Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

từ việc hoàn thiện bảng sẽ thấy được phong trào cần vương có tính chất là một phong trào yêu nước còn cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ xx là phong trào yêu nước và cách mạngr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.03 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIẾN THỨC HỌC KÌ I</b>


<b>VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP MƠN LỊCH SỬ HỌC KÌ II - LỚP XI CƠ BẢN</b>


<b>I. ƠN TẬP KIẾN THỨC HỌC KÌ I THEO CHỦ ĐỀ</b>


<b>1. Chủ đề: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX</b>
<b>* Bối cảnh chung các nước châu Á nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX</b>


- Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu


- Chủ quyền dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng (các nước phương Tây gây sức ép, xâm lược.... )
- Xã hội bắt đầu phân hóa, tư tưởng DCTS bắt đầu được du nhập...


<b>* Các cuộc cách mạng tư sản: Học sinh hồn thiện bảng hệ thống hóa kiến thức như sau</b>


Nước Thời


gian


Lãnh
đạo


Nội dung/diễn biến chính Kết quả, ý
nghĩa


Hình thức
Nhật Bản


Trung Quốc
Xiêm



- Liên hệ ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản đó đến tình hình Việt Nam


<b>2. Chủ đề: các cuộc đấu tranh bảo vệ và giành độc lập dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh </b>
<b>ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX</b>


* Ở châu Á


- Học sinh hoàn thiện bảng sau


TT Nước Thủ đô Thực dân xâm lược Thời gian Các cuộc đấu tranh


- Trình bày được sự ra đời, đường lối của Đảng Quốc Đại trong những năm (1885-1905).


- Làm rõ sự phân hóa của Đảng Quốc đại và vai trị của Đảng Quốc đại đối với phong trào dân tộc Ấn
Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.


- Tình đồn kết chiến đấu giữa nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống thực dân
Pháp xâm lược.


* Châu Phi


- Giải thích được vì sao cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâm lược châu Phi.
- Hoàn thiện bảng sau


T
T


Thực dân xâm lược Nước Các cuộc đấu tranh Thời gian Kết quả



1 Pháp Angiêri,


Tuynidi...


* Khu vực Mỹ Latinh


- Giải thích được tên gọi Mỹ Latinh.


- Hoàn thiện bảng thống kê về thắng lợi của các nước Mỹ Latinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở
đầu thế kỉ XIX.


T
T


Năm Nước tuyên bố độc lập
1 1804


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Nêu được điểm nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Mỹ Latinh đầu thế kỉ XIX.
- Trình bày tham vọng của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh.


<b>3. Chủ đề các nước tư bản chủ nghĩa 1918 - 1939</b>


- Nêu khái qt tình hình kinh tế chính trị các nước TBCN trong những năm 1918 - 1923; 1924-1929;
1929 - 1933.


- Nêu nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
- Nêu chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức những năm 1933-1939.


- Khái quát những điểm nổi bật của q trình phát xít hóa chính quyền ở Nhật.



- Nêu được điểm giống nhau của CNPX Đức, Nhật từ đó hiểu được bản chất của CNPX.
<b>4. Chủ đề các cuộc chiến tranh thế giới</b>


- Nêu được nguyên nhân chung dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới.


- Làm rõ quan hệ quốc tế dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tính chất của cuộc chiến tranh
này.


- Làm rõ quan hệ quốc tế dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Tính chất của cuộc chiến tranh
này.


- Đánh giá được trách nhiệm, vai trò của các nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Mỹ trong chiến
tranh thế giới thứ hai.


- Những tác động to lớn của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với thế giới.


- Hệ thống hóa kiến thức chính sách đối ngoại của Mỹ từ 1914 đến 1945. Liên hệ với chính sách đối
ngoại của Mỹ sau 1945 đến nay.


<b>5. Chủ đề: CNXH được xác lập ở một nước và không ngừng mở rộng ảnh hưởng</b>
<b>- Hiểu được khái niệm cách mạng DCTS kiểu mới, cách mạng XHCN.</b>


<b>- Giải thích được vì sao năm 1917, nước Nga có hai cuộc cách mạng.</b>
- Nêu rõ ý nghĩa của cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga.


- Giải thích được hồn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của chính sách kinh tế mới


- Chứng minh được CNXH trong vòng vây của CNTB đã không ngừng lớn mạnh (về kinh tế, chính trị,
văn hóa xã hội, phạm vi ảnh hưởng...) qua việc thực hiện thắng lợi các kế hoạch khôi phục đất nước và
xây dựng CNXH từ 1921 đến 1941.



<b>II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC KIẾN THỨC HỌC KÌ II</b>


Yêu cầu HS bám sách giáo khoa, tự nghiên cứu và nắm được các vấn đề sau


<b>1. Chủ đề 1: Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc đấu tranh chống xâm lược của Việt </b>
<b>Nam từ 1858 đến 1885.</b>


- Nắm được tình hình nước ta trước khi Pháp xâm lược: chế độ phong kiến khủng hoảng thể hiện qua
các mặt sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp; quốc phòng yếu kém, đối ngoại sai lầm...=> tiềm
lực quốc gia suy kiệt, tạo cớ cho Pháp đẩy mạnh xâm lược.


- Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam qua các sự kiện lớn. Học sinh có thể tự nghiên cứu SGK và hoàn
thiện bảng hệ thống kiến thức như sau:


Thời gian Sự kiện Kết quả


1/9/1858 Liên quân Pháp-Tây Ban Nha đánh Đà
Nẵng.


Bị quân dân ta chặn đánh, giam chân ở
bán đảo Sơn Trà, không chiếm được Đà
Nẵng


17/2/1858 Pháp chuyển quân vào đánh thành Gia
Định


Chiếm được thành nhưng khơng đóng
trong thành mà phá thành về đóng ở tàu
trên sơng.



Từ tháng 1đến
tháng 10/1860


Pháp rút bớt quân ở Gia Định tăng viện
cho chiến trường Trung Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

23/2/1861 Pháp đánh Đại đồn Chí Hịa. mở rộng chiếm đóng Gia Định
4/1861 Pháp đánh Định Tường Gây sức ép buộc nhà Nguyễn kí điều


ước 5/6//1862 chấp nhận mất 3 tỉnh
miền Đông.


12/1861 Pháp đánh Biên Hòa
3/1862 Pháp đánh Vĩnh Long


1861-1867 Củng cố chỗ đứng chân ở các tỉnh miền
Đông Nam kỳ, đàn áp phong trào kháng
chiến của nhân dân.


Dập tắt được cuộc khởi nghĩa Trương
Định


20 -24/6/1867 Gây sức ép buộc quan coi thành Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên đầu hàng, giao
thành.


Chiếm được miền Tây mà không tốn
một viên đạn



Từ 1867 đến
11/1873


Củng cố bộ máy cai trị ở Nam Kỳ, dị la
tình hình, chuẩn bị kế hoạch tiến công tiếp
theo


Đàn áp được nhiều cuộc nổi dậy của
nhân dân


20/11/1783


Tiến công thành Hà Nội, chiếm thành và
mở rộng đánh chiếm các tỉnh Hưng Yên,
Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định...


Gây sức ép buộc nhà Nguyễn kí hiệp
ước 1874 công nhận chủ quyền của
Pháp trên 6 tỉnh Nam kỳ


25/4/1882 Đánh thành Hà Nội lần thứ hai Chiếm được thành và mở rộng đánh
chiếm xung quanh


18/8/1883 Đổ quân đánh chiếm cửa Thuận An Ép nhà Nguyễn ký hiệp ước 1883 công
nhận quyền của Pháp trên cả 3 kì.
6/6/1884 Kí điều ước Patơnốt


=> Từ bảng trên rút ra kết luận nhà Nguyễn ban đầu có tổ chức chống Pháp nhưng sau đó đã từng bước
đầu hàng, lần lượt để mất chủ quyền hoàn toàn vào tay Pháp và đi ngược phong trào kháng chiến của
nhân dân.



- Nhân dân Việt Nam tích cực kháng chiến chống Pháp xâm lược. Các em đọc SGK và hoàn thiện bảng
sau


TT Thời gian Tên người lãnh đạo Địa bàn hoạt
động


Kết quả


=> Từ bảng kiến thức có thể thấy nhân dân Việt Nam đã anh dũng kháng chiến, dám hy sinh vì đất
nước nhưng khơng bảo vệ được độc lập dân tộc. Nguyên nhân do: sự chênh lệch lực lượng, những bất
lợi của dân tộc trong cuộc chiến như kinh tế, quân sự yếu kém, vũ khí thơ sơ, sự đầu hàng của triều
đình...


- Các hiệp ước nhà Nguyễn đã ký kết đánh dấu chủ quyền đất nước lần lượt rơi vào tay Pháp


Tên hiệp ước Thời gian kí kết Nội dung tóm tắt Tác động đến tình hình Việt Nam
Nhâm Tuất


Giáp Tuất
Hắc-măng
Patơnốt


<b>2. Chủ đề 2: Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta từ năm 1885 đến hết thế kỷ XIX </b>
Trong giai đoạn này nổi bật là phong trào Cần Vương chống Pháp và phong trào nông dân Yên Thế
* Về phong trào Cần Vương


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đình do Tơn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi đứng đầu. Sau thất bại của cuộc phản công tại Huế ngày
5/7/1885, Hàm Nghi xuất bôn, ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân chống Pháp đã làm dấy lên phong
trào chống Pháp trên khắp cả nước...



- Nghiên cứu SGK và hoàn thiện bảng hệ thống hóa kiến thức về hai giai đoạn của phong trào Cần
Vương chống Pháp sau


Giai đoạn I Giai đoạn II


Thời gian
Lãnh đạo
Mục tiêu


Số lượng cuộc k/n
Địa bàn hoạt động
Những cuộc k/n tiêu
biểu


- Nghiên cứu các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê để thấy những điểm nổi bật về xây
dựng căn cứ và lực lượng; chiến thuật đánh Pháp; những hoạt động tiêu biểu... Từ đó khẳng định cuộc
khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương trên các mặt:
người lãnh đạo, thời gian khởi nghĩa, trình độ tổ chức, khả năng huy động sức dân, chiến thuật và hoạt
động của nghĩa quân, ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa...


- Tính chất của phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống Pháp theo ngọn cờ phong
kiến. Thất bại của phong trào Cần Vương là do:


+. Phong trào dân tộc phải đối đầu với một kẻ thù mạnh, đại diện cho nền văn minh tiên tiến, có
tàu đồng súng lớn, vũ khí hiện đại.


+. Thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất, thiếu sự đoàn kết chặt chẽ mà mang nặng tính cục bộ,
địa phương nên đã khơng phát huy được sức mạnh đồn kết thống nhất của toàn dân tộc chống thực
dân Pháp.



+. Lực lượng kháng chiến có nhiều hạn chế về vũ khí, chiến thuật. Các cuộc khởi nghĩa đã dựa
vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ vững chắc, nhưng nặng về thủ hiểm. Chiến thuật đáng du kích
là chủ yếu, nhưng đánh du kích kéo dài mà khơng phát triển thành cuộc chiến tranh tồn dân nên khơng
tạo ra bước phát triển mang tính đột phá của cuộc kháng chiến, dễ bị bao vây, cô lập và tiêu diệt.


+ Thực dân Pháp đã hồn thành q trình xâm lược VN, đặt ách thống trị lên nước ta; triều đình
PK đầu hàng, một bộ phận khơng nhỏ quan lại PK khoanh thay thúc thủ, trở thành tay sai cho thực dân
Pháp.


=> Chung quy lại, phong trào CV thất bại là do thiếu một đường lối đúng đắn và thiếu một giai
cấp tiên tiến lãnh đạo.


<b>* Cuộc khởi nghĩa Yên Thế: Nghiên cứu SGK và khái quát về cuộc khởi nghĩa Yên Thế</b>


=> Rút ta được sự khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần Vương qua việc hoàn
thiện bảng sau


Phong trào Cần vương Khởi nghĩa n Thế
Thời gian


Lãnh đạo
Mục tiêu
Quy mơ
Tính chất


=> Hiểu được đây là cuộc khởi nghĩa nơng dân nằm ngồi phong trào Cần Vương, không bị chi phối
bởi ý thức hệ tư tưởng phong kiến.


<b>3. Chuyên đề 3: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam trong hơn 10 năm đầu của thế kỷ</b>


<b>XX</b>


<b>* Những biến đổi của kinh tế - xã hội - tư tưởng Việt Nam ở đầu thế kỉ XX</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

xuất; Pháp đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là khai thác mỏ. Một số ngành công nghiệp
dịch vụ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu ra đời; Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu và
thu thuế; Chính quyền thuộc địa chú ý xây dựng hệ thống giao thơng, phục vụ việc chun chở hàng
hố, ngun liệu và phục vụ mục đích quân sự.


<b>- Về xã hội: giai cấp cũ phân hóa, giai cấp mới ra đời</b>


+ Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, được Pháp nâng đỡ, chiếm đoạt
ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần u
nước.


+ Giai cấp nơng dân có số lượng đơng đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề, căm thù đế quốc và phong
kiến.


+ Công nhân (xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX) ngày càng công đảo, phần lớn xuất thân từ nông dân, làm
việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy..., bị bóc lột thậm tệ, lương thấp nên đời sống khổ cực. Họ
sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống.


+ Tầng lớp tư sản, xuất thân từ các nhà thầu khốn, chủ xí nghiệp, xưởng thủ cơng, chủ hãng bn,... bị
chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.


+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, gồm những chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên
chức cấp thấp và những người làm nghề tự do,...


<b>- Về tư tưởng: tư tưởng phong kiến đã bị lung lay, tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài truyền bá vào </b>
đã được một bộ phận trí thức tiếp nhận...



=> Sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới cùng với mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng sâu sắc là
cơ sở của phong trào dân tộc dân chủ diễn ra sôi nổi, nhiều màu sắc trong những năm đầu thế kỉ XX.
<b>* Cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản</b>


<b>- Phan Bội Châu và huynh hướng bạo động</b>


+ Tư tưởng chính trị của Phan Bộ Châu khi thành lập Duy tân hội: Đánh Pháp, giành độc lập, lập chế
độ quân chủ lập hiện, muốn có lực lượng thì sang cầu viện Nhật bản => khác với lập lại chế độ quân
chủ như phong trào Cần Vương.


<b>+ Hoạt động của phong trào Đông Du: đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học từ 1904 đến 1908 thì bị</b>
Nhật trục xuất


+ Tháng 6/1912, lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh Pháp, giành độc lập, thành lập Cộng
hòa dân quốc Việt Nam... => Sự tiến bộ trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu.


+ Hoạt động ám sát gây tiếng vang của Hội đã thu hút được sự chú ý của nhân dân nhưng cũng bị Pháp
tập trung lực lượng đàn áp.


- Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách


+ Quan điểm của Phan Châu Trinh là phản đối bạo động, chủ trương cải cách xã hội, cứu nước bằng
việc nâng cao dân trí, dân quyền với phương châm "tự lực khai hoá".


+ Năm 1906, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,... mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì. Hình
thức hoạt động: mở trường dạy học, diễn thuyết về các vấn đề văn hoá xã hội, cổ vũ theo cái mới : cắt
tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp,...


+ Cuộc vận động chuyển thành phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì. Thực dân Pháp đàn áp,


dập tắt phong trào. Phan Châu Trinh cùng nhiều đồng chí khác của ơng bị bắt.


<b>* Một số vấn đề nâng cao:</b>


- So sánh sự giống nhau, khác nhau trong quan điểm cứu nước của Phan Bội Châu với Phan Châu
Trinh


Nội dung so sánh Phan Bội Châu Phan Chu Trinh


Mục tiêu
Lực lượng
Phương pháp
Hình thức


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- So sánh sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ
XX qua việc hoàn thiện bảng sau:


Nội dung so sánh Phong trào Cần vương Phong trào yêu nước và cách mạng
đầu thế kỷ XX


Tư tưởng


Mục tiêu, nhiệm vụ
Lãnh đạo


Lực lượng tham gia
Phương pháp
Hình thức
Quy mơ



Từ việc hoàn thiện bảng sẽ thấy được phong trào Cần vương có tính chất là một phong trào u nước,
cịn cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX là phong trào yêu nước và cách mạng. Tính cách
mạng ở đây chính là khơng hướng đến phục hồi chế độ cũ phong kiến nữa mà đã hướng tới việc thay
đổi chế độ chính trị theo mơ hình dân chủ tư sản. Đó cũng là lý do để gọi đây là cuộc vận động giải
phóng dân tộc theo khuỵnh hướng dân chủ tư sản.


<b>4. Chuyên đề 4: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918</b>
<b>a. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh</b>


<i><b>*) Chính sách cai trị thời chiến của Pháp</b></i>


- Tham chiến ở châu Âu, Pháp phải tìm cách củng cố hậu phương là các thuộc địa, đặc biệt là
thuộc địa Việt Nam, để phục vụ cho chiến tranh.


- Pháp củng cố và mở rộng chỗ dựa xã hội, tăng cường đề phòng phong trào cách mạng, đồng thời
tiến hành bắt lính, vơ vét của cải.


- Nới rộng quyền hạn cho Chính phủ Nam triều, tiến hành một số cải cách nhằm củng cố hệ thống
quan trường.


- Mở các cuộc thương thuyết với Chính phủ Trung Hoa để đán áp các tổ chức cách mạng Việt Nam
trên đất Trung Quốc.


<i><b>*) Những biến động về kinh tế</b></i>


- Pháp tăng các thứ thuế, bắt nhân dân mua công trái, vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về Pháp.


- Trong nông nghiệp, nông dân phải chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến
tranh.



- Trong công thương nghiệp, những mỏ than, mỏ kim loại được đầu tư thêm vốn, một số công ti
khai thác mới xuất hiện. Do chính sách nới lỏng độc quyền của thực dân Pháp, một số xí nghiệp của
người Việt được mở rộng thêm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới ra đời.


<i><b>*) Tình hình phân hố xã hội</b></i>


- Đời sống của nơng dân ngày càng bị bần cùng hoá, lực lượng lao động giảm sút.
- Các cơ sở sản xuất được mở rộng nên giai cấp cơng nhân tăng thêm về số lượng.


- Chính sách nới lỏng độc quyền của Pháp tạo điều kiện cho tư sản Việt Nam có dịp vươn lên, trở
thành giai cấp thực thụ sau chiến tranh. Họ bắt đầu lên tiếng bênh vực quyền lợi cho mình.


- Tầng lớp tiểu tư sản tăng lên về số lượng.


<b>b. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh</b>
<i><b> *) Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội</b></i>


- Chi Hội Vân Nam do Đỗ Chân Thiết đứng đầu có kế hoạch đánh úp thành Hà Nội nhưng bị lộ.
- Cuối năm 1914, Hội tổ chức một số cuộc bạo động ở Lục Nam (Bắc Giang), Bát Xát (Lào Cai) Đồng
Văn (Hà Giang ) ; năm 1915, tham gia phá nhà tù Lao Bảo.


- Năm 1916, bị khủng bố khốc liệt, Việt Nam Quang phục hội tan rã.
<i><b>*) Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Kế hoạch bị bại lộ, binh lính người Việt bị tước vũ khí.


Trần Cao Vân và Thái Phiên bị chém đầu, vua Duy Tân bị đưa đi đày ở đảo Rêuyniông.
<i><b>*) Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên (1917)</b></i>


- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) và Lương Ngọc Quyến (yếu nhân của Việt


Nam Quang phục hội)


- Cuộc khởi nghĩa nổ ra đêm 30 rạng sáng 31 - 8 - 1917. Nghĩa quân phá nhà lao, thả tù chính trị,
chiếm tồ sứ... làm chủ tồn bộ tỉnh lị, trừ trại lính Pháp.


- Nghĩa quân tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng, lực lượng lên tới 600 người.
- Bị Pháp đàn áp, khởi nghĩa bị tổn thất lớn, Lương Ngọc Quyến hi sinh, nghĩa quân phải rút ra khỏi
thị xã. Đội Cấn tự sát (11 - 1 - 1918), cuộc khởi nghĩa tan rã.


- Ý nghĩa : đánh mạnh vào chính sách "dùng người Việt trị người Việt" của Pháp, thể hiện tinh
thần yêu nước của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.


<i><b>*) Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào dân tộc thiểu số</b></i>


- Phong trào diễn ra khắp nơi : Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên. Đông đảo đồng bào các dân tộc
như : Thái, Tày, Hoa, Mông, Hán, Nùng, Dao, M’Nông,... tham gia.


- Đồng bào dân tộc thiểu số là một lực lượng cách mạng quan trọng ở nước ta.
<i><b> *) Phong trào Hội kín ở Nam Kì</b></i>


- Trong khi chưa có một tổ chức và một giai cấp lãnh đạo có đủ năng lực, cuộc đấu tranh của nhiều
tầng lớp nhân dân, nhất là nơng dân, gặp khó khăn. Sự xuất hiện các hội kín ở Nam Bộ là một trong
những biểu hiện của sự khủng hoảng đó.


- Trong 4 năm Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào Hội kín ở Nam Kì phát triển mạnh ở Biên
Hồ, Bến Tre, Châu Đốc,...


- Hoạt động có tiếng vang nhất là cuộc đột nhập vào Sài Gòn, mưu phá khám lớn giải thốt cho
Phan Xích Long. Qn Pháp phản cơng, nghĩa quân tan vỡ, nhiều hội kín ở các tỉnh lân cận bị đàn áp.



- Lập bảng hệ thống kiến thức về phong trào chống Pháp của nhân dân trong thời gian chiến tranh.
<b>c. Phong trào công nhân Việt Nam từ đầu đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất</b>


- Công nhân Việt Nam ra đời từ cuối thế kỉ XIX, tiếp thu truyền thống yêu nước, đấu tranh bất
khuất của dân tộc, bị tư bản Pháp bóc lột, đời sống khó khăn,...


- Phong trào đấu tranh trước Chiến tranh thế giới thứ nhất : có 61 cuộc đấu tranh của cơng nhân với
các hình thức bỏ việc, phá giao kèo,... Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân hãng Liên hiệp
thương mại Đông Dương ở Hà Nội (5 - 1909), bãi công của công nhân xưởng Ba Son (1912),...


- Trong thời gian chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi như ở nhà máy sàng
Kế Bào (Cái Bầu - Quảng Ninh), mỏ than Hà Tu (1916), mỏ bơ xít Cao Bằng,...


- Phong trào đấu tranh của cơng nhân thời kì này cịn mang tính chất lẻ tẻ tự phát, nhưng đã chứng tỏ
đây là một lực lượng xã hội quan trọng.


<b>d. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Tất Thành 1911 - 1918</b>


- Động cơ đi sang phương Tây của Nguyễn Tất Thành : tìm con đường để giải phóng dân tộc hiệu
quả hơn, đáp ứng đúng yêu cầu của lịch sử hơn so với các con đường mà các bậc tiền bối đã đi .


- Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành :


+ Ngày 5 - 6 - 1911, Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.


+ Từ năm 1911 đến năm 1917, Người bôn ba qua nhiều châu lục, làm nhiều nghề để sống và hoạt
động. Người nhận rõ : ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác ; ở đâu người lao động cũng bị áp bức,
bóc lột dã man. Người đã có những nhận thức chính xác về bạn, thù.


+ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên


truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của
Cách mạng tháng Mười Nga.


</div>

<!--links-->

×