Tải bản đầy đủ (.pdf) (270 trang)

Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 270 trang )

LÊ NGUN CẨN

TIẾP CẬN VĂN HỌC
TỪ
GĨC NHÌN VĂN HĨA

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


2


Mơc lơc
Trang
4

Lời nói đầu
Chương một: Tính văn hóa – Các mã –
Các cách tiếp cận tác phẩm văn học
I. Tính văn hố của tác phẩm văn học
II. Mã là gì?
III. Các mã trong tác phẩm văn học theo Roland Barthes
IV. Các hình thức tiếp cận phân tích tác phẩm văn học
1. Tiếp cận xã hội học – lịch sử
2. Tiếp cận thi pháp học – cấu trúc luận
3. Tiếp cận phân tâm học
4. Tiếp cận văn hóa học – lịch sử
Chương hai:

Các phương diện biểu hiện
của văn hóa trong tác phẩm văn học



I. Huyền thoại
II. Tôn giáo
III. Đạo đức
IV. Nghệ thuật
V. Khoa học
VI. Triết học

7
7
17
22
38
39
45
53
61
72
72
84
91
100
111
118

Chương ba: Mã văn hóa trong các quan hệ của tác phẩm văn học 142
I. Mã văn hóa trong các quan hệ nội tại của tác phẩm
142
II. Mã văn hóa trong các quan hệ ngoại tại của tác phẩm
175

Chương bốn: Các dạng thức tồn tại của mã văn hóa
trong tác phẩm văn học
I. Mã văn hóa qua những kí hiệu đặc biệt
II. Mã văn hóa trong các mơ-típ truyền thống
III. Mã văn hóa trong các biểu tượng
IV. Mã văn hóa huyền thoại – mẫu gốc

188
188
206
213
236

Kết luận
Tài liệu tham khảo

246
266

3


Lời nói đầu

Chuyờn lun Tip cn vn hc t gúc nhìn văn hóa hướng tới mục
tiêu khám phá các giá trị văn học khơng chỉ trên bình diện hình
tượng mà từ chiều sâu văn hóa của các hình tượng văn chương, vốn
là một trong các giá trị căn bản của tác phẩm văn học. Khía cạnh mà
chuyên luận hướng tới chính là các giá trị văn hóa có trong tác phẩm
văn học, ý nghĩa thực tiễn của các giá trị đó trong việc giáo dục đạo

đức, nhận thức và thẩm mĩ cho độc giả. Bởi lẽ, một trong những kết
tinh cao nhất của văn hóa chính là văn học. Đọc hay học văn học
chính là đọc và học để tìm hiểu bản sắc văn hóa của một dân tộc, một
cộng đồng được chuyển tải và kết tụ trong tác phẩm văn chương của
dân tộc ấy, cộng đồng ấy. Qua đó, nhận thức được sức sống kì diệu
của dân tộc và cộng đồng ấy. Mặc dù văn hóa là sản phẩm được tạo
ra khi con người lột xác từ con người tự nhiên chuyển sang con người
xã hội và tạo ra mơi trường thứ hai trong đó con người thực hiện các
hoạt động và các ước mơ của mình, ngồi mơi trường tự nhiên của
thế giới xung quanh, nhưng chuyên luận chỉ tập trung vào một khía
cạnh của văn hóa mà khơng lí giải mọi hiện tượng văn hóa.
Chun luận này được giảng dạy chuyên đề sau đại học tại
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, vấn
đề mà chuyên luận đưa ra là một vấn đề không dễ giải quyết trong
một sớm một chiều nhưng gợi mở một hướng nghiên cứu, một
hướng tiếp cận tác phẩm văn chương để hiểu hơn vì sao văn học tồn
tại trong đời sống con người và vì sao nhân loại cần tới văn học. Tất
nhiên, khi nói văn hóa là của con người, do con người và cho con
người thì văn học cũng phải mang các tính chất đó. Văn học là sáng
tạo của con người để xác lập và bảo vệ các giá trị thiêng liêng mang
tính chất người của con người, để khơng ngừng nâng tầm vóc con người
khơng chỉ là con người xã hội bình thường (mà ở đó tính chất bầy đàn

4


nhiều hơn tính chất cộng đồng) mà là con người xã hội - văn hóa (với sự
ưu trội của các giá trị nhân văn, nhân đạo, phẩm chất cộng đồng).
Hy vọng chuyên luận sẽ mang lại những giờ phút bổ ích cho những
người ham mê văn học, cho các sinh viên, cao học, nghiên cứu sinh và

các đồng nghiệp.
Tác giả chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu, các học giả, nhà
văn, nhà thơ, nhà viết kịch, các dịch giả được trích dẫn trong chuyên
luận này. Tác giả trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội và các biên tập viên đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chuyên
luận được ra mắt độc giả. Tác giả cũng chân thành cảm ơn và mong
muốn nhận được các đóng góp chân thành từ bạn đọc gần xa.
Hà Nội, 8/2013

Tác giả

5


Chương một
TÝNH V¡N HãA - C¸C M· C¸C C¸CH TIÕP CËN T¸C PHÈM V¡N V¡N HäC

I.

Tính văn hố của tác phẩm văn học

Tính văn hố (la culturalité) của tác phẩm văn học là tính chất đặc
thù cho thấy tác phẩm văn học khơng chỉ tốt lên vẻ đẹp ngơn từ mà
còn cả vẻ đẹp tâm hồn qua cách ứng xử và cách tiếp nhận, xử lý cuộc
sống của một dân tộc hay một cộng đồng người nhất định. Nó khơng
chỉ là quan niệm về con người được thể hiện qua sự khéo léo của
nghệ thuật ngơn từ mà cịn cả chuẩn mực ứng xử của cộng đồng, dân
tộc trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Mỗi tác phẩm văn học đều
mang trong nó tính văn hố đặc trưng của dân tộc, của đất nước mà
nơi đó tác phẩm được sinh ra. Khơng có tác phẩm văn chương nào mà

lại khơng mang trong nó chí ít một đặc trưng văn hố của dân tộc
mình hoặc qua cách nói, cách diễn đạt hoặc qua cách xây dựng, cách
khái quát hình tượng… Tính văn hố trong tác phẩm văn chương cho
phép hiểu rộng hơn giá trị của tác phẩm qua hệ thống hình tượng,
hình ảnh; tạo ra những suy tư liên hệ so sánh với các loại hình nghệ
thuật khác cũng như với các nền văn hoá khác...
Nếu coi văn hoá là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần mà
con người sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử nhằm tạo dựng
diện mạo riêng cho nó, nhằm tạo ra bản sắc văn hố cho riêng mình
thì tác phẩm văn học là một trong những giá trị sáng tạo đó. Tác
phẩm văn học - chỉnh thể của nghệ thuật ngôn từ tái hiện đời sống
tinh thần của các dân tộc - là kết tinh cao nhất của văn hoá một tộc
người, một đất nước. Tác phẩm văn học mang tính văn hố cao sẽ trở
thành tài sản chung của dân tộc mà Truyện Kiều1 của Nguyễn Du
trong văn học Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu.
1

6

Lê Nguyên Cẩn: Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2008.


Văn hóa bao gồm trong nó các mặt: Thứ nhất là cơ chế văn hóa
gắn với những quy định chặt chẽ, chẳng hạn trình tự các bước trong
cưới hỏi (chạm ngõ, bỏ trầu, vấn danh, ăn hỏi, nạp tài, vu quy…);
xem tuổi (nhất gái hơn hai nhì trai hơn một; cùng tuổi nằm duỗi mà ăn;
trai Đinh Nhâm Q thì tài, gái Đinh Nhâm Q thì hai lần đị…); xem
ngày cho từng công việc, hay trong các nghi thức tang lễ ma chay
(cúng ba ngày, bốn mươi chín ngày, một trăm ngày…, quan niệm
sống cái nhà già cái mồ, để của để nả không bằng để mả cho con; cách để

tang (Kim Trọng phải để tang chú ba năm),…; Thứ hai là hệ tư tưởng,
chẳng hạn, tư tưởng tự do của văn hóa văn minh Hi Lạp, chủ nghĩa
nhân văn Phục hưng, tư tưởng về quyền tự nhiên và con người tự
nhiên trong triết học Ánh sáng, tư tưởng độc lập dân tộc và tự hào
yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam, tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi, tư tưởng Khơng có gì q hơn độc lập tự do của Chủ tịch
Hồ Chí Minh…; Thứ ba là tơn giáo tín ngưỡng như tục thờ cúng ơng
bà tổ tiên, những người có cơng với cộng đồng dân tộc (Tháng tám giỗ
cha, tháng ba giỗ mẹ; hăm một Lê Lai, hăm hai Lê Lợi,…), hay quan niệm
đất có thổ cơng sơng có hà bá, có thờ có thiêng có kiêng có lành, các hình
thức ma thuật, phù thủy như: lên đồng, gọi hồn hay diễn xướng chầu
văn và các làn điệu dân ca, phong tục trồng cây nêu ngày tết, cắm
cành lá xanh trước cửa, tục phóng sinh thả chim về trời thả cá về
nước…; Thứ tư là các nghi lễ cộng đồng, chẳng hạn giỗ tổ Hùng
vương (Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba), lễ
chào cờ đầu tuần tại các trường học, các nghi lễ kỉ niệm một ngàn
năm Thăng Long, bắn hai mươi mốt phát đại bác khi đón chào các
nguyên thủ quốc gia…; Thứ năm là các phong cách nghệ thuật thể
hiện trong tác phẩm văn chương (thơ lục bát của Việt Nam, thơ Hai cư
của Nhật Bản, thơ tứ tuyệt Trung Hoa… đều mang đậm phong cách
nghệ thuật của mỗi cộng đồng), trong nghệ thuật điêu khắc (tư thế
dáng dấp Rồng đời Lí, đời Trần khác với rồng đời Lê đời Nguyễn),
trong trò chơi cộng đồng kể cả trò chơi của trẻ em (gồm các bài đồng
dao kết hợp với động tác biểu diễn Rồng rắn lên mây, Thả đỉa ba ba…,
các trò đánh vật, bịt mắt bắt dê, thi thổi cơm…).
Văn hóa là phức hợp tổng thể của cộng đồng trong tiến trình
thời gian thơng qua sáng tạo, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sống từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Quan điểm, cách thức suy nghĩ hành

7



động của một cá nhân chỉ trở thành văn hóa và mang tính văn hóa
khi tư tưởng hay hành động của cá nhân đó được cộng đồng thừa
nhận, tiếp thu và truyền bá, trở thành tài sản tinh thần chung. Cộng
đồng chỉ tiếp nhận những giá trị có chức năng mở rộng văn hóa và
loại bỏ những gì phản văn hóa, phản dân tộc. Vì thế, khơng thể coi
thứ sắp chữ, xếp chữ cho có vần ít nhiều mang dáng dấp của đa-đa, hay
vị lai phương Tây, mà hiện nay nhiều người đang gọi là “ngoài
luồng”, “ngoài lề” như là một thứ văn học được. Văn hóa, bản thân
nó như Sir Edward Bunett Tylor định nghĩa là “một tổng thể phức
hợp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lí, luật pháp, phong
tục và một thói quen và năng lực khác mà con người đạt được như là
một thành phần của xã hội” mà ở đây ta cũng thấy được sự xuyên
thấm lẫn nhau giữa các thành tố của chỉnh thể trong một nền văn
hóa. Đồng thời cũng thấy được sự hiện diện của văn chương trong
văn hóa. Bởi lẽ, văn hóa được tạo ra trong tiến trình cuộc sống, văn
hóa vận động, phát triển, biến đổi và tác động, uốn nắn, chi phối tiến
trình đó. Sự vận động của một nền văn hóa gắn liền với hình thức
tiếp biến văn hóa với các dân tộc khác nhưng vừa tiếp nhận vừa loại
trừ, tiếp nhận những gì có ích, có lợi cho sự phát triển của dân tộc,
loại bỏ những gì có hại cho sự phát triển ấy, bởi vì nếu tiếp nhận
không đúng, tiếp nhận sai lệch sẽ dẫn tới việc phá vỡ nền văn hóa
dân tộc.
Vì văn hóa là của con người, do con người và cho con người nên
văn hóa gắn với cách nghĩ, cách nói, cách làm của con người mang
tính xã hội mà bản chất của con người này là con người sáng tạo, đối
lập với con người tự nhiên chỉ biết thừa hưởng một cách sinh vật mọi
thứ từ tự nhiên. Chỉ khi con người tự nhiên chuyển hóa hồn tồn
sang con người xã hội thì lúc đó mới xuất hiện văn hóa. Chẳng hạn,

răng và tóc của con người là tự nhiên nhưng “cái răng cái tóc là vóc
con người”, hay “xấu mặt thì lâu, xấu đầu mấy chốc” lại là văn hóa
và hành động bán răng, bán tóc để lấy tiền ni con của Fantine
trong Những người khốn khổ trở thành hành động nhân đạo, vị tha,
mang phẩm chất văn hóa cao. Đương nhiên, con người khơng tồn tại
ngồi thế giới tự nhiên mà gắn mình với thế giới đó. Con người chấp
nhận hồn cảnh, khơng khước từ hồn cảnh mà từng bước vượt lên
và làm chủ hoàn cảnh. Đây là kiểu con người khám phá, chinh phục

8


thường thấy qua hệ thống các nhân vật mở đường mà văn học
phương Tây đề cao như Ulysse hay Robinson, dẫn tới quan niệm về
sự đối lập giữa tự nhiên và con người mà bài học về sinh thái nhân
văn đang triển khai trong thế kỷ này là sự nhận thức lại vấn đề đó,
cho dù ngay từ thời Phục hưng, Montaigne đã viết trong Các tiểu luận
(Les Essais) nổi tiếng: “phải tuân theo những luật lệ của môi trường
trong đó người ta sống” vì đó là “quy tắc của mọi quy tắc và luật lệ
chung của mọi luật lệ”. Như vậy, văn hóa cịn gắn với khả năng thích
nghi của con người. Sự thích nghi văn hóa hiện hình trong văn
chương với những bước ngoặt quan trọng như việc tìm ra lửa qua
huyền thoại về Prométhé mang lửa xuống cho loài người, như huyền
thoại về thần thợ rèn Hephaistos… Sự thích nghi văn hóa chỉ ra tính
chất uyển chuyển của văn hóa, chẳng hạn thân nhiệt của con người
nói chung đều là 37oC, nhưng con người có thể sống dễ dàng ở vùng
cực rét buốt quanh năm hay vùng xích đạo nóng bức. Như vậy, dùng
văn hóa và bằng văn hóa mà con người trở thành chủng loại tối ưu
trên hành tinh này.
Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ giá trị văn hố góp phần

làm rõ thêm đóng góp của tác phẩm văn học vào tổng thể giá trị tinh
thần của một dân tộc. Bản thân tác phẩm văn học là sản phẩm phản
ánh bộ mặt tinh thần của một thời đại lịch sử cụ thể. Nó thể hiện,
trước hết, cách cảm thụ thế giới để dẫn tới các chuẩn mực sống của
cộng đồng dân tộc, dẫn tới cách xây dựng nhân vật bằng hình thức
mơ hình hố - điển hình hố mang đặc trưng dân tộc với các mơ-típ
tiêu biểu như: mơ-típ ba hạt dẻ, mơ-típ người đẹp ngủ trong rừng,
mơ-típ dì ghẻ con chồng…; tạo ra các mẫu đề mang tính nhân loại
kiểu hình tượng Ulysse trong Odyssé của Homère, kiểu Robinson
Crusoe trong tác phẩm cùng tên của D.Defoe, kiểu Santiago trong
Ông già và Biển cả của Hemingway... Cách xây dựng cốt truyện với
kết thúc có hậu (happy and) theo quan niệm ở hiền gặp lành dẫn tới
quy ước về cách thức ứng xử thẩm mỹ mang tính cộng đồng, mang
tính thời đại mà chúng ta có thể thấy qua rất nhiều biểu hiện trong
nhiều tác phẩm văn chương. Chẳng hạn, việc Achilles kéo xác Hecto
trong sử thi Illiade của Homère, đã bị các thần và cư dân thành Troia
phản đối vì đây là một hành động dã man gắn liền với một thời kỳ dã
man mà khi bước vào xã hội văn minh những hành vi dã man ấy

9


khơng có chỗ đứng trong đó. Kiểu tính cách mạnh gắn liền với loại
kịch rùng rợn xuất hiện trên sân khấu Anh thời kỳ Phục hưng qua các
tác phẩm của Thomas Keets cũng cho thấy nét đặc trưng văn hoá của
dân tộc này và những đòi hỏi lịch sử của một thời đại nhất định.
Tác phẩm văn học xét từ góc độ này trở thành thế giới thứ hai,
thế giới của lý tưởng, của chân – thiện – mỹ, tạo ra niềm tin hướng
thiện cho con người. Chẳng hạn, ai cũng biết sáng tạo thần thoại là
sáng tạo quan trọng của nhiều dân tộc trong buổi bình minh của nó,

nhưng sáng tạo ra thần thoại để làm gì thì khơng phải dễ dàng trả lời.
Về phương diện này, thần thoại Hi Lạp mang lại một câu trả lời xác
đáng: “bản chất của thần thoại Hi Lạp là tự nhiên và chính các hình
thái xã hội được trí tưởng tượng của nhân dân xây dựng nên một
cách có hệ thống, có nghệ thuật nhưng khơng tự giác” (Mác). Từ đó,
thần thoại Hi Lạp có vai trị cực kỳ quan trọng đối với văn hố Hi
Lạp nói riêng và văn hố phương Tây nói chung: “Khơng có thần
thoại Hi Lạp thì khơng có nghệ thuật Hi Lạp. Thần thoại Hi Lạp
khơng những là kho vũ khí mà cịn là mảnh đất bồi dưỡng nghệ
thuật Hi Lạp”(Mác). Kết thúc tác phẩm Zadig, Voltaire viết: “Từ khi
Zadig lên làm vua đất nước trở nên vinh quang thái bình và thịnh
vượng”. Zadig ở đây là hình mẫu ơng vua lý tưởng, một vị minh
qn theo mơ hình nhà nước qn chủ sáng suốt của Voltaire, nhưng
nó cũng tạo ra một thế giới mới, khác về bản chất so với xã hội phong
kiến đang tồn tại, tạo ra niềm tin thúc đẩy cuộc đấu tranh chống
phong kiến và chống giáo hội của con người trong thế kỷ XVIII.
Truyện Kiều của Nguyễn Du có vay mượn chất liệu của Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, song cách xử lý chất liệu của
Nguyễn Du rất khác, từ đó tạo ra một hiệu quả nghệ thuật khác
mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Chẳng hạn, trong Kim
Vân Kiều truyện, Thanh Tâm tài nhân mô tả cảnh bọn bán tơ vào ăn
uống chè chén tại gia đình Vương ơng rồi khi bị bắt chúng khai ra gia
đình Vương ơng khiến gia đình này bị quan lại bắt bớ, Kiều phải bán
mình. Hiển nhiên, việc làm của bọn quan lại ở đây chẳng có gì đáng
trách vì xét về mặt pháp lý gia đình Vương ơng có liên đới trách
nhiệm với bọn bán tơ. Khi xử lý chi tiết này, Nguyễn Du tước bỏ hoàn
toàn việc ăn uống, chè chén tại nhà Vương ông mà chỉ miêu tả cảnh gia
đình Vương ơng vừa đi mừng sinh nhật bên ngoại về thì ngay lập tức

10



bọn sai nha ập đến với “người nách thước kẻ tay dao. Đầu trâu, mặt
ngựa ào ào như sôi”, khiến cho chốc lát cả gia đình tan hoang. Sau đó,
Nguyễn Du mới đưa chi tiết vu cáo vào khiến cho “cả nhà hoảng hốt
ngẩn ngơ. Tiếng oan dậy đất án ngờ lồ mây” với một kết luận chính
xác mà sắc bén: “Một ngày lạ thói sai nha. Làm cho khốc hại chẳng qua
vì tiền”. Nếu liên hệ chi tiết này với lời ru dân gian gắn liền với thời
đại đó: “Con ơi nhớ lấy câu này. Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”
thì mới thấy hết bộ mặt xã hội lúc bấy giờ, mới thấy Nguyễn Du không
phải chỉ kể về cuộc đời Kiều mà còn chú trọng kể về thời đại, nói lên
tâm trạng phẫn uất của mình trước thời đại đó.
Việc sắp xếp xử lý các chi tiết các sự kiện được lấy từ cuộc sống
sao cho chúng trở thành chất liệu nghệ thuật đắc dụng, không thiếu,
không thừa là thuộc về tài năng sáng tạo cá nhân, nó liên quan tới
việc xác lập cách nhìn nghệ thuật về con người vốn mang đậm bản
sắc văn hoá của dân tộc. Chẳng hạn, từ các sự kiện đã nêu ở hai tác
giả Nguyễn Du và Thanh Tâm tài nhân đều đưa nhân vật của mình
tới một hành động, đó là Kiều bán mình chuộc cha. Nhưng miêu tả
cách bán mình của nhân vật Thuý Kiều qua hai tác giả ta thấy có sự
khác nhau rất rõ. Kiều trong Kim Vân Kiều Truyện là một Thuý Kiều
hoàn toàn tỉnh táo, không biểu lộ một sự đau khổ nào. Kiều nói: “Bán
mình mà khơng được việc thì bán để làm gì”, cho nên Kiều đường
hồng mặc cả, dứt khốt chứ khơng hề đau khổ, coi như chuyện phải
bán mình là tất yếu: “Không phải năm trăm lạng là không được”.
Kiều ở đây vừa là người bị bán vừa là người đi bán, nhưng phần chủ
động chiếm ưu thế, do đó tính chất tố cáo khơng lớn, mà chỉ cho thấy
dường như Kiều cảm thấy được mối liên hệ qua việc người cha đã
làm (ăn uống với bọn bán tơ) và việc tan cửa nát nhà phải bán mình
là khơng tránh khỏi, theo kiểu dám làm dám chịu của các nghĩa hiệp

Trung Hoa.
Nguyễn Du tái hiện cảnh bán mình của Kiều một cách khác.
Trước hết, đó là nỗi đau được nhận thức, được nhân lên lên nhiều
lần: “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà. Thềm hoa một bước lệ hoa mấy
hàng”. Kiều của Nguyễn Du xuất hiện như là một vật bị bán, một
hàng hố thực sự chứ khơng cịn là con người chủ động hay bình tĩnh
nữa, Kiều buộc phải tự chứng minh tính chất hàng hố của mình:
“ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”. Kiều được họ Mã nhìn ngắm,

11


quan sát khơng phải vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà chỉ
đơn giản là một mặt hàng, mọi giá trị nhân văn bị hạ thấp để nhường
chỗ cho tính tốn của một tay bn thịt, bán người: “Bằng lịng,
khách mới tuỳ cơ dặt dìu”. Miêu tả Kiều trong trạng thái này cho
thấy tấm lòng nhân đạo tha thiết của Nguyễn Du, đồng thời cũng
chính là niềm đồng cảm mang đậm tính chất dân tộc Việt theo kiểu:
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Đây chính là một góc nhìn thể hiện
tính chất dân tộc, thể hiện văn hố của dân tộc. Việc lựa chọn giải pháp
cứu nhà cứu cha cũng mang tính chất văn hố Việt, đó là “làm con
trước phải đền ơn sinh thành”, đối với người Việt thì cơng cha nghĩa
mẹ là cái lớn lao nhất. Cho nên, dù phải đặt lên bàn cân giữa một bên
là “duyên hội ngộ” một bên là “đức cù lao” thì Kiều vẫn chọn giải
pháp “bán mình chuộc cha”. Cho nên, sự cảm thụ thế giới dẫn tới sự
xác lập các chuẩn mực thời đại, trở thành chuẩn mực mang tính dân
tộc. Các giá trị văn hố có trong tác phẩm văn học tạo ra cho tác phẩm
văn học một sức mạnh tự nâng mình lên, tạo ra một sức vươn toả mới.
Bản thân văn hố cịn là phương thức hoạt động, là hình thức
sản xuất mang tính cơng nghệ của hoạt động con người. Từ góc độ

này, tác phẩm văn học miêu tả và mang trong nó các biểu hiện văn
hoá qua hành vi ứng xử: ứng xử với môi trường và ứng xử xã hội.
Ứng xử với môi trường thể hiện qua quan niệm của con người đối
với mơi trường, từ đó cây đa bến nước sân đình mới trở thành tình
thành nghĩa; mơi trường mới trở thành thước đo quan hệ ứng xử,
chẳng hạn: “Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài. Ai ngờ giếng cạn
tiếc hoài sợi dây”, hay “Trăm năm bia đá thì mịn. Nghìn năm bia
miệng hãy cịn trơ trơ”… Từ đó, cây tre, cây dừa hay chiếc gậy tầm
vơng mới mang trong mình sức mạnh dân tộc, vừa bất khuất vừa
kiên cường, như chính con người gắn bó với chúng trong suốt trường
kỳ lịch sử.
Các hình ảnh hiện ra trong tác phẩm văn chương tự nó trở thành
các ký hiệu mang nghĩa, trở thành các tín hiệu nghệ thuật mang
nghĩa để tái hiện con người và cuộc đời của một dân tộc. Bông sen
hoá thân thành chùa Diên Hựu - chùa Một Cột nổi tiếng; hồ Thủy
Quân trở thành hồ Hoàn Kiếm -Trả gươm để tạo dựng hồ bình,
chúng ta chỉ cần súng gươm trong những thời điểm nhất định cịn
khi khơng cần đến nó nữa chúng ta trả lại cho thế giới linh thần, gửi
lại cho khí thiêng đất nước…

12


Một ứng xử nữa là ứng xử giữa người và người, cũng là ứng xử
giữa các quan hệ xã hội. Tác phẩm văn chương thường trình bày câu
chuyện trong đó các nhân vật được đặt trong quan hệ giao tiếp với
nhau, đối thoại với nhau, trong một phạm vi ứng xử văn hố với
nhau… Các ứng xử đó đều mang đặc trưng văn hoá dân tộc, tạo ra
màu sắc dân tộc khiến tác phẩm đó khơng thể hồ lẫn với các tác
phẩm có thể cùng loại, cùng thể của các nền văn hố khác được.

Chẳng hạn, đề tài dì ghẻ con chồng là khá phổ biến trong văn học
nhiều nước, nhưng những gì diễn ra trong Tấm Cám thì khơng phải
dân tộc nào cũng có và cách ứng xử của các nhân vật ở đây cũng
không gặp lại ở các nền văn học khác. Sở dĩ, Tấm đẩy hành động trả
thù của mình lên tới mức độ cao như thế là bởi mẹ con Cám đã đang
tâm huỷ diệt mọi dạng thức tồn tại của Tấm: biến thành chim thì bị
làm thịt, biến thành cây thì bị đốt cháy… Trong Nàng Bạch Tuyết và
bảy chú lùn thì mụ dì ghẻ tự chết, tức là tự mình trừng phạt mình…
Tất cả các ký hiệu đó dù dưới hình thức hình ảnh hay hình
tượng, biểu tượng hay biểu trưng đều mang mã văn hố đặc trưng
của dân tộc đều cho thấy tính chất dân tộc. Do đó, việc khai thác tác
phẩm văn chương khơng thể khơng đề cập tới tính văn hố của
chúng. Một bài thơ rất nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bài Bánh
trôi nước cũng cho thấy nhiều điều nếu đi từ cách thức khai thác này:
Thân em vừa trắng lại vừa trịn,
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Riêng em vẫn giữ tấm lịng son.
Hiển nhiên bài thơ đề cập tới hình ảnh người phụ nữ trong xã
hội phong kiến, vừa có vẻ đẹp về hình thể vừa có vẻ đẹp về đạo đức:
vừa trắng lại vừa trịn, vừa có tấm lịng son cho dù phải chịu cảnh
“bảy nổi ba chìm”. Điều này thể hiện qua trước hết hình ảnh về
“thân”, thân ở đây là thân thể, là vẻ đẹp của thân thể. Nhưng nếu để
riêng thân thì sẽ khơng thấy đằng sau thân đấy còn phận nữa, phận ở
đây là vị thế, là duyên phận, là cuộc sống mà người phụ nữ bị đặt
vào, là bảy nổi ba chìm, là rắn nát phụ thuộc vào “kẻ nặn”. Cách diễn
tả thân phận người phụ nữ như vậy qua các ký hiệu, qua các tín hiệu
như vậy khơng gặp ở các nền văn học khác mà nó mang tính tính

13



chất đặc trưng của văn hoá Việt, gắn với nền văn minh lúa nước và
gắn với nghệ thuật ẩm thực được sinh ra từ các sản phẩm lúa gạo. Từ
đấy, chiếc bánh trơi nước trở thành hình ảnh biểu đạt thân phận của
người phụ nữ trong xã hội cũ. Nhưng đây là người phụ nữ tài hoa
bởi nó vừa trắng lại vừa trịn, bởi nó ý thức được bản thân nó, nó lại
liên tưởng được với cái phận của nó, cho nên cái đau toát lên tự nỗi
đau được nhận thức. Từ đấy, tiếp cận tính văn hố trong tác phẩm
văn học từ bình diện hoạt động của con người hay từ bình diện ký
hiệu học sẽ mở ra những cấp độ ngữ nghĩa khác cho phép tạo ra
chiều sâu của hình tượng văn chương, tạo ra sự đồng cảm, thấu tình
đạt lý.
Trong tương quan giữa văn học và văn hóa, thì văn học là một
trong những kết tinh cao nhất của văn hóa cộng đồng, dân tộc. Tác
phẩm văn học nào cũng mang trong nó tính văn hóa, dấu ấn văn hóa
ở các mức độ khác nhau. Tính văn hóa biểu hiện qua các mã của nó,
tạo thành trong tác phẩm văn học, một chỉnh thể nghệ thuật, mang
tính nghệ thuật, có tính nghệ thuật, có khả năng biểu đạt và phản ánh
văn hóa của cộng đồng, của dân tộc. Tác phẩm nghệ thuật mang tính
văn hóa nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, được tạo ra do con
người, cho con người và vì con người, để phản ánh con người và cuộc
đời, theo truyền thống văn hóa, mang đặc trưng văn hóa đặc thù của
mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Vì thế, khơng có văn hóa nào nằm ngồi
con người cũng như khơng có văn học nào nằm ngồi con người. Do
đó, tác phẩm văn chương lấy con người làm đối tượng trung tâm của
sự phản ánh cũng chính là tập trung khắc họa tính chất văn hoá của
con người. Văn hoá của con người, phụ thuộc vào sự phát triển của
con người, văn hoá thể hiện năng lực sáng tạo vô bờ bến của con
người trong quá trình vươn lên làm chủ cuộc sống và vươn lên để

hồn thiện nó, tạo ra sự hồn thiện và phát triển nhân cách con người
tạo ra vẻ đẹp của con người qua mỗi thời đại. Tính văn hóa trong tác
phẩm văn học không phải là một thực thể khô cứng, bất biến mà nó
cũng vận động theo sự phát triển của văn hóa, cũng tuân thủ các
chuẩn mực phát triển của văn hóa và quy mơ phát triển của văn hóa,
chẳng hạn các chuẩn mực về văn hóa lễ nghi.
Mỗi thời đại lịch sử đều có hình mẫu con người lý tưởng của
mình, hình mẫu con người lý tưởng đó là kết tinh cao nhất về mặt

14


văn hố của thời đại đó. Đối với người nơng dân Việt Nam, thì
tượng đài bất tử về họ mà Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên trong
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mang một vẻ đẹp vô song của những người
nơng dân thời kỳ lam lũ. Hình tượng đó mang vẻ đẹp mới với hình
ảnh của những người nơng dân mặc áo lính hiện lên qua hình ảnh
“bộ đội Cụ Hồ”, trở thành “dáng đứng Việt Nam” trong tư thế xung
trận tiến công với chiếc mũ tai bèo mềm mại, thân thương.
Các hình thức ngơn từ: hình tượng, hình ảnh, biểu tượng, ý
nghĩa tượng trưng… được tổng kết lại trong kho tàng văn học dân
gian, trong văn học viết không chỉ của một dân tộc nào mà là chung
cho cả mọi dân tộc. Từ đó, chúng ta có hệ thống các hình ảnh biểu
tượng gắn với thần thoại, được chuyển tải vào văn hố tơn giáo, vào
Kinh Thánh, trở thành các mẫu đề của các nền văn học lớn, trở thành
những đề tài mang tính phổ quát nhân loại như kiểu đề tài bán linh hồn
cho quỷ sứ theo kiểu mơ-típ Faust hay quyến rũ theo kiểu Don Juan.
Cách thức sử dụng ngơn ngữ, các nghi thức lời nói cũng là đặc trưng
văn hoá dễ thấy trong tác phẩm văn học. Mỗi dân tộc có hình thức
biểu cảm khác nhau, có cách thức đặt vấn đề và giải quyết vấn đề

khác nhau. Có dân tộc thường nghiêng về triết lý tư biện, có dân tộc
trình bày cách suy nghĩ của mình qua cảm nhận cảm tính. Nói cách
khác, tính văn hố với biểu hiện đa dạng của nó trong tác phẩm văn
học là yếu tố làm nên giá trị của tác phẩm đó. Tính văn hố trong tác
phẩm văn học còn tạo ra sự tương đồng trong việc tiếp nhận tác
phẩm văn học của các dân tộc khác nhau. Người Việt rất có cảm tình
với Những người khốn khổ của V. Hugo. Độc giả Việt Nam gặp gỡ ở
đây sự đồng cảm sâu sắc theo truyền thống “thương người như thể
thương thân” của dân tộc Việt. Những tương đồng như vậy dẫn tới
sự thấu hiểu giữa các dân tộc, góp phần cho việc hội nhập văn hoá
giữa các dân tộc.
Việc nghiên cứu tính văn hố trong tác phẩm văn học là hết sức
cần thiết. Bởi vì, tính văn hố của tác phẩm văn học là thuộc tính
khơng thể tách rời của tác phẩm văn chương, là yếu tố quan trọng
làm nên giá trị muôn thuở của tác phẩm. Từ đấy, việc giảng dạy tác
phẩm văn học không chỉ dừng ở mức độ cảm thụ cái hay cái đẹp của
hình tượng nghệ thuật mà còn phải chỉ ra sự độc đáo của vẻ đẹp văn
hố dân tộc trong đó. Tiếp cận tác phẩm văn chương không chỉ dừng

15


lại ở các cấp độ hình ảnh hình tượng thi pháp, cấu trúc… mà cịn có
thể tiếp cận từ góc nhìn văn hố. Có như vậy, tác phẩm văn học mới
hiện lên vẻ đẹp tồn diện của nó.
Tính văn hóa trong tác phẩm văn học, vì gắn liền với văn hóa
nên sẽ được xem xét ở các góc độ: văn hóa nhận thức tức thế giới
quan; văn hóa tổ chức tức nhân sinh quan và văn hóa ứng xử tức
quan hệ nhân thế. Có thể hiểu ở góc độ chung nhất: văn hóa là tồn
bộ những giá trị vật chất và tính thần mà con người sáng tạo ra trong

suốt trường kì lịch sử của đó để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển
của con người. Tương tự, khi xét về văn học nói chung và tác phẩm
văn học nói riêng thì văn học hay tác phẩm văn học cũng mang
những giá trị văn hóa ấy. Mỗi tác phẩm văn chương đều là sản phẩm
của một nền văn hóa nhất định, gắn với nền văn hóa ấy. Nó bị quy
định bởi thế giới quan và nhân sinh quan đã sản sinh ra nền văn hóa
ấy. Tính văn hóa cũng thể hiện qua hình thức các mã và bao gồm
trong nó tính chất các mã như các khái qt của R.Barthes hay
P.Guiraud, cho nên xem xét tính văn hóa của tác phẩm văn chương
thực chất có thể dựa vào các hệ thống mã này để phân tích tìm hiểu.
Việc nghiên cứu tính văn hóa trong tác phẩm văn học không thể
không tách rời thế giới quan và nhân sinh quan, cũng như việc tiếp
cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa, đều gắn với phạm vi văn
hóa tinh thần nên chúng tôi sẽ điểm qua một số lĩnh vực của văn hóa
tinh thần và xem xét sự khác biệt của triết học Đông –Tây để hiểu sự
khác biệt Đơng, Tây trên bình diện văn chương.
Xét về bản chất, văn học là nghệ thuật và ngôn từ, nghĩa là nghệ
thuật sử dụng ngôn từ và nghệ thuật của ngơn từ. Văn học, xét từ
bình diện ngơn từ, là một hệ thống mỹ học gồm hai phương diện:
phương diện văn bản bao hàm trong nó một vựng tập tu từ học về các
thể loại, phong cách hay hình thể và phương diện xã hội – lịch sử xét
về mặt thể chế; ở đây văn bản văn học hay tác phẩm văn học trở
thành một siêu văn bản – chứa đựng một truyện kể mang tính cấu
thành (hay một diễn trình), bao gộp trong nó một diễn ngơn mang tính
thể chế. Xét trên bình diện nghệ thuật, nói đến văn học là nói đến kĩ
thuật, cũng như nói đến ngơn ngữ là phải nói đến ngữ pháp; nói đến
kĩ thuật và ngữ pháp là nói đến tekhné (cách tạo nên hình thể, cách
thức kĩ thuật) bao gồm khía cạnh poiêsis (hình thái ghép tạo danh từ)
và khía cạnh physis (dạng thức hình thể). Cả hai khía cạnh này tạo


16


thành và gắn bó với nhau thành một hợp thể, như hai mặt của một tờ
giấy không thể tách rời. Một tác phẩm hay bao giờ cũng có sự cân đối
hài hịa giữa nội dung được biểu hiện và hình thức biểu hiện nó mà
những vấn đề này đã được đề cập tới trong nhiêu cơng trình khác
nhau. Sự kết hợp này biến tác phẩm văn học thành một hệ thống mĩ
học: mĩ học văn học. Hệ thống mỹ học này củng cố tính nghệ thuật
cho tác phẩm văn học, cịn trên phương diện thể chế xã hội thì thể chế
xã hội – lịch sử biến văn học thành một nghề chuyên môn: văn học
trở thành một nghệ thuật khi những người thợ thủ công (của nghề) trở
thành nghệ sĩ, người có năng lực khác thường khi nhìn thấy trong sự vật
hiện tượng… những quy luật, những giá trị mà người bình thường khơng
nhận ra. Đây chính là nguồn gốc của tác phẩm nghệ thuật mà cũng
chính là nguồn gốc của các nghệ sĩ.
Tác phẩm văn học hiện hình trước mắt độc giả như một tấm lưới
ngôn từ được đan dệt bằng nhiều kết hợp ngữ vị, ngữ âm, ngữ pháp,
cú pháp khác nhau, tạo thành văn bản văn học. Tác phẩm văn học
trong tư cách văn bản vừa phản ánh hiện thực một thời đại nhất định
gắn liền với cảm quan của tác giả, hiển nhiên, hiện thực của tác phẩm
văn học là hiện thực mang tính hư cấu, nó khơng phải là sự sao chép
ngun xi hiện thực đã và đang diễn ra; vừa mang trong nó tiếng nói
thổ lộ tâm tư tình cảm, sự bộc bạch của tâm hồn hay diễn tả tâm
trạng của con người gắn kết chặt chẽ với một cộng đồng, một nền văn
hóa, mà tác giả, hữu danh hoặc vô danh, là một thành viên của nền
văn hóa ấy. Vì tác phẩm văn học được tạo ra từ nghệ thuật và kĩ
thuật, mà nghệ thuật và kĩ thuật này được chuẩn hóa thành các mã,
hiểu đơn giản là hợp thể các quy tắc tạo sinh tác phẩm, theo tiến trình
thời gian, do đó, việc đọc hay nghiên cứu tác phẩm văn học không

thể tách rời việc giải mã, nghĩa là tìm ra các chìa khóa để tháo rời tác
phẩm để hướng tới tính văn học (la littératuralité – như cách nói của
M.Bakhtine) của nó. Vậy thì mã là gì?
II. Mã là gì?
Mã (tiếng Pháp: la code – tiếng Latinh: codex): trước hết là một tập
hợp các điều quy định mang tính lập pháp hay tính quy chế để quản
lí mọi vấn đề tạo thành các ngành hoạt động khác nhau của xã hội,
trong trường nghĩa này mã tương ứng với luật hay bộ luật. Mã là

17


toàn bộ các luật lệ hay sắc lệnh quản lý một vấn đề xác định, trong
trường hợp này mã là hệ thống các quy tắc điều lệ, không những quy
định cách thức thao tác trong công việc cụ thể mà cịn là trách nhiệm
về dân sự và hình sự mà mỗi một cá nhân phải tn thủ. Mã cịn là
tồn bộ các quy tắc cho phép thay đổi một hệ thống biểu tượng mà
không làm thay đổi nội dung thông tin được và cần được biểu hiện,
chẳng hạn, các thông báo mật, khẩn, các chỉ thị quân sự... Trong
trường hợp này mã tương ứng với hệ thống mật mã, có thể là mật mã
quân sự, mật mã ngoại giao, mật mã kinh doanh… Từ điển Le Petit
Robert2 cung cấp các nét nghĩa của từ code như sau: 1) Mã là tập hợp
các quy tắc luật lệ, là toàn bộ các quy tắc và quy định tương ứng với
một vấn đề đặc thù (chẳng hạn: luật dân sự); 2) Các quy định hoặc
điều luật mở rộng để quy tắc hóa một lĩnh vực cụ thể (chẳng hạn các
quy định để được cấp bằng lái xe); 3) Toàn bộ các quy tắc, phép tắc,
mệnh lệnh (chẳng hạn: luật danh dự); 4) tập hợp các thỏa ước, vững
tập các tương đồng giữa các ngơn từ (chẳng hạn: Mã các kí hiệu);
5) một hệ thống chặt chẽ trọn ven giữa các kí hiệu và các tập hợp kí
hiệu (chẳng hạn mã ngơn ngữ học, mã cho phép tạo sinh các thông

điệp và thông báo). Tương tự, Mã Q (Code Q) là hệ thống viết tắt quốc
tế bắt đầu bằng chữ Q và được sử dụng trong thơng tin điện tín cho
hàng khơng và hàng hải. Mã là một hệ thống các biểu tượng quy ước
cho phép thể hiện một thông tin, được sử dụng để tạo ra một thông
tin. Hay, tương tự là hệ thống mã thơng tin điện tín Morse.
A.J.Greimas trong Các thành tố của lí thuyết diễn giải truyện kể
huyền thoại3 cũng xác định: “Mã là một cấu trúc hình thức được tạo
thành từ một số lượng các phạm trù nghĩa vị, theo đó sự kết hợp,
dưới hình thức các nghĩa vị, có khả năng trình bày thành tập hợp các
nội dung được quan tâm, khi trở thành bộ phận của kích thước được
chọn lựa của vũ trụ huyền thoại học”. Mã cịn là dạng từ điển giải
thích bao gồm các tương đồng quy ước để giải mã văn bản tác phẩm.
Chẳng hạn, để đọc loại tiểu thuyết cầu kì trong văn học Pháp thế kỷ
XVII, ta phải dùng loại từ điển này, bởi lẽ các nhà cầu kì khơng dùng
ngơn ngữ thường nhật mà họ quy ước một lối nói riêng với những
2
3

Le Petit Robert, Paris, 1980, trang 330.
A.J.Greimas: Các thành tố của lí thuyết diễn giải truyện kể huyền thoại, trong
Communications , 8/1966. Seuil, Paris, 1966, trang 35.

18


ngôn từ riêng, chẳng hạn họ gọi “bánh mỳ” là “cột trụ của sự sống”,,
“nước” là “yếu tố lỏng”, “mặt trăng” là “cầu tinh của đêm trường”...
Chữ mã xuất hiện đầu tiên trong lí thuyết thơng tin, gắn liền với
cơng nghệ truyền tải thông tin. Mã là hệ thống những kí hiệu hay biểu
trưng được chọn lựa một cách vũ đốn, tùy thuộc vào chủ định mã

hóa nhằm che dấu những gì khơng muốn cho người khác hay đối
tượng khác biết. Mã như vậy là một quy ước riêng nhưng khơng mang
tính tất yếu, mà tính chất quy ước này tùy thuộc và biểu hiện thông
qua những quy tắc tạo sinh được quy định hay được áp đặt tùy thuộc
theo chủ thể và mã cấu tạo phù hợp với nguyên tắc kí hiệu dùng trong
các thơng điệp, nghĩa là chuyển tải mọi thơng tin dưới một hình thức
khác. Chẳng hạn, ngay từ thời cổ xưa, khi ngôn ngữ chưa phát triển,
các bộ lạc thường dùng các hòn đá xếp lại với nhau để tạo ra quy ước:
đó là nơi trao đổi hàng hóa hay là nơi gặp gỡ bàn bạc… Như vậy, liên
quan đến việc chuyển tải, chuyển đạt thông tin và giao tiếp dễ dàng,
thuận tiện, tinh giản và tiết kiệm hơn mà mã được sáng tạo ra. Mã là
sản phẩm của sáng tạo trí tuệ con người, thể hiện đậm nét tính chất
nhân tạo và ước lệ, nhưng khi mã ra đời với tư cách là hệ thống tín hiệu
hay biểu trưng quy ước dựa trên nguyên tắc cấu trúc tạo mã thì mã
cũng trở thành một hệ thống kí hiệu mới, mã lúc đó trở thành một hệ
thống riêng, có các nguyên tắc và chuẩn mực riêng, và chịu những tác
động của chủ thể của thời đại và biến đổi theo chủ thể và thời đại. Mỗi
nước có hệ mã riêng của mình đặc biệt trong lĩnh vực qn sự hay
ngoại giao… Từ góc độ ngơn ngữ học, mã là: “Hệ thống kí hiệu và các
quy tắc tổ hợp và sử dụng chúng, nhờ đó có thể chuyển đi các tin tức
cụ thể. Có nhiều loại mã khác nhau: có mã tự nhiên và mã nhân tạo. Ví
dụ: hệ thống kí hiệu Morse, quốc tế ngữ Esperanto là những mã nhân
tạo. Các ngôn ngữ tự nhiên là những mã đặc biệt cho phép tổ hợp các
âm vị, các từ để lần lượt trở thành các hình vị, các từ các câu”4. Do đó,
hệ thống các mã là rất phong phú và mã văn hóa cũng khơng nằm
ngồi quy luật này. Cũng như vậy, ta cịn có thể dẫn ra nhiều cách hiểu
về mã. Nhưng tựu chung lại, mã là toàn bộ một hệ thống chặt chẽ các
quan hệ được cấu trúc hóa từ các kí hiệu, tồn bộ các kí hiệu và nội
dung, bao gồm cả các châm ngôn, giáo huấn để tạo ra những văn bản
hàm ẩn nhiều nghĩa.

4

Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học- Nxb Giáo dục, Hà Nội, trang 137.

19


Ngơn ngữ, bản thân nó cũng là một bộ mã, tức là một hệ thống
những tín hiệu có tính chất ước lệ (cũng là những biểu trưng) được
xây dựng theo những liên hệ và cấu trúc chặt chẽ, theo những luật lệ
vơ hình, được “cam kết” theo những quy ước ngầm ẩn nhưng tuyệt
đối thống nhất của một cộng đồng ngơn ngữ nhất định. Các từ là
những kí hiệu được sản sinh và sáng tạo trong suốt trường kì lịch sử
của một cộng đồng ngơn ngữ. Do đó, khi cộng đồng có trình độ phát
triển cao thì vốn từ vựng- tức những kí hiệu ngơn ngữ – cũng sẽ trở
nên hết sức phong phú. Các sáng tạo khoa học đều gắn với sự phát
triển của ngôn ngữ, tạo ra sự quy định về cách gọi tên, cách nhận
diện sản phẩm, vì thế sự sáng tạo từ ngữ mang đặc trưng tinh thần
của các dân tộc. Khi giao tiếp bằng lời nói, các thành viên của cộng
đồng, rút ra từ hệ thống các từ ngữ - các mã quy ước đó, những tín
hiệu cần thiết và tổ chức chúng, thành những phát ngôn, những
thông điệp để chuyển tải hay phát đi những thơng báo, thơng tin cần
thiết. Các nhà kí hiệu học đưa ra cách gọi sự “mã hóa” (encoder) để chỉ
việc tạo ra các phát ngôn, các thông điệp, chuyển tải các thơng tin,
dựa trên hệ thống các kí hiệu ngôn từ, các quy tắc ngữ pháp hay trên
cấu trúc ngơn ngữ nói chung. Bản thân mỗi tác phẩm văn chương
cũng là một hình thức mã hóa một tình cảm, một sự kiện, một cuộc
đời, hay những vấn đề khác được gọi chung là đề tài. Mỗi đề tài như
vậy lại có thể được quy định thành kiểu mã hóa riêng, thường được
triển khai theo nguyên tắc nhân quả, phái sinh. Khi tiếp nhận một

phát ngôn hay thông điệp, đọc một truyện ngắn hay một bài thơ, đọc
một tác phẩm văn xuôi hay xem một vở kịch, người nhận (hay người
thu) tiếp nhận các tác phẩm, các thông báo thông điệp đó thơng qua
thao tác “giải mã”(décoder). Nói cách khác là người nhận tìm hiểu
nội dung của tác phẩm hay thông báo, thông điệp trên cơ sở sử dụng
hệ thống ngơn từ được mã hóa theo quy ước giữa người phát và
người nhận; người nhận giải thích tác phẩm, thơng báo hay thơng
điệp theo mã quy ước đó, để đạt tới sự hiểu biết chính xác về tác
phẩm hay thơng báo, thơng điệp và cụ thể tùy tình huống tiếp nhận
và tâm thế tiếp nhận (đọc tác phẩm khi vui mừng khác với việc đọc
khi tâm trạng buồn, đọc để giải trí khác đọc để nghiên cứu…).
Từ cách xác định trên, ta thấy, việc mã hóa chính là việc chuyển
các sự kiện được thể hiện bằng ngôn ngữ thông thường, thành các kí

20


hiệu thao tác theo hệ thống và quy tắc sử dụng riêng, là việc chuyển
một thông điệp thành một ngôn ngữ các kí hiệu ngơn ngữ, các con
chữ, các chữ số, tiếp tục tạo ra các tương đồng thỏa thuận theo một
mã quy ước. Tác phẩm văn học là sự mã hóa ở các cấp độ khác nhau,
tùy thuộc tài năng của tác giả và quy ước của nền văn hóa mà tác giả
là một thành viên của nền văn hóa ấy.
Trong đời sống xã hội, do có rất nhiều phạm vi giao tiếp, con
người cũng từng bước làm ra nhiều mã. Trong cuốn Kí hiệu học5, tác
giả Pierre Guiraud chia các mã thành ba loại: mã lô-gic, mã thẩm mỹ và
mã xã hội.
Mã lơ-gic là loại mã “có tính khách quan trí tuệ” tác động vào sự
thơng hiểu là chính. Ví dụ, các mã tín hiệu giao thơng, các mã khoa học
(tốn học, vật lí, hóa học), các mã chiêm tinh, bói tốn, tướng số (xem

sao, xem mặt, xem bàn tay đoán số phận). Mã thẩm mỹ là loại mã mang
tính “chủ quan xúc cảm” nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm trí tuệ
thơng qua những hứng thú: nghệ thuật, văn hóa, văn học. Mã xã hội
xuất hiện trong các liên hệ thông đạt, cho biết: phù hiệu, biển (biển
quảng cáo, biển báo hiệu) những cử chỉ giao lưu, những động tác,
giọng nói, các cách ăn uống, ăn mặc, các nghi thức, lễ nghi…
Theo cách phân chia này thì các tác phẩm văn chương được
khn vào mã thẩm mỹ, trong khi đó, ở mã xã hội, tính chất văn hóa
cũng thể hiện khá rõ như cách nói, lối nói theo chuẩn mực của ngơn
ngữ cộng đồng mà chuẩn mực ngơn ngữ này chính là một nét trong
bản sắc văn hóa của dân tộc. Hơn nữa, trong loại mã mà P.Guirraud
gọi là mã lơ-gic thì khơng phải ở đó khơng có hay khơng mang màu
sắc văn hóa, chẳng hạn, về quan niệm tâm linh, bói tốn, các dân tộc
đều có quan niệm tâm linh bói tốn riêng của mình. Ở phương Tây,
người ta dùng Kinh Thánh để bói, ở Trung Hoa, người ta dùng Kinh
Dịch để bói, cịn ở Việt Nam, có một cách bói xuất hiện chưa lâu lắm
nhưng lại khá đặc sắc và thú vị, đó là dùng Truyện Kiều. Như vậy, để
phân tích một tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa, phải phân tích
từ cả ba loại mã trên theo cách chia của P. Guirraud. Nói cách khác,
bản thân mỗi tác phẩm văn học là một tổ hợp các mã khác nhau, được
đan kết với nhau, để tạo ra những hiệu quả nghệ thuật mới lạ, tạo ra
5

Pierre Guiraud, Kí hiệu học - La sémiologie. PUF, Paris, 1973.

21


khả năng mới cho việc chuyển tải thông điệp, thông tin. Việc kết hợp
hay đan cài các mã mã có chức năng khác nhau này trong tác phẩm

phụ thuộc vào trình độ, vốn sống, và nhất là năng lực văn hóa của mỗi
tác giả. Vì tác phẩm là tổ hợp các mã nên việc đọc tác phẩm (đọc
nghiên cứu, đọc thưởng thức…) đều là quá trình ngược lại, tức là giải
hay đi tìm các mã đó. Đây chính là trục định hướng để chúng tơi triển
khai cơng việc của mình, trong đó, chúng tơi tập trung vào mã văn
hóa, mã tạo ra đặc trưng nổi nét nhất cho mỗi tác phẩm văn chương.
Tuy nhiên, có lẽ cách phân chia của P.Guirraud mang tính chưa
triệt để, vì thế, trong q trình nghiên cứu bền bỉ và tâm huyết,
Roland Barthes đã xác lập hệ thống các mã trong một tác phẩm văn
học với sự ưu việt riêng.
III. Các mã trong tác phẩm văn học theo Roland Barthes
Tác phẩm văn học, xét về bản chất là sự mã hóa điển hình gồm
nhiều cấp độ khác nhau tạo thành một nghĩa chỉnh thể. Các mã
thường gặp trong một tác phẩm văn học, theo quan điểm của các nhà
kí hiệu học, tiêu biểu là R.Barthes.
R.Barthes đã khái quát thành các mã khác nhau khi ông phân tích
tác phẩm Sarrasine của Balzac, bắt đầu từ chính tiêu đề của tác phẩm
và lần lượt phân tích tác phẩm này theo từng câu hay từng đoạn để
chứng minh cho các mã mà ông khái quát được. Theo R.Barthes, một
tác phẩm văn học có năm mã và năm mã này đã hiệp đồng tác chiến
để tạo ra tính đa nghĩa cho văn bản. Trong các tác phẩm văn học
(truyện, tiểu thuyết, kịch, thơ) ta thường gặp các trường hợp: có khi
trong một câu, một đoạn văn, tất cả các mã đều thể hiện, cũng có khi
chỉ một, hai mã mà thơi. Cho nên, việc xem xét, phân tích tác phẩm văn
học phải tùy thuộc vào tính cụ thể của văn bản, phải tinh nhạy để tìm
ra các mã để từ đó lí giải chức năng của chúng trong tác phẩm. Các mã,
có thể được dùng riêng lẻ, nhưng chúng khơng độc lập bao giờ mà
ln có sự kết hợp với các mã khác, luôn nằm trong sự quy định ràng
buộc lẫn nhau với các mã khác, để tạo ra những nghĩa mới, thường
khác biệt với nghĩa ban đầu. Các mã mà R.Barthes đề xuất trong tác

phẩm S/Z của ông là:

22


1. Mã của các hành động và của các cách ứng xử (code proaїrétique):
gồm những yếu tố tự sự truyền thống, mã này cung cấp các thông tin
về những sự kiện xảy ra trong thực tế, thúc đẩy sự phát triển của diễn
trình câu chuyện. Đồng thời cũng cho thấy trạng thái của nhân vật,
hồn cảnh, khơng gian - thời gian. Là những từ, đoạn văn có tính chất
miêu tả, tường thuật, báo hiệu những sự kiện, hoạt động xảy ra.
2. Mã thuyết minh - giải thích (code herméneutique): bao hàm các
yếu tố chưa được bộc lộ trong câu chuyện, tạo ra sự che dấu thông
tin, tạo ra sự đề xuất vấn đề, cách hiểu vấn đề ấy, tạo ra sự kéo dài sự
kiện. Gồm toàn bộ các đơn vị thực hiện chức năng khớp nối, hay các
cách thức khác nhau, hay một câu hỏi, một cách trả lời, hay để hình
thành một ẩn ngữ, một điều bí mật dẫn tới sự giải mã sau này. Thực
chất, mã thuyết minh là những từ, đoạn văn góp phần tạo ra những
bí ẩn, uẩn khúc hoặc làm sáng tỏ những bí ẩn, uẩn khúc đó trong
truyện. Hai mã hành động và giải thích nằm chung trong tình tiết của câu chuyện.
3. Mã nội hàm (code connotatif): chỉ những hàm nghĩa bên trong của
nhân vật, địa điểm, sự kiện…, còn gọi là mã ngữ nghĩa (sème) là những
từ, đoạn văn chứa đựng những yếu tố tạo nghĩa vơ hình ở bên trong
làm cho những từ và đoạn văn ấy có tính chất hàm nghĩa.
4. Mã tượng trưng (code symbolique): gồm những từ, những đoạn
văn mang một ý nghĩa xa xôi, thường là những vấn đề tâm lí phức
tạp, có khi liên quan đến tính dục; là những từ, đoạn văn, ngồi nghĩa
trực tiếp cịn mang những nghĩa nói xa xa, báo hiệu trước các sự kiện,
các vấn đề nào đó trong sự quan tâm chung.
5. Mã văn hóa (code culturel): gồm tồn bộ dung lượng tri thức

xã hội mà tác phẩm đã hấp thụ và vận dụng, kể cả các điển tích,
điển cố, những lối nói, cách nói, những thuật ngữ trong kho tàng
văn hóa cổ. Trong mã văn hóa nói chung, có một mã được gọi là
mã cách ngôn (code gnomique): bao gồm các lối nói dân gian, các
châm ngơn, cách ngơn, các giọng tập thể, các phát ngôn vô nhân
xưng,... chứa đựng trong nó hiểu biết về văn hóa truyền thống,
ngồi ra cịn có mã tri thức hay thơng tuệ, bao gồm các triết lí, minh
triết hay tập hợp tri thức văn hóa các thời đại. Mã văn hóa cho
phép diễn ngôn dựa vào một quyền lực khoa học hay đạo đức, các
mã của các đồng quy. Mã văn hóa cịn là những từ, đoạn văn dùng
lại hay gợi lại những tích, những điển cố, những lối nói, hay thuật
ngữ có sẵn trong kho tàng văn hóa.

23


Như vậy, theo cách xác định của R.Barthes thì năm mã này thực
chất là năm phức hợp các mã con (bởi vì mỗi mã như vậy có thể suy
diễn thêm nhiều cách gọi khác), tạo thành thế giới các kí hiệu và vì
vậy văn bản văn học là một hợp thể các kí hiệu ngơn ngữ học. Mã
văn hóa đã vốn có sẵn trong tác phẩm văn học và tồn tại như là một
chứng cứ để giải thích tác phẩm văn học, hay để giải mã văn học. Tuy
nhiên, như đã xác định trong phần trên, mã văn hóa bao gồm trong
nó các biểu tượng, mà biểu tượng đương nhiên là sẽ có tính tượng
trưng, do đó, khi tiến hành giải mã tác phẩm văn học từ góc nhìn văn
hóa, thì khơng thể bỏ qua mã tượng trưng được đưa ra trong cách
hiểu của R.Barthes. Mặt khác, trong khi xác lập cách hiểu về mã trong
quan hệ với tác phẩm văn học, chúng ta cũng đã nhắc đến các hành
vi, cử chỉ động tác… do đó, giải mã văn hóa của tác phẩm văn học
không tách rời năm mã được R.Barthes xác lập trên đây.

Từ đó, giải mã ( = décoder) tác phẩm văn học từ mã văn hóa, hay
tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa thực chất là: là cách đọc tác
phẩm dựa trên vai trò và ý nghĩa của các mã, nhất là mã văn hóa, đã
tạo ra tác phẩm đó. Tác phẩm sử dụng các mã một cách tổng hợp,
liên kết chặt chẽ, móc xích, ràng buộc và quy định lẫn nhau, cho nên
đọc tác phẩm là mở tác phẩm từ các khớp nối của văn bản được tạo từ
các mã, để thấy được một thế giới của tưởng tượng, thế giới đó là ánh
xạ, là sự phản chiếu của hiện thực. Từ đó, có thể rút ra ý nghĩa tổng
quát, ý nghĩa cao nhất của tác phẩm.
Để rút ra năm loại mã trên, R. Barthes, đã phân tích thấu đáo
truyện ngắn Sarrasine của H.de Balzac, trong cơng trình mang tên
S/Z6 của ơng. Ở đây, chúng tơi dẫn lại cách phân tích câu mở đầu
trong chuyên luận này. Câu đầu tiên của truyện ngắn Sarrasine là:
“J’étais plongé dans une de ces rêves profondes quy saisisent tout le
monde, même un homme frivole, au sein des fêtes les plus
tumultueuses. (Tơi đã đắm mình vào một trong những mộng tưởng
thâm trầm thường làm mê mẩn mọi người, kể cả một con người bông
lông giữa những ngày hội huyên náo”).
Ông tiến hành tuần tự các bước:
+ Tiêu đề tác phẩm: R.Barthes đã đưa ra các câu hỏi, nêu lên hàng
loạt nghi vấn: Sarrasine là cái gì vậy? Một danh từ chung? Một tên
riêng? Một đồ vật? Một người đàn ông? Một người đàn bà?
6

Roland Barthes: S/Z, Édition du Seuil, 1970.trang 25.

24


Tiêu đề Sarrasine chứa đựng trong nó một nghĩa nội hàm khác,

chứa đựng trong nó những ý nghĩa nhất định: đó là tính nữ được
nhận diện qua hình vị e ở cuối từ này (tính nữ = dịu dàng, bộc lộ nội
tâm, hình thức bên trong; tính nam = bề nổi, cái bộc lộ bên ngồi).
Tính nữ ở đây được nội hàm hóa, là mang tính nội hàm, là một cái
được biểu đạt hướng tới mục đích cố định hóa thành nhiều vị trí
trong văn bản. Bản thân nó là một thành tố di trú, có khả năng hịa
nhập vào cấu trúc văn bản với các thành tố khác cùng loại để tạo
thành tính cách, hình tượng, biểu tượng. Tuy nhiên, tất cả các đơn vị
có tính chất lặp lại ở đây phải là những cái được biểu đạt, nó thuộc về
một lớp điển hình - kiểu mẫu: nó tạo thành cái được biểu đạt (có thể
khơng q đặc thù), hay với một nghĩa vị - sème (trong ngôn ngữ
học, nghĩa vị là một thành tố của cái được biểu đạt và đánh dấu cái
nổi trội, nổi bật).
+ J’étais plongé dans une de ces rêves profondes -/ Tôi đã đắm mình
vào một trong những mộng tưởng thâm trầm/
Mộng tưởng được đưa ra ở đây khơng mang tính chất của mộng
tưởng lang thang, theo mây bay gió cuốn như trong cổ tích thần tiên.
Mộng tưởng được khớp nối mạnh mẽ, phù hợp với một hình ảnh
quen thuộc nhất trong số các hình ảnh của mỹ từ pháp, bằng các
thuật ngữ tiếp nối của một phản đề: phản đề của khu vườn và phòng
khách, của cái chết và sự sống, của lạnh và nóng, của bên ngồi và
bên trong. Điều mà từ vị mở ra, có tiêu đề thơng báo, do vậy, đây là
một hình thức tượng trưng lớn, bởi vì hình thức tượng trưng này mở
ra tồn bộ các khơng gian của các thay thế, của các hoán đổi, của các
biến đổi; chúng đưa chúng ta đi từ khu vườn tới kẻ bị họan, từ phịng
khách tới cơ gái trẻ mà nhân vật người kể về các cuộc tình, khi ơng
già đi qua, về bà De Lanty lắm lời hay Adonis – vầng trăng khuyết
của thành Viên. Tương tự, trong trường tưởng tượng, nổi lên một
vùng rộng lớn, vùng của (nhân vật) phản đề, ở đây đơn vị dẫn dắt
khai mở được nối kết với nhau bắt đầu từ hai phần đối lập liên từ

(une de ces- một trong những) dưới cái tên mộng tưởng. Đây là một mã
tượng trưng.
Trạng thái trầm tư mặc tưởng được kể -trần thuật (J’étais plongéđã chìm sâu) đã gợi ra (chí ít là trong diễn ngơn có thể đọc) một sự

25


×