s alpha), phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory
Factor Analysis), sau đó thực hiện hồi quy đa tuyến tính xem có mối quan hệ
tuyến tính giữa một biến phụ thuộc duy nhất (danh tiếng của DN) và các biến độc
lập khác nhau (thực hiện CSR đối với 4 bên liên quan khác nhau, mỗi bên liên
quan là một biến độc lập) nhằm ước lượng và kiểm định tác động của thực hiện
CSR đối với các bên liên quan đến danh tiếng của DN FDI tại Việt Nam.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, phụ lục, tài liệu
tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án
Chương 2. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

FDI
Chương 3. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI
tại Việt Nam
Chương 4. Giải pháp nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Các nghiên cứu về CSR theo thời gian đã có những điểm thay đổi rõ rệt,
chuyển biến nghiên cứu từ cấp độ vĩ mô (xem xét mối quan hệ của CSR với sự
phát triển kinh tế của một quốc gia, xã hội) sang vi mô (xem xét mối quan hệ của
CSR với các khía cạnh của DN như các bên liên quan hay các mục tiêu tài chính


7
và phi tài chính của DN). Các nghiên cứu có sự dịch chuyển từ coi CSR là một đối
tượng nghiên cứu thuộc mơi trường bên ngồi của DN (CSR và các bên liên quan
của DN) sang coi CSR là một đối tượng nghiên cứu thuộc môi trường bên trong
của DN (CSR là một nguồn lực của DN, mối quan hệ giữa CSR và các mục tiêu
của DN, CSR gắn với chiến lược kinh doanh). Các nghiên cứu cũng có sự dịch
chuyển từ việc xem thực hiện CSR như một nghĩa vụ sang chủ động theo đuổi
chiến lược CSR để đạt được các mục tiêu của DN.
Có nhiều nghiên cứu nước ngoài đề cập đến CSR của DN với đa dạng các
bên liên quan như CSR với Chính phủ (Skare & Golja, 2014), CSR với người lao
động (Turban and Greening 1997; Tsoutsoura, 2004, Bauman và Mashruwala,
2007; Kang, 2009; Wieseke, et al., 2009; Carroll & Shabana, 2010; DeTienne,
Agle, Phillips, & Ingerson, 2012; Solomon và Hanson, 1985; Lee et al., 2012),
CSR với khách hàng (Sen và Bhattacharya, 2011; Shapiro, 1983; Luo &
Bhattacharya, 2006; Saei et al., 2015; Fatma và Rahman, 2016; Karaosmanoglu et
al., 2016, Carroll & Shabana, 2010) và CSR với cộng đồng (Okeudo, 2012). Các

nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào DN nội địa, có rất ít nghiên cứu tập trung
vào đối tượng DN FDI và chủ yếu dựa vào dữ liệu thứ cấp có sẵn từ các báo cáo
CSR của các tập đồn mà ít sử dụng dữ liệu sơ cấp.
Một trong những lợi ích nổi bật mà CSR mang lại cho DN đó là CSR có
khả năng nâng cao danh tiếng của DN thông qua việc thực hiện CSR đối với các
bên liên quan. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu về CSR và danh tiếng cuả DN tập
trung vào đối tượng khách hàng mà bỏ qua các bên liên quan quan trọng khác của
DN. Hướng nghiên cứu tập trung vào tác động của CSR đến khách hàng (cảm
nhận, mức độ trung thành, nhận thức của khách hàng) và chỉ một số ít nghiên cứu
tác động của CSR đến danh tiếng của DN.
Trong nghiên cứu của mình, NCS nghiên cứu CSR đối với nhóm 4 bên liên
quan quan trọng của DN bao gồm chính phủ, người lao động, khách hàng và cộng
đồng. Việc lựa chọn nhóm bên liên quan này đã là một điểm mới của nghiên cứu.
Tiếp đến, NCS triển khai nghiên cứu tác động của việc thực hiện CSR đến danh
tiếng của DN, đây cũng là hướng nghiên cứu nhỏ chưa được phát triển trong các
nghiên cứu về CSR trên thế giới.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về CSR ở Việt Nam, các tác giả hoặc
nhóm tác giả, thơng qua các cơng trình nghiên cứu của mình, như các sách, giáo
trình, luận án, bài báo v.vv. (của các tác giả như Phạm Văn Đức (2010), Hoàng
Thu Thuỷ (2016), Nguyễn Thị Kim Chi (2016), Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn
Minh Cảnh (2013), Dung Phương Hoàng (2017), Hoàng Thị Thanh Hương


8
(2015), Lê Thị Hướng (2017), Mai Lan Phương và cs. (2016), Nguyễn Đình Long
và Đồn Quang Thiệu (2009), Nguyễn Thị Kim Ánh & Nguyễn Thị Minh Hoà
(2018), Nguyễn Thị Minh Châu (2013), Nguyễn Thu Linh và cs. (2008), Trần
Đình Phụng và cs. (2019), Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014),
Nguyễn Thị Phương Thảo và cs. (2019), Trần Thị Nhinh (2020), Hoàng Hải Yến

(2016), Trần Nguyễn Hợp Châu và cs. (2018)). Các tác giả trong nước đã thực
hiện các nghiên cứu tiếp cận CSR và mối quan hệ với các bên liên quan từ đó đưa
ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy và tạo dựng lợi ích cho DN. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về CSR thường chỉ tập trung vào một đối tượng cụ thể. Các nghiên
cứu thực nghiệm tại Việt Nam sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là định
tính và định lượng. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính được triển
khai dưới dạng case study, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu sâu trường hợp của
một công ty, một ngành hoặc một địa phương. Các nghiên cứu này chủ yếu đánh
giá thực trạng thực hiện CSR ở các lĩnh vực như nghĩa vụ nộp thuế, vấn đề NLĐ,
vấn đề môi trường, vấn đề xã hội. Mặc dù đã có những đóng góp tích cực trong
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuy nhiên việc thực hiện các CSR cốt lõi
của khối DN này còn rất hạn chế. Các nghiên cứu định lượng chưa đưa ra kết quả
đồng nhất do có phạm vi hẹp, mẫu khảo sát hạn chế hoặc chỉ nghiên cứu đối với
một ngành nhất định; nội dung nghiên cứu cũng chưa bao quát, chưa có sự định
nghĩa rõ ràng cho các nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động. Sự luận giải về mối
quan hệ trong mơ hình chưa có cơ sở trích dẫn, chưa có sự luận giải thích hợp,
chặt chẽ về các quy luật/mối quan hệ của các biến nghiên cứu. Đối tượng nghiên
cứu chính của các nghiên cứu trong nước tập trung vào nhóm DNNVV, có rất ít
nghiên cứu tập trung vào nhóm DN FDI do những khó khăn trong việc thu thập
dữ liệu nghiên cứu trong nhóm đối tượng này.
Các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa CSR và danh tiếng của DN
chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng (Trần Thị Minh Hoà và Nguyễn Thị
Hồng Ngọc (2014), Nguyễn Thị Phương Thảo và cs. (2019)) mà bỏ qua các bên
liên quan khác. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở có tên “Trách nhiệm xã hội của các
DN FDI trong chiến lược kinh doanh – thực tiễn tại Việt Nam và một số đề xuất”
của Trần Nguyễn Hợp Châu (2018) trong đó NCS cũng là thành viên nghiên cứu
chính là cơng trình duy nhất nghiên cứu về CSR tập trung vào đối tượng DN FDI
tính đến thời điểm hiện tại. Đề tài tìm ra mối quan hệ thuận chiều giữa việc thực
hiện CSR đối với 3 mục tiêu chiến lược của DN bao gồm danh tiếng, sự đổi mới
và khả năng tạo dựng sự khác biệt. Tuy nhiên mơ hình nghiên cứu của đề tài là mơ

hình hồi quy đơn biến do đó, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu chưa cao. Khái
niệm CSR được xây dựng trong bài được đo lường bởi 21 biến quan sát mà chưa


9
đi sâu khám phá các nhân tố thành phần cấu thành. Luận án của NCS nghiên cứu
cùng đối tượng là CSR của nhóm DN FDI tuy nhiên tiếp cận ở góc độ CSR của
các bên liên quan tác động đến danh tiếng của DN, sử dụng mơ hình hồi quy đa
biến cho ra nhiều kết quả phân tích chuyên sâu hơn. Đồng thời Luận án cũng sử
dụng đồng thời hai hướng tiếp cận từ phía chính phủ và phía DN để có được sự
đánh giá bao quát nhất về việc thực hiện CSR của DN.
Với những khoảng trống nghiên cứu nêu trên về mặt nội dung và phương
pháp nghiên cứu, có thể kết luận chưa có nghiên cứu nào về CSR của DN FDI tại
Việt Nam tiếp cận CSR từ lý thuyết các bên liên quan tập trung vào 4 đối tượng
bao gồm chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng và nghiên cứu mối quan hệ
giữa CSR đối với các bên liên quan này đến danh tiếng của DN.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài
Trong các cơng trình nghiên cứu trên tác giả nhận thấy một số khoảng trống
trong nghiên cứu, có thể liệt kê như sau:
(i) Về nội dung nghiên cứu:
- Các nghiên cứu về CSR chủ yếu tập trung vào 1 bên liên quan cụ thể,
hoặc một nhóm nhỏ (nhóm 2 hoặc nhóm 3) các bên liên quan. Luận án nghiên cứu
CSR đối với 4 bên liên quan nổi bật là chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng.
- Các nghiên cứu về CSR chủ yếu tập trung phân tích 1 hoặc 1 vài khía
cạnh của CSR, Luận án nghiên cứu đầy đủ các nội dung bao hàm 4 nội dung bao
gồm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.
- Các nghiên cứu về CSR chủ yếu tập trung khai thác từ hướng tiếp cận
chính phủ, điều tra đánh giá việc thực hiện CSR trên khía cạnh pháp lý, Luận án
khai thác từ cả hai hướng tiếp cận bao gồm hướng tiếp cận từ phía chính phủ
(phạm vi pháp lý và những yêu cầu từ phía nhà nước) và hướng tiếp cận từ phía

DN (CSR là một nguồn lực giúp xây dựng danh tiếng của DN).
- Các nghiên cứu về CSR và danh tiếng của DN chủ yếu tập trung vào mối
quan hệ của khách hàng và DN (CSR đối với khách hàng, cảm nhận CSR của
khách hàng, nhận thức CSR của khách hàng), Luận án nghiên cứu mối quan hệ
giữa CSR và danh tiếng từ việc thực hiện CSR đối với cả 4 bên liên quan bao gồm
chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng.
- Các nghiên cứu về CSR chủ yếu tập trung vào đối tượng DN nội địa,
Luận án nghiên cứu trường hợp của nhóm DN FDI, nhóm DN được địi hỏi cao
trong việc thực hiện CSR tuy nhiên chưa được khai thác nhiều do sự hạn chế về
dữ liệu nghiên cứu.
(ii) Về phương pháp nghiên cứu: Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
sử dụng khá nhiều phương pháp định tính, định lượng hoặc kết hợp cả hai, các


10
cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam lại chủ yếu sử dụng phương pháp định tính,
phương pháp định lượng được sử dụng ít và kết hợp cả hai phương pháp định tính
và định lượng thì rất hạn chế. Luận án mạnh dạn tiếp thu và sử dụng có chọn lọc
cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích việc thực
hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam và đánh giá tác động của thực hiện CSR đến
danh tiếng của DN. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao việc thực
hiện CSR của các DN FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP FDI
2.1. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Quan điểm về CSR mà NCS sử dụng làm cơ sở cho Luận án nghiên cứu.
CSR được hiểu là việc DN cần phải có trách nhiệm về các tác động sản sinh ra từ
hoạt động của DN đối với xã hội, môi trường tự nhiên và các bên liên quan.
Những trách nhiệm này cần phải xuất phát từ tự thân các DN nhận thức và chủ

động thực hiện như một hoạt động thiết yếu của DN. Thực hiện CSR một cách chủ
động, bài bản và có chiến lược sẽ giúp DN tối đa hố các tác động tích từ hoạt
động của DN đến xã hội và đồng thời tạo ra giá trị cho chính DN.
2.1.2. Sự cần thiết thực hiện CSR
2.1.2.1. Động lực pháp lý
2.1.2.2. Áp lực từ các bên liên quan
2.1.2.3. Động lực kinh tế
2.1.3. Các lý thuyết tiếp cận CSR
2.1.3.1. Mơ hình kim tự tháp
2.1.3.2. Lý thuyết các bên liên quan
2.1.3.3. Lý thuyết giá trị
2.1.3.4. Cơ sở tiếp cận của luận án
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR và danh tiếng, NCS sử dụng kết
hợp ba lý thuyết cơ sở tiêu biểu bao gồm mơ hình kim tự tháo CSR, lý thuyết
các bên liên quan và lý thuyết giá trị.
Mối quan hệ giữa CSR và danh tiếng được xây dựng dựa trên lý thuyết các
bên liên quan và lý thuyết giá trị. Trong đó, việc thực hiện CSR của DN mang lại
lợi ích cho chính DN (lý thuyết giá trị) cũng như cho chính các bên liên quan của
DN (lý thuyết các bên liên quan). Do đó, danh tiếng của DN được xây dựng khi
các giá trị của DN và của các bên liên quan trùng khớp nhau thông qua việc thực
hiện CSR của DN.


11
CSR là việc DN thực hiện các hoạt động nhằm thể hiện trách nhiệm đối với
các bên liên quan. Các hoạt động này là hoàn toàn tự nguyện. Các trách nhiệm này
bao gồm các khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Việc thực hiện CSR
không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà cịn mang lại lợi ích cho chính DN. Do
đó, DN nên chủ động thực hiện CSR nhằm cân bằng lợi ích cho xã hội và cho
chính DN. Có như vậy, DN mới có được sự phát triển bền vững.

2.2. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI
2.2.1. Khái niệm doanh nghiệp FDI
2.2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI và các bên liên quan
Lý thuyết các bên liên quan gắn với CSR sẽ là cơ sở để nhận diện những
bên liên quan quan trọng nhất của DN và xác định định những mối quan tâm
của các đối tượng này vào CSR của DN FDI. Trong phần lý thuyết, NCS đã
liệt kê các bên liên quan tiềm năng cùng những kỳ vọng của họ đối với DN và
những trách nhiệm mà DN cần phải có với họ. Dựa trên tổng quan các nghiên
cứu ở nước ngoài, NCS xác định được, đối với các DN FDI, là những DN
nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại thị trường nội địa. Bên liên quan quan trọng
nhất của họ sẽ là khách hàng, lao động, Chính phủ và cộng đồng.
2.2.3. Nội dung CSR gắn với các bên liên quan của doanh nghiệp FDI
2.2.3.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với Chính phủ
(1) Trách nhiệm nộp thuế
(2) Trách nhiệm tuân phủ luật pháp ở nước sở tại
2.2.3.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động
CSR với NLĐ đề cập đến trách nhiệm của DN trong việc đảm bảo lợi ích
chính đáng cho NLĐ cả ở hiện tại và tương lai. Nội dung CSR đối với NLĐ sẽ
bao gồm (1) trả lương xứng đáng (2) bảo vệ quyền lợi NLĐ (3) đào tạo nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực và (4) xây dựng môi trường làm việc an toàn
hiệu quả.
2.2.3.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với khách hàng
Trách nhiệm này cụ thể bao gồm: tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phong
phú có tiêu chuẩn về chất lượng nhất định, an toàn với NTD, sản phẩm thỏa mãn
tốt nhu cầu, giao hàng đúng hẹn, cung cấp các dịch vụ hậu mãi, thơng tin sản
phẩm rõ ràng, trung thực. Do đó, CSR đối với NTD thể hiện ở hai nội dung bao
gồm (1) cung ứng sản phẩm, dịch vụ (2) bảo vệ NTD.
2.2.3.4. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng
(1) Trách nhiệm bảo vệ môi trường
(2) Trách nhiệm phát triển cộng đồng địa phương



12
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR của doanh nghiệp
FDI
2.2.4.1. Nhóm yếu tố bên ngồi
(i) Hệ thống pháp luật
(ii) Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng
(iii) Nhận thức của các bên liên quan: Chính phủ, NLĐ, khách hàng, cộng
đồng
(iv) Sự tham gia của các hiệp hội và cơ quan truyền thông
2.2.4.2. Nhóm yếu tố bên trong
(i) Nhận thức của DN
(ii) Ý thức chấp hành pháp luật
(iii) Đặc điểm của DN: quy mơ DN, số năm hoạt động, năng lực tài chính
2.3. Đề xuất mơ hình nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp FDI
2.3.1. Cơ sở lý thuyết
Theo Gotsi & Wilson (2001), danh tiếng của công ty là sự đánh giá chung
của các bên liên quan (stakeholder) về công ty. Sự đánh giá này dựa trên những
kinh nghiệm trực tiếp của các bên liên quan với công ty để so sánh phân biệt với
các đối thủ cạnh tranh (Mutch & cộng sự, 2009). Vì vậy, việc thực hiện CSR đối
với các bên liên quan có vai trị quan trọng trong xây dựng danh tiếng của DN.
Tuy nhiên, có rất nhiều các bên liên quan khác nhau. Mỗi DN lại có những bên
liên quan có vai trị quan trọng hơn những bên liên quan còn lại, và cần sự quan
tâm nhiều hơn.
2.3.2. Khung lý thuyết và xây dựng mô hình
CSR đã được chứng minh là mang lại lợi thế cạnh tranh và giá trị cho DN
thông qua việc tạo dựng danh tiếng cho DN. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào một
DN có thể thực hiện CSR nhằm tối đa hóa các tác động đến danh tiếng của DN.

Lấy cơ sở là lý thuyết bên liên quan, CSR xác định 4 bên liên quan quan trọng
nhất của DN FDI bao gồm Chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng. Tiếp đó,
NCS tiến hành phân tích kết quả thực hiện CSR nhằm cải thiện danh tiếng của
danh nghiệp thông qua mơ hình 2 bước bao gồm:
+) Bước 1: sử dụng mơ hình DEA (Developed Efficientcy Analysis) để
đánh giá kết quả thực hiện CSR nhằm cải thiện cải thiện danh tiếng của DN
+) Bước 2: sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để đánh giá tác động của việc
thực hiện CSR đối với từng bên liên quan nhằm cải thiện danh tiếng của DN.
2.3.2.1. Mơ hình đo lường kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội


13
Kết quả thực hiện CSR của các DN FDI tại Việt Nam là việc các DN FDI
phân bổ nguồn lực của mình vào việc thực hiện CSR đối với các bên liên quan
một cách tối ưu nhất nhằm mục tiêu cải thiện danh tiếng của DN.
Ở đây, tác giả sử dụng mơ hình DEA để đánh giá kết quả thực hiện CSR
của DN. Hay nói cách khác, xác định hệ số hiệu quả của các DN (DMU) dựa trên
các yếu tố đầu vào và đầu ra. Hệ số hiệu quả này nhận giá trị tối đa là 1 hoặc nhỏ
hơn 1.
Dựa vào số liệu thu thập được, các giá trị đầu vào đầu ra để đánh giá kết
quả thực hiện CSR của các DN FDI tại Việt Nam được quy định như sau:
+) Đầu vào: CSR đối với Chính phủ, CSR đối với NLĐ, CSR đối với khách
hàng, CSR đối với cộng đồng
+) Đầu ra: Danh tiếng
2.3.2.2. Mơ hình đo lường tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
đến danh tiếng của doanh nghiệp

Hình 2.7. Mơ hình nghiên cứu
Nguồn: NCS xây dựng
Mơ hình phân tích tác động của thực hiện CSR đối với các bên liên quan

đến danh tiếng của DN FDI được xác định theo dạng hồi quy tuyến tính có
phương trình như sau:
REP = β0 + β1.CUS + β2.LAB + β3.GOV + β4.COM + ε
Trong đó:
REP: biến phụ thuộc, thể hiện danh tiếng của DN
β0: hệ số chặn, là hằng số
β1, β2, β3, β4: các hệ số hồi quy tương ứng với các biến độc lập
CUS, LAB, GOV, COM là các biến độc lập, tương ứng với các bên liên
quan của DN cụ thể: CUS là CSR đối với khách hàng; LAB là CSR đối với người
lao động; GOV là CSR đối với Chính phủ; COM là CSR đối với cộng đồng


14
ε : sai số.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Khái quát về các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
3.1.1. Đặc điểm các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Nhất là
sau khi Việt Nam ký kết và tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA),
trở thành nền kinh tế có độ mở lớn (đạt hơn 200% GDP năm 2018). Sau hơn 30
năm mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh doanh, Việt Nam đã trở thành
điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. Nguồn vốn FDI vào Việt
Nam tăng mạnh và đa dạng theo đối tác đầu tư, theo ngành, số vốn đắng ký và số
vốn thực hiện đều có sự cải thiện so với cùng kỳ các năm.
3.1.2. Vai trò của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Thứ nhất, FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu phát triển kinh tế
quốc gia.

Thứ hai, nguồn vốn FDI đóng vai trị quan trọng như là động lực thúc đẩy
tăng trưởng GDP của Việt Nam và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách
nhà nước (NSNN).
Thứ ba, DN FDI có vai trị quan trọng trong gia tăng tỷ trọng xuất khẩu
trong nước, mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, DN FDI đóng góp đáng kể vào tăng trưởng năng suất lao động
(NSLĐ).
Thứ năm, nguồn vốn FDI tạo ra tác động lan toả cơng nghệ, góp phần nâng
cao trình độ công nghệ thông qua chuyển giao cộng nghệ (CHCN) và chuyển giao
kỹ năng quản lý cho người Việt Nam, tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ
đối với các DN trong nước.
Thứ sáu, nguồn vốn FDI thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại.
3.1.3. Chính sách và thành tựu thu hút vốn FDI tại Việt Nam
3.1.3.1. Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam
Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài được cụ thể hóa qua các quy định tại
các văn bản pháp luật. Có thể kể đến như: Luật Đầu tư năm 2014, Luật Thuế thu
nhập DN 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013, Luật thuế xuất nhập khẩu 2016, và các
văn bản hướng dẫn thi hành khác. Cụ thể, các ưu đãi đầu tư để thu hút nguồn vốn


15
FDI hiện nay là: miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập DN hoặc cho thuê
đất với mức giá ưu đãi.
3.1.3.2. Thành tựu thu hút vốn FDI tại Việt Nam
Trong những năm vừa qua, nhờ có chính sách ưu đãi đầu tư, nguồn lợi
nhuận từ việc thu hút vốn FDI đã tăng lên đáng kể. Theo báo cáo của Cục Đầu tư
nước ngồi, trong vịng 04 tháng đầu năm 2020, vốn FDI đăng ký vẫn tăng so với
cùng kỳ các năm 2016 đến 2018. Cụ thể, tăng 52,3% so với năm 2018, tăng
16,4% so với năm 2017 và tăng 79% so với năm 2016. Cũng trong 4 tháng đầu

năm 2020, các nhà đầu tư nước ngồi đã “rót” vốn vào 18 ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh. Đặc biệt trong đó là lĩnh vực chế biến, chế tạo với mức vốn đầu tư đạt
gần 6 tỷ đồng. Đất nước đang dẫn đầu về tỷ lệ vốn đầu tư vào Việt Nam là
Singapore, tiếp đến là Thái Lan và với vị trí thứ ba là Nhật Bản. Mặc dù mới đây,
nền kinh tế của Việt Nam bị tác động khá nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19,
song tỷ lệ vốn ngoại đổ vào Việt Nam vẫn gia tăng và giúp Việt Nam giữ vững
được vị thế trên toàn thế giới.
3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam
3.2.1. Thực trạng thực hiện CSR đối với Chính phủ
(1) Trách nhiệm nộp thuế: Trái với mức lợi nhuận lớn nhất thì các DN
FDI lại có tỷ lệ đóng góp vào ngân sách nhà nước (NSNN) là thấp nhất trong
các thành phần kinh tế. Điều này cho thấy các DN FDI nói riêng vẫn chưa thực
sự có ý thức cao trong vấn đề thực hiện nghĩa vụ nộp thuế - thực hiện khía
cạnh pháp lý của CSR.
(2) Trách nhiệm tuân phủ luật pháp ở nước sở tại:
+) Vẫn cịn nhiều DN có vốn FDI thực hiện các cam kết trong hợp đồng
chưa nghiêm túc, vi phạm quyền lợi người lao động, dẫn đến tranh chấp lao
động hoặc ngừng việc tập thể.
+) Bên cạnh những đóng góp tích cực, khu vực FDI cũng đã và đang tạo
ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước, cụ thể là
các tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái gây thiệt hại to lớn đến tài sản và
sức khỏe của cộng đồng.
3.2.2. Thực trạng thực hiện CSR đối với người lao động
(1) Trách nhiệm trả lương xứng đáng: Về cơ bản các DN FDI đã thực
hiện tốt CSR trong vấn đề trả lương xứng đáng cho NLĐ. Các DN FDI đặc biệt
quan tâm đối với việc đãi ngộ và thu hút lao động, đặc biệt là lao động có năng lực
chun mơn cao (thể hiện qua mức lương cao nhất mà DN trả cho NLĐ).



16
(2) Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NLĐ: Một số DN FDI vẫn còn những
tồn tại trong việc xây dựng mối quan hệ với NLĐ, ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ.
(3) Trách nhiệm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Các DN
FDI rất quan tâm và dành nhiều chi phí cho vấn đề đào tạo và xây dựng nguồn
nhân lực nhằm nâng cao chất lượng lao động, thông qua đó cải thiện năng suất và
chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc đem đến nhiều cơ hội
đào tạo cho lao động được đánh giá là nội dung nằm ngoài nghĩa vụ pháp lý, phản
ánh CSR của DN ở mức độ cao hơn trong mơ hình của Carroll (1991), đó là khía
cạnh đạo đức.
(4) Trách nhiệm xây dựng mơi trường làm việc an tồn hiệu quả: Theo
đánh giá của cơ quan chức năng, trong công tác đảm bảo an tồn lao động tại DN
thì các DN FDI thực hiện tốt hơn các DN trong nước. Lý do là các DN này có
tiềm lực tài chính tốt hơn, nên có sự đầu tư lớn hơn cho cơng tác an toàn lao động.
Với các tập đoàn đa quốc gia, họ ln có bộ tiêu chuẩn về cơng tác an toàn để thực
hiện tại các nhà máy.
3.2.3. Thực trạng thực hiện CSR đối với khách hàng
(1) Trách nhiệm cung ứng sản phẩm, dịch vụ: Khách hàng là đối tác
kinh doanh chiến lược quan trọng nhất của DN, quyết định tốc độ phát triển,
doanh thu, lợi nhuận và sự thành cơng của DN. Do đó, trong vấn đề cung cấp sản
phẩm dịch vụ hầu hết các DN đã làm tốt vai trị phân phối của mình, nhằm đưa
sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng qua đó mang lại doanh thu cho công ty.
(2) Trách nhiệm bảo vệ NTD: Đối với vấn đề chất lượng sản phẩm, dịch
vụ và đảm bảo an tồn cho khách hàng/NTD, khơng ít các DN đã để xảy ra hàng
loạt các sự kiện liên quan đến các mặt hàng nông sản, thực phẩm không bảo đảm
vệ sinh an toàn thực phẩm và gây hệ lụy tiêu cực đến khách hàng/NTD.
3.2.4. Thực trạng thực hiện CSR đối với cộng đồng
(1) Trách nhiệm bảo vệ môi trường: Nhiều DN FDI đang coi CSR với
môi trường là một “gánh nặng" hoặc chỉ là cách thức hoạt động maketing, tạo hình
ảnh làm sao để có lợi cho DN.

(2) Trách nhiệm phát triển cộng đồng địa phương: Các DN FDI xuất
thân từ các nước phát triển nên hiểu rất rõ vấn đề này, và họ luôn là tiên phong
trong các chương trình hành động (từ thiện) vì sự phát triển bền vững thể hiện qua
các chương trình từ thiện và các hoạt động xã hội mang tính hệ thống, định kỳ
thường xuyên và mang tính chiến lược lâu dài.
3.3. Kết quả mơ hình nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
3.3.1. Mô tả khảo sát, mẫu điều tra và kết quả thống kê mẫu điều tra


17
3.3.1.2. Mô tả khảo sát, mẫu điều tra
Câu hỏi được thiết kế dành cho đối tượng là các quản lý, giám đốc đang
làm việc tại các DN FDI đang hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam. Bảng hỏi
sau đó được đưa trực tuyến lên hệ thống khảo sát Google Form và được hỗ trợ của
Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục thuế thành phố Hà Nội hỗ trợ trong việc tiếp cận
các DN thuộc đối tượng điều tra.
Theo nguyên tắc chọn mẫu, số mẫu điều tra được tính theo cơng thức: N =
5*m (Comrey, 1973; Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005; Hair,
Anderson, Tatham and Black, 2010)
Trong đó: N là cỡ mẫu, m là số câu hỏi trong bài.
Với 36 tham số (biến quan soát) cần tiến hành phân tích nhân tố, cỡ mẫu
điều tra tối thiểu cần thiết của Luận án sẽ là: N =5*36 = 180
NCS phát ra số phiếu là 500 và thu về 233 phiếu trong đó có 208 phiếu hợp
lệ, thoả mãn lớn hơn số mẫu tối thiểu yêu cầu, đảm bảo độ tin cậy, mức độ ổn định
khi phân tích đánh giá.
3.3.1.2. Mã hóa thang đo
* Biến phụ thuộc là danh tiếng của DN
* Biến độc lập bao gồm 4 nhóm hoạt động CSR tương ứng với 4 bên liên
quan chính mà DN tập trung khi thực hiện CSR bao gồm Chính phủ, NLĐ, khách

hàng, cộng đồng
NCS tiến hành xây dựng các thang đo cho mỗi biến dựa trên cơ sở lý thuyết
ở chương 2 và mã hoá các biến theo thang đo Likert 5 mức độ trong Bảng 3.3.
Để chạy được mơ hình hồi quy, để biết tác động của thực hiện CSR đối với
từng bên liên quan đến danh tiếng của DN, biến phụ thuộc sẽ lấy giá trị trung bình
của các thang đo.
3.3.1.3. Kết quả thống kê mẫu phiếu điều tra
Trong số 208 DN FDI được khảo sát, DN thuộc ngành sản xuất và thương
mại chiếm đa số lần lượt là 21,63% và 20,67%. Xét về quy mô lao động của DN,
chủ yếu là các DN nhỏ từ 10 đến 100 lao động (chiếm 44,23 %) và doanh nghiêp
siêu nhỏ dưới 10 lao động (chiếm 37,5%). Kết quả khảo sát này khá sát với quy
mô lao động thực tế của DN FDI. Theo thống kê ở Bảng 3.4., DN nhỏ từ 10 đến
199 chiếm đa số đến 58,4%, tiếp đó là DN siêu nhỏ dưới 10 lao động chiếm
20,4%.
3.3.2. Kết quả phân tích thống kê các biến độc lập
3.3.2.1. CSR đối với Chính phủ
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các DN FDI đang hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam đều có sự tuân thủ tốt các quy định của nhà nước về an toàn lao động,


18
điều kiện mơi trường làm việc, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ
và đúng mức cho người lao động, tuân thủ các quy định về môi trường và bảo vệ
mơi trường, đóng thuế đầy đủ, thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý của DN (trên
80% các DN FDI khẳng định có với những tiêu chí NCS đưa ra). Tuy nhiên độ
lệch chuẩn khá lớn thể hiện bên cạnh nhiều DN thực hiện tốt CSR đối với Chính
phủ vẫn cịn số ít các DN chưa thực hiện tốt.
3.3.2.2. CSR đối với người lao động
Xét ở khía cạnh đạo đức, CSR đối với NLĐ được đặt ở bậc thang cao hơn
việc tuân thủ pháp luật đơn thuần, các DN FDI được khảo sát đã rất quan tâm đến

vấn đề đào tạo nâng cao năng lực người lao động, tiếp nhận và xử lý các ý kiến
của NLĐ một cách thỏa đáng, có các chương trình chăm sóc tinh thần NLĐ để
xây dựng môi trường làm việc hiệu quả nhằm tăng năng suất cũng như nâng cao
chất lượng sản phẩm đầu ra. Đáng chú ý, có 64,42% DN khẳng định đã có cơ sở
dữ liệu tập trung về nguồn nhân lực công ty, là tiền đề cho việc sử dụng lao động
cũng như triển khai các chương trình liên quan đến NLĐ một cách hợp lý và hiệu
quả). Tuy nhiên độ lệch chuẩn khá lớn thể hiện bên cạnh nhiều DN thực hiện tốt
CSR đối với NLĐ vẫn còn số ít các DN chưa thực hiện tốt.
3.3.2.3. CSR đối với khách hàng
Kết quả khảo sát có thể thấy rằng các DN FDI đang hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam đã có sự quan tâm và thực hiện các CSR đối với NTD rất tốt. Bởi họ
hiểu rõ rằng NTD/khách hàng chính là điểm đích mấu chốt trong chiến lược kinh
doanh của DN. Sự tín nhiệm của khách hàng chính là sự thành công và phát triển
bền vững cho DN.
3.3.2.4. CSR đối với cộng đồng
Hầu hết các DN FDI đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều có ý thức
tương đối tốt tốt trong việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. Tuy nhiên mới
chỉ có 58,17% các DN có chứng nhận phát triển bền vững; 60,57% thực hiện các
hoạt động vì cộng đồng; 74,03% sử dụng cơng nghệ sản xuất thân thiện với mơi
trường. Lý do có thể vì đối tượng khảo sát chủ yếu là các DN nhỏ và siêu nhỏ với
tiềm lực tài chính hạn hẹp nên chưa thế thực hiện nhiều CSR ở cấp độ cao nhất
trong mơ hình Caroll (1991) là trách nhiệm nhân văn. Nhìn chung, các DN đã ý
thức được lợi ích của việc thực hiện CSR đối với cộng đồng không những trong
việc phòng tránh được những tổn thất về chi phí bồi thường, khắc phục hậu quả
mà cịn giúp DN giữ gìn và nâng cao được hình ảnh cơng ty, tạo sự tin cậy, thiện
cảm và uy tín. Khơng chỉ có vậy, các quan chức và Chính phủ thường cũng rất ưu
ái đối với các DN có lịch sử tốt về bảo vệ môi trường, NTD và làm từ thiện nên sẽ
thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh doanh của DN, đặc biệt là các DN FDI.



19
3.3.2.5. So sánh kết quả khảo sát và kết quả thanh tra của nhà nước
Kết quả so sánh cho thấy, các DN FDI được khảo sát có sự đánh giá khá lạc
quan về việc thực hiện CSR của mình so với kết quả báo cáo của nhà nước. Cụ
thể, trong tất cả các nội dung, trung bình các DN FDI đánh giá mình thực hiện
CSR tốt. Cịn từ phương diện thanh tra của nhà nước chỉ ra rằng, đối với 4 bên liên
quan, DN thực hiện CSR có nội dung thực hiện tốt, có nội dung thực hiện chưa
tốt. Cụ thể, DN FDI chưa thực hiện tốt CSR đối với chính phủ ở cả hai nội dung là
đóng thuế và tn thủ quy định pháp luật khi vẫn cịn tình trạng báo lỗ, chuyển
giá, trốn thuế và vi phạm các quy định về lao động và môi trường. DN FDI đã
thực hiện tốt CSR đối với NLĐ ở nội dung trả lương xứng đáng và đào tạo nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, chưa thực hiện tốt CSR đối với NLĐ ở
nội dung bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và xây dựng mơi trường làm việc an tồn,
hiệu quả. DN FDI đã thực hiện tốt CSR đối với khách hàng ở nội dung cung ứng
sản phẩm, dịch vụ tuy nhiên chưa thực hiện tốt ở nội dung bảo vệ NTD. DN FDI
đã thực hiện tốt CSR đối với cộng đồng ở nội dung phát triển cộng đồng, tuy
nhiên chưa thực hiện tốt ở nội dung bảo vệ môi trường.
3.3.3. Kết quả mơ hình DEA
1. Trong số 208 DN FDI được khảo sát, 4 DN được đánh giá thực hiện
CSR hiệu quả với hệ số ES đạt mức tối đa bằng 1. Bốn DN này thuộc các ngành
logistics, công nghệ thông tin viễn thông, giáo dục và sản xuất. Tất cả bốn DN này
đều là DN siêu nhỏ đến nhỏ.
2. Hệ số ES trung bình của tất cả 208 DN FDI được khảo sát bằng 0,79.
Những DN có ES lớn hơn 0,79 được cho là thực hiện CSR hiệu quả. Trong 208
DN FDI, 95 DN (45,67%) được cho là thực hiện CSR hiệu quả (có ES > 0,79),
cịn lại 113 DN được cho là thực hiện CSR chưa hiệu quả. Như vậy, các DN FDI
nói chung chưa thực hiện tốt CSR.
3. Logistic, bảo hiểm, dịch vụ, quản trị nhân lực, thương mại và nơng
nghiệp có chỉ số ES cao hơn trung bình, được coi là những ngành thực hiện CSR
đối với NLĐ, khách hàng, Chính phủ và cộng đồng hiệu quả nhằm mục đích nâng

cao danh tiếng. Những ngành này nên được nghiên cứu sâu hơn để xác định các
yếu tố chính dẫn đến việc thực hiện CSR hiệu quả (Bảng 3.10).
4. Giáo dục, sản xuất, bất động sản, nhà hàng, du lịch, xây dựng và lắp ráp
có chỉ số ES thấp hơn trung bình, là những ngành thực hiện CSR đối với NLĐ,
khách hàng, chỉnh phủ và cộng đồng chưa hiệu quả (Bảng 3.10).
5. Xét về quy mô lao động, nhóm DN siêu nhỏ (dưới 10 lao động) thực
hiện CSR hiệu quả nhất (ES= 0,8013), theo sau là nhóm DN lớn (trên 1000 lao
động) (ES = 0,7951). Các DN nhỏ và vừa (từ 10 đến 1000 lao động) thực hiện


20
CSR chưa hiệu quả. Để lý giải cho điều này, có thể thấy, các DN siêu nhỏ sẽ dễ
dàng quản trị mối quan hệ với khách hàng, NLĐ, Chính phủ và cộng đồng hơn do
quy mô hoạt động nhỏ, do đó dễ dàng thực hiện CSR hiệu quả hơn các DN lớn.
Các DN lớn trên 1000 lao động sẽ có khả năng tài chính nhiều hơn để thực hiện
các hoạt động CSR khác nhau. Thêm vào đó, các DN này thường có được nhiều
sự chú ý hơn từ cơng chúng, do đó, thực hiện CSR như một cách bảo vệ và quảng
bá thương hiệu và danh tiếng. Các DNNVV chiếm đa số trong nền kinh tế, mặc dù
vậy, lại chưa thực hiện CSR hiệu quả (ES < 0,79), các nghiên cứu tiếp theo cần tập
trung phân tích sâu trường hợp của các DN vừa và nhỏ nhằm tìm ra những bằng
chứng nằm sau kết luận này làm cơ sở nâng cao kết quả thực hiện CSR (Hình 3.2)
6. Xét về số năm hoạt động, các DN hoạt động từ 5 đến 10 năm thực hiện
CSR hiệu quả nhất (ES = 0,7950), theo sau là các DN trẻ, dưới 5 năm hoạt động
(ES = 0,7792). Đối với các DN trẻ, mục tiêu chính của họ là tập trung vào các hoạt
động chính của DN và đạt được các chỉ tiêu về tài chính. Do đó, các DN này chưa
dành sự quan tâm cho các hoạt động CSR. Đối với các DN hoạt động từ 5 đến 10
năm, mục tiêu của họ là phát triển bền vững, do đó, họ dành nhiều nỗ lực trong
việc thực hiện CSR nhằm xây dựng danh tiếng. Các DN hoạt động trên 10 năm
thường đã xây dựng danh tiếng và có chỗ đứng trên thị trường, do đó, các DN này
có thể tiếp tục thực hiện CSR tuy nhiên vì các mục đích khác hơn là mục đích

danh tiếng (Hình 3.3).
3.3.4. Kết quả phân tích kiểm định và hồi quy
3.3.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo:
Tiến hành chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các biến độc lập và
biến phụ thuộc, ta thấy tất cả các biến đều thỏa mãn điều kiện hệ số tương quan
biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha (Cα) lớn hơn 0,5.
Kiểm định Cronbach’s Alpha của cả 5 nhóm yếu tố đều cho thấy hệ số
Cronbach’s Alpha >0,6 đạt yêu cầu, bên cạnh đó có hệ số tương quan biến tổng
đều lớn hơn 0,3 và các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số
Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu. Từ đó có thể kết luận thang đo phù hợp, chấp nhận
cả 5 yếu tố với 29 biến quan sát để đưa vào mô hình phân tích nhân tố.
3.3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
* Đối với biến độc lập:
Để phân tích EFA, NCS thực hiện phương pháp trích hệ số thành phần
chính (Principles Components) với phép xoay nhân tố Varimax. NCS phải thực
hiện phương pháp xoay trong 4 lần, và tiến hành loại một số biến không đạt yêu
cầu (do xuất hiện cùng lúc ở nhiều nhóm hoặc khơng xuất hiện ở nhóm nào, do hệ
số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5). Việc loại các biến được tiến hành như sau:


21
Các biến còn lại bao gồm: CSR2, CSR8, CSR9, CSR10, CSR12, CSR15,
CSR16, CSR17, CSR18, CSR19, CSR20, CSR21, CSR23, CSR24.
* Tiến hành chạy lại EFA và phân tích hệ số KMO và kiểm định Bartlett
Kết quả EFA cho thấy: Hệ số KMO của mơ hình đạt 0,885> 0,5 ; Hệ số sig
trong kiểm định Bartlett (0,000) nhỏ hơn 0,05, thể hiện sự phù hợp của mơ hình,
các biến trong mơ hình có sự tương quan lẫn nhau; Hệ số tải của tất cả các nhân tố
đều lớn hơn 0,5.
Tổng phương sai trích của mơ hình là 68,907% > 50% cho thấy 4 nhân tố
chứa 68,907% số biến ban đầu, đạt đủ điều kiện để phân tích EFA.

* Ma trận xoay các biến độc lập
Các nhân tố sau khi chạy lại EFA tụ lại tạo thành 4 nhóm, ma trận xoay các
biến độc lập được biểu diễn trong hình 4.13.
* Thực hiện lấy biến đại diện:
NCS thống kê lại số biến của từng nhóm
(a). Nhóm 1 – CSR đối với NLĐ, gồm 3 thành tố: CSR15, CSR16, CSR17
(b). Nhóm 2 – CSR đối với khách hàng, gồm 3 thành tố: CSR8, CSR9,
CSR10
(c). Nhóm 3 – CSR đối với Chính phủ, gồm 3 thành tố: CSR18, CSR19,
CSR20
(d) Nhóm 4 – CSR đối với cộng đồng, gồm 4 thành tố: CSR12, CSR21,
CSR23, CSR24
3.3.4.3. Phân tích tương quan Pearson
Tiến hành kiểm định sự tương quan giữa các biến nhằm đo mức độ liên hệ
chặt chẽ giữa các biến cho thấy các biến độc lập có hệ số tương quan khá chặt với
biến phụ thuộc, có hệ số r > 0.5 với mức ý nghĩa 1%. Kết quả CSR đối với cộng
đồng tác động nhiều nhất đến danh tiếng của DN, tiếp đó là khách hàng, NLĐ và
Chính phủ. Các giá trị sig. (1-tailed) đều nhỏ hơn 0,05, thể hiện sự tương quan
thuận và có ý nghĩa thống kê giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
3.3.4.4. Phân tích hồi quy và đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi
quy
* Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy
+) Kết quả ANOVA cho thấy trị thống kê F của mơ hình có giá trị Sig =
0,000 < 0,01, cho thấy 4 biến độc lập có mối quan hệ với biến phụ thuộc, điều này
cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu hay các biến độc
lập có quan hệ tuyến tính với biến biến phụ thuộc và mơ hình có thể sử dụng được.
+) Giá trị R2 hiệu chỉnh của mơ hình đạt 0,504. Như vậy, có thể kết luận
50,4% mức độ biến thiên của biến danh tiếng DN được giải thích 4 biến độc lập.



22
+) Hệ số Durbin – Watson nằm trong khoảng từ 1 đến 3, như vậy có thể kết
luận mơ hình khơng có tự tương quan và đảm bảo sự phù hợp trong việc đo lường
các yếu tố ảnh hưởng.
+) Giá trị VIF (hệ số phóng đại phương sai) của tất cả các biến độc lập đều
nằm trong khoảng từ 1 đến 2. Kết quả này cho thấy mơ hình khơng xuất hiện hiện
tượng đa cộng tuyến.
* Mơ hình hồi quy
Từ các kết quả trên cho thấy mơ hình hồi quy này phù hợp để giải thích mơ
hình tổng qt, trong đó các biến độc lập đều có quan hệ cùng chiều với biến phụ
thuộc.
NCS sử dụng phương pháp hồi quy đa biến với phương pháp Stepwise.
Mơ hình được viết dưới dạng công thức như sau:
REP = α+0.27*CUS+0.09*LAB+0.161*GOV+0.288*COM
Kết quả nghiên cứu cho thấy, danh tiếng của DN bị ảnh hưởng bởi việc
thực hiện CSR đối với cả bốn đối tượng. Mức độ tác động của việc thực hiện CSR
đối với mỗi nhóm đối tượng lên danh tiếng của DN lại khác nhau khi các yếu tố
khác không đổi. Cụ thể, việc thực hiện CSR đối với cộng đồng có tác động mạnh
nhất, tiếp đến là việc thực hiện CSR đối với khách hàng, sau đó là việc thực hiện
CSR đối với Chính phủ và cuối cùng là việc thực hiện CSR đối với người lao
động.
3.4. Đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam
3.4.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, các dòng vốn FDI chủ yếu đến từ các nước đã phát triển, do đó,
nhận thức được tầm quan trọng mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại cho
sự thành công của DN. Các DN FDI đã dành sự quan tâm đối với việc đãi ngộ và
thu hút lao động mà trung tâm là lao động có năng lực chun mơn cao, thể hiện
qua mức lương cao nhất mà DN trả cho người lao động so với các nhóm DN khác.
Thứ hai, các quốc gia nhận đầu tư thường có nguồn lao động chuyên môn

thấp, giá rẻ cần được đào tạo, chuyển giao công nghệ. Do vậy, các DN FDI cũng
rất trú trọng và dành nhiều chi phí, đem đến nhiều cơ hội đào tạo cho lao động của
nước sở tại nhầm đắp ứng những địi hỏi cao hơn của q trình sản xuất.
Thứ ba, DN FDI đã làm tốt vai trò cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến với
khách hàng và mang lại doanh cho công ty. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng
luôn được DN FDI đặt lên hàng đầu do khách hàng là đối tác kinh doanh chiến
lược quan trọng quyết định sự sống còn của DN.


×