Tải bản đầy đủ (.doc) (205 trang)

Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết của John Maxwell Coetzee (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU ĐÌNH KIÊN

ĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU
THUYẾT
CỦA JOHN MAXWELL COETZEE

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HUẾ, 2020


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU ĐÌNH KIÊN

ĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU
THUYẾT
CỦA JOHN MAXWELL COETZEE

Ngành:

LÝ LUẬN VĂN HỌC

Mã số:

9220120


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS BỬU NAM
2. PGS.TS TRẦN THỊ SÂM

HUẾ, 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Khoa
Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế; lãnh đạo Trường Cao đẳng Sư
phạm Thừa Thiên Huế đã tạo những điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Cảm ơn q Thầy, Cơ giáo đã nhiệt tình trực tiếp giảng dạy, trao đổi,
góp ý chun mơn để tơi có được kết quả như ngày hơm nay.
Tơi bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến PGS.TS Bửu Nam, PGS.TS Trần Thị Sâm,
những người đã đặt trọn niềm tin vào Nghiên cứu sinh cũng như tận tâm chỉ dẫn tơi
từ những ngày cịn là sinh viên đến khi hồn thành luận án. Tri ân đến Thầy và Cơ
tình cảm sâu sắc nhất.
Cuối cùng, xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên ln động
viên, khuyến khích, ủng hộ tơi trong q trình thực hiện luận án.
Tác giả luận án

Chu Đình Kiên


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chính xác cao nhất có thể. Các tài liệu tham
khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung

thực của cơng trình nghiên cứu.
Tp Huế, tháng ... năm 2020
Tác giả

Chu Đình Kiên


DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1. Nhà xuất bản:
2. John Maxwell Coetzee:
3. Trang:
4. Người kể chuyện:

Nxb
Coetzee
tr.
NKC

(Phần in đậm trong Luận án là những nội dung nhấn mạnh của chúng tôi)


NHÀ VĂN JOHN MAXWELL COETZEE
(nguồn: />

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2

4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.................................................2
4.1. Cơ sở lý thuyết........................................................................................................2
4.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

5. Đóng góp của luận án.......................................................................................3
6. Cấu trúc luận án...............................................................................................4
NỘI DUNG............................................................................................................... 5
Chương 1.................................................................................................................. 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.........................................................5
1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại................................5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại trên thế giới......................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại ở Việt Nam.......................7

1.2. Tình hình nghiên cứu về Coetzee...............................................................13
1.2.1. Nghiên cứu về Coetzee trên thế giới..................................................................13
1.2.2. Nghiên cứu về Coetzee ở Việt Nam...................................................................23

* Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng triển khai.....................................29
- Về tình hình nghiên cứu.............................................................................................29
- Về hướng triển khai của luận án................................................................................31

Chương 2................................................................................................................ 32
ĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT................................32
CỦA COETZEE NHÌN TỪ TÂM THỨC HẬU THUỘC ĐỊA..........................32
2.1. Chế độ Apartheid/hậu Apartheid ở Nam Phi............................................33
2.1.1. Đại tự sự Apartheid - thời kỳ lịch sử bạo lực.....................................................35
2.1.2. Hậu Apartheid - thời kỳ lịch sử bất ổn...............................................................38

2.2. Tâm thức lưu vong và ngụ ngơn chính trị.................................................46
2.2.1. Tâm thức lưu vong và lịch sử “đen” - “trắng”...................................................46

2.2.2. Ngụ ngôn đen (allegory) chính trị Nam Phi.......................................................55

2.3. Diễn ngơn “kẻ mạnh”, “kẻ khác”...............................................................60
2.3.1. Diễn ngôn “kẻ mạnh” - người da trắng và mặc cảm phạm tội...........................61
2.3.2. Diễn ngôn “kẻ khác” - người da đen bản xứ và mặc cảm trả thù.......................64

Chương 3................................................................................................................ 69


ĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI............................................................................70
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA COETZEE.........................................................70
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NHÂN VẬT............................................................70
3.1. Kiểu con người phi lí, hồi nghi hậu hiện đại gắn với cảm thức hậu thực
dân....................................................................................................................... 70
3.1.1. Con người phi lí mang ý thức phản tỉnh.............................................................71
3.1.2. Con người hồi nghi, cơ đơn..............................................................................76

3.2. Kiểu con người bị ruồng bỏ, bị chấn thương gắn với cảm thức lưu vong
............................................................................................................................. 81
3.2.1. Con người bị ruồng bỏ.......................................................................................81
3.2.2. Con người bị chấn thương..................................................................................86

3.3. Kiểu con người tính dục, khao khát tự do và hành trình trở về thiên
nhiên gắn với cảm thức sinh thái......................................................................90
3.3.1. Con người tính dục, khao khát tự do......................................................90
3.3.2. Con người hành trình trở về thiên nhiên gắn với cảm thức sinh thái. .96
Chương 4..............................................................................................................103
KỸ THUẬT TRẦN THUẬT HẬU HIỆN ĐẠI..................................................103
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA COETZEE.......................................................103
4.1. Kỹ thuật sử dụng người kể chuyện trong tiểu thuyết của Coetzee........103

4.1.1. Người kể chuyện và tính chất lưỡng phân ngơi kể...........................................103
4.1.2. Điểm nhìn đa chiều và người kể chuyện khơng đáng tin cậy...........................110

4.2. Kỹ thuật trần thuật gắn với tọa độ không - thời gian trong tiểu thuyết
của Coetzee.......................................................................................................114
4.2.1. Kỹ thuật trần thuật thời gian gắn với hành trình trải nghiệm từ trung tâm đến
ngoại vi.......................................................................................................................114
4.2.2. Kỹ thuật trần thuật gắn với tọa độ khơng gian vịng trịn mê cung và thời gian
phân mảnh đồng hiện..................................................................................................118

4.3. Các kỹ thuật trần thuật khác trong tiểu thuyết của Coetzee.................124
4.3.1. Siêu hư cấu trong tiểu thuyết của Coetzee.......................................................124
4.3.2. Kỹ thuật sử dụng giọng điệu hoài nghi, chua chát...........................................127
4.3.3. Trò chơi nhại, lối viết tự truyện tiểu sử và thủ pháp giản lược........................130

KẾT LUẬN..........................................................................................................143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC.......................................................147
CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...........................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................148


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thế kỷ XX là thời đại của sự bùng nổ công nghệ, tri thức, các ngành
khoa học tự nhiên, trí tuệ nhân tạo và cả khoa học xã hội. Sức sản xuất và năng
lượng xã hội được tạo ra bằng cả mười chín thế kỷ cộng lại. Đồng thời với sự phát
triển đó là những biến đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội. Các quan niệm về
văn hóa, chính trị, kinh tế, tôn giáo, sắc tộc… cũng thay đổi sâu sắc, nhất là ở
phương Tây. Tác động của cuộc cách mạng hậu công nghiệp ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống văn chương nói chung, lý luận phê bình văn học nói riêng. Sự xuất

hiện hàng loạt thuật ngữ, các trường phái phê bình văn học trong thời gian gần đây
đã chứng minh điều đó. Thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) ra đời
cuối thế kỷ XIX, được xây dựng, phát triển, có nhiều thành tựu nổi bật ở thế kỷ XX,
XXI và nhanh chóng trở thành một trào lưu lý luận ngự trị, uy tín, tiên phong ở hầu
khắp các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, triết học, đạo đức, tơn giáo, giáo dục, nghệ
thuật,… trong đó có lý luận phê bình văn học.
1.2. Hậu hiện đại là thuật ngữ đa bội, khơng đơn thuần là trường phái lý
thuyết phê bình văn học mà cao hơn đó là hệ thống triết - mỹ học, là nền tảng văn
hóa mới, hay đó là một hệ hình (paradigm) tư duy và tri thức mới. Xuất phát từ
nhiều quan điểm khác nhau của các nhà cấu trúc luận, hiện tượng học cho đến giải
cấu trúc, tường giải học, phân tâm học, ngôn ngữ học, kí hiệu học, tân Marxism, nữ
quyền luận… nhưng cốt lõi hậu hiện đại là triết học ngôn ngữ. Điểm xuất phát
phong phú, phức tạp và chưa đông cứng, chủ nghĩa hậu hiện đại trong triết học cũng
như trong ngôn ngữ chủ yếu xoay quanh việc truy vấn bản chất của ngôn từ, văn
bản, sự phản kháng chống lại các đại tự sự (grand narrative)… Hậu hiện đại là một
lý thuyết chưa đơng cứng, đang ở thì hiện tại hồn thành tiếp diễn, vẫn còn nhiều
địa hạt cho các chủ thể sáng tạo. Chưa đi đến hồi kết, nhưng lý luận, nghiên cứu,
sáng tạo văn chương hậu hiện đại đã có nhiều hiện tượng tiêu biểu. Xuất hiện nhiều
nhà văn sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đại như Patrick White, Gabriel García
Márquez, Umberto Eco, Italo Calvino, Don Richard DeLillo, Coetzee, Murakami
Haruki,… Điều này đã cho thấy sự thay đổi phương pháp sáng tác của văn chương
thế giới đương đại. Nghiên cứu một tiểu thuyết gia đạt giải Nobel Văn học như
Coetzee là một việc làm thú vị và cần thiết khơng chỉ đối với lí luận phê bình Việt
Nam mà cịn góp phần làm phong phú cho học thuật thế giới. Với mục đích xác lập
những đặc trưng nghệ thuật trong một số tiểu thuyết của Coetzee; chúng tôi đi tìm
và cố gắng lí giải những ẩn ngữ bên trong con người nhiều tâm sự đối thoại được
bao bọc bởi khn mặt lạnh lùng, lối sống khép kín và thứ văn chương đầy quyền
uy, ma lực.
1.3. Coetzee (sinh năm 1940) là nhà văn Nam Phi giành giải Nobel văn học (1)
năm 2003, trở thành đại diện tiêu biểu cho nền văn học lục địa đen. So với các nhà

1()

Như vậy đến nay, Nam Phi là quốc gia có hai nhà văn đạt giải thưởng Nobel Văn học. Người thứ nhất là
Nadine Gordimer (1923-2014). Bà là nhà hoạt động xã hội da trắng chống chủ nghĩa Apratheid đoạt giải
Nobel Văn học năm 1991, nổi tiếng với tập tiểu luận Living in hope and history: Notes from our
century (Sống trong hi vọng và trong lịch sử: Những ghi chép về thế kỉ chúng ta) được xuất bản năm 1999.

1


tiểu thuyết hiện đại, hậu hiện đại trên thế giới, ông không đem đến cho bạn đọc
những tác phẩm đồ sộ, hồnh tráng mà sáng tác của Coetzee có dung lượng vừa
phải, tiết kiệm. Là nhà văn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các bậc thầy hậu hiện đại như
F.M. Dostoyevsky, F. Kafka, W.C. Faulkner... nên trên từng trang viết của Coetzee
luôn đau đáu về thân phận con người trong mối quan hệ với cộng đồng, xã hội. Với
lối viết giản dị, tinh tế, đi thẳng trực tiếp các vấn đề, không màu mè, tất cả bi kịch
con người Nam Phi được phơi bày sáng rõ… Văn chương của Coetzee đánh thẳng
vào tâm lí bạn đọc và xã hội hậu hiện đại những câu hỏi nhức nhối đến ngột ngạt về
tình trạng chia rẽ trong xã hội văn minh. Tiểu thuyết của ông được dịch ra nhiều thứ
tiếng trên thế giới trong đó có sáu tiểu thuyết đã được chuyển ngữ ở Việt Nam.
Hiện nay, ở nước ta việc nghiên cứu lý thuyết hậu hiện đại trong văn học và ứng
dụng lý thuyết vào các trường hợp cụ thể đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy
nhiên, với trường hợp nhà văn Nam Phi Coetzee thì chưa có cơng trình nào đầy đủ,
trọn vẹn. Đó chính là lý do cơ bản và chính yếu giúp chúng tơi quyết định lựa chọn
đề tài: Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết John Maxwell Coetzee.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các tiểu thuyết của nhà văn Nam Phi Coetzee. Hiện
nay ở Việt Nam đã có 6 tiểu thuyết dịch ra tiếng Việt (Giữa miền đất ấy, Đợi bọn
mọi, Cuộc đời và thời đại của Michael K, Tuổi sắt đá, Ruồng bỏ, Người chậm).
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng khảo sát đối chiếu nguyên bản tiếng

Anh để từ đó đề xuất các đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết của ơng có độ tin
cậy.
- Phạm vi nghiên cứu: luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu những đặc trưng
hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Coetzee. Trong đó chúng tơi tìm hiểu đặc trưng
tiểu thuyết của ông từ tâm thức thuộc địa/hậu thuộc địa, phương diện nhân vật và
các kỹ thuật trần thuật hậu hiện đại, từ đó giúp bạn đọc Việt Nam nhận diện những
đóng góp của nhà văn Coetzee đối với văn chương thế giới đương đại.
3. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm tìm ra những đặc trưng hậu hiện đại
trong 6 tiểu thuyết được dịch ở tiếng Việt của nhà văn Nam Phi Coetzee. Từ đó
khẳng định, Coetzee là nhà văn hậu hiện đại tài hoa, dị biệt của văn chương thế giới
thế kỷ XXI.
- Coetzee là nhà văn chịu tác động mạnh mẽ bởi thể chế Apartheid nhưng tỏ thái
độ ngoại cuộc trong cuộc chiến chống chế độ phân rẽ, vì vậy tiểu thuyết của ông
mang tâm thức hậu thuộc địa, ám ảnh lưu vong tâm hồn. Đây cũng chính là mục
đích nghiên cứu của luận án nhằm lí giải hiện tượng đó.
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
Trong phạm vi luận án này, chúng tôi sử dụng lý thuyết hậu hiện đại để
nghiên cứu một tác gia văn học tiêu biểu của Nam Phi - Coetzee. Đến nay, lý thuyết
hậu hiện đại đang trên đà vận động với nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau, có khi
đối lập, trái chiều. Bởi hậu hiện đại là sự hỗn độn, bất tín, lý thuyết của những tiểu
tự sự phân mảnh, chắp vá. Sử dụng lý thuyết hậu hiện đại vào nghiên cứu một hiện
2


tượng như Coetzee - đại biểu tiêu biểu của văn học hậu hiện đại trên thế giới khơng
có nghĩa là áp đặt một cách cơ học, vật lí khung lí thuyết vào trong từng tiểu thuyết
mà chúng tôi luôn xem xét trong mối quan hệ tương thích với tính cách, con người
và thời đại của nhà văn sinh sống. Đặc biệt khi nghiên cứu, chúng tôi gắn đặc trưng

tiểu thuyết của Coetzee với bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội Nam Phi thời kì
Apartheid/hậu Apartheid và tâm thức sáng tạo của ơng để từ đó có những lý giải về
đặc trưng hậu hiện đại. Một nhà văn sẽ không thể đáp ứng tất cả các đặc điểm của
một phạm trù lý thuyết, vì vậy chúng tơi chỉ tập trung vào đặc trưng tiểu thuyết của
Coetzee gắn với tâm thức thuộc địa/hậu thuộc địa, bi kịch con người hậu hiện đại và
các phương thức trần thuật hậu hiện đại tiêu biểu. Ngoài ra, để làm rõ đặc trưng hậu
hiện đại trong văn chương Coetzee chúng tôi vận dụng các lý thuyết nghiên cứu
khác như: thi pháp học, tự sự học, phân tâm học…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu chính sau đây:
- Phương pháp lịch sử - văn hóa: dùng để nghiên cứu, khảo sát các tiểu
thuyết của Coetzee từ góc nhìn lịch sử, văn hóa Nam Phi thời kì Apartheid/hậu
Apartheid.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: dùng để tìm hiểu, nghiên cứu một cách
hệ thống các đặc trưng của tiểu thuyết Coetzee từ đó thấy được những đóng góp của
ơng đối với văn chương hậu hiện đại Nam Phi nói riêng và thế giới nói chung.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng sử dụng hai loại phương pháp nghiên cứu phối
hợp sau đây:
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: dùng để nghiên cứu những tương đồng
và khác biệt trong đặc trưng nghệ thuật của Coetzee với các nhà văn hậu hiện đại
khác (Albert Camus, Franz Kafka, Toni Morrison, Nadine Gordimer và một số nhà
văn Nam Phi đương đại,…)
- Phương pháp liên ngành văn học - văn hóa: nghiên cứu tiểu thuyết của
Coetzee trong mối quan hệ với văn học, văn hóa Nam Phi, chúng tơi hi vọng tìm
thấy đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết cũng như lí giải tầm ảnh hưởng của
ơng đối với văn chương thế giới.
5. Đóng góp của luận án
Luận án trình bày những đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết của
Coetzee, từ đó giúp bạn đọc Việt Nam có cái nhìn cơ bản, tổng thể về tiểu thuyết

của ơng cũng như văn học Nam Phi trong bối cảnh thuộc địa/hậu thuộc địa.
Luận án được xem là một trong những cơng trình đầu tiên, nghiên cứu tương
đối có hệ thống các đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Coetzee ở Việt
Nam, từ đó khẳng định vị trí, tầm vóc cũng như sự ảnh hưởng của Coetzee đối với
văn chương thế giới đương đại.
Bên cạnh đó, luận án thể nghiệm lý thuyết hậu hiện đại vào việc nghiên cứu
một hiện tượng đạt giải thưởng Nobel Văn học, vì vậy, đây sẽ là cơng trình mang
tính gợi mở cho những công việc tiếp theo của các nhà nghiên cứu khác.
3


Luận án hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc học tập,
nghiên cứu về tiểu thuyết gia Coetzee nói riêng cũng như chủ nghĩa hậu hiện đại,
văn học hậu hiện đại Nam Phi nói chung.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của luận án được triển khai trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Coetzee nhìn từ tâm
thức hậu thuộc địa
Chương 3. Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Coetzee nhìn từ
phương diện nhân vật
Chương 4. Kỹ thuật trần thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Coetzee

4


NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chương tổng quan, chúng tôi đề cập đến hai nội dung cơ bản. Thứ
nhất là tình hình nghiên cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại trên thế giới và sự ứng
dụng trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam hiện nay để từ đó chúng tơi đi đến kết
luận quan trọng: chủ nghĩa hậu hiện đại đang ở thì hiện tại tiếp diễn. Sự hình thành
của chủ nghĩa hậu hiện đại là quá trình kế thừa và phát triển các học thuyết trước
đó, là sản phẩm của thời đại internet, của cách mạng 4.0 - nền cơng nghiệp tự động
hóa... Những đóng góp của chủ nghĩa hậu hiện đại tác động to lớn đến mọi mặt của
cuộc sống, trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật. Các hệ tư duy mới ra đời giải
quyết gần như triệt để cấu trúc thượng tầng trong đời sống xã hội. Thứ hai là tình
hình nghiên cứu hiện tượng Coetzee và tiểu thuyết của ông ở Việt Nam nói riêng và
trên thế giới nói chung từ đó đánh giá tổng quan nghiên cứu và hướng triển khai của
đề tài. Có thể nói hiện tượng Coetzee trên thế giới đã được nghiên cứu sâu sắc, có
hệ thống. Nhiều cơng trình có tính khái qt cao, phục vụ đắc lực trong học tập và
nghiên cứu văn chương đương đại. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có cơng trình
nghiên cứu nào có tính chun sâu về hiện tượng Coetzee, đặc biệt nhất là chỉ ra các
đặc trưng hậu hiện đại trong sáng tác của ông. Từ việc tổng thuật của đề tài, chúng
tôi đi đến khẳng định Coetzee là nhà văn hậu hiện đại được hình thành từ tâm thức
thực dân/hậu thực dân.
1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu tư tưởng phổ biến (2) và hiện nay đang
hình thành khái niệm, đặc trưng khu biệt. Lý thuyết này khơng chỉ có trong lĩnh vực
văn hóa, triết học, hội họa, âm nhạc, văn học,… mà đã phổ biến trong mọi lĩnh vực
của đời sống con người. Tuy nhiên, ở phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tổng
thuật chủ nghĩa hậu hiện đại trên lĩnh vực văn học để có cái nhìn lịch đại và đồng
đại về tình hình nghiên cứu hiện nay.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại trên thế giới
Khái niệm hậu hiện đại được định hình ở các lĩnh vực khác đã xuất hiện từ
lâu, tuy nhiên trong văn học thì phải vào những năm 60 của thế kỷ XX mới có
những cơng trình ra đời. Năm 1861, nhà khoa học, triết gia người Pháp, Antoine
Augustin Cournot nói đến khái niệm hậu lịch sử (post-histoire) trong cuốn Traité de

l'enchnement des idées fondamentales dans les science et dans l'Histoire (Chuyên
luận về sự liên kết những ý tưởng cơ bản trong khoa học và sử học). Trong cuốn
sách này, Cournot nhắc đến giả thuyết của Hegel về sự hoàn tất lịch sử ở thời điểm
hiện đại, để gián tiếp chỉ định những gì xảy ra sau đó là hậu lịch sử.

2()

Trong Hậu hiện đại ở Nga, Văn học và lý luận (2002), tác giả M.Epsstein thống kê: cuối năm 1998, ở Mỹ,
riêng tại các thư viện lớn thống kê được 3579 cuốn sách với đầu đề có từ postmodernism và 2666 cuốn có từ
posmodern. Trong số sách bán trên thị trường có 421 cuốn về posmodernism và 833 cuốn về postmodern
(tr.364-365). Ở Nga, từ cuối 1980 tới năm 1995, riêng trong lĩnh vực văn hố đã có khoảng hơn 40 đầu sách
về lĩnh vực này (tr.321) [153].

5


Nửa cuối thế kỷ XIX, thuật ngữ “chủ nghĩa hậu hiện đại” (postmodernism)
xuất hiện trong lĩnh vực hội họa. Đến cơng trình Antología de la poesía espola e
hispano-americana (1882-1932) (Tuyển tập thơ Tây Ban Nha và Mĩ Latinh), nhà
phê bình Pederico de Onís đã sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại để chỉ sự
khủng hoảng của ngôn ngữ trong thơ ca. Năm 1947, một sử gia nổi tiếng người Anh
là Arnold Joseph Toynbee (1889-1975) trong cơng trình A Study of History (Nghiên
cứu lịch sử) đã sử dụng thuật ngữ này nhằm mục đích để “đánh dấu trước sau năm
1875 văn minh phương Tây đã bước vào một chu kỳ lịch sử mới” (Ihab Hassan).
Đến những năm 60, 70 của thế kỉ XX, nhiều nhà lý luận Hoa Kỳ, sau đó là cả châu
Âu đã sử dụng rộng rãi thuật ngữ này, và đã có nhiều cuộc tranh luận, đối thoại như
giữa học giả Pháp Jean Francois Lyotard với học giả Đức Jürgen Harbamas (3)…
Cơng trình La condition postmoderne: rapport sur le savoir (Hoàn cảnh hậu hiện
đại: bản tường trình về tri thức, 1979) và tiếp tục được triển khai trong Le différend
(Bất đồng, 1983) của Lyotard trở thành “cương lĩnh” cho nội hàm thuật ngữ này.

Đến nay, nó được sử dụng rộng khắp trong mọi lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, văn
hóa, kiến trúc, thể thao, triết học… Năm 1990, Katie Wales đã đưa thuật ngữ Chủ
nghĩa hậu hiện đại vào quyển A Dictionary of Stylistics (Từ điển phong cách học).
Tác giả xem khái niệm này là một trào lưu tư tưởng xuất hiện từ 1960 trở đi, là sự
tiếp nối của chủ nghĩa hiện đại ở châu Âu khước từ hệ quy chiếu hiện thực. Năm
1996, trong cuốn Literary Theory, An Introduction (Dẫn luận lí luận văn học), Terry
Eagleton xác định các phạm trù của hậu hiện đại: tùy tiện, đa trị, lai ghép, lệch tâm,
dễ thay đổi, ngưng đọng, hệt như một mô phỏng [101].
Văn chương hậu hiện đại được xem là phản ứng chống lại tư tưởng Khai
sáng (Enlightenment) - phong trào ủng hộ lý tính, khoa học và sự hợp lý khởi nguồn
từ châu Âu trong thế kỷ XVII - XVIII; chống lại cả sự tiếp cận của những người
theo chủ nghĩa hiện đại đối với văn chương. Nó khơng thích bị định nghĩa hay phân
loại là một “trào lưu” (văn chương). Hậu hiện đại có nhiều kiểu lý thuyết phê bình
khác nhau, chấp nhận phản ứng đa chiều của người đọc, kể cả cách tiếp cận “ giải
cấu trúc” (déconstruction) - phương pháp phân tích văn chương của triết gia Pháp
Jacques Derrida. Nó phá vỡ cái gọi là “ngầm hiểu”, sợi dây liên kết giữa tác giả,
văn bản và người đọc thông qua tác phẩm.
Năm 1941, một số nhà nghiên cứu lý luận văn học khẳng định đây là năm
khởi đầu cho chủ nghĩa hậu hiện đại. Tuy nhiên, Keith Hopper lại cho rằng The
Third Policeman (Người cảnh sát thứ ba) của Flann O’Brien (nhà văn người
Ireland) mới là một trong những tiểu thuyết hậu hiện đại đầu tiên (bản thảo hoàn tất
năm 1939 nhưng bị cấm xuất bản, đến năm 1967 mới được ra mắt). Tác phẩm mang
những đặc điểm của văn chương hậu hiện đại, sau này rất nhiều các nhà văn khác sử
dụng như một hình thức phổ biến: lai lịch và tình huống khơng thể lí giải của nhân
vật, siêu hư cấu... Một quyển khác của Flann O’Brien có tựa đề là The Dalkey

3()

Sinh năm 1929, là nhà triết học, xã hội học thực dụng người Đức, có nhiều quan niệm đối lập với Lyotard


về chủ nghĩa hậu hiện đại, nổi tiếng với cơng trình The Philosophical Discourse of Modernity (Diễn ngơn
triết học về tính hiện đại - 1985).

6


Archive(4), xuất bản năm 1964, hai năm trước khi tác giả qua đời cũng được xem là
tiểu thuyết khởi đầu giai đoạn văn chương hậu hiện đại.
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại trên thế giới
rất phức tạp, nhưng có thể có hai phương pháp tiếp cận cơ bản: cách tiếp cận và
quan niệm văn học hậu hiện đại từ góc độ xã hội học và triết học Tân Marxism và
cách tiếp cận văn học hậu hiện đại từ góc độ ngơn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật
đặc thù. Từ góc độ xã hội học và triết học có các tác giả như Fredric Jameson với
tiểu luận Postmodernism, or, The Cultural Logic of Late Capitalism (Chủ nghĩa hậu
hiện đại hay logic văn hóa của chủ nghĩa tư bản hậu kì, 1984); các bài báo
Postmodernism for Kids or What is Postmodernism (Chủ nghĩa hậu hiện đại cho
người mới tìm hiểu hay chủ nghĩa hậu hiện đại là gì?) của Arup Ratan Ghosh; The
romantic, the modern and postmodern (Lãng mạn, hiện đại và hậu hiện đại) của
Ashoke Viswanathan; Postmodernism and India: some preliminary animadversions
(Chủ nghĩa hậu hiện đại và Ấn Độ: một vài nhận định ban đầu) của Makarand
Paranjape… đã chỉ rõ nền tảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản hậu kì đã quy định đến
tính chất và diện mạo của văn học. Ngồi ra, ở Trung Quốc các nhà nghiên cứu như
Vương Nhạc Xuyên với Nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại (1992), Thịnh Ninh với
Nghi hoặc và phản tư nhân văn - phê phán tư trào chủ nghĩa hậu hiện đại phương
Tây (1997), Trần Hiểu Minh với Thử thách vô biên - tính hậu hiện đại của văn học
tiên phong Trung Quốc (2006) và các bài viết của Ngô Lượng, Trác Hồng, Trần Tư
Hòa, Vương Ninh, Đỗ Thư Doanh… đã xác lập lý thuyết văn học hậu hiện đại nằm
trong quỹ vận động, phát triển của xã hội thế kỷ XX. Thứ hai là cách tiếp cận từ góc
độ ngơn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật. Cách tiếp cận này chịu ảnh hưởng từ lý
thuyết giải cấu trúc của Bakhtin, Derrida, Kristeva, Lacan, Foucault... Từ những

kiến giải, các nhà hậu hiện đại đã đưa ra những đặc trưng thẩm mĩ của văn học hậu
hiện đại như: hỗn độn, hoài nghi, mảnh vỡ, đa trị, lai ghép, ngoại biên, lệch tâm...
Tóm lại, có thể thấy tình hình nghiên cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại trên
thế giới có nhiều thành tựu góp phần định hình nền văn học đương đại. Với việc
định hình và phát triển một lí thuyết nghiên cứu văn học mới đã làm cho đời sống
phê bình trở nên hấp dẫn, sôi động. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, phê bình hiện
nay vẫn cịn có những giới hạn khi xác định phạm trù khái niệm hậu hiện đại. Thứ
nhất, đó là sự chồng chéo, có khi đối lập nhau trong việc xác định khái niệm hậu
hiện đại. Thứ hai, chưa làm rõ cũng như chưa xác định phạm trù cái chung và cái
riêng trong khái niệm hậu hiện đại. Với đặc điểm hậu hiện đại của mỗi quốc gia,
khu vực có những điểm khác nhau, đặc trưng riêng, các nhà hậu hiện đại vẫn chưa
tìm thấy điểm chung trên phạm vi tồn thế giới. Dù muốn hay khơng khái niệm và
nội hàm lí thuyết hậu hiện đại đã hiện hữu trong đời sống phê bình văn học. Nó đã
xác lập một hệ hình nghiên cứu chính hiện nay và thực sự có nhiều đóng góp thiết
thực, làm sinh động hóa các hướng tiếp cận đời sống văn học.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại ở Việt Nam
4()

Đây là cuốn tiểu thuyết thứ năm và cuối cùng của ông. Năm 1965 được Hugh Leonard chuyển thể thành
kịch sân khấu với tên gọi The Saints Go Cycling In. Nhân vật chính là De Selby, một kiểu nhân vật tri thức
điên loạn.

7


Lý thuyết văn học hậu hiện đại trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến đời
sống văn học Việt Nam cũng như các luồng tư tưởng phê bình ở nước ta những năm
cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Xuất hiện bài báo dịch thuật, cơng trình nghiên
cứu, ứng dụng lý thuyết văn học hậu hiện đại. Điều này đã làm cho khơng khí phê
bình học thuật sơi động, không thua kém so với các nước tiên tiến trên thế giới.

Khái niệm hậu hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại đã hàm chứa nhiều vấn đề phức tạp,
gây tranh cãi giữa các nhà khoa học, cho nên khi áp dụng vào Việt Nam cũng không
tránh khỏi những tiếp nhận chồng chéo, có khi mâu thuẫn gay gắt. Ở luận án này,
chúng tôi sẽ không khảo sát lại các cơng trình nghiên cứu về lý thuyết văn học hậu
hiện đại ở Việt Nam tiêu biểu theo trình tự lịch đại như các luận án trước đã làm mà
chỉ tổng quan các thành tựu nổi bật.
Về cơng trình nghiên cứu lý thuyết hậu hiện đại
Cuối thế kỷ XX, xuất hiện một số bài báo dịch thuật, giới thiệu những nét
phác thảo ban đầu về lý thuyết hậu hiện đại trên thế giới ở Việt Nam. Sự thất bại
của cơ cấu luận - Phê bình Levi - Strauss và Jacques Derrida của Phạm Công
Thiện và Cơ cấu ngôn ngữ của Michel Foucault của Tuệ Sĩ đăng trên Tạp chí Tư
tưởng (số 6, ngày 01/11/1969) thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh đã giới thiệu và gợi ý
về một sự thay đổi trong xu hướng nghiên cứu mới trong tương lai, cái mà sau này
chúng ta gọi là “hậu hiện đại”. Năm 1991, tiểu luận Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu
thuyết hậu hiện đại của Antonio Blach (Tây Ban Nha) (Nguyễn Trung Đức dịch) in
trên Tạp chí Văn học, (số 5, 1991) đã cung cấp cho bạn đọc các khái niệm cơ bản
của văn học hậu hiện đại và tiểu thuyết hậu hiện đại như: tính phức tạp và phiến
diện, xóa nhịa ranh giới giữa khơng gian của nghệ thuật và không gian của kỹ
thuật, giữa ý thức và vô thức, giữa hiện thực và ma quái... Năm 1995, bài viết Từ
văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mỹ của Trương Đăng Dung in trên
Tạp chí Văn học (số 11, 1995) đã diễn giải mối quan hệ giữa văn bản - người đọc và
đi đến khẳng định sự tạo nghĩa chỉ có thể có được thơng qua hoạt động tiếp nhận
của người đọc.
Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XXI khái niệm hậu hiện đại mới bắt đầu sử
dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phê bình văn học ở Việt Nam. Bài viết Tìm hiểu
chủ nghĩa hậu hiện đại của Phương Lựu trên tạp chí Nhà văn (số 8, 2000) đã trực
tiếp bàn về khái niệm này, đồng thời chỉ ra con đường phát triển của nó trong
nghiên cứu, phê bình văn học. Bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại hay là hiện tượng
chồng chéo khái niệm của Nguyễn Văn Dân đăng trên tạp chí Văn học, (tháng
9/2001) và những bài viết trao đổi xung quanh vấn đề này đơi lúc có gay gắt, chủ

quan nhưng đã có những bàn luận thẳng thắn về hiện tượng đã hoặc chưa có chủ
nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam. Đến nay, dù muốn hay khơng thì bản
thân tác giả cũng thừa nhận sự có mặt của hậu hiện đại trong đời sống văn học Việt
Nam. Cũng trong năm này, Phùng Văn Tửu công bố chuyên luận Tiểu thuyết Pháp
bên thềm thế kỷ XXI (Nxb Tp Hồ Chí Minh, 2001) với 4 phần: Dưới con mắt các
nhà phê bình, Hồi ức và sáng tạo, Các giải thưởng văn chương, Hướng về đơng
đảo bạn đọc, cơng trình đã phần nào phác họa diện mạo chung của văn học hậu hiện
đại Pháp thơng qua việc phân tích một số nhà văn nổi tiếng như Annie Ernaux,
Robbe-Grillet, Le Clézio...
8


Năm 2003, Nxb Hội nhà văn và Trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây xuất
bản cơng trình Văn học hậu hiện đại thế giới. Trong quyển 1, Văn học hậu hiện đại
thế giới - những vấn đề lý thuyết có 7 bài viết của các tác giả Việt Nam và 4 bài viết
của các nhà nghiên cứu định cư ở nước ngồi. Cùng năm này, nhóm dịch giả Đào
Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân giới thiệu quyển Các khái niệm và
thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học phương Tây và Hoa Kì thế kỉ XX
của hai tác giả I.P.Ilin và Tzurganova. Đây được xem là cuốn sách cung cấp có hệ
thống các thuật ngữ và khái niệm hậu hiện đại cũng như chủ nghĩa hậu hiện đại
trong văn học. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến các khái niệm của chủ nghĩa hậu
hiện đại: cảm quan hậu hiện đại, mặt nạ tác giả, siêu truyện, mã kép, giải nhân cách
hóa, phi lựa chọn, pastiche, bất tín nhận thức, liên văn bản, tính nhục thể, ngoại
biên...
Năm 2004, Trương Đăng Dung đã nghiên cứu và diễn giải bản chất của tư
duy lý luận văn học từ hiện đại đến hậu hiện đại một cách hệ thống trong cơng trình
Tác phẩm văn học như là q trình (Nxb Khoa học Xã hội). Trong Tự sự học - một
số vấn đề lí luận và lịch sử (phần 1, Nxb Đại học Sư phạm, 2004) do Trần Đình Sử
chủ biên có nhiều bài viết nghiên cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại và sự ứng dụng
của nó trong một số trường hợp cụ thể như: Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn

chiến tranh của Bảo Ninh (Nguyễn Đăng Điệp), Cấu tứ tự sự của truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Văn Tùng), Miêu tả của Robbe-Grillet trong tiểu
thuyết Ghen (La jalousie) (Nguyễn Thị Từ Huy)... Bên cạnh đó, tiểu luận phê bình
Đi tìm sự thật biết cười (Umberto Eco - Vũ Ngọc Thăng dịch, Nxb Hội Nhà văn Trung tâm Văn hóa Ngơn ngữ Đơng Tây, 2004) đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau
của lý luận nghệ thuật như: kí hiệu và văn bản học, mĩ học hậu hiện đại, thi pháp
mở...
Năm 2005, bài viết Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện
đại của Đào Tuấn Ảnh (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8) đã chỉ rõ con đường du
nhập lí thuyết hậu hiện đại trên thế giới ở Việt Nam, đặc trưng thẩm mỹ cũng như
các khả năng vận dụng lý thuyết văn học nước nhà.
Năm 2006, cơng trình Chủ nghĩa hậu hiện đại, các vấn đề nhận thức luận
của Trần Quang Thái (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh) phác thảo và hệ
thống lịch sử ra đời và quá trình phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại thế giới, đặc
biệt tác giả tổng kết những tư tưởng cơ bản của lý thuyết này. Trong thời gian này
có nhiều bài nghiên cứu bắt đầu ứng dụng lí thuyết hậu hiện đại làm nền tảng để
nghiên cứu, soi chiếu các hiện tượng của văn học Việt Nam đương đại đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 12, 2007) như: Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu
hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị
Hoài (Lã Nguyên), Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh
với văn xuôi Nga (Đào Tuấn Ảnh), Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và
dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại (Cao Kim Lan)…
Năm 2008, nhóm tác giả bộ giáo trình Lý luận văn học (Phương Lựu chủ
biên, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội) đã đưa khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại vào
và xem đó là khuynh hướng sáng tác của văn học đương đại thế giới. Điều đó chứng
tỏ sự thừa nhận khái niệm này trong giới học thuật chính thống ở các trường Đại
9


học và Cao đẳng ở Việt Nam. Cơng trình Tự sự học (tập 2) do Trần Đình Sử chủ
biên tiếp tục có nhiều bài viết bàn về sự ứng dụng chủ nghĩa hậu hiện đại vào đời

sống văn học Việt Nam: Kiểu tự thuật “đánh tráo” chủ thể trần thuật trong tiểu
thuyết hậu hiện đại (Trần Huyền Sâm), Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại (Nguyễn Thị Bình), Mẫu gốc như là thành phần tạo nghĩa trong chuyện
kể (khảo sát qua mẫu gốc lửa và nước trong “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo) (Đào
Vũ Hịa An)… Ngồi ra cịn có bài viết Tiếp cận những cách tân của chủ nghĩa
hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại của Hồng Ngọc Hiến trên (Tạp chí Sơng
Hương, số 7, 2008) đã chỉ ra những dấu hiện cơ bản hậu hiện đại trong các sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp, Lê Anh Hoài…
Năm 2011, Lý thuyết văn học hậu hiện đại của Phương Lựu (Nxb Đại học Sư
phạm) được xem là công trình cơng phu về việc tái hiện diện mạo chủ nghĩa hậu
hiện đại trong tiến trình chung của văn học thế giới. Bên cạnh những khái niệm, lịch
sử ra đời, tên gọi, các cuộc tranh luận, các học giả tiêu biểu… thì cuốn sách cịn
cung cấp những tri thức cơ bản về hậu hiện đại giúp người đọc soi chiếu những đặc
trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại vào quá trình nghiên cứu các hiện tượng văn
chương cụ thể.
Năm 2012, chuyên luận Thi pháp chủ nghĩa hậu hiện đại của Liviu Petrescu
(Ru-ma-ni) do Lê Nguyên Cẩn dịch và giới thiệu đã góp phần cung cấp thêm góc
nhìn về văn học hậu hiện đại trên thế giới với phương diện tiền đề cơ bản và những
đặc trưng cơ bản của thi pháp hậu hiện đại.
Về cơng trình ứng dụng lý thuyết hậu hiện đại vào các hiện tượng cụ thể
Ở Việt Nam, những năm đầu của thế kỷ XXI, có nhiều cơng trình ứng dụng
lý thuyết hậu hiện đại vào nghiên cứu từng trường hợp cụ thể. Điều này, góp phần
khẳng định hậu hiện đại có mặt trong đời sống văn học Việt Nam và trở thành một
khuynh hướng nghiên cứu chủ đạo trong thời gian sắp tới.
Năm 2012, cơng trình Văn học hậu hiện đại - lý thuyết và tiếp nhận của tác
giả Lê Huy Bắc (Nxb Đại học Sư phạm) được ấn hành với 21 chương. Đây là công
sức tìm tịi, khám phá của tác giả trong việc xây dựng lí thuyết cũng như vận dụng
vào các hiện tượng trên thế giới và Việt Nam: Franz Kafka, J.M. Coetzee, G.G.
Marquez, Don DeLillo, Paul Auster, Ken Kesey, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Ngọc Tư, Thanh Thảo, Bảo Ninh… Tác giả dành 6 chương để khái

quát lý thuyết hậu hiện đại, các chương còn lại đã vận dụng hậu hiện đại để nghiên
cứu các trường hợp cụ thể như: mờ hóa, mã kép, giải tơi, ngẫu nhiên, đa điểm nhìn,
nghịch lí, nhại, hỗn độn, giải luận đề, tính dục, tính đa trị, liên văn bản, tiểu tự sự…
Đặc biệt, ở chương 5: Hậu hiện đại từ Franz Kafka đến J.M. Coetzee là bài viết độc
đáo cho thấy sự dịch chuyển của lý thuyết hậu hiện đại từ giữa thế kỉ đến cuối thế kỉ
XX cũng như sự chuyển tiếp từ bậc thầy văn chương (Kafka) đến nhà hậu hiện đại
tiêu biểu (Coetzee).
Năm 2013, cơng trình Văn học hậu hiện đại - diễn giải và tiếp nhận của
Nguyễn Thành, Hồ Thế Hà, Nguyễn Hồng Dũng chủ biên (Nxb Văn học), Lý thuyết
phê bình văn học hậu hiện đại của Trường Đại học Hồng Đức (Nxb Đại học Vinh)
ra đời. Đặc biệt là cơng trình Văn học hậu hiện đại - lý thuyết và thực tiễn của Lê
Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Hải Phong chủ biên (Nxb Đại học Sư phạm) gồm 29
10


bài viết với các nội dung: những vấn đề chung của văn học hậu hiện đại (5 bài), ứng
dụng lí thuyết vào nghiên cứu các hiện tượng văn học Việt Nam (8 bài), ứng dụng lí
thuyết vào nghiên cứu các tác giả và tác phẩm văn học nước ngoài (16 bài). Một số
bài viết đã làm sáng tỏ các kĩ thuật đặc trưng của văn học hậu hiện đại như: tính
chất trị chơi, tính liên văn bản, phi trung tâm, huyền ảo, mảnh vỡ...
Khơng thể khơng kể đến cơng trình Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam
do Lê Huy Bắc chủ biên (Nxb Tri thức, 2013) với 18 bài viết sâu sắc như: Lí thuyết
phê bình hậu hiện đại như một siêu ngữ, Từ ngơn ngữ đến trị chơi ngôn ngữ hậu
hiện đại (Lê Huy Bắc), Giải cấu trúc và nghiên cứu, phê bình văn học hơm nay
(Trần Đình Sử), Thiền và hậu hiện đại (Nhật Chiêu), Chủ nghĩa hậu hiện đại gặp
gỡ Đông phương (Inrasara), Phi trung tâm - khái niệm và tiếp nhận (Nguyễn Thị
Hạnh), Dẫn luận lí thuyết liên văn bản (Nguyễn Văn Thuấn), Vấn đề chủ nghĩa hậu
hiện đại qua “Bốn bề bờ bụi” của Akutagawa Ryunosuke (Nguyễn Thị Tịnh Thy)…
Tuy giữa các bài viết cịn đơi chỗ mâu thuẫn nhau về quan niệm, cách nhìn hậu hiện
đại nhưng tất cả đã góp phần tạo nên sự phong phú cho đời sống phê bình hậu hiện

đại ở nước ta hiện nay.
Trong những năm gần đây, việc vận dụng lí thuyết hậu hiện đại vào các hiện
tượng cụ thể đã trở thành một phong trào phát triển mạnh mẽ. Tiêu biểu có cơng
trình Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam đương
đại (giai đoạn 1986 - 2012) của Phùng Gia Thế. Cuốn sách gồm 3 chương: Khái
niệm hậu hiện đại và yếu tố hậu hiện đại trong văn hóa Việt Nam đương đại; Mơ
hình thế giới giải thiêng; Xu hướng Các-na-van hóa đã đề cập đến các vấn đề như:
lai lịch thuật ngữ, hậu hiện đại một khái niệm đa nghĩa thuộc nhiều lĩnh vực của văn
hóa, điều kiện hậu hiện đại và những yếu tố trong văn hóa Việt Nam. Chương 2 và 3
của cơng trình đã ứng dụng các lí thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại như: chủ thể
trần thuật phi trung tâm, phân mảnh, lắp ghép, người trần thuật không đáng tin cậy,
hỗn độn, hoang mang, giễu nhại, siêu hư cấu, thơng tục hóa… để làm sáng rõ tác
phẩm của một số nhà văn đương đại như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình
Phương, Phạm Thị Hồi, Chu Lai, Hồ Anh Thái…
Gabriel García Márquez và nỗi cơ đơn huyền thoại (2015) của Phan Tuấn
Anh được xem là cơng trình nghiên cứu dày dặn, có hệ thống về hiện tượng văn
chương tiêu biểu châu Mỹ Latin. Cuốn sách tập hợp 12 bài viết về các biểu hiện của
chủ nghĩa hậu hiện đại như: yếu tố phi lý, tâm thức mê lộ, liên văn bản, cảm quan
đa trị, nghịch dị... trong các tác phẩm Trăm năm cô đơn, Giờ xấu, Hồi ức về những
cô gái điếm buồn của tôi, Tình u thời thổ tả... Đây được xem là cơng trình ứng
dụng lí thuyết hậu hiện đại vào một tác giả tiêu biểu trên thế giới hấp dẫn giúp bạn
đọc Việt Nam không chỉ biết đến một nhà văn đạt giải Nobel Văn học (1982) mà
cịn có nhiều tri thức về văn hóa, xã hội, tâm thức văn chương Mĩ Latin huyền thoại,
bí ẩn.
Ngồi ra, hai luận án tiến sĩ đã ứng dụng lí thuyết hậu hiện đại vào nghiên
cứu các hiện tượng văn học ở Việt Nam: Yếu tố hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt
Nam của Lê Văn Trung và Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu
thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010 của Nguyễn Hồng Dũng... Đây là kết quả quá
11



trình tìm tịi, nỗ lực của các nhà nghiên cứu phê bình nhằm ứng dụng lí thuyết hậu
hiện đại vào đời sống văn học Việt Nam.
Năm 2016, cơng trình Tiểu thuyết phương Tây hiện đại và các hướng tiếp
cận của Trần Huyền Sâm (Nxb Văn học) đã mang đến cho người đọc các hướng
tiếp cận: tự sự học (thời gian, kiểu trần thuật), so sánh (tiểu thuyết và kinh thánh),
tiểu thuyết và liên văn hóa, tiểu sử học về các tiểu thuyết gia: Umberto Eco,
Marguerite Duras, J.M. Coetzee, Nikos Kazantzakis, Claude Lévi-Strauss, Le
Clézio, M.V. Llosa…
Năm 2017, tác giả Thái Phan Vàng Anh xuất bản cơng trình Tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỉ XXI - Lạ hóa một cuộc chơi (Nxb Đại học Huế). Đây là kết quả của
quá trình tìm tòi xác lập và ứng dụng lý thuyết hậu hiện đại vào nghiên cứu tình
hình tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI với những phát hiện mới, độc đáo. Cơng
trình trên góp phần trả lời cho một vài băn khoăn: Việt Nam có hồn cảnh hậu hiện
đại, có tâm thức hậu hiện đại hay không? Các nhà văn Việt Nam khi sáng tác liệu có
vận dụng lí thuyết hậu hiện đại hay không? Và khi biểu hiện các nhà văn Việt Nam
có điều gì giống và khác với các nhà văn hậu hiện đại trên thế giới? v.v…
Bên cạnh đó, có nhiều bài viết được đăng tải trên các trang website uy tín
mang đến những thơng tin có tính thời sự như: Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học
Việt Nam, Các lý thuyết phê bình văn học 9(11): chủ nghĩa hậu hiện đại, Chủ nghĩa
hậu hiện đại - những mảnh nghĩ rời, Chủ nghĩa hậu hiện đại và những cái cần chết
trong văn học Việt Nam,… của tác giả Nguyễn Hưng Quốc; Thử thưởng thức một
tác phẩm văn chương hậu hiện đại của Hoàng Ngọc Tuấn; Chủ nghĩa hậu hiện đại:
những khái niệm căn bản của Nguyễn Minh Quân… Các diễn đàn trao đổi sôi nổi
về chủ nghĩa hậu hiện đại như: Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta của
Đơng La, Chập chờn bóng ma hậu hiện đại của Đỗ Minh Tuấn, Nhà văn Lê Anh
Hoài: Hậu hiện đại đã và đang được Việt hóa của Thái Kim Lan, Bàn về thuật ngữ
văn học hậu hiện đại của Nguyễn Văn Tùng, Tùy bút nhỏ về hậu hiện đại của Văn
Giá, Thiền và hậu hiện đại của Nhật Chiêu, Xu hướng tân hình thức, hậu hiện đại
trong thơ: chiếc áo rộng cho một cơ thể còm của Khánh Phương, Chủ nghĩa hậu

hiện đại? của Bùi Quang Thắng, Nhận biết về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ
thuật của Hồ Sĩ Vịnh, Nhập lưu hậu hiện đại; Hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại; Ma
net, quá trình chuyển giọng từ hiện đại đến hậu hiện đại… của Inrasara…
Từ những cơng trình, bài viết trên chúng tơi nhận thấy các nhà nghiên cứu,
phê bình ở Việt Nam đã tìm tịi, xác lập lí thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam trên nhiều
phương diện khác nhau:
Về lí thuyết phê bình hậu hiện đại, có thể kể đến sự đóng góp của tác giả
Phương Lựu. Với những nỗ lực của nhà nghiên cứu văn học hàng đầu ở Việt Nam,
tác giả đã xác lập, phân loại các khuynh hướng hậu hiện đại trên thế giới và định
hướng xu thế phê bình văn học ở nước ta hiện nay. Từ đó giúp bạn đọc có cái nhìn
khái qt về chủ nghĩa hậu hiện đại.
Về nguồn gốc và quá trình sáng tác văn chương hậu hiện đại có sự đóng góp
nhất định của Nguyễn Văn Dân. Là người đặt ra câu hỏi tồn tại hay không tồn tại
của chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam tạo nên nhiều tranh luận nhưng những gợi
dẫn của tác giả chứng tỏ rằng: hậu hiện đại có sức hút hấp dẫn đối với phê bình văn
12


học của nước ta hiện nay. Còn La Khắc Hòa mang đến những vấn đề giải cấu, giải
thiêng các đại tự sự.
Trong lĩnh vực nghiên cứu, vận dụng vào các hiện tượng văn học cụ thể ở
Việt Nam và thế giới có thể kể đến: Hồ Thế Hà, Lê Huy Bắc, Nguyễn Thị Bình,
Bửu Nam, Trần Huyền Sâm, Nguyễn Hồng Dũng, Phan Tuấn Anh, Phùng Gia Thế,
Thái Phan Vàng Anh...
Mặc dù hành trình khám phá địa hạt hậu hiện đại dường như chưa có hồi kết
nhưng có thể nói rằng tình hình nghiên cứu và sự ứng dụng lí thuyết này ở Việt
Nam đã có những thành tựu nhất định. Điều này đã làm cho đời sống văn học của
nước nhà sơi động và có thể hội nhập với tình hình chung với văn học trong khu
vực và trên thế giới.
Việc khảo sát các cơng trình nghiên cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại trên

thế giới đã có nhiều luận án tiến sĩ trước đó của các tác giả thực hiện như: Nguyễn
Hồng Dũng (Đại học Khoa học Huế), Nguyễn Văn Thuấn (Đại học Sư phạm Huế),
Phan Tuấn Anh (Đại học Khoa học Huế), Phùng Gia Thế (Đại học Sư phạm Hà Nội
2), Lê Thị Diễm Hằng (Đại học Sư phạm Huế), Nguyễn Thị Thanh Hiếu (Đại học
Vinh), Nguyễn Thị Lan Anh (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phạm Ngọc Lan (Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM), Trần Quang Hưng (Học viện Khoa học
Xã hội),… Các luận án đã mô tả diện mạo chung khá đầy đủ về tình hình nghiên
cứu lý thuyết văn học hậu hiện đại trên thế giới. Vì thế, trong luận áy này, chúng tôi
chỉ dừng lại ở mức phác thảo sơ lược về các khuynh hướng nghiên cứu lý thuyết
hậu hiện đại trên thế giới và ở Việt Nam. Điều chúng tơi quan tâm là tập trung đi
tìm chân dung, diện mạo, phong cách của nhà văn hậu hiện đại Coetzee.
1.2. Tình hình nghiên cứu về Coetzee
Coetzee là một hiện tượng lạ, độc đáo, bí ẩn trên văn đàn thế giới đương đại.
Ông sinh ra và lớn lên ở Nam Phi, có nguồn gốc Do Thái; làm việc tại nhiều trường
Đại học Nam Phi và Mỹ. Năm 2006, Coetzee trở thành cơng dân của đất nước xứ sở
Kangaroo. Mang trong mình thân phận tha hương với nhiều ẩn ức về đất nước; bị
ám ảnh nặng nề bởi chế độ Apartheid; có đời sống cá nhân thăng trầm, bất hạnh; có
khối tài sản đáng mơ ước… tất cả điều đó đã làm nên một nhà văn Nam Phi độc
đáo, tài hoa, hấp dẫn. Khi nghiên cứu về Coetzee, chúng tôi nhận thấy ở ơng những
nét đáng chú ý sau: đó là dạng con người dị biệt, chăm chỉ, tài năng, ngoại cuộc, ám
ảnh với những đau thương mất mát.
1.2.1. Nghiên cứu về Coetzee trên thế giới
Giải thưởng Nobel Văn học không chỉ là mơ ước của một cá nhân nhà văn
mà nó là niềm tự hào của đất nước, quốc gia. Nhưng Coetzee lại đón nhận thơng tin
này bằng thái độ bình thản. Thậm chí, ơng khơng hề biết việc mình đạt giải Nobel
[166]. Giải Nobel Văn học năm 2003 không chỉ đem đến sự bất ngờ cho bản thân
ông mà ngay cả bạn đọc châu Phi cũng chưa biết đến nhà văn Coetzee là ai. David
Attwell, giáo sư tại Đại học Witwatersrand (Nam Phi) nhận định về cách nhìn xa
của Viện Hàn lâm Thụy Điển khi trao giải thưởng cho nhà văn Nam Phi này: “tôi
không nghĩ rằng, phần lớn người dân Nam Phi biết ông ấy là ai [99]. Quả thực các

tác phẩm của Coetzee đã thổi đến những luồng gió mới lạ đến đời sống văn học ở
13


quốc gia Cầu Vồng này. Nhà phê bình văn học Shaun de Waal (5) nhận định: “Nam
Phi là một quốc gia không đề cao văn chương. Phần lớn sách được nhập khẩu với
giá rất cao [và] sách được coi là mặt hàng xa xỉ” [166]. Vì vậy, Nam Phi có quyền
tự hào về một nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà và thế giới. Sự thật
là văn phong của Coetzee đã có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà văn da đen trẻ của
Nam Phi như Zoë Wicomb (1948), Zakes Mda (1948), Mike Nicol (1951),
Ivan Vladislavić (1957)…
Giải thưởng Nobel Văn học trao tặng cho Coetzee ngoài tài năng, cịn dành
tặng cho lịng dũng cảm của ơng khi nói về bối cảnh chính trị khơ khốc ở Nam Phi.
Per Erik Wästberg, nhà văn Thụy Điển - thành viên của Hội đồng trao giải Nobel
Văn học, tỏ thái độ ngạc nhiên, lo lắng cho Coetzee và nhận định: “ơng ấy đào sâu
vào tình hình đất nước trong tình trạng con người với sự tàn nhẫn và cô đơn. Ông ấy
đã lên tiếng cho chúng ta thấy được sự phân biệt của kẻ mạnh. Với sự trung thực về
trí tuệ và một dạng tự sự về độ chính xác, ông ấy đã tiết lộ những bộ mặt giả của
nền văn minh của chúng ta và khám phá ra bản chất của cái ác” [166]. Nhà văn
người Chile, Ariel Dorfman xem Coetzee là một nghệ sĩ trung thực: “Anh ấy khám
phá khung cảnh rất ảm đạm của con người. [Coetzee] khơng nói dối. Anh ấy khơng
nói dối về bản thân mình. Anh ấy khơng nói dối về thân phận con người. Anh ấy
khơng nói dối về nhân vật của mình. Anh ấy đi vào chiều sâu của những gì thuộc về
con người” [166].
Trong bài viết: Only the Big Questions, A South African writer refects on his
country's new Nobel laureate (Chỉ những vấn nạn lớn, một nhà văn Nam Phi ngẫm
nghĩ về người đồng hương vừa được giải Nobel), nhà văn Rian Malan (tác giả
của My Traitor's Heart - Trái tim kẻ phản bội) cho rằng Coetzee là một nhà văn khó
gần, sự im lặng của ơng chính là cách ơng trả lời về những băn khoăn của độc giả.
Ông là một trí thức thâm trầm (một số người nói là lạnh lùng), nhưng trên tất cả,

“ông là đại sư phụ về trò chơi rắc rối của lý thuyết văn chương hậu hiện đại”. Đánh
giá về tiểu thuyết của Coetzee, Rian Malan nhận xét: “Coetzee sẽ được nhớ đến
giản dị như một nhà văn mô tả, xác đáng hơn tất cả, thế nào là một người da trắng
có lương tri khi đối mặt với sự ngu ngốc và tàn bạo của chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc” [151]. Ông “là một người sống tự giác như một nhà tu khổ hạnh và hiến dâng.
Không uống rượu, không hút thuốc, không ăn thịt. Ông đạp xe đạp đi rất xa để gìn
giữ sức khỏe và ngồi ít nhất một tiếng đồng hồ tại bàn viết mỗi buổi sáng, đều đặn
như thế bảy ngày một tuần. Một người bạn đồng nghiệp làm việc với ông hơn 10
năm nói rằng ông ta chỉ thấy Coetzee cười có một lần duy nhất” [151]. Một người
quen biết ông, đã từng đi ăn với ông cho hay Coetzee chẳng hề nói một tiếng nào
trong suốt nhiều bữa ăn. Không tiếp xúc nhiều và cuộc sống đi đây đi đó thường
xun giúp ơng rất nhiều trong việc viết lách. Ông tránh khỏi va chạm trực tiếp với
những xáo trộn của đất nước, đặc biệt là vào lúc cao điểm của cuộc xung đột chủng
tộc đẫm máu ở Nam Phi nhiều thập niên trước.
Con người dị biệt thể hiện ở cách Coetzee im lặng. Ông im lặng để phản ánh,
viết một cách tàn nhẫn đến bỏng rát hiện thực. “Chính điều Coetzee im lặng lại tác
5()

Là một học giả, nhà lí luận phê bình phim Nam Phi, nổi tiếng với cơng trình: Mail & Guardian Bedside Book,

1998: A Selection of Superb Journalism from Africas' Best Read. Braamfontein: Mail & Guardian, 1998.

14


động mạnh đến ý thức người đọc. Một cách tàn nhẫn, ơng bắt độc giả phải đối diện
với tình thế tiến thoái lưỡng nan và phải lựa chọn giữa hai cái cùng tồi tệ. So sánh
cái không thể so sánh, đó là tinh thần của tiểu thuyết Ruồng bỏ, cuốn sách giúp tác
giả của nó đứng vào danh sách những người có sách bán chạy nhất thế giới và lần
thứ hai đoạt giải Booker (1999)” [151]. Đây là đánh giá hết sức thuyết phục của

Paul Ingendaay(6) về Coetzee.
Không phải là hầu hết, nhưng các nhà văn sau khi đạt các giải thưởng lớn
thường có độ viết chậm lại hoặc có khi là khơng sáng tác nữa. Cái bóng của giải
thưởng q lớn làm cho chính bản thân họ khơng vượt qua được bản thân mình.
Nhưng đối với Coetzee, điều này khơng xảy ra vì ơng vẫn sáng tác đều đặn. Sau
năm 2003, ơng có các tiểu thuyết: Elizabeth Costello: Eight Lessons (2003), Người
chậm (2005), Diary of a Bad Year (2007), The Childhood of Jesus (2013), The
Schooldays of Jesus (2016)…; truyện ngắn: Three Stories (2014), bao gồm: The
stories are: I. “A House in Spain” II. “Nietverloren” (first published as “The
African Experience”) III. “He and His Man”…; tự truyện Summertime (2009) là
những sáng tác gây ấn tượng đối với bạn đọc. Trong một bài viết về tiểu thuyết
Người chậm, nhà văn Hồ Anh Thái đã đánh giá về sức sáng tạo dồi dào của
Coetzee: “Gabriel Garcia Marquez có lần đùa mà thật khi ông tổng kết rằng sau khi
đoạt giải Nobel văn học, hầu như các nhà văn không viết được nữa, hoặc viết không
hay. Điều này không đúng với Coetzee, nhà văn Nam Phi mới nhập quốc tịch Úc,
người đoạt giải Nobel năm 2003. Cuốn Người chậm xuất bản năm 2005 và là một
cuốn sách đỉnh cao, ngay cả so với những cuốn trước của ông như Ruồng bỏ, Giữa
miền đất ấy, Tuổi sắt đá, Cuộc sống và thời đại của Michael K”. Điều này đã chứng
minh cho sự sáng tạo, miệt mài lao động đích thực của Coetzee.
Tuy nhiên, khơng có nghĩa là xuất bản liên tục mà rất chậm rãi, kiên trì,
Coetzee mới trình làng một tác phẩm với lối viết thận trọng, tối giản đến mức có
thể. Năm 2007, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Diary of a Bad Year (Nhật kí một
năm tồi tệ - Text Publishing tại Úc). Senor C - người gần như là hiện thân của chính
nhà văn - một cây bút trung tuổi người Nam Phi di cư đến sống ở Australia. Senor C
già hơn Coetzee vài tuổi nhưng người đọc vẫn nhận ra trong đó hình ảnh của chính
tác giả. Cuốn tiểu thuyết là một tập hợp văn chương, tiểu luận và lồng vào trong đó
những câu chuyện về cơng việc viết lách. Một nhà xuất bản Đức đặt hàng Senor C
viết một tập tiểu luận về sự rối loạn của thế giới ngày nay. Cuốn sách sẽ lấy tên
là Strong Opinions (Những quan điểm cứng rắn). Để hoàn thành đúng thời hạn
được giao, Senor C đã nhờ một cô hàng xóm sexy người Philippines đánh máy bản

thảo của mình. Chính vì vậy, Diary of a Bad Year vừa chất đầy những luận điểm
chính trị, lại vừa xen lẫn câu chuyện tình ái với mối quan hệ đuổi bắt giữa một nhà
văn già và người đánh máy trẻ. Đằng sau câu chuyện là công việc làm văn của một
người nghệ sĩ và sản phẩm là những tác phẩm của họ để lại. Năm 2016, Coetzee
tiếp tục cho xuất bản cuốn The Schooldays of Jesus, đây là cuốn tiểu thuyết thứ 13
viết từ The Childhood of Jesus xuất bản năm 2013 đem lại những điều mới mẻ, hấp
dẫn cho bạn đọc.
6()

Là nhà văn, nhà phê bình văn học Đức, nổi tiếng với tiểu thuyết Why you left me (2006).

15


Có thể nói, Coetzee là nhà văn có sức lao động miệt mài, tiểu thuyết và các
bài phê bình nghiên cứu của ông đã cho thấy được công việc của một người nghệ sĩ
cũng như sự khẳng định thuyết phục về giải thưởng Nobel Văn học 2003.
Nhà nghiên cứu Robert McCrum(7) trên tạp chí The Guardian đã đánh giá rất
cao về vị trí, tầm ảnh hưởng cũng như tài năng văn chương của Coetzee. Cũng
giống như các sáng tác của André Brink (8), tác phẩm của ông đã tạo nên cảm hứng
và khẳng định chỗ đứng trên đất nước còn nhiều bất ổn về chính trị. Điều khác biệt
của Coetzee là đem đến cách hành văn độc đáo, hấp dẫn nhưng không phải người
đọc nào cũng dễ dàng tiếp nhận. Bởi Coetzee khơng đi theo lối mịn cũ của các nhà
văn cùng thời. “Coetzee không mang đến sự an ủi, mà là sự bất ổn. Bất ổn lớn nhất
trong những tác phẩm với phong cách kiệm lời và bút pháp điệu nghệ của ông là:
câu chữ - công cụ duy nhất để đối thoại với thế giới tồi tệ - có nguy cơ tự phá vỡ
trước đe dọa của sự hoài nghi vào chủ nghĩa duy lý và sự hoài nghi vào xác tín đạo
đức. “Cái giường của tơi, cái cửa sổ của tơi, căn phịng của tơi”, một người đàn
ông đã cầu nguyện như vậy trong tác phẩm đầu tay Dusklands (Miền đất hồng
hơn, 1974) của Coetzee để mong có được chút niềm tin vào thực tại mà anh ta có

thể bấu víu vào đó, trong khi nhiệm vụ của anh ta ở Việt Nam là giết người bằng
những cách hiện đại nhất” (Paul Ingendaay, nhật báo Frankfurter Allgemeine).
Coetzee không viết văn để làm vui, để vỗ về con người. Ông viết văn để tàn phá
những giá trị văn minh dối lừa. Như vậy, Coetzee là một người phá rối chăng? Một
tên “khủng bố”, một nhà văn Nam Phi chuyên quấy lộn những trật tự đạo đức xã hội
bình thường? Ơng khơng phải chỉ muốn tàn phá nó ra khỏi những mỹ từ và cách
điệu. Công việc của ông là tàn phá thẳng vào những khuôn thước của mỹ từ và cách
điệu hay hiện thực - những thứ đạo đức mà dường như theo ông là đi ngược lại nhân
tính cố hữu của con người.
Ngồi các tiểu thuyết, truyện ngắn hư cấu, Coetzee cịn là một nhà phê bình
văn chương tầm cỡ. Ông xuất bản bốn tác phẩm: White Writing, Doubling the
Point, Giving Offense, Stranger Shores. Stranger Shores (2001) bàn đến những tác
giả hàng đầu của văn chương thế giới thế kỷ 20: Franz Kafka (Tiệp Khắc), Joseph
Brodsky (Mỹ), Jorge Luis Borges (Argentina), Salman Rushdie (Ấn Độ), Naguib
Mahfouz (Ai Cập), Nadine Gordimer (Nam Phi)… Hầu hết đã được đăng tải trên
The New York Times, tờ báo mà bản thân ông là cộng tác viên. Cũng như truyện, lý
luận phê bình của ơng cũng ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu. Ông viết thận trọng,
nhưng thẳng thắn, sắc bén. Điều đó cho thấy ông đọc nhiều, đọc sâu từng tác giả và
kiến thức về văn học rất phong phú. Giáo sư James Shapiro (Đại học Columbia)
nhận định: “tuyển tập này (4 cơng trình) sẽ lơi cuốn những ai quan tâm đi tìm một
mơ thức phê bình thẳng thắn, lịch sự và không chùn bước ở một thời điểm khi mà
7()

Robert McCrum (1953), là nhà văn người Anh, Biên tập viên cho tạp chí The Observer.
André Brink (1935-2015) là một tiểu thuyết gia người Nam Phi. Ông viết bằng cả tiếng Afrikaans và tiếng
Anh, dạy ngôn ngữ Anh tại Đại học Cape Town. Trong những năm 1960, ông là một trong những thành viên
chủ chốt của phong trào văn học Die Sestigers (The Sixty-ers), đấu tranh bằng cách sử dụng tiếng Nam Phi
như một ngơn ngữ chính thống để nói chống lại chính phủ Apartheid, Tiểu thuyết đầu tiên Kennis van die
aand (1973) của Brink đặc biệt quan tâm đến Apartheid, sau này ông quan tâm đến vấn đề mới được đặt ra ở
quốc gia Nam Phi dân chủ.

8()

16


những nhà văn thường tỏ ra dễ dãi khi điểm sách các đồng nghiệp của mình. Những
nhà lý thuyết hẳn sẽ rất thú vị trong cách mà Coetzee vận dụng một cách khéo léo
ảnh hưởng lẫn nhau giữa chủ nghĩa thuộc địa, việc kiểm duyệt, nghề văn và lịch sử.
Nhưng giá trị lâu bền nhất của “Stranger Shores” là ánh sáng mà nó ném lên sân
khấu trong chuyến du hành trí thức của một trong những nhà văn đầy trí tuệ và quan
trọng nhất của thời đại chúng ta” (The New York Times).
Lối sống đặc biệt, khác đời của Coetzee có thể là hậu quả do chấn động tâm
lý của việc ly dị với người vợ trước (năm 1980) và rồi cái chết của đứa con trai 23
tuổi vài năm sau đó. Nếu đọc tập hồi ký Boyhood: Scenes From Provincial Life
(1997), với cuộc sống thời thơ ấu được mô tả một cách chi tiết của Coetzee, chúng
ta sẽ tìm thấy nhiều điều liên quan đến thái độ sống của ông cũng như nhiều vấn đề
cốt lõi liên quan đến tình hình xung đột chủng tộc ở Nam Phi và sự chống đối quyết
liệt chế độ Apartheid có trong hầu hết các tác phẩm. Có thể nói cuộc đời riêng với
những biến động thăng trầm đã ảnh hưởng rất lớn trên từng trang viết của Coetzee.
Có một thực tế khơng thể phủ nhận là sự xung đột chủng tộc ở Nam Phi xảy
ra không chỉ giữa người da đen, da màu với da trắng mà còn xảy ra giữa da trắng và
da trắng. Trong số hơn 40 triệu dân (số liệu năm 1994), 75% là da đen , chỉ có 13%
dân số (khoảng 5,5 triệu người) là da trắng, số còn lại là da màu (da đen hoặc hợp
chủng) và Ấn Độ [xem thêm tài liệu 193]. Trong suốt gần nửa thế kỷ, thiểu số người
da trắng đã thiết lập một chế độ kỳ thị chủng tộc thuộc loại tàn bạo và dai dẳng nhất
trên thế giới. Dân da trắng thống trị cũng không thuần nhất: một phần là người da
trắng đã bị Phi-châu-hóa (africanized) gọi là Afrikaaners và một phần là người da
trắng định cư sau này. Trong một nghĩa nào đó, tác phẩm của Coetzee được xem đã
“hình tượng hóa” một phần nào đó tính phân liệt của người da trắng ở Nam Phi.
Bản thân Coetzee vẫn thường lên tiếng bảo vệ những người Afrikaaners chống lại

những người da trắng khác, những người mà theo ông thái độ hồn tồn cố chấp,
hẹp hịi, cách cư xử vơ lương tâm và đời sống lười biếng hàng ngày. Những chấn
thương không thể lành của xã hội Aparthied/hậu Apartheid Nam Phi đã tác động
không nhỏ đến lối viết/ phong cách của Coetzee.
Có thể nói, qua những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu, nhà văn
khác cho thấy dù ở thể loại nào Coetzee cũng có những đóng góp đối với văn học
đương đại thế giới. Đó là một nhà văn tài năng, bản lĩnh, im lặng nhưng dũng cảm,
quyết liệt, phá vỡ để tái tạo những giá trị mới,… Giải Nobel Văn học 2003 rất xứng
đáng với những đóng góp của Coetzee cho nền văn học thế giới.
Hiện nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu về Coetzee - con người bí ẩn với
những tính cách lạ lùng và các tác phẩm có khả năng “đánh thức những tiếng nói
phản tỉnh trong chính mình và dám đối thoại với những tiếng nói đó”. Là nhà ngụ
ngơn hậu hiện đại, “Coetzee nhìn thấu qua những bộ dạng tục tĩu và sự hào nhoáng
giả dối của lịch sử,... Điềm tĩnh nhưng ương ngạnh, ông bảo vệ giá trị đạo đức của
thơ ca, văn chương và tưởng tượng. Khơng có những cái đó, chúng ta tự bịt mắt
mình và trở thành những kẻ quan liêu của tâm hồn” (Thông cáo Viện Hàn lâm Thụy
Điển - 2003).
Đánh giá về vị trí và vai trị của Coetzee, nhiều nhà nghiên cứu xem ông như
một người chuyển ngữ văn hóa Nam Phi đến với độc giả, chạm khắc vào độc giả
17


×