Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nguyên nhân xiêm (thái lan) giữ vững được nền độc lập vào cuối thế kỷ xix, đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.48 KB, 10 trang )

NGUYÊN NHÂN XIÊM (THÁI LAN) GIỮ VỮNG ĐƯỢC NỀN ĐỘC LẬP
VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX.
Nguyễn Tuấn Anh
Học viên cao học K XVIII, Đại Học Sư Phạm Huế.
Địa chỉ Gmail:
Trong bối cảnh chung của thế giới vào cuối thế kỷ XVIII, nền kinh tế Tư Bản
Chủ Nghĩa đang ở vào giai đoạn phát triển cực thịnh; giai cấp tư sản trở thành giai
cấp thống trị trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
ở các nước lớn làm tăng nhu cầu vế thuộc địa, cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ
hàng hóa. Các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa ngày càng được đẩy mạnh.
Bước vào đầu thế kỷ XIX vùng Đông Nam Á rộng lớn trở thành mục tiêu của các
nước đế quốc. Trước xu thế bành trướng của các nước đế quốc, nhiệm vụ lịch sử
chung của các nước Đông Nam Á lúc này là: bằng mọi cách phải bảo vệ độc lập
dân tộc. Con đường thực hiện điều này ở từng nước lại khác nhau. Trong khi hầu
hết các quốc gia Đông Nam đều không chống chọi được với chủ nghĩa thực dân
Phương Tây thì Xiêm (Thái Lan) là một nước Đông Nam Á ngoại lệ, đã sớm nhận
thức được cục diện chính trị thế giới và xây dựng được chương trình hành động
phù hợp để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Vậy nguyên nhân nào đã giúp Xiêm bảo vệ
được nền độc lập cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong khi các nước Đông Nam
Á khác không giữ được?. Theo chúng tôi có những nguyên nhân sau:
1. Chính sách đối ngoại “mềm dẻo”
Đây là chính sách cực kỳ khôn ngoan của Xiêm trong đường lối ngoại giao.
Trước sự xâm nhập của thực dân phương Tây, Xiêm đã chủ trương “mở cửa” đối
với tất cả các quan hệ với họ, Xiêm một mặt tạo thế cân bằng với các nước phương
Tây nhưng mặt khác lại tăng cường ảnh hưởng đến các nước láng giềng. Bằng
chính sách ngoại giao “mềm dẻo” “lựa chiều” Xiêm đã duy trì “độc lập” sẵn sàng
đương đầu với các thế lực tư bản Phương Tây.
Năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm Malaca; phản ứng của chính quyền Xiêm: im
lặng vì người Thái chưa hiểu gì về Bồ Đào Nha.
1
Để xác lập việc thống trị ở Malaca, Bồ Đào Nha đã đến vua Xiêm hội ý và xin


đặt thánh giá tại quảng trường lớn của Xiêm. Vua Xiêm đã chấp nhận nhằm thiết
lập quan hệ ngoại giao với Bồ Đào Nha, ngụ ý mua đại bác của người Bồ Đào Nha
tấn công Mianma. Xiêm đã tạo được mối giao hảo với người Bồ Đào Nha.
Năm 1604, Hà Lan đến Xiêm xin lập cơ sở buôn bán, vua Xiêm cho người Hà
Lan được quyền buôn bán ở đây. Năm 1610, thương điếm của người Hà Lan được
xây dựng ở thủ đô Ayuthaya. Cùng với người Hà Lan, Công Ty Đông Ấn Độ của
Anh cũng sớm có mặt ở Xiêm. Sau đó Anh bị Hà Lan chèn ép phải đóng cửa
thương điếm mất ảnh hưởng ở đây .
Năm 1662-1664, Anh trở lại Xiêm, người Xiêm đón tiếp nồng nhiệt và đáp
ứng mọi yêu cầu của Anh chống lại ảnh hưởng Hà Lan tại đây.
Năm 1662, người Pháp đến Xiêm, Pháp yêu cầu Xiêm cho tự do truyền đạo
và tự do buôn bán. Yêu cầu đó được vua Xiêm chấp nhận.
Lúc bấy giờ vấn đề độc lập chưa đặt ra với Xiêm, bằng chính sách ngoại giao
khôn khéo Xiêm đã mở cửa quan hệ với các nước phương Tây; biết dựa vào các
thế lực Hà Lan để chống lại thế lực ngày càng lớn mạnh của Bồ Đào Nha nhưng
khi thế lực của Hà Lan ngày càng chi phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào
Anh để chống Hà Lan...
Sang thế kỷ XIX, nước Anh lại đẩy mạnh xâm chiếm khu vực Đông Nam Á,
sau khi chiếm được Singapore (1819), Anh lại tập trung chú ý vào bán đảo
Malaixia và thị trường Xiêm. Năm 1832 một chiến hạm chở đại sứ Anh Tôn-Krâu-
Phec-đơ đã lên đường và nhanh chóng thả neo ở sông Mê Nam(Xiêm). Trong quá
trình đàm phán, phía Xiêm đề nghị với Anh bán vũ khí cho mình còn phía Anh
yêu cầu được tự do mua bán và quyền tối huệ quốc. Kết quả là hai bên đã đi đến
ký hiệp ước ngày 10/6/1822, theo đó tàu của Anh được phép đi sâu vào sông Mê
nam nhưng với điều kiện là phải tháo dở đại bác cùng vũ khí khác lên bờ và Xiêm
được phép kiểm tra tàu Anh. Về phần mình, cơ quan hải quan của Xiêm sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán của người Anh và bảo đảm không tăng thuế
trong tương lai.
Hai năm sau, tình hình trở nên phức tạp khi thực dân Anh phát động chiến
tranh xâm lược Miến Điện. Ngay khi lên cầm quyền (8/1824) Rama III đã điều

ngay 3 đạo quân lớn tới biên giới Miến- Xiêm và một đạo quân khác tới Ligo để
2
chờ cơ hội mở rộng lãnh thổ trong trường hợp Anh bị sa lầy trong cuộc chiến tranh
với Miến Điện.
Năm 1824, Anh đề nghị với Xiêm: cùng phối hợp tấn công Mianma, Xiêm tấn
công Miến từ phía đông bắc, nơi quân Anh chưa thể vươn tới được, để phân tán
lực lượng của quân Miến Điện, tạo điều kiện cho lực lượng Anh tấn công từ phía
biển lên, đồng thời gây sức ép buộc Xiêm phải từ bỏ tham vọng ở các tiểu quốc
trên bán đảo Malai, nơi có vị trí thương mại quan trọng đối với cả Xiêm lẫn Anh.
Biết được ý đồ “Một mũi tên bắn trúng hai đích” của Anh nên lúc đầu Xiêm
không tham gia. Đến năm 1825, Anh cử một phái bộ do đại úy
Hăng ri- Bowni cầm đầu đến Xiêm xin tiếp viện. Vua Rama III đồng ý giúp
Anh đánh Miến Điện nhưng không phối hợp với quân anh mà độc lập tác chiến,
bằng cánh cho quân tiến đánh Motama, nơi trước đây Miến Điện thường tập trung
quân trước khi tấn công Xiêm và một số nơi khác
Trước sự tấn công mạnh mẽ của quân Anh và Xiêm, vua Miến Điện Bagyido
phải đầu hàng và ký hiệp ước. Theo hiệp ước: Miến Điện phải nhường các địa
phương ven biển và các đảo cho Anh đồng thời phải nộp phạt 10 triệu Rubi. Trong
hiệp ước còn ghi rõ “Vua Xiêm là đồng minh rất trung thực của nước Anh sẽ được
hưởng nhiều quyền lợi”
Như vậy, nhờ chủ động tham chiến một cách khôn khéo Xiêm vừa góp phần
tiêu diệt Miến Điện, kẻ thù lâu đời của mình vừa không bị rơi vào mưu đồ của
Anh, ngược lại được chia phần “Thắng lợi” và trở thành đồng minh với Anh trong
cuộc chiến chống lại Miến Điện. Điều đó mang lại cho Xiêm một vị thế mới trong
quan hệ với Anh.
Nhờ đó ngày 20/6/1826 Xiêm đã ký với Anh một hiệp ước mới trong tư thế
hoàn toàn bình đẳng với Anh. Nội dung chủ yếu của hiệp ước là hai bên thõa
thuận phân chia ảnh hưởng trên bán đảo Mã Lai. Với hiệp ước này Xiêm không hề
bị thua thiệt trong bất cứ một điều khoản nào cả đối với Anh.
Không dừng lại trong quan hệ với Anh, Xiêm đã chủ động thiết lập quan hệ

với Mỹ, một thế lực mà Xiêm cho là dễ chịu hơn so với các thế lực Phương Tây
khác lúc bấy giờ. Xuất phát từ nhận thức về vị thế và tầm quan trọng của Mỹ,
Xiêm đã nhanh chóng ký hiệp định thương mại với Mỹ (20/3/1833) với những
điếu khoản tương tự như hiệp ước với Anh. Mặc dù hiệp định thương mại chưa
3
mang lại nhiều lợi lộc cho Xiêm nhưng họ đã thu được nhiều thành tựu khoa học
kỹ thuật trong một số lĩnh vực như: in ấn, y tế, đóng tàu… kể cả học tiếng Anh.
Năm 1840, Xiêm chủ động ký với Mỹ một hiệp ước khác nhằm đẩy mạnh trao
đổi thương mại giữa hai nước. Sau hiệp ước 1833 - 1840, Mỹ không thõa mãn
tham vọng của mình, Mỹ muốn lấn tới hơn nữa, điều đó thôi thúc Mỹ tiếp tục tìm
kiếm thị trường, đòi hỏi ở Xiêm nhiều hơn nữa. Năm 1850, tổng thống Mỹ Taylor
đã cử Josep Barestier đến Băng Cốc yêu cầu Xiêm xét lại hiệp ước đã ký năm
1833. Triều đình Xiêm một mặt tỏ ra nhu mỳ, tiếp thu những ý kiến của Mỹ đưa ra
song mặt khác soạn thảo một công hàm gửi tới Josep Barestier với nội dung từ
chối những yêu cầu của Mỹ. Trước sự từ chối của Xiêm, Mỹ đe dọa tấn công
Xiêm, Mỹ tuyên bố rằng: Mỹ sẽ cấm thương nhân Xiêm tới Mỹ mua bán, kế tiếp
Mỹ phát dộng phong trào bài trừ hàng hóa Xiêm. Mỹ đóng của không thông
thương buôn bán với Xiêm, mục đích của Mỹ là cô lập Xiêm về kinh tế buộc
Xiêm chấp nhận các điều khoản của Mỹ.
Đứng trước tình hình đó, những nhà ngoại giao Xiêm vẫn tỏ ra bình tĩnh, vì
họ cho rằng Mỹ không thể độc chiếm thị trường Xiêm vì nếu Mỹ độc chiếm Xiêm
sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt của vương quốc Anh, Ha Lan và một số nước tư
bản khác vì những nước này đã ký với Xiêm nhiều hiệp ước thương mại.
Kết quả đúng như Xiêm dự đoán, Mỹ chỉ nói như vậy nhưng sau đó lại tiếp
tục đặt quan hệ với Xiêm.
Như vậy Xiêm đã khôn khéo tìm cách thiết lập quan hệ bang giao và thương
mại với một số nước lớn phương Tây trong bối cảnh chung: Chủ nghĩa thực dân
đang mở rộng chiến tranh xâm chiếm thuộc địa khắp các châu lục Á, Phi, Mỹ La
Tinh nữa đầu thế kỷ XIX đó là một thành công to lớn của Xiêm và nhờ đó họ đã
giảm được áp lực về sự đe dọa đối với nền độc lập của mình từ phía các nước thực

dân và tư bản Phương Tây, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp tục khống chế các
nước xung quanh.
Trong đường lối đối ngoại của Xiêm, xuất phát từ nhận thức đúng đắn về bối
cảnh quốc tế và tình hình khu vực cũng như sự nhanh chóng phát triển thực lực
của đất nước Xiêm biết cách “Lựa chiều” nhằm cân bằng quyền lực giữa các nước
lớn để tồn tại và phát triển.
4
Biểu hiện trong quan hệ với Anh, Xiêm đã đi từng nước cờ khôn khéo: trước
chiến tranh với Miến Điện, Xiêm là đối tượng xâm chiếm của Anh nhưng sau
chiến tranh đã thay đổi vị trí trở thành đồng minh, cùng hưởng lợi trong cuộc
chiến tranh Anh - Miến và đã thực sự bình đẳng với Anh trong hiệp ước thương
mại Anh - Xiêm 1826.
Tóm lại, trong quan hệ với các cường quốc phương Tây, chính quyền Xiêm
khá mền dẽo, linh hoạt, “uốn theo chiều gió nhưng không gãy”, Rama III không
dành cho các cường quốc đó nhiều quyền lợi mà chủ yếu vì quyền lợi dân tộc
Thái, chỉ dành cho họ những quyền lợi vừa đủ để chính phủ các nước đó không thể
ngây ra các cuộc chiến tranh xâm lược đối với Xiêm, để bảo vệ nền độc lập và
phát triển đất nước.
2. Vị trí vùng đệm:
Chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa hoặc đế quốc Phương Tây tăng
cường xâm chiếm thuộc địa và thôn tính nốt các quốc gia còn giữ được độc lập.
Từ năm 1858- 1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp, có nghĩa là quyền lực
của Xiêm ở vùng tả ngạn sông Mê Công là không còn nữa. Năm 1885 - 1886 trong
chiếm tranh Anh-Miếm lần thứ 3 Anh đã chiếm toàn bộ Miến Điện. Các tiểu quốc
hồi giáo cũng trở thành thuộc địa của Anh. Tiếp đó các nước thực dân Châu Âu lại
ngặm nhấm dần đế quốc Xiêm, đặc biệt hai nước thực dân Anh - Pháp đều muốn
tiến vào Xiêm: Xiêm đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
Từ phía Anh - Pháp, là hai nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mỹ, Bắc Phi, Ấn
Độ. Vì vậy Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở bán đảo này. Dù cả Anh và
Pháp muốn tiến vào Xiêm nhưng không thể nuốt trôi được nước Xiêm. Sự mâu

thuẫn của hai nước Anh và Pháp về vấn đề Xiêm đã buộc chính phủ Pháp đi đến
một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi của Anh và Pháp: Biến Xiêm thành
“nước đệm” giữa hai quốc gia này. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp.
Nước Xiêm có một cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược và cai trị trực tiếp của chủ
nghĩa thực dân. Ngày 15/1/1896 Anh và Pháp đã ký một hiệp ước về phân chia
ảnh hưởng ở Xiêm.
Theo hiệp ước này, phía tây sông Mênam thuộc ảnh hưởng của Pháp, khu vực
trung tâm với thủ đô Băng Cốc được quyền tự chủ hoàn toàn. Hiệp ước cũng quy
5

×