Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tải Phân tích bài thơ Tây Tiến hay và Chất - Dàn ý chi tiết và bài văn mẫu phân tích Tây Tiến dễ đạt điểm cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.08 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phân tích bài thơ Tây Tiến</b>



<b>Dàn ý chi tiết</b>



<b>1. Mở bài</b>


Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. (Quang Dũng là nhà thơ
với giọng thơ phóng khống, trẻ trung, tươi mới. Và giọng thơ ấy được thể hiện
rõ trong bài thơ Tây tiến).


<b>2. Thân bài</b>


<i>a. Khổ thơ đầu</i>


<i>“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!</i>


<i>Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”</i>


Câu cảm thán thể hiện sự tiếc nuối của tác giả về những ngày cùng binh đồn
Tây Tiến.


<i>“nhớ chơi vơi”: trơ trọi, cơ độc, mỗi nhớ vô định luôn thường trực.</i>


<i>Từ biểu cảm “ơi” + từ láy chơi vơi: âm hưởng tha thiết, ngân vang mãi trong</i>
lòng người.


→ Nỗi nhớ da diết, trào dâng, tha thiết vang lên bao trùm cả không gian và thời
gian.


<i>“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,</i>



<i>Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”</i>


<i>“Sài Khao, Mường Lát” là những địa danh mà binh đoàn đặt chân qua gợi</i>


những kỉ niệm về một vùng núi cao, sương mờ → không gian thơ mộng, trữ
tình.


<i>“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,</i>


<i>….………</i>


<i>Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi.”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

“heo hút cồn mây” gợi độ cao của núi và độ sâu của dốc, vắng lặng, hoang vu.


<i>‘ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” diễn tả độ gập ghềnh, trắc trở của</i>


rừng núi giúp bạn đọc hình dung ra khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ Tây
Tiến phải trải qua.


<i>“Pha Luông, mưa xa khơi” đứng ở trên cao phóng ánh nhìn ra xa, thu vào tầm</i>


mắt của người lính Tây Tiến là cảnh làng xóm Pha Lng mờ ảo trong lớp
sương vơ cùng thơ mộng. → Đây là món quà xứng đáng cho những nỗi lực của
người chiến sĩ.


<i>“Anh bạn dãi dầu khơng bước nữa</i>


<i>Gục lên súng mũ bỏ qn đời!”</i>



Những khó khăn, gian khổ đôi khi làm người chiến sĩ nản chí, muốn bng
xi.


Sự ra đi của những người đồng đội là niềm đau xót cho những người ở lại.


→ Những con người dạt dào tình cảm.


<i>“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,</i>


<i>Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”</i>


Người chiến sĩ ngày đêm đối mặt với nguy hiểm ln rình rập nơi rừng thiêng
nước độc.


Bằng sự hài hước, dí dỏm các chiến sĩ coi những nguy hiểm đó là chỉ là những
tiếng gầm thét, những sự “trêu người” bên tai.


<i>“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói</i>


<i>Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”</i>


Người chiến sĩ nhớ về ngày mùa ở Mai Châu: những ngày mùa, những gia đình
lên khói nấu cơm đầu mùa, những hương vị nếp xôi và cả những cô gái nơi
đây.


<i>b. Khổ thơ 2</i>


<i>“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.”</i>



<i>“kìa em” vừa ngạc nhiên vừa say mê, vui sướng.</i>


<i>“man điệu”: những cô gái với bộ xiêm y lộng lẫy nhảy múa hát ca đậm chất</i>


văn hóa xứ sở.


<i>“nàng e ấp”: vừa e thẹn vừa tình tứ, làm duyên trong đêm liên hoan ngập tràn</i>


tiếng hát, tiếng nhạc.


→ Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn: ngoài những lúc chiến đấu, hành qn vất vả,
những người lính Tây Tiến hịa nhập cùng cuộc sống của người dân nơi họ đi
qua, hết mình với những cuộc vui.


<i>“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy</i>


<i>….………</i>


<i>Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?”</i>


<i>“chiều sương ấy, nẻo bến bờ”: buổi chiều sương giăng trên sông nước, bến bờ</i>


hư ảo, hoang vu. → Nhớ nhung da diết.


<i>“hoa đong đưa”: làm dun, tình tứ trên sơng nước như con người.</i>


→ Nỗi nhớ nhung, vấn vương, quyến luyến của người ra đi và người ở lại.


<i>c. Khổ thơ 3</i>



<i>“Tây Tiến đoàn binh khơng mọc tóc</i>


<i>Qn xanh màu mắt giữ oai hùm.”</i>


Căn bệnh sốt rét rừng làm cho da của người lính xanh xao, beo bủng như lá cây
và rụng hết tóc. Tuy nhiên họ vẫn làm chủ tình thế, vẫn oai phong lẫm liệt.
Chính màu xanh đó cũng giúp họ ngụy trang để chiến đấu với quân thù.


<i>“giữ oai hùm” hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt như thế nhưng họ vẫn giữ</i>


vững tinh thần chiến đấu, vẫn giữ nguyên được vẻ oai phong lẫm liệt.


<i>“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>“mắt trừng”: lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ là sự khát khao giành chiến</i>


thắng, gửi những giấc mộng đẹp, những ước mơ đẹp về nơi quê hương yêu dấu
của mình.


Trái tim rạo rực yêu thương: tuy chiến đấu gian khổ nhưng những người lính
vẫn ln nhớ về q nhà, về nơi có người con gái mà họ yêu thương, nhớ
nhung. Ban ngày hết lòng chiến đấu, đêm đến ôm nỗi nhớ vào giấc mộng.


<i>“Rải rác biên cương mồ viễn xứ</i>


<i>Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”</i>


Nhìn thẳng vào sự thật tàn khốc: nhiều người lính đã ngã xuống.



Họ là những người lính trẻ tuổi, cuộc đời còn dài tuy nhiên họ đã quyết định ra
đi, hi sinh tương lai, tuổi xuân của mình vì độc lập tự do của tổ quốc.


<i>“Áo bào thay chiếu anh về đất</i>


<i>Sông Mã gầm lên khúc độc hành”</i>


Khi người chiến sĩ hi sinh, họ chỉ được bọc trong manh chiếu rách để chơn cất
nhưng sự ra đi vì vinh quang đó được ví như mặc áo long bào → thể hiện sự
tơn vinh.


Sự ra đi đó làm cả núi sông, đất trời lên tiếng như một lời tiễn biệt đồng thời
thể hiện sự phẫn nỗ, căm hờn trước tội ác của kẻ thù.


→ Sự hi sinh vì lí tưởng cao đẹp của người lính đáng tự hào, tôn vinh. Họ
mang vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng, hào hùng, lẫm liệt.


<i>d. Khổ thơ cuối</i>


<i>“không hẹn ước” ra đi không hẹn ngày trở về, thể hiện sự quyết tâm của người</i>


chiến sĩ.


<i>“Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” dành cả trái tim cho miền đất Tây Bắc.</i>


→ Hồi tưởng của tác giả về ngày ra đi, trong lịng hừng hực khí thế chiến đấu
và tình cảm tha thiết, gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Bắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nội dung: ca ngợi hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, bi tráng
đáng ngưỡng mộ.



Nghệ thuật: thể thơ tự do, miêu tả sáng tạo, thú vị…


→ Tạo nên hình ảnh người lính Tây Tiến đa màu sắc nhưng cũng vô cùng chân
thực.


<b>3. Kết bài</b>


Khẳng định lại giá trị của bài thơ: Tây Tiến đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc
trong lòng bạn đọc, nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên giá
trị đẹp đẽ của nó và góp phần làm phong phú kho tàng văn học Việt Nam.


<b>Bài mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến</b>



Hình ảnh người lính là đề tài quen thuộc khơi nguồn cảm hứng cho các nhà
văn, nhà thơ. Quang Dũng cũng là một tác giả có đóng góp quan trọng cho thơ
văn của chủ đề này qua bài thơ Tây Tiến. Bài thơ chứa đựng những giá trị, ý
nghĩa sâu xa, đặc sắc.


Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội
Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, địa bàn hoạt động suốt miền núi Tây Bắc từ
Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa cho tới miền Tây Thanh Hoá. Cuối năm
1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, bài thơ là những hồi tưởng của
ông về thời kì huy hồng của binh đồn. Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ về ngày xưa
cũ:


<i>“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!</i>


<i>Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”</i>



Câu cảm thán thể hiện sự tiếc nuối của tác giả về những ngày cùng binh đoàn
Tây Tiến hoạt động, chiến đấu nay đã trơi xa chỉ cịn lại kí ức và nỗi nhớ. Nỗi
nhớ ấy được khắc họa bằng từ láy “chơi vơi”. Đó là nỗi nhớ lênh đênh, vơ định
nhưng ln thường trực trong lịng người chiến sĩ. Khơng chỉ nhớ những người
đồng chí, đồng đội, anh cịn nhớ cả rừng núi, nhiên nhiên, những nơi mình đã
đặt chân qua. Tất cả ln thường trực trong kí ức, da diết, ngân vang bao trùm
cả không gian và thời gian.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”</i>


<i>“Sài Khao” là nơi đồn qn mỏi mịn trong lớp sương mờ dày đặc để đi đến</i>


<i>chiến trường; Mường Lát” gắn với những đêm ẩm ướt đọng đầy hơi nước và</i>
hương hoa. Đó là những địa danh mà binh đồn đi gợi những kỉ niệm về một
vùng núi cao, sương mờ, khơng gian tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng cũng vơ
cùng thơ mộng, trữ tình.


<i>“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,</i>


<i>….………</i>


<i>Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi.”</i>


<i>Từ láy “khúc khuỷu, thăm thẳm” gợi sự hiểm trở của thiên nhiên. Đường hành</i>
quân của người chiến sĩ khơng những dài mà cịn gập ghềnh, khúc khuỷu, sâu
hun hút chất chứa nhiều nguy hiểm. Bên cạnh đó, người lính cịn phải vượt qua
những ngọn núi cao, dốc sâu vắng lặng, hoang vu cảm giác mũi súng chạm đến
tận trời xanh; cứ thế, lên cao lại xuống thấp vơ cùng khó khăn, gian khổ.


Tuy nhiên, sau những gian khổ đó, người chiến sĩ lại nhận về phần thưởng


<i>xứng đáng đó là hình ảnh “Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi”. Đứng ở trên cao</i>
phóng ánh nhìn ra xa, thu vào tầm mắt của mình là cảnh làng xóm Pha Lng
mờ ảo trong lớp sương vơ cùng thơ mộng hiếm nơi nào có được. Tuy nhiên,
bên cạnh vẻ đẹp, sư phấn chấn đó cũng là những nỗi buồn sâu thẳm:


<i>“Anh bạn dãi dầu không bước nữa</i>


<i>Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”</i>


Những khó khăn, gian khổ đơi khi làm người chiến sĩ nản chí, muốn buông
xuôi. Và cả sự ra đi, hi sinh của những người đồng chí giống như anh em ruột
thịt của mình càng làm cho người lính Tây Tiến đau xót. Cùng nhau chung
sống, chiến đấu là thế nhưng lại có người ở người đi thử hỏi sao không khỏi
buồn rầu? Nhưng khơng vì thế mà người chiến sĩ bng xi, mà đó là minh
chứng cho tấm lịng dạt dào tình cảm yêu thương của họ.


<i>“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Từ láy “chiều chiều, đêm đêm” gợi tần suất thường xuyên, liên tục của những</i>
gian khó. Người chiến sĩ ln phải đối mặt với nguy hiểm rình rập nơi rừng
thiêng nước độc bằng tiếng cọp, bằng thác dữ có thể cướp đi sinh mạng của họ
bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, họ chọn cách đối mặt với chứng bằng sự dí dỏm, hài
hước bằng cách coi như đó là những lời trêu đùa bên tai để cố gắng, vững tin
chiến đấu.


Khơng chỉ nhớ về khó khăn, gian khổ, người lính Tây Tiến cịn nhớ về những
kỉ niệm cùng người dân ở vùng đất nơi mình đi qua:


<i>“Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói</i>



<i>Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”</i>


Người chiến sĩ nhớ về ngày mùa ở Mai Châu, những gia đình lên khói nấu cơm
đầu mùa, những hương vị nếp xôi của và cả những cô gái nơi đây. Tất cả đều là
những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ, đáng yêu, đáng trân quý.


<i>“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa</i>


<i>….………..</i>


<i>Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.”</i>


Người chiến sĩ còn nhớ về những đêm liên hoan đầy niềm vui, nhiều màu sắc
của doanh trại. Trong đêm tối bập bùng ngọn lửa khuya, những tiếng cười đùa,
ca hát. Trước vẻ đẹp của những người con gái nơi đây, những anh chiến sĩ đã
<i>phải thốt lên: “kìa em” vừa thể hiện sự ngạc nhiên lại vừa say mê, vui sướng.</i>
Những cô gái với bộ xiêm y lộng lẫy nhảy múa hát ca đậm chất văn hóa xứ sở
nhưng cũng rất e thẹn, tình tứ. Có thể thấy, người lính Tây Tiến khơng chỉ anh
dũng chiến đấu mà cịn biết cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, của con người.


Sau đêm liên hoan vui vẻ, người chiến sĩ lại tiếp tục ra đi, hành quân chiến đấu:


<i>“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy</i>


<i>….………</i>


<i>Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa?”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

chiều sương giăng trên sông nước, bến bờ hư ảo, hoang vu với những cánh hoa
trơi lững lờ làm dun, tình tứ như con người.



Bên cạnh vẻ anh dũng, mạnh mẽ, những người lính của binh đồn Tây Tiến
cũng là những con người tình cảm, lãng mạn, biết yêu thương và tận hưởng
niềm vui, cái đẹp của cuộc sống. Đây là một khía cạnh vơ cùng đặc biệt, khác
biệt của người lính Tây Tiến với những người lính khác, của phong thái thơ
Quang Dũng với những nhà thơ khác. Chính sự khác biệt này làm nên giá trị
đặc biệt cho bài thơ.


Quay trở lại chiến trường, người lính Tây Tiến lại tiế tục đối mặt với những
khó khăn, gian khổ:


<i>“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc</i>


<i>Qn xanh màu mắt giữ oai hùm.”</i>


Căn bệnh sốt rét rừng làm cho da của người lính xanh xao, beo bủng như lá cây
và rụng hết tóc. Tuy nhiên họ vẫn làm chủ tình thế, oai phong lẫm liệt. Chính
màu xanh đó cũng giúp họ ngụy trang để chiến đấu với quân thù và làm nên
nhiều chiến cơng vang dội. Hồn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt như thế nhưng
họ vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, ý chí kiên cường.


Người lính Tây Tiến cũng là những thanh niên dạt dào tình cảm:


<i>“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới</i>


<i>Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”</i>


Với quân giặc, người lính Tây Tiến nhìn họ bằng ánh mắt, bằng lòng căm thù
sâu sắc. Ở họ là sự khát khao giành chiến thắng để được trở về quê nhà, họ
luôn gửi những giấc mộng đẹp, những ước mơ đẹp nhất về nơi u dấu của


mình. Những chàng trai ấy ln sống với trái tim rạo rực: tuy chiến đấu gian
khổ nhưng họ vẫn luôn nhớ về quê hương, về nơi có người con gái mà họ yêu
thương đang chờ họ trở về. Ban ngày hết lòng chiến đấu, đêm đến ôm nỗi nhớ
vào giấc mộng.


<i>“Rải rác biên cương mồ viễn xứ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Ở người lính Tây Tiến là sự đan xen giữa chất bi tráng và lãng mạn giữa ý thức
thực tế và suy nghĩ mộng mơ. Họ vẫn nhìn nhận thẳng vào vấn đề, về sự thật
tàn khốc xảy ra trước mắt họ, đó là sự hi sinh của những người đồng đội. Tuy
nhiên, sự mất mát đó khơng làm nản chí người chiến sĩ, họ là những người trẻ
tuổi nhưng rất kiên cường, dũng cảm, dám hi sinh cả tuổi trẻ, thanh xuân và
tương lai của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.


<i>Áo bào thay chiếu anh về đất</i>


<i>Sông Mã gầm lên khúc độc hành”</i>


Khi người chiến sĩ nằm xuống, họ chỉ được bọc trong manh chiếu rách để chơn
cất nhưng sự ra đi vì vinh quang đó được ví như mặc áo long bào đầy oai hùng.
Họ hi sinh vì lí tưởng cao đẹp trong tư thế ngẩng cao đầu, hãnh diện. Giọng thơ
thể hiện sự tơn vinh, kính trong đối với người ra đi. Cả núi sông, đất trời lên
tiếng như một lời tiễn biệt đồng thời thể hiện sự phẫn nỗ, căm hờn trước tội ác
của kẻ thù.


Quang Dũng đã khắc họa thành công vẻ đẹp bi tráng của người chiến sĩ trong
đoạn thơ này làm chúng ta thêm yêu mến, cảm phục và thấu hiểu hơn về họ. Ở
họ tồn tại song song và hòa hợp giữa vẻ đẹp hào hoa lãng mạng và vẻ đẹp bi
tráng tạo nên một chất rất riêng, rất thơ khơng lẫn với bất cứ người lính nào.



<i>“Tây Tiến người đi không hẹn ước</i>


<i>….……….</i>


<i>Hồn về Sầm Nứa chẳng về xi.”</i>


Một khi người chiến sĩ ra đi thì không hẹn ngày trở về thể hiện sự quyết tâm
của họ. Họ sẽ trở về nhưng là khi đất nước sạch bóng quân thù. Những người
cùng ra đi vào năm ấy, cùng chiến đấu trong binh đoàn ấy là những người cùng
ý chí, quyết tâm, linh hồn họ ln hướng về chiến trường, về độc lập. Bốn câu
thơ là sự hồi tưởng của tác giả về ngày ra đi, trong lịng hừng hực khí thế chiến
đấu và tình cảm tha thiết, gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Bắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Tây Tiến đã mang đến một màu sắc khác lạ góp phần làm phong phú kho tàng
thơ văn Việt Nam. Nhiều năm tháng qua đi những tác phẩm vẫn giữ nguyên
vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ
bạn đọc.


Mời các bạn tham

khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:



Những bài văn nghị luận xã hội hay nhất



14 mở bài kết bài ôn thi THPT Quốc gia môn Văn



Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12



</div>

<!--links-->

×