Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.18 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGÔ THẠCH THẢO LY

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN
(Nghiên cứu trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

NGÔ THẠCH THẢO LY

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN
(Nghiên cứu trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Mã số: 60 62 16

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. LÊ QUANG TRÍ



Cần Thơ, 10/2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Ngô Thạch Thảo Ly

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CHẤP NHẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn thạc sĩ Xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất
đai cấp huyện (Nghiên cứu trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) do học
viên Ngô Thạch Thảo Ly, mã số HV: 321005, thực hiện và báo cáo đã được chỉnh sửa
theo góp ý và được Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ thông qua.
Ủy viên

Thư ký

TS. NGUYỄN HIẾU TRUNG


TS. NGUYỄN HỒNG TÍN

Phản biện 1

Phản biện 2

PGS.TS THÁI THÀNH LƯỢM

TS. ĐỖ VĂN PHÚ

Cần Thơ, ngày 03 tháng 11 năm 2012
Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS VÕ QUANG MINH

ii


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: NGƠ THẠCH THẢO LY
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 01/6/1986
Nơi sinh: Sóc Trăng
Quê quán: xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị cơng tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Giảng vên khoa Địa Lý,
trường Đại học Đồng Tháp.
Chổ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 783, Phạm Hữu Lầu, P.6, TP. Cao Lãnh.
Điện thoại cơ quan: 0673.883043

Fax:
AI. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 9/2005 đến 01/2009
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Ngành học: Quản lý đất đai
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: “Ứng dụng mơ hình tốn trong
quản lý và dự báo rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sóc Trăng”.
Ngày và nơi bảo vệ: 11/2008 tại Bộ môn Khoa học đất và Quản lý đất đai, khoa
Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Người hướng
dẫn: PGS.TS Ngô Ngọc Hưng
2. Thạc sĩ:

Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 10/2010 đến 10/2012
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Ngành học: Quản lý đất đai
Tên luận văn: “Xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng
đất đai cấp huyện” (Nghiên cứu trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp)
Ngày và nơi bảo vệ luận văn: 03/11/2012 tại khoa Môi Trường và Tài nguyên
Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ.
Người hướng dẫn: GS. Lê Quang Trí
3. Trình độ ngoại ngữ: Anh văn B1

iii



BI. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:

Sau khi tốt nghiệp đại học về công tác tại trường Đại học Đồng Tháp từ 4/2009
đến nay.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày 01 tháng 9 năm 2012

Ngô Thạch Thảo Ly

iv


LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn Cha, Mẹ đã cho con một gia đình ấm áp và đầy tình thương yêu.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Địa Lý và các phòng ban
trường Đại học Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp tục đi học sau đại
học để nâng cao trình độ và chun mơn.
Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên
nhiên; quý thầy, cô Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng; quý thầy, cô khoa Kinh
tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến
thức quý báu cho chúng tôi.
Xin gửi lời tri ân đến Thầy - Giáo sư Lê Quang Trí đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị, cô, chú Phịng Nơng nghiệp & Phát triển
Nơng thơn, Phịng Thống Kê huyện Cao Lãnh, các anh chị cán bộ Khuyến nông tại
các xã trên địa bàn huyện Cao Lãnh đã nhiệt tình hỗ trợ và cung cấp tài liệu để tơi
hồn thành luận văn này.

Gửi lời cảm ơn chân thành và thân thương nhất đến các bạn học viên lớp Quản lý đất
đai đã luôn động viên và chia sẻ trong thời gian học và thực hiện luận văn này.
Chân thành cảm ơn!

Ngô ThạchThảo Ly

v


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................................... i
Chấp nhận luận văn Thạc sĩ của Hội đồng...................................................................................... ii
Lý lịch khoa học....................................................................................................................................... iii
Lời cảm tạ.................................................................................................................................................... v
Mục lục........................................................................................................................................................ vi
Danh sách bảng...................................................................................................................................... viii
Danh sách hình.......................................................................................................................................... ix
Tóm lược...................................................................................................................................................... x
Abstract........................................................................................................................................................ xi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất đai......................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm và sự cần thiết lập quy hoạch sử dụng đất đai............................... 2
1.1.2. Mục tiêu trong quy hoạch sử dụng đất đai............................................................ 4
1.1.3. Căn cứ pháp lý lập quy hoạch sử dụng đất đai.................................................... 5
1.1.4. Trình tự, nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.................6
1.2. Sự cần thiết có sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình lập quy hoạch sử
dụng đất đai.......................................................................................................................................... 6
1.2.1. Khái quát về sự tham gia của cộng đồng............................................................... 6
1.2.2. Sự cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng................................................. 8

1.3. Thẩm định quy hoạch sử dụng đất...................................................................................... 9
1.3.1. Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất......................................................... 9
1.3.2. Thẩm định quy hoạch sử dụng đất........................................................................... 9
1.4. Khái quát vùng nghiên cứu.................................................................................................. 11
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................19
2.1. Phương tiện nghiên cứu........................................................................................................ 19
2.1.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................................... 19
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu............................................................................................. 19
2.1.3. Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu..................................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 19
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp............................................................................................. 19
2.2.2. Điều tra, khảo sát thực địa phỏng vấn người dân............................................ 19
2.2.3. Tổng hợp và xử lý số liệu......................................................................................... 21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN........................................................................................ 24
3.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai huyện Cao Lãnh năm 2010.........................24
3.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2010 và
kế hoạch giai đoạn 2006-2010 huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp................................ 27

vi


3.2.1. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2001 - 2010......27
3.2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2006-2010............27
3.2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010 so với kế hoạch 2006 - 2010
28
3.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong kỳ kế hoạch sử dụng đất đai giai
đoạn 2006 – 2010..................................................................................................................... 31
3.2.5. Nhận định lại mức độ khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất đai
giai đoạn 2001 - 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010...............39
3.2.6. Các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất huyện Cao Lãnh giai đoạn 2006 – 2010................................................................... 40
3.2.7. Các yếu tố tác động từ phía cộng đồng đến kết quả thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010................................................................. 42
3.3. Phương án quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011 – 2020 huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp................................................................................................................................. 45
3.3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.......................................... 45
3.3.2. Phương án quy hoạch phát triển nông nghiệp, công nghiệp giai đoạn
2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.......................................................................... 46
3.4. Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011 –
2020 huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở điều tra cộng đồng.......................49
3.4.1. Khu vực sản xuất nông nghiệp................................................................................ 49
3.4.2. Khu vực công nghiệp, xây dựng............................................................................. 60
3.4.3. Nhận định mức độ khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất đai giai
đoạn 2011 - 2020...................................................................................................................... 65
3.5. Đề xuất quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai trên cơ sở
nghiên cứu thực địa và điều tra cộng đồng............................................................................ 67
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 70
4.1. Kết luận....................................................................................................................................... 70
4.2. Kiến nghị.................................................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng


3.1

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp
năm 2010

3.2

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông ngh
năm 2010

3.3

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện
so với kế hoạch 2006-2010

3.4

Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp hu
2010 so với kế hoạch 2006-2010

3.5

Diện tích và sản lượng các loại cây trồng g

3.6

Diện tích và sản lượng thủy sản giai đoạn 2

3.7


Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất về môi trườn

3.8

Hiệu quả kinh tế cơ cấu Lúa – màu

3.9

Hiệu quả kinh tế cơ cấu Lúa – cá

3.10

Hiệu quả kinh tế cơ cấu chuyên canh cây ă

3.11

Hiệu quả kinh tế cơ cấu chuyên tôm càng x

3.12

Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

3.13

Lượng phân bón sử dụng trên các loại cây
Cao Lãnh

3.14

Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của các h

Cụm công nghiệp Cần Lố

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tự

2.1

Quy trình các bước thực hiệ

3.1

Cơ cấu sử dụng đất huyện C

3.2

Biểu đồ thể hiện các yếu tố
sử dụng đất đai

3.3

Biểu đồ so sánh hiệu quả kin
tại huyện Cao Lãnh

3.4


Biểu đồ so sánh hiệu quả đồ
tại huyện Cao Lãnh

3.5

Phối cảnh tổng thể không gi

3.6

Biểu đồ thể hiện thu nhập củ

3.7

Cơ cấu nghề nghiệp của các

3.8

Quy trình thẩm định phương
cấp huyện

ix


Ngơ Thạch Thảo Ly, 2012. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN. Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai, Khoa Môi trường & Tài
nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ. Hướng dẫn khoa học: GS. Lê Quang Trí.

TĨM LƯỢC
Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quan trọng trong cơng tác quản lý đất đai. Thẩm
định tính khả thi phương án quy hoạch sử dụng đất đai trước khi đưa vào thực hiện là công

việc không thể thiếu để đảm bảo đất đai được sử dụng một cách hợp lý. Đề tài Xây dựng quy
trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện được thực hiện nhằm xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, trên cơ sở đó đề
xuất quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện bất kỳ. Bằng
phương pháp thu thập số liệu thứ cấp kết hợp điều tra cộng đồng theo vùng quy hoạch xác
định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện phương án hoạch sử dụng đất
đai huyện Cao Lãnh giai đoạn 2001 – 2010 ở khu vực nông nghiệp theo thứ tự ưu tiên bao
gồm: hiệu quả kinh tế, nhu cầu thị trường, nguồn vốn, kỹ thuật sản xuất và chính sách; ở khu
vực cơng nghiệp, xây dựng bao gồm mức giá đền bù và chính sách an sinh xã hội sau thu hồi
đất. Đây cũng là các yếu tố nền tảng dùng để đánh giá cho phương án quy hoạch sử dụng đất
huyện Cao Lãnh giai đoạn tiếp theo 2011 – 2020. Khu vực nông nghiệp dự báo trong kỳ quy
hoạch tiếp theo sẽ đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra do quy hoạch vùng nuôi hợp lý và đáp ứng
mong muốn của người dân; khu vực công nghiệp sẽ khó đạt được chỉ tiêu theo kế hoạch vì
khó đạt được sự đồng thuận cao từ người dân do chính sách an sinh xã hội sau thu hồi đất
không đảm bảo. Kết quả nghiên cứu đề xuất được quy trình thẩm định phương án quy hoạch
sử dụng đất đai cấp huyện gồm 5 bước:
- Bước 1. Thành lập Hội đồng thẩm định: Hội đồng thẩm định đòi hỏi cần có sự tham gia

của các thành phần đại diện cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, hội nghề nghiệp, các
chuyên gia và các nhà khoa học có liên quan.
- Bước 2. Điều tra khảo sát, kiểm tra thực tế: Mục đích của bước này nhằm đánh giá phương

án phân bổ đất đai hợp lý với khả năng đất đai hoặc tiềm năng đất đai ở mức độ nào.
- Bước 3. Tổ chức PRA theo đơn vị hành chính cấp xã: Việc này không chỉ giúp cho Hội đồng

nắm được tình hình hiện tại địa phương mà cịn tạo ra được sự đồng thuận cao từ người dân.
- Bước 4. Thẩm định về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của phương án: Sử dụng kết

quả từ bước 2 và bước 3 đánh giá tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường của phương án.
- Bước 5. Báo cáo kết quả thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: Hội đồng báo cáo


kết quả thẩm định, kèm theo các tài liệu có lien quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Từ khóa: quy hoạch sử dụng đất đai, nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế, xã hội, môi trường,
thẩm định

x


Ngo Thach Thao Ly, 2012. CONSTRUCTING PROCEDURES FOR EVALUATING DISTRICTLEVEL LAND-USE PLANNING. Master thesis in Land Management, Faculty of Environment and
Natural Resources, Can Tho University. Supervisor: Prof. Le Quang Tri.

ABSTRACT
Land use planning is an important tool in the land management system. Evaluating the
feasible plan for land use planning before putting them into practice is an indispensable work
in appropriate use of land resources. Therefore, constructing process for evaluating districtlevel land-use planning was conducted. The purpose of this study aims to determine the
factors affected to the process of planning implementation in order to propose evaluating
process for any district-level land-use planning. By combination between the secondary data
and community investigation according to regional planning, this research will identify
factors that affect to the implementation of land use planning schemes at Cao Lanh district in
period of 2001 - 2010 in the agricultural areas with the order of following priority: economic
efficiency; market demand; capital; production techniques and policies; industrial sector,
including construction compensation rates; and social security policies after land
acquisition. These factors are additionally used to assess land use planning alternatives at
Cao Lanh district in the next period 2011 - 2020. Because it is difficult to achieve consensus
from people due to unguaranteed social security policy after land acquisition. Research
results suggest the process for evaluating the district-level land-use planning that involves in
five steps:
- Step 1. Establishment of evaluation Council evaluation Council requires the participation of

different groups and bodies such as the management agency representatives, professional

bodies, employment association, experts and other relative scientists.
- Step 2. Investigation and the actual test: The purpose of this step is to assess what extent

land allocation plans are suitable for the ability or potentiality of land
- Step 3. PRA organizations by communal level: This helps not only the Council who

understand the local situation but also creates a high consensus among the people.
- Step 4. Evaluating economic, social and environmental efficiency of plan: using the results

from step 2 and step 3 reviews impact on economic, social and environmental plans.
- Step 5. Evaluation result report, the competent authority for approval: Council reports

evaluation results attached the relevant documents to competent authorities for approval.
Keywords: land use planning, agriculture, industry, economics, society, environment,
evaluation

xi


MỞ ĐẦU
Vấn đề an ninh lương thực luôn đặt ra trước mắt, nó địi hỏi phải có chính sách sử
dụng đất sao cho hợp lý, hài hòa các vấn đề xã hội, kinh tế và mơi trường. Chính
những điều đó đã thách thức những nhà hoạch định chính sách, các nhà quy hoạch là
làm sao đánh giá được tiềm năng đất đai thực tế của vùng, tận dụng được các thế
mạnh bên ngoài cùng với những định hướng dài hạn hợp lý để các nhà quy hoạch có
thể đưa ra phương án quy hoạch giải quyết được các vấn đề khó khăn của địa phương.
Sự phân bố sử dụng đất đai không hợp lý sẽ làm mất đi vĩnh viễn diện tích lớn đất
canh tác, cùng với việc gây ơ nhiễm mơi trường đất đai, nguồn nước, bầu khí quyển,
hủy hoại chất lượng môi trường cũng như những hậu quả khơn lường khác.
Quy hoạch đất đai mang tính chất dự báo và thể hiện mục tiêu chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các vùng lãnh thổ trên từng địa bàn cụ
thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Một thực tế đang tồn tại
ở các địa phương là việc quy hoạch đất đai thường làm khơng đúng theo quy trình,
phương án đề xuất chưa sát với điều kiện thực tiễn của địa phương làm cho chất lượng
quy hoạch sử dụng đất đai không đạt hiệu quả cao, quy hoạch phải làm đi làm lại
nhiều lần gây tốn kém cả về công sức, thời gian và tiền bạc. Việc triển khai thực hiện
phương án gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu xuất phát từ phía cộng đồng địa phương.
Trong quá trình lập quy hoạch, các phương án sau khi đề xuất đều có đánh giá hiệu
quả cả về 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, việc đánh giá phương án chỉ
mới được đánh giá ở mức độ cảm tính và đánh giá chủ quan của đơn vị lập quy hoạch,
chưa có cơ sở lý luận khoa học chặt chẽ. Do đó, kết quả cuối kỳ quy hoạch được đánh
giá thường không đạt hoặc đạt được rất ít so với chỉ tiêu đề ra. Thực tiễn này địi hỏi
cần phải có một nghiên cứu để xây dựng quy trình chung nhằm thẩm định lại tính khả
thi của phương án quy hoạch sử dụng đất đai ở các cấp địa phương trước khi triển khai
thực hiện để hạn chế tình trạng quy hoạch treo, gây lãng phí đất đai như hiện nay. Đề
tài “Xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện”
với mục tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án quy hoạch sử dụng đất ở địa
phương về 3 hiệu ích kinh tế, xã hội và môi trường; Xác định các yếu tố ảnh hưởng
trong quá trình triển khai thực hiện phương án dựa trên điều tra cộng đồng địa
phương. Từ đó, xây dựng quy trình đánh giá tính khả thi của một phương án quy
hoạch sử dụng đất đai bất kỳ ở cấp huyện. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử
dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho nhà quy hoạch và định ra hướng nghiên cứu
tiếp theo, tạo cơ sở khoa học để công tác quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện ngày
càng hoàn thiện.

1


CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất đai

1.1.1. Khái niệm và sự cần thiết lập quy hoạch sử dụng đất đai
Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai:
“Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, có tính
thay đổi trong sử dụng đất đai và liên quan đến những điều kiện kinh tế xã hội để
chọn lọc và thực hiện các mơ hình sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử
dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó
phải phù hợp với nhu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong tương lai” (UNCED, 1992 và FAO, 1995 trong Lê Quang Trí, 2010).
Sự cần thiết lập quy hoạch sử dụng đất đai
Quá trình phát triển xã hội, không những quan hệ đất đai gắn với sử dụng đất nơng
nghiệp, lâm nghiệp mà cịn liên quan đến sự phát triển của tất cả các ngành. Đây cũng
chính là thực tiễn buộc phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất với nội dung đầy đủ.
Vùng nào càng phát triển càng có nhu cầu cấp bách về quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là cầu nối liên kết giữa các ngành sử dụng đất trên địa
bàn tỉnh, đồng thời là bước định hướng quan trọng tới các quy hoạch cụ thể trên địa
bàn huyện, các vùng trọng điểm để xây dựng kế hoạch giao cấp đất, tiếp nhận đầu tư
lao động. Thiếu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh vừa không phát huy được vai trị quan
trọng của chính quyền trong hệ thống quản lý quy hoạch sử dụng đất, vừa có thể gây
ra những quyết định sai lầm về sử dụng đất của các ngành gây thiệt hại cho lợi ích
tồn xã hội. Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mang tính khoa học và tính
pháp lý, các ngành, các huyện trong tỉnh triển khai quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho
ngành mình, huyện mình.
Trong hệ thống chính quyền, cấp tỉnh có đầy đủ quyền lực để huy động vốn, đầu tư,
lao động và đất đai để xay dựng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định, vững chắc và
lâu dài. Nếu có quy hoạch đầy đủ và khoa học sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển
đúng hướng và đạt kết quả tốt.
Luật Đất đai và các văn bản luật đều quy định quyền hạn quản lý, sử dụng đất đai của
chính quyền tỉnh:
+ Trực tiếp chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và trình Chính phủ phê duyệt.
+ Trực tiếp chỉ đạo và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và một số dự án


cấp xã, quy hoạch sử dụng đất vùng trọng điểm.

2


+ Là cấp hành chính được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo phân cấp và trình

Chính phủ phê duyệt cho phép chuyển mục đích sử dụng các loại đất.
+ Là cấp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Huyện là đơn vị hành chính được chia thành xã, thị trấn. Quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư. Như vậy, đất đai sẽ thực sự được khai
thác sử dụng vào những mục đích cụ thể theo hướng ổn định và lâu bền. Do đó, quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện sẽ làm tăng tính ổn định, vững chắc của quy hoạch sử
dụng đất đai cấp tỉnh.
+ Ủy ban nhân dân huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn

quản lý;
+ Xét duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp dưới trực tiếp;
+ Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình,

cá nhân, giao đất cho cộng đồng dân cư;
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn

liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là quy hoạch vi
mô, là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai, được xây dựng dựa
trên khung chung các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai của huyện. Theo tinh thần

luật đất đai, tài liệu quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã cho thời hạn 5 - 10 năm có tính
chất pháp quy và sẽ là văn bản duy nhất mang tính tiền kế hoạch. Vì vậy, trong quy
hoạch sử dụng đất cấp xã, vấn đề sử dụng đất đai được giải quyết rất cụ thể, gắn chặt
với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giải quyết được
những tồn tại về ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng đất, làm cơ sở để lập quy
hoạch phân bổ đất cho các ngành, quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ. Mặt khác,
quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai của
cấp cao hơn. Kết quả của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là căn cứ để giao đất và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, để tiến hành
dồn điền đổi thửa nhằm thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh cũng như các dự
án cụ thể. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là:
+ Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giải pháp sử dụng đất đai cho từng

mục đích trên địa bàn xã;
+ Xác định nhu cầu và cân đối quỹ đất đai cho từng mục đích sử dụng, từng dự án;
+ Xác định cụ thể vị trí phân bổ, hình thể, diện tích và cơ cấu sử dụng từng khoanh đất

3


cho các mục đích nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ
tầng như: đường giao thông, kênh mương, thủy lợi, mạng lưới điện, bưu chính viễn thơng,
y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao... các dự án và các cơng trình chun dùng khác.

1.1.2. Mục tiêu trong quy hoạch sử dụng đất
đai a. Hiệu quả
Sử dụng đất đai phải mang tính chất kinh tế, do đó một trong những mục tiêu của quy
hoạch để phát triển là mang lại tính hiệu quả và nâng cao sản lượng, chất lượng trong
sử dụng đất đai. Ở bất kỳ một hình thức sử dụng đất đai riêng biệt nào thì nó cũng có

tính thích nghi cho từng vùng riêng biệt của nó hay đơi khi nó thích nghi chung cho cả
các vùng khác. Hiệu quả chỉ đạt được khi có sự đối chiếu giữa các loại sử dụng đất đai
khác nhau với những vùng đất đai cho lợi nhuận cao nhất mà chi phí đầu tư thấp nhất.
Tuy nhiên, hiệu quả có ý nghĩa khác nhau đối với các chủ thể khác nhau. Đối với
những nông dân cá thể thì hiệu quả là làm sao vốn thu hồi từ đầu tư lao động đến vật
chất được cao nhất hay lợi nhuận cao nhất từ các vùng đất có thể cho được. Cịn mục
đích của Nhà nước thì phức tạp hơn bao gồm cả việc cải thiện tình trạng trao đổi hàng
hóa với nước ngồi qua sản xuất cho xuất khẩu hay thay thế dần việc nhập khẩu (Lê
Quang Trí, 2010).
b. Bình đẳng – có khả năng chấp nhận được
Sử dụng đất đai cũng mang tính chấp nhận của xã hội. Những mục tiêu đó bao gồm an
tồn lương thực, giải quyết công ăn việc làm và an tồn trong thu nhập của các vùng
nơng thơn. Cải thiện đất đai và tái phân bố đất đai cũng phải được tính đến để giảm
bớt những bất cơng trong xã hội hay có thể chọn lọc các kiểu sử dụng đất đai thích
hợp để giảm dần và từng bước xóa đi sự nghèo đói tạo ra sự bình đẳng trong sử dụng
đất đai của mọi người trong xã hội. Một cách để thực hiện được những mục tiêu này là
nâng cao tiêu chuẩn đời sống của từng nông hộ. Tiêu chuẩn mức sống này bao gồm
mức thu nhập, dinh dưỡng, an toàn lương thực và nhà cửa. Quy hoạch là phải đạt được
những tiêu chuẩn này bằng cách thông qua việc phân chia đất đai cho các kiểu sử dụng
riêng biệt cũng như phân chia đầu tư hợp lý và cũng đồng thời với các nguồn tài
nguyên khác (Lê Quang Trí, 2010).
c. Tính bền vững
Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những nhu cầu hiện tại đồng thời cũng
phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế tiếp trong tương lai.
Điều này đòi hỏi một sự kết hợp giữa sản xuất và bảo vệ: sản xuất ra hàng hóa cho
nhu cầu ở hiện tại kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trong quá
trình sản xuất thì lại lệ thuộc vào tài nguyên nên việc bảo vệ và sử dụng cân đối nguồn
tài nguyên này là nhằm bảo đảm sự sản xuất được lâu bền trong tương lai.

4



Trong một cộng đồng, khi nguồn tài nguyên đất đai bị hủy hoại chính là sự hủy hoại
tương lai của cộng đồng đó. Sử dụng đất đai phải được quy hoạch cho toàn cộng đồng
và xem như một thể thống nhất bởi vì sự bảo vệ đất, nước và các nguồn tài nguyên đất
đai khác có nghĩa là bảo vệ tài nguyên đất đai cho từng cá thể riêng biệt trong cộng
đồng đó (Lê Quang Trí, 2010).
1.1.3. Căn cứ pháp lý lập quy hoạch sử dụng đất đai
Điều 18 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm
sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Căn cứ quy định của Hiến pháp, pháp luật đất
đai không ngừng hoàn thiện các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo
hành lang pháp lý để triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Mục 2, Chương II Luật Đất đai năm 2003 quy định công tác quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất (với 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30);
- Chương III Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ

về thi hành Luật Đất đai hướng dẫn cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (với 18
điều, từ Điều 12 đến Điều 29);
- Mục 1 Chương II Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của

Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư (với 8 điều, từ Điều 3 đến Điều 10);
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất (có hiệu lực từ ngày 17/12/2009, thay thế Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT);
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ


Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất (thay thế Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 10
năm 2005);
- Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài ngun và

Mơi trường hướng dẫn tính đơn giá dự tốn, xây dựng dự tốn kinh phí thực hiện lập
và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất;

5


- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất (có hiệu lực ngày 30 tháng 5 năm 2011);
1.1.4. Trình tự, nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp
Theo thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 Quy định chi tiết việc
lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình tự các bước lập

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu các cấp gồm 7 bước:
Bước 1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;
Bước 2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Bước 3. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất (ở cấp xã
khơng có định hướng dài hạn về sử dụng đất);
Bước 4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
Bước 5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội,
môi trường;
Bước 6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;
Bước 7. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1.2. Sự cần thiết có sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình lập quy hoạch sử
dụng đất đai
1.2.1. Khái quát về sự tham gia của cộng đồng
- Quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân là việc đánh giá một cách

hệ thống các điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội theo cách khuyến khích và trợ
giúp người sử dụng đất đai trong việc lựa chọn hình thức sử dụng đất đai nhằm gia
tăng sản lượng, mang tính bền vững và đáp ứng được các nhu cầu về sản phẩm nông
nghiệp của xã hội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng phát trển Châu Á, 2003).
- Quy hoạch sử dụng đất đai là một quy trình lặp lại và theo hướng ứng dụng dựa vào

sự đối thoại trực tiếp giữa các chủ thể có liên quan nhằm mục đích hướng tới những
quyết định sử dụng đất đai mang tính bền vững (Lê Quang Trí, 2010).

6


Nguyên lý:
- Quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân là phương pháp tập trung


vào khả năng và nhu cầu của người dân bản địa. Điều này được thực hiện dựa vào
“nguyên tắc” việc quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất đai chỉ có thể đạt được khi
các nguồn tài nguyên này được quản lý bởi cộng đồng địa phương.
Nguyên tắc cơ bản này được thực hiện dựa trên phương pháp từ dưới lên (bottom up).
Quy hoạch sử dụng đất đai được thực hiện bởi và cho người sử dụng đất đai với
những hạn chế về sự tham gia của các nhà lãnh đạo hoặc các chuyên gia. Do vậy,
phạm vi của quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân chỉ là ở cấp làng
xã hoặc cộng đồng địa phương.
- Phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân đặt người dân

là trung tâm trong công tác quy hoạch. Do vậy, cần phải có những phương pháp quy
hoạch đơn giản, ít tốn kém, có thể đảm bảo sự tham gia một cách năng động và sự
thống nhất của những người tham gia. Việc tham gia của các chuyên gia hoặc của
chính quyền địa phương chỉ nên dừng lại ở mức hỗ trợ mà không trực tiếp tham gia
vào công tác quy hoạch (Lê Quang Trí, 2010).
Mục tiêu:
- Mục tiêu của cơng tác quy hoạch sử dụng đất đai của người dân được xác định là

xây dựng một khung hỗ trợ sử dụng đất đai bền vững, có nghĩa là sử dụng đất đai phải
được xã hội chấp nhận, không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với chế độ chính trị
và khả thi về kinh tế. Mục tiêu này được đảm bảo bằng cách trợ giúp người dân địa
phương trong công tác quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bản địa
và xây dựng khả năng quản lý các nguồn tài nguyên một cách bền vững. Quy hoạch sử
dụng đất đai có sự tham gia của người dân nhằm mục tiêu xác định các tùy chọn sử
dụng đất đai mang tính chấp nhận được giữa các chủ thể và thỏa mãn nhu cầu của các
chủ thể có liên quan. Người sử dụng đất đai bản địa phải thống nhất về kết quả của
tiến trình quy hoạch, do họ sẽ là người trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi kết quả quy
hoạch.
- Quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân hướng đến việc sử dụng


một cách tốt nhất các nguồn tài nguyên sẵn có dựa trên sự mong muốn của việc phát
triển bền vững và tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong sự hạn chế về tài chính, nhân lực
và khả năng của cộng đồng địa phương.
Sự tham gia có thể là trực tiếp và gián tiếp.
Sự tham gia trực tiếp của các cá nhân là thành viên của cộng đồng.
Sự tham gia gián tiếp của người dân có nghĩa là sự tham gia của người dân thông qua
một đại diện, đại biểu (trưởng bản, già làng, nhóm vv...).
7


Sự cùng tham gia của người dân vào quá trình quy hoạch sử dụng đất là một quá trình
mà trong đó người dân tiến hành:
+ Đánh giá các nhu cầu và nguồn lực của họ, thừa nhận các cơ hội của quy hoạch sử

dụng đất đai;
+ Góp phần vào quá trình quy hoạch và đưa ra quyết định trong mọi giai đoạn của quá

trình;
+ Thực hiện và cung cấp các nguồn lực để phát triển diện tích đất đang sử dụng;
+ Thu lợi từ diện tích đất đã đang sử dụng;
+ Phát triển sự cộng tác hiệu quả với các đại diện chính quyền ở cấp xã và cấp huyện.

Hiện có nhiều hình thức tham gia khác nhau. Sự tham gia có thể là trực tiếp khi cá
nhân người dân trình bày các quan điểm của họ, thảo luận, bỏ phiếu, đóng góp vật
chất, hưởng lợi. Sự cùng tham gia có thể là bán trực tiếp khi người dân trình bày
thơng qua một người đại diện mà dân có mối quan hệ trực tiếp và thường xuyên.
1.2.2. Sự cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của người dân (bao gồm cả nam và nữ) vào quá trình quy hoạch sử dụng
đất cùng với việc chú ý đầy đủ tới nhu cầu của họ cũng như các ưu tiên và năng lực

quản lý, trách nhiệm quản lý và bảo vệ đất đai nói riêng và nguồn tài nguyên nói
chung được chia sẻ với các cộng đồng địa phương sẽ dẫn tới sự phát triển các hoạt
động quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai bền vững hơn.
Mục đích sử dụng đất bền vững là để duy trì các hình thức sử dụng đất ở mức độ cần
thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng của dân chúng (bao gồm cả nam và
nữ giới) hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏamãn các nhu cầu sau này,
hậu quả của việc hủy hoại mơi trường một cách nghiêm trọng. Nó địi hỏi sự tương tác
giữa đất và người sử dụng đất và qua đó hồn thiện hàng loạt tác động qua lại giữa hệ
thống điều kiện địa lý tự nhiên với hệ thống kinh tế xã hội.
Sử dụng đất bền vững khơng chỉ được đảm bảo bằng cách duy trì sản xuất từ các
nguồn mà còn bằng năng lực xã hội để quản lý các nguồn đó. Nó bao gồm năng lực xã
hội của những người sử dụng đất để sửa đổi hình thức canh tác sử dụng đất của họ, và
đồng thời đảm bảo tính cơng bằng trong phân chia các nguồn lực và lợi nhuận. Khi
tiến hành các hệ thống canh tác người sử dụng đất thiết lập mối quan hệ quan trọng
giữa hệ thống địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội. Vì thế, điểm vơ cùng quan trọng là thu
hút người dân địa phương (bao gồm cả nam và nữ giới) tham gia vào tất cả các giai
đoạn trong quá trình quy hoạch sử dụng đất, ngay từ khi bắt đầu. Sự tham gia này tất
nhiên sẽ khác nhau về phạm vi và mức độ tùy theo nội dung hoạt động và giai đoạn
tiến hành.

8


Sự tham gia khơng có nghĩa là mọi người cần phải tham gia trực tiếp và tích cực vào
tất cả các hoạt động của quá trình quy hoạch sử dụng đất mà có nghĩa là mọi cá nhân,
nam giới và phụ nữ, không phân biệt thành phần dân tộc và vị trí xã hội trong cộng
đồng cần phải có được cơ hội như nhau để cùng tham gia nếu họ mong muốn. Có cơ
hội như nhau, trong vài trường hợp, tức là những hoạt động cụ thể phải được tiến hành
nhằm nâng cao sự tham gia của những bộ phận dân cư này những người mà thông
thường không được mời tham gia vào quá trình ra quyết định của cộng đồng, những

người mà hiếm khi nghe được tiếng nói của họ.
Có thể nói sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình quy hoạch sử dụng đất ở
Việt Nam còn yếu mặc dù đã được quy định trong Luật Đất đai 2003. Hầu hết các quy
hoạch sử dụng đất mới dừng lại ở mức độ thông báo các quy hoạch ở giai đoạn cuối
cùng để lấy ý kiến cộng đồng và các bên. Như vậy, việc tham gia của cộng đồng vào
quá trình quy hoạch rất hạn chế, ý kiến của cộng đồng chưa được quan tâm một cách
thích đáng và mang nặng tính hình thức dẫn đến việc nhiều quy hoạch thiếu tính thực
tiễn và khó thành cơng, đơi khi thất bại vì gặp phải sự khơng đồng thuận của người sử
dụng đất.
1.3. Thẩm định quy hoạch sử dụng đất
1.3.1. Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất
Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quyết định thành phần, số
lượng các thành viên tham gia hội đồng thẩm định. Cơ cấu của hội đồng thẩm định
gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn, hội nghề nghiệp, các
chuyên gia và các nhà khoa học có liên quan (Điều 21, Thông tư số 19/2009/TTBTNMT).
1.3.2. Thẩm định quy hoạch sử dụng đất
Kiểm tra, khảo sát thực địa để thẩm định quy hoạch
Trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan chủ trì thẩm định
tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa tại địa phương lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Nội dung kiểm tra, khảo sát gồm:
- Trình tự, thủ tục thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Việc đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên

phân bổ trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương;
- Tính hợp lý của cơ cấu sử dụng đất đối với cơ cấu phát triển kinh tế, xã hội của địa

phương;
- Sự phù hợp của các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất trong phương án

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

9


- Các nội dung khác của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất
a. Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất:
+ Đánh giá việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trình tự, nội

dung, hồ sơ lập quy hoạch sử dụng đất;
+ Đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin, số liệu, dữ liệu sử dụng trong việc lập

quy hoạch sử dụng đất; cơ sở tính tốn các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất.
b. Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành,
lĩnh vực và các địa phương:
+ Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia thì đánh giá mức độ phù hợp với chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, quy hoạch phát triển
của các ngành, lĩnh vực;
+ Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì đánh giá mức độ phù hợp với chỉ tiêu

quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh; quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, an ninh trên địa bàn tỉnh; quy
hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực tại địa phương;
+ Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì đánh giá mức độ phù hợp với chỉ tiêu

quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
huyện.
Trường hợp chưa có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì đánh

giá mức độ phù hợp của quy hoạch sử dụng đất với định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của huyện được thể hiện trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
+ Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì đánh giá mức độ phù hợp với chỉ tiêu quy

hoạch sử dụng đất của huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về phát triển
kinh tế - xã hội.
c. Thẩm định về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Hiệu quả kinh tế đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ của

phương án quy hoạch sử dụng đất;
+ Hiệu quả kinh tế của phương án quy hoạch sử dụng đất theo dự kiến các nguồn thu

từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư;
+ Yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực của phương án quy hoạch sử dụng đất;

10


+ Hiệu quả xã hội của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ

đất ở, đất phục vụ cho mục đích cơng ích, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân
phải di dời chỗ ở, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo
ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất;
+ Sự phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với yêu cầu khai thác hợp lý

tài nguyên thiên nhiên, phát triển rừng, bảo vệ môi trường;
+ Yêu cầu tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các

dân tộc của phương án quy hoạch sử dụng đất.

d. Thẩm định tính khả thi của việc chuyển mục đích sử dụng đất, khả năng đưa đất
chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích; cơ sở khoa học và thực tiễn của các giải
pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
1.4. Khái quát vùng nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Cao Lãnh có diện tích tự nhiên 49.082,42 ha (Niên giám thống kê, 2010),
thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp là chính, hoạt động sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại - dịch
vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, giao thông
của huyện thuận tiện cả đường bộ lẫn đường thủy. Trong những năm gần đây kinh tế
của huyện phát triển khá mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng
lên rõ rệt.
Huyện Cao Lãnh có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Tháp Mười, huyện Tam Nơng.
+ Phía Nam giáp thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành và huyện Lấp Vị.
+ Phía Đơng giáp huyện Tháp Mười và huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
+ Phía Tây giáp huyện Thanh Bình, thành phố Cao Lãnh và huyện Chợ Mới, tỉnh An

Giang.
Huyện Cao Lãnh nằm trong vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp, phạm vi địa
0



’’

0

0


0

lý: từ 10 19 00 đến 10 40’40” độ vĩ Bắc, từ 105 33’25” đến 105 49’00” độ kinh
Đông. Huyện Cao Lãnh có hệ thống đường thủy dài 170km gồm sông Tiền, sông Cần
Lố, các kênh đào Nguyễn Văn Tiếp, An Phong - Mỹ Hòa, An Long và nhiều sơng rạch
nhỏ; đường bộ dài 464 km, đặc biệt có 36 km đường quốc lộ 30 - là cửa ngõ quan
trọng của tỉnh đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Nằm ở phía Bắc
sơng Tiền, phía Đơng giáp huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười, phía
Tây giáp thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh Bình và Tam Nơng, phía Bắc giáp huyện

11


Tháp Mười, phía Nam giáp sơng Tiền (thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vị) (Báo cáo tình
hình kinh tế - xã hội huyện Cao Lãnh năm 2010).
Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc - đông nam, cao
từ 1,0 - 1,4 m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội đồng địa hình càng thấp, cục
bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những vùng ngập nước thời gian từ 4-5
tháng/năm. Địa hình của huyện bị chia cắt bởi hệ thống kênh, rạch chằng chịt do đó
thuận lợi cho công việc tưới tiêu nhưng hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng cơ giới hóa
nơng nghiệp.
Huyện Cao Lãnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng cơ
bản sau:
0

- Nắng nhiều (2.710 giờ/năm) nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ 27,3 C –
0

32,8 C, biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm tương đối lớn, rất thuận lợi cho thâm
canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.

- Lượng mưa bình quân hàng năm thấp (1.332 mm chỉ bằng 70% lượng mưa năm của

thành phố Hồ Chí Minh) và chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm trên 90% lượng mưa cả năm, đặc biệt các

tháng mưa lớn trùng với các tháng mùa lũ đã xảy ra tình trạng nước lũ dâng cao ở
sông rạch và ngập úng trong đồng ruộng do mưa lớn tại chỗ. Riêng khu vực nằm trong
những ngày mưa lớn thường kèm theo lốc xoáy.
- Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa của

năm. Trong những tháng này các cây trồng thiếu nước nghiêm trọng.
Chế độ thủy văn trên sông rạch thuộc địa bàn huyện chịu sự tác động của 3 yếu tố là:
chế độ thủy triều biển Đơng; chế độ dịng chảy của sơng Tiền; chế độ mưa tại chỗ. Có
thể chia thành 2 mùa là mùa lũ và mùa kiệt.
+ Mùa lũ: Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, lũ từ sông Mê Kông đổ về cộng với mực

nước dâng cao do triều cường làm cho sự chênh lệch mực nước thấp nên khả năng
thoát nước lũ kém. Thời gian lũ lớn đối với huyện thường duy trì trong 3 tháng
(8,9,10), đỉnh lũ cao nhất năm 2000 là 2,95m hầu hết diện tích tự nhiên khu vực phía
Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp ngập ở độ sâu 2 - 2,5m, khu vực phía Nam kênh Nguyễn
Văn Tiếp đến kênh số 1 ngập ở độ sâu 1,5 - 2m và khu vực phía Nam kênh số 1 ngập
từ độ sâu 1 - 1,5m.
+ Mùa kiệt: Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mực nước đỉnh triều hầu như

thấp hơn các cao trình đồng ruộng nên phải sử dụng bơm tưới để tưới bổ sung nước
cho cây trồng.
Ngồi ra, trên địa bàn huyện cịn có sông Tiền chảy qua, sông Cần Lố, kênh An Phong

12



×